Ngoài trời đang đêm, mưa rơi tí tách từng hạt qua ô cửa kính nhỏ kèm theo hơi gió lạnh ùa về khiến người tôi lạnh buốt. Chiếc áo mỏng manh không đủ ấm, lại thêm tiếng khóc ngằn ngặt của So càng làm tôi run lên. Dù đã được bế trên tay nhưng cơn đau cộng thêm kim truyền trên người vẫn khiến con bé không thể nào ngừng khóc. Nước mắt con chảy ướt đẫm trên vai áo tôi khiến lòng dạ tôi như có ai xé ra làm trăm mảnh. Tôi đưa tay vỗ nhẹ lên vai con nhưng con càng khóc lớn. Nghe tiếng khóc của So, Sam nằm dưới giường đang ngủ cũng lồm cồm bò dậy gọi tôi:
– Mẹ ơi!
Tôi nhìn con, vừa vỗ vỗ cho So bớt đau vừa trấn an Sam:
– Con ngủ đi, mẹ ru em một lúc rồi mẹ nằm với con.
Thấy tôi nói vậy Sam cũng ngoan ngoãn nằm xuống. Trong phòng bệnh ngoài ba mẹ con tôi còn có mấy người nữa, nhưng cũng may ai cũng thông cảm tôi nên không cằn nhằn gì. Chỉ là con bé khóc nhiều quá, nhiều đến nỗi trái tim người mẹ như tôi cũng đứt ra thành từng đoạn, thương con mà chẳng thể làm gì được cho con chỉ có thể ôm con chặt hơn, khoé mắt cay nồng. Phía đối diện giường, có người thương cảm khẽ cất tiếng nhè nhẹ trong đêm:
– Bố nó đâu? Sao không gọi bố nó đến trông cho một lúc, thay ca nhau còn ngủ chứ? Mấy đêm nay tôi thấy cô toàn thức trắng thôi mà không thấy chồng cô đến, lại còn tha lôi thêm thằng anh vào nữa, sao không để nó ở nhà. Con cái ốm đau thế này không có ai phụ là khổ lắm.
Lời nói của người xa lạ nhưng lại khiến tim tôi nhói lên, không biết đáp trả thế nào chỉ đành lặng im. So khóc thêm một lúc nữa rồi cuối cùng con cũng ngủ, đặt con nằm xuống giường tôi khẽ đưa hai tay nắm lấy hai con rồi nhìn ra bầu trời mưa đêm cuối cùng mệt quá thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Trong giấc mơ chập chờn của ngày đông lạnh giá những ký ức cũ như cuốn phim hoài niệm hiện về. Người ta thường nói, khi bạn đau khổ nhất sẽ nhớ về quãng thời gian hạnh phúc nhất, có lẽ vậy…
Sáng hôm sau khi tỉnh lại trời đã sáng, cơn mưa đêm cũng đã tạnh, thế nhưng bên ngoài vẫn lạnh buốt. Cho Sam, So ăn sáng xong cũng đến giờ bác sĩ đi buồng. So không còn khóc nữa, con bé nằm cạnh Sam nhưng cũng chẳng có sức mà chơi đùa. Làn da tái xanh, chỉ ngước lên nhìn anh trai, nghe anh hát rồi lại cụp mắt xuống. Sau khi thăm khám xong cho con bé tôi cũng theo chân bác sĩ Trung về phòng để nghe tư vấn. Bác sĩ Trung đã quá quen mặt với ba mẹ con tôi, đến khi ngồi xuống anh khẽ thở dài nói:
– Cô cũng biết bệnh tình của con mình rồi đấy, tình trạng hẹp van động mạch phổi của con bé nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Gia đình nên thu xếp, đợi sức khoẻ của cháu ổn định thì phẫu thuật luôn. Phẫu thuật sớm sẽ ổn định sớm, tỉ lệ chữa khỏi cũng khả quan hơn.
Tôi nghe xong khẽ đưa hai tay bấu lại. Không phải tôi không biết những điều này, chỉ là tiền phẫu thuật khá lớn, mấy năm nay tích cóp, bán tất cả mọi thứ tôi vẫn chưa đủ để phẫu thuật cho con. Thấy tôi im lặng anh Trung lại nói:
– Không nên trì hoãn thêm nữa đâu, cô cũng biết đấy, sức khoẻ của con bé không ổn định, kéo dài thế này sẽ nguy hiểm. Tiền nằm viện cũng quá tội, thà cố gắng vay mượn rồi phẫu thuật sau đó con bé khoẻ mạnh làm ăn rồi trả dần cũng còn hơn.
– Vâng. Tôi biết rồi.
– Biết rồi thì cố gắng nhé, về chuyên môn tôi cũng sẽ cố gắng hết sức chữa trị cho con bé, giờ tôi kê đơn thuốc rồi chiều nay cho xuất viện về nhà, nằm dài ngày cũng không tốt, lại dễ lây chéo các bệnh nhiễm trùng khác nữa, vả lại thêm thằng anh ở đây ba mẹ con vất vả quá.
– Vâng, cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Trung không đáp, chỉ kê cho tôi một đơn thuốc rồi lại có bệnh nhân khác cần tư vấn. Tôi cầm đơn thuốc xuống quầy thuốc mua rồi mới lên phòng bệnh. Khi vào đến cửa thì cả Sam và So đã đều ngủ. Tôi lặng lẽ dựa lưng vào tường nhìn hai con. Tuy là hai anh em song sinh nhưng nhìn So nhỏ bé hơn Sam rất nhiều. Có lẽ bởi từ nhỏ con bé ốm yếu, bệnh tật nên thể trạng cũng kém, dù ăn bao nhiêu cũng không thể lớn được như bao đứa trẻ bình thường khác.
Năm ấy khi tôi mang thai các mốc sàng lọc cũng không làm đầy đủ, chỉ biết mình mang thai đôi một trai một gái. Đến khi sinh ra Sam ra trước, thằng bé khoẻ mạnh bình thường, còn So thì vừa ra đời đã tím tái, phải đưa đi cấp cứu. Lúc ấy tôi mới biết hoá ra con bị hẹp van động mạch phổi, nằm viện gần tháng trời mới được về. Khi So được hơn một tuổi bác sĩ đã chỉ định nong van bằng bóng qua da, có điều sau hai lần nong thất bại bác sĩ nói tình trạng của con khá nặng nên không thể nong được nữa mà được chỉ định phẫu thuật. Chỉ là sau đó sức khoẻ của So không được tốt nên phẫu thuật bị lùi lại, giờ con được ba tuổi tôi lại không còn đủ chi phí để phẫu thuật cho con. Dù tôi đã cố gắng đi làm, cố gắng tích cóp từng xu nhưng cuối cùng số tiền tiết kiệm vẫn chỉ là con số nhỏ so với số tiền cần.
Tôi nhìn Sam, So trái tim không sao thở nổi vì xót xa. Mới chỉ có ba tuổi nhưng Sam lại rất hiểu chuyện và người lớn, từ bé luôn rất nhường nhịn và yêu thương em. Thằng bé may mắn hơn em gái về sức khoẻ nhưng suy cho cùng so với những đứa trẻ ngoài kia con vẫn thiệt thòi về thể chất lẫn tinh thần. Giữa cuộc đời đầy đau khổ và tẻ nhạt này… tôi không biết bấu víu vào đâu ngoài hai đứa con này nữa.
Buổi chiều So được xuất viện về nhà. Căn nhà cũ kỹ ọp ẹp không được dọn dẹp nên từ ngoài hiên vào đến trong nhà đồ đạc vương vãi đầy. Tôi vốn định mang Sam, So vào phòng trước rồi ra dọn lại nhà thì đã thấy Việt từ bên trong bước ra. Thường giờ này anh ít khi ở nhà, thế nên thấy anh tôi có chút ngạc nhiên hỏi:
– Anh không đi làm sao? Sao giờ còn ở nhà? Sam So nhìn thấy bố thì mừng quýnh ríu rít chào:
– Con chào bố.
Việt nhìn Sam, So ừ một tiếng rồi đáp lời tôi:
– Công trình cũ hết việc từ tuần trước rồi, chưa tìm được việc mới nên tôi ở nhà.
