Mỗi lần suy nghĩ là mỗi lần chiến thắng.
- Ralph Waldo Emerson
Tháng 10 năm 1843, một buổi chạng vạng tối, Charles Dickens lặng lẽ bước ra khỏi mái cổng bằng gạch đá của ngôi nhà gần công viên Regent ở Luân Đôn đề bắt đầu cuộc đi dạo trên những con đường thành phố. Không khí lành lạnh của cảnh trời nhá nhem khiến ông cảm thấy dễ chịu phần nào so với tiết trời ẩm thấp bất thường đeo bám cả ngày hôm nay.
Dickens là một người đầy cuốn hút với mái tóc nâu bồng bềnh và đôi mắt sáng long lanh. Lúc này đây, ông đang gặp rắc rối thực sự. Người cha của bốn đứa con này từng nghĩ mình đang ở đỉnh cao của danh vọng. Những cuốn tiểu thuyết như The Pickwick Papers, Oliver Twist và Nickolas Nickleby được công chúng đón nhận nồng nhiệt; còn cuốn Martin Chuzzlewit mà ông xem là đứa con tinh thần hoàn hảo nhất đang được xuất bản hàng tháng. Nhưng nhà văn được mọi người ca tụng này lại đang phải đối mặt với những khoản nợ nần chồng chất.
Một vài tháng trước, nhà xuất bản đã cho biết số lượng sách của ông bán ra không cao như mong đợi và có lẽ, họ phải cát giảm số lượng sách xuất bản hàng tháng của ông trong những đợt bán sách sắp tới.
Thông tin đó khiến ông vô cùng kinh ngạc. Với ông, điều này chẳng khác nào tài năng của ông đang bị người ta đặt dấu hỏi. Ký ức về tuổi thơ nghèo khó bỗng chốc ùa về trong tâm trí ông. Dickens đang phải gồng gánh một gia đình lớn, đa thế hệ. Những khoản chi tiêu trong gia đình luôn vượt quá số tiền ông kiếm được. Cha và các anh em của ông đang nợ nần chồng chất. Vợ ông, Kate, đang chuẩn bị chào đón sự ra đời của đứa con thứ năm.
Cả mùa hè, Dickens không thôi lo lắng về tập hóa đơn ngày càng dày, đặc biệt là khoản thế chấp lớn mà ông dùng chính ngôi nhà đang ở làm vật thế nợ. Ông dành thời gian đi đến khu nghỉ mát dọc bờ biển nhưng không thể tìm cho mình một giấc ngủ sâu, vì thế ông thường đi bộ dọc các vách đá hàng giờ liền. Ông hiểu rằng mình cần một ý tưởng giúp kiếm được một khoản tiền lớn và ông muốn ý tưởng đó đến với ông thật nhanh. Nhưng với tâm trạng chán chường như hiện tại, viết một đoạn văn ra hồn cũng là một việc khó khăn với Dickens. Sau khi tới Luân Đôn, ông hy vọng rằng những phút giây đi dạo khi đêm về sẽ gợi mở trí tưởng tượng cho ông.
Ánh đèn đường nhạt nhòa dẫn lối Dickens bước vào những vùng lân cận Luân Đôn. Khi ông tới gần sông Thames, ánh sáng duy nhất lúc này là ánh đèn từ ô cửa sổ của khu dân cư xập xệ soi xuống con đường ngập ngụa rác thải và những đoạn cống mới thông vẫn chưa kịp đóng nắp. Không còn bóng dáng của các quý bà duyên dáng và các quý ông sang trọng, ở đây chỉ toàn nhan nhản những cô gái bán hoa tục tĩu, những tay móc túi chuyên nghiệp, trộm cướp và ăn xin la liệt trên đường.
Khung cảnh Âm đạm ấy khiến ông nhớ đến cơn ác mộng thường xuyên quấy nhiễu giấc ngủ của mình: Một đứa trẻ 12 tuổi ngồi bên bàn làm việc chất đầy những hộp xi đánh giày màu đen. 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, nó ngồi dán nhãn lên đống hộp chồng chất chỉ để kiếm 6 si-linh duy trì sự sống.
Nhìn xuống dưới sàn nhà kho mục nát, thằng bé phát hiện ra một hầm rượu - vương quốc lý tưởng cho bọn chuột. Ngước mắt lên, nó chi thấy một khung cửa sô đầy bụi và đẫm hơi sương giả mùa đông. Anh sáng mờ ảo hệt như hy vọng về cuộc đời của nó. Cha nó đang ngồi tù vì thiếu nợ, và nó chỉ được một giờ tới trường trong thời gian nghi giải lao mỗi bữa tối ở nhà kho đó. Nó cảm thấy vô vọng, thế giới như đang khép chặt trước mặt nó. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn có những buổi lễ, niềm vui hay hy vọng nào nữa...
Đó cũng chính là những năm tháng tuổi thơ khốn khổ của Dickens. May mắn thay, cha của Dickens được thừa kế một số tiền đủ để ông trả hết nợ nần, thoát cảnh tù tội, cậu con trai nhỏ cũng nhờ thế mà thoát khỏi số phận thê lương.
Lúc này đây, nỗi sợ không trả nổi nợ nần lại đeo bám giày vò Dickens. Mệt mỏi và buồn chán, ông rẽ về nhà sau một chuyến đi dài. So với lúc bước chân ra đi, trong đầu ông vẫn chưa tìm ra được ý tưởng nào cho câu chuyện “vui vẻ và sinh động” mà ông đang từng giờ mong ngóng.
Tuy nhiên, khi gần về tới nhà, trong đầu Dickens bỗng lóe lên một ý tưởng bất ngờ. Một câu chuyện về ngày lẻ Giáng sinh thì sao nhỉ? Ông sẽ viết một câu chuyện vẻ cuộc sống của những người mà ông vừa đi ngang qua họ trên con đường tối om ở thành phố Luân Đôn. Những con người đó cũng giống như ông, đang sống và chiến đấu từng ngày với cùng một nỗi sợ hãi và khát khao mà ông rất hiểu. Những con người đói khát niềm vui và hy vọng!
Nhưng còn chưa đầy 3 tháng nữa thôi là Giáng sinh rồi. Làm thế nào ông có thể hoàn thành một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế? Cuốn sách cần phải ngắn, thậm chí không thể là một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh. Nó cần phải được hoàn thành vào cuối tháng 11 để có thể in và xuất bản đúng dịp Giáng sinh. Để rút ngắn thời gian, ông nảy ra ý tưởng là lấy câu chuyện hồn ma trong mùa Giáng sinh từ một chương trong cuốn the Pickwick Papers.
Ông sẽ thêm vào câu chuyện những hình ảnh và nhân vật mà độc giả của ông yêu thích. Đó sẽ là một đứa trẻ nhỏ bé và yếu ớt, một người cha lương thiện nhưng bất lực và trung tâm của câu chuyện là một nhân vật phản diện sống ích kỷ, một ông già mũi to với gò má nhản nheo.
Khi những ngày tháng 10 ấm áp qua đi nhường chỗ cho cái lạnh se sắt của mùa đông, bản thảo của Dickens ngày một dày lên, ông đang tiến gần đến việc hoàn thành tác phẩm của mình. Với cuốn sách này, trẻ nhỏ cũng có thể đọc và hiểu bởi cốt truyện rất đơn giản, bên cạnh đó nó vẫn đủ sức khơi dậy dòng ký ức và cảm xúc ấm áp nơi trái tim những người trưởng thành.
Sau khi trở về căn hộ lạnh lẽo và thiếu sinh khí trong đêm Giáng sinh, Ebenezer Scrooge -một thương nhân hà tiện ở Luân Đôn - đã có buổi gặp gỡ với linh hồn của một người bạn đã khuất, Jacob Marley. Chính sự tham lam và vô cảm với đồng loại khi còn sống đã khiến linh hồn của Marley không thể siêu thoát mà phải lang bạt khắp nơi với hàng mớ dây xích chằng chịt quanh người. Ông ta khuyên Scrooge nên thay đổi, nếu khống sẽ phải chịu một số phận nghiệt ngã tương tự. Những linh hồn từ Giáng sinh đã qua, Giáng sinh hiện tại và cà những mùa Giáng sinh sắp tới lần lượt hiện về và tải hiện trước mắt Scrooge cuộc sống ích kỷ, thiếu tình thương yêu của họ, đồng thời nhắc nhở một tương lai khốn khổ đang chờ đón nếu Scrooge không thay đổi cách sống. Ăn năn và hối hận, Scrooge đã từ bỏ lối sống ích kỷ, quyết tâm trở thành người tốt bụng, rộng lượng và giàu tình yêu thương. Đây chính là những bài học, những giá trị thấm thía mà ông học được từ lễ Giáng sinh.
Dần dần, trong quá trình viết văn, một điều gì đó bất ngờ đã xảy đến với Dickens. Không biết tự lúc nào, kế hoạch liều lĩnh có chủ ý nhằm mục đích giải cứu ông khỏi cảnh nợ nần - mà theo cách ông nói chỉ là “một kế hoạch nho nhỏ” - đã sớm tạo ra sự thay đổi trong con người ông. Khi ngời bút dần vẽ ra mùa Giáng sinh mà ông ấp ủ - bữa tiệc gia đình ấm áp, những nhánh tầm gửi treo trên trần nhà, bài hát vui vẻ mừng Giáng sinh, những trò chơi, điệu nhảy và những món quà bất ngờ; những bữa tiệc thịnh soạn có ngỗng quay, bánh put- đinh, bánh mì nóng hổi, và tất cả mọi người cùng cất cao tiếng cười trước cây Noel rực rỡ đèn hoa - chính niềm vui từ mùa Giáng sinh an lành đã làm dịu vơi bao lo toan đang đè nặng trong lòng Dickens.
A Christmas Carol (Khúc hát mừng Giáng sinh) đã chiếm trọn trái tim và tâm hồn ông. Tác phẩm đã trở thành đứa con tinh thần xuất phát từ niềm đam mê đích thực. Mỗi khi ông chấm bút xuống lọ mực, nhân vật của ông lại dần bước ra cuộc sống: Tiny Tim nhỏ bé với cái nạng bên mình, Scrooge chìm đám trong nỗi sợ hãi trước những bóng ma, Bob Cratchit tận hưởng cốc bia Giáng sinh trong sự nghèo đói.
Mỗi buổi sáng, Dickens cảm thấy vô cùng phấn khích và không thể ngăn mình bắt tay ngay vào công việc. "Cuốn sách nhỏ bé đó đã thực sự rung động trái tim tôi, khiến tôi khó có thể rời nó dù chỉ một lúc”, ông đã trả lời như thế với một nhà báo. Một người bạn, đồng thời cũng là người viết tiểu sử về Dickens sau này, John Forster, từng viết về “sự chi phối lớn lao” của cuốn sách đối với nhà văn. Khi trò chuyện với một giáo sư ở Mỹ về sự ra đời của tác phẩm, Dickens kể lại rằng ông từng khóc rồi lại cười trong lúc sáng tác. Thậm chí, đích thân Dickens đã đứng ra đảm nhận việc thiết kế cho cuốn sách. Ông quyết định bìa sách phải dán tem vàng, trang bìa giả sẽ có màu truyền thống đặc trưng cho mùa Giáng sinh còn bìa lót phải có màu sắc sặc sỡ, ngoài ra còn phải có bốn bản khác axit phun màu thủ công và bốn bản khắc gỗ được chạm trổ. Đề cuốn sách có thể đến tay của đồng đảo độc giả, ông đã đưa ra mức giá chỉ có năm si-linh mỗi cuốn.
Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 12, đứa con tinh thần của ông cũng chào đời. Bản thảo ngay lập tức được gửi đi in. Vào ngày 17 tháng 12, sách được phát hành và cái tên Dickens lại được mọi người yêu mến đón đợi. Mặc dù đoán biết rằng cuốn sách sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt, nhưng cả ông và nhà xuất bản đều không ngờ họ lại nhận được sự phản hồi lớn lao và mạnh mẽ từ phía độc giả đến thế.
Ấn bản đầu tiên gồm 6.000 quyển đã bán hết ngay trong dịp Giáng sinh, và khi thông điệp ấm áp của cuốn sách nhỏ lan rộng, sau này Dickens nhớ lại rằng ông đã nhận được “vô số bức thư qua đường bưu điện”. Tất cả đều đến từ những độc giả của ông. Họ đã viết về gia đình và tổ ấm của họ, rằng họ đã đọc to cuốn sách thế nào và cuốn sách được họ giữ gìn cẩn thận trên giá sách ra sao. Nhà văn William Makepeace Thackeray đã tán dương cuốn A Christmas Carol rằng: “Dường như cuốn sách đã trở thành tài sản quốc gia
không chi với cá nhăn tôi mà còn với tất cá những người đàn ông và phụ nữ đã tìm thấy ở đó một tăm lòng nhăn ái”.
