Không lâu trước đó tại tàng thư lâu cạnh Tô phủ, lò sưởi nóng hừng hực, bầu không khí khá là nghiêm túc. Lúc này toàn bộ những người được coi là có học vấn trong Tô gia đều đã tụ tập về đây, địa vị tối cao hiển nhiên là đương nhiệm tri phủ Thân Châu, Tống Mậu Tống Dư Phồn. Người này xuất thân tiến sĩ, lúc còn là thường dân đã được coi là tài trí hơn người. Bởi biết hàng năm lão đều tới nên các tiên sinh đã đốc thúc đám học trò chuẩn bị sẵn sàng từ trước.
Có tiền không thể mua được học vấn, nhưng có tiền có thể mua được sách, bởi vậy tòa tàng thư lâu này của họ Tô thực sự rất lớn và trang nghiêm. Nếu như hỏi Tô lão thái công có nguyện vọng gì, thì ông ấy hi vọng sẽ có một ngày Tô phủ trở thành dòng dõi thư hương chân chính. Đời sau khi người học vấn sâu rộng lớp lớp xuất hiện, đám hậu nhân đó thấy tòa tàng thư lâu này ắt sẽ phải nhớ tới lão, một thương nhân già bỏ cả đời nỗ lực gây dựng cái nền móng này – Đây là những suy nghĩ thực sự nghiêm túc. Khi người ta về già thường rất hứng thú với những chuyện như thế này.
Tại tàng thư lâu lúc này, phần kiểm tra cố định lúc đầu đã xong. Chẳng qua là cho những học sinh lớn làm một bài luận, mấy đứa bé hơn thì nhắc lại lời tiên hiền và diễn giải bằng cách hiểu của mình. Trong thời đại này, các loại tài liệu dạng đáp án tham khảo tuyệt đối không có, vì thế không ai có thể khẳng định ý tứ của từng câu từng chữ trong Luận Ngữ, mỗi người đều có kiến giải riêng. Cách nhận định nhìn chung là một quá trình đánh giá cảm tính. Đương nhiên, chỉ cần là người có kiến thức thì sẽ nhìn ra rất nhiều thứ trong đó, ví như chuyện các tiên sinh dạy học như thế nào, có máy móc không, hay học sinh có năng lực sáng tạo, có suy nghĩ riêng của mình không...
Nhưng kiểm tra học lực năm nay so với những năm trước có chút khác biệt.
Sau khi kiểm tra sơ bộ xong, lúc này một đứa trẻ khoảng chừng chín mười tuổi trong tàng thư các bị gọi ra trả lời câu hỏi của Tống Mậu. Có thể thấy thằng bé đang cực kỳ căng thẳng, nói năng lắp bắp, đối với câu trả lời xem ra không có bao nhiêu tự tin, nhưng nhìn chung vẫn cố gắng nói tiếp.
- Luận Ngữ... Ung Dã Trung nói...Tri giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn, tri giả động, nhân giả tĩnh, tri giả lạc, nhân giả thọ...(1) ý là.. kẻ trí muốn hiểu sự biến hóa của vạn vật, thật giả... vì vốn kẻ trí tìm hiểu sự biến hóa là bởi truy cầu cái cội rễ, cái bản chất mà tất cả mọi thứ đều quy về, kỳ thực cũng có thể lấy nhất biến ứng vạn biến, người nhân nghĩa hay kẻ trí, vốn là một thể...Tiên sinh nói...tiên sinh nói, người nhân nghĩa mà không hiểu biết cũng không phải là người nhân nghĩa chân chính. Kẻ trí mà không hiểu biết, thứ biết được chẳng qua chỉ là bàng môn tả đạo...ờ..ừm...rồi sẽ có một ngày cũng chịu thiệt thòi thôi...