Nghe đến đây tôi khẽ ngớ người, hoá ra anh không đi làm cả một tuần nay rồi, vậy mà tôi không hay biết, cũng không hề thấy anh gọi điện hỏi con lấy một câu. Thế nhưng tôi không dám trách anh chỉ lặng lẽ dẫn hai đứa vào phòng đến lúc ra cũng thấy Việt đã đi từ bao giờ. Căn nhà bừa bộn như bãi chiến trường, bác sĩ Trung cũng dặn tôi nên để So ở trong một môi trường sạch sẽ, như vậy cũng sẽ tốt cho con hơn, vả lại từ xưa đến nay tôi cũng không chịu được cảnh bừa bộn nên dù rất mệt vẫn lựa chọn dọn dẹp sạch sẽ rồi mới nấu nướng cho hai đứa.
Buổi tối Việt không về chỉ có ba mẹ con ăn cơm. Ăn xong tắm táp sạch sẽ tôi mới cùng hai đứa lên giường. Phía đối diện là phòng của Việt, chỉ cách nhau một tấm chắn nhựa mỏng manh. Sam và So cứ nhìn mãi sang căn phòng ấy rồi hỏi tôi:
– Mẹ ơi, tối nay bố không về hả mẹ?
Tôi cũng không thể nhớ nổi từ bao lâu rồi Việt rất ít khi ở nhà, đến nỗi dường như Sam, So cũng quen dần với điều ấy nên dù tôi không đáp cũng không hỏi thêm. Trước kia khi lấy Việt tôi đã từng cảm thấy vô cùng tự ti bởi Việt là một người đàn ông tương đối nhiều sự lựa chọn còn tôi chỉ là một đứa không công ăn việc làm. Gần bốn năm trước Việt vẫn làm phó phòng cho một công ty khá nổi tiếng, không đến mức quá nhiều tiền nhưng lương cũng khá cao. Thế nhưng sau đó khi tôi sinh Sam, So được vài tháng không biết nghe lời chị Hoa – chị gái ruột anh rời công ty cũ chung tiền mở công ty mới cùng anh rể cuối cùng làm ăn thất bát, vỡ nợ đến giờ vẫn chưa thể trả hết tiền, nhà cũng phải bán đi để trả nợ rồi ở tạm ngôi nhà cũ kĩ này. Mẹ chồng tôi lại bị tai biến, thành ra mọi gánh nặng đè hết lên vai Việt. Có lẽ những áp lực ấy khiến anh dần dần thay đổi… thay đổi đến mức tôi cũng không còn nhận ra nữa.
Tôi khẽ thở dài nhìn lên trần nhà, thực ra nếu So không bị bệnh có lẽ tôi đã có thể phụ giúp Việt một chút, nhưng không… lo cho hai con còn chẳng thể lo nổi. Không muốn nghĩ nhưng dường như cuộc sống đang bức bách tôi quá đỗi.
Nhớ lại lời bác sĩ Trung nói rằng So cần được phẫu thuật sớm, nhất định phải tìm cách cho con bé phẫu thuật sớm. Phẫu thuật sớm… Tôi phải lấy tiền ở đâu để cho con bé bây giờ đây, tôi phải nghĩ cách gì đây? Mấy năm nay tôi đi làm, lương không cao, con lại đi viện nhiều, đến giờ số tiền tôi có chỉ vỏn vẹn hơn hai mươi triệu mà số tiền cần phẫu thuật cho con cũng ngót nghét đến cả một hai trăm triệu. Mặc dù hiện nay nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng căn bản ai cũng hiểu rằng đó chỉ là hỗ trợ trong danh mục được chi trả, vả lại nếu chờ đến lượt con mình thì cũng rất mong manh. Chính bản thân tôi cũng biết nếu không phẫu thuật tôi biết sẽ rất nguy hiểm cho So. Tôi nằm nghĩ rất lâu, rất lâu, cuối cùng cũng chỉ như mối tơ vò không sao có thể thoát ra được.
Sáng hôm sau Sam và So đều đòi đi học. Con mới ra viện tôi cũng chưa muốn cho con đi học luôn, thế nhưng cả hai đứa đều nằng nặc đòi đi nên tôi đành chiều theo. Vả lại tôi nghỉ làm cả chục ngày nay, nếu không đi làm nữa thì không biết đời nào mới đủ tiền phẫu thuật cho So, mà lớp của So, Sam lại là cái Phương, bạn thân tôi chủ nhiệm nên tôi cũng yên tâm một phần. Khi vừa ăn sáng xong chuẩn bị đưa hai đứa đi học tôi đã nghe tiếng chị Hoa oang oang bên ngoài:
– Mẹ chồng nằm viện từ hôm kia mà con dâu không thấy mặt đâu. Tôi chẳng hiểu mợ làm dâu kiểu gì nữa.
Thấy chị Hoa trách móc, tôi có chút ngạc nhiên. Mẹ chồng tôi nằm viện mà Việt không hề nói gì, tôi không hay biết. Thế nhưng tôi không cãi lời chị Hoa mà chỉ hỏi lại:
– Mẹ bị sao vậy chị?
– Giờ còn hỏi được câu này, có đứa con dâu như này đúng là phúc nhỉ?
– So nằm viện cả chục ngày nay hôm qua mới ra viện nên…, chiều nay em sẽ vào thăm mẹ.
– Thôi khỏi đi, mẹ trưa nay ra viện rồi, ăn rồi mỗi đẻ con cũng không đẻ được đứa con nên hồn. Cả ngày bệnh tật, tiêu tốn bao nhiêu tiền của của cái nhà này rồi. Từ ngày về đây chả làm được cái gì cho nhà chồng cả, tài thật, sao thằng Việt lại rước được mợ về không biết.
Nghe chị Hoa nói đến đây, cổ họng tôi nghẹn ứ lại. Những lời móc mỉa như xé nát tâm can của một người mẹ. Tôi không muốn cãi nhưng không thể nhẫn nhịn được trả lời:
– Trước mặt trẻ con chị đừng nói những lời khó nghe như vậy. Không ai muốn con mình bệnh cả…
– Thôi. Tôi nói cũng chẳng sai gì đâu, từ lúc thằng Việt nó lấy mợ về đen đủ đường, mợ làm được cái quái gì cho cái nhà này chưa hay chỉ làm khổ nó? Con cái bệnh tật thế sao không nhờ ngoại? Chẳng phải mợ có đứa em nuôi giàu có lắm sao… sao không biết đường về mà xin tiền nó? Mà bố mẹ đẻ mợ cũng có phải nghèo khó lắm đâu, chẳng lẽ không cho mợ nổi tiền chữa bệnh cho con So?
Tôi nhìn chị Hoa, không muốn tí lại thành cãi nhau to trước mặt mấy đứa trẻ nên mặc lời nói đầy mỉa mai của chị chỉ chào một vội bế Sam, So ra con xe máy cà tàng thắt dây lại rồi đi thẳng đến nhà mầm non tư thục của cái Phương. Sau khi dặn dò cái Phương cho So uống thuốc đúng giờ xong tôi liền phi xe máy đến chỗ làm. Công việc hằng ngày của tôi là làm lễ tân khách sạn, thế nhưng vì So thường hay ốm đau đi viện nên tôi không được làm chính thức mà chỉ được sắp xếp vào mấy ca thay thế. Lúc đến, quản lý có gọi tôi vào đưa cho tôi tiền lương rồi nói với tôi ngoài trừ lương thì toàn bộ hoa hồng, thưởng tháng này tôi đều sẽ bị cắt sạch vì nghỉ mười ngày nay rồi. Bản thân tôi cũng cảm thấy có chút không cam tâm nhưng tôi không dám cãi lời quản lý. Trước kia khi chưa vướng bận điều gì tôi cũng rất ít khi cúi đầu trước mặt người khác. Thế nhưng mấy năm nay, trải qua ngàn vạn đắng cay tôi biết mình chỉ có thể nhẫn nhịn. Tôi còn hai đứa con nhỏ, tôi cần tiền vậy nên chỉ có thể gật đầu nuốt những ấm ức vào trong cầm số tiền ít ỏi cất đi.
