Nghệ thuật thuyết phục
Thuyết phục chính là vận dụng kĩ năng ngôn ngữ, tác động vào tâm lí đối phương, khiến người đó thay đổi thái độ hành vi theo hướng bạn muốn. Trong xã hội ngày nay, khi chúng ta có ý kiến khác với người khác, để hoàn thành công việc hoặc để người khác công nhận và giúp đỡ, chúng ta phải học cách thuyết phục đối phương để đạt được kết quả mong muốn.
Đặt mình vào địa vị đối phương và thuyết phục bằng cả tấm lòng
Nếu muốn thuyết phục người khác về chuyện nào đó, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên đối phương, hãy đặt mình vào vị trí của họ, tìm hiểu suy nghĩ của người đó rồi điều chỉnh thái độ và cách nói của mình, tìm ra điểm chung giữa hai bên, như vậy lời thuyết phục mới có sức mạnh.
Nhân vật trong câu chuyện sau đây là một nhân viên bán nhà đất, nhờ việc biết đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề, cuối cùng ông đã thuyết phục được khách mua nhà.
Dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc Jack, lợi nhuận của công ty mỹ phẩm đạt tới 40 triệu đôla Mỹ một năm. Thành tựu này khiến Tổng Giám đốc Jack rất hài lòng, tuy nhiên công ty vẫn phải đi thuê văn phòng, do đó ông muốn có một văn phòng của riêng mình.
Lúc này, Joe Meyer – một người bạn cũ của Jack, là nhân viên nhà đất tới tìm Jack và gợi ý ông mua nhà. Jack suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Đúng là năm nay tôi muốn mua nhà, tôi hi vọng mua được một căn nhà gần giống với căn này, có thể nhìn thấy tàu bè đi lại trên sông, lại ở gần trung tâm, ông có thể tìm giúp tôi không?”
Joe Meyer nghe thấy vậy rất vui. Có tới hai căn nhà phù hợp với yêu cầu của Jack. Căn thứ nhất nằm ở tòa nhà gần công ty Jack, căn còn lại chính là căn nhà cũ mà Jack đang sử dụng. Nhưng đáng tiếc là căn hộ ở tòa nhà gần công ty đã có người mua rồi, do đó Joe đề nghị Jack mua lại ngay ngôi nhà mình đang thuê làm văn phòng.
Ban đầu Jack không hề có suy nghĩ sẽ mua lại căn nhà cũ này, bởi vì các nhân viên của ông đều chủ trương dọn đi nơi khác, nhưng Joe đã phát hiện ra Jack vẫn lưu luyến nơi đây. Ông không nói gì, Jack cũng ngừng lại không nói gì nữa. Hai người cùng ngồi xuống và nhìn ra cửa sổ, Jack rất thích khung cảnh ở ngôi nhà đang sử dụng.
Joe Meyer không hổ danh là một nhân viên ưu tú, lúc này ông mở lời: “Khi anh mới tới New York, văn phòng của anh ở đâu? Anh thành lập công ty ở đâu?” Jack không trả lời, hai người im lặng trong khoảng năm phút.
Cuối cùng, Jack cũng vui vẻ nói: “Hầu hết các nhân viên của tôi đều chủ trương dọn đi nơi khác, nhưng đây là nơi khởi đầu, có thể nói chúng tôi đã sinh ra và lớn lên tại đây, chúng tôi nên ở lại nơi này” Như vậy, Jack đã quyết định mua lại ngôi nhà cũ này.
Đặt mình vào địa vị người khác, đứng ở góc độ của đối phương để suy nghĩ vấn đề, tìm hiểu tâm lí và nhu cầu, hiểu được sự khó khăn của người đó, cách thuyết phục này rất dễ được chấp nhận.
Thuyết phục bằng ngôn ngữ ám thị
Đây là một cách thuyết phục rất đặc biệt, khéo léo phát ra thông tin chỉ thị cho đối phương, tác động tâm lí người đó, khiến họ chấp nhận ý kiến của bạn hoặc thay đổi hành động.
Muốn thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của bạn hoặc làm theo suy nghĩ của bạn, nếu nói trực tiếp sẽ rất khó đạt hiệu quả, nhưng nếu có thể dùng ngôn ngữ ám thị thì sẽ rất dễ thành công.
Khi thuyết phục người khác chấp nhận một việc không dễ làm, nếu đối phương từ chối, chúng ta có thể kể một câu chuyện nhỏ để thuyết phục họ.
Một công ty nước ngoài ra thêm một loạt quy định mới nhằm tăng cường quản lí nhân viên và nâng cao hiệu quả công việc, một nhân viên mới đến được giao nhiệm vụ phụ trách triển khai việc này. Người nhân viên này cho rằng mình làm việc rất chăm chỉ, nhưng công việc được giao sẽ dễ khiến anh bị mất lòng mọi người. Nếu như vậy, công việc sau này sẽ rất khó phát triển.
Tổng Giám đốc đã kể cho anh nghe một câu chuyện: Một vị đạo diễn đi khắp nơi tìm diễn viên thích hợp cho bộ phim của ông ta. Một ngày, ông phát hiện ra một người phù hợp, ông bèn thông báo cho người đó chuẩn bị thử vai. Người này rất vui nên đã đi cắt tóc, khi soi gương, nhận thấy hai chiếc răng khểnh của mình không đẹp nên tiếp tục đến bác sĩ chỉnh lại răng. Sau đó, khi đi thử vai, người đạo diễn đã thất vọng nói với cô: “Xin lỗi, những thứ quý giá cô đã bỏ hết đi rồi, bộ phim này không cần cô nữa.”
Vị Giám đốc dùng câu chuyện để nói lên rằng “Giữ nguyên tắc, làm việc chăm chỉ” chính là phẩm chất quý giá nhất của người nhân viên. Sau khi nghe xong, anh đã vui vẻ nhận nhiệm vụ.
Cách thuyết phục này thường mang lại hiệu quả rất tốt, đặc biệt là với những người trẻ tuổi mới đi làm, họ rất có lòng tự trọng, không chấp nhận những lời phê bình trực tiếp. Do đó, cách thuyết phục ám thị này rất dễ áp dụng có hiệu quả đối với họ.