Thằng bé chỉ khoảng chín tuổi, xem ra cũng thật thà chất phác, lời lẽ nói ra vẫn còn hơi gượng gạo. Nó nói cả buổi vẫn là tiên sinh nói thế này, tiên sinh nói thế kia xen lẫn vài lời giải thích linh tinh. Nếu thật sự đang trong kỳ thi hẳn sẽ bị đánh rớt, tuy nhiên lúc này không giống như thế. Tống Mậu năm nay gần bốn mươi vốn là một người ngay thẳng hiền lành, lúc này vừa nghe vừa gật gật đầu.
- Tuân Tử từng nói: “Thiên cử vạn biến, kỳ đạo nhất dã”(2). Trang Tử cũng từng nói: “Bất ly ư tông, vị chí thiên nhân”(3). ‘‘Vạn biến cũng không xa rời gốc rễ” chính là ý như vậy. Tiểu Hắc tử, câu nói này là tiên sinh dạy cho ngươi sao? Nghe câu hỏi này, tiểu Hắc tử vốn đang hồi hộp thoáng vui lên một chút bởi đáp án tương đối đơn giản, gật gật đầu:
- Vâng. Hồi.. bẩm tri châu đại nhân, tiên sinh từng nói, “Tung hoành bất xuất phương viên, vạn biến bất ly kỳ tông.” (4)
- “Tung hoành bất xuất phương viên, vạn biến bất ly kỳ tông..” Một câu này là quá đủ..
Tống Mậu gật đầu một cái, sau đó cười nói:
- Cách giải thích ý nghĩa của câu “trí giả lạc thủy” vừa rồi cũng là do tiên sinh của ngươi dạy sao?
Tiểu Hắc tử gật đầu:
- Tiên sinh từng tiện nói qua một chút. Học sinh.. học sinh cũng không nhớ được đầy đủ.
- Ngươi có hiểu không?
Đứa bé ngẫm nghĩ, lắc đầu một cái, sau đó lại chầm chậm gật đầu:
- Hiểu.. hiểu được một ít.
- Haha.. có hiểu là tốt rồi.
Tống Mậu vui vẻ cười:
- Nói vậy, những lời giải thích cho mấy câu hỏi này, tất cả đều do tiên sinh của ngươi nói sao?
Thằng bé gật đầu một cái rồi lại lắc đầu:
- Tiên sinh...tiên sinh từng giảng đoạn này, nhưng...nhưng không nói cụ thể như vậy, đây là...một phần do học sinh tự đoán...
Tống Mậu nhìn thắng bé hết lắc đầu lại gật đầu, rồi tự mình gật gật cười, trao đổi mấy điều với đám người Tô Sùng Hoa ngồi quanh. Tô thái công vốn đang ngồi bên xem, lúc này cũng tự thấy có gì không đúng:
- Tri châu đại nhân, đây là..
- Chúc mừng Tô thế bá, tôi vừa khảo nghiệm qua cậu bé kia, thấy tương lai có thể có thành tựu đấy.
- Hả!
Có được lời bình như vậy của Tống Mậu không phải là chuyện dễ dàng, trong lòng Tô thái công mừng rỡ nhưng cũng không biểu hiện ra ngoài quá nhiều, chỉ tiếp tục nhìn xem sự tình phát triển. Tống Mậu nhìn mấy phu tử xung quanh cùng vài tiên sinh trong học viện, rồi chắp tay với Tô Sùng Hoa:
- Tô huynh, không biết vị tiên sinh dạy cậu bé tiểu Hắc tử này là vị nào..
Mấy vị tiên sinh của thư viện Dự Sơn trước đây lão đã có tiếp xúc nhưng không nghĩ ra ai thích hợp, lúc này ánh mắt nhìn về mấy người mới. Tô Sùng Hoa hơi do dự, liếc qua Tô thái công rồi mới trả lời:
- Hình như là không có ở đây. Tiểu Hắc tử và Trọng Minh lúc trước đều là học sinh của Lập Hằng.
Tô thái công hơi kinh ngạc rồi lộ ra vẻ kinh hỉ. Thần sắc trên mặt Tống Mậu cũng hơi động, lão lật qua lật lại mấy bài kiểm tra trước mặt, đọc qua rồi chọn lấy năm tờ đưa cho lão sư bên cạnh để chuyển đến cho Tô thái công và Tô Sùng Hoa:
- Tô huynh xem thử, học sinh làm mấy bài này phải chăng đều là do một tay người kia dạy dỗ?