Hai giờ chiều tôi thay ca, ngoài trời vẫn lạnh buốt chỉ là không còn mưa nữa. Giờ này chưa thể đón Sam, So. Tôi nhìn hai hàng cây bên đường, lòng đầy rẫy những suy nghĩ miên man, nhớ lại lời chị Hoa sáng nay nói đầu óc lại ong ong. Thực ra có những chuyện không phải người trong cuộc sẽ không sao hiểu được. Đúng là tôi có bố mẹ, gia cảnh cũng không quá mức bần hàn nhưng từ năm mười tám tuổi tôi đã tự mình bươn trải tự nuôi thân, thi thoảng còn gửi cho bố mẹ chút ít. Cho đến mấy năm trước khi mang bầu Sam, So khi còn chưa tốt nghiệp đại học, lúc biết tin bố mẹ tôi đã làm ầm ỹ cả lên. Cuối cùng sau những lời chửi bới, mạt sát họ kiên quyết bắt tôi phải bỏ thai, bằng không sẽ từ mặt tôi. Dẫu cho tôi van xin cỡ nào, dẫu cho tôi đã khóc đến kiệt quệ tâm can họ vẫn không cho tôi giữ con. Một độ sau khi Việt lên xin bố mẹ tôi cho cưới họ vẫn không nguôi đi cơn giận, chính mẹ tôi cũng từng nói từ lúc tôi chấp nhận giữ thai cũng có nghĩa là sau này dẫu có chuyện gì tôi cũng không được làm phiền bố mẹ tôi. Con cái tôi có ra sao họ cũng sẽ không bao giờ dang cánh tay ra giúp đỡ. Lúc ấy tôi vẫn luôn tự nghĩ rằng dẫu sau này có khổ sở, bất hạnh ra sao tôi cũng sẽ cố gắng được chứ tôi nhất định sẽ không bỏ con. Chỉ là tôi nào ngờ… cuộc đời lại dồn mình vào bước đường cùng thế này, cũng không ngờ rằng cuộc sống lại bức bách như muốn thít tôi đến chết như vậy.
Không biết tôi đã nghĩ bao lâu cuối cùng vẫn lái xe máy đi thẳng về nhà bố mẹ tôi.
Đoạn đường về nhà hôm nay xa như cả ngàn thế kỉ. Khi về đến cổng tôi dựng xe máy ở gốc cây bằng lăng rồi đi vào. Mẹ tôi đang quét sân, vừa nhìn thấy tôi mặt đã lạnh tanh cất tiếng:
– Đến đây làm gì cái giờ này? Nếu đến để vay tiền thì xéo, tao không có cho vay đâu.
Thật ra tôi cũng chẳng hi vọng gì nhiều bởi vài lần đưa Sam, So xuống chơi mẹ tôi đều tỏ rõ thái độ không ưa và lần nào bà cũng rào trước chuyện sẽ không cho tôi vay tiền dù là một nghìn bé. Vậy mà không hiểu sao nghe mẹ nói vậy tôi vẫn thấy tim mình như quặn lên. Tôi biết năm ấy tôi để có bầu mang tiếng bố mẹ là tôi sai, chưa ra trường kiếm được tiền đã sinh con là tôi sai nhưng chẳng lẽ máu mủ ruột già có thể tuyệt tình đến mức nói bỏ là bỏ sao. Thấy tôi ngây người ra mẹ tôi lại gằn giọng nói:
– Năm ấy tao bảo mày phá thai đi mày không chịu nghe, mày bảo mày chấp nhận hết thì giờ sướng khổ mày cũng tự chịu. Tao không muốn dính dáng đến thứ báo cô báo hồn như mày. Tao không có tiền đâu, tao còn đang phải lo chạy việc cho thằng Tú, tốt nhất mày vay ai thì vay đừng nghĩ đến chuyện về đây vay tao.
Mấy câu nói tôi định nói bỗng nghẹn ứ lại trong cổ họng. Bên trong nhà bố tôi và thằng Tú nghe tiếng nói của mẹ cũng đi ra. Thằng Tú nhìn tôi ánh mắt thương hại khẽ lên tiếng:
– Chị Trân, chị vào nhà đi, hôm nay không đưa Sam, So xuống chơi à chị?
Mẹ tôi thấy thằng Tú nói vậy thì quắc mắt mắng:
– Nhà mày à mà mày mời? Nó xuống vay tiền chứ chơi bời gì?
– Nhà của bố mẹ nhưng chị con về chơi sao mẹ cứ phải gay gắt làm gì. Mẹ không cho vay thì thôi, chị… đợt này mẹ phải lo chạy việc cho em thật nên không có tiền, hay chị vay thử chị Liên Anh xem…
Câu nói thằng Tú còn chưa kịp dứt mẹ tôi đã gầm lên, lần này thái độ còn gay gắt hơn nhiều:
– Vay con Liên Anh? Tao cấm mày được vay con Liên Anh, cấm được làm phiền đến nó.
Thằng Tú có lẽ cũng không ngờ mẹ lại phản ứng như vậy sượng mặt lại sau mới đáp:
– Vay chị Liên Anh thì làm sao? Chị ấy thiếu gì tiền? Bố mẹ cũng nuôi chị ấy bao nhiêu năm, coi như con ruột nay chị Trân khó khăn chị ấy giúp đỡ chút cũng đâu có làm sao mà phiền?
– Nó giờ sống cuộc đời của nó, nó không có nghĩa vụ phải giúp đỡ con Trân hay bất cứ ai trong nhà này cả.
– Lúc nào mẹ cũng chỉ nghĩ cho chị Liên Anh còn chị Trân là con ruột thì bố mẹ lại chẳng để tâm. Không phiền chị Liên Anh thì thôi lo việc cho con sau, con So nó bệnh như vậy… để tiền đấy lo cho cho cháu trước.
Mẹ tôi nghe xong cười khẩy mỉa mai:
– Ốc còn không mang nổi mình ốc còn định làm cọc cho rêu, người trên răng dưới d** chẳng có xu nào mà bày đặt. Không lo việc cho mày tao cũng không cho nó vay. Mày tài, mày giỏi thì mày thì kiếm cho nó đi. Còn mày nữa, lần nào về cũng khiến cái nhà này cãi nhau, tốt nhất mày đừng có về đi đâu thì đi cho khuất mắt tao.
Tôi nhìn mẹ khẽ cúi đầu xuống, cảm giác tội đồ xen lẫn cả chua xót tràn ngập lên cả miệng thành vị đắng ngắt. Chẳng đợi tôi chào mẹ đã ném vội cái chổi đi thẳng vào trong nhà. Cuối cùng tôi cũng chỉ gượng gào chào bố và dặn thằng Tú đừng cãi nhau với mẹ nữa rồi lặng lẽ lái xe máy ra về.
Gần ba giờ tôi mới về đến nhà, vào đến hiên xem điện thoại mới nhận được tin nhắn của thằng Tú gửi đến:
“Chị, chị đừng chấp mẹ, sang tuần em xin đi làm ở mấy công trình gần nhà làm tạm trong lúc chờ mấy chỗ em nộp hồ sơ, chị chờ em kiếm tiền em cho So chữa bệnh nhé, em với chị cùng kiếm tiền tiết kiệm cho cháu phẫu thuật!”
Vốn dĩ cứ nghĩ rằng mình đã quá kiên cường, vốn nghĩ rằng mình mạnh mẽ lắm, vậy mà đọc xong dòng tin nhắn của Tú tôi lại suýt đã oà lên khóc. Cũng may tôi kìm được nhưng khoé mắt vẫn cay xè. Từ nhỏ tới lớn trong gia đình có lẽ nó là người duy nhất luôn yêu thương tôi như vậy. Tôi nhắn lại cho nó một tin rồi đi vào trong nhà mở túi ra đếm đi đếm lại số tiền lương hôm nay nhận.
