Long thành lãng tử náo cổ tự
Thần kiếm Đông A giữ tây hồ
Hai người Lê Học, Phạm Lục Bình mua thuốc xong xuôi đâu vào đấy bèn quay lại nhà cũ của Hồ Đỗ. Mới đi đến cổng, cả hai đã thoáng thấy mùi máu. Biết có sự chẳng lành, Lê Học bèn cướp đường nhảy qua tường rào vào trước. Chàng là y sư, nếu có thể đến kịp lúc thì may ra giữ được một mạng người.
Trong khoảng sân vắng, cụ thân sinh của Hồ Đỗ nằm gục một góc, ngay dưới cây cau già. Đầu cụ đổ máu ròng ròng, hơi thở đã tắt từ bao giờ. Mà phía xa, cạnh một góc rào đã đổ, có một gã đứng bên dưới dàn mướp dáo dác nhìn quanh.
Không ai khác ngoài Đồng Kê Gia Tín.
Lê Học nhận ngay ra y là một trong những người hôm qua có xích mích với bọn Hồ Xạ. Lại thấy thảm cảnh bây giờ của cha Hồ Đỗ, không nén nổi tức giận:
“ Võ lâm Đại Việt có luật lệ từ thời hai bà còn tại vị, ấy là ai làm nấy chịu. Cớ sao lại vì ân oán riêng mà hãm hại người nhà kẻ khác?? Hèn hạ! ”
Giang hồ nước Việt từ xa xưa đã có một luật bất thành văn. Ân oán chốn võ lâm thì để người võ lâm thanh toán với nhau, chứ nhất quyết không được liên luỵ đến thân nhân kẻ khác. Nước ta không như bắc quốc, đất chật người thưa. Nếu ta giết cha mẹ người, người lại hại vợ con ta thì đất Đại Việt liệu còn được bao nhiêu mạng người? Gia Tín đang định phân trần, lại nghĩ:
[ Mình cần gì nói lắm lời, có giải thích chắc nó cũng chả tin. Chả bằng im lặng mặc kệ, có khi còn khiến nó tự loạn trận cước. ]
Lê Học thấy đối phương yên lặng, còn tưởng là Gia Tín đã thừa nhận tội ác của mình. Chàng càng thấy tức giận. Lại nhớ hồi cụ tâm sự đêm qua, lòng thầm tiếc cho một người nặng nghĩa thâm tình như vậy mà phải chết dưới sự ám hại của bậc tiểu nhân.
Nộ hoả xung tiêu, Lê Học từ từ lấy trong tay áo ra một cái hộp gỗ. Thì ra là một cái hộp đựng kim bạc dùng trong việc châm cứu. Đồng Kê thấy đối phương chỉ có mấy cây kim yếu ớt bẻ cái là gãy, gió thổi cũng bay thì cười phá lên, vẻ khinh miệt hiện rõ:
“ Ối!! Sợ quá! Đại hiệp đừng châm cứu ta đến chết!! ”
Lê Học đáp:
“ Châm cứu là thuật cứu người, ta cũng không phải hạng lang băm mà dùng ngành y tổ mẫu truyền lại để sát nhân. Thế nhưng… ”
Đồng Kê giật mình đánh thót một cái, mồ hôi theo trán đổ ròng ròng xuống cổ. Họng y khô khốc, theo bản năng nuốt khan một tiếng. Gia Tín kinh ngạc chẳng phải do thế công của đối thủ oai lực kinh người, mà do nó quỷ quái vô cùng. Chẳng biết bằng thủ pháp quái lạ gì, mà cây kim châm của Lê Học lại bắn đi theo một đường vòng cung.
Cũng may võ công của Đồng Kê không tệ, trong lúc ngàn cân treo sợi tóc mà vẫn kịp vung chưởng đẩy văng kim châm đi.
Lê Học nào có chịu thôi?? Dù tiếp xúc không lâu, thì ông cụ thân sinh của Hồ Đỗ vẫn đãi chàng hết lòng. Lại nói người chỉ biết làm diều sáo nuôi thân như ông thì làm gì mà có ân oán giang hồ?
Căm kẻ “ giết người máu lạnh ”, thành ra y cũng ra tay ác độc hơn bình thường. Thân là y sĩ, Lê Học nắm rõ huyệt đạo trên cơ thể người như lòng bàn tay. Gia Tín cứ đánh ra một chiêu, là y nhìn ra đến bảy tám chỗ yếu hại để công kích.