Tô Sùng Hoa nhìn tên rồi gật đầu. Lúc này Tống Mậu mới quay sang giải thích với Tô thái công:
- Cùng là một đề, cùng một người dạy, cùng một chương trình học nhưng năm bài này lại có sự khác biệt, mỗi bài đều có thêm sở ngộ của riêng mỗi người.
Cũng chẳng cần phải nói nhiều, tuy Tô thái công không có bao nhiêu học thức, nhưng nghe đến đây cũng rõ được hàm ý trong lời của đối phương. Sau đó Tống Mậu nhìn mọi người xung quanh, rồi quay ra hỏi Tô Sùng Hoa:
- Lập Hằng mà Tô huynh nói, phải chăng là Ninh Nghị tác giả bài Thủy Điệu Ca Đầu, Ninh Lập Hằng?
- … Đúng là người này.
- Người này đại tài. không biết là ai, xin mời lên đài cùng ngồi với tôi mới phải, sao có thể để đứng dưới được?
Lúc này trên đài đều là những người trung niên và người lớn tuổi. Ninh Nghị hẳn phải có mặt ở đây, nếu không ở trên đài vậy chắc đang đứng lẫn lộn trong đám gia nhân, thân thuộc ở phía dưới. Tô lão thái công đưa mắt nhìn xuống phía dưới đài, mắt lão không tinh lắm nên hỏi Tô Bá Dung:
- Lập Hằng ở đâu?
Tô Bá Dung cũng đang tìm, liền lắc lắc đầu:
- Hình như.. không có mặt ở đây.
Nửa sau của buổi khảo thí trực tiếp, đa phần học sinh được gọi ra là những đứa tuổi tương đối lớn. Hai đứa trẻ được gọi lần này tuy còn hơi căng thẳng, nhưng mọi người vẫn nhìn thấy nét thông minh hiểu biết nơi chúng, cảm thấy như được nở mày nở mặt một phần. Khi mấy vị trên đài rỉ tai thì thầm với nhau, đám người đứng dưới xem cũng đang xì xào bàn tán. Quyên nhi tới xem náo nhiệt thì đang động viên một học trò của Ninh Nghị:
- Em thấy tiểu Hắc tử cùng Trọng Minh có lợi hại không? Nếu lát nữa được gọi ra kiểm tra, em nhớ phải trả lời cho tốt đấy nhé, không thể để mất mặt tiên sinh của em được.
Mấy đứa bé này thường xoắn lấy Ninh Nghị để nghe giảng cố sự nên quen thân với Thiền nhi cùng Quyên nhi, lúc này mặt như muốn khóc:
- Quyên nhi tỷ, em sợ lắm. Ngồi trên đó là tri châu lão gia đấy.
- Đúng, nhưng không phải là châu của chúng ta, không giết em đâu mà sợ, em xem người ta hòa ái như vậy. Bọn Hắc tử cũng sợ... nhưng nếu em làm mất mặt, tỷ sẽ không tha cho em.
Lời còn chưa dứt, Tô Bá Dung ở phía trên đã phát hiện ra Quyên nhi, lão cười ha hả gọi nàng:
- Cô gia nhà ngươi đâu?
Khi nàng được phái ra ngoài tìm Ninh Nghị, trong sảnh đường sau lưng nàng, Tống Mậu đang hứng thú hỏi chuyện Ninh Nghị lên lớp kể cố sự, kêu tiểu Hắc tử kể lại một lần.
o0o
Sau khi bớt thở gấp, nàng kể lại câu chuyện sinh động như thật với mấy người Tô Đàn Nhi, mọi người cảm thấy hơi ngạc nhiên. Sau đó Quyên nhi mới hỏi Thiền nhi:
- Thế đến cùng là cô gia đi đâu? Đại lão gia cùng mọi người vẫn đang chờ ở đó, lúc nãy ta tới tiểu viện tìm cũng không thấy.