Tuy tiền lương chỉ còn một nửa lại không có hoa hồng và thưởng nhưng tôi cũng chỉ dám để ba triệu để mua thức ăn hằng ngày còn lại một triệu tôi định mở két cất đi. Trước kia tôi từng có thói quen mỗi ngày đều đếm đi đếm lại số tiền mình dành dụm được, thế nhưng sau nhiều lần đếm số tiền ấy vẫn chẳng tăng lên nên chỉ khi nào có tiền lương về tôi mới đếm lại. Chỉ có điều không hiểu sao khi chuẩn bị mở két tôi bỗng có linh cảm chẳng lành. Mật mã đã được xoay đúng số từ bao giờ, khi vừa vặn ra toàn thân tôi bỗng sững lại. Trong két trống trơn, toàn bộ số tiền trong két không cánh mà bay. Tôi hoảng hốt lục tung két sắt nhưng vẫn không thấy một đồng tiền nào vội vã bật dậy lao ra ngoài. Tivi màu vẫn còn, đồ đạc vẫn y nguyên, mật mã két sắt là trước ngày sinh của Sam, So một ngày. Không thể là trộm được, mà ngoài tôi và Việt thì không ai biết mật mã cả. Lúc này tay tôi vẫn run, định lấy điện thoại gọi cho Việt thì anh cũng từ bên ngoài bước vào. Nhìn thấy tôi đang run rẩy, lại liếc mắt nhìn chiếc két sắt đang mở thái độ vô cùng bình thản.
Tôi nhìn Việt, trong lòng bỗng hoang mang… thái độ này của anh là sao? Là anh đã thật sự lấy đi số tiền trong két? Tôi túm lấy tay anh khẽ hỏi:
– Số tiền trong két là anh lấy sao?
Việt nhìn tôi, vẫn bình thản đáp lại:
– Phải! Là tôi lấy đi.
Rõ ràng tôi nghe đầy đủ lời chồng mình nói nhưng vẫn cố chấp hỏi lại:
– Anh lấy có việc gì à? Lúc nào thì anh trả lại được cho em? Bác sĩ nói So cần sớm làm phẫu thuật…
Chẳng đợi tôi nói hết Việt đã cắt ngang:
– Tôi lấy đóng viện phí và mua thuốc cho mẹ tôi. Chắc không có trả lại đâu, vả lại số tiền đó cũng chẳng bao giờ đủ để phẫu thuật cho So.
Nghe đến đây, tôi gần như không sao chịu nổi, giống như bị đả kích nói lớn:
– Anh nói cái gì vậy? Đây là tiền em dành dụm để chữa bệnh cho con. Anh nói lấy là lấy, thậm chí còn không hỏi em lấy một câu.
– Mẹ tôi cần tiền.
– Vậy So không cần tiền sao? Anh biết thừa em khổ cực thế nào, bán mạng đi làm lo cho con mới được ngần ấy tiền, sao anh có thể lấy đi như vậy? Mà kể anh có lấy cũng phải hỏi em một câu chứ, tiền viện của mẹ trước kia chỉ vài triệu, sao giờ đến ba mươi triệu?
Thấy tôi gào lên Việt vẫn thản nhiên đáp:
– Có hơn ba mươi triệu, cô nghĩ đủ để phẫu thuật cho So sao? Cô không có tiền nhưng đám người xung quanh cô thiếu gì tiền? Không biết ngửa tay ra xin à?
– Anh nói vậy mà nghe được sao? – tôi gần như gào lên – Hàng tháng ngoài tiền sinh hoạt phí tôi phải lo tôi vẫn để ra hai triệu chỉ để lo thuốc men cho mẹ chứ đâu phải tôi tiếc? Nếu là tiền của anh tôi không nói đến, nhưng đây là tiền riêng tôi lo cho So, ba năm tôi mới có ngần ấy tiền, anh biết số tiền này tôi còn quý hơn cả mạng sống của mình kia mà.
Tôi vừa dứt lời không biết từ đâu chị Hoa cũng chạy xồng xộc vào rít lên:
– Vô phúc, vô phúc mà. Mẹ chồng nằm viện mà con dâu còn tiếc chút tiền, đúng là vô phúc mới vớ phải thứ con dâu như mày.
Tôi nhìn chị Hoa đáp lại:
– Không phải việc của chị, đây là việc của vợ chồng em, chị không cần xen vào, chị về đi.
– Tao không về, tao về để mày ở lại đây bắt nạt em tao à?
– Chị Hoa, em không bắt nạt ai cả, nhưng vợ chồng em đang nói chuyện riêng, mong chị tôn trọng chúng em.
Thế nhưng chị Hoa vẫn không hề dừng lại tát vào vào mặt tôi tru tréo lên:
– Mẹ đẻ thằng Việt ra, nuôi nó lớn ngần này, bao nhiêu tiền của nó cũng mang cho vợ con hết, giờ mẹ bệnh tật lại đi tiếc tiền với mẹ là thế nào?
– Không phải em tiếc tiền, nhưng đó là tiền em tiết kiệm để làm phẫu thuật cho So.
– Phẫu thuật cái con khỉ gì, có vài chục triệu bạc. Tiền phẫu thuật của con So lên cả mấy trăm triệu cơ mà. Mà con So, bệnh tật thế không sống được thì giải thoát cho nó đỡ khổ cả cái nhà này mà đỡ khổ cả nó, tiêu tốn tiền vào nó làm gì? Nhà này có thằng Sam là được rồi, có thằng cháu đích tôn khoẻ mạnh là được. Cũng may là đẻ ra thằng Sam khoẻ mạnh chứ không đúng là vô phúc thật.
Lần này tôi gần như không nghe nổi, không thể ngờ rằng lời nói độc địa như vậy chị ta cũng nói được ra liền tát lại rồi gầm như con thú:
– Chị câm mồm đi! Sao chị nói được ra mấy lời ấy hả? Sao có thể có ý nghĩ độc ác như vậy? Chị cũng làm mẹ sao có thể nói như vậy hả?
Chị ta đã không biết sai còn túm lấy tóc tôi vừa đánh vừa chửi:
– Mày dám tát tao, con láo toét… vô phúc… vô phúc…
Việt thấy vậy thì lao vào can, thế nhưng chị ta đã đạp anh ra rồi đẩy tôi xuống. Lực đẩy rất mạnh, đầu tôi lại đập thẳng xuống góc kính của bàn. Trong giây lát một tiếng rầm lớn, một dòng máu từ đầu chảy xuống, còn có mảnh kính cắm thẳng lên ấy. Việt hốt hoảng túm lấy tôi rồi vội vã rút điện thoại định gọi xe. Thế nhưng tôi giống như con thú bị thương gạt tay anh ta ra, đôi mắt long sòng sọc nhìn chị Hoa rồi đưa tay ôm đầu loạng choạng đứng dậy lấy chiếc khăn bọc chặt máu rồi tự ra ngoài bắt xe đến viện. Chị ta có lẽ cũng không ngờ tới nên đứng trân trân hay tay bấu vào nhau nhìn tôi.
Tôi cũng không biết mình đến viện thế nào, đầu óc choáng váng đến nỗi không thể nhớ ra. Chỉ biết tôi được đưa vào trong, bác sĩ gắp mảnh thuỷ tinh rồi khâu mấy mũi trên đầu sau đó được băng bó. Hình như bác sĩ có hỏi thêm gì đó nhưng tôi không trả lời nổi, thấy tôi như vậy anh ta chỉ khẽ thở dài sát trùng lại rồi bảo tôi nằm lên giường chờ một lúc cuối cùng kê thêm chút thuốc thì được về.
Khi ra đến bên ngoài tôi lặng lẽ nhìn mình qua lớp cửa kính. Không còn là một cô gái xinh đẹp lay động lòng người ở tuổi mười chín đôi mươi mà là một con đàn bà già dặn, bất hạnh. Mái tóc bù xù được băng một mảnh băng trắng trên đầu, đôi mắt thâm quầng, sưng mọng sau bao đêm mất ngủ, quần áo rẻ tiền còn dính loang lổ máu, chân đi đôi dép nhựa tổ ong. Nếu là trước kia gặp chuyện thế này có lẽ tôi đã khóc, nhưng giờ dường như bản thân đã chai sạn lại. Nhìn mình trong gương tôi lại tự nhủ không được khóc, mọi chuyện đều sẽ qua thôi, chỉ cần chịu đựng khổ sở thế nào sẽ đều qua. Nhất là giờ đây tôi còn hai đứa con, tôi còn phải đón con, còn phải nấu ăn cho các con tôi. Nghĩ đến đây tôi cố đứng dậy, với tay qua cửa kính mở ra để đi về.
