Vương Dao Dao rời xa kinh thành sáu năm, trong sáu năm không dài cũng không ngắn đó, Bắc Kinh đã diễn ra những thay đổi nghiêng trời lệch đất. Thay đổi lớn nhất, tất nhiên là chủ nhân ngồi trên bảo tọa ở giữa điện Thái Hòa kia.
Năm Thiên Thuận thứ tám, hai năm sau khi Vương Dao Dao đến Tô Châu, Anh Tông hoàng đế diệt trừ xong hai quyền thần họ Tào và họ Thạch từng phò trợ mình đoạt lại ngai báu trong “Đoạt môn chi biến”, sau đó cũng lâm bệnh nặng, không thể xử lý triều chính được nữa, mọi sự đều do Thái tử Chu Kiến Thâm lo liệu. Tháng chạp năm đó, Anh Tông băng hà, Thái tử đăng cơ, lấy hiệu là Thành Hóa, mở ra một thời kỳ Thành Hóa tân phong vô cùng thịnh trị.
Vì vậy, đương kim hoàng đế đã không còn là biểu cửu của Vương Dao Dao, mà chính là một vị biểu ca khác của nàng.
Tính đi tính lại, Vương Dao Dao rốt cuộc có bao nhiêu biểu ca, bản thân nàng cũng chẳng nhớ nổi, chỉ biết phân theo tên đệm mà gọi, tỉ như hai biểu ca nhà đại cửu cửu chính là Ôn biểu ca và Kỳ biểu ca. Lúc mới đến Tô Châu, nàng cũng gọi hai biểu ca nhà tứ cô cô là Trác biểu ca và Quân biểu ca. Thời gian dần trôi, nàng cùng với Lý Quân Ngọc càng ngày càng thân thiết, thân thiết hơn bất kỳ biểu ca nào khác, vì thế nàng tự động bỏ chữ “Quân” đi. Từ đó về sau, nàng gọi các biểu ca khác đều kèm theo tên, còn hai chữ “biểu ca” ấy, chỉ là đặc quyền của một người.
Nói về vị đương kim hoàng đế này, trước kia Vương Dao Dao cũng không tiếp xúc với y nhiều lắm. Lúc nàng còn rất nhỏ, phụ thân bảo nàng gọi y là Nghi vương biểu ca. Sau đó, ông lại bắt nàng sửa miệng, đổi thành thái tử biểu ca. Bây giờ nghĩ lại, mới cảm khái cho tuổi thơ đầy biến động của thái tử biểu ca này, hoặc chính xác hơn là, hoàng đế biểu ca.
Nàng từng nghe phụ thân kể, năm đó khi vị biểu ca này vừa mới được hai tuổi, Anh Tông bị Ngõa Lạt Mông Cổ bắt đi, hoàng đệ của ngài là Đại Tông lên chiếm ngôi hoàng đế, phế đi vị Thái tử của Chu Kiến Thâm để phong cho con trai của mình, giáng y xuống làm Nghi vương. Tuổi thơ của Chu Kiến Thâm, đại đa số thời gian, đều phải chịu cảnh bị giam lỏng trong Nghi vương phủ còn bé hơn tòa phủ đệ của Vương Dao Dao ở Tô Châu. Từ một Thái tử cao quý, Chu Kiến Thâm thành một kẻ vô hình, chịu đủ mọi ghẻ lạnh, nhẫn nhục sống dưới sự cai trị của hoàng thúc. Năm y mười tuổi, sau “Đoạt môn chi biến”, Anh Tông giành lại được đế vị, Chu Kiến Thâm cũng được khôi phục ngôi vị Thái tử, trở về Đông cung. Mười bảy tuổi, y lại lên ngôi hoàng đế, dời đến cung Càn Thanh. Mỗi lần phụ thân kể với nàng về bệ hạ, đều thở dài, than một câu bãi bể nương dâu.
Thành Hóa đế lên ngôi đã bốn năm, tuy tuổi còn trẻ nhưng cai trị sáng suốt, giảm nhẹ tô thuế, ân xá thiên hạ, củng cố triều chính, bốn phương được yên ổn, đất nước phồn thịnh, được ca ngợi là một bậc minh quân xuất chúng.
Nếu nói đương kim hoàng đế có một vết nhơ nào đó, thì ấy ắt hẳn là việc y đã sủng ái quá mức Vạn quý phi.
Kể về Vạn quý phi, ai ai cũng cảm thấy hiếu kỳ. Đầu tiên chính là, Vạn quý phi xuất thân vô cùng thấp kém, thấp kém đến khó thể tin. Nàng chỉ là một cung tỳ, cha vốn là tri huyện ở Ngô huyện thuộc Tô Châu, vì mắc tội mà cả nhà bị đày đến biên cương, bản thân nàng lại phải nhập cung. Năm đó, nàng xui xẻo bị đẩy đến Nghi Vương phủ chăm sóc cho vị Thái tử bị phế kia. Vậy mà sau khi Thành Hóa đế đăng cơ, việc đầu tiên chính là sắc phong cho cung tỳ ấy thành quý phi, kế đó, thậm chí còn muốn lập nàng làm hậu. Triều thần nhất tề dâng tấu chương can gián, cho rằng để một phi tần xuất thân cung tỳ trở thành mẫu nghi thiên hạ là một sự khinh nhục đối với quốc thể, ngàn lần không thể được.
Sự kiện phong hậu năm đó, vấp phải sự phản đối kịch liệt của quần thần và hai vị thái hậu, Thành Hóa đế lại vừa lên ngôi, căn cơ chưa vững, cuối cùng đành phải thỏa hiệp. Có điều, Thành Hóa đế thật sự sủng ái Vạn thị đến vô pháp vô thiên. Không thể lập hậu, vậy thì phong hoàng quý phi.
Năm Thành Hóa thứ nhất, Vạn Trinh Nhi được sắc phong là Cung Túc hoàng quý phi, là vị hoàng quý phi đầu tiên trong lịch sử. Thêm một chữ “hoàng” ở trước chữ “quý phi”, ngụ ý chính là, tuy là quý phi, cũng không thua kém hoàng hậu.
Cũng trong năm đó, Ngô thị được lập làm hoàng hậu.
Ngô thị làm chủ lục cung chưa được bao lâu, ba mươi mốt ngày sau đã trở thành phế hậu.
Nguyên nhân rất đơn giản, chính là vì nàng ta cho rằng Vạn quý phi vô lễ với mình, lỡ tay tát nàng một cái.
Xưa nay hoàng hậu răn dạy quý phi là chuyện bình thường, ấy mà khi Thành Hóa đế biết chuyện, tức giận vô cùng, hạ chỉ phế hậu.
Chuyện hoàng hậu bị phế vì răn dạy quý phi, cổ kim chỉ có một.
Sau đó, Vương thị được vời vào cung, thay thế Ngô thị giữ phượng ấn. Lần này, Vương thị rút kinh nghiệm từ phế hậu, hết mực cung kính với Vạn quý phi. Từ đó, trong khắp tam cung lục viện, Vạn quý phi một mình độc sủng thánh ân, không một ai dám khinh nhờn, càng không kẻ nào dám nhắc tới quá khứ làm cung tỳ của nàng nửa lời.
Là một sủng phi như thế, người ta luôn cho rằng, Vạn quý phi hẳn là rất hạnh phúc. Thế nhưng, đời người làm sao được trọn vẹn mỹ mãn.
Năm Thành Hóa thứ hai, Vạn quý phi hạ sinh hoàng trưởng tử. Đây là đứa con đầu tiên của Thành Hóa đế, tất nhiên y vui mừng cực độ, hoàng trưởng tử vừa sinh ra đời đã được phong làm thái tử. Đáng tiếc, tiểu thái tử vừa tròn bảy ngày đã chết non. Thành Hóa đế vô cùng thương xót con trai, bắt cả nước phải để quốc tang, vụ việc này kinh động đến cả Giang Nam, thế nên Vương Dao Dao mới hay biết.
Từ đó về sau, dù hoàng thượng đêm đêm đều nghỉ lại Trường An cung, Vạn quý phi vẫn chẳng sinh thêm được mụn con nào. Cả hậu cung lại càng yên ắng. Vì thế, mãi cho đến năm Thành Hóa thứ tư, Vương Dao Dao cùng Lý Quân Ngọc đến kinh thành, vẫn nghe người ta trộm xì xầm chuyện bệ hạ đến nay vẫn chưa có người nối dõi.
Bấy giờ đương là buổi chiều tà, hoàng hôn vàng vọt buông xuống trên bức tường sừng sững của Tử Cấm Thành, nhuộm thành một màu đỏ thẫm như máu. Khác với mảng xanh mướt đan xen với tường trắng ngói đen êm dịu của Giang Nam, đế thành tràn ngập sắc đỏ và vàng, tuy huy hoàng uy nghiêm, lại quá mực nặng nề bức bối. Thành Hóa đế đang ở Ngự thư phòng phê duyệt qua đề thi Hội sắp tới mà quan viên bên dưới trình lên, thánh nhan chẳng nhìn ra được hỉ nộ. Bất chợt, mày rồng thoáng nhíu lại, khiến vị triều quan đang quỳ dưới kia giật thót tim, trong tiết trời lạnh vẫn nhễ nhại mồ hôi, chỉ sợ không cẩn thận sẽ mất đầu.
Chỉ thấy Thành Hóa đế cầm ngự bút, đề vài chữ lên đề thi, sau đó vung tay ném chúng xuống bên cạnh vị triều quan kia, trầm giọng lệnh:
“Những chỗ trẫm đánh dấu, toàn bộ đều phải sửa lại.”
Vị triều quan quỳ mọp vâng dạ, sau đó theo lệnh lui ra.
Bấy giờ, nắng đã tắt hẳn phía sau chân trời, Tử Cấm thành bắt đầu lên đèn. Thành Hóa đế ngẩng đầu khỏi chồng tấu chương, cất giọng hỏi:
“Hoàng quý phi thế nào rồi, đã dùng thiện chưa?”
Tiểu Lâm Tử vội vàng cung kính đáp:
“Bẩm bệ hạ, người bên Trường An cung hồi báo nương nương đã dùng thiện, bây giờ đang ở Phật đường niệm kinh.”
Ánh mắt nghiêm nghị của Thành Hóa đế thoáng nhu hòa, lại bảo:
“Đêm nay trời lạnh, căn dặn cung nhân đốt thêm than sưởi ấm ở Phật đường.”
Đến nửa đêm, chồng tấu chương trên án thư mới vơi đi, Thành Hóa đế đứng dậy, bãi giá đến cung Trường An.
Trong tất cả các cung điện, cung Trường An là gần với Càn Thanh cung nhất, so với Khôn Ninh cung của hoàng hậu còn lộng lẫy hơn một bậc, sự nguy nga tráng lệ ấy khiến người ta không khỏi liên tưởng tới “kim ốc tàng kiều” của Hán Vũ đế.
Trường An, Trường An, chỉ nguyện năm tháng tĩnh hảo, kiếp này bình an.
Trong cung Trường An, có một Phật đường. Từ năm Thành Hóa thứ hai, sau khi hoàng trưởng tử bất hạnh qua đời, Vạn quý phi cũng ít xuất đầu lộ diện, ngày ngày đều ở trong cung tụng kinh niệm Phật. Thành Hóa đế cho xây riêng một Phật đường vì nàng, một năm cũng đặt ra mấy ngày lệnh cho cả hậu cung phải chay tịnh, nghiêm cấm sát sinh.
Kỷ Uyển Nhi là cung nữ mới đến Trường An cung chỉ được hai năm. Sau sự kiện hoàng trưởng tử hoăng thệ, toàn bộ thái giám và cung nữ trong Trường An cung đều bị thay đổi. Lúc ấy, Kỷ Uyển Nhi được điều đến đây hầu hạ hoàng quý phi. Nghe nói, sở dĩ cô được lựa chọn, chẳng qua chỉ vì may mắn là đồng hương với hoàng quý phi, vừa khéo đang lúc nàng buồn thương vì cái chết của tiểu thái tử, hoàng thượng muốn tìm mấy cung nữ cũng là người Tô thành đến hầu hạ nàng, để nàng khuây khỏa phần nào.
Trước khi Kỷ Uyển Nhi đến Trường An cung, trong tưởng tượng của cô, Vạn quý phi hẳn là một mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành, tựa thiên tiên giáng trần, nếu không làm sao lại được sủng ái đến như vậy. Phải biết rằng, trong hậu cung này, được đế vương sủng ái chỉ có hai trường hợp: một, gia thế rất cao; hai, dung mạo rất đẹp. Mà Vạn quý phi, tất nhiên chẳng phải loại thứ nhất. Lại nói, Tô Châu quả thật là vùng đất của ôn nhu hương trong thiên hạ, thứ không thiếu nhất là mỹ nữ, bản thân Kỷ Uyển Nhi cũng có thể xem là một tiểu mỹ nữ. Thế nhưng, khi trông thấy dung mạo của vị hoàng quý phi độc sủng hậu cung này, Kỷ Uyển Nhi vô cùng kinh ngạc. Nàng không xấu, nhưng cũng không thể gọi là mỹ nhân, chí ít là so với cả hậu cung đầy hoa thơm cỏ lạ, Vạn Trinh Nhi chẳng có gì nổi bật, đừng nói là không thể so sánh với phế hậu Ngô thị, ngay cả Kỷ Uyển Nhi cũng thấy mình có vài phần trội hơn hoàng quý phi về nhan sắc. Vạn quý phi chẳng qua chỉ là một nữ nhân Giang Nam bình thường, dáng người hơi nhỏ bé gầy gò, thần thái nhu hòa mềm mại, giọng nói pha lẫn một chút âm điệu “Ngô nông nhuyễn ngữ” nhỏ nhẹ.
Lần đầu tiên Kỷ Uyển Nhi diện kiến Vạn quý phi, chỉ thấy nàng đang ngồi trong Phật đường đọc một bài “Tâm kinh”. Đợi khi tiếng mõ đều đều dừng lại, hoàng quý phi tay vẫn lần chuỗi Phật ngọc xanh biếc, liếc mắt nhìn cô một cái, rồi lại dời mắt đi, ngẩn ngơ nhìn xa xăm vào bầu trời xanh biếc đã bị bức tường cung cao vút che khuất mất một khoảng. Một lúc sau, nàng khẽ hỏi:
“Ngươi cũng là người Tô thành ư? Vào cung được bao lâu rồi?”
Kỷ Uyển Nhi cung kính thưa:
“Khởi bẩm nương nương, nô tỳ nhập cung năm Thành Hóa thứ nhất, đến nay đã gần hai năm.”
Phụ thân của cô trước làm một chức quan nhỏ ở Tô Châu, vì bị liên lụy đến vụ việc Tào - Thạch, cho nên mới phải rơi vào cảnh này. Nếu không có gia biến, Kỷ Uyển Nhu bây giờ hẳn vẫn là một tiểu thư khuê các.
Vạn quý phi nghe vậy, khẽ thật khẽ thở dài một tiếng, nói:
“Còn bản cung thì đã rời Tô thành hai mươi năm. Chớp mắt đã hai mươi năm rồi, không biết cây dương liễu ở bên cầu Bảo Đới do chính tay ta trồng có còn hay không... Mỗi độ xuân về, có còn ai ở bên vịnh Minh Nguyệt hát khúc đàn từ?”
Kỷ Uyển Nhi nghe nàng nói, một cảm giác bùi ngùi nao nao chợt dâng lên trong lòng.
Sau này, cô mới biết, Vạn quý phi mỗi lần gặp được ai là đồng hương, đều đem những câu hỏi vụn vặt ấy ra hỏi lại, tựa hồ chẳng phải muốn biết câu trả lời, chỉ là mong nghe kể chút chuyện về cố hương.
Kỷ Uyển Nhi ở Trường An cung có thể nói là rất an nhàn. Người bên ngoài luôn nói Vạn quý phi ỷ sủng mà kiêu, nhưng cô chưa từng thấy nàng giận dữ lớn tiếng trách phạt hạ nhân bao giờ. Có lẽ do từng xuất thân từ cung tỳ, Vạn quý phi đối đãi với thái giám, cung nữ khá là khoan dung. Mà cũng có lẽ, là bởi nàng chẳng có tâm trí để ý đến bọn họ. Hoàng thượng miễn cho nàng không cần mỗi sáng đến thỉnh an hoàng hậu. Suốt cả ngày, Vạn quý phi chỉ im lặng ở trong Phật đường tụng kinh niệm Phật, chẳng hề đoái hoài đến chuyện bên ngoài, cũng chẳng giống dáng vẻ của một sủng phi. Các vị chủ tử khác, có ai mà không muốn giành được thánh sủng, Vạn quý phi lại vô cùng lạnh nhạt với việc tranh sủng, những lần hoàng thượng đến cung Trường An, nàng vẫn điềm tĩnh ở trong Phật đường, chẳng ra đón tiếp, cũng chẳng nhiệt tình.
Lúc mới đến, Kỷ Uyển Nhi thường hay sợ thót tim, cứ nơm nớp lo Vạn quý phi phải tội khi quân sẽ liên lụy tới mình chịu vạ lây. Thế nhưng, dần dà, cô kinh ngạc phát hiện ra, sự bao dung của bệ hạ đối với Vạn Trinh Nhi, dường như là không có giới hạn.
Vạn quý phi vốn là người phương Nam, chịu lạnh rất kém, thế nên cả Trường An cung cho dù đã sang xuân vẫn cửa đóng then cài, liên tục đốt than sưởi. Bệ hạ ban cho Trường An cung loại than tốt nhất, cùng một loại với Càn Thanh cung, so với Khôn Ninh cung tất nhiên còn tốt hơn không ít. Kỷ Uyển Nhi nhờ phúc của chủ tử, cũng được ấm áp hơn khi hầu hạ ở các cung khác.
Lúc ngự giá của Thành Hóa đế đến Trường An cung, Vạn quý phi vẫn còn ở trong Phật đường. Kỷ Uyển Nhi ra quỳ tiếp giá, run run bẩm lại:
“Khởi bẩm bệ hạ, nương nương nói rằng... nói rằng... không khỏe trong người, đêm nay muốn nghỉ ngơi ở Phật đường, mời bệ hạ di giá đến cung khác.”
Từ cổ chí kim, chưa từng có chuyện hậu phi dám từ chối hoàng thượng. Nói một cách đơn giản, cả hậu cung đều là của hoàng đế, y muốn đến nơi nào thì đến, muốn thị tẩm ai thì thị tẩm, không ai được phép nói chữ “không” với thiên tử.
Thành Hóa đế nghe vậy, lại không giận, cũng không bỏ đi đến cung khác, chỉ lẳng lặng đi tới Phật đường.
Kỷ Uyển Nhi đợi hoàng thượng đi xa rồi, mới dám ngẩng đầu lên, len lén nhìn theo vạt long bào xa xa kia. Dáng hình ấy, luôn luôn cách cô rất xa, rất rất xa.
Có một loại bi kịch, đó là khi ngươi yêu một người, chỉ vì chứng kiến tình yêu của người đó dành cho một người khác.
Lúc Thành Hóa đế bước vào Phật đường, từ ngoài cửa đã nghe thấy tiếng gõ mõ đều đều.
“Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách...” [1] Vạn quý phi tựa hồ đã nghe được tiếng bước chân, vẫn không hề đứng dậy, cứ tiếp tục thì thầm đọc bài “Tâm kinh” mà Thành Hóa đế đã nghe đến thuộc lòng.
“Trinh Nhi, nghe nói thân thể nàng không khỏe, trẫm đến thăm nàng.” Thình lình, Thành Hóa đế trầm mặc lên tiếng.
Vạn quý phi lại tựa hồ chẳng nghe chẳng biết, vẫn đều giọng bình thản niệm:
“Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...”
“Trinh Nhi, trẫm biết, nàng vẫn còn oán hận trẫm. Nhưng cũng đã hai năm trôi qua, lẽ nào chẳng còn chưa đủ hay sao? Trinh Nhi, buông xuống oán hận đi, được không? Chúng ta vui vẻ làm một đôi phu thê ân ái, không tốt sao?” Thành Hóa đế ngồi xuống bên cạnh nàng, choàng tay ôm lấy bờ vai gầy gò của nàng, khẽ thì thầm.
Bàn tay đang lần Phật ngọc của Vạn quý phi thoáng dừng lại. Nàng tạm dừng tụng niệm, quay đầu lại, lẳng lặng nhìn Thành Hóa đế, chậm rãi nói:
“Nô tỳ chưa từng oán hận bệ hạ. Không có yêu, hận từ đâu mà có?”
“Đêm đã khuya rồi, kính xin bệ hạ hãy di giá tới cung khác để nghỉ ngơi, nô tỳ còn phải tiếp tục niệm kinh, không thể đưa tiễn, kính mong bệ hạ thứ tội.”
Thái độ lạnh nhạt của Vạn quý phi dường như đã chọc giận Thành Hóa đế. Y cười lạnh, nói:
“Thứ tội? Nàng có biết, thái độ khi quân của nàng hiện tại, cho dù chết ngàn lần cũng không hết tội?”
Vạn quý phi không hề nao núng, đáp:
“Xin hoàng thượng ban chết cho nô tỳ, nô tỳ nhất định khôn xiết cảm kích thánh ân.”
Thành Hóa đế đặt tay lên cổ nàng, trầm giọng nói:
“Nàng cho rằng trẫm không dám?”
Vạn quý phi không đáp, tiếp tục lầm rầm tụng niệm:
“Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận...”
Bàn tay của Thành Hóa đế chầm chậm bao lấy cái cổ mảnh khảnh của nàng, ngón tay toan siết chặt lại, rồi lại không cách nào xuống tay.
Thành Hóa chợt bật cười, chua xót tự giễu:
“Xem đi, nàng kiêu ngạo như vậy, còn không phải vì biết chắc trẫm không nỡ giết nàng sao. Trẫm... thật sự, không dám giết nàng.”
Vạn quý phi chẳng hề để ý đến Thành Hóa đế có giết mình hay không, vẫn dửng dưng niệm:
“Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh...”
Nàng còn chưa niệm xong hai chữ “niết bàn”, đã bị Thành Hóa đế ôm lấy, đẩy ngã xuống bồ đoàn. Y cúi xuống, chặn lấy đôi môi của nàng, không cho từ đó tiếp tục phát ra một Phật âm nào nữa. Vạn Trinh Nhi tất nhiên giãy giụa không thôi, khó khăn lắm mới thoát được. Nàng tức giận, nói lớn:
“Trước mặt Bồ Tát, kính mong bệ hạ tự trọng.”
Thành Hóa đế hài lòng nhìn vẻ mặt tức giận đến đỏ bừng của nàng, cảm thấy thuận mắt hơn vẻ lạnh nhạt hờ hững như bức tượng Quan Âm lúc nãy nhiều lắm. Y hôn dọc theo chiếc cổ trắng muốt của nàng, khẽ nói:
“Cả thiên hạ này đều là của trẫm. Nhớ kỹ, trẫm muốn nàng, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, nàng cũng không được quyền chối từ.”
Bàn tay y đưa vào trong vạt áo của nàng, thành thục cởi xuống tầng tầng lớp lớp cung trang. Mặc kệ Vạn Trinh Nhi giãy giụa chống cự bao nhiêu, cũng không thể thắng được sức lực của một nam nhân.
Một đêm đó, thành Bắc Kinh đột nhiên đổ một trận tuyết lớn. Mùa đông tưởng chừng sắp qua đi, nay lại quay trở lại, bao trùm vạn vật, phủ trắng tường đỏ ngói xanh.
Bên trong Phật đường của Trường An cung, không khí vẫn ấm áp vô cùng. Sau cuộc mây mưa, Thành Hóa đế thỏa mãn ôm lấy Vạn Trinh Nhi, lim dim mắt ngửi mùi hương thoang thoảng trên tóc nàng. Mùi hương này theo y từ lúc thơ ấu, hai mươi năm qua vẫn chưa từng rời. Đêm nào không ngửi mùi hương ấy, y đều mất ngủ, không thể chợp mắt. Vạn Trinh Nhi, đối với Chu Kiến Thâm mà nói, không chỉ là tình yêu, mà còn là một thói quen, thói quen có nàng bên cạnh. Chỉ cần một ngày không thấy nàng, y liền cảm thấy vô cùng bất an, vô cùng khó chịu.
Trường An cung, còn một ý nghĩa khác, đó chính là nơi duy nhất y cảm thấy được bình an, không phải đề phòng, không phải tính toán, chỉ đơn thuần ôm nàng ngủ một giấc tới sáng..
Vạn Trinh Nhi như người mất hồn nằm trong vòng tay Thành Hóa đế. Lâu thật lâu sau đó, nàng khẽ thì thầm:
“Tại sao... Tại sao người không ban chết cho nô tỳ? Tại sao lại bắt ta phải sống dày vò như vậy?”
Thành Hóa đế âu yếm vuốt ve khuôn mặt nhỏ nhắn của nàng, khẽ nói:
“Nàng muốn đi đoàn tụ với hắn? Trinh Nhi, nàng đừng mơ tưởng. Đợi đến khi nào A Thâm băng hà, A Thâm tự khắc sẽ mang nàng đi theo.”
Lúc Thành Hóa đế còn là Nghi vương, y luôn tự xưng với nàng là A Thâm. Chỉ là bãi bể nương dâu, vật đổi sao dời, Chu Kiến Thâm bây giờ, đã không còn là A Thâm thiện lương rụt rè của nàng năm đó.
Thành Hóa đế cũng không muốn nói tiếp đề tài này, bèn chuyển sang chuyện khác, nói:
“Ngoại tôn nữ của An Thân vương vừa từ Tô Châu tới kinh thành, nghe nói phu quân của nàng ta cũng là người ở Ngô Trung. Đợi qua đợt thi Đình, A Thâm vời nàng ta vào cung hầu chuyện nàng giải khuây, được không?”
Vạn Trinh Nhi im lặng không đáp, Thành Hóa đế cũng quen với việc này, tự động xem đó là nàng đã đồng ý.
Một đêm dài lại lặng lẽ trôi qua. Trên cao kia, bức tượng Bồ Tát vẫn mang vẻ từ bi vô hạn nhìn xuống thập loại chúng sinh đang chìm nổi trong chốn hồng trần u tối.
-----.------
Hai mươi năm trước, Vạn quý phi vẫn chỉ là một cô bé chưa đầy mười tuổi, vì phụ thân phạm phải tội, cả nhà bị đày đến biên cương, chỉ có một mình nàng bị mang đến hoàng cung làm cung tỳ. Lúc đó Chu Kiến Thâm vừa bị phế chức vị Thái tử, giáng làm Nghi vương. Đại Tông vô cùng đề phòng đứa cháu này, chẳng biết ngày nào y sẽ bị trừ khử, chẳng ai dám theo hầu y. Vạn Trinh Nhi một lòng chỉ muốn rời khỏi Tử Cấm thành, cảm thấy đây là một cơ hội rất tốt, dù gì Nghi Vương phủ vẫn tốt hơn cái lồng giam hoàng cung, biết đâu sau này vị Nghi vương kia có ngày trở mình sẽ niệm nghĩa cũ mà thả nàng về cố hương. Thế nên, nàng bèn xung phong đi đến Nghi vương phủ chăm sóc phế thái tử.
Năm đó, Vạn Trinh Nhi tuyệt không thể ngờ tới, nước cờ sai ấy đã trói nàng vào chiếc lồng vàng Tử Cấm Thành. Cả một đời.
------.------
*Chú thích:
[1] Dịch nghĩa “Tâm kinh”:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
.........
*Tác giả giải thích:
Xem mấy đoạn cut của “Diên Hy” nên tức cảnh sinh tình nhớ tới Vạn quý phi. =) Vạn Trinh Nhi chính là hoàng quý phi đầu tiên trong lịch sử. Từ đó về sau, hoàng quý phi trở thành một phong hiệu cao quý vô cùng, đến hoàng hậu còn phải nể mấy phần, thậm chí, có những hoàng quý phi còn lấn át cả hoàng hậu. Có thể nói, khi hoàng đế phong cho một ai đó làm hoàng quý phi, có nghĩa rằng đấy là người ông ta rất yêu sủng, muốn lập thành hậu, nhưng không thể, thế nên phong làm hoàng quý phi.
Tuy nói truyện đặt trong bối cảnh giả tưởng, nhưng mình lấy cảm hứng rất nhiều từ một giai đoạn có thật trong Minh sử, đó là giai đoạn từ những năm Thiên Thuận kéo dài đến những năm Thành Hóa và dự tính là sẽ leo qua thời Hoằng Trị luôn.:v Tính từ lúc Thành Hóa đế lên ngôi (năm 1464) đến khi Hoằng Trị Đế qua đời (1505) là 41 năm, bối cảnh truyện sẽ tập trung vào 23 năm Thành Hóa, và có lẽ sẽ có đề cập hay có ngoại truyện về 18 năm Hoằng Trị, bởi vì mình siêu thích Hoằng Trị đế - vị hoàng đế hiếm hoi chỉ có duy nhất một hoàng hậu, không phi không tần gì cả. Nếu bạn nào hay đọc về lịch sử thì chắc sẽ nhận ra Thành Hóa đế, Vạn quý phi, Hoằng Trị đế, và một số nhân vật khác mình đều hư cấu dựa vào một phần sử thật. Hình mẫu của biểu ca là lấy từ Minh triều tể tướng Vương Ngạo, ông lần lượt đỗ Giải Nguyên, Hội Nguyên, Thám Hoa, là thầy của Thái tử, cũng là thầy của vị thi nhân nổi tiếng Đường Bá Hổ (sẽ nhắc tới sau).
Nhìn chung thì các nhân vật nam trong truyện này hơi bị ảnh hưởng bởi “bạch nguyệt quang”. “Bạch nguyệt quang” là gì? Đó chính là ánh trăng sáng trong lòng, là hình ảnh đẹp đẽ nhất, hoàn mỹ nhất; đó là bóng hình gắn với thuở thiếu thời hàn vi, là người đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết, là lúc chàng tầm thường nhất, chật vật nhất, bị thiên hạ ruồng rẫy, khinh miệt nhất, vẫn có một cô nương không rời không bỏ; là người mà sau khi chàng ở đỉnh cao quyền lực, nắm thiên hạ trong tay, cho dù có ngàn muôn mỹ nhân vây quanh, cũng không ai có thể so sánh với nàng, không ai có thể thay thế vị trí của nàng. Vị hoàng hậu với bàn chân không bó thô kệch chính là bạch nguyệt quang trong lòng Thái Tổ hoàng đế; Vạn quý phi vừa lớn tuổi, vừa xuất thân thấp kém, vừa không xinh đẹp khuynh thành, lại là bạch nguyệt quang của Thành Hóa đế; còn Vương Dao Dao vừa bánh bèo, vừa ngốc, tất nhiên, là bạch nguyệt quang của biểu ca.
