Lâm Gia Thái Bảo
Trong giới “trồng lan”, có hai loại bảo vật họ rất thích, một là trầm hương và kỳ nam, vốn có nhiều ở vùng miền Trung, Tây Nguyên và hai là các loại đá âm dương. Đá âm dương thực chất là một dạng đá phong thủy mà công dụng chính là để tạo ra thêm phần âm hoặc phần dương để cân bằng với không gian xung quanh. Chúng ta thường nghe rằng, những vật phong thủy đặt ở những phương vị phù hợp, có thể hóa hưng thành cát cho gia chủ, kỳ thực những vật đó như chiếc đinh, níu giữ những “khí lưu” tốt với mệnh người dùng nó, chứ chưa hẳn là có thể hóa hung thành cát, nôm na mà nói, cũng như uống thuốc cầm chừng ngăn bệnh phát tác ra hơn nữa mà thôi.
Phong thủy có mối liên quan hết sức mật thiết với lý thuyết Kinh Dịch, bản thân phong thủy cũng là một hình thức khai thác năng lượng tâm linh dựa vào bày trí, cho nên mới nghe những chuyện dựa vào thế núi sông để phân kim định huyệt tầm long mạch. Sự cân bằng là mấu chốt. Phàm những huỵêt gọi là xấu hoặc tốt, đều là do nơi đó có mất căn bằng giữa âm và dương hay không, nhiều dương quá thì khô héo, nhiều âm thì mục rữa, nguyên lý vũ trụ cổ kim là thế. Lại nói về chuyện “trồng lan” dùng đá và ngọc, vốn dĩ dựa vào xuất xứ, có những loại đá ngậm âm nhiều hơn dương, cũng như có nhiều loại ngọc bồng âm nhiều hơn cõng dương, nếu lấy những vật đó đặt vào những nơi mất căn bằng như đã nói, có thể điều tiết năng lượng, hóa hung thành cát là vậy!
.
Ngọc Rết kỳ thực là đá đúng hơn là ngọc, nó là lớp nằm xen kẽ giữa các phiến đá vôi, do nhựa cây hoặc loài động vật nào đó mắc kẹt, thời gian biến đổi thuộc tính, tạo thành tinh thể màu cánh gián, thường ở dạng thỏi, uốn lượn như con rết, ngang chừng một phân, dài chừng bảy tám phân đã là cực phẩm. Giới “trồng lan” xưa nay đúng là có đồn về một loại thượng hạng cực phẩm của Ngọc Rết, tên gọi mỹ miều là Ngô Công Kim Thân Ngọc, loại này thì đúng là từ con rết mà thành. Tuy nhiên chưa ai từng thấy cả, chỉ nghe nói nếu có con rết sống trong rễ cây, lúc nó dài chừng ba tấc ba mà cái rễ cây đó hóa bùn, trong điều kiện ấy đủ thời gian thì thân thể con rết hóa thành ngọc màu xanh, vân trắng. Cơ hội để chuyện đó xảy ra, nói thôi đã thấy cực kì nhỏ, họa chăng lại bằng không.
.
Hùng thích săn đá hơn là tìm kỳ nam hoặc trầm hương, săn đá dễ bán, dễ tìm hơn hai loại kia và quan trọng hơn là tính mạng ít bị đe dọa. Bởi vậy mới có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Đó giờ Hùng chỉ nghe dân săn đá bỏ mạng vì té khi đang leo núi là cùng, chứ chẳng nghe ai bị hổ vồ, ma giấu, quỷ moi gan giữa rừng do đi săn đá cả. Tuy nhiên, giới tìm kỳ nam hoặc trầm hương thì những chuyện như vậy rất nhiều. Lần này đi tìm Ngọc Rết, Hùng muốn bổ sung vào bộ sưu tập của mình, nếu được vố đậm thì kiếm ít tiền mua con xe mới, với lại y rất hào hứng khi nghe người ta kể ở vùng Tri Tôn, có một vách đá chỉ thấy mà không đến được, tìm được vách đá đó mới tìm được Ngọc Rết. Điều đó thôi thúc gã lên đường.