Lê Học dùng hai ngón tay thay kiếm, vận kình đánh địch thủ rất rát, quyết chẳng chịu tha. Chiêu thức của chàng ta cũng bình bình, nhưng toàn nhắm vào những nơi yếu hại. Gia Tín phải đón đỡ đến chóng cả mặt, cũng muốn lên tiếng giải thích nhưng đến thở còn chẳng ra hơi thì nói kiểu gì?
Lúc này thì Phạm Lục Bình cũng quay lại. Thấy cha Hồ Đỗ nằm gục bên cây cau, Lê Học đang đè Đồng Kê ra đánh thì y “ hiểu ngay vấn đề ”.
“ Khốn nạn!! ” – Lục Bình nghiến răng, quát to một cái. Đồng Kê đang bị Lê Học làm cho chật vật, tay chân luống cuống, còn chưa tìm ra đường thoát thì Thư Hùng kiếm đã đánh tới mặt. Y hãi lắm, nghĩ mình ắt phải chết.
Choang!
Đúng lúc này có một bóng người nhảy xuống từ trên nóc nhà, tung chưởng đánh vào Thư kiếm. Phạm Lục Bình chỉ thấy danh kiếm trong tay rung lên một cái, còn chưa kịp phản ứng lại lưỡi kiếm đã bắn ngược vào mặt. Y hơi giật mình, kinh hô một tiếng:
“ Úi chà! ”
Kế đó xoay chuyển cổ tay, chuyển hướng của Thư kiếm trong gang tấc. Thế mà tóc ở trán vẫn bị chém mất mấy sợi. Mồ hôi tứa ra, vừa sợ lại vừa giận.
“ Đi mau! ”
Kẻ bí ẩn trầm giọng gằn Gia Tín, rồi tung mình chạy ra ngoài trước. Đồng Kê thấy vậy cũng tông rào toan trốn biệt. Lê Học quát:
“ Đứng lại! ”
Rồi gảy ngón tay bắn mấy cây kim châm về phía đối thủ. Gia Tín trúng một kim vào vai, buốt tới tận cốt tuỷ. Đoán châm có độc, y không dám tuỳ tiện rút ra, chỉ đành nén đau cố sức chạy thục mạng theo kẻ thần bí. Lê Học vận kình chỉ chực đuổi tiếp, thì bỗng thấy trước mắt lấp loé hai điểm sáng bạc. Chàng vội vàng đổi tiến làm lùi, nhảy ngược lại đồng thời vung song chưởng lên vỗ mạnh vào nhau một cái.
Chát!
Ám khí của kẻ thần bí đã bị kẹp chặt, nhưng hai người Gia Tín đã sớm trốn đi biệt, chẳng biết đường nào mà lần. Lê Học thở dài, tách hai tay ra.
Keng! Keng!
Rơi xuống đất, có ngờ đâu, lại là hai cây kim châm chàng ném về phía kẻ thần bí.
Phạm Lục Bình đi đến chỗ Lê Học, nói:
“ Võ công kẻ này thật quái lạ, có thể nhẹ nhàng đánh ngược vũ khí kẻ địch về hại chủ nhân của nó. Thầy Lê đi nhiều biết rộng, liệu có nhận ra môn này? ”
“ Tôi cũng như anh thôi, suýt nữa thì bị kim châm của mình bắn đui mắt. ”
Lê Học cười khổ, đáp.
“ Kì công như thế, sao trên giang hồ lại không có tí tiếng tăm nào kia chứ? ” – Phạm Lục Bình không khỏi thắc mắc.
“ Anh Bình ở Thăng Long không biết cũng phải. Võ lâm An Nam kì nhân dị sĩ nhiều như rạ như rơm. Với lại cũng chẳng mấy người thích khoe khoang danh hão. Thành ra chiêu số phái nào chỉ phái ấy biết. ”
Hai người an táng cụ thân sinh Hồ Đỗ cẩn thận dưới gốc cau. Kiệt tác cả đời cụ “ Tiên nữ hái hoa sen ” cũng được chôn theo cùng. Đoạn cả hai xếp lại sân vườn cho tử tế rồi mới đánh thức Hồ Đỗ dậy uống thuốc. Nội thương của y vẫn chưa lành, nên Lê Học quyết định tạm giấu y chuyện buồn.
