Mai Như rời Khôn Ninh Cung với tiểu Lưu công công, nàng hơi xây xẩm khi đứng dưới trời nắng gắt.
Dù miệng lưỡi sắc bén và có tài ăn nói nhưng nàng chưa từng nói nhiều mà còn hăng say như vậy. Duyên Xương Đế bảo nàng hùng biện về câu nói ngựa trắng không phải ngựa của Công Tôn tiên sinh[1]. Công Tôn tiên sinh là nhân vật nổi tiếng thời Đông Chu, ông ăn nói rất khéo léo; ngựa trắng không phải ngựa là thứ giúp Công Tôn tiên sinh thành danh. Hồi nãy Mai Như nói liên hồi về hai khía cạnh “ngựa trắng vừa là ngựa vừa không phải ngựa”, nghe thôi cũng đủ choáng váng. Nàng phải cố gắng ổn định tâm lý để tránh cho bản thân bị cuốn theo.
Lúc Mai Như hả hê hoàn tất màn hùng biện, Khôn Ninh Cung lặng như tờ.
Mai Như quỳ gối tại chỗ, tò mò kết quả sẽ ra sao.
Phía trên, Lý Hoàng hậu nhẹ nhàng xoa huyệt thái dương, hộ giáp[2] bà ta đeo hơi lóe sáng.
Duyên Xương Đế cũng im lặng, ông chỉ vẫy tay ra hiệu cho Mai Như lui xuống trước.
Khi theo tiểu Lưu công công ra ngoài cung, Mai Như nghĩ lan man một hồi mới suy xét chuyện hôm nay. Nàng vẫn thấy chuyện này kỳ quặc, nhiệm vụ được giao vào tay nàng một cách quá trùng hợp. Mai Như âm thầm nhíu mày.
Tuy nhiên, chuyện này tới bất ngờ nhưng lại đúng lúc.
Nếu nàng lọt vào mắt xanh Duyên Xương Đế và có thể đi sứ cùng Hồng Lư Tự thì thanh danh nàng quả thật như hổ mọc cánh. Thái tử phải suy tính cẩn thận nếu định nạp nàng làm trắc phi. Ngay cả về sau gã muốn nạp Mai Như làm thái tử phi, nàng cũng sẽ có gan đáp “không được”.
Nàng tính toán như vậy nên khi về phủ chẳng tiết lộ cho ai biết việc hôm nay, chỉ lặng lẽ trốn trong phòng. Kiều thị hoặc lão tổ tông mà biết thì nhất định sẽ ngăn cấm. Đêm hôm ấy, tới tận lúc Mai Dần trở về từ nha môn, Kiều thị mới biết chuyện của Mai Như!
Thế là bà gọi Mai Như đến viện tử của mình.
Trong căn phòng sáng sủa, Mai Dần ngồi nhíu mày còn mặt mũi Kiều thị không biết đang bày tỏ niềm vui hay nỗi lo. Hai người thấy nàng liền thở dài não nề.
“Tuần Tuần,” Mai Dần nặng nề gọi nàng, ông chậm rãi kể, “bệ hạ đã triệu tập cha vào cung.”
Hôm nay Duyên Xương Đế cho gọi Mai Dần vào cung. Ông vốn là một Lễ Bộ Thị lang mờ nhạt nên không khỏi kinh ngạc khi nhận lệnh triệu kiến từ hoàng đế; bình thường ông hiếm khi được gặp ngài. Lúc quỳ tại Càn Thanh Cung để nghe Duyên Xương Đế nói, Mai Dần càng ngỡ ngàng bội phần!
Duyên Xương Đế hỏi, “Lệnh thiên kim sở hữu tài hùng biện, còn thông thạo văn tự ngoại bang. Trẫm dự định lần này sẽ phái nàng ấy đi sứ với Hồng Lư Tự, Mai khanh nghĩ thế nào?”
Mai Dần vẫn bần thần khi rời Càn Thanh Cung. Ông biết cái miệng Tuần Tuần chẳng tha cho ai, tính nàng lại ngang ngược, ai ngờ thế mà cũng lọt vào mắt xanh của bệ hạ? Mai Dần thoáng mừng rỡ song nghĩ tới Tuần Tuần chưa cập kê lẫn xuất giá thì việc xuất đầu lộ diện thật sự là…
Nghĩ đến đây, ông chả biết nên vui hay rầu.