Thế nhưng… trong giây lát tôi bỗng sững sờ như chết đứng khi nhìn thấy người phía trước mặt. Có lẽ người đó cũng hoàn toàn bất ngờ khi gặp tôi ở đây nên bước chân cũng dừng lại. Trên đời này ngàn vạn chuyện có thể nhẫn nhịn cho qua, trăm ngàn chuyện xấu hổ có thể đối mặt, nhưng gặp lại ở đây tôi gần như không sao có thể tiếp nhận nổi.
Bao năm trôi qua rồi….
– Mẹ ơi!
Tôi nhìn con, vừa vỗ vỗ cho So bớt đau vừa trấn an Sam:
– Con ngủ đi, mẹ ru em một lúc rồi mẹ nằm với con.
Thấy tôi nói vậy Sam cũng ngoan ngoãn nằm xuống. Trong phòng bệnh ngoài ba mẹ con tôi còn có mấy người nữa, nhưng cũng may ai cũng thông cảm tôi nên không cằn nhằn gì. Chỉ là con bé khóc nhiều quá, nhiều đến nỗi trái tim người mẹ như tôi cũng đứt ra thành từng đoạn, thương con mà chẳng thể làm gì được cho con chỉ có thể ôm con chặt hơn, khoé mắt cay nồng. Phía đối diện giường, có người thương cảm khẽ cất tiếng nhè nhẹ trong đêm:
– Bố nó đâu? Sao không gọi bố nó đến trông cho một lúc, thay ca nhau còn ngủ chứ? Mấy đêm nay tôi thấy cô toàn thức trắng thôi mà không thấy chồng cô đến, lại còn tha lôi thêm thằng anh vào nữa, sao không để nó ở nhà. Con cái ốm đau thế này không có ai phụ là khổ lắm.
Lời nói của người xa lạ nhưng lại khiến tim tôi nhói lên, không biết đáp trả thế nào chỉ đành lặng im. So khóc thêm một lúc nữa rồi cuối cùng con cũng ngủ, đặt con nằm xuống giường tôi khẽ đưa hai tay nắm lấy hai con rồi nhìn ra bầu trời mưa đêm cuối cùng mệt quá thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Trong giấc mơ chập chờn của ngày đông lạnh giá những ký ức cũ như cuốn phim hoài niệm hiện về. Người ta thường nói, khi bạn đau khổ nhất sẽ nhớ về quãng thời gian hạnh phúc nhất, có lẽ vậy…
Sáng hôm sau khi tỉnh lại trời đã sáng, cơn mưa đêm cũng đã tạnh, thế nhưng bên ngoài vẫn lạnh buốt. Cho Sam, So ăn sáng xong cũng đến giờ bác sĩ đi buồng. So không còn khóc nữa, con bé nằm cạnh Sam nhưng cũng chẳng có sức mà chơi đùa. Làn da tái xanh, chỉ ngước lên nhìn anh trai, nghe anh hát rồi lại cụp mắt xuống. Sau khi thăm khám xong cho con bé tôi cũng theo chân bác sĩ Trung về phòng để nghe tư vấn. Bác sĩ Trung đã quá quen mặt với ba mẹ con tôi, đến khi ngồi xuống anh khẽ thở dài nói:
– Cô cũng biết bệnh tình của con mình rồi đấy, tình trạng hẹp van động mạch phổi của con bé nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Gia đình nên thu xếp, đợi sức khoẻ của cháu ổn định thì phẫu thuật luôn. Phẫu thuật sớm sẽ ổn định sớm, tỉ lệ chữa khỏi cũng khả quan hơn.
Tôi nghe xong khẽ đưa hai tay bấu lại. Không phải tôi không biết những điều này, chỉ là tiền phẫu thuật khá lớn, mấy năm nay tích cóp, bán tất cả mọi thứ tôi vẫn chưa đủ để phẫu thuật cho con. Thấy tôi im lặng anh Trung lại nói:
– Không nên trì hoãn thêm nữa đâu, cô cũng biết đấy, sức khoẻ của con bé không ổn định, kéo dài thế này sẽ nguy hiểm. Tiền nằm viện cũng quá tội, thà cố gắng vay mượn rồi phẫu thuật sau đó con bé khoẻ mạnh làm ăn rồi trả dần cũng còn hơn.
– Vâng. Tôi biết rồi.
– Biết rồi thì cố gắng nhé, về chuyên môn tôi cũng sẽ cố gắng hết sức chữa trị cho con bé, giờ tôi kê đơn thuốc rồi chiều nay cho xuất viện về nhà, nằm dài ngày cũng không tốt, lại dễ lây chéo các bệnh nhiễm trùng khác nữa, vả lại thêm thằng anh ở đây ba mẹ con vất vả quá.
– Vâng, cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Trung không đáp, chỉ kê cho tôi một đơn thuốc rồi lại có bệnh nhân khác cần tư vấn. Tôi cầm đơn thuốc xuống quầy thuốc mua rồi mới lên phòng bệnh. Khi vào đến cửa thì cả Sam và So đã đều ngủ. Tôi lặng lẽ dựa lưng vào tường nhìn hai con. Tuy là hai anh em song sinh nhưng nhìn So nhỏ bé hơn Sam rất nhiều. Có lẽ bởi từ nhỏ con bé ốm yếu, bệnh tật nên thể trạng cũng kém, dù ăn bao nhiêu cũng không thể lớn được như bao đứa trẻ bình thường khác.
Năm ấy khi tôi mang thai các mốc sàng lọc cũng không làm đầy đủ, chỉ biết mình mang thai đôi một trai một gái. Đến khi sinh ra Sam ra trước, thằng bé khoẻ mạnh bình thường, còn So thì vừa ra đời đã tím tái, phải đưa đi cấp cứu. Lúc ấy tôi mới biết hoá ra con bị hẹp van động mạch phổi, nằm viện gần tháng trời mới được về. Khi So được hơn một tuổi bác sĩ đã chỉ định nong van bằng bóng qua da, có điều sau hai lần nong thất bại bác sĩ nói tình trạng của con khá nặng nên không thể nong được nữa mà được chỉ định phẫu thuật. Chỉ là sau đó sức khoẻ của So không được tốt nên phẫu thuật bị lùi lại, giờ con được ba tuổi tôi lại không còn đủ chi phí để phẫu thuật cho con. Dù tôi đã cố gắng đi làm, cố gắng tích cóp từng xu nhưng cuối cùng số tiền tiết kiệm vẫn chỉ là con số nhỏ so với số tiền cần.
Tôi nhìn Sam, So trái tim không sao thở nổi vì xót xa. Mới chỉ có ba tuổi nhưng Sam lại rất hiểu chuyện và người lớn, từ bé luôn rất nhường nhịn và yêu thương em. Thằng bé may mắn hơn em gái về sức khoẻ nhưng suy cho cùng so với những đứa trẻ ngoài kia con vẫn thiệt thòi về thể chất lẫn tinh thần. Giữa cuộc đời đầy đau khổ và tẻ nhạt này… tôi không biết bấu víu vào đâu ngoài hai đứa con này nữa.
Buổi chiều So được xuất viện về nhà. Căn nhà cũ kỹ ọp ẹp không được dọn dẹp nên từ ngoài hiên vào đến trong nhà đồ đạc vương vãi đầy. Tôi vốn định mang Sam, So vào phòng trước rồi ra dọn lại nhà thì đã thấy Việt từ bên trong bước ra. Thường giờ này anh ít khi ở nhà, thế nên thấy anh tôi có chút ngạc nhiên hỏi:
– Anh không đi làm sao? Sao giờ còn ở nhà? Sam So nhìn thấy bố thì mừng quýnh ríu rít chào:
– Con chào bố.
Việt nhìn Sam, So ừ một tiếng rồi đáp lời tôi:
– Công trình cũ hết việc từ tuần trước rồi, chưa tìm được việc mới nên tôi ở nhà.
Nghe đến đây tôi khẽ ngớ người, hoá ra anh không đi làm cả một tuần nay rồi, vậy mà tôi không hay biết, cũng không hề thấy anh gọi điện hỏi con lấy một câu. Thế nhưng tôi không dám trách anh chỉ lặng lẽ dẫn hai đứa vào phòng đến lúc ra cũng thấy Việt đã đi từ bao giờ. Căn nhà bừa bộn như bãi chiến trường, bác sĩ Trung cũng dặn tôi nên để So ở trong một môi trường sạch sẽ, như vậy cũng sẽ tốt cho con hơn, vả lại từ xưa đến nay tôi cũng không chịu được cảnh bừa bộn nên dù rất mệt vẫn lựa chọn dọn dẹp sạch sẽ rồi mới nấu nướng cho hai đứa.
