Hội Giang Noãn vội vàng chạy tới nơi xuống xe sáng nay, máy kéo đã tới nơi, thanh niên trí thức và dân làng trong thôn lần lượt lên xe.

Giang Noãn suôn sẻ lên xe, cô đảo mắt nhìn quanh xe, mọi người đều mang theo đồ đã mua ở huyện, vẻ mặt tươi cười rạng rỡ.

Cô không thấy Trương Hân trên xe, cho đến khi chiếc máy kéo khởi động, Trương Hân cũng không đến.

Trở lại thôn, cả người cô sắp rã rời, cô đi đi về về thế này thật sự cảm thấy thân thể rỗng tuếch, mệt mỏi vô cùng! Cô đặc biệt nhớ những con đường êm ái và giao thông thuận tiện ở đời sau!

Trên đường trở về kí túc xá thanh niên trí thức, mặt trời đã lặn, cả ngôi làng chìm trong hoàng hôn, rũ bỏ toàn bộ màu vàng.

Giang Noãn nhìn vẻ hùng vĩ và dịu dàng của hoàng hôn buổi chập tối, chợt cảm thấy cuộc sống nơi đây không quá khó chịu như mình nghĩ. Cứ thích đi chầm chậm trên con đường mòn trong làng, thỉnh thoảng trò chuyện với bạn đồng hành, thỉnh thoảng lại bắt gặp dân làng đi qua và chào nhau niềm nở. Cô nghĩ một môi trường giàu tình người và giản dị như vậy thực sự rất tốt.

Mọi người đã trở lại kí túc xá thanh niên trí thức, lúc này đã có thể chuẩn bị làm bữa tối rồi.

Vì sẽ có khá nhiều thanh niên trí thức mua thịt và rau để ăn bữa ngon, nên hôm nay mọi người quyết định không ăn cơm nhóm cùng nhau nữa, ai cũng sẽ làm việc riêng của mình.

Ngày thường, người ở kí túc xá thanh niên sẽ giao khẩu phần ăn của mình cho thanh niên trí thức chịu trách nhiệm nấu cơm, mỗi thanh niên trí thức có trách nhiệm nấu ăn trong một tuần, không phân biệt giới tính và thay phiên nhau nấu.



Kí túc xá thanh niên trí thức chỉ có cái nồi và cái lò trong bếp, vì vậy Giang Noãn không vội nên về phòng ký túc xá nghỉ ngơi.

Trong ký túc xá, Cố Tương và Tưởng Tú Hà đều đang may vá sửa lại quần áo trên giường, cả hai đều không đi đến huyện.

Giang Noãn chào hỏi bọn họ, Cố Tương thờ ơ đáp lại, sau đó cúi đầu tiếp tục khâu quần áo trên tay.

Chỉ có Tưởng Tú Hà nhìn thẳng vào miếng thịt trong tay cô, cô ta đi về phía Giang Noãn, nhịn không được nuốt nước bọt. Giọng điệu nịnh nọt nói với Giang Noãn: "Thanh niên trí thức Giang, có thể cho tôi mượn chút thịt được không, khi nào đại đội gửi phiếu thực phẩm tôi sẽ trả lại cho cô?"

Giang Noãn nghe thấy lời nói trực tiếp như vậy nên lập tức nhìn ra lòng tham không che giấu của cô ta, Giang Noãn cảm thấy có chút không thoải mái. Phản ứng đầu tiên của cô là không cho mượn, không phải là cô keo kiệt, chủ yếu là loại mượn này có lần thứ nhất thì sẽ có lần hai lần ba. Thời đại này ai cũng khó khăn, cô lại không phải thánh mẫu, hơn nữa cô mới đến kí túc xá thanh niên trí thức có hai ngày, không biết nhân phẩm của Tưởng Tú Hà như thế nào. Mặt khác, thịt ở đây rất đắt, người nghèo không có cơ hội ăn thịt hai lần một năm.

Giang Noãn đang định mở miệng từ chối cô ta nhưng bị Lý Hồng Anh đột nhiên đi vào cắt ngang.

Lý Hồng Anh tức giận nhắm vào Tưởng Tú Hà: "Chẳng phải hai ngày trước đại đội mới phát tiền và phiếu lương thực sao? Sao thế? Tiêu hết nhanh thế à? Không đến mức đó chứ? Tôi thấy cô cũng chẳng đi đến huyện, chắc chỗ tiền đó chưa tiêu đâu nhỉ? Không phải lại gửi về nhà đấy chứ? Thế thì sao nào? Còn muốn mượn? Không phải chỉ là ăn không ngồi rồi thôi sao? Sao cô không lên trời luôn đi!" 

Chưa đến lượt cô ấy nấu cơm nên cô ấy về kí túc xá nghỉ ngơi một lúc, ai ngờ vừa bước vào cửa đã nghe thấy lời nói không biết xấu hổ này của Tưởng Tú Hà. Ai mà chẳng biết nhân phẩm của cô ta chứ, mượn thì nói dễ nghe đấy, mấu chốt là cô ta chẳng bao giờ trả, là một con nợ.

Trước đây thanh niên trí thức ở kí túc xá thanh niên đều nể tình là người ở chung một mái nhà, ngẩng đầu không thấy cúi đầu thấy, lại nể tình cô ta đều gửi hết tiền bạc và lương thực về nhà, thật sự ở trong hoàn cảnh không còn có lương thực và tiền, sắp sống khổng nổi nữa mới cho cô ta mượn ít thức ăn hoặc tiền.

Không ngờ Tưởng Tú Hà không bao giờ trả lại, lúc đầu nghĩ cô ta thật đáng thương, cuộc sống quá vất vả mà cô ta vẫn kiên cố gửi đồ về nhà, mọi người thông cảm mới cho cô ta mượn. Nhưng chỉ có mượn chứ không có trả, cô ta còn tỏ ra đáng thương nói không phải mình không muốn trả lại, chỉ là mình gửi về nhà hết rồi. Mỗi lần đều nói y như vậy, thanh niên trí thức nghe đến phát phiền, ý nghĩ trước đây cảm thấy cô ta đáng thương đúng là nực cười. Rõ ràng là cô ta đáng đời, cô ta đã gửi hết tiền và thức ăn về nhà, ngoại trừ lá thư xin tiền hàng tháng, họ chưa từng thấy nhà cô ta gửi cho cô ta bất cứ thứ gì.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện