Đối với Hanna, diễn biến phiên tòa không thể tồi tệ hơn được nữa. Ngay từ khi khai về nhân thân, cô đã gây ấn tượng xấu cho tòa. Sau khi cáo trạng được đọc xong, cô xin phát biểu vì có gì đó không đúng; thẩm phán bối rối giải thích cho cô rằng trước khi khai mạc phiên xử chính cáo bị cáo đã có đủ thời gian để nghiên cứu cáo trạng. Bây giờ là phiên xử chính, đúng hay sai chỗ nào sẽ được sáng tỏ trong phần đánh giá chứng cứ.
Mở đầu phần xét chứng cứ, thẩm phán đề nghị bỏ qua phần đọc bản tiếng Đức từ cuốn sánh của cô gái vì một nhà xuất bản Đức đã chuẩn bị phát hành và các bên liên quan đã nhận được bản thảo, ông ngạc nhiên thấy luật sư của Hanna phải thuyết phục để cô đồng ý. Cô không muốn. Cô cũng không muốn tin rằng, trong một lần thẩm phán lấy cung trước đây cô đã thừa nhận rằng cô có chìa khóa cửa nhà thờ trong tay. Cô nói rằng cô không có chìa khóa, chẳng ai có cả, nhà thờ không có một mà nhiều chìa khóa cắm bên ngoài các cửa. Nhưng trong biên bản lấy cung của thẩm phán mà cô đã được đọc và ký tên thì không phải thế. Câu hỏi của cô - rằng tại sao người ta cứ muốn gán tội cho cô - không làm tình thế tốt hơn. Cô không cao giọng hỏi, không đòi có lý, nhưng dai dẳng và, như tôi đánh giá, rõ ràng là rất lúng túng và bối rối. Qua câu hỏi tại sao người ta muốn gán tội cho cô, cô không định trách cứ thẩm phán bẻ luật. Luật sư của Hanna bật dậy và hăng hái vội vã phát biểu. Khi bị hỏi là có ý định tán đồng lời trách cứ của thân chủ, anh ta ngồi xuống.
Hanna muốn làm đúng. Cô cãi lại khi cảm thấy bị đối xử bất công, và cô thừa nhận cô cho rằng lời buộc tội đúng. Cô cãi bằng được và sẵn sàng thừa nhận, cứ như đã thừa nhận rồi thì được quyền cãi lại, hay đã cãi rồi thì phải có trách nhiệm thừa nhận những gì mà cô không dễ dàng chối cãi được. Nhưng cô không nhận ra rằng ông quan tòa bực mình với lối dai dẳng của cô. Cô không biết cảm thụ ngữ cảnh và luật chơi, không cảm thụ được cách thức phát biểu đối nghịch của mình và những người khác về có tội và vô tội, buộc tội và tha tội. Lẽ ra luật sư của cô phải có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn, hay đơn giản là phải giỏi hơn, khả dĩ bù lại sự thiếu hụt về linh cảm của cô. Hay lẽ ra Hanna không được làm khó cho anh ta. Rõ ràng là cô không tín nhiệm anh, nhưng cô cũng không chọn một luật sư mà mình tin cậy. Luật sư của cô là luật sư được chỉ định, do quan tòa gọi.
Thỉnh thoảng Hanna cũng đạt được gì đó có thể gọi là thành công. Tôi nhớ đến buổi lấy cung cô về chọn lựa tù nhân ở trại. Các bị cáo khác phủ nhận đã từng dính líu đến việc ấy. Hanna tự giác công nhận không phải mình là người duy nhất, nhưng có tham gia, như những người khác và làm cùng với họ. Quan tòa cho là phải hỏi cô cho rõ thêm.
“Việc lựa chọn như thế nào?”
Hanna tả lại là các nữ quản tù thống thất với nhau để đưa ra một lượng tù nhân tương đương từ sáu ban, mỗi ban chọn mười người, tổng cộng sáu chục. Con số này tuy nhiên cũng khác nhau, tùy theo lượng người ốm trong mỗi ban nhiều hay ít, và tất cả các nữ quản tù trực nhật hôm đó cùng nhau kết luận xem ai bị chuyển trở lại trại tập trung.
“Không ai trong các bà trốn tránh nhiệm vụ, tất cả cùng làm?”
“Vâng”
“Bà không biết là chuyển họ đến chỗ chết?”
“Có chứ, nhưng có người mới đến, và người cũ phải dọn lấy chỗ cho người mới”.
“Có nghĩa là để lấy chỗ thì bà đã nói: mày, mày và mày nữa phải chuyển về trại và bị giết?”
Hanna không hiểu câu hỏi của quan tòa mang ý gì.