.
Đi cùng với Hùng là Thông, một người em trong hội săn đá đã cùng gã kinh qua nhiều vụ “trồng lan” trải dài từ Nam Trung Bộ đến Miền Đông. Thông nhỏ hơn Hùng hai tuổi, dáng người cao to vạm vỡ, đầu húi cua, nước da ngăm đen, tay y sần sùi những vết sẹo sau những chuyến phiêu lưu. Đôi mắt rất “giang hồ”, sẵn sàng ăn tươi nuốt sống ánh nhìn của kẻ khác. Thông là người Phú Yên, vào nam từ nhỏ, sống ở Biên Hòa với mẹ và người chị gái, từ sau khi mẹ y mất độ bảy năm trước, y cũng bỏ nhà chuyển xuống Sài Gòn, rồi từ đó gặp Hùng và thành anh em.
.
Hai người lần đầu đến An Giang, vùng đất linh thiêng Cửu Long với Thất Sơn oai linh và thâm trầm. Trước giờ Hùng chưa có dịp xuống đây, vì “lan” miền ngoài đã nhiều và dễ kiếm nên y cũng chẳng để tâm Nam tiến làm gì. Do không biết đường, loay hoay một hồi thế nào cứ vòng quanh Tri Tôn, họ dừng xe dưới một tán cây thốt nốt. Quang cảnh trước mắt Hùng thật yên bình với đồng lúa xanh và những dãy núi nằm im lặng dưới mây. Lúc này đã là 5h30 chiều. Ánh nắng gay gắt còn sót lại chiếu vào mặt Hùng khi anh quay một vòng để nhìn toàn cảnh. Mắt anh nheo lại để nhìn cho rõ trái núi trước mặt mình. Lưng chừng núi có một ngôi chùa Khmer, dáng vẻ hùng vĩ được chống đỡ bằng những cột đá sừng sững càng làm cho nơi đó trở nên tráng lệ đến lạ thường trước nắng chiều. Hai người thấy vậy mới nảy sinh suy nghĩ là đêm nay tá túc ở đó, phần vì mây đen đang kéo đến và họ lại kẹt ở giữa vùng đồng không mông quạnh, đến cả nấm mồ còn không có cho nên họ nhanh chóng trực chỉ hướng ngôi chùa.
.
Đường dẫn đến ngôi chùa là con đường đất, đủ cho hai xe chạy song song, mặt đường còn hơi nhão do cơn mưa hôm qua, hai bên là cỏ cao tới gần đầu gối, cứ chục mét lại có một cây thốt nốt. Núi nhìn thì gần nhưng do đường quanh co nên chạy cũng khá mất thời gian. Khoảng 6h, họ mới đến chân núi. Trước mặt Hùng là một con dốc, nghiêng chừng bốn mươi độ, mặt dốc phủ một lớp rêu mỏng, từ dưới dốc nhìn lên phía trên bị tán cây phủ cho nên không biết cuối đường là gì. Chỗ chân dốc có một cái cổng bằng xi măng, hai bên tạc hình thần thú sư tử kiểu Nam Tông, trên cổng là tượng một vị Phật có ba mặt, lan can là hai bức tượng quái xà chín đầu nhe nanh đầy hung dữ. Kế bên Hùng có một bó nhang cháy gần hết.
“Này là đường âm!”, Hùng nói, mắt nhìn vào con đường sâu hun hút.
“Đường âm là sao?”, Thông thắc mắc.
“Đường này thường dẫn đến khu nghĩa địa sau chùa, họ xây một cái đường để hồn ma có thể từ trên đó đi xuống mà không phạm vào đường của con người, dưới này có tượng Phật và rắn thần, mục đích là để ngăn bọn ma quỷ vào khu nghĩa địa quấy phá, ăn vong, có vậy người chết mới siêu thoát được. Mà anh thấy âm khí chỗ này quá nặng, tất nhiên sẽ có vong không chịu đi, thường sẽ trú ngụ trên mấy cái cây gần đó, hù dọa những người vô tình đi vào đường này, em thấy mấy cái vết rêu bong ra không? Do người ta té lăn từ trên đó xuống đó”.