Thằng Hổ ngủ khì đến chiều, đói bụng mới mò dậy. Nó ra giếng múc nước uống, lại mò đến chỗ gốc cau để đi tiểu thì thấy ụ đất mới đắp. Thấy sự lạ, nó bèn lấy que viết nguệch ngoạc mấy chữ: “ ban thưởng lầu vàng điện ngọc, phong làm quan sở tại. ”
Đêm hôm đó Đỗ ngủ mơ thấy cha mình ngồi trong một phủ đệ lớn, có người hầu kẻ hạ tấp nập.
Nhưng trước khi nói về chuyện lạ đêm hôm ấy, thì trước đó đã có hai sự việc quan trọng xảy ra.
Phải nói về Hồ Xạ sau khi đưa nàng Xuân về nhà rồi, mới quay lại tìm Phạm Lục Bình và Hồ Đỗ, thì gặp được Lê Học. Lục Bình giới thiệu cho hai người làm quen, lại thuật lại cái chết của cha Đỗ.
“ Không thể để yên được! ”
Hồ Xạ tung chưởng đánh mạnh vào cây cau, quát. Chưởng lực khiến thân cây khẽ rung rinh.
Phạm Lục Bình vừa kiếm được phiến đá tốt, đang ngồi mài thanh Thư Hùng. Thấy Hồ Xạ kích động toan xông ra ngoài, bèn khuyên:
“ Bình tĩnh! Anh Xạ phải hết sức bình tĩnh. Thành Thăng Long rộng lớn, đi tìm một đám người thì phải mất bao lâu cho vừa? Chi bằng ta đi nhờ vả anh em tuần đêm, thám thính động tĩnh trong thành xem bốn tên Bách Điểu sơn trang kia náu ở đâu. Đến khi đó, thì mới hận cũ ta thanh toán luôn một thể. ”
Nói đến đây y lại nhớ chuyện hồi chiều, bèn tiếp:
“ Anh thiện dùng mũi tên, phải đặc biệt cẩn thận một người phe địch. Gã này thần thần bí bí, luyện một môn võ công chuyên dùng để đánh ngược binh khí của đối thủ. Có thể ấy chính là cái tên khi đó đi cùng ba anh em võ gà, cũng có thể là kẻ khác. ”
Hồ Xạ gật đầu, nói:
“ Vậy để anh đi nhờ. Chú ở nhà nhớ để ý thằng Đỗ. Mẹ kiếp! Phen này cho nó chừa cái tật hấp tấp. ”
Đúng lúc này, Lê Học trước đấy vẫn đứng một bên trầm ngâm chợt nhoẻn cười:
“ Không cần đi. ”
“ Thế này là thế nào?? Tên thầy lang kia! Thằng Xạ này nể nhà ngươi cứu mạng Đỗ, không muốn tính toán nhiều. Nhưng mối thù này không thể không trả, khuyên can vô ích! ”
Hồ Xạ phất tay, phát hoả. Nếu không phải Lục Bình rất tin tưởng Lê Học, y thậm chí còn hoài nghi Học với bốn người Bách Điểu sơn trang là cùng một bọn.
Lê Học coi như không thấy thái độ của Hồ Xạ, từ tốn nói:
“ Các anh là dân thổ địa ở chốn này, tin tức ắt linh thông. Song muốn tìm một đám người trong cả cái kinh thành rộng lớn này, chí ít cũng mất mấy ngày. ”
“ Dù cho chẳng quản nắng mưa, cũng ít nhất phải mất dăm ba hôm. Nghe chừng chú mày có cách nào nhanh hơn, nói ra nghe thử? ”
Hồ Xạ khịt mũi, thầm nghĩ:
[ Tên lang băm nọ cứ ra vẻ thần thần bí bí, còn dám xúc phạm anh em tuần đêm trong thành nữa. Ta hỏi khó hắn một chút, cho hắn xấu mặt chơi. ]
Lê Học nói:
“ Cách tất nhiên là có, xin mời hai anh đi với tôi một chuyến. Về phần anh Đỗ, ở nhà đã có thằng Hổ chăm nom rồi. Xin hai người chớ lo, cứ yên tâm theo tôi. ”
Hai người Lục Bình nhìn nhau một lát, đoạn chặc lưỡi theo sau Lê Học.