“Tôi đã… tôi muốn nói là… ở địa vị tôi thì ông sẽ làm gì?” Đó là một câu hỏi nghiêm túc của Hanna. Cô không biết là đáng lẽ nên hành động khác ra sao, có thể hành động khác ra sao, do đó muốn nghe quan tòa nói rằng ở địa vị cô ông sẽ làm gì, vì ông là người có vẻ cái gì cũng biết.
Im lặng một hồi lâu. Trong phiên tòa hình sự Đức không có lệ bị cáo đặt câu hỏi cho quan tòa. Nhưng câu hỏi đã đặt rồi, và tất cả đợi câu trả lời của thẩm phán. Ông phải trả lời, không thể bỏ qua câu hỏi hoặc nghiêm khắc cảnh cáo hay phản bác bằng một câu hỏi ngược lại. Mọi người đều biết, bản thân ông cũng biết thế, và tôi hiểu tại sao ông giở mẹo tỏ ra lúng túng. Ông lấy nó làm mặt nạ, nấp sau đó để câu giờ và tìm ra câu trả lời. Nhưng không được quá lâu, ông chờ càng lâu thì sự hồi hộp và mọng đợi càng lớn, và câu trả lời càng phải xuất sắc hơn.
“Có những việc mà người ta không được phép nhúng tay vào, và nếu không nhất thiết nguy kịch đến tính mạng thì phải tránh nó ra”.
Nếu ông định nói về Hanna hay cả về chính mình thì câu đó có lẽ là đủ. Song nói về cái gì người ta phải làm và cái gì không được phép làm và nguy kịch đến đâu thì không đáp ứng đúng tính nghiêm túc trong câu hỏi của Hanna. Cô chỉ muốn biết trong tình cảnh ấy đáng lẽ cô nên làm gì, chứ không muốn biết có những việc gì mà người ta không được làm. Câu trả lời của quan tòa thể hiện vẻ bất lực và thảm hại. Mọi người đều nhận thấy thế. Họ phản ứng bằng tiếng thở dài thất vọng và ngạc nhiên nhìn về phía Hanna là người mà về mặt nào đó đã thắng thế trong cuộc đấu khẩu. Riêng cô vẫn tư lự suy nghĩ.
“Nghĩa là… lẽ ra tôi… lẽ ra không được đăng ký ở Siemens mới phải?”
Đó không phải câu hỏi đặt ra cho vị thẩm phán. Cô chỉ nói ra lời, tự hỏi mình, ngập ngừng, vì chính mình cũng chưa tự đặt câu hỏi đó bao giờ, và nghi ngại liệu đó có phải là câu hỏi thích hợp và câu trả lời thích hợp.
Mở đầu phần xét chứng cứ, thẩm phán đề nghị bỏ qua phần đọc bản tiếng Đức từ cuốn sánh của cô gái vì một nhà xuất bản Đức đã chuẩn bị phát hành và các bên liên quan đã nhận được bản thảo, ông ngạc nhiên thấy luật sư của Hanna phải thuyết phục để cô đồng ý. Cô không muốn. Cô cũng không muốn tin rằng, trong một lần thẩm phán lấy cung trước đây cô đã thừa nhận rằng cô có chìa khóa cửa nhà thờ trong tay. Cô nói rằng cô không có chìa khóa, chẳng ai có cả, nhà thờ không có một mà nhiều chìa khóa cắm bên ngoài các cửa. Nhưng trong biên bản lấy cung của thẩm phán mà cô đã được đọc và ký tên thì không phải thế. Câu hỏi của cô - rằng tại sao người ta cứ muốn gán tội cho cô - không làm tình thế tốt hơn. Cô không cao giọng hỏi, không đòi có lý, nhưng dai dẳng và, như tôi đánh giá, rõ ràng là rất lúng túng và bối rối. Qua câu hỏi tại sao người ta muốn gán tội cho cô, cô không định trách cứ thẩm phán bẻ luật. Luật sư của Hanna bật dậy và hăng hái vội vã phát biểu. Khi bị hỏi là có ý định tán đồng lời trách cứ của thân chủ, anh ta ngồi xuống.
Hanna muốn làm đúng. Cô cãi lại khi cảm thấy bị đối xử bất công, và cô thừa nhận cô cho rằng lời buộc tội đúng. Cô cãi bằng được và sẵn sàng thừa nhận, cứ như đã thừa nhận rồi thì được quyền cãi lại, hay đã cãi rồi thì phải có trách nhiệm thừa nhận những gì mà cô không dễ dàng chối cãi được. Nhưng cô không nhận ra rằng ông quan tòa bực mình với lối dai dẳng của cô. Cô không biết cảm thụ ngữ cảnh và luật chơi, không cảm thụ được cách thức phát biểu đối nghịch của mình và những người khác về có tội và vô tội, buộc tội và tha tội. Lẽ ra luật sư của cô phải có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn, hay đơn giản là phải giỏi hơn, khả dĩ bù lại sự thiếu hụt về linh cảm của cô. Hay lẽ ra Hanna không được làm khó cho anh ta. Rõ ràng là cô không tín nhiệm anh, nhưng cô cũng không chọn một luật sư mà mình tin cậy. Luật sư của cô là luật sư được chỉ định, do quan tòa gọi.