Thiền nhi cũng tỏ ra đôi chút khổ sở:
- Có lẽ là.. hình như cô gia ra ngoài từ sáng sớm.. ta cũng không rõ ràng cho lắm..
o0o
Dạy học mấy tháng ở thư viện Dự Sơn, chuyện kiểm tra học lực cuối năm Ninh Nghị đã nghe được từ chỗ tiểu Thiền, nhưng với tính của gã vốn không để nó ở trong lòng. Khi kể cố sự cho mấy đứa nhỏ trên lớp, mọi người nghi ngờ, cười giễu, chê bai, Tô Đàn Nhi khó hiểu và không thích, gã cũng không để trong lòng. Mấy chuyện này cần gì phải giải thích, nhưng nếu tiểu Thiền có hỏi cách nhìn của gã đối với buổi khảo thí hôm nay, thì chắc là gã sẽ thuận miệng trả lời:
"Nếu chuyện này mà còn không qua được, vậy thôi khỏi làm nữa."
Chuyện cần làm bây giờ không nhiều, kết quả cũng chỉ là chờ đợi mà thôi. Đã trải qua nhiều chuyện như vậy, cái tâm không màng danh lợi cũng có, nhưng điều đó không phải là nhân tố chính quyết định hành vi của gã. Đối với những người thông thái hoặc có khả năng thấu hiểu, lại có quan niệm nhân sinh riêng kiểu như Tần lão Khang lão, trong lúc nói chuyện phiếm có thể nói chen vài câu, rồi nhìn vẻ mặt đối phương mà ngầm sướng trong lòng. Nhưng nếu khả năng lý giải của đối phương kém, nói ra lại làm đối phương mắng mình ly kinh phản đạo! Đó chẳng phải rước vạ vào thân sao?
Hôm nay nếu ở nhà, Ninh Nghị có đến xem buổi kiểm tra hay không cũng khó mà nói được. Nhưng dù thế nào thì sáng nay gã đã ra ngoài, hoàn toàn không biết chuyện đang diễn ra. Gần đây Tô gia bề bộn công việc, gã cũng muốn làm mấy việc. Nhàn hạ quá lâu, đã đến lúc phải kiếm gì đó thú vị để làm, tương lai có thành quả hay không cũng khó nói, nhưng ít ra cũng có thể chứng minh:
Trong cái thời đại đáng sợ ngay cả bột ngọt cũng không có này, gã - chủ tịch một tập đoàn lớn của thời hiện đại vẫn phải vì cuộc sống hạnh phúc và tương lai tương sáng mà lăn lộn một thời gian.
Xem ra, chả khác nào con lợn đang lăn lộn.
tuyết lất phất rơi đầy trời, gã vừa nghĩ lan man vừa dọc theo con đường phủ đầy tuyết băng qua ngã tư đường. Một thân trường bào xanh nhạt, một cây dù giấy, nếu như lạc vào trong tranh vẽ, thân ảnh này phối với con đường heo hút đầy tuyết trông cũng có vài nét thư sinh cổ vận. Hai bên đường lớn không thiếu những hàng quán mở cửa, trên đường người người qua lại vội vàng. Một chiếc xe ngựa từ phía sau vượt qua mấy quán nhỏ nơi ngã tư, đứng sau một cái xe đẩy lẫn lộn trong đó là một cô gái đội khăn, mắt hơi nhướn lên nhìn về người đang đến. Ninh Nghị vẫy vẫy tay, bên kia lộ ra một nụ cười thẹn thùng ngượng nghịu.
Khí chất của Nhiếp Vân Trúc kia thật không phù hợp chút nào với việc mở quán bán hàng này. Ninh Nghị đã biết chỗ này từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên gã tới đây đi dạo.
--------------------------------
(1) Nghĩa: kẻ trí thích nước, người nhân nghĩa thích núi, kẻ trí thì động, người nhân nghĩa thì tĩnh, người có trí thì vui vẻ, người nhân nghĩa thì sống lâu..