Nói đoạn, Hùng lấy một viên đá, khắc lên dòng chữ “Cấm chạy xe lên”, bên con sư tử còn lại là chữ “Stop”.
.
Sau khi khắc xong, Hùng đứng nhìn một lát nữa, thấy vừa ý mới quay sang nói với Thông:
“Anh với chú cất xe ở đây, rồi đi bộ lối này lên”.
Thông đã quá quen với tính khí của Hùng nên anh cũng không buồn hỏi nữa, Hùng làm vậy hẳn phải có lý do, có vẻ như anh đánh hơi được gì đó trong cái không gian đặc sệt âm khí này! Còn chiếc xe, quá tồi tàn để bọn trộm có thể để ý, một chiếc wave nát. Hai người để nó vào một bụi cây, rồi thận trọng bước lên con dốc đầy rêu. Tuy hơi trơn, nhưng do mặt dốc ghồ ghề, cộng với đế giày bám nên họ đi cũng không khó khăn lắm. Vừa đi, Hùng vừa đọc lầm rầm một bài chú bằng tiếng Phạn, tay nắm chặt cây dao găm. Thông cũng làm tương tự. Họ hành sự chung với nhau cũng bốn năm năm rồi nên có những chuyện không cần phải nhắc.
Con dốc nhìn từ dưới lên thì chỉ thấy tối, nhưng khi đi lên còn thấy cả lạnh, cảm giác lưng đổ mồ hôi như có ai đang đu trên người mình vậy. Tán cây rậm rạp thỉnh thoảng lại kêu xào xạc như có cái gì đó đang di chuyển. Còn chừng ba mươi mét nữa là hết con dốc thì Hùng đã thấy thấp thoáng chánh điện của chùa. Lúc này bỗng nhiên da gà cả hai người đều nổi rần rần khi tiếng con nít khóc bỗng vang lên ngay sau lưng. Kiểu khóc thút thít giống như sắp hết hơi, kèm theo cảm giác uất nghẹn khó tả. Thông nhìn Hùng để xác nhận anh có nghe được không, Hùng khẽ gật đầu, đưa tay lên che tay lại làm dấu là đừng để ý, anh biết là nếu lúc này quay lại, sẽ bị “nó” hù đến hồn xiêu phách lạc, thậm chí bị “giấu”.
Không gian đang im lặng đến ngộ ngạt đầy đáng sợ, đột nhiên có tiếng thét vang lên làm Thông choáng váng nhắm mắt che tay lại và ngồi thụp xuống. Tiếng thét im bặt cũng nhanh như lúc nó đến, Thông từ từ mở mắt, lúc này con dốc như biến mất, anh thấy mình đang đứng giữa một khu rừng, xung quanh là sương mù, trên đầu là những cành dây leo đan nhau dày đặc. Mặc dù đã kinh qua những chuỵên tương tự nhưng lúc này, Thông không tránh khỏi cảm giác lo sợ. Đưa mắt nhìn kỹ, những đám dây leo là những chùm ruột còn nhỏ máu! Tiếng khóc xuất hiện trở lại, ngay sau lưng Thông, anh nhanh chóng quay người ra sau, tay lăm lăm cây dao găm, nhưng trước mặt anh chỉ có đứa bé đang cúi mặt khóc. Đứa bé độ sáu bảy tuổi, da trắng bệch, gầy cộc, trên người chỉ có mỗi chiếc quần đùi. Còn chưa biết làm sao, đứa bé đột nhiên nín khóc, ngẩng mặt lên nhìn Thông, tuy môi nó không mở ra nhưng anh vẫn nghe trong đầu vang lên tiếng nói:
“Trả mắt cho con chú ơi…!”, khuôn mặt thằng bé đầy vết như bị cào, cắn, thịt rách ra từng mảng rất nham nhở, hố mắt sâu hoắm đen thui - mắt đã bị móc ra.