Mai Dần nhìn cô con gái nhõng nhẽo và thở dài, “Tuần Tuần, con nghĩ sao?”
Mai Như trả lời, “Năm ngoái con theo dì tới Bình Lương, cha còn giúp khuyên nương rằng các cô nương ra ngoài mở mang kiến thức là chuyện tốt, suốt ngày ru rú chốn khuê phòng thì tầm mắt sẽ hạn hẹp…”
Câu này khiến Kiều thị hết ngồi yên nổi, bà trừng mắt, “Tầm mắt rộng có ích lắm à? Nhà ai chọn con dâu dựa trên tầm mắt? Trong tất cả các nhà ở kinh thành, làm gì có cô nương nào suốt ngày chạy nhảy bên ngoài giống con?”
Mẫu thân mắng làm Mai Như cúi đầu, mắt nàng chớp chớp như đang ấm ức.
Kiều thị định giáo huấn tiếp, Mai Dần lại xót con nên vội che chở, “Phu nhân, chúng ta nghe theo Tuần Tuần đi. Bệ hạ coi trọng tài văn chương của Tuần Tuần là việc cực kỳ đáng mừng!”
Kiều thị nhìn Mai Dần rồi nhìn Tuần Tuần, nội tâm bực bội khôn xiết. Cuộc chiến kết thúc nhưng Mai Tương chưa báo tin bình an, đã thế con nhóc này còn nhăm nhe đến chỗ nguy hiểm ấy. Thử hỏi sao Kiều thị không giận chứ? Mai Như lí nhí khuyên, “Chẳng phải nương mong con có tiền đồ còn gì?”
Kiều thị đấm ngực, “Nương chỉ mong con đọc sách nhiều và kiếm chút tiếng thơm đơn giản là được, chứ đâu mong…” Bà thấy Mai Như cúi gằm đầu thì chẳng nói nên lời câu kế tiếp, chỉ đành oán trách, “Tuần Tuần, con với ca ca con là hai đứa vô lương tâm!”
Tức nghĩa bà đồng ý, Mai Như khẽ cười.
Kiều thị vẫn bao che nàng nên dặn Mai Dần, “Tốt nhất ông hãy tự nói với nương chuyện của Tuần Tuần.”
“Ừm,” Mai Dần nào dám cãi lời.
Đêm đó, Kiều thị hỏi han sau khi Mai Dần quay về từ Xuân Hi Đường. Mai Dần khoanh tay đáp, “Nương còn biết làm sao nữa? Bệ hạ đã ra lời vàng ngọc thì không chịu cũng phải chịu.”
Lòng Kiều thị chua xót, bà giận dữ mắng, “Hai đứa nhóc vô lương tâm!”
Mai Dần lau nước mắt thay bà, ông dỗ dành, “Nếu phu nhân ghét bỏ tụi nó thì chúng ta sinh đứa nữa là được.”
“Nghiêm chỉnh coi!” Kiều thị quở nhưng cũng hơi ghen, bà lườm ông. “Sao lão gia không đến phòng mấy người kia?”
Mai Dần hoảng hốt trước câu nói trên, ông rốt rít chắp tay xin tha.
Oo———oOo———oΟ
Hôm sau, Mai Như đến Xuân Hi Đường thỉnh an cùng Kiều thị.
Đỗ lão thái thái nhìn cô cháu ruột mà lắc đầu, bà vừa buồn cười vừa tức giận, “Tuần Tuần ơi Tuần Tuần à, ta cứ nghĩ nhóc con sẽ tuân theo nề nếp cũ nhưng ai dè con đi lệch tuốt luốt.” Bà than một tiếng rồi vẫy tay, “Lại đây nói chuyện nào.”
Mai Như lại gần bà, nàng chẳng mấy khi được ngồi sát lão tổ tông. Bên còn lại của Đỗ lão thái thái là Mai Thiến, hai tỷ muội ngồi đối diện và mỉm cười với nhau.