(2) Nghĩa: Trời có vạn biến, nhưng đạo chỉ có một.
(3) Nghĩa: (Kẻ) không rời xa gốc rễ thì gọi là Thiên nhân.
(4) Nghĩa: Ngang dọc không ra ngoài giới hạn, vạn biến không rời xa gốc rễ.
Có tiền không thể mua được học vấn, nhưng có tiền có thể mua được sách, bởi vậy tòa tàng thư lâu này của họ Tô thực sự rất lớn và trang nghiêm. Nếu như hỏi Tô lão thái công có nguyện vọng gì, thì ông ấy hi vọng sẽ có một ngày Tô phủ trở thành dòng dõi thư hương chân chính. Đời sau khi người học vấn sâu rộng lớp lớp xuất hiện, đám hậu nhân đó thấy tòa tàng thư lâu này ắt sẽ phải nhớ tới lão, một thương nhân già bỏ cả đời nỗ lực gây dựng cái nền móng này – Đây là những suy nghĩ thực sự nghiêm túc. Khi người ta về già thường rất hứng thú với những chuyện như thế này.
Tại tàng thư lâu lúc này, phần kiểm tra cố định lúc đầu đã xong. Chẳng qua là cho những học sinh lớn làm một bài luận, mấy đứa bé hơn thì nhắc lại lời tiên hiền và diễn giải bằng cách hiểu của mình. Trong thời đại này, các loại tài liệu dạng đáp án tham khảo tuyệt đối không có, vì thế không ai có thể khẳng định ý tứ của từng câu từng chữ trong Luận Ngữ, mỗi người đều có kiến giải riêng. Cách nhận định nhìn chung là một quá trình đánh giá cảm tính. Đương nhiên, chỉ cần là người có kiến thức thì sẽ nhìn ra rất nhiều thứ trong đó, ví như chuyện các tiên sinh dạy học như thế nào, có máy móc không, hay học sinh có năng lực sáng tạo, có suy nghĩ riêng của mình không...
Nhưng kiểm tra học lực năm nay so với những năm trước có chút khác biệt.
Sau khi kiểm tra sơ bộ xong, lúc này một đứa trẻ khoảng chừng chín mười tuổi trong tàng thư các bị gọi ra trả lời câu hỏi của Tống Mậu. Có thể thấy thằng bé đang cực kỳ căng thẳng, nói năng lắp bắp, đối với câu trả lời xem ra không có bao nhiêu tự tin, nhưng nhìn chung vẫn cố gắng nói tiếp.
- Luận Ngữ... Ung Dã Trung nói...Tri giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn, tri giả động, nhân giả tĩnh, tri giả lạc, nhân giả thọ...(1) ý là.. kẻ trí muốn hiểu sự biến hóa của vạn vật, thật giả... vì vốn kẻ trí tìm hiểu sự biến hóa là bởi truy cầu cái cội rễ, cái bản chất mà tất cả mọi thứ đều quy về, kỳ thực cũng có thể lấy nhất biến ứng vạn biến, người nhân nghĩa hay kẻ trí, vốn là một thể...Tiên sinh nói...tiên sinh nói, người nhân nghĩa mà không hiểu biết cũng không phải là người nhân nghĩa chân chính. Kẻ trí mà không hiểu biết, thứ biết được chẳng qua chỉ là bàng môn tả đạo...ờ..ừm...rồi sẽ có một ngày cũng chịu thiệt thòi thôi...
Thằng bé chỉ khoảng chín tuổi, xem ra cũng thật thà chất phác, lời lẽ nói ra vẫn còn hơi gượng gạo. Nó nói cả buổi vẫn là tiên sinh nói thế này, tiên sinh nói thế kia xen lẫn vài lời giải thích linh tinh. Nếu thật sự đang trong kỳ thi hẳn sẽ bị đánh rớt, tuy nhiên lúc này không giống như thế. Tống Mậu năm nay gần bốn mươi vốn là một người ngay thẳng hiền lành, lúc này vừa nghe vừa gật gật đầu.