Thỉnh thoảng Hanna cũng đạt được gì đó có thể gọi là thành công. Tôi nhớ đến buổi lấy cung cô về chọn lựa tù nhân ở trại. Các bị cáo khác phủ nhận đã từng dính líu đến việc ấy. Hanna tự giác công nhận không phải mình là người duy nhất, nhưng có tham gia, như những người khác và làm cùng với họ. Quan tòa cho là phải hỏi cô cho rõ thêm.
“Việc lựa chọn như thế nào?”
Hanna tả lại là các nữ quản tù thống thất với nhau để đưa ra một lượng tù nhân tương đương từ sáu ban, mỗi ban chọn mười người, tổng cộng sáu chục. Con số này tuy nhiên cũng khác nhau, tùy theo lượng người ốm trong mỗi ban nhiều hay ít, và tất cả các nữ quản tù trực nhật hôm đó cùng nhau kết luận xem ai bị chuyển trở lại trại tập trung.
“Không ai trong các bà trốn tránh nhiệm vụ, tất cả cùng làm?”
“Vâng”
“Bà không biết là chuyển họ đến chỗ chết?”
“Có chứ, nhưng có người mới đến, và người cũ phải dọn lấy chỗ cho người mới”.
“Có nghĩa là để lấy chỗ thì bà đã nói: mày, mày và mày nữa phải chuyển về trại và bị giết?”
Hanna không hiểu câu hỏi của quan tòa mang ý gì.
“Tôi đã… tôi muốn nói là… ở địa vị tôi thì ông sẽ làm gì?” Đó là một câu hỏi nghiêm túc của Hanna. Cô không biết là đáng lẽ nên hành động khác ra sao, có thể hành động khác ra sao, do đó muốn nghe quan tòa nói rằng ở địa vị cô ông sẽ làm gì, vì ông là người có vẻ cái gì cũng biết.
Im lặng một hồi lâu. Trong phiên tòa hình sự Đức không có lệ bị cáo đặt câu hỏi cho quan tòa. Nhưng câu hỏi đã đặt rồi, và tất cả đợi câu trả lời của thẩm phán. Ông phải trả lời, không thể bỏ qua câu hỏi hoặc nghiêm khắc cảnh cáo hay phản bác bằng một câu hỏi ngược lại. Mọi người đều biết, bản thân ông cũng biết thế, và tôi hiểu tại sao ông giở mẹo tỏ ra lúng túng. Ông lấy nó làm mặt nạ, nấp sau đó để câu giờ và tìm ra câu trả lời. Nhưng không được quá lâu, ông chờ càng lâu thì sự hồi hộp và mọng đợi càng lớn, và câu trả lời càng phải xuất sắc hơn.
“Có những việc mà người ta không được phép nhúng tay vào, và nếu không nhất thiết nguy kịch đến tính mạng thì phải tránh nó ra”.
Nếu ông định nói về Hanna hay cả về chính mình thì câu đó có lẽ là đủ. Song nói về cái gì người ta phải làm và cái gì không được phép làm và nguy kịch đến đâu thì không đáp ứng đúng tính nghiêm túc trong câu hỏi của Hanna. Cô chỉ muốn biết trong tình cảnh ấy đáng lẽ cô nên làm gì, chứ không muốn biết có những việc gì mà người ta không được làm. Câu trả lời của quan tòa thể hiện vẻ bất lực và thảm hại. Mọi người đều nhận thấy thế. Họ phản ứng bằng tiếng thở dài thất vọng và ngạc nhiên nhìn về phía Hanna là người mà về mặt nào đó đã thắng thế trong cuộc đấu khẩu. Riêng cô vẫn tư lự suy nghĩ.
“Nghĩa là… lẽ ra tôi… lẽ ra không được đăng ký ở Siemens mới phải?”
Đó không phải câu hỏi đặt ra cho vị thẩm phán. Cô chỉ nói ra lời, tự hỏi mình, ngập ngừng, vì chính mình cũng chưa tự đặt câu hỏi đó bao giờ, và nghi ngại liệu đó có phải là câu hỏi thích hợp và câu trả lời thích hợp.
Danh sách chương