Người trong phủ đều biết việc Duyên Xương Đế bổ nhiệm Mai Như đi sứ, bây giờ họ vây quanh Kiều thị để chúc mừng. Kiều thị vẫn không nỡ cho con xa nhà, bà nói, “Ta chỉ trông mong Tuần Tuần noi gương Thiến tỷ nhi, yên ổn ở nhà để mọi người thương.”
Mai Thiến cười bảo, “Đại bá mẫu, con hâm mộ tam muội muội lắm. Con ốm yếu nên không được may mắn vậy.”
Kiều thị an ủi, “Thiến tỷ nhi sẽ gặp may trong tương lai thôi.”
Lão tổ tông cười giòn giã, “Mấy cô nhóc phủ chúng ta đều có vận may riêng.”
Chuyện Mai Như được thu xếp như thế, hôm nay nàng ghé qua phủ Bình Dương tiên sinh xin nghỉ học. Bình Dương tiên sinh vô cùng vui mừng và tán thành, bà còn giao thêm bài tập cho Mai Như rồi dặn nàng đừng làm biếng. Mai Như gãi đầu, “Học sinh không dám.”
Sau khi rời phủ Bình Dương tiên sinh, Mai Như quyết định đi thăm Đổng tỷ tỷ. Chưa biết chừng nàng sẽ gặp được Hồ Tam Bưu trong chuyến đi này; không hiểu hôn sự giữa hắn với Đổng tỷ tỷ sẽ trì hoãn tới bao giờ, ban đầu nói là sau tết âm lịch nhưng giờ đã tháng hai rồi.
Đổng thị nghe Mai Như lại đến Tây Bắc thì thong thả nhìn nàng và chân thành cười, “Tuần Tuần càng ngày càng lợi hại.”
Mai Như ngượng ngùng đáp, “Tại ta hên thôi.” Nàng hỏi Đổng thị, “Hồ đại ca có báo tin về không ạ?”
Đổng thị lắc đầu, “Chưa thấy nữa.”
Mai Như “ồ” một tiếng rồi lo lắng lẩm bẩm theo bản năng, “Ca ca cũng chẳng gửi tin.” Vừa nói xong, Mai Như biết mình lỡ lời nên thè lưỡi với đôi tai đỏ ửng.
Đổng thị thờ ơ cụp mắt xuống, đây hoàn toàn là bộ dạng phớt lờ.
Mai Như hỏi tiếp, “Tỷ tỷ tốt có muốn gửi gì cho Hồ đại ca không? Lần này đi biết đâu ta sẽ gặp huynh ấy.”
Đổng thị vẫn thản nhiên thêu thùa, nàng ấy điềm đạn bảo, “Ta không có gì muốn nói, dặn hắn cố giữ bình an là được.”
Mai Như gật đầu.
Trên đường về phủ, Mai Như vui sướng tột cùng khi nghĩ mình sắp gặp lại ca ca. Sau đấy nàng lại rầu rĩ vì chẳng biết tình hình ca ca ra sao. Xe ngựa vào phủ Định Quốc Công, lúc Mai Như đến viện tử của Kiều thị thì nhìn thấy từ xa một người đứng do dự trước cửa. Nàng nhìn kỹ mới nhận ra đó là Triệu di nương!
Gần một năm không thấy mặt khiến Mai Như suýt quên nàng ta. Thân hình hiện tại của nàng ta gầy gò, chắc do di chứng để lại từ lần sinh sản năm ngoái.
Triệu di nương thấy Mai Như bèn vội vàng tiến lên nịnh bợ, “Tam cô nương.”
“Có chuyện gì thế?” Mai Như tử tế hỏi thăm vì niệm tình Nguyệt tỷ nhi.
Triệu di nương van xin, “Nghe nói bệ hạ phái cô nương đi Tây Bắc, ta trộm nghĩ nếu cô nương gặp được đại gia thì xin hãy nhắc đến Nguyệt tỷ nhi với ngài ấy.”
Mai Như thầm than tấm lòng cha mẹ thật đáng thương, nàng giảm bớt phần nào ác cảm với Triệu di nương. Thiếu nữ lạnh lùng gật đầu, “Đương nhiên rồi.”
Triệu di nương lề mề chưa chịu đi như tính nói gì thêm, nhưng Mai Như không muốn nghe tiếp. Nàng ta nhíu mày dõi theo bóng lưng Mai Như.