Do yêu cầu công việc nên cơ quan nọ tuyển dụng rất nhiều nhân viên trẻ tuổi và sắp xếp chỗ ở cho họ tại khu tập thể của cơ quan. Do còn trẻ nên buổi tối họ thường đi ngủ rất muộn, thậm chí còn mở nhạc hoặc to tiếng cười nói. Trong khu tập thể còn có cả một số người đã lớn tuổi, do việc nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nên họ đã báo cáo lên lãnh đạo cơ quan. Vị lãnh đạo trong một buổi trò chuyện với các nhân viên trẻ, đã kể một câu chuyện: Có một người đã lớn tuổi và mắc bệnh khó ngủ, trong khi đó căn hộ phía trên là chỗ ở của một nam thanh niên hay làm ca đêm. Mỗi ngày khi tan ca trở về nhà, cậu thường ngồi trên giường cởi giày và quăng xuống sàn nhà. Mỗi lúc như vậy, người đàn ông tầng dưới lại bị đánh thức. Ông quyết định góp ý với người thanh niên. Tối hôm đó, khi tan ca trở về, theo thói quen, anh quăng một chiếc giày xuống sàn thì
chợt nhớ tới lời người hàng xóm tầng dưới, vì thế anh nhẹ nhàng để chiếc thứ hai xuống. Sáng hôm sau, người đàn ông tầng dưới trách anh thanh niên: “Cậu ném 2 đôi giày một lúc tôi còn ngủ lại được, cậu để lại một chiếc không ném, hại tôi phải chờ đợi cả đêm để biết cậu ném chiếc thứ hai vào lúc nào.”
Nghe xong câu chuyện, các nhân viên trẻ đều bật cười, nhưng họ cũng đồng thời hiểu ra hàm ý trong đó. Về sau, họ đã thay đổi cách sinh hoạt để không làm ảnh hưởng tới người khác.
Từ hai ví dụ trên có thể thấy, việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ ám thị sẽ mang lại hiệu quả cao trong thuyết phục, khiến người khác vui vẻ tiếp nhận ý kiến và thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Thuyết phục bằng lời nói đi đôi với hành động
Không ai muốn nghe những lời nói sáo rỗng. Chỉ có thực tế mới chứng minh cho lời nói. Nếu dùng kinh nghiệm thực tế của bản thân để thuyết phục người khác thì sẽ dễ đạt được mục đích, bởi hoàn cảnh thực tế của bạn là bằng chứng tốt nhất.
Trong một thời gian, giới chủ xí nghiệp tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã áp dụng luật khám người để tránh tình trạng công nhân ăn trộm đồ trong nhà xưởng. Một thị trưởng thành phố sau khi lên nhậm chức đã có ý định sẽ hủy bỏ luật này, tuy nhiên, việc này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các chủ xí nghiệp.
Do đó, thị trưởng thành phố đã tới gặp ông chủ một nhà máy. Vừa gặp thị trưởng, ông chủ đã nói: “Thị trưởng muốn tôi bỏ luật khám người ư? Ngài không giỏi làm ăn như chúng tôi. Mặc dù có luật khám người rồi mà chúng tôi vẫn bị mất đồ liên tục, nếu bây giờ bỏ luật thì phải làm sao?”
Thị trưởng biết ý kiến của mình không được chấp nhận nên nói: “Nói về việc làm ăn thì tôi không bằng ông. Nhưng về việc quản lí người thì ông không bằng tôi. Tôi đã từng chỉ huy hàng chục nghìn quân trong cách mạng, ông nói xem tôi có phải là người có kinh nghiệm không?”
“Đương nhiên ngài rất có kinh nghiệm.”
“Vậy tôi cho ông một lời khuyên về vấn đề này được không?” Thị trưởng nói tiếp: “Tôi đã từng làm công nhân ở Pháp, nhà máy ở đó to hơn ở đây nhiều, ông chủ cũng rất hà khắc. Khi hết giờ làm, họ khám người công nhân từ đầu đến chân, không để lọt dù chỉ một chiếc kim, nhưng kết quả thì sao? Đồ vẫn mất như thường. Tại sao? Bởi vì giới chủ ở đó chỉ quan tâm đến mình chứ không quan tâm đến công nhân, chỉ coi họ là công cụ kiếm tiền. Tiền lương của công nhân thấp trong khi phải làm nhiều giờ liền nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, ông nghĩ xem họ có đồng lòng với ông chủ không? Bây giờ giải phóng rồi, chính phủ cũng quan tâm ủng hộ các ông, chỉ cần các ông quan tâm tới lợi ích công nhân, nâng cao chế độ đãi ngộ, coi họ như anh em, có khó khăn cùng bàn bạc với họ để giải quyết, tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng sẽ được nâng cao.”
Người chủ nhà máy thấy thị trưởng nói có lí nên quyết định xóa bỏ luật khám người. Kết quả, người chủ phát hiện trong nhà máy không những không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng tăng lên.
Hầu hết mọi người đều tin vào thực tế, nhất là những thực tế trước mắt, do đó việc thuyết phục bằng lời nói đi đôi với hành động thực tế rất có hiệu quả. Tiếp theo chúng ta cùng theo dõi một câu chuyện khác.
Những năm 80 của thế kỉ XX, ti vi là món đồ rất quý giá với mọi người. Có một
lần, Trịnh cố gắng mua được một chiếc ti vi màn hình phẳng đắt giá. Ở thời đó, loại ti
vi này cực hiếm. Trịnh quyết định để chiếc ti vi đó ở nhà bố mẹ. Con trai của Trịnh rất không vui và hỏi bố: “Tại sao không để ti vi ở nhà mình, con cũng thích xem” Trịnh hài hước nói với con trai: “Chúng ta còn trẻ, sau này còn có nhiều cơ hội xem ti vi. Thậm chí còn có thể được xem những dòng ti vi cao cấp khác. Thế nhưng ông bà thì không như vậy, ông bà không còn nhiều thời gian xem tivi nên chúng ta để ti vi ở đó cho ông bà xem trước.
Một thời gian sau, Trịnh đưa con trai đi ăn tôm, đó là loại tôm rất đắt tiền nên Trịnh nhường cho con trai và nói: “Con ăn đi, bố không thích ăn”. Lúc này, cậu bé tỏ ra rất hiểu chuyện: “Bố ăn đi, sau này con còn nhiều cơ hội ăn, thậm chí còn có thể được ăn tôm đẳng cấp hơn.”
Lời thuyết phục của Trịnh với con trai đã đi đôi với hành động thực tế nên cậu bé dễ dàng chấp nhận và hiểu rằng mình phải luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Vậy tại sao cách thuyết phục này lại có sức mạnh lớn như vậy? Đó là vì việc nói ra kinh nghiệm thực tế của bản thân dễ khiến đối phương xúc động, cách thuyết phục này tốt hơn nhiều so với việc chỉ giảng giải đạo lí.
Khéo léo đặt câu hỏi để thuyết phục
Thông thường, khi thuyết phục đối phương, chúng ta thường thích nhấn mạnh quan điểm của mình, nhưng làm vậy sẽ khó mang lại hiệu quả tốt. Thực tế, thuyết phục là khiến đối phương chấp nhận quan điểm của mình, và điều quan trọng là chấp nhận một cách tâm phục khẩu phục. Do đó nên sử dụng cách tấn công tâm lí khi thuyết phục.