Có nhờ anh em trong quân thì cũng chẳng tìm ra ngay được, thôi thì thử theo Lê Học một chuyến xem sao.
Hồ Xạ nghĩ vậy, nên cũng không ý kiến ý cò gì cả.
Thì ra trên mấy cây kim mà Lê Học ném có bôi một loại nước thuốc điều chế từ thứ hoa dại không mọc ở Thăng Long. Nói đoạn, chàng lại lấy trong tay áo ra một vật bé li ti. Té ra là một con tò vò toàn vàng ánh lên màu nghệ. Sau lưng nó, bốn chiếc cánh lụa mỏng tang chớp lên nghe vù vù.
Thấy hai người đồng hành nghệt mặt ra trân trối, Lê Học mới giải thích:
“ Tôi là thầy lang, mà thuốc men dược thảo không phải lúc nào cũng mang đủ bên người. Nước ta núi non trùng trùng, rừng rậm thăm thẳm. Ngộ nhỡ cần gấp mà lại hết cát canh, hay quế chi bạch thược thì sao? Cũng may có đứa nhỏ này, mới kịp lấy thuốc về cứu người. ”
Hồ Xạ nhìn thấy y huýt sáo hiệu lệnh cho con ong nhỏ lần theo mùi hương của dược liệu, thì thầm lấy làm kinh hãi. Thủ pháp tương tự y từng chứng kiến rồi. Đó là lúc thiền sư Tuệ Tĩnh đi ngang qua nhà Hồ Đỗ, chữa khỏi căn bệnh yếu ớt do sinh non của hắn. Gặp lúc hết sâm bốc thuốc, ông bèn thả một con tò vò ra cho nó tìm giúp. Quả nhiên một buổi là thấy củ sâm mọc dại trong ruộng của một gã địa chủ.
Ông giải thích tò mò sống trong vườn thuốc của ông, bình thường tiếp xúc với lũ nhện thân ám toàn mùi dược thảo, thành ra từ đời này qua đời khác rèn nên cho chúng tập tính lần theo mùi thuốc kiếm ăn.
Thủ pháp ấy, thiền sư gọi là “ Nuôi ong tay áo ”.
Thần kiếm Đông A giữ tây hồ
Hai người Lê Học, Phạm Lục Bình mua thuốc xong xuôi đâu vào đấy bèn quay lại nhà cũ của Hồ Đỗ. Mới đi đến cổng, cả hai đã thoáng thấy mùi máu. Biết có sự chẳng lành, Lê Học bèn cướp đường nhảy qua tường rào vào trước. Chàng là y sư, nếu có thể đến kịp lúc thì may ra giữ được một mạng người.
Trong khoảng sân vắng, cụ thân sinh của Hồ Đỗ nằm gục một góc, ngay dưới cây cau già. Đầu cụ đổ máu ròng ròng, hơi thở đã tắt từ bao giờ. Mà phía xa, cạnh một góc rào đã đổ, có một gã đứng bên dưới dàn mướp dáo dác nhìn quanh.
Không ai khác ngoài Đồng Kê Gia Tín.
Lê Học nhận ngay ra y là một trong những người hôm qua có xích mích với bọn Hồ Xạ. Lại thấy thảm cảnh bây giờ của cha Hồ Đỗ, không nén nổi tức giận:
“ Võ lâm Đại Việt có luật lệ từ thời hai bà còn tại vị, ấy là ai làm nấy chịu. Cớ sao lại vì ân oán riêng mà hãm hại người nhà kẻ khác?? Hèn hạ! ”
Giang hồ nước Việt từ xa xưa đã có một luật bất thành văn. Ân oán chốn võ lâm thì để người võ lâm thanh toán với nhau, chứ nhất quyết không được liên luỵ đến thân nhân kẻ khác. Nước ta không như bắc quốc, đất chật người thưa. Nếu ta giết cha mẹ người, người lại hại vợ con ta thì đất Đại Việt liệu còn được bao nhiêu mạng người? Gia Tín đang định phân trần, lại nghĩ:
[ Mình cần gì nói lắm lời, có giải thích chắc nó cũng chả tin. Chả bằng im lặng mặc kệ, có khi còn khiến nó tự loạn trận cước. ]
Lê Học thấy đối phương yên lặng, còn tưởng là Gia Tín đã thừa nhận tội ác của mình. Chàng càng thấy tức giận. Lại nhớ hồi cụ tâm sự đêm qua, lòng thầm tiếc cho một người nặng nghĩa thâm tình như vậy mà phải chết dưới sự ám hại của bậc tiểu nhân.