Lúc Mai Như vào phòng Kiều thị, Nguyệt tỷ nhi đang nằm trên giường và được bôi thuốc bởi Kiều thị lẫn Lưu mụ mụ. Giường nóng hầm hập, cộng thêm phải bôi thuốc nên Nguyệt tỷ nhi chỉ mặc mỗi yếm. Bé trắng trẻo mập mạp, trông đáng yêu ghê gớm.
Mai Như không lại gần, nàng đứng cạnh nhìn rồi mở lời, “Nương, con sẽ vẽ Nguyệt tỷ nhi.”
“Vẽ nó làm gì?”
“Để đưa cho ca ca.”
Kiều thị dừng tay, bà thở dài, “Vậy cũng tốt. Nguyệt tỷ nhi sắp tám tháng mà ca ca con chưa thấy nó lần nào, đúng là đồ nhẫn tâm.”
Mai Như sai Tĩnh Cầm mài mực. Nguyệt tỷ nhi nằm đằng kia, có người giữ nên bé nằm bất động, chỉ quay đầu về phía Mai Như. Đôi mắt bé đen lay láy, bé nhếch miệng cười ngây ngô với nàng. Đứa bé này đang cười gì nhỉ? Mai Như ngẩn ngơ nhìn, lòng nàng dịu lại nhưng đồng thời cũng thấy hơi khó chịu.
Sau ba ngày vẽ Nguyệt tỷ nhi, đã đến lúc Mai Như rời kinh.
Sứ đoàn đi Tây Khương không quá đông. Hồng Lư Tự có năm người, bao gồm một chính sứ và một phó sứ; ngoài ra còn Mai Như với mấy chục hộ vệ.
Ngày rời kinh, Mai Như chẳng muốn người trong phủ đưa tiễn vì sợ mình không nỡ đi rồi khóc òa mất.
Lúc ra khỏi cổng thành, Mai Như lẳng lặng vén màn xe nhìn bên ngoài.
Đập vào mắt nàng là bóng hình Phó Chiêu trong căn phòng của quán trà ven đường.
Kỳ thật hôm qua hai người đã gặp mặt. Hôm qua Lý Hoàng hậu lại gọi Mai Như vào cung và coi đấy là ân điển, Mai Như gặp Phó Chiêu khi rời cung.
Phó Chiêu cố tình tới gặp nàng.
Hắn luôn thấy khó hiểu kể từ ngày nghe tin Mai Như đi sứ. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, hắn kết luận đây là kế hoạch của thất ca. Suy cho cùng, Tuần Tuần ở kinh thành đồng nghĩ với ở trong tầm mắt hoàng hậu lẫn thái tử; bọn họ có thể triệu kiến nàng tùy thích, còn hắn chỉ biết trơ mắt nhìn và lo lắng suông chứ không làm gì được. Tuần Tuần đồng hành với sứ đoàn thì chẳng những xây dựng thêm tiếng tăm, mà còn buộc thái tử phải nể nang cũng như cân nhắc lại.
Suy xét xong, Phó Chiêu cảm thấy ý tưởng của thất ca hết sức thỏa đáng.
Lúc gặp Mai Như, Phó Chiêu không giận dỗi nữa mà chỉ dặn, “Ngoài kia chả phải kinh thành nên ngươi nhớ thận trọng đấy.” Hắn ngẫm nghĩ giây lát rồi thì thầm, “Tuần Tuần, ta có một lá thư muốn ngươi giao cho thất ca.”
“Thư?” Mai Như chau mày.
Phó Chiêu thẳng thắn trả lời, “Ừa, ta nhờ thất ca chiếu cố ngươi.”
Tiết lộ này khiến Mai Như xấu hổ, hắn đang bóng gió gì vậy? Nàng từ chối lá thư và lãnh đạm bảo, “Ta tự lo thân mình được, điện hạ không phải mất công lo lắng. Ta cũng chẳng dám phiền Yến Vương điện hạ!”
Giờ thấy Phó Chiêu làm Mai Như nhớ đến mấy chuyện linh tinh, nàng cụp mắt xuống một cách mất tự nhiên. Thiếu nữ buông rèm, hai hàng lông mày vô thức nhíu lại.