Buổi tối Việt không về chỉ có ba mẹ con ăn cơm. Ăn xong tắm táp sạch sẽ tôi mới cùng hai đứa lên giường. Phía đối diện là phòng của Việt, chỉ cách nhau một tấm chắn nhựa mỏng manh. Sam và So cứ nhìn mãi sang căn phòng ấy rồi hỏi tôi:
– Mẹ ơi, tối nay bố không về hả mẹ?
Tôi cũng không thể nhớ nổi từ bao lâu rồi Việt rất ít khi ở nhà, đến nỗi dường như Sam, So cũng quen dần với điều ấy nên dù tôi không đáp cũng không hỏi thêm. Trước kia khi lấy Việt tôi đã từng cảm thấy vô cùng tự ti bởi Việt là một người đàn ông tương đối nhiều sự lựa chọn còn tôi chỉ là một đứa không công ăn việc làm. Gần bốn năm trước Việt vẫn làm phó phòng cho một công ty khá nổi tiếng, không đến mức quá nhiều tiền nhưng lương cũng khá cao. Thế nhưng sau đó khi tôi sinh Sam, So được vài tháng không biết nghe lời chị Hoa – chị gái ruột anh rời công ty cũ chung tiền mở công ty mới cùng anh rể cuối cùng làm ăn thất bát, vỡ nợ đến giờ vẫn chưa thể trả hết tiền, nhà cũng phải bán đi để trả nợ rồi ở tạm ngôi nhà cũ kĩ này. Mẹ chồng tôi lại bị tai biến, thành ra mọi gánh nặng đè hết lên vai Việt. Có lẽ những áp lực ấy khiến anh dần dần thay đổi… thay đổi đến mức tôi cũng không còn nhận ra nữa.
Tôi khẽ thở dài nhìn lên trần nhà, thực ra nếu So không bị bệnh có lẽ tôi đã có thể phụ giúp Việt một chút, nhưng không… lo cho hai con còn chẳng thể lo nổi. Không muốn nghĩ nhưng dường như cuộc sống đang bức bách tôi quá đỗi.
Nhớ lại lời bác sĩ Trung nói rằng So cần được phẫu thuật sớm, nhất định phải tìm cách cho con bé phẫu thuật sớm. Phẫu thuật sớm… Tôi phải lấy tiền ở đâu để cho con bé bây giờ đây, tôi phải nghĩ cách gì đây? Mấy năm nay tôi đi làm, lương không cao, con lại đi viện nhiều, đến giờ số tiền tôi có chỉ vỏn vẹn hơn hai mươi triệu mà số tiền cần phẫu thuật cho con cũng ngót nghét đến cả một hai trăm triệu. Mặc dù hiện nay nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng căn bản ai cũng hiểu rằng đó chỉ là hỗ trợ trong danh mục được chi trả, vả lại nếu chờ đến lượt con mình thì cũng rất mong manh. Chính bản thân tôi cũng biết nếu không phẫu thuật tôi biết sẽ rất nguy hiểm cho So. Tôi nằm nghĩ rất lâu, rất lâu, cuối cùng cũng chỉ như mối tơ vò không sao có thể thoát ra được.
Sáng hôm sau Sam và So đều đòi đi học. Con mới ra viện tôi cũng chưa muốn cho con đi học luôn, thế nhưng cả hai đứa đều nằng nặc đòi đi nên tôi đành chiều theo. Vả lại tôi nghỉ làm cả chục ngày nay, nếu không đi làm nữa thì không biết đời nào mới đủ tiền phẫu thuật cho So, mà lớp của So, Sam lại là cái Phương, bạn thân tôi chủ nhiệm nên tôi cũng yên tâm một phần. Khi vừa ăn sáng xong chuẩn bị đưa hai đứa đi học tôi đã nghe tiếng chị Hoa oang oang bên ngoài:
– Mẹ chồng nằm viện từ hôm kia mà con dâu không thấy mặt đâu. Tôi chẳng hiểu mợ làm dâu kiểu gì nữa.
Thấy chị Hoa trách móc, tôi có chút ngạc nhiên. Mẹ chồng tôi nằm viện mà Việt không hề nói gì, tôi không hay biết. Thế nhưng tôi không cãi lời chị Hoa mà chỉ hỏi lại:
– Mẹ bị sao vậy chị?
– Giờ còn hỏi được câu này, có đứa con dâu như này đúng là phúc nhỉ?
– So nằm viện cả chục ngày nay hôm qua mới ra viện nên…, chiều nay em sẽ vào thăm mẹ.
– Thôi khỏi đi, mẹ trưa nay ra viện rồi, ăn rồi mỗi đẻ con cũng không đẻ được đứa con nên hồn. Cả ngày bệnh tật, tiêu tốn bao nhiêu tiền của của cái nhà này rồi. Từ ngày về đây chả làm được cái gì cho nhà chồng cả, tài thật, sao thằng Việt lại rước được mợ về không biết.
Nghe chị Hoa nói đến đây, cổ họng tôi nghẹn ứ lại. Những lời móc mỉa như xé nát tâm can của một người mẹ. Tôi không muốn cãi nhưng không thể nhẫn nhịn được trả lời:
– Trước mặt trẻ con chị đừng nói những lời khó nghe như vậy. Không ai muốn con mình bệnh cả…
– Thôi. Tôi nói cũng chẳng sai gì đâu, từ lúc thằng Việt nó lấy mợ về đen đủ đường, mợ làm được cái quái gì cho cái nhà này chưa hay chỉ làm khổ nó? Con cái bệnh tật thế sao không nhờ ngoại? Chẳng phải mợ có đứa em nuôi giàu có lắm sao… sao không biết đường về mà xin tiền nó? Mà bố mẹ đẻ mợ cũng có phải nghèo khó lắm đâu, chẳng lẽ không cho mợ nổi tiền chữa bệnh cho con So?
Tôi nhìn chị Hoa, không muốn tí lại thành cãi nhau to trước mặt mấy đứa trẻ nên mặc lời nói đầy mỉa mai của chị chỉ chào một vội bế Sam, So ra con xe máy cà tàng thắt dây lại rồi đi thẳng đến nhà mầm non tư thục của cái Phương. Sau khi dặn dò cái Phương cho So uống thuốc đúng giờ xong tôi liền phi xe máy đến chỗ làm. Công việc hằng ngày của tôi là làm lễ tân khách sạn, thế nhưng vì So thường hay ốm đau đi viện nên tôi không được làm chính thức mà chỉ được sắp xếp vào mấy ca thay thế. Lúc đến, quản lý có gọi tôi vào đưa cho tôi tiền lương rồi nói với tôi ngoài trừ lương thì toàn bộ hoa hồng, thưởng tháng này tôi đều sẽ bị cắt sạch vì nghỉ mười ngày nay rồi. Bản thân tôi cũng cảm thấy có chút không cam tâm nhưng tôi không dám cãi lời quản lý. Trước kia khi chưa vướng bận điều gì tôi cũng rất ít khi cúi đầu trước mặt người khác. Thế nhưng mấy năm nay, trải qua ngàn vạn đắng cay tôi biết mình chỉ có thể nhẫn nhịn. Tôi còn hai đứa con nhỏ, tôi cần tiền vậy nên chỉ có thể gật đầu nuốt những ấm ức vào trong cầm số tiền ít ỏi cất đi.