Nộ hoả xung tiêu, Lê Học từ từ lấy trong tay áo ra một cái hộp gỗ. Thì ra là một cái hộp đựng kim bạc dùng trong việc châm cứu. Đồng Kê thấy đối phương chỉ có mấy cây kim yếu ớt bẻ cái là gãy, gió thổi cũng bay thì cười phá lên, vẻ khinh miệt hiện rõ:
“ Ối!! Sợ quá! Đại hiệp đừng châm cứu ta đến chết!! ”
Lê Học đáp:
“ Châm cứu là thuật cứu người, ta cũng không phải hạng lang băm mà dùng ngành y tổ mẫu truyền lại để sát nhân. Thế nhưng… ”
Đồng Kê giật mình đánh thót một cái, mồ hôi theo trán đổ ròng ròng xuống cổ. Họng y khô khốc, theo bản năng nuốt khan một tiếng. Gia Tín kinh ngạc chẳng phải do thế công của đối thủ oai lực kinh người, mà do nó quỷ quái vô cùng. Chẳng biết bằng thủ pháp quái lạ gì, mà cây kim châm của Lê Học lại bắn đi theo một đường vòng cung.
Cũng may võ công của Đồng Kê không tệ, trong lúc ngàn cân treo sợi tóc mà vẫn kịp vung chưởng đẩy văng kim châm đi.
Lê Học nào có chịu thôi?? Dù tiếp xúc không lâu, thì ông cụ thân sinh của Hồ Đỗ vẫn đãi chàng hết lòng. Lại nói người chỉ biết làm diều sáo nuôi thân như ông thì làm gì mà có ân oán giang hồ?
Căm kẻ “ giết người máu lạnh ”, thành ra y cũng ra tay ác độc hơn bình thường. Thân là y sĩ, Lê Học nắm rõ huyệt đạo trên cơ thể người như lòng bàn tay. Gia Tín cứ đánh ra một chiêu, là y nhìn ra đến bảy tám chỗ yếu hại để công kích.
Lê Học dùng hai ngón tay thay kiếm, vận kình đánh địch thủ rất rát, quyết chẳng chịu tha. Chiêu thức của chàng ta cũng bình bình, nhưng toàn nhắm vào những nơi yếu hại. Gia Tín phải đón đỡ đến chóng cả mặt, cũng muốn lên tiếng giải thích nhưng đến thở còn chẳng ra hơi thì nói kiểu gì?
Lúc này thì Phạm Lục Bình cũng quay lại. Thấy cha Hồ Đỗ nằm gục bên cây cau, Lê Học đang đè Đồng Kê ra đánh thì y “ hiểu ngay vấn đề ”.
“ Khốn nạn!! ” – Lục Bình nghiến răng, quát to một cái. Đồng Kê đang bị Lê Học làm cho chật vật, tay chân luống cuống, còn chưa tìm ra đường thoát thì Thư Hùng kiếm đã đánh tới mặt. Y hãi lắm, nghĩ mình ắt phải chết.
Choang!
Đúng lúc này có một bóng người nhảy xuống từ trên nóc nhà, tung chưởng đánh vào Thư kiếm. Phạm Lục Bình chỉ thấy danh kiếm trong tay rung lên một cái, còn chưa kịp phản ứng lại lưỡi kiếm đã bắn ngược vào mặt. Y hơi giật mình, kinh hô một tiếng:
“ Úi chà! ”
Kế đó xoay chuyển cổ tay, chuyển hướng của Thư kiếm trong gang tấc. Thế mà tóc ở trán vẫn bị chém mất mấy sợi. Mồ hôi tứa ra, vừa sợ lại vừa giận.