Dưới đây là một số cách đặt câu hỏi nhằm tấn công tâm lí thuyết phục đối phương. Nêu câu hỏi dẫn dắt
Hãy đưa ra câu hỏi để đối phương bắt buộc phải trả lời “có” hoặc “có thể”, từ đó dẫn dắt và đạt mục đích thuyết phục. Phương pháp này chính là cách khiến đối phương biết mình phải làm thế nào trong khi trả lời câu hỏi.
Trong thời kì sa hoàng thống trị ở Nga, người nông dân Nga vì chịu nhiều khổ cực nên trong lòng rất căm phẫn. Khi Cách mạng Tháng 10 giành thắng lợi, đại đa số người dân kiên quyết yêu cầu phá bỏ cung điện sa hoàng đã từng ở. Rất nhiều nhân viên chính phủ đã làm công tác ngăn cản, nhưng người dân vẫn không đồng ý. Cuối cùng, Lenin phải trực tiếp ra mặt thuyết phục. Lenin nói với người dân: “Đốt nhà cũng được, nhưng trước khi đốt hãy để tôi nói vài câu được không?”
“Được”
Lenin hỏi: “Ngôi nhà sa hoàng ở do ai làm ra?”
“Chúng tôi làm ra.”
Lenin lại hỏi: “Ngôi nhà chúng ta làm ra, không cho sa hoàng ở, nhưng cho đại diện của chúng ta ở được không?”
“Được”
Lenin lại hỏi tiếp: “Vậy có cần đốt ngôi nhà này nữa không?”
Người dân cảm thấy Lenin nói đúng nên đồng ý không đốt nhà nữa.
Lenin đã dùng phương pháp đặt câu hỏi khiến người dân thoát khỏi tâm lí căm phẫn và từ bỏ ý định ban đầu.
Đặt câu hỏi vì lợi ích
Khi chúng ta phải thuyết phục đối phương rằng việc mà họ làm có thể mang lại lợi ích, thì phải dẫn dắt vấn đề căn cứ vào xu hướng phát triển sự việc có lợi cho mục đích thực tế, khiến cả hai bên đều giành kết quả mong đợi.
Thời Tống, có một ông quan tên là Tôn Giác vừa nhậm chức quan huyện, ông phát hiện có rất nhiều người dân bị nhốt vào tù do không có tiền đóng thuế. Tôn Giác rất đồng cảm với họ, đúng lúc đó, một số địa chủ trong vùng muốn chi tiền tu sửa lại đền thờ Phật, họ xin chỉ thị của Tôn Giác. Tôn Giác hỏi: “Các ông sửa đền thờ Phật để làm gì?”, “Để có phúc”. Tôn Giác nói: “Đền thờ chưa bị xuống cấp, mọi thứ còn tốt, nếu dùng số tiền đó giúp những người nghèo đóng thuế để họ không phải chịu cảnh tù đầy nữa thì sẽ càng có phúc hơn”. Các hộ địa chủ thấy ông nói có lí nên đồng ý. Nhờ vậy mà, rất nhiều người nghèo đã được cứu thoát khỏi cảnh nguy nan.
Tôn Giác đã đặt câu hỏi dẫn dắt đánh đúng vào tâm lí cầu phúc của các địa chủ để có được kết quả mong muốn.
Đặt câu hỏi đe dọa thiện ý
Đe dọa cũng là một kĩ năng thường được dùng trong thuyết phục, nhưng dùng kĩ năng này là phải linh hoạt, tùy người, tùy việc và tùy lúc. Lời đe dọa thiện ý có thể khiến đối phương có cảm giác lo lắng, từ đó đạt mục đích thuyết phục. Hãy xem câu chuyện sau đây.
Một công ty tổ chức đi du lịch, sau khi tham gia hoạt động ngoài trời thì quay trở về khách sạn, khách sạn thông báo do sự cố nên các phòng họ đặt (phòng có bồn tắm) không có nước nóng. Vì chuyện này mà người phụ trách của công ty đã hẹn gặp Giám đốc khách sạn.
Người phụ trách nói: “Xin lỗi, muộn thế này rồi còn mời anh tới đây. Nhưng chúng tôi ai cũng đẫm mồ hôi, không thể không tắm. Hơn nữa chúng tôi đã có yêu cầu từ tước nên chuyện này phải mời ông đến đây giải quyết.”
Giám đốc nói: “Chuyện này tôi cũng không có cách nào khác. Người dọn phòng đã về mà quên bơm nước, tôi đã yêu cầu mở phòng tắm tập thể, các ông có thể vào đó tắm.”
“Chúng tôi có thể tắm ở phòng tắm tập thể, nhưng chuyện này phải rõ rằng, giá phòng 500 nghìn đồng một đêm là phòng có bồn tắm. Nhưng bây giờ phải tắm ở phòng tập thể, chúng tôi chỉ có thể trả giá phòng theo tiêu chuẩn phòng không có bồn tắm.”
“Vậy không được.”
“Thế thì phải có nước nóng trong bồn tắm của chúng tôi.”
“Nhưng tôi không có cách nào cả.”
“Anh có cách!”
“Anh nói xem có cách gì?”
“Anh có hai cách: Thứ nhất là gọi người dọn phòng quay lại, thứ hai là anh đun cho mỗi phòng hai phích nước. Đương nhiên tôi sẽ phối hợp khuyên mọi người kiên nhẫn chờ đợi.”
Kết quả, Giám đốc phải gọi người dọn phòng quay lại và 40 phút sau, tất cả mọi người đều có nước nóng dùng.
Đe dọa có thể giúp tăng cường sức mạnh thuyết phục, nhưng khi vận dụng kĩ năng này, thái độ nhất định phải có thiện ý, nói rõ hậu quả để việc đe dọa đó không quá giới hạn, nếu không có thể sẽ không mang lại kết quả.
Trong ví dụ trên, người thuyết phục đã sử dụng cách đặt câu hỏi rất khéo léo, sau khi hỏi xong còn đưa ra phương án lựa chọn cho người trả lời, như vậy người thuyết phục sẽ nắm được thế chủ động và giành được thành công.
Trình tự và bí quyết thuyết phục
Cần phải có những kĩ năng nhất định để khéo léo nói lời thuyết phục, khiến đối phương hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những kĩ năng đã nói ở trên, khi thuyết phục người khác, chúng ta cần tuân thủ những trình tự nhất định.
Trước tiên hãy xem ví dụ sau đây.
Một nhà diễn thuyết nổi tiếng cùng lúc nhận được hai lời mời cộng tác, ông không biết phải chấp nhận lời mời nào nên quyết định sẽ lựa chọn sau khi tiếp xúc với cả hai phía.
Người phụ trách đơn vị thứ nhất nói: “Xin ông hãy nói thật hay để truyền đạt kĩ năng nói chuyện cho những người quản lí ở công ty chúng tôi. Nhưng tôi không rõ phải nghe những nội dung gì nên mong ông tự chủ động sắp xếp.”
Người phụ trách công ty còn lại nói như sau: “Mong ông cố gắng giúp chúng tôi, giảng giải về kĩ năng giao tiếp cho các nhân viên quản lí. Sẽ có khoảng 50 người lắng nghe ông, dự định số người tham gia hoạt động là khoảng 70 người. Bởi vì chúng tôi biết việc khéo léo ăn nói rất có lợi cho sự phát triển công việc về sau, nên mục đích chúng tôi mời ông tới là để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ. Hi vọng ông khống chế thời gian trong khoảng 2 tiếng, nội dung diễn thuyết xoay quanh đề tài bí quyết ăn nói. Chúng tôi rất mong ông giúp đỡ.”
Cuối cùng, nhà diễn thuyết đã lựa chọn lời mời thứ hai.
Trong ví dụ này, người đầu tiên nói không có sức thuyết phục, trong khi người thứ hai đã thể hiện được sự nhiệt tình, và điều quan trọng là đối phương đã giải đáp hết mọi thắc mắc ngay khi người được thuyết phục chưa kịp đặt câu hỏi.
Trình tự thuyết phục
Khi thuyết phục đối phương, nhất định phải tuân theo trình tự, nói rõ từng bước để đạt hiệu quả.
(1) Khiến đối phương chú ý và cảm thấy hứng thú
Để đối phương đồng ý với quan điểm của mình, đầu tiên phải thu hút sự chú ý của đối phương vào đề tài mình định nói. Sử dụng các câu nói như: “Chuyện là thế, anh thấy thế nào?”, “Chuyện này sẽ có ích cho chị”… để thu hút đối phương và khiến họ muốn nghe tiếp.
Đương nhiên, khi làm những việc này, bạn cũng phải chú ý tới biểu cảm của bản thân, luôn nở nụ cười chân thành, lời nói và hành động luôn thống nhất. Phải đáp ứng được những điều này thì mới có thể thuyết phục người khác, khiến họ muốn nghe ý kiến của bạn.
(2) Thể hiện rõ ràng suy nghĩ của bản thân
Năng lực diễn đạt của người thuyết phục sẽ quyết định sự thành công của người đó. Đối phương có muốn nghe suy nghĩ và kế hoạch của bạn không, điều này được quyết định bởi khả năng diễn đạt của bạn có thu hút họ không, có thể lấy ví dụ so sánh để lời nói của bạn thêm phần sinh động, tạo ấn tương sâu sắc cho người nghe.
Cũng không thể bỏ qua các yếu tố như tốc độ nói, âm lượng nói to nhỏ, ngữ điệu cao thấp… Ngoài ngôn ngữ, bạn cũng phải có biểu cảm bổ trợ thích hợp.
(3) Tạo cảm xúc cho người nghe
Khi thuyết phục về một việc gì đó, bạn phải tìm hiểu xem đối phương có hứng thú với việc đó không, sau đó hãy đứng trên lập trường của họ và sử dụng lời nói tình cảm thu hút họ, khiến đối phương chấp nhận và có chung quan điểm với bạn.
Phải nắm được tâm lí đối phương mới có thể tạo cảm xúc khi thuyết phục. Ví dụ: Họ đang nghĩ gì? Họ sẽ hành động thế nào? Bây giờ họ muốn làm gì?… Muốn thuyết phục được người khác, nhất định phải ý thức được người đóng vai chính không phải là bạn mà là đối phương.
(4) Nêu cách làm cụ thể
Sau khi đã chuẩn bị xong mọi việc, hãy nói cho đối phương biết phải làm thế nào. Bạn phải khiến họ hiểu được rằng họ nên làm gì và làm thế nào là tốt nhất. Như vậy, đối phương sẽ vui vẻ làm theo cách của bạn.
Chúng ta phải tuân thủ các trình tự trên khi thuyết phục người khác. Chỉ có cách biểu đạt rõ ràng suy nghĩ thì đối phương mới hiểu ý đồ của bạn và chấp nhận ý kiến của bạn.
Bí quyết thuyết phục
Sau khi nắm được trình tự, chúng ta còn phải nắm được một số bí quyết thuyết phục. Sau đây là một số bí quyết có ích cho bạn.
(1) Nói lí bằng thực tế
Một việc càng mang tính đạo lí thì càng phải chú ý liên hệ với thực tế, nếu không
có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lí người nghe. Dùng thực tế để chứng minh đạo lí sẽ tránh việc phải dùng từ ngữ sáo rỗng, vô nghĩa.
(2) Đi từ nhỏ đến lớn
Khi thuyết phục người khác, hãy giảng giải bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ, những điều nhỏ nhất. Hãy để đối phương nhận ra chân lí, dần dần bị thuyết phục và chấp nhận ý kiến của bạn.
(3) Tác động bằng ngôn ngữ
Hãy phát huy khả năng ngôn ngữ của bạn để khơi dậy hứng thú cho đối phương và giảng giải thật sinh động. Ngôn ngữ đẹp có thể thu hút sự chú ý của người nghe. Muốn làm được điều này, trước tiên phải có lòng tin, tin vào sức mạnh đạo lí. Tiếp đó phải chú ý rèn luyện ngôn ngữ, nâng cao kĩ năng diễn đạt.
(4) Nói đúng trọng điểm
Nói nhiều mà mông lung sẽ chỉ khiến người khác không muốn nghe. Có một số người sợ người khác không hiểu nên lặp đi lặp lại lời nói, tuy nhiên kết quả lại đi ngược với mong đợi. Phương pháp chính xác là nhìn sự việc từ góc độ của người khác, nói đúng trọng điểm, đồng thời lưu ý dành thời gian cho người nghe suy nghĩ và lĩnh hội.
(5) Khéo léo dùng danh ngôn
Những danh ngôn triết lí sẽ để lại ấn tượng sâu sắc. Việc kết hợp nói đạo lí với danh ngôn rất có sức thuyết phục và đặc biệt thu hút người nghe.
Thuyết phục người khác là một việc khó khăn, đặc biệt là với người trẻ tuổi. Khi muốn thể hiện tài năng trong công việc, bạn phải thuyết phục được người khác chấp nhận quan điểm của bạn, điều này yêu cầu bạn phải nắm vững các kĩ năng ngôn ngữ thuyết phục để hỗ trợ cho công việc và cuộc sống của bạn.
Thuyết phục chính là vận dụng kĩ năng ngôn ngữ, tác động vào tâm lí đối phương, khiến người đó thay đổi thái độ hành vi theo hướng bạn muốn. Trong xã hội ngày nay, khi chúng ta có ý kiến khác với người khác, để hoàn thành công việc hoặc để người khác công nhận và giúp đỡ, chúng ta phải học cách thuyết phục đối phương để đạt được kết quả mong muốn.
Đặt mình vào địa vị đối phương và thuyết phục bằng cả tấm lòng
Nếu muốn thuyết phục người khác về chuyện nào đó, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên đối phương, hãy đặt mình vào vị trí của họ, tìm hiểu suy nghĩ của người đó rồi điều chỉnh thái độ và cách nói của mình, tìm ra điểm chung giữa hai bên, như vậy lời thuyết phục mới có sức mạnh.
Nhân vật trong câu chuyện sau đây là một nhân viên bán nhà đất, nhờ việc biết đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề, cuối cùng ông đã thuyết phục được khách mua nhà.
Dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc Jack, lợi nhuận của công ty mỹ phẩm đạt tới 40 triệu đôla Mỹ một năm. Thành tựu này khiến Tổng Giám đốc Jack rất hài lòng, tuy nhiên công ty vẫn phải đi thuê văn phòng, do đó ông muốn có một văn phòng của riêng mình.
Lúc này, Joe Meyer – một người bạn cũ của Jack, là nhân viên nhà đất tới tìm Jack và gợi ý ông mua nhà. Jack suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Đúng là năm nay tôi muốn mua nhà, tôi hi vọng mua được một căn nhà gần giống với căn này, có thể nhìn thấy tàu bè đi lại trên sông, lại ở gần trung tâm, ông có thể tìm giúp tôi không?”
Joe Meyer nghe thấy vậy rất vui. Có tới hai căn nhà phù hợp với yêu cầu của Jack. Căn thứ nhất nằm ở tòa nhà gần công ty Jack, căn còn lại chính là căn nhà cũ mà Jack đang sử dụng. Nhưng đáng tiếc là căn hộ ở tòa nhà gần công ty đã có người mua rồi, do đó Joe đề nghị Jack mua lại ngay ngôi nhà mình đang thuê làm văn phòng.
Ban đầu Jack không hề có suy nghĩ sẽ mua lại căn nhà cũ này, bởi vì các nhân viên của ông đều chủ trương dọn đi nơi khác, nhưng Joe đã phát hiện ra Jack vẫn lưu luyến nơi đây. Ông không nói gì, Jack cũng ngừng lại không nói gì nữa. Hai người cùng ngồi xuống và nhìn ra cửa sổ, Jack rất thích khung cảnh ở ngôi nhà đang sử dụng.
Joe Meyer không hổ danh là một nhân viên ưu tú, lúc này ông mở lời: “Khi anh mới tới New York, văn phòng của anh ở đâu? Anh thành lập công ty ở đâu?” Jack không trả lời, hai người im lặng trong khoảng năm phút.
Cuối cùng, Jack cũng vui vẻ nói: “Hầu hết các nhân viên của tôi đều chủ trương dọn đi nơi khác, nhưng đây là nơi khởi đầu, có thể nói chúng tôi đã sinh ra và lớn lên tại đây, chúng tôi nên ở lại nơi này” Như vậy, Jack đã quyết định mua lại ngôi nhà cũ này.
Đặt mình vào địa vị người khác, đứng ở góc độ của đối phương để suy nghĩ vấn đề, tìm hiểu tâm lí và nhu cầu, hiểu được sự khó khăn của người đó, cách thuyết phục này rất dễ được chấp nhận.
Thuyết phục bằng ngôn ngữ ám thị
Đây là một cách thuyết phục rất đặc biệt, khéo léo phát ra thông tin chỉ thị cho đối phương, tác động tâm lí người đó, khiến họ chấp nhận ý kiến của bạn hoặc thay đổi hành động.
Muốn thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của bạn hoặc làm theo suy nghĩ của bạn, nếu nói trực tiếp sẽ rất khó đạt hiệu quả, nhưng nếu có thể dùng ngôn ngữ ám thị thì sẽ rất dễ thành công.
Khi thuyết phục người khác chấp nhận một việc không dễ làm, nếu đối phương từ chối, chúng ta có thể kể một câu chuyện nhỏ để thuyết phục họ.
Một công ty nước ngoài ra thêm một loạt quy định mới nhằm tăng cường quản lí nhân viên và nâng cao hiệu quả công việc, một nhân viên mới đến được giao nhiệm vụ phụ trách triển khai việc này. Người nhân viên này cho rằng mình làm việc rất chăm chỉ, nhưng công việc được giao sẽ dễ khiến anh bị mất lòng mọi người. Nếu như vậy, công việc sau này sẽ rất khó phát triển.
Tổng Giám đốc đã kể cho anh nghe một câu chuyện: Một vị đạo diễn đi khắp nơi tìm diễn viên thích hợp cho bộ phim của ông ta. Một ngày, ông phát hiện ra một người phù hợp, ông bèn thông báo cho người đó chuẩn bị thử vai. Người này rất vui nên đã đi cắt tóc, khi soi gương, nhận thấy hai chiếc răng khểnh của mình không đẹp nên tiếp tục đến bác sĩ chỉnh lại răng. Sau đó, khi đi thử vai, người đạo diễn đã thất vọng nói với cô: “Xin lỗi, những thứ quý giá cô đã bỏ hết đi rồi, bộ phim này không cần cô nữa.”
Vị Giám đốc dùng câu chuyện để nói lên rằng “Giữ nguyên tắc, làm việc chăm chỉ” chính là phẩm chất quý giá nhất của người nhân viên. Sau khi nghe xong, anh đã vui vẻ nhận nhiệm vụ.
Cách thuyết phục này thường mang lại hiệu quả rất tốt, đặc biệt là với những người trẻ tuổi mới đi làm, họ rất có lòng tự trọng, không chấp nhận những lời phê bình trực tiếp. Do đó, cách thuyết phục ám thị này rất dễ áp dụng có hiệu quả đối với họ.
Do yêu cầu công việc nên cơ quan nọ tuyển dụng rất nhiều nhân viên trẻ tuổi và sắp xếp chỗ ở cho họ tại khu tập thể của cơ quan. Do còn trẻ nên buổi tối họ thường đi ngủ rất muộn, thậm chí còn mở nhạc hoặc to tiếng cười nói. Trong khu tập thể còn có cả một số người đã lớn tuổi, do việc nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nên họ đã báo cáo lên lãnh đạo cơ quan. Vị lãnh đạo trong một buổi trò chuyện với các nhân viên trẻ, đã kể một câu chuyện: Có một người đã lớn tuổi và mắc bệnh khó ngủ, trong khi đó căn hộ phía trên là chỗ ở của một nam thanh niên hay làm ca đêm. Mỗi ngày khi tan ca trở về nhà, cậu thường ngồi trên giường cởi giày và quăng xuống sàn nhà. Mỗi lúc như vậy, người đàn ông tầng dưới lại bị đánh thức. Ông quyết định góp ý với người thanh niên. Tối hôm đó, khi tan ca trở về, theo thói quen, anh quăng một chiếc giày xuống sàn thì
chợt nhớ tới lời người hàng xóm tầng dưới, vì thế anh nhẹ nhàng để chiếc thứ hai xuống. Sáng hôm sau, người đàn ông tầng dưới trách anh thanh niên: “Cậu ném 2 đôi giày một lúc tôi còn ngủ lại được, cậu để lại một chiếc không ném, hại tôi phải chờ đợi cả đêm để biết cậu ném chiếc thứ hai vào lúc nào.”
Nghe xong câu chuyện, các nhân viên trẻ đều bật cười, nhưng họ cũng đồng thời hiểu ra hàm ý trong đó. Về sau, họ đã thay đổi cách sinh hoạt để không làm ảnh hưởng tới người khác.
Từ hai ví dụ trên có thể thấy, việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ ám thị sẽ mang lại hiệu quả cao trong thuyết phục, khiến người khác vui vẻ tiếp nhận ý kiến và thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Thuyết phục bằng lời nói đi đôi với hành động
Không ai muốn nghe những lời nói sáo rỗng. Chỉ có thực tế mới chứng minh cho lời nói. Nếu dùng kinh nghiệm thực tế của bản thân để thuyết phục người khác thì sẽ dễ đạt được mục đích, bởi hoàn cảnh thực tế của bạn là bằng chứng tốt nhất.
Trong một thời gian, giới chủ xí nghiệp tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã áp dụng luật khám người để tránh tình trạng công nhân ăn trộm đồ trong nhà xưởng. Một thị trưởng thành phố sau khi lên nhậm chức đã có ý định sẽ hủy bỏ luật này, tuy nhiên, việc này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các chủ xí nghiệp.
Do đó, thị trưởng thành phố đã tới gặp ông chủ một nhà máy. Vừa gặp thị trưởng, ông chủ đã nói: “Thị trưởng muốn tôi bỏ luật khám người ư? Ngài không giỏi làm ăn như chúng tôi. Mặc dù có luật khám người rồi mà chúng tôi vẫn bị mất đồ liên tục, nếu bây giờ bỏ luật thì phải làm sao?”
Thị trưởng biết ý kiến của mình không được chấp nhận nên nói: “Nói về việc làm ăn thì tôi không bằng ông. Nhưng về việc quản lí người thì ông không bằng tôi. Tôi đã từng chỉ huy hàng chục nghìn quân trong cách mạng, ông nói xem tôi có phải là người có kinh nghiệm không?”
“Đương nhiên ngài rất có kinh nghiệm.”
“Vậy tôi cho ông một lời khuyên về vấn đề này được không?” Thị trưởng nói tiếp: “Tôi đã từng làm công nhân ở Pháp, nhà máy ở đó to hơn ở đây nhiều, ông chủ cũng rất hà khắc. Khi hết giờ làm, họ khám người công nhân từ đầu đến chân, không để lọt dù chỉ một chiếc kim, nhưng kết quả thì sao? Đồ vẫn mất như thường. Tại sao? Bởi vì giới chủ ở đó chỉ quan tâm đến mình chứ không quan tâm đến công nhân, chỉ coi họ là công cụ kiếm tiền. Tiền lương của công nhân thấp trong khi phải làm nhiều giờ liền nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, ông nghĩ xem họ có đồng lòng với ông chủ không? Bây giờ giải phóng rồi, chính phủ cũng quan tâm ủng hộ các ông, chỉ cần các ông quan tâm tới lợi ích công nhân, nâng cao chế độ đãi ngộ, coi họ như anh em, có khó khăn cùng bàn bạc với họ để giải quyết, tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng sẽ được nâng cao.”
Người chủ nhà máy thấy thị trưởng nói có lí nên quyết định xóa bỏ luật khám người. Kết quả, người chủ phát hiện trong nhà máy không những không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng tăng lên.
Hầu hết mọi người đều tin vào thực tế, nhất là những thực tế trước mắt, do đó việc thuyết phục bằng lời nói đi đôi với hành động thực tế rất có hiệu quả. Tiếp theo chúng ta cùng theo dõi một câu chuyện khác.
Những năm 80 của thế kỉ XX, ti vi là món đồ rất quý giá với mọi người. Có một
lần, Trịnh cố gắng mua được một chiếc ti vi màn hình phẳng đắt giá. Ở thời đó, loại ti
vi này cực hiếm. Trịnh quyết định để chiếc ti vi đó ở nhà bố mẹ. Con trai của Trịnh rất không vui và hỏi bố: “Tại sao không để ti vi ở nhà mình, con cũng thích xem” Trịnh hài hước nói với con trai: “Chúng ta còn trẻ, sau này còn có nhiều cơ hội xem ti vi. Thậm chí còn có thể được xem những dòng ti vi cao cấp khác. Thế nhưng ông bà thì không như vậy, ông bà không còn nhiều thời gian xem tivi nên chúng ta để ti vi ở đó cho ông bà xem trước.
Một thời gian sau, Trịnh đưa con trai đi ăn tôm, đó là loại tôm rất đắt tiền nên Trịnh nhường cho con trai và nói: “Con ăn đi, bố không thích ăn”. Lúc này, cậu bé tỏ ra rất hiểu chuyện: “Bố ăn đi, sau này con còn nhiều cơ hội ăn, thậm chí còn có thể được ăn tôm đẳng cấp hơn.”
Lời thuyết phục của Trịnh với con trai đã đi đôi với hành động thực tế nên cậu bé dễ dàng chấp nhận và hiểu rằng mình phải luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Vậy tại sao cách thuyết phục này lại có sức mạnh lớn như vậy? Đó là vì việc nói ra kinh nghiệm thực tế của bản thân dễ khiến đối phương xúc động, cách thuyết phục này tốt hơn nhiều so với việc chỉ giảng giải đạo lí.
Khéo léo đặt câu hỏi để thuyết phục
Thông thường, khi thuyết phục đối phương, chúng ta thường thích nhấn mạnh quan điểm của mình, nhưng làm vậy sẽ khó mang lại hiệu quả tốt. Thực tế, thuyết phục là khiến đối phương chấp nhận quan điểm của mình, và điều quan trọng là chấp nhận một cách tâm phục khẩu phục. Do đó nên sử dụng cách tấn công tâm lí khi thuyết phục.
Dưới đây là một số cách đặt câu hỏi nhằm tấn công tâm lí thuyết phục đối phương. Nêu câu hỏi dẫn dắt
Hãy đưa ra câu hỏi để đối phương bắt buộc phải trả lời “có” hoặc “có thể”, từ đó dẫn dắt và đạt mục đích thuyết phục. Phương pháp này chính là cách khiến đối phương biết mình phải làm thế nào trong khi trả lời câu hỏi.
Trong thời kì sa hoàng thống trị ở Nga, người nông dân Nga vì chịu nhiều khổ cực nên trong lòng rất căm phẫn. Khi Cách mạng Tháng 10 giành thắng lợi, đại đa số người dân kiên quyết yêu cầu phá bỏ cung điện sa hoàng đã từng ở. Rất nhiều nhân viên chính phủ đã làm công tác ngăn cản, nhưng người dân vẫn không đồng ý. Cuối cùng, Lenin phải trực tiếp ra mặt thuyết phục. Lenin nói với người dân: “Đốt nhà cũng được, nhưng trước khi đốt hãy để tôi nói vài câu được không?”
“Được”
Lenin hỏi: “Ngôi nhà sa hoàng ở do ai làm ra?”
“Chúng tôi làm ra.”
Lenin lại hỏi: “Ngôi nhà chúng ta làm ra, không cho sa hoàng ở, nhưng cho đại diện của chúng ta ở được không?”
“Được”
Lenin lại hỏi tiếp: “Vậy có cần đốt ngôi nhà này nữa không?”
Người dân cảm thấy Lenin nói đúng nên đồng ý không đốt nhà nữa.
Lenin đã dùng phương pháp đặt câu hỏi khiến người dân thoát khỏi tâm lí căm phẫn và từ bỏ ý định ban đầu.
Đặt câu hỏi vì lợi ích
Khi chúng ta phải thuyết phục đối phương rằng việc mà họ làm có thể mang lại lợi ích, thì phải dẫn dắt vấn đề căn cứ vào xu hướng phát triển sự việc có lợi cho mục đích thực tế, khiến cả hai bên đều giành kết quả mong đợi.
Thời Tống, có một ông quan tên là Tôn Giác vừa nhậm chức quan huyện, ông phát hiện có rất nhiều người dân bị nhốt vào tù do không có tiền đóng thuế. Tôn Giác rất đồng cảm với họ, đúng lúc đó, một số địa chủ trong vùng muốn chi tiền tu sửa lại đền thờ Phật, họ xin chỉ thị của Tôn Giác. Tôn Giác hỏi: “Các ông sửa đền thờ Phật để làm gì?”, “Để có phúc”. Tôn Giác nói: “Đền thờ chưa bị xuống cấp, mọi thứ còn tốt, nếu dùng số tiền đó giúp những người nghèo đóng thuế để họ không phải chịu cảnh tù đầy nữa thì sẽ càng có phúc hơn”. Các hộ địa chủ thấy ông nói có lí nên đồng ý. Nhờ vậy mà, rất nhiều người nghèo đã được cứu thoát khỏi cảnh nguy nan.
Tôn Giác đã đặt câu hỏi dẫn dắt đánh đúng vào tâm lí cầu phúc của các địa chủ để có được kết quả mong muốn.
Đặt câu hỏi đe dọa thiện ý
Đe dọa cũng là một kĩ năng thường được dùng trong thuyết phục, nhưng dùng kĩ năng này là phải linh hoạt, tùy người, tùy việc và tùy lúc. Lời đe dọa thiện ý có thể khiến đối phương có cảm giác lo lắng, từ đó đạt mục đích thuyết phục. Hãy xem câu chuyện sau đây.
Một công ty tổ chức đi du lịch, sau khi tham gia hoạt động ngoài trời thì quay trở về khách sạn, khách sạn thông báo do sự cố nên các phòng họ đặt (phòng có bồn tắm) không có nước nóng. Vì chuyện này mà người phụ trách của công ty đã hẹn gặp Giám đốc khách sạn.
Người phụ trách nói: “Xin lỗi, muộn thế này rồi còn mời anh tới đây. Nhưng chúng tôi ai cũng đẫm mồ hôi, không thể không tắm. Hơn nữa chúng tôi đã có yêu cầu từ tước nên chuyện này phải mời ông đến đây giải quyết.”
Giám đốc nói: “Chuyện này tôi cũng không có cách nào khác. Người dọn phòng đã về mà quên bơm nước, tôi đã yêu cầu mở phòng tắm tập thể, các ông có thể vào đó tắm.”
“Chúng tôi có thể tắm ở phòng tắm tập thể, nhưng chuyện này phải rõ rằng, giá phòng 500 nghìn đồng một đêm là phòng có bồn tắm. Nhưng bây giờ phải tắm ở phòng tập thể, chúng tôi chỉ có thể trả giá phòng theo tiêu chuẩn phòng không có bồn tắm.”
“Vậy không được.”
“Thế thì phải có nước nóng trong bồn tắm của chúng tôi.”
“Nhưng tôi không có cách nào cả.”
“Anh có cách!”
“Anh nói xem có cách gì?”
“Anh có hai cách: Thứ nhất là gọi người dọn phòng quay lại, thứ hai là anh đun cho mỗi phòng hai phích nước. Đương nhiên tôi sẽ phối hợp khuyên mọi người kiên nhẫn chờ đợi.”
Kết quả, Giám đốc phải gọi người dọn phòng quay lại và 40 phút sau, tất cả mọi người đều có nước nóng dùng.
Đe dọa có thể giúp tăng cường sức mạnh thuyết phục, nhưng khi vận dụng kĩ năng này, thái độ nhất định phải có thiện ý, nói rõ hậu quả để việc đe dọa đó không quá giới hạn, nếu không có thể sẽ không mang lại kết quả.
Trong ví dụ trên, người thuyết phục đã sử dụng cách đặt câu hỏi rất khéo léo, sau khi hỏi xong còn đưa ra phương án lựa chọn cho người trả lời, như vậy người thuyết phục sẽ nắm được thế chủ động và giành được thành công.
Trình tự và bí quyết thuyết phục
Cần phải có những kĩ năng nhất định để khéo léo nói lời thuyết phục, khiến đối phương hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những kĩ năng đã nói ở trên, khi thuyết phục người khác, chúng ta cần tuân thủ những trình tự nhất định.
Trước tiên hãy xem ví dụ sau đây.
Một nhà diễn thuyết nổi tiếng cùng lúc nhận được hai lời mời cộng tác, ông không biết phải chấp nhận lời mời nào nên quyết định sẽ lựa chọn sau khi tiếp xúc với cả hai phía.