Bỗng cú tát như trời giáng làm Thông tỉnh dậy. Anh đang nằm trên nền đất, phía dưới một kiến trúc tháp Khmer, có vẻ anh vừa ngất đi một lúc và Hùng đã tát để anh tỉnh lại. Đỉnh con dốc là cổng vào khu nghĩa địa của chùa, đúng như Hùng nói.
“Em bị sao vậy anh?”, Thông vừa xoa má vừa hỏi.
“Nó phá mày chứ gì, lúc nãy mày ngưng niệm chú đúng không?”,
Thông khẽ gật đầu, đúng là thật nguy hiểm, lúc nãy đang leo lên gần đến đỉnh, Thông đột nhiên ngã lăn ra bất tỉnh, Hùng nhanh chóng kéo anh theo, lên đến nơi mới dùng gừng xoa quanh mũi và tát để Thông tỉnh dậy. Thường khi bị vong phá như vậy, trong cơn mơ nạn nhân sẽ bị hù dọa, nhẹ thì tỉnh tỉnh mê mê hoặc tâm thần, nặng thì có thể vỡ mật mà chết, như vậy sẽ thế chỗ cho ác vong đó hay làm cho nó thêm mạnh. Hai người đứng dậy, sửa soạn lại đồ đạc, lúc này Hùng mới quay qua giải thích với Thông:
Tao nghe mùi kỳ nam lẫn trong mùi tử thi, đâu đó quanh đây có kỳ nam, phen này vố đậm đó mày”.
“Anh đoán hay sao? Sao em không phát hiện gì hết?”.
Hùng tra dao găm vào bao, nhìn xung quanh một lượt rồi trả lời: “Không, anh biết chắc. Kiến trúc chùa Khmer cổng vào thường là tượng thần Bramah bốn mặt, phía dưới con dốc chỉ có ba mặt thôi, không có mặt hướng lên dốc cộng với con rắn tám đầu, đó không phải lọai rắn tốt, nó tượng trưng cho ma quỷ, cái ác, lúc ban đầu anh nghĩ con dốc này là đường âm như các chùa Khmer bình thường, nhưng sau đó anh thấy con đường này có chủ đích khác, nơi này chính xác là một cái lăng mộ lộ thiên, tuy nhiên không phải chôn người bình thường mà là chôn những người tùy táng hoặc nô lệ hoặc những người lúc sống bị coi là quỷ. Để trấn yểm những người đó, trong mộ họ thường có một cái đinh bằng gỗ kỳ nam, chạm khắc Phật hoặc thần Bà La Môn. Đồ đáng giá đó.”
“Có phải những chỗ đó thường có rất nhiều mèo, chôn chung với chủ mộ, mục đích là để mèo ăn phần xác, chia nhỏ hồn phách của chủ mộ để không được siêu thoát, những con mèo đó là vong mèo, sau đó sẽ khoét đất chui ra ngoài lại đúng không anh?”.
Hùng gật đầu. Thông nói tiếp: “Sao em không thấy mèo?”.
Hùng đứng sang một bên, Thông nhìn phía sau anh là một phần tháp mộ, chỉ lộ ra phần đỉnh tháp, phần thân tháp bị bùn đất lấp đầy, dây leo đan kín, phần đỉnh có một lỗ hổng lớn, bên trong có những cặp mắt xanh nhìn trừng trừng ra hai người họ.
.
Hùng trầm ngâm, lấy một cuốn sổ nhỏ ra xem gì đó rồi nói: “Nếu đúng như anh nghĩ, vố này đậm đó, nhưng hơi căng”. Thông trố mắt ra hỏi căng vụ gì, Hùng lặng lẽ nhìn vào cái tháp hoang phế rồi nói: “Dưới này, nếu anh đoán đúng, là truyền thuyết đã lãng quên của vùng Thất Sơn, gần đây có cái hồ đá, gọi là hồ Tà Pạ, dưới tháp này là “tiên cá” của hồ đó!”