Dù miệng lưỡi sắc bén và có tài ăn nói nhưng nàng chưa từng nói nhiều mà còn hăng say như vậy. Duyên Xương Đế bảo nàng hùng biện về câu nói ngựa trắng không phải ngựa của Công Tôn tiên sinh[1]. Công Tôn tiên sinh là nhân vật nổi tiếng thời Đông Chu, ông ăn nói rất khéo léo; ngựa trắng không phải ngựa là thứ giúp Công Tôn tiên sinh thành danh. Hồi nãy Mai Như nói liên hồi về hai khía cạnh “ngựa trắng vừa là ngựa vừa không phải ngựa”, nghe thôi cũng đủ choáng váng. Nàng phải cố gắng ổn định tâm lý để tránh cho bản thân bị cuốn theo.
Lúc Mai Như hả hê hoàn tất màn hùng biện, Khôn Ninh Cung lặng như tờ.
Mai Như quỳ gối tại chỗ, tò mò kết quả sẽ ra sao.
Phía trên, Lý Hoàng hậu nhẹ nhàng xoa huyệt thái dương, hộ giáp[2] bà ta đeo hơi lóe sáng.
Duyên Xương Đế cũng im lặng, ông chỉ vẫy tay ra hiệu cho Mai Như lui xuống trước.
Khi theo tiểu Lưu công công ra ngoài cung, Mai Như nghĩ lan man một hồi mới suy xét chuyện hôm nay. Nàng vẫn thấy chuyện này kỳ quặc, nhiệm vụ được giao vào tay nàng một cách quá trùng hợp. Mai Như âm thầm nhíu mày.
Tuy nhiên, chuyện này tới bất ngờ nhưng lại đúng lúc.
Nếu nàng lọt vào mắt xanh Duyên Xương Đế và có thể đi sứ cùng Hồng Lư Tự thì thanh danh nàng quả thật như hổ mọc cánh. Thái tử phải suy tính cẩn thận nếu định nạp nàng làm trắc phi. Ngay cả về sau gã muốn nạp Mai Như làm thái tử phi, nàng cũng sẽ có gan đáp “không được”.
Nàng tính toán như vậy nên khi về phủ chẳng tiết lộ cho ai biết việc hôm nay, chỉ lặng lẽ trốn trong phòng. Kiều thị hoặc lão tổ tông mà biết thì nhất định sẽ ngăn cấm. Đêm hôm ấy, tới tận lúc Mai Dần trở về từ nha môn, Kiều thị mới biết chuyện của Mai Như!
Thế là bà gọi Mai Như đến viện tử của mình.
Trong căn phòng sáng sủa, Mai Dần ngồi nhíu mày còn mặt mũi Kiều thị không biết đang bày tỏ niềm vui hay nỗi lo. Hai người thấy nàng liền thở dài não nề.
“Tuần Tuần,” Mai Dần nặng nề gọi nàng, ông chậm rãi kể, “bệ hạ đã triệu tập cha vào cung.”
Hôm nay Duyên Xương Đế cho gọi Mai Dần vào cung. Ông vốn là một Lễ Bộ Thị lang mờ nhạt nên không khỏi kinh ngạc khi nhận lệnh triệu kiến từ hoàng đế; bình thường ông hiếm khi được gặp ngài. Lúc quỳ tại Càn Thanh Cung để nghe Duyên Xương Đế nói, Mai Dần càng ngỡ ngàng bội phần!
Duyên Xương Đế hỏi, “Lệnh thiên kim sở hữu tài hùng biện, còn thông thạo văn tự ngoại bang. Trẫm dự định lần này sẽ phái nàng ấy đi sứ với Hồng Lư Tự, Mai khanh nghĩ thế nào?”
Mai Dần vẫn bần thần khi rời Càn Thanh Cung. Ông biết cái miệng Tuần Tuần chẳng tha cho ai, tính nàng lại ngang ngược, ai ngờ thế mà cũng lọt vào mắt xanh của bệ hạ? Mai Dần thoáng mừng rỡ song nghĩ tới Tuần Tuần chưa cập kê lẫn xuất giá thì việc xuất đầu lộ diện thật sự là…
Nghĩ đến đây, ông chả biết nên vui hay rầu.