- Tuân Tử từng nói: “Thiên cử vạn biến, kỳ đạo nhất dã”(2). Trang Tử cũng từng nói: “Bất ly ư tông, vị chí thiên nhân”(3). ‘‘Vạn biến cũng không xa rời gốc rễ” chính là ý như vậy. Tiểu Hắc tử, câu nói này là tiên sinh dạy cho ngươi sao? Nghe câu hỏi này, tiểu Hắc tử vốn đang hồi hộp thoáng vui lên một chút bởi đáp án tương đối đơn giản, gật gật đầu:
- Vâng. Hồi.. bẩm tri châu đại nhân, tiên sinh từng nói, “Tung hoành bất xuất phương viên, vạn biến bất ly kỳ tông.” (4)
- “Tung hoành bất xuất phương viên, vạn biến bất ly kỳ tông..” Một câu này là quá đủ..
Tống Mậu gật đầu một cái, sau đó cười nói:
- Cách giải thích ý nghĩa của câu “trí giả lạc thủy” vừa rồi cũng là do tiên sinh của ngươi dạy sao?
Tiểu Hắc tử gật đầu:
- Tiên sinh từng tiện nói qua một chút. Học sinh.. học sinh cũng không nhớ được đầy đủ.
- Ngươi có hiểu không?
Đứa bé ngẫm nghĩ, lắc đầu một cái, sau đó lại chầm chậm gật đầu:
- Hiểu.. hiểu được một ít.
- Haha.. có hiểu là tốt rồi.
Tống Mậu vui vẻ cười:
- Nói vậy, những lời giải thích cho mấy câu hỏi này, tất cả đều do tiên sinh của ngươi nói sao?
Thằng bé gật đầu một cái rồi lại lắc đầu:
- Tiên sinh...tiên sinh từng giảng đoạn này, nhưng...nhưng không nói cụ thể như vậy, đây là...một phần do học sinh tự đoán...
Tống Mậu nhìn thắng bé hết lắc đầu lại gật đầu, rồi tự mình gật gật cười, trao đổi mấy điều với đám người Tô Sùng Hoa ngồi quanh. Tô thái công vốn đang ngồi bên xem, lúc này cũng tự thấy có gì không đúng:
- Tri châu đại nhân, đây là..
- Chúc mừng Tô thế bá, tôi vừa khảo nghiệm qua cậu bé kia, thấy tương lai có thể có thành tựu đấy.
- Hả!
Có được lời bình như vậy của Tống Mậu không phải là chuyện dễ dàng, trong lòng Tô thái công mừng rỡ nhưng cũng không biểu hiện ra ngoài quá nhiều, chỉ tiếp tục nhìn xem sự tình phát triển. Tống Mậu nhìn mấy phu tử xung quanh cùng vài tiên sinh trong học viện, rồi chắp tay với Tô Sùng Hoa:
- Tô huynh, không biết vị tiên sinh dạy cậu bé tiểu Hắc tử này là vị nào..
Mấy vị tiên sinh của thư viện Dự Sơn trước đây lão đã có tiếp xúc nhưng không nghĩ ra ai thích hợp, lúc này ánh mắt nhìn về mấy người mới. Tô Sùng Hoa hơi do dự, liếc qua Tô thái công rồi mới trả lời:
- Hình như là không có ở đây. Tiểu Hắc tử và Trọng Minh lúc trước đều là học sinh của Lập Hằng.
Tô thái công hơi kinh ngạc rồi lộ ra vẻ kinh hỉ. Thần sắc trên mặt Tống Mậu cũng hơi động, lão lật qua lật lại mấy bài kiểm tra trước mặt, đọc qua rồi chọn lấy năm tờ đưa cho lão sư bên cạnh để chuyển đến cho Tô thái công và Tô Sùng Hoa:
- Tô huynh xem thử, học sinh làm mấy bài này phải chăng đều là do một tay người kia dạy dỗ?
Tô Sùng Hoa nhìn tên rồi gật đầu. Lúc này Tống Mậu mới quay sang giải thích với Tô thái công:
- Cùng là một đề, cùng một người dạy, cùng một chương trình học nhưng năm bài này lại có sự khác biệt, mỗi bài đều có thêm sở ngộ của riêng mỗi người.
Cũng chẳng cần phải nói nhiều, tuy Tô thái công không có bao nhiêu học thức, nhưng nghe đến đây cũng rõ được hàm ý trong lời của đối phương. Sau đó Tống Mậu nhìn mọi người xung quanh, rồi quay ra hỏi Tô Sùng Hoa:
- Lập Hằng mà Tô huynh nói, phải chăng là Ninh Nghị tác giả bài Thủy Điệu Ca Đầu, Ninh Lập Hằng?
- … Đúng là người này.
- Người này đại tài. không biết là ai, xin mời lên đài cùng ngồi với tôi mới phải, sao có thể để đứng dưới được?
Lúc này trên đài đều là những người trung niên và người lớn tuổi. Ninh Nghị hẳn phải có mặt ở đây, nếu không ở trên đài vậy chắc đang đứng lẫn lộn trong đám gia nhân, thân thuộc ở phía dưới. Tô lão thái công đưa mắt nhìn xuống phía dưới đài, mắt lão không tinh lắm nên hỏi Tô Bá Dung:
- Lập Hằng ở đâu?
Tô Bá Dung cũng đang tìm, liền lắc lắc đầu:
- Hình như.. không có mặt ở đây.
Nửa sau của buổi khảo thí trực tiếp, đa phần học sinh được gọi ra là những đứa tuổi tương đối lớn. Hai đứa trẻ được gọi lần này tuy còn hơi căng thẳng, nhưng mọi người vẫn nhìn thấy nét thông minh hiểu biết nơi chúng, cảm thấy như được nở mày nở mặt một phần. Khi mấy vị trên đài rỉ tai thì thầm với nhau, đám người đứng dưới xem cũng đang xì xào bàn tán. Quyên nhi tới xem náo nhiệt thì đang động viên một học trò của Ninh Nghị:
- Em thấy tiểu Hắc tử cùng Trọng Minh có lợi hại không? Nếu lát nữa được gọi ra kiểm tra, em nhớ phải trả lời cho tốt đấy nhé, không thể để mất mặt tiên sinh của em được.
Mấy đứa bé này thường xoắn lấy Ninh Nghị để nghe giảng cố sự nên quen thân với Thiền nhi cùng Quyên nhi, lúc này mặt như muốn khóc:
- Quyên nhi tỷ, em sợ lắm. Ngồi trên đó là tri châu lão gia đấy.
- Đúng, nhưng không phải là châu của chúng ta, không giết em đâu mà sợ, em xem người ta hòa ái như vậy. Bọn Hắc tử cũng sợ... nhưng nếu em làm mất mặt, tỷ sẽ không tha cho em.
Lời còn chưa dứt, Tô Bá Dung ở phía trên đã phát hiện ra Quyên nhi, lão cười ha hả gọi nàng:
- Cô gia nhà ngươi đâu?
Khi nàng được phái ra ngoài tìm Ninh Nghị, trong sảnh đường sau lưng nàng, Tống Mậu đang hứng thú hỏi chuyện Ninh Nghị lên lớp kể cố sự, kêu tiểu Hắc tử kể lại một lần.
o0o
Sau khi bớt thở gấp, nàng kể lại câu chuyện sinh động như thật với mấy người Tô Đàn Nhi, mọi người cảm thấy hơi ngạc nhiên. Sau đó Quyên nhi mới hỏi Thiền nhi:
- Thế đến cùng là cô gia đi đâu? Đại lão gia cùng mọi người vẫn đang chờ ở đó, lúc nãy ta tới tiểu viện tìm cũng không thấy.
Thiền nhi cũng tỏ ra đôi chút khổ sở:
- Có lẽ là.. hình như cô gia ra ngoài từ sáng sớm.. ta cũng không rõ ràng cho lắm..
o0o
Dạy học mấy tháng ở thư viện Dự Sơn, chuyện kiểm tra học lực cuối năm Ninh Nghị đã nghe được từ chỗ tiểu Thiền, nhưng với tính của gã vốn không để nó ở trong lòng. Khi kể cố sự cho mấy đứa nhỏ trên lớp, mọi người nghi ngờ, cười giễu, chê bai, Tô Đàn Nhi khó hiểu và không thích, gã cũng không để trong lòng. Mấy chuyện này cần gì phải giải thích, nhưng nếu tiểu Thiền có hỏi cách nhìn của gã đối với buổi khảo thí hôm nay, thì chắc là gã sẽ thuận miệng trả lời:
"Nếu chuyện này mà còn không qua được, vậy thôi khỏi làm nữa."
Chuyện cần làm bây giờ không nhiều, kết quả cũng chỉ là chờ đợi mà thôi. Đã trải qua nhiều chuyện như vậy, cái tâm không màng danh lợi cũng có, nhưng điều đó không phải là nhân tố chính quyết định hành vi của gã. Đối với những người thông thái hoặc có khả năng thấu hiểu, lại có quan niệm nhân sinh riêng kiểu như Tần lão Khang lão, trong lúc nói chuyện phiếm có thể nói chen vài câu, rồi nhìn vẻ mặt đối phương mà ngầm sướng trong lòng. Nhưng nếu khả năng lý giải của đối phương kém, nói ra lại làm đối phương mắng mình ly kinh phản đạo! Đó chẳng phải rước vạ vào thân sao?
Hôm nay nếu ở nhà, Ninh Nghị có đến xem buổi kiểm tra hay không cũng khó mà nói được. Nhưng dù thế nào thì sáng nay gã đã ra ngoài, hoàn toàn không biết chuyện đang diễn ra. Gần đây Tô gia bề bộn công việc, gã cũng muốn làm mấy việc. Nhàn hạ quá lâu, đã đến lúc phải kiếm gì đó thú vị để làm, tương lai có thành quả hay không cũng khó nói, nhưng ít ra cũng có thể chứng minh:
Trong cái thời đại đáng sợ ngay cả bột ngọt cũng không có này, gã - chủ tịch một tập đoàn lớn của thời hiện đại vẫn phải vì cuộc sống hạnh phúc và tương lai tương sáng mà lăn lộn một thời gian.
Xem ra, chả khác nào con lợn đang lăn lộn.
tuyết lất phất rơi đầy trời, gã vừa nghĩ lan man vừa dọc theo con đường phủ đầy tuyết băng qua ngã tư đường. Một thân trường bào xanh nhạt, một cây dù giấy, nếu như lạc vào trong tranh vẽ, thân ảnh này phối với con đường heo hút đầy tuyết trông cũng có vài nét thư sinh cổ vận. Hai bên đường lớn không thiếu những hàng quán mở cửa, trên đường người người qua lại vội vàng. Một chiếc xe ngựa từ phía sau vượt qua mấy quán nhỏ nơi ngã tư, đứng sau một cái xe đẩy lẫn lộn trong đó là một cô gái đội khăn, mắt hơi nhướn lên nhìn về người đang đến. Ninh Nghị vẫy vẫy tay, bên kia lộ ra một nụ cười thẹn thùng ngượng nghịu.
Khí chất của Nhiếp Vân Trúc kia thật không phù hợp chút nào với việc mở quán bán hàng này. Ninh Nghị đã biết chỗ này từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên gã tới đây đi dạo.
--------------------------------
(1) Nghĩa: kẻ trí thích nước, người nhân nghĩa thích núi, kẻ trí thì động, người nhân nghĩa thì tĩnh, người có trí thì vui vẻ, người nhân nghĩa thì sống lâu..
(2) Nghĩa: Trời có vạn biến, nhưng đạo chỉ có một.
(3) Nghĩa: (Kẻ) không rời xa gốc rễ thì gọi là Thiên nhân.
(4) Nghĩa: Ngang dọc không ra ngoài giới hạn, vạn biến không rời xa gốc rễ.
Danh sách chương