Được rồi, mình thừa nhận mình hơi quái lạ, thật sự là bị ám ảnh bởi một kiểu tình yêu như vậy, nửa là yêu, nửa là tình nghĩa, nửa là thói quen... Tóm lại, chính là, đó không đơn thuần là tình yêu, lại càng nặng hơn tình yêu. Thiên hạ trong mắt chàng chỉ có hai loại phụ nữ: những cô gái khác, và nàng. Ngoài nàng ra, những người khác đều giống như nhau, đều không có ý nghĩa gì cả. Có lẽ hơi cực đoan, hơi ảo tưởng quá mức, nhưng mình thích một tình yêu như thế. =.=
Năm Thiên Thuận thứ tám, hai năm sau khi Vương Dao Dao đến Tô Châu, Anh Tông hoàng đế diệt trừ xong hai quyền thần họ Tào và họ Thạch từng phò trợ mình đoạt lại ngai báu trong “Đoạt môn chi biến”, sau đó cũng lâm bệnh nặng, không thể xử lý triều chính được nữa, mọi sự đều do Thái tử Chu Kiến Thâm lo liệu. Tháng chạp năm đó, Anh Tông băng hà, Thái tử đăng cơ, lấy hiệu là Thành Hóa, mở ra một thời kỳ Thành Hóa tân phong vô cùng thịnh trị.
Vì vậy, đương kim hoàng đế đã không còn là biểu cửu của Vương Dao Dao, mà chính là một vị biểu ca khác của nàng.
Tính đi tính lại, Vương Dao Dao rốt cuộc có bao nhiêu biểu ca, bản thân nàng cũng chẳng nhớ nổi, chỉ biết phân theo tên đệm mà gọi, tỉ như hai biểu ca nhà đại cửu cửu chính là Ôn biểu ca và Kỳ biểu ca. Lúc mới đến Tô Châu, nàng cũng gọi hai biểu ca nhà tứ cô cô là Trác biểu ca và Quân biểu ca. Thời gian dần trôi, nàng cùng với Lý Quân Ngọc càng ngày càng thân thiết, thân thiết hơn bất kỳ biểu ca nào khác, vì thế nàng tự động bỏ chữ “Quân” đi. Từ đó về sau, nàng gọi các biểu ca khác đều kèm theo tên, còn hai chữ “biểu ca” ấy, chỉ là đặc quyền của một người.
Nói về vị đương kim hoàng đế này, trước kia Vương Dao Dao cũng không tiếp xúc với y nhiều lắm. Lúc nàng còn rất nhỏ, phụ thân bảo nàng gọi y là Nghi vương biểu ca. Sau đó, ông lại bắt nàng sửa miệng, đổi thành thái tử biểu ca. Bây giờ nghĩ lại, mới cảm khái cho tuổi thơ đầy biến động của thái tử biểu ca này, hoặc chính xác hơn là, hoàng đế biểu ca.
Nàng từng nghe phụ thân kể, năm đó khi vị biểu ca này vừa mới được hai tuổi, Anh Tông bị Ngõa Lạt Mông Cổ bắt đi, hoàng đệ của ngài là Đại Tông lên chiếm ngôi hoàng đế, phế đi vị Thái tử của Chu Kiến Thâm để phong cho con trai của mình, giáng y xuống làm Nghi vương. Tuổi thơ của Chu Kiến Thâm, đại đa số thời gian, đều phải chịu cảnh bị giam lỏng trong Nghi vương phủ còn bé hơn tòa phủ đệ của Vương Dao Dao ở Tô Châu. Từ một Thái tử cao quý, Chu Kiến Thâm thành một kẻ vô hình, chịu đủ mọi ghẻ lạnh, nhẫn nhục sống dưới sự cai trị của hoàng thúc. Năm y mười tuổi, sau “Đoạt môn chi biến”, Anh Tông giành lại được đế vị, Chu Kiến Thâm cũng được khôi phục ngôi vị Thái tử, trở về Đông cung. Mười bảy tuổi, y lại lên ngôi hoàng đế, dời đến cung Càn Thanh. Mỗi lần phụ thân kể với nàng về bệ hạ, đều thở dài, than một câu bãi bể nương dâu.
Thành Hóa đế lên ngôi đã bốn năm, tuy tuổi còn trẻ nhưng cai trị sáng suốt, giảm nhẹ tô thuế, ân xá thiên hạ, củng cố triều chính, bốn phương được yên ổn, đất nước phồn thịnh, được ca ngợi là một bậc minh quân xuất chúng.
Nếu nói đương kim hoàng đế có một vết nhơ nào đó, thì ấy ắt hẳn là việc y đã sủng ái quá mức Vạn quý phi.
Kể về Vạn quý phi, ai ai cũng cảm thấy hiếu kỳ. Đầu tiên chính là, Vạn quý phi xuất thân vô cùng thấp kém, thấp kém đến khó thể tin. Nàng chỉ là một cung tỳ, cha vốn là tri huyện ở Ngô huyện thuộc Tô Châu, vì mắc tội mà cả nhà bị đày đến biên cương, bản thân nàng lại phải nhập cung. Năm đó, nàng xui xẻo bị đẩy đến Nghi Vương phủ chăm sóc cho vị Thái tử bị phế kia. Vậy mà sau khi Thành Hóa đế đăng cơ, việc đầu tiên chính là sắc phong cho cung tỳ ấy thành quý phi, kế đó, thậm chí còn muốn lập nàng làm hậu. Triều thần nhất tề dâng tấu chương can gián, cho rằng để một phi tần xuất thân cung tỳ trở thành mẫu nghi thiên hạ là một sự khinh nhục đối với quốc thể, ngàn lần không thể được.
Sự kiện phong hậu năm đó, vấp phải sự phản đối kịch liệt của quần thần và hai vị thái hậu, Thành Hóa đế lại vừa lên ngôi, căn cơ chưa vững, cuối cùng đành phải thỏa hiệp. Có điều, Thành Hóa đế thật sự sủng ái Vạn thị đến vô pháp vô thiên. Không thể lập hậu, vậy thì phong hoàng quý phi.
Năm Thành Hóa thứ nhất, Vạn Trinh Nhi được sắc phong là Cung Túc hoàng quý phi, là vị hoàng quý phi đầu tiên trong lịch sử. Thêm một chữ “hoàng” ở trước chữ “quý phi”, ngụ ý chính là, tuy là quý phi, cũng không thua kém hoàng hậu.
Cũng trong năm đó, Ngô thị được lập làm hoàng hậu.
Ngô thị làm chủ lục cung chưa được bao lâu, ba mươi mốt ngày sau đã trở thành phế hậu.
Nguyên nhân rất đơn giản, chính là vì nàng ta cho rằng Vạn quý phi vô lễ với mình, lỡ tay tát nàng một cái.
Xưa nay hoàng hậu răn dạy quý phi là chuyện bình thường, ấy mà khi Thành Hóa đế biết chuyện, tức giận vô cùng, hạ chỉ phế hậu.
Chuyện hoàng hậu bị phế vì răn dạy quý phi, cổ kim chỉ có một.
Sau đó, Vương thị được vời vào cung, thay thế Ngô thị giữ phượng ấn. Lần này, Vương thị rút kinh nghiệm từ phế hậu, hết mực cung kính với Vạn quý phi. Từ đó, trong khắp tam cung lục viện, Vạn quý phi một mình độc sủng thánh ân, không một ai dám khinh nhờn, càng không kẻ nào dám nhắc tới quá khứ làm cung tỳ của nàng nửa lời.
Là một sủng phi như thế, người ta luôn cho rằng, Vạn quý phi hẳn là rất hạnh phúc. Thế nhưng, đời người làm sao được trọn vẹn mỹ mãn.
Năm Thành Hóa thứ hai, Vạn quý phi hạ sinh hoàng trưởng tử. Đây là đứa con đầu tiên của Thành Hóa đế, tất nhiên y vui mừng cực độ, hoàng trưởng tử vừa sinh ra đời đã được phong làm thái tử. Đáng tiếc, tiểu thái tử vừa tròn bảy ngày đã chết non. Thành Hóa đế vô cùng thương xót con trai, bắt cả nước phải để quốc tang, vụ việc này kinh động đến cả Giang Nam, thế nên Vương Dao Dao mới hay biết.