Trong giới “trồng lan”, có hai loại bảo vật họ rất thích, một là trầm hương và kỳ nam, vốn có nhiều ở vùng miền Trung, Tây Nguyên và hai là các loại đá âm dương. Đá âm dương thực chất là một dạng đá phong thủy mà công dụng chính là để tạo ra thêm phần âm hoặc phần dương để cân bằng với không gian xung quanh. Chúng ta thường nghe rằng, những vật phong thủy đặt ở những phương vị phù hợp, có thể hóa hưng thành cát cho gia chủ, kỳ thực những vật đó như chiếc đinh, níu giữ những “khí lưu” tốt với mệnh người dùng nó, chứ chưa hẳn là có thể hóa hung thành cát, nôm na mà nói, cũng như uống thuốc cầm chừng ngăn bệnh phát tác ra hơn nữa mà thôi.
Phong thủy có mối liên quan hết sức mật thiết với lý thuyết Kinh Dịch, bản thân phong thủy cũng là một hình thức khai thác năng lượng tâm linh dựa vào bày trí, cho nên mới nghe những chuyện dựa vào thế núi sông để phân kim định huyệt tầm long mạch. Sự cân bằng là mấu chốt. Phàm những huỵêt gọi là xấu hoặc tốt, đều là do nơi đó có mất căn bằng giữa âm và dương hay không, nhiều dương quá thì khô héo, nhiều âm thì mục rữa, nguyên lý vũ trụ cổ kim là thế. Lại nói về chuyện “trồng lan” dùng đá và ngọc, vốn dĩ dựa vào xuất xứ, có những loại đá ngậm âm nhiều hơn dương, cũng như có nhiều loại ngọc bồng âm nhiều hơn cõng dương, nếu lấy những vật đó đặt vào những nơi mất căn bằng như đã nói, có thể điều tiết năng lượng, hóa hung thành cát là vậy!
.
Ngọc Rết kỳ thực là đá đúng hơn là ngọc, nó là lớp nằm xen kẽ giữa các phiến đá vôi, do nhựa cây hoặc loài động vật nào đó mắc kẹt, thời gian biến đổi thuộc tính, tạo thành tinh thể màu cánh gián, thường ở dạng thỏi, uốn lượn như con rết, ngang chừng một phân, dài chừng bảy tám phân đã là cực phẩm. Giới “trồng lan” xưa nay đúng là có đồn về một loại thượng hạng cực phẩm của Ngọc Rết, tên gọi mỹ miều là Ngô Công Kim Thân Ngọc, loại này thì đúng là từ con rết mà thành. Tuy nhiên chưa ai từng thấy cả, chỉ nghe nói nếu có con rết sống trong rễ cây, lúc nó dài chừng ba tấc ba mà cái rễ cây đó hóa bùn, trong điều kiện ấy đủ thời gian thì thân thể con rết hóa thành ngọc màu xanh, vân trắng. Cơ hội để chuyện đó xảy ra, nói thôi đã thấy cực kì nhỏ, họa chăng lại bằng không.
.
Hùng thích săn đá hơn là tìm kỳ nam hoặc trầm hương, săn đá dễ bán, dễ tìm hơn hai loại kia và quan trọng hơn là tính mạng ít bị đe dọa. Bởi vậy mới có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Đó giờ Hùng chỉ nghe dân săn đá bỏ mạng vì té khi đang leo núi là cùng, chứ chẳng nghe ai bị hổ vồ, ma giấu, quỷ moi gan giữa rừng do đi săn đá cả. Tuy nhiên, giới tìm kỳ nam hoặc trầm hương thì những chuyện như vậy rất nhiều. Lần này đi tìm Ngọc Rết, Hùng muốn bổ sung vào bộ sưu tập của mình, nếu được vố đậm thì kiếm ít tiền mua con xe mới, với lại y rất hào hứng khi nghe người ta kể ở vùng Tri Tôn, có một vách đá chỉ thấy mà không đến được, tìm được vách đá đó mới tìm được Ngọc Rết. Điều đó thôi thúc gã lên đường.