“ Đi mau! ”
Kẻ bí ẩn trầm giọng gằn Gia Tín, rồi tung mình chạy ra ngoài trước. Đồng Kê thấy vậy cũng tông rào toan trốn biệt. Lê Học quát:
“ Đứng lại! ”
Rồi gảy ngón tay bắn mấy cây kim châm về phía đối thủ. Gia Tín trúng một kim vào vai, buốt tới tận cốt tuỷ. Đoán châm có độc, y không dám tuỳ tiện rút ra, chỉ đành nén đau cố sức chạy thục mạng theo kẻ thần bí. Lê Học vận kình chỉ chực đuổi tiếp, thì bỗng thấy trước mắt lấp loé hai điểm sáng bạc. Chàng vội vàng đổi tiến làm lùi, nhảy ngược lại đồng thời vung song chưởng lên vỗ mạnh vào nhau một cái.
Chát!
Ám khí của kẻ thần bí đã bị kẹp chặt, nhưng hai người Gia Tín đã sớm trốn đi biệt, chẳng biết đường nào mà lần. Lê Học thở dài, tách hai tay ra.
Keng! Keng!
Rơi xuống đất, có ngờ đâu, lại là hai cây kim châm chàng ném về phía kẻ thần bí.
Phạm Lục Bình đi đến chỗ Lê Học, nói:
“ Võ công kẻ này thật quái lạ, có thể nhẹ nhàng đánh ngược vũ khí kẻ địch về hại chủ nhân của nó. Thầy Lê đi nhiều biết rộng, liệu có nhận ra môn này? ”
“ Tôi cũng như anh thôi, suýt nữa thì bị kim châm của mình bắn đui mắt. ”
Lê Học cười khổ, đáp.
“ Kì công như thế, sao trên giang hồ lại không có tí tiếng tăm nào kia chứ? ” – Phạm Lục Bình không khỏi thắc mắc.
“ Anh Bình ở Thăng Long không biết cũng phải. Võ lâm An Nam kì nhân dị sĩ nhiều như rạ như rơm. Với lại cũng chẳng mấy người thích khoe khoang danh hão. Thành ra chiêu số phái nào chỉ phái ấy biết. ”
Hai người an táng cụ thân sinh Hồ Đỗ cẩn thận dưới gốc cau. Kiệt tác cả đời cụ “ Tiên nữ hái hoa sen ” cũng được chôn theo cùng. Đoạn cả hai xếp lại sân vườn cho tử tế rồi mới đánh thức Hồ Đỗ dậy uống thuốc. Nội thương của y vẫn chưa lành, nên Lê Học quyết định tạm giấu y chuyện buồn.
Thằng Hổ ngủ khì đến chiều, đói bụng mới mò dậy. Nó ra giếng múc nước uống, lại mò đến chỗ gốc cau để đi tiểu thì thấy ụ đất mới đắp. Thấy sự lạ, nó bèn lấy que viết nguệch ngoạc mấy chữ: “ ban thưởng lầu vàng điện ngọc, phong làm quan sở tại. ”
Đêm hôm đó Đỗ ngủ mơ thấy cha mình ngồi trong một phủ đệ lớn, có người hầu kẻ hạ tấp nập.
Nhưng trước khi nói về chuyện lạ đêm hôm ấy, thì trước đó đã có hai sự việc quan trọng xảy ra.
Phải nói về Hồ Xạ sau khi đưa nàng Xuân về nhà rồi, mới quay lại tìm Phạm Lục Bình và Hồ Đỗ, thì gặp được Lê Học. Lục Bình giới thiệu cho hai người làm quen, lại thuật lại cái chết của cha Đỗ.
“ Không thể để yên được! ”
Hồ Xạ tung chưởng đánh mạnh vào cây cau, quát. Chưởng lực khiến thân cây khẽ rung rinh.