Hai giờ chiều tôi thay ca, ngoài trời vẫn lạnh buốt chỉ là không còn mưa nữa. Giờ này chưa thể đón Sam, So. Tôi nhìn hai hàng cây bên đường, lòng đầy rẫy những suy nghĩ miên man, nhớ lại lời chị Hoa sáng nay nói đầu óc lại ong ong. Thực ra có những chuyện không phải người trong cuộc sẽ không sao hiểu được. Đúng là tôi có bố mẹ, gia cảnh cũng không quá mức bần hàn nhưng từ năm mười tám tuổi tôi đã tự mình bươn trải tự nuôi thân, thi thoảng còn gửi cho bố mẹ chút ít. Cho đến mấy năm trước khi mang bầu Sam, So khi còn chưa tốt nghiệp đại học, lúc biết tin bố mẹ tôi đã làm ầm ỹ cả lên. Cuối cùng sau những lời chửi bới, mạt sát họ kiên quyết bắt tôi phải bỏ thai, bằng không sẽ từ mặt tôi. Dẫu cho tôi van xin cỡ nào, dẫu cho tôi đã khóc đến kiệt quệ tâm can họ vẫn không cho tôi giữ con. Một độ sau khi Việt lên xin bố mẹ tôi cho cưới họ vẫn không nguôi đi cơn giận, chính mẹ tôi cũng từng nói từ lúc tôi chấp nhận giữ thai cũng có nghĩa là sau này dẫu có chuyện gì tôi cũng không được làm phiền bố mẹ tôi. Con cái tôi có ra sao họ cũng sẽ không bao giờ dang cánh tay ra giúp đỡ. Lúc ấy tôi vẫn luôn tự nghĩ rằng dẫu sau này có khổ sở, bất hạnh ra sao tôi cũng sẽ cố gắng được chứ tôi nhất định sẽ không bỏ con. Chỉ là tôi nào ngờ… cuộc đời lại dồn mình vào bước đường cùng thế này, cũng không ngờ rằng cuộc sống lại bức bách như muốn thít tôi đến chết như vậy.
Không biết tôi đã nghĩ bao lâu cuối cùng vẫn lái xe máy đi thẳng về nhà bố mẹ tôi.
Đoạn đường về nhà hôm nay xa như cả ngàn thế kỉ. Khi về đến cổng tôi dựng xe máy ở gốc cây bằng lăng rồi đi vào. Mẹ tôi đang quét sân, vừa nhìn thấy tôi mặt đã lạnh tanh cất tiếng:
– Đến đây làm gì cái giờ này? Nếu đến để vay tiền thì xéo, tao không có cho vay đâu.
Thật ra tôi cũng chẳng hi vọng gì nhiều bởi vài lần đưa Sam, So xuống chơi mẹ tôi đều tỏ rõ thái độ không ưa và lần nào bà cũng rào trước chuyện sẽ không cho tôi vay tiền dù là một nghìn bé. Vậy mà không hiểu sao nghe mẹ nói vậy tôi vẫn thấy tim mình như quặn lên. Tôi biết năm ấy tôi để có bầu mang tiếng bố mẹ là tôi sai, chưa ra trường kiếm được tiền đã sinh con là tôi sai nhưng chẳng lẽ máu mủ ruột già có thể tuyệt tình đến mức nói bỏ là bỏ sao. Thấy tôi ngây người ra mẹ tôi lại gằn giọng nói:
– Năm ấy tao bảo mày phá thai đi mày không chịu nghe, mày bảo mày chấp nhận hết thì giờ sướng khổ mày cũng tự chịu. Tao không muốn dính dáng đến thứ báo cô báo hồn như mày. Tao không có tiền đâu, tao còn đang phải lo chạy việc cho thằng Tú, tốt nhất mày vay ai thì vay đừng nghĩ đến chuyện về đây vay tao.
Mấy câu nói tôi định nói bỗng nghẹn ứ lại trong cổ họng. Bên trong nhà bố tôi và thằng Tú nghe tiếng nói của mẹ cũng đi ra. Thằng Tú nhìn tôi ánh mắt thương hại khẽ lên tiếng:
– Chị Trân, chị vào nhà đi, hôm nay không đưa Sam, So xuống chơi à chị?
Mẹ tôi thấy thằng Tú nói vậy thì quắc mắt mắng:
– Nhà mày à mà mày mời? Nó xuống vay tiền chứ chơi bời gì?
– Nhà của bố mẹ nhưng chị con về chơi sao mẹ cứ phải gay gắt làm gì. Mẹ không cho vay thì thôi, chị… đợt này mẹ phải lo chạy việc cho em thật nên không có tiền, hay chị vay thử chị Liên Anh xem…
Câu nói thằng Tú còn chưa kịp dứt mẹ tôi đã gầm lên, lần này thái độ còn gay gắt hơn nhiều:
– Vay con Liên Anh? Tao cấm mày được vay con Liên Anh, cấm được làm phiền đến nó.
Thằng Tú có lẽ cũng không ngờ mẹ lại phản ứng như vậy sượng mặt lại sau mới đáp:
– Vay chị Liên Anh thì làm sao? Chị ấy thiếu gì tiền? Bố mẹ cũng nuôi chị ấy bao nhiêu năm, coi như con ruột nay chị Trân khó khăn chị ấy giúp đỡ chút cũng đâu có làm sao mà phiền?
– Nó giờ sống cuộc đời của nó, nó không có nghĩa vụ phải giúp đỡ con Trân hay bất cứ ai trong nhà này cả.
– Lúc nào mẹ cũng chỉ nghĩ cho chị Liên Anh còn chị Trân là con ruột thì bố mẹ lại chẳng để tâm. Không phiền chị Liên Anh thì thôi lo việc cho con sau, con So nó bệnh như vậy… để tiền đấy lo cho cho cháu trước.
Mẹ tôi nghe xong cười khẩy mỉa mai:
– Ốc còn không mang nổi mình ốc còn định làm cọc cho rêu, người trên răng dưới d** chẳng có xu nào mà bày đặt. Không lo việc cho mày tao cũng không cho nó vay. Mày tài, mày giỏi thì mày thì kiếm cho nó đi. Còn mày nữa, lần nào về cũng khiến cái nhà này cãi nhau, tốt nhất mày đừng có về đi đâu thì đi cho khuất mắt tao.
Tôi nhìn mẹ khẽ cúi đầu xuống, cảm giác tội đồ xen lẫn cả chua xót tràn ngập lên cả miệng thành vị đắng ngắt. Chẳng đợi tôi chào mẹ đã ném vội cái chổi đi thẳng vào trong nhà. Cuối cùng tôi cũng chỉ gượng gào chào bố và dặn thằng Tú đừng cãi nhau với mẹ nữa rồi lặng lẽ lái xe máy ra về.
Gần ba giờ tôi mới về đến nhà, vào đến hiên xem điện thoại mới nhận được tin nhắn của thằng Tú gửi đến:
“Chị, chị đừng chấp mẹ, sang tuần em xin đi làm ở mấy công trình gần nhà làm tạm trong lúc chờ mấy chỗ em nộp hồ sơ, chị chờ em kiếm tiền em cho So chữa bệnh nhé, em với chị cùng kiếm tiền tiết kiệm cho cháu phẫu thuật!”
Vốn dĩ cứ nghĩ rằng mình đã quá kiên cường, vốn nghĩ rằng mình mạnh mẽ lắm, vậy mà đọc xong dòng tin nhắn của Tú tôi lại suýt đã oà lên khóc. Cũng may tôi kìm được nhưng khoé mắt vẫn cay xè. Từ nhỏ tới lớn trong gia đình có lẽ nó là người duy nhất luôn yêu thương tôi như vậy. Tôi nhắn lại cho nó một tin rồi đi vào trong nhà mở túi ra đếm đi đếm lại số tiền lương hôm nay nhận.
Tuy tiền lương chỉ còn một nửa lại không có hoa hồng và thưởng nhưng tôi cũng chỉ dám để ba triệu để mua thức ăn hằng ngày còn lại một triệu tôi định mở két cất đi. Trước kia tôi từng có thói quen mỗi ngày đều đếm đi đếm lại số tiền mình dành dụm được, thế nhưng sau nhiều lần đếm số tiền ấy vẫn chẳng tăng lên nên chỉ khi nào có tiền lương về tôi mới đếm lại. Chỉ có điều không hiểu sao khi chuẩn bị mở két tôi bỗng có linh cảm chẳng lành. Mật mã đã được xoay đúng số từ bao giờ, khi vừa vặn ra toàn thân tôi bỗng sững lại. Trong két trống trơn, toàn bộ số tiền trong két không cánh mà bay. Tôi hoảng hốt lục tung két sắt nhưng vẫn không thấy một đồng tiền nào vội vã bật dậy lao ra ngoài. Tivi màu vẫn còn, đồ đạc vẫn y nguyên, mật mã két sắt là trước ngày sinh của Sam, So một ngày. Không thể là trộm được, mà ngoài tôi và Việt thì không ai biết mật mã cả. Lúc này tay tôi vẫn run, định lấy điện thoại gọi cho Việt thì anh cũng từ bên ngoài bước vào. Nhìn thấy tôi đang run rẩy, lại liếc mắt nhìn chiếc két sắt đang mở thái độ vô cùng bình thản.
