Sự dai dẳng trong cách tranh cãi của Hanna đã làm quan tòa bực bội ra sao thì lời khai báo thành khẩn của cô cũng làm bực bội các bị cáo khác như thế. Nó đem lại hậu quả tai hại cho việc bào chữa của họ cũng như của chính Hanna.
Thật ra thì sau khi xét bằng chứng, tình thế có lợi cho các bị cáo. Các bằng chứng cho nội dung thứ nhất của cáo trạng chỉ vẻn vẹn lời khai của bà mẹ sống sót, của cô con gái và cuốn sách cô viết. Một luật sư tốt lẽ ra không cần động chạm đến cốt lõi lời khai của hai mẹ con cô mà vẫn có thể phản bác thành công rằng chính các bị cáo không phải là người trực tiếp lựa chọn. Về khía cạnh ấy, lời khai của nhân chứng không cụ thể và cũng không thể cụ thể được; tối thiểu thì ở trại có một viên chỉ huy, nhóm lính canh, các nữ quản tù khác và một tôn ti cấp bậc về nhiệm vụ và mệnh lệnh mà tù nhân chỉ phần nào đụng chạm đến và cũng chỉ thấu hiểu được phần nào mà thôi. Về nội dung thứ hai của cáo trạng cũng tương tự như vậy. Bà mẹ và cô con gái bị giam trong nhà thờ, không thể cung cấp thông tin gì về những việc xảy ra bên ngoài. Các bị cáo dù không thể nói rằng họ không có mặt ở đó, vì các nhân chứng khác sống ở làng hồi ấy đã tiếp xúc với họ và nhớ ra họ, song các nhân chứng ấy cũng phải cẩn thận để không chịu búa rìu của lời trách cứ rằng lẽ ra họ có thể giải cứu số tù nhân. Nếu chỉ có các nữ quản tù ở đó - chẳng lẽ dân làng không thể áp đảo được mấy mụ đàn bà và tự mở khóa cửa nhà thờ hay sao? Họ cũng phải kiếm đường tự bào chữa cho mình, hệt như các bị cáo nêu ra một áp lực để lý giải cho hành vi của mình và cũng của dân làng. Chẳng hạn như vũ lực hay mệnh lệnh của nhóm binh lính canh không bỏ trốn mà chỉ vắng mặt một lát để có thể khẩn trương đưa người bị thương đến bệnh xá rồi quay lại ngay, ít nhất như các bị cáo dự đoán? Khi luật sư của các bị cáo khác nhận ra rằng chiến thuật ấy bị thất bại bởi tính thành khẩn của Hanna, họ liền đổi chiến thuật mới, khả dĩ tận dụng lời khai thành khẩn của cô để đổ tội cho Hanna và qua đó giảm nhẹ cho các bị cáo khác. Họ ra tay một cánh chuyên nghiệp, và bị cáo khác hùa vào vớ những câu nói leo phẫn nộ.
“Bà đã nói, bà biết rõ là tù nhân được bà chuyển đến chỗ chết - câu đó có giá trị cho riêng bà, đúng không ạ? Bà không thể biết là các nữ đồng nghiệp của bà có biết hay không. Bà có thể phỏng đoán, nhưng kỳ thực không thể quả quyết, đúng không ạ?” luật sư của một bị cáo khác hỏi Hanna.
“Nhưng tất cả chúng tôi đều biết…”
“Nói chúng tôi, tất cả chúng tôi thì đơn giản hơn là nói tôi, một mình tôi, đúng không ạ? Có đúng là hồi ở trại có những tù nhân được bà bảo trợ riêng, toàn là các cô gái trẻ, mỗi cô một thời gian rồi lại thay sang cô khác?”
Hanna ngập ngừng. “Tôi nghĩ là, tôi không phải người duy nhất đã…”
“Đồ điêu toa khốn kiếp! Chỉ mình mày, một mình mày có những đứa ưu đãi như thế!” một bị cáo khác với vẻ thô lậu, sồ sề như con gà mái già, đồng thời khẩu khí hằn học, phản ứng gay gắt.
“Liệu có đúng là bà nói biết thay cho tin rằng, và nói tin rằng khi bà bịa đặt?” Ông luật sư lúc lắc đầu, tựa như phiền lòng khi phải nghe câu trả lời chấp thuận của cô. “Và có đúng là những tù nhân được bà bảo trợ bị chuyển đến Auschwitz, khi bà đã ngán họ?”
Hanna không đáp.
“Đó là sự lựa chọn đặc biệt của riêng bà, đúng không ạ? Bà không muốn thừa nhận chuyện đó, muốn giấu nó sau những việc mà tất cả đều làm. Nhưng…”
“Lạy Chúa!” Cô con gái sau khi lấy cung đã ngồi vào hàng khán giả, bây giờ úp hai bàn tay lên mặt. “Sao tôi lại có thể quên chuyện đó được nhỉ?” Quan tòa hỏi cô có bổ sung lời khai. Cô không đợi được gọi lên phía trước mà đứng dậy phát biểu tại chỗ trong hàng khán giả.