Phạm Lục Bình vừa kiếm được phiến đá tốt, đang ngồi mài thanh Thư Hùng. Thấy Hồ Xạ kích động toan xông ra ngoài, bèn khuyên:
“ Bình tĩnh! Anh Xạ phải hết sức bình tĩnh. Thành Thăng Long rộng lớn, đi tìm một đám người thì phải mất bao lâu cho vừa? Chi bằng ta đi nhờ vả anh em tuần đêm, thám thính động tĩnh trong thành xem bốn tên Bách Điểu sơn trang kia náu ở đâu. Đến khi đó, thì mới hận cũ ta thanh toán luôn một thể. ”
Nói đến đây y lại nhớ chuyện hồi chiều, bèn tiếp:
“ Anh thiện dùng mũi tên, phải đặc biệt cẩn thận một người phe địch. Gã này thần thần bí bí, luyện một môn võ công chuyên dùng để đánh ngược binh khí của đối thủ. Có thể ấy chính là cái tên khi đó đi cùng ba anh em võ gà, cũng có thể là kẻ khác. ”
Hồ Xạ gật đầu, nói:
“ Vậy để anh đi nhờ. Chú ở nhà nhớ để ý thằng Đỗ. Mẹ kiếp! Phen này cho nó chừa cái tật hấp tấp. ”
Đúng lúc này, Lê Học trước đấy vẫn đứng một bên trầm ngâm chợt nhoẻn cười:
“ Không cần đi. ”
“ Thế này là thế nào?? Tên thầy lang kia! Thằng Xạ này nể nhà ngươi cứu mạng Đỗ, không muốn tính toán nhiều. Nhưng mối thù này không thể không trả, khuyên can vô ích! ”
Hồ Xạ phất tay, phát hoả. Nếu không phải Lục Bình rất tin tưởng Lê Học, y thậm chí còn hoài nghi Học với bốn người Bách Điểu sơn trang là cùng một bọn.
Lê Học coi như không thấy thái độ của Hồ Xạ, từ tốn nói:
“ Các anh là dân thổ địa ở chốn này, tin tức ắt linh thông. Song muốn tìm một đám người trong cả cái kinh thành rộng lớn này, chí ít cũng mất mấy ngày. ”
“ Dù cho chẳng quản nắng mưa, cũng ít nhất phải mất dăm ba hôm. Nghe chừng chú mày có cách nào nhanh hơn, nói ra nghe thử? ”
Hồ Xạ khịt mũi, thầm nghĩ:
[ Tên lang băm nọ cứ ra vẻ thần thần bí bí, còn dám xúc phạm anh em tuần đêm trong thành nữa. Ta hỏi khó hắn một chút, cho hắn xấu mặt chơi. ]
Lê Học nói:
“ Cách tất nhiên là có, xin mời hai anh đi với tôi một chuyến. Về phần anh Đỗ, ở nhà đã có thằng Hổ chăm nom rồi. Xin hai người chớ lo, cứ yên tâm theo tôi. ”
Hai người Lục Bình nhìn nhau một lát, đoạn chặc lưỡi theo sau Lê Học.
Có nhờ anh em trong quân thì cũng chẳng tìm ra ngay được, thôi thì thử theo Lê Học một chuyến xem sao.
Hồ Xạ nghĩ vậy, nên cũng không ý kiến ý cò gì cả.
Thì ra trên mấy cây kim mà Lê Học ném có bôi một loại nước thuốc điều chế từ thứ hoa dại không mọc ở Thăng Long. Nói đoạn, chàng lại lấy trong tay áo ra một vật bé li ti. Té ra là một con tò vò toàn vàng ánh lên màu nghệ. Sau lưng nó, bốn chiếc cánh lụa mỏng tang chớp lên nghe vù vù.
Thấy hai người đồng hành nghệt mặt ra trân trối, Lê Học mới giải thích:
“ Tôi là thầy lang, mà thuốc men dược thảo không phải lúc nào cũng mang đủ bên người. Nước ta núi non trùng trùng, rừng rậm thăm thẳm. Ngộ nhỡ cần gấp mà lại hết cát canh, hay quế chi bạch thược thì sao? Cũng may có đứa nhỏ này, mới kịp lấy thuốc về cứu người. ”
Hồ Xạ nhìn thấy y huýt sáo hiệu lệnh cho con ong nhỏ lần theo mùi hương của dược liệu, thì thầm lấy làm kinh hãi. Thủ pháp tương tự y từng chứng kiến rồi. Đó là lúc thiền sư Tuệ Tĩnh đi ngang qua nhà Hồ Đỗ, chữa khỏi căn bệnh yếu ớt do sinh non của hắn. Gặp lúc hết sâm bốc thuốc, ông bèn thả một con tò vò ra cho nó tìm giúp. Quả nhiên một buổi là thấy củ sâm mọc dại trong ruộng của một gã địa chủ.
Ông giải thích tò mò sống trong vườn thuốc của ông, bình thường tiếp xúc với lũ nhện thân ám toàn mùi dược thảo, thành ra từ đời này qua đời khác rèn nên cho chúng tập tính lần theo mùi thuốc kiếm ăn.
Thủ pháp ấy, thiền sư gọi là “ Nuôi ong tay áo ”.
Danh sách chương