Tôi nhìn Việt, trong lòng bỗng hoang mang… thái độ này của anh là sao? Là anh đã thật sự lấy đi số tiền trong két? Tôi túm lấy tay anh khẽ hỏi:
– Số tiền trong két là anh lấy sao?
Việt nhìn tôi, vẫn bình thản đáp lại:
– Phải! Là tôi lấy đi.
Rõ ràng tôi nghe đầy đủ lời chồng mình nói nhưng vẫn cố chấp hỏi lại:
– Anh lấy có việc gì à? Lúc nào thì anh trả lại được cho em? Bác sĩ nói So cần sớm làm phẫu thuật…
Chẳng đợi tôi nói hết Việt đã cắt ngang:
– Tôi lấy đóng viện phí và mua thuốc cho mẹ tôi. Chắc không có trả lại đâu, vả lại số tiền đó cũng chẳng bao giờ đủ để phẫu thuật cho So.
Nghe đến đây, tôi gần như không sao chịu nổi, giống như bị đả kích nói lớn:
– Anh nói cái gì vậy? Đây là tiền em dành dụm để chữa bệnh cho con. Anh nói lấy là lấy, thậm chí còn không hỏi em lấy một câu.
– Mẹ tôi cần tiền.
– Vậy So không cần tiền sao? Anh biết thừa em khổ cực thế nào, bán mạng đi làm lo cho con mới được ngần ấy tiền, sao anh có thể lấy đi như vậy? Mà kể anh có lấy cũng phải hỏi em một câu chứ, tiền viện của mẹ trước kia chỉ vài triệu, sao giờ đến ba mươi triệu?
Thấy tôi gào lên Việt vẫn thản nhiên đáp:
– Có hơn ba mươi triệu, cô nghĩ đủ để phẫu thuật cho So sao? Cô không có tiền nhưng đám người xung quanh cô thiếu gì tiền? Không biết ngửa tay ra xin à?
– Anh nói vậy mà nghe được sao? – tôi gần như gào lên – Hàng tháng ngoài tiền sinh hoạt phí tôi phải lo tôi vẫn để ra hai triệu chỉ để lo thuốc men cho mẹ chứ đâu phải tôi tiếc? Nếu là tiền của anh tôi không nói đến, nhưng đây là tiền riêng tôi lo cho So, ba năm tôi mới có ngần ấy tiền, anh biết số tiền này tôi còn quý hơn cả mạng sống của mình kia mà.
Tôi vừa dứt lời không biết từ đâu chị Hoa cũng chạy xồng xộc vào rít lên:
– Vô phúc, vô phúc mà. Mẹ chồng nằm viện mà con dâu còn tiếc chút tiền, đúng là vô phúc mới vớ phải thứ con dâu như mày.
Tôi nhìn chị Hoa đáp lại:
– Không phải việc của chị, đây là việc của vợ chồng em, chị không cần xen vào, chị về đi.
– Tao không về, tao về để mày ở lại đây bắt nạt em tao à?
– Chị Hoa, em không bắt nạt ai cả, nhưng vợ chồng em đang nói chuyện riêng, mong chị tôn trọng chúng em.
Thế nhưng chị Hoa vẫn không hề dừng lại tát vào vào mặt tôi tru tréo lên:
– Mẹ đẻ thằng Việt ra, nuôi nó lớn ngần này, bao nhiêu tiền của nó cũng mang cho vợ con hết, giờ mẹ bệnh tật lại đi tiếc tiền với mẹ là thế nào?
– Không phải em tiếc tiền, nhưng đó là tiền em tiết kiệm để làm phẫu thuật cho So.
– Phẫu thuật cái con khỉ gì, có vài chục triệu bạc. Tiền phẫu thuật của con So lên cả mấy trăm triệu cơ mà. Mà con So, bệnh tật thế không sống được thì giải thoát cho nó đỡ khổ cả cái nhà này mà đỡ khổ cả nó, tiêu tốn tiền vào nó làm gì? Nhà này có thằng Sam là được rồi, có thằng cháu đích tôn khoẻ mạnh là được. Cũng may là đẻ ra thằng Sam khoẻ mạnh chứ không đúng là vô phúc thật.
Lần này tôi gần như không nghe nổi, không thể ngờ rằng lời nói độc địa như vậy chị ta cũng nói được ra liền tát lại rồi gầm như con thú:
– Chị câm mồm đi! Sao chị nói được ra mấy lời ấy hả? Sao có thể có ý nghĩ độc ác như vậy? Chị cũng làm mẹ sao có thể nói như vậy hả?
Chị ta đã không biết sai còn túm lấy tóc tôi vừa đánh vừa chửi:
– Mày dám tát tao, con láo toét… vô phúc… vô phúc…
Việt thấy vậy thì lao vào can, thế nhưng chị ta đã đạp anh ra rồi đẩy tôi xuống. Lực đẩy rất mạnh, đầu tôi lại đập thẳng xuống góc kính của bàn. Trong giây lát một tiếng rầm lớn, một dòng máu từ đầu chảy xuống, còn có mảnh kính cắm thẳng lên ấy. Việt hốt hoảng túm lấy tôi rồi vội vã rút điện thoại định gọi xe. Thế nhưng tôi giống như con thú bị thương gạt tay anh ta ra, đôi mắt long sòng sọc nhìn chị Hoa rồi đưa tay ôm đầu loạng choạng đứng dậy lấy chiếc khăn bọc chặt máu rồi tự ra ngoài bắt xe đến viện. Chị ta có lẽ cũng không ngờ tới nên đứng trân trân hay tay bấu vào nhau nhìn tôi.
Tôi cũng không biết mình đến viện thế nào, đầu óc choáng váng đến nỗi không thể nhớ ra. Chỉ biết tôi được đưa vào trong, bác sĩ gắp mảnh thuỷ tinh rồi khâu mấy mũi trên đầu sau đó được băng bó. Hình như bác sĩ có hỏi thêm gì đó nhưng tôi không trả lời nổi, thấy tôi như vậy anh ta chỉ khẽ thở dài sát trùng lại rồi bảo tôi nằm lên giường chờ một lúc cuối cùng kê thêm chút thuốc thì được về.
Khi ra đến bên ngoài tôi lặng lẽ nhìn mình qua lớp cửa kính. Không còn là một cô gái xinh đẹp lay động lòng người ở tuổi mười chín đôi mươi mà là một con đàn bà già dặn, bất hạnh. Mái tóc bù xù được băng một mảnh băng trắng trên đầu, đôi mắt thâm quầng, sưng mọng sau bao đêm mất ngủ, quần áo rẻ tiền còn dính loang lổ máu, chân đi đôi dép nhựa tổ ong. Nếu là trước kia gặp chuyện thế này có lẽ tôi đã khóc, nhưng giờ dường như bản thân đã chai sạn lại. Nhìn mình trong gương tôi lại tự nhủ không được khóc, mọi chuyện đều sẽ qua thôi, chỉ cần chịu đựng khổ sở thế nào sẽ đều qua. Nhất là giờ đây tôi còn hai đứa con, tôi còn phải đón con, còn phải nấu ăn cho các con tôi. Nghĩ đến đây tôi cố đứng dậy, với tay qua cửa kính mở ra để đi về.
Thế nhưng… trong giây lát tôi bỗng sững sờ như chết đứng khi nhìn thấy người phía trước mặt. Có lẽ người đó cũng hoàn toàn bất ngờ khi gặp tôi ở đây nên bước chân cũng dừng lại. Trên đời này ngàn vạn chuyện có thể nhẫn nhịn cho qua, trăm ngàn chuyện xấu hổ có thể đối mặt, nhưng gặp lại ở đây tôi gần như không sao có thể tiếp nhận nổi.
Bao năm trôi qua rồi….
Danh sách chương