Từ đó về sau, dù hoàng thượng đêm đêm đều nghỉ lại Trường An cung, Vạn quý phi vẫn chẳng sinh thêm được mụn con nào. Cả hậu cung lại càng yên ắng. Vì thế, mãi cho đến năm Thành Hóa thứ tư, Vương Dao Dao cùng Lý Quân Ngọc đến kinh thành, vẫn nghe người ta trộm xì xầm chuyện bệ hạ đến nay vẫn chưa có người nối dõi.
Bấy giờ đương là buổi chiều tà, hoàng hôn vàng vọt buông xuống trên bức tường sừng sững của Tử Cấm Thành, nhuộm thành một màu đỏ thẫm như máu. Khác với mảng xanh mướt đan xen với tường trắng ngói đen êm dịu của Giang Nam, đế thành tràn ngập sắc đỏ và vàng, tuy huy hoàng uy nghiêm, lại quá mực nặng nề bức bối. Thành Hóa đế đang ở Ngự thư phòng phê duyệt qua đề thi Hội sắp tới mà quan viên bên dưới trình lên, thánh nhan chẳng nhìn ra được hỉ nộ. Bất chợt, mày rồng thoáng nhíu lại, khiến vị triều quan đang quỳ dưới kia giật thót tim, trong tiết trời lạnh vẫn nhễ nhại mồ hôi, chỉ sợ không cẩn thận sẽ mất đầu.
Chỉ thấy Thành Hóa đế cầm ngự bút, đề vài chữ lên đề thi, sau đó vung tay ném chúng xuống bên cạnh vị triều quan kia, trầm giọng lệnh:
“Những chỗ trẫm đánh dấu, toàn bộ đều phải sửa lại.”
Vị triều quan quỳ mọp vâng dạ, sau đó theo lệnh lui ra.
Bấy giờ, nắng đã tắt hẳn phía sau chân trời, Tử Cấm thành bắt đầu lên đèn. Thành Hóa đế ngẩng đầu khỏi chồng tấu chương, cất giọng hỏi:
“Hoàng quý phi thế nào rồi, đã dùng thiện chưa?”
Tiểu Lâm Tử vội vàng cung kính đáp:
“Bẩm bệ hạ, người bên Trường An cung hồi báo nương nương đã dùng thiện, bây giờ đang ở Phật đường niệm kinh.”
Ánh mắt nghiêm nghị của Thành Hóa đế thoáng nhu hòa, lại bảo:
“Đêm nay trời lạnh, căn dặn cung nhân đốt thêm than sưởi ấm ở Phật đường.”
Đến nửa đêm, chồng tấu chương trên án thư mới vơi đi, Thành Hóa đế đứng dậy, bãi giá đến cung Trường An.
Trong tất cả các cung điện, cung Trường An là gần với Càn Thanh cung nhất, so với Khôn Ninh cung của hoàng hậu còn lộng lẫy hơn một bậc, sự nguy nga tráng lệ ấy khiến người ta không khỏi liên tưởng tới “kim ốc tàng kiều” của Hán Vũ đế.
Trường An, Trường An, chỉ nguyện năm tháng tĩnh hảo, kiếp này bình an.
Trong cung Trường An, có một Phật đường. Từ năm Thành Hóa thứ hai, sau khi hoàng trưởng tử bất hạnh qua đời, Vạn quý phi cũng ít xuất đầu lộ diện, ngày ngày đều ở trong cung tụng kinh niệm Phật. Thành Hóa đế cho xây riêng một Phật đường vì nàng, một năm cũng đặt ra mấy ngày lệnh cho cả hậu cung phải chay tịnh, nghiêm cấm sát sinh.
Kỷ Uyển Nhi là cung nữ mới đến Trường An cung chỉ được hai năm. Sau sự kiện hoàng trưởng tử hoăng thệ, toàn bộ thái giám và cung nữ trong Trường An cung đều bị thay đổi. Lúc ấy, Kỷ Uyển Nhi được điều đến đây hầu hạ hoàng quý phi. Nghe nói, sở dĩ cô được lựa chọn, chẳng qua chỉ vì may mắn là đồng hương với hoàng quý phi, vừa khéo đang lúc nàng buồn thương vì cái chết của tiểu thái tử, hoàng thượng muốn tìm mấy cung nữ cũng là người Tô thành đến hầu hạ nàng, để nàng khuây khỏa phần nào.
Trước khi Kỷ Uyển Nhi đến Trường An cung, trong tưởng tượng của cô, Vạn quý phi hẳn là một mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành, tựa thiên tiên giáng trần, nếu không làm sao lại được sủng ái đến như vậy. Phải biết rằng, trong hậu cung này, được đế vương sủng ái chỉ có hai trường hợp: một, gia thế rất cao; hai, dung mạo rất đẹp. Mà Vạn quý phi, tất nhiên chẳng phải loại thứ nhất. Lại nói, Tô Châu quả thật là vùng đất của ôn nhu hương trong thiên hạ, thứ không thiếu nhất là mỹ nữ, bản thân Kỷ Uyển Nhi cũng có thể xem là một tiểu mỹ nữ. Thế nhưng, khi trông thấy dung mạo của vị hoàng quý phi độc sủng hậu cung này, Kỷ Uyển Nhi vô cùng kinh ngạc. Nàng không xấu, nhưng cũng không thể gọi là mỹ nhân, chí ít là so với cả hậu cung đầy hoa thơm cỏ lạ, Vạn Trinh Nhi chẳng có gì nổi bật, đừng nói là không thể so sánh với phế hậu Ngô thị, ngay cả Kỷ Uyển Nhi cũng thấy mình có vài phần trội hơn hoàng quý phi về nhan sắc. Vạn quý phi chẳng qua chỉ là một nữ nhân Giang Nam bình thường, dáng người hơi nhỏ bé gầy gò, thần thái nhu hòa mềm mại, giọng nói pha lẫn một chút âm điệu “Ngô nông nhuyễn ngữ” nhỏ nhẹ.
Lần đầu tiên Kỷ Uyển Nhi diện kiến Vạn quý phi, chỉ thấy nàng đang ngồi trong Phật đường đọc một bài “Tâm kinh”. Đợi khi tiếng mõ đều đều dừng lại, hoàng quý phi tay vẫn lần chuỗi Phật ngọc xanh biếc, liếc mắt nhìn cô một cái, rồi lại dời mắt đi, ngẩn ngơ nhìn xa xăm vào bầu trời xanh biếc đã bị bức tường cung cao vút che khuất mất một khoảng. Một lúc sau, nàng khẽ hỏi:
“Ngươi cũng là người Tô thành ư? Vào cung được bao lâu rồi?”
Kỷ Uyển Nhi cung kính thưa:
“Khởi bẩm nương nương, nô tỳ nhập cung năm Thành Hóa thứ nhất, đến nay đã gần hai năm.”
Phụ thân của cô trước làm một chức quan nhỏ ở Tô Châu, vì bị liên lụy đến vụ việc Tào - Thạch, cho nên mới phải rơi vào cảnh này. Nếu không có gia biến, Kỷ Uyển Nhu bây giờ hẳn vẫn là một tiểu thư khuê các.
Vạn quý phi nghe vậy, khẽ thật khẽ thở dài một tiếng, nói:
“Còn bản cung thì đã rời Tô thành hai mươi năm. Chớp mắt đã hai mươi năm rồi, không biết cây dương liễu ở bên cầu Bảo Đới do chính tay ta trồng có còn hay không... Mỗi độ xuân về, có còn ai ở bên vịnh Minh Nguyệt hát khúc đàn từ?”
Kỷ Uyển Nhi nghe nàng nói, một cảm giác bùi ngùi nao nao chợt dâng lên trong lòng.
Sau này, cô mới biết, Vạn quý phi mỗi lần gặp được ai là đồng hương, đều đem những câu hỏi vụn vặt ấy ra hỏi lại, tựa hồ chẳng phải muốn biết câu trả lời, chỉ là mong nghe kể chút chuyện về cố hương.