Người phụ trách đơn vị thứ nhất nói: “Xin ông hãy nói thật hay để truyền đạt kĩ năng nói chuyện cho những người quản lí ở công ty chúng tôi. Nhưng tôi không rõ phải nghe những nội dung gì nên mong ông tự chủ động sắp xếp.”
Người phụ trách công ty còn lại nói như sau: “Mong ông cố gắng giúp chúng tôi, giảng giải về kĩ năng giao tiếp cho các nhân viên quản lí. Sẽ có khoảng 50 người lắng nghe ông, dự định số người tham gia hoạt động là khoảng 70 người. Bởi vì chúng tôi biết việc khéo léo ăn nói rất có lợi cho sự phát triển công việc về sau, nên mục đích chúng tôi mời ông tới là để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ. Hi vọng ông khống chế thời gian trong khoảng 2 tiếng, nội dung diễn thuyết xoay quanh đề tài bí quyết ăn nói. Chúng tôi rất mong ông giúp đỡ.”
Cuối cùng, nhà diễn thuyết đã lựa chọn lời mời thứ hai.
Trong ví dụ này, người đầu tiên nói không có sức thuyết phục, trong khi người thứ hai đã thể hiện được sự nhiệt tình, và điều quan trọng là đối phương đã giải đáp hết mọi thắc mắc ngay khi người được thuyết phục chưa kịp đặt câu hỏi.
Trình tự thuyết phục
Khi thuyết phục đối phương, nhất định phải tuân theo trình tự, nói rõ từng bước để đạt hiệu quả.
(1) Khiến đối phương chú ý và cảm thấy hứng thú
Để đối phương đồng ý với quan điểm của mình, đầu tiên phải thu hút sự chú ý của đối phương vào đề tài mình định nói. Sử dụng các câu nói như: “Chuyện là thế, anh thấy thế nào?”, “Chuyện này sẽ có ích cho chị”… để thu hút đối phương và khiến họ muốn nghe tiếp.
Đương nhiên, khi làm những việc này, bạn cũng phải chú ý tới biểu cảm của bản thân, luôn nở nụ cười chân thành, lời nói và hành động luôn thống nhất. Phải đáp ứng được những điều này thì mới có thể thuyết phục người khác, khiến họ muốn nghe ý kiến của bạn.
(2) Thể hiện rõ ràng suy nghĩ của bản thân
Năng lực diễn đạt của người thuyết phục sẽ quyết định sự thành công của người đó. Đối phương có muốn nghe suy nghĩ và kế hoạch của bạn không, điều này được quyết định bởi khả năng diễn đạt của bạn có thu hút họ không, có thể lấy ví dụ so sánh để lời nói của bạn thêm phần sinh động, tạo ấn tương sâu sắc cho người nghe.
Cũng không thể bỏ qua các yếu tố như tốc độ nói, âm lượng nói to nhỏ, ngữ điệu cao thấp… Ngoài ngôn ngữ, bạn cũng phải có biểu cảm bổ trợ thích hợp.
(3) Tạo cảm xúc cho người nghe
Khi thuyết phục về một việc gì đó, bạn phải tìm hiểu xem đối phương có hứng thú với việc đó không, sau đó hãy đứng trên lập trường của họ và sử dụng lời nói tình cảm thu hút họ, khiến đối phương chấp nhận và có chung quan điểm với bạn.
Phải nắm được tâm lí đối phương mới có thể tạo cảm xúc khi thuyết phục. Ví dụ: Họ đang nghĩ gì? Họ sẽ hành động thế nào? Bây giờ họ muốn làm gì?… Muốn thuyết phục được người khác, nhất định phải ý thức được người đóng vai chính không phải là bạn mà là đối phương.
(4) Nêu cách làm cụ thể
Sau khi đã chuẩn bị xong mọi việc, hãy nói cho đối phương biết phải làm thế nào. Bạn phải khiến họ hiểu được rằng họ nên làm gì và làm thế nào là tốt nhất. Như vậy, đối phương sẽ vui vẻ làm theo cách của bạn.
Chúng ta phải tuân thủ các trình tự trên khi thuyết phục người khác. Chỉ có cách biểu đạt rõ ràng suy nghĩ thì đối phương mới hiểu ý đồ của bạn và chấp nhận ý kiến của bạn.
Bí quyết thuyết phục
Sau khi nắm được trình tự, chúng ta còn phải nắm được một số bí quyết thuyết phục. Sau đây là một số bí quyết có ích cho bạn.
(1) Nói lí bằng thực tế
Một việc càng mang tính đạo lí thì càng phải chú ý liên hệ với thực tế, nếu không
có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lí người nghe. Dùng thực tế để chứng minh đạo lí sẽ tránh việc phải dùng từ ngữ sáo rỗng, vô nghĩa.
(2) Đi từ nhỏ đến lớn
Khi thuyết phục người khác, hãy giảng giải bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ, những điều nhỏ nhất. Hãy để đối phương nhận ra chân lí, dần dần bị thuyết phục và chấp nhận ý kiến của bạn.
(3) Tác động bằng ngôn ngữ
Hãy phát huy khả năng ngôn ngữ của bạn để khơi dậy hứng thú cho đối phương và giảng giải thật sinh động. Ngôn ngữ đẹp có thể thu hút sự chú ý của người nghe. Muốn làm được điều này, trước tiên phải có lòng tin, tin vào sức mạnh đạo lí. Tiếp đó phải chú ý rèn luyện ngôn ngữ, nâng cao kĩ năng diễn đạt.
(4) Nói đúng trọng điểm
Nói nhiều mà mông lung sẽ chỉ khiến người khác không muốn nghe. Có một số người sợ người khác không hiểu nên lặp đi lặp lại lời nói, tuy nhiên kết quả lại đi ngược với mong đợi. Phương pháp chính xác là nhìn sự việc từ góc độ của người khác, nói đúng trọng điểm, đồng thời lưu ý dành thời gian cho người nghe suy nghĩ và lĩnh hội.
(5) Khéo léo dùng danh ngôn
Những danh ngôn triết lí sẽ để lại ấn tượng sâu sắc. Việc kết hợp nói đạo lí với danh ngôn rất có sức thuyết phục và đặc biệt thu hút người nghe.
Thuyết phục người khác là một việc khó khăn, đặc biệt là với người trẻ tuổi. Khi muốn thể hiện tài năng trong công việc, bạn phải thuyết phục được người khác chấp nhận quan điểm của bạn, điều này yêu cầu bạn phải nắm vững các kĩ năng ngôn ngữ thuyết phục để hỗ trợ cho công việc và cuộc sống của bạn.
Danh sách chương