Mai Dần nhìn cô con gái nhõng nhẽo và thở dài, “Tuần Tuần, con nghĩ sao?”
Mai Như trả lời, “Năm ngoái con theo dì tới Bình Lương, cha còn giúp khuyên nương rằng các cô nương ra ngoài mở mang kiến thức là chuyện tốt, suốt ngày ru rú chốn khuê phòng thì tầm mắt sẽ hạn hẹp…”
Câu này khiến Kiều thị hết ngồi yên nổi, bà trừng mắt, “Tầm mắt rộng có ích lắm à? Nhà ai chọn con dâu dựa trên tầm mắt? Trong tất cả các nhà ở kinh thành, làm gì có cô nương nào suốt ngày chạy nhảy bên ngoài giống con?”
Mẫu thân mắng làm Mai Như cúi đầu, mắt nàng chớp chớp như đang ấm ức.
Kiều thị định giáo huấn tiếp, Mai Dần lại xót con nên vội che chở, “Phu nhân, chúng ta nghe theo Tuần Tuần đi. Bệ hạ coi trọng tài văn chương của Tuần Tuần là việc cực kỳ đáng mừng!”
Kiều thị nhìn Mai Dần rồi nhìn Tuần Tuần, nội tâm bực bội khôn xiết. Cuộc chiến kết thúc nhưng Mai Tương chưa báo tin bình an, đã thế con nhóc này còn nhăm nhe đến chỗ nguy hiểm ấy. Thử hỏi sao Kiều thị không giận chứ? Mai Như lí nhí khuyên, “Chẳng phải nương mong con có tiền đồ còn gì?”
Kiều thị đấm ngực, “Nương chỉ mong con đọc sách nhiều và kiếm chút tiếng thơm đơn giản là được, chứ đâu mong…” Bà thấy Mai Như cúi gằm đầu thì chẳng nói nên lời câu kế tiếp, chỉ đành oán trách, “Tuần Tuần, con với ca ca con là hai đứa vô lương tâm!”
Tức nghĩa bà đồng ý, Mai Như khẽ cười.
Kiều thị vẫn bao che nàng nên dặn Mai Dần, “Tốt nhất ông hãy tự nói với nương chuyện của Tuần Tuần.”
“Ừm,” Mai Dần nào dám cãi lời.
Đêm đó, Kiều thị hỏi han sau khi Mai Dần quay về từ Xuân Hi Đường. Mai Dần khoanh tay đáp, “Nương còn biết làm sao nữa? Bệ hạ đã ra lời vàng ngọc thì không chịu cũng phải chịu.”
Lòng Kiều thị chua xót, bà giận dữ mắng, “Hai đứa nhóc vô lương tâm!”
Mai Dần lau nước mắt thay bà, ông dỗ dành, “Nếu phu nhân ghét bỏ tụi nó thì chúng ta sinh đứa nữa là được.”
“Nghiêm chỉnh coi!” Kiều thị quở nhưng cũng hơi ghen, bà lườm ông. “Sao lão gia không đến phòng mấy người kia?”
Mai Dần hoảng hốt trước câu nói trên, ông rốt rít chắp tay xin tha.
Oo———oOo———oΟ
Hôm sau, Mai Như đến Xuân Hi Đường thỉnh an cùng Kiều thị.
Đỗ lão thái thái nhìn cô cháu ruột mà lắc đầu, bà vừa buồn cười vừa tức giận, “Tuần Tuần ơi Tuần Tuần à, ta cứ nghĩ nhóc con sẽ tuân theo nề nếp cũ nhưng ai dè con đi lệch tuốt luốt.” Bà than một tiếng rồi vẫy tay, “Lại đây nói chuyện nào.”
Mai Như lại gần bà, nàng chẳng mấy khi được ngồi sát lão tổ tông. Bên còn lại của Đỗ lão thái thái là Mai Thiến, hai tỷ muội ngồi đối diện và mỉm cười với nhau.