.
Đi cùng với Hùng là Thông, một người em trong hội săn đá đã cùng gã kinh qua nhiều vụ “trồng lan” trải dài từ Nam Trung Bộ đến Miền Đông. Thông nhỏ hơn Hùng hai tuổi, dáng người cao to vạm vỡ, đầu húi cua, nước da ngăm đen, tay y sần sùi những vết sẹo sau những chuyến phiêu lưu. Đôi mắt rất “giang hồ”, sẵn sàng ăn tươi nuốt sống ánh nhìn của kẻ khác. Thông là người Phú Yên, vào nam từ nhỏ, sống ở Biên Hòa với mẹ và người chị gái, từ sau khi mẹ y mất độ bảy năm trước, y cũng bỏ nhà chuyển xuống Sài Gòn, rồi từ đó gặp Hùng và thành anh em.
.
Hai người lần đầu đến An Giang, vùng đất linh thiêng Cửu Long với Thất Sơn oai linh và thâm trầm. Trước giờ Hùng chưa có dịp xuống đây, vì “lan” miền ngoài đã nhiều và dễ kiếm nên y cũng chẳng để tâm Nam tiến làm gì. Do không biết đường, loay hoay một hồi thế nào cứ vòng quanh Tri Tôn, họ dừng xe dưới một tán cây thốt nốt. Quang cảnh trước mắt Hùng thật yên bình với đồng lúa xanh và những dãy núi nằm im lặng dưới mây. Lúc này đã là 5h30 chiều. Ánh nắng gay gắt còn sót lại chiếu vào mặt Hùng khi anh quay một vòng để nhìn toàn cảnh. Mắt anh nheo lại để nhìn cho rõ trái núi trước mặt mình. Lưng chừng núi có một ngôi chùa Khmer, dáng vẻ hùng vĩ được chống đỡ bằng những cột đá sừng sững càng làm cho nơi đó trở nên tráng lệ đến lạ thường trước nắng chiều. Hai người thấy vậy mới nảy sinh suy nghĩ là đêm nay tá túc ở đó, phần vì mây đen đang kéo đến và họ lại kẹt ở giữa vùng đồng không mông quạnh, đến cả nấm mồ còn không có cho nên họ nhanh chóng trực chỉ hướng ngôi chùa.
.
Đường dẫn đến ngôi chùa là con đường đất, đủ cho hai xe chạy song song, mặt đường còn hơi nhão do cơn mưa hôm qua, hai bên là cỏ cao tới gần đầu gối, cứ chục mét lại có một cây thốt nốt. Núi nhìn thì gần nhưng do đường quanh co nên chạy cũng khá mất thời gian. Khoảng 6h, họ mới đến chân núi. Trước mặt Hùng là một con dốc, nghiêng chừng bốn mươi độ, mặt dốc phủ một lớp rêu mỏng, từ dưới dốc nhìn lên phía trên bị tán cây phủ cho nên không biết cuối đường là gì. Chỗ chân dốc có một cái cổng bằng xi măng, hai bên tạc hình thần thú sư tử kiểu Nam Tông, trên cổng là tượng một vị Phật có ba mặt, lan can là hai bức tượng quái xà chín đầu nhe nanh đầy hung dữ. Kế bên Hùng có một bó nhang cháy gần hết.
“Này là đường âm!”, Hùng nói, mắt nhìn vào con đường sâu hun hút.
“Đường âm là sao?”, Thông thắc mắc.
“Đường này thường dẫn đến khu nghĩa địa sau chùa, họ xây một cái đường để hồn ma có thể từ trên đó đi xuống mà không phạm vào đường của con người, dưới này có tượng Phật và rắn thần, mục đích là để ngăn bọn ma quỷ vào khu nghĩa địa quấy phá, ăn vong, có vậy người chết mới siêu thoát được. Mà anh thấy âm khí chỗ này quá nặng, tất nhiên sẽ có vong không chịu đi, thường sẽ trú ngụ trên mấy cái cây gần đó, hù dọa những người vô tình đi vào đường này, em thấy mấy cái vết rêu bong ra không? Do người ta té lăn từ trên đó xuống đó”.