“Đúng, bà ta có những người ưu tiên, bao giờ cũng trong đám gái trẻ, gầy yếu. Bà ta bảo trợ họ và không bắt họ lao động, cho chỗ ở tốt hơn và ăn ngon hơn. Buổi tối bà ta gọi họ đến, và các cô gái không được phép kể bà ta đã làm gì với họ buổi tối, và chúng tôi nghĩ là bà ta đã… cũng vì tất cả họ đều bị chuyển đi, cứ như là bà ta đã vui vầy với họ và nay đã chán. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải thế. Một lần, có một cô gái đã kể lại cho chúng tôi biết các cô gái đọc truyện cho bà ta nghe, tối nào cũng thế. Thế còn hơn là phải… cũng hơn là làm khổ sai cho đến chết ngoài công trường. Chắc tôi cũng nghĩ thế là hơn. Nếu không thì tôi đã không quên được chuyện ấy. Nhưng có đúng như thế là tốt hơn không?” Cô ngồi xuống.
Hanna quay lại nhìn tôi. Ánh mắt cô tìm thấy tôi ngay, và tôi nhận ra rằng toàn bộ thời gian cô đã biết tôi ở đó. Cô chỉ nhìn tôi. Khuôn mặt cô không cầu xin, không quả quyết hay hứa hẹn gì. Nó chỉ tồn tại đấy. Tôi nhận ra cô căng thẳng và kiệt quệ đến mức nào. Dưới mắt cô thâm quầng, mỗi bên má một nếp nhăn từ trên xuống dưới mà ngày xưa tôi không thấy, tuy không sau nhưng đủ hằn vào mặt như vết sẹo. Khi mặt tôi đỏ lên dưới ánh mắt cô thì cô quay nhìn về phía ghế băng của tòa.
Ông luật sư đã thẩm vấn Hanna lúc nãy được quan tòa hỏi xem còn muốn bị cáo cho biết gì nữa không. Quan tòa cũng hỏi luật sư của Hanna. Hỏi cô ấy đi chứ, tôi thầm nghĩ. Hỏi xem cô chọn những cô gái yếu đuối và mảnh mai có phải vì họ đằng nào cũng không chịu nổi công việc ngoài công trường, vì đằng nào họ cũng sắp bị chuyển đi Auschwtiz, và vì cô muốn cho họ những tháng cuối cùng trong đời được thanh thản? Đó là lý do khiến cô chọn những cô gái gầy yếu. Và không có lý do khác, không thể có lý do nào khác.
Nhưng luật sư không hỏi Hanna, còn tự mình thì cô không nói gì.
Thật ra thì sau khi xét bằng chứng, tình thế có lợi cho các bị cáo. Các bằng chứng cho nội dung thứ nhất của cáo trạng chỉ vẻn vẹn lời khai của bà mẹ sống sót, của cô con gái và cuốn sách cô viết. Một luật sư tốt lẽ ra không cần động chạm đến cốt lõi lời khai của hai mẹ con cô mà vẫn có thể phản bác thành công rằng chính các bị cáo không phải là người trực tiếp lựa chọn. Về khía cạnh ấy, lời khai của nhân chứng không cụ thể và cũng không thể cụ thể được; tối thiểu thì ở trại có một viên chỉ huy, nhóm lính canh, các nữ quản tù khác và một tôn ti cấp bậc về nhiệm vụ và mệnh lệnh mà tù nhân chỉ phần nào đụng chạm đến và cũng chỉ thấu hiểu được phần nào mà thôi. Về nội dung thứ hai của cáo trạng cũng tương tự như vậy. Bà mẹ và cô con gái bị giam trong nhà thờ, không thể cung cấp thông tin gì về những việc xảy ra bên ngoài. Các bị cáo dù không thể nói rằng họ không có mặt ở đó, vì các nhân chứng khác sống ở làng hồi ấy đã tiếp xúc với họ và nhớ ra họ, song các nhân chứng ấy cũng phải cẩn thận để không chịu búa rìu của lời trách cứ rằng lẽ ra họ có thể giải cứu số tù nhân. Nếu chỉ có các nữ quản tù ở đó - chẳng lẽ dân làng không thể áp đảo được mấy mụ đàn bà và tự mở khóa cửa nhà thờ hay sao? Họ cũng phải kiếm đường tự bào chữa cho mình, hệt như các bị cáo nêu ra một áp lực để lý giải cho hành vi của mình và cũng của dân làng. Chẳng hạn như vũ lực hay mệnh lệnh của nhóm binh lính canh không bỏ trốn mà chỉ vắng mặt một lát để có thể khẩn trương đưa người bị thương đến bệnh xá rồi quay lại ngay, ít nhất như các bị cáo dự đoán? Khi luật sư của các bị cáo khác nhận ra rằng chiến thuật ấy bị thất bại bởi tính thành khẩn của Hanna, họ liền đổi chiến thuật mới, khả dĩ tận dụng lời khai thành khẩn của cô để đổ tội cho Hanna và qua đó giảm nhẹ cho các bị cáo khác. Họ ra tay một cánh chuyên nghiệp, và bị cáo khác hùa vào vớ những câu nói leo phẫn nộ.