Kỷ Uyển Nhi ở Trường An cung có thể nói là rất an nhàn. Người bên ngoài luôn nói Vạn quý phi ỷ sủng mà kiêu, nhưng cô chưa từng thấy nàng giận dữ lớn tiếng trách phạt hạ nhân bao giờ. Có lẽ do từng xuất thân từ cung tỳ, Vạn quý phi đối đãi với thái giám, cung nữ khá là khoan dung. Mà cũng có lẽ, là bởi nàng chẳng có tâm trí để ý đến bọn họ. Hoàng thượng miễn cho nàng không cần mỗi sáng đến thỉnh an hoàng hậu. Suốt cả ngày, Vạn quý phi chỉ im lặng ở trong Phật đường tụng kinh niệm Phật, chẳng hề đoái hoài đến chuyện bên ngoài, cũng chẳng giống dáng vẻ của một sủng phi. Các vị chủ tử khác, có ai mà không muốn giành được thánh sủng, Vạn quý phi lại vô cùng lạnh nhạt với việc tranh sủng, những lần hoàng thượng đến cung Trường An, nàng vẫn điềm tĩnh ở trong Phật đường, chẳng ra đón tiếp, cũng chẳng nhiệt tình.
Lúc mới đến, Kỷ Uyển Nhi thường hay sợ thót tim, cứ nơm nớp lo Vạn quý phi phải tội khi quân sẽ liên lụy tới mình chịu vạ lây. Thế nhưng, dần dà, cô kinh ngạc phát hiện ra, sự bao dung của bệ hạ đối với Vạn Trinh Nhi, dường như là không có giới hạn.
Vạn quý phi vốn là người phương Nam, chịu lạnh rất kém, thế nên cả Trường An cung cho dù đã sang xuân vẫn cửa đóng then cài, liên tục đốt than sưởi. Bệ hạ ban cho Trường An cung loại than tốt nhất, cùng một loại với Càn Thanh cung, so với Khôn Ninh cung tất nhiên còn tốt hơn không ít. Kỷ Uyển Nhi nhờ phúc của chủ tử, cũng được ấm áp hơn khi hầu hạ ở các cung khác.
Lúc ngự giá của Thành Hóa đế đến Trường An cung, Vạn quý phi vẫn còn ở trong Phật đường. Kỷ Uyển Nhi ra quỳ tiếp giá, run run bẩm lại:
“Khởi bẩm bệ hạ, nương nương nói rằng... nói rằng... không khỏe trong người, đêm nay muốn nghỉ ngơi ở Phật đường, mời bệ hạ di giá đến cung khác.”
Từ cổ chí kim, chưa từng có chuyện hậu phi dám từ chối hoàng thượng. Nói một cách đơn giản, cả hậu cung đều là của hoàng đế, y muốn đến nơi nào thì đến, muốn thị tẩm ai thì thị tẩm, không ai được phép nói chữ “không” với thiên tử.
Thành Hóa đế nghe vậy, lại không giận, cũng không bỏ đi đến cung khác, chỉ lẳng lặng đi tới Phật đường.
Kỷ Uyển Nhi đợi hoàng thượng đi xa rồi, mới dám ngẩng đầu lên, len lén nhìn theo vạt long bào xa xa kia. Dáng hình ấy, luôn luôn cách cô rất xa, rất rất xa.
Có một loại bi kịch, đó là khi ngươi yêu một người, chỉ vì chứng kiến tình yêu của người đó dành cho một người khác.
Lúc Thành Hóa đế bước vào Phật đường, từ ngoài cửa đã nghe thấy tiếng gõ mõ đều đều.
“Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách...” [1] Vạn quý phi tựa hồ đã nghe được tiếng bước chân, vẫn không hề đứng dậy, cứ tiếp tục thì thầm đọc bài “Tâm kinh” mà Thành Hóa đế đã nghe đến thuộc lòng.
“Trinh Nhi, nghe nói thân thể nàng không khỏe, trẫm đến thăm nàng.” Thình lình, Thành Hóa đế trầm mặc lên tiếng.
Vạn quý phi lại tựa hồ chẳng nghe chẳng biết, vẫn đều giọng bình thản niệm:
“Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...”
“Trinh Nhi, trẫm biết, nàng vẫn còn oán hận trẫm. Nhưng cũng đã hai năm trôi qua, lẽ nào chẳng còn chưa đủ hay sao? Trinh Nhi, buông xuống oán hận đi, được không? Chúng ta vui vẻ làm một đôi phu thê ân ái, không tốt sao?” Thành Hóa đế ngồi xuống bên cạnh nàng, choàng tay ôm lấy bờ vai gầy gò của nàng, khẽ thì thầm.
Bàn tay đang lần Phật ngọc của Vạn quý phi thoáng dừng lại. Nàng tạm dừng tụng niệm, quay đầu lại, lẳng lặng nhìn Thành Hóa đế, chậm rãi nói:
“Nô tỳ chưa từng oán hận bệ hạ. Không có yêu, hận từ đâu mà có?”
“Đêm đã khuya rồi, kính xin bệ hạ hãy di giá tới cung khác để nghỉ ngơi, nô tỳ còn phải tiếp tục niệm kinh, không thể đưa tiễn, kính mong bệ hạ thứ tội.”
Thái độ lạnh nhạt của Vạn quý phi dường như đã chọc giận Thành Hóa đế. Y cười lạnh, nói:
“Thứ tội? Nàng có biết, thái độ khi quân của nàng hiện tại, cho dù chết ngàn lần cũng không hết tội?”
Vạn quý phi không hề nao núng, đáp:
“Xin hoàng thượng ban chết cho nô tỳ, nô tỳ nhất định khôn xiết cảm kích thánh ân.”
Thành Hóa đế đặt tay lên cổ nàng, trầm giọng nói:
“Nàng cho rằng trẫm không dám?”
Vạn quý phi không đáp, tiếp tục lầm rầm tụng niệm:
“Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận...”
Bàn tay của Thành Hóa đế chầm chậm bao lấy cái cổ mảnh khảnh của nàng, ngón tay toan siết chặt lại, rồi lại không cách nào xuống tay.
Thành Hóa chợt bật cười, chua xót tự giễu:
“Xem đi, nàng kiêu ngạo như vậy, còn không phải vì biết chắc trẫm không nỡ giết nàng sao. Trẫm... thật sự, không dám giết nàng.”
Vạn quý phi chẳng hề để ý đến Thành Hóa đế có giết mình hay không, vẫn dửng dưng niệm:
“Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh...”
Nàng còn chưa niệm xong hai chữ “niết bàn”, đã bị Thành Hóa đế ôm lấy, đẩy ngã xuống bồ đoàn. Y cúi xuống, chặn lấy đôi môi của nàng, không cho từ đó tiếp tục phát ra một Phật âm nào nữa. Vạn Trinh Nhi tất nhiên giãy giụa không thôi, khó khăn lắm mới thoát được. Nàng tức giận, nói lớn:
“Trước mặt Bồ Tát, kính mong bệ hạ tự trọng.”
Thành Hóa đế hài lòng nhìn vẻ mặt tức giận đến đỏ bừng của nàng, cảm thấy thuận mắt hơn vẻ lạnh nhạt hờ hững như bức tượng Quan Âm lúc nãy nhiều lắm. Y hôn dọc theo chiếc cổ trắng muốt của nàng, khẽ nói:
“Cả thiên hạ này đều là của trẫm. Nhớ kỹ, trẫm muốn nàng, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, nàng cũng không được quyền chối từ.”
Bàn tay y đưa vào trong vạt áo của nàng, thành thục cởi xuống tầng tầng lớp lớp cung trang. Mặc kệ Vạn Trinh Nhi giãy giụa chống cự bao nhiêu, cũng không thể thắng được sức lực của một nam nhân.
Một đêm đó, thành Bắc Kinh đột nhiên đổ một trận tuyết lớn. Mùa đông tưởng chừng sắp qua đi, nay lại quay trở lại, bao trùm vạn vật, phủ trắng tường đỏ ngói xanh.