Người trong phủ đều biết việc Duyên Xương Đế bổ nhiệm Mai Như đi sứ, bây giờ họ vây quanh Kiều thị để chúc mừng. Kiều thị vẫn không nỡ cho con xa nhà, bà nói, “Ta chỉ trông mong Tuần Tuần noi gương Thiến tỷ nhi, yên ổn ở nhà để mọi người thương.”
Mai Thiến cười bảo, “Đại bá mẫu, con hâm mộ tam muội muội lắm. Con ốm yếu nên không được may mắn vậy.”
Kiều thị an ủi, “Thiến tỷ nhi sẽ gặp may trong tương lai thôi.”
Lão tổ tông cười giòn giã, “Mấy cô nhóc phủ chúng ta đều có vận may riêng.”
Chuyện Mai Như được thu xếp như thế, hôm nay nàng ghé qua phủ Bình Dương tiên sinh xin nghỉ học. Bình Dương tiên sinh vô cùng vui mừng và tán thành, bà còn giao thêm bài tập cho Mai Như rồi dặn nàng đừng làm biếng. Mai Như gãi đầu, “Học sinh không dám.”
Sau khi rời phủ Bình Dương tiên sinh, Mai Như quyết định đi thăm Đổng tỷ tỷ. Chưa biết chừng nàng sẽ gặp được Hồ Tam Bưu trong chuyến đi này; không hiểu hôn sự giữa hắn với Đổng tỷ tỷ sẽ trì hoãn tới bao giờ, ban đầu nói là sau tết âm lịch nhưng giờ đã tháng hai rồi.
Đổng thị nghe Mai Như lại đến Tây Bắc thì thong thả nhìn nàng và chân thành cười, “Tuần Tuần càng ngày càng lợi hại.”
Mai Như ngượng ngùng đáp, “Tại ta hên thôi.” Nàng hỏi Đổng thị, “Hồ đại ca có báo tin về không ạ?”
Đổng thị lắc đầu, “Chưa thấy nữa.”
Mai Như “ồ” một tiếng rồi lo lắng lẩm bẩm theo bản năng, “Ca ca cũng chẳng gửi tin.” Vừa nói xong, Mai Như biết mình lỡ lời nên thè lưỡi với đôi tai đỏ ửng.
Đổng thị thờ ơ cụp mắt xuống, đây hoàn toàn là bộ dạng phớt lờ.
Mai Như hỏi tiếp, “Tỷ tỷ tốt có muốn gửi gì cho Hồ đại ca không? Lần này đi biết đâu ta sẽ gặp huynh ấy.”
Đổng thị vẫn thản nhiên thêu thùa, nàng ấy điềm đạn bảo, “Ta không có gì muốn nói, dặn hắn cố giữ bình an là được.”
Mai Như gật đầu.
Trên đường về phủ, Mai Như vui sướng tột cùng khi nghĩ mình sắp gặp lại ca ca. Sau đấy nàng lại rầu rĩ vì chẳng biết tình hình ca ca ra sao. Xe ngựa vào phủ Định Quốc Công, lúc Mai Như đến viện tử của Kiều thị thì nhìn thấy từ xa một người đứng do dự trước cửa. Nàng nhìn kỹ mới nhận ra đó là Triệu di nương!
Gần một năm không thấy mặt khiến Mai Như suýt quên nàng ta. Thân hình hiện tại của nàng ta gầy gò, chắc do di chứng để lại từ lần sinh sản năm ngoái.
Triệu di nương thấy Mai Như bèn vội vàng tiến lên nịnh bợ, “Tam cô nương.”
“Có chuyện gì thế?” Mai Như tử tế hỏi thăm vì niệm tình Nguyệt tỷ nhi.
Triệu di nương van xin, “Nghe nói bệ hạ phái cô nương đi Tây Bắc, ta trộm nghĩ nếu cô nương gặp được đại gia thì xin hãy nhắc đến Nguyệt tỷ nhi với ngài ấy.”
Mai Như thầm than tấm lòng cha mẹ thật đáng thương, nàng giảm bớt phần nào ác cảm với Triệu di nương. Thiếu nữ lạnh lùng gật đầu, “Đương nhiên rồi.”
Triệu di nương lề mề chưa chịu đi như tính nói gì thêm, nhưng Mai Như không muốn nghe tiếp. Nàng ta nhíu mày dõi theo bóng lưng Mai Như.
Lúc Mai Như vào phòng Kiều thị, Nguyệt tỷ nhi đang nằm trên giường và được bôi thuốc bởi Kiều thị lẫn Lưu mụ mụ. Giường nóng hầm hập, cộng thêm phải bôi thuốc nên Nguyệt tỷ nhi chỉ mặc mỗi yếm. Bé trắng trẻo mập mạp, trông đáng yêu ghê gớm.
Mai Như không lại gần, nàng đứng cạnh nhìn rồi mở lời, “Nương, con sẽ vẽ Nguyệt tỷ nhi.”
“Vẽ nó làm gì?”
“Để đưa cho ca ca.”
Kiều thị dừng tay, bà thở dài, “Vậy cũng tốt. Nguyệt tỷ nhi sắp tám tháng mà ca ca con chưa thấy nó lần nào, đúng là đồ nhẫn tâm.”
Mai Như sai Tĩnh Cầm mài mực. Nguyệt tỷ nhi nằm đằng kia, có người giữ nên bé nằm bất động, chỉ quay đầu về phía Mai Như. Đôi mắt bé đen lay láy, bé nhếch miệng cười ngây ngô với nàng. Đứa bé này đang cười gì nhỉ? Mai Như ngẩn ngơ nhìn, lòng nàng dịu lại nhưng đồng thời cũng thấy hơi khó chịu.
Sau ba ngày vẽ Nguyệt tỷ nhi, đã đến lúc Mai Như rời kinh.
Sứ đoàn đi Tây Khương không quá đông. Hồng Lư Tự có năm người, bao gồm một chính sứ và một phó sứ; ngoài ra còn Mai Như với mấy chục hộ vệ.
Ngày rời kinh, Mai Như chẳng muốn người trong phủ đưa tiễn vì sợ mình không nỡ đi rồi khóc òa mất.
Lúc ra khỏi cổng thành, Mai Như lẳng lặng vén màn xe nhìn bên ngoài.
Đập vào mắt nàng là bóng hình Phó Chiêu trong căn phòng của quán trà ven đường.
Kỳ thật hôm qua hai người đã gặp mặt. Hôm qua Lý Hoàng hậu lại gọi Mai Như vào cung và coi đấy là ân điển, Mai Như gặp Phó Chiêu khi rời cung.
Phó Chiêu cố tình tới gặp nàng.
Hắn luôn thấy khó hiểu kể từ ngày nghe tin Mai Như đi sứ. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, hắn kết luận đây là kế hoạch của thất ca. Suy cho cùng, Tuần Tuần ở kinh thành đồng nghĩ với ở trong tầm mắt hoàng hậu lẫn thái tử; bọn họ có thể triệu kiến nàng tùy thích, còn hắn chỉ biết trơ mắt nhìn và lo lắng suông chứ không làm gì được. Tuần Tuần đồng hành với sứ đoàn thì chẳng những xây dựng thêm tiếng tăm, mà còn buộc thái tử phải nể nang cũng như cân nhắc lại.
Suy xét xong, Phó Chiêu cảm thấy ý tưởng của thất ca hết sức thỏa đáng.
Lúc gặp Mai Như, Phó Chiêu không giận dỗi nữa mà chỉ dặn, “Ngoài kia chả phải kinh thành nên ngươi nhớ thận trọng đấy.” Hắn ngẫm nghĩ giây lát rồi thì thầm, “Tuần Tuần, ta có một lá thư muốn ngươi giao cho thất ca.”
“Thư?” Mai Như chau mày.
Phó Chiêu thẳng thắn trả lời, “Ừa, ta nhờ thất ca chiếu cố ngươi.”
Tiết lộ này khiến Mai Như xấu hổ, hắn đang bóng gió gì vậy? Nàng từ chối lá thư và lãnh đạm bảo, “Ta tự lo thân mình được, điện hạ không phải mất công lo lắng. Ta cũng chẳng dám phiền Yến Vương điện hạ!”
Giờ thấy Phó Chiêu làm Mai Như nhớ đến mấy chuyện linh tinh, nàng cụp mắt xuống một cách mất tự nhiên. Thiếu nữ buông rèm, hai hàng lông mày vô thức nhíu lại.
Danh sách chương