Tuy dư luận đánh giá rất cao vẻ cuốn sách, nhưng vẻ mặt tài chính, nó không đem lại thành công lớn như Dickens mong đợi. Lý do là vì ông yêu cầu chất lượng cuốn sách quá cao trong khi giá bán đẻ nghị lại khá thấp. Nhưng dù sao, cuốn sách cũng mang về cho ông một khoản tiền đủ để ông vượt qua thời gian khó khăn. Thêm vào đó, cuốn sách được yêu mến cũng khuyến khích độc giả mua thêm những cuốn truyện khác đồng thời mở ra một hướng đi mới cho cuộc đời và sự nghiệp của Dickens.
Mặc dù nghiệp văn của Dickens được đánh dấu bằng sự thành công của không ít cuốn sách vừa chất lượng, vừa đem lại một khoản lợi nhuận to lớn như David Copperfield, A Tale of Two Cities và Great Expectations, nhưng không gì có thể sánh với niềm vui và sự mán nguyện mà ông có được từ cuốn sách nhỏ này. Và khi ông qua đời vào năm 1870, người ta nghe thấy một đứa trẻ nghèo ở Luân Đôn cất tiếng hỏi: “Ông Dicken mất rồi ư? Vậy Cha Giáng sinh cũng mất luôn ư?”.
Trên thực tế, rất nhiều tập tục trong đêm Giáng sinh đã được phổ biến rộng rái nhờ cuốn sách của Dickens như những cuộc hội họp gia đình, đồ ăn thức uống cùng với tục lệ tặng quà. Thậm chí, cuốn sách này còn làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Anh bằng cụm từ “Scrooge” hay qua cách nói “Hừ! Trò bịp bợm!” (Bah! Humbug!) khi ai đó cảm thấy bực tức hoặc hoài nghi. Và cụm từ “Chúc mừng Giảng sinh” (Merry Christmas) cũng trở thành cách nói phổ biến sau khi câu chuyện này ra đời.
Quả thực, cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Vào những lúc rối bời, thiếu niềm tin và mất phương hướng, đôi khi con người lại khám phá ra những thành tựu vĩ đại nhất. Giữa bão bùng khốn khó đớn đau, con người lại được khích lệ bằng một món quà vô giá. Với Charles Dickens, cuốn tiểu thuyết nhỏ về ngày Giáng sinh không chỉ đem lại niềm tin vào chính bản thân mà còn đem lại sự tin tưởng vào niềm vui dâng tràn của một mùa an lành ấm áp.
- Thomas J. Burns
Nghệ thuật quản lý khách sạn
Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.
- Albert Einstein
Trong tiếng Anh, từ “ritz” hay “ritzy” được dùng để chỉ sự sang trọng, lịch lãm. Đây cũng là tên gọi của một người đàn ông Thụy Sĩ - César Ritz - người mà trình độ học vấn chỉ dừng lại ở những phép toán đơn giản, nhưng ông lại là một trong những người đặt nền móng cho việc đưa quản trị khách sạn trở thành một nghệ thuật. Ngày nay, bạn có thể thấy dấu ấn của ông trên rất nhiều phương diện, ở bất cứ khách sạn nào lấy tiện nghi và thẩm mỹ làm điểm nhấn.
Ritz sống vào thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỷ, khi người phụ nữ bắt đầu lên tiếng đòi quyền bình đẳng, ông đã khuyến khích, giúp họ thoát khỏi những luật lệ tù hãm dưới thời nữ hoàng Victoria. Vào cuối thế kỷ 19, khi ông đặt chân tới Luân Đôn, không người phụ nữ xuất thân từ gia đình gia giáo nào dám để người khác nhìn thấy mình dùng bữa tối nơi công cộng. Khi đó, Ritz đã thuyết phục một số quý bà có địa vị cao như phu nhân Công tước Devonshire hay quý bà Dudley tới dùng bữa tối tại khách sạn của ông. Những người khác lần lượt học theo và chỉ một thời gian ngắn sau đó, ăn tối tại Savoy Carlton đã trở thành một nghi thức xã giao bắt buộc.
Ritz là người tiên phong trong việc đưa vào sử dụng những chiếc đèn mờ để khơi dậy tối đa vẻ đẹp làn da và nhấn mạnh nét duyên dáng từ những nếp áo của người phụ nữ. Ông sắp xếp phòng ăn trong khách sạn của mình sao cho phụ nữ có thể vào ngay sau khi bước lên những bậc thang ngắn. Rồi ông cùng người bếp trưởng nổi tiếng, Auguste Escoffier, chế biến rất nhiều món ăn dường như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Thêm nữa, ông còn đưa âm nhạc vào phục vụ bữa tối - đây là điều lần đầu