Bên trong Phật đường của Trường An cung, không khí vẫn ấm áp vô cùng. Sau cuộc mây mưa, Thành Hóa đế thỏa mãn ôm lấy Vạn Trinh Nhi, lim dim mắt ngửi mùi hương thoang thoảng trên tóc nàng. Mùi hương này theo y từ lúc thơ ấu, hai mươi năm qua vẫn chưa từng rời. Đêm nào không ngửi mùi hương ấy, y đều mất ngủ, không thể chợp mắt. Vạn Trinh Nhi, đối với Chu Kiến Thâm mà nói, không chỉ là tình yêu, mà còn là một thói quen, thói quen có nàng bên cạnh. Chỉ cần một ngày không thấy nàng, y liền cảm thấy vô cùng bất an, vô cùng khó chịu.
Trường An cung, còn một ý nghĩa khác, đó chính là nơi duy nhất y cảm thấy được bình an, không phải đề phòng, không phải tính toán, chỉ đơn thuần ôm nàng ngủ một giấc tới sáng..
Vạn Trinh Nhi như người mất hồn nằm trong vòng tay Thành Hóa đế. Lâu thật lâu sau đó, nàng khẽ thì thầm:
“Tại sao... Tại sao người không ban chết cho nô tỳ? Tại sao lại bắt ta phải sống dày vò như vậy?”
Thành Hóa đế âu yếm vuốt ve khuôn mặt nhỏ nhắn của nàng, khẽ nói:
“Nàng muốn đi đoàn tụ với hắn? Trinh Nhi, nàng đừng mơ tưởng. Đợi đến khi nào A Thâm băng hà, A Thâm tự khắc sẽ mang nàng đi theo.”
Lúc Thành Hóa đế còn là Nghi vương, y luôn tự xưng với nàng là A Thâm. Chỉ là bãi bể nương dâu, vật đổi sao dời, Chu Kiến Thâm bây giờ, đã không còn là A Thâm thiện lương rụt rè của nàng năm đó.
Thành Hóa đế cũng không muốn nói tiếp đề tài này, bèn chuyển sang chuyện khác, nói:
“Ngoại tôn nữ của An Thân vương vừa từ Tô Châu tới kinh thành, nghe nói phu quân của nàng ta cũng là người ở Ngô Trung. Đợi qua đợt thi Đình, A Thâm vời nàng ta vào cung hầu chuyện nàng giải khuây, được không?”
Vạn Trinh Nhi im lặng không đáp, Thành Hóa đế cũng quen với việc này, tự động xem đó là nàng đã đồng ý.
Một đêm dài lại lặng lẽ trôi qua. Trên cao kia, bức tượng Bồ Tát vẫn mang vẻ từ bi vô hạn nhìn xuống thập loại chúng sinh đang chìm nổi trong chốn hồng trần u tối.
-----.------
Hai mươi năm trước, Vạn quý phi vẫn chỉ là một cô bé chưa đầy mười tuổi, vì phụ thân phạm phải tội, cả nhà bị đày đến biên cương, chỉ có một mình nàng bị mang đến hoàng cung làm cung tỳ. Lúc đó Chu Kiến Thâm vừa bị phế chức vị Thái tử, giáng làm Nghi vương. Đại Tông vô cùng đề phòng đứa cháu này, chẳng biết ngày nào y sẽ bị trừ khử, chẳng ai dám theo hầu y. Vạn Trinh Nhi một lòng chỉ muốn rời khỏi Tử Cấm thành, cảm thấy đây là một cơ hội rất tốt, dù gì Nghi Vương phủ vẫn tốt hơn cái lồng giam hoàng cung, biết đâu sau này vị Nghi vương kia có ngày trở mình sẽ niệm nghĩa cũ mà thả nàng về cố hương. Thế nên, nàng bèn xung phong đi đến Nghi vương phủ chăm sóc phế thái tử.
Năm đó, Vạn Trinh Nhi tuyệt không thể ngờ tới, nước cờ sai ấy đã trói nàng vào chiếc lồng vàng Tử Cấm Thành. Cả một đời.
------.------
*Chú thích:
[1] Dịch nghĩa “Tâm kinh”:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
.........
*Tác giả giải thích:
Xem mấy đoạn cut của “Diên Hy” nên tức cảnh sinh tình nhớ tới Vạn quý phi. =) Vạn Trinh Nhi chính là hoàng quý phi đầu tiên trong lịch sử. Từ đó về sau, hoàng quý phi trở thành một phong hiệu cao quý vô cùng, đến hoàng hậu còn phải nể mấy phần, thậm chí, có những hoàng quý phi còn lấn át cả hoàng hậu. Có thể nói, khi hoàng đế phong cho một ai đó làm hoàng quý phi, có nghĩa rằng đấy là người ông ta rất yêu sủng, muốn lập thành hậu, nhưng không thể, thế nên phong làm hoàng quý phi.
Tuy nói truyện đặt trong bối cảnh giả tưởng, nhưng mình lấy cảm hứng rất nhiều từ một giai đoạn có thật trong Minh sử, đó là giai đoạn từ những năm Thiên Thuận kéo dài đến những năm Thành Hóa và dự tính là sẽ leo qua thời Hoằng Trị luôn.:v Tính từ lúc Thành Hóa đế lên ngôi (năm 1464) đến khi Hoằng Trị Đế qua đời (1505) là 41 năm, bối cảnh truyện sẽ tập trung vào 23 năm Thành Hóa, và có lẽ sẽ có đề cập hay có ngoại truyện về 18 năm Hoằng Trị, bởi vì mình siêu thích Hoằng Trị đế - vị hoàng đế hiếm hoi chỉ có duy nhất một hoàng hậu, không phi không tần gì cả. Nếu bạn nào hay đọc về lịch sử thì chắc sẽ nhận ra Thành Hóa đế, Vạn quý phi, Hoằng Trị đế, và một số nhân vật khác mình đều hư cấu dựa vào một phần sử thật. Hình mẫu của biểu ca là lấy từ Minh triều tể tướng Vương Ngạo, ông lần lượt đỗ Giải Nguyên, Hội Nguyên, Thám Hoa, là thầy của Thái tử, cũng là thầy của vị thi nhân nổi tiếng Đường Bá Hổ (sẽ nhắc tới sau).
Nhìn chung thì các nhân vật nam trong truyện này hơi bị ảnh hưởng bởi “bạch nguyệt quang”. “Bạch nguyệt quang” là gì? Đó chính là ánh trăng sáng trong lòng, là hình ảnh đẹp đẽ nhất, hoàn mỹ nhất; đó là bóng hình gắn với thuở thiếu thời hàn vi, là người đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết, là lúc chàng tầm thường nhất, chật vật nhất, bị thiên hạ ruồng rẫy, khinh miệt nhất, vẫn có một cô nương không rời không bỏ; là người mà sau khi chàng ở đỉnh cao quyền lực, nắm thiên hạ trong tay, cho dù có ngàn muôn mỹ nhân vây quanh, cũng không ai có thể so sánh với nàng, không ai có thể thay thế vị trí của nàng. Vị hoàng hậu với bàn chân không bó thô kệch chính là bạch nguyệt quang trong lòng Thái Tổ hoàng đế; Vạn quý phi vừa lớn tuổi, vừa xuất thân thấp kém, vừa không xinh đẹp khuynh thành, lại là bạch nguyệt quang của Thành Hóa đế; còn Vương Dao Dao vừa bánh bèo, vừa ngốc, tất nhiên, là bạch nguyệt quang của biểu ca.
Được rồi, mình thừa nhận mình hơi quái lạ, thật sự là bị ám ảnh bởi một kiểu tình yêu như vậy, nửa là yêu, nửa là tình nghĩa, nửa là thói quen... Tóm lại, chính là, đó không đơn thuần là tình yêu, lại càng nặng hơn tình yêu. Thiên hạ trong mắt chàng chỉ có hai loại phụ nữ: những cô gái khác, và nàng. Ngoài nàng ra, những người khác đều giống như nhau, đều không có ý nghĩa gì cả. Có lẽ hơi cực đoan, hơi ảo tưởng quá mức, nhưng mình thích một tình yêu như thế. =.=
Danh sách chương