Nói đoạn, Hùng lấy một viên đá, khắc lên dòng chữ “Cấm chạy xe lên”, bên con sư tử còn lại là chữ “Stop”.
.
Sau khi khắc xong, Hùng đứng nhìn một lát nữa, thấy vừa ý mới quay sang nói với Thông:
“Anh với chú cất xe ở đây, rồi đi bộ lối này lên”.
Thông đã quá quen với tính khí của Hùng nên anh cũng không buồn hỏi nữa, Hùng làm vậy hẳn phải có lý do, có vẻ như anh đánh hơi được gì đó trong cái không gian đặc sệt âm khí này! Còn chiếc xe, quá tồi tàn để bọn trộm có thể để ý, một chiếc wave nát. Hai người để nó vào một bụi cây, rồi thận trọng bước lên con dốc đầy rêu. Tuy hơi trơn, nhưng do mặt dốc ghồ ghề, cộng với đế giày bám nên họ đi cũng không khó khăn lắm. Vừa đi, Hùng vừa đọc lầm rầm một bài chú bằng tiếng Phạn, tay nắm chặt cây dao găm. Thông cũng làm tương tự. Họ hành sự chung với nhau cũng bốn năm năm rồi nên có những chuyện không cần phải nhắc.
Con dốc nhìn từ dưới lên thì chỉ thấy tối, nhưng khi đi lên còn thấy cả lạnh, cảm giác lưng đổ mồ hôi như có ai đang đu trên người mình vậy. Tán cây rậm rạp thỉnh thoảng lại kêu xào xạc như có cái gì đó đang di chuyển. Còn chừng ba mươi mét nữa là hết con dốc thì Hùng đã thấy thấp thoáng chánh điện của chùa. Lúc này bỗng nhiên da gà cả hai người đều nổi rần rần khi tiếng con nít khóc bỗng vang lên ngay sau lưng. Kiểu khóc thút thít giống như sắp hết hơi, kèm theo cảm giác uất nghẹn khó tả. Thông nhìn Hùng để xác nhận anh có nghe được không, Hùng khẽ gật đầu, đưa tay lên che tay lại làm dấu là đừng để ý, anh biết là nếu lúc này quay lại, sẽ bị “nó” hù đến hồn xiêu phách lạc, thậm chí bị “giấu”.
Không gian đang im lặng đến ngộ ngạt đầy đáng sợ, đột nhiên có tiếng thét vang lên làm Thông choáng váng nhắm mắt che tay lại và ngồi thụp xuống. Tiếng thét im bặt cũng nhanh như lúc nó đến, Thông từ từ mở mắt, lúc này con dốc như biến mất, anh thấy mình đang đứng giữa một khu rừng, xung quanh là sương mù, trên đầu là những cành dây leo đan nhau dày đặc. Mặc dù đã kinh qua những chuỵên tương tự nhưng lúc này, Thông không tránh khỏi cảm giác lo sợ. Đưa mắt nhìn kỹ, những đám dây leo là những chùm ruột còn nhỏ máu! Tiếng khóc xuất hiện trở lại, ngay sau lưng Thông, anh nhanh chóng quay người ra sau, tay lăm lăm cây dao găm, nhưng trước mặt anh chỉ có đứa bé đang cúi mặt khóc. Đứa bé độ sáu bảy tuổi, da trắng bệch, gầy cộc, trên người chỉ có mỗi chiếc quần đùi. Còn chưa biết làm sao, đứa bé đột nhiên nín khóc, ngẩng mặt lên nhìn Thông, tuy môi nó không mở ra nhưng anh vẫn nghe trong đầu vang lên tiếng nói:
“Trả mắt cho con chú ơi…!”, khuôn mặt thằng bé đầy vết như bị cào, cắn, thịt rách ra từng mảng rất nham nhở, hố mắt sâu hoắm đen thui - mắt đã bị móc ra.