“Bà đã nói, bà biết rõ là tù nhân được bà chuyển đến chỗ chết - câu đó có giá trị cho riêng bà, đúng không ạ? Bà không thể biết là các nữ đồng nghiệp của bà có biết hay không. Bà có thể phỏng đoán, nhưng kỳ thực không thể quả quyết, đúng không ạ?” luật sư của một bị cáo khác hỏi Hanna.
“Nhưng tất cả chúng tôi đều biết…”
“Nói chúng tôi, tất cả chúng tôi thì đơn giản hơn là nói tôi, một mình tôi, đúng không ạ? Có đúng là hồi ở trại có những tù nhân được bà bảo trợ riêng, toàn là các cô gái trẻ, mỗi cô một thời gian rồi lại thay sang cô khác?”
Hanna ngập ngừng. “Tôi nghĩ là, tôi không phải người duy nhất đã…”
“Đồ điêu toa khốn kiếp! Chỉ mình mày, một mình mày có những đứa ưu đãi như thế!” một bị cáo khác với vẻ thô lậu, sồ sề như con gà mái già, đồng thời khẩu khí hằn học, phản ứng gay gắt.
“Liệu có đúng là bà nói biết thay cho tin rằng, và nói tin rằng khi bà bịa đặt?” Ông luật sư lúc lắc đầu, tựa như phiền lòng khi phải nghe câu trả lời chấp thuận của cô. “Và có đúng là những tù nhân được bà bảo trợ bị chuyển đến Auschwitz, khi bà đã ngán họ?”
Hanna không đáp.
“Đó là sự lựa chọn đặc biệt của riêng bà, đúng không ạ? Bà không muốn thừa nhận chuyện đó, muốn giấu nó sau những việc mà tất cả đều làm. Nhưng…”
“Lạy Chúa!” Cô con gái sau khi lấy cung đã ngồi vào hàng khán giả, bây giờ úp hai bàn tay lên mặt. “Sao tôi lại có thể quên chuyện đó được nhỉ?” Quan tòa hỏi cô có bổ sung lời khai. Cô không đợi được gọi lên phía trước mà đứng dậy phát biểu tại chỗ trong hàng khán giả.
“Đúng, bà ta có những người ưu tiên, bao giờ cũng trong đám gái trẻ, gầy yếu. Bà ta bảo trợ họ và không bắt họ lao động, cho chỗ ở tốt hơn và ăn ngon hơn. Buổi tối bà ta gọi họ đến, và các cô gái không được phép kể bà ta đã làm gì với họ buổi tối, và chúng tôi nghĩ là bà ta đã… cũng vì tất cả họ đều bị chuyển đi, cứ như là bà ta đã vui vầy với họ và nay đã chán. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải thế. Một lần, có một cô gái đã kể lại cho chúng tôi biết các cô gái đọc truyện cho bà ta nghe, tối nào cũng thế. Thế còn hơn là phải… cũng hơn là làm khổ sai cho đến chết ngoài công trường. Chắc tôi cũng nghĩ thế là hơn. Nếu không thì tôi đã không quên được chuyện ấy. Nhưng có đúng như thế là tốt hơn không?” Cô ngồi xuống.
Hanna quay lại nhìn tôi. Ánh mắt cô tìm thấy tôi ngay, và tôi nhận ra rằng toàn bộ thời gian cô đã biết tôi ở đó. Cô chỉ nhìn tôi. Khuôn mặt cô không cầu xin, không quả quyết hay hứa hẹn gì. Nó chỉ tồn tại đấy. Tôi nhận ra cô căng thẳng và kiệt quệ đến mức nào. Dưới mắt cô thâm quầng, mỗi bên má một nếp nhăn từ trên xuống dưới mà ngày xưa tôi không thấy, tuy không sau nhưng đủ hằn vào mặt như vết sẹo. Khi mặt tôi đỏ lên dưới ánh mắt cô thì cô quay nhìn về phía ghế băng của tòa.
Ông luật sư đã thẩm vấn Hanna lúc nãy được quan tòa hỏi xem còn muốn bị cáo cho biết gì nữa không. Quan tòa cũng hỏi luật sư của Hanna. Hỏi cô ấy đi chứ, tôi thầm nghĩ. Hỏi xem cô chọn những cô gái yếu đuối và mảnh mai có phải vì họ đằng nào cũng không chịu nổi công việc ngoài công trường, vì đằng nào họ cũng sắp bị chuyển đi Auschwtiz, và vì cô muốn cho họ những tháng cuối cùng trong đời được thanh thản? Đó là lý do khiến cô chọn những cô gái gầy yếu. Và không có lý do khác, không thể có lý do nào khác.
Nhưng luật sư không hỏi Hanna, còn tự mình thì cô không nói gì.
Danh sách chương