Bỗng cú tát như trời giáng làm Thông tỉnh dậy. Anh đang nằm trên nền đất, phía dưới một kiến trúc tháp Khmer, có vẻ anh vừa ngất đi một lúc và Hùng đã tát để anh tỉnh lại. Đỉnh con dốc là cổng vào khu nghĩa địa của chùa, đúng như Hùng nói.
“Em bị sao vậy anh?”, Thông vừa xoa má vừa hỏi.
“Nó phá mày chứ gì, lúc nãy mày ngưng niệm chú đúng không?”,
Thông khẽ gật đầu, đúng là thật nguy hiểm, lúc nãy đang leo lên gần đến đỉnh, Thông đột nhiên ngã lăn ra bất tỉnh, Hùng nhanh chóng kéo anh theo, lên đến nơi mới dùng gừng xoa quanh mũi và tát để Thông tỉnh dậy. Thường khi bị vong phá như vậy, trong cơn mơ nạn nhân sẽ bị hù dọa, nhẹ thì tỉnh tỉnh mê mê hoặc tâm thần, nặng thì có thể vỡ mật mà chết, như vậy sẽ thế chỗ cho ác vong đó hay làm cho nó thêm mạnh. Hai người đứng dậy, sửa soạn lại đồ đạc, lúc này Hùng mới quay qua giải thích với Thông:
Tao nghe mùi kỳ nam lẫn trong mùi tử thi, đâu đó quanh đây có kỳ nam, phen này vố đậm đó mày”.
“Anh đoán hay sao? Sao em không phát hiện gì hết?”.
Hùng tra dao găm vào bao, nhìn xung quanh một lượt rồi trả lời: “Không, anh biết chắc. Kiến trúc chùa Khmer cổng vào thường là tượng thần Bramah bốn mặt, phía dưới con dốc chỉ có ba mặt thôi, không có mặt hướng lên dốc cộng với con rắn tám đầu, đó không phải lọai rắn tốt, nó tượng trưng cho ma quỷ, cái ác, lúc ban đầu anh nghĩ con dốc này là đường âm như các chùa Khmer bình thường, nhưng sau đó anh thấy con đường này có chủ đích khác, nơi này chính xác là một cái lăng mộ lộ thiên, tuy nhiên không phải chôn người bình thường mà là chôn những người tùy táng hoặc nô lệ hoặc những người lúc sống bị coi là quỷ. Để trấn yểm những người đó, trong mộ họ thường có một cái đinh bằng gỗ kỳ nam, chạm khắc Phật hoặc thần Bà La Môn. Đồ đáng giá đó.”
“Có phải những chỗ đó thường có rất nhiều mèo, chôn chung với chủ mộ, mục đích là để mèo ăn phần xác, chia nhỏ hồn phách của chủ mộ để không được siêu thoát, những con mèo đó là vong mèo, sau đó sẽ khoét đất chui ra ngoài lại đúng không anh?”.
Hùng gật đầu. Thông nói tiếp: “Sao em không thấy mèo?”.
Hùng đứng sang một bên, Thông nhìn phía sau anh là một phần tháp mộ, chỉ lộ ra phần đỉnh tháp, phần thân tháp bị bùn đất lấp đầy, dây leo đan kín, phần đỉnh có một lỗ hổng lớn, bên trong có những cặp mắt xanh nhìn trừng trừng ra hai người họ.
.
Hùng trầm ngâm, lấy một cuốn sổ nhỏ ra xem gì đó rồi nói: “Nếu đúng như anh nghĩ, vố này đậm đó, nhưng hơi căng”. Thông trố mắt ra hỏi căng vụ gì, Hùng lặng lẽ nhìn vào cái tháp hoang phế rồi nói: “Dưới này, nếu anh đoán đúng, là truyền thuyết đã lãng quên của vùng Thất Sơn, gần đây có cái hồ đá, gọi là hồ Tà Pạ, dưới tháp này là “tiên cá” của hồ đó!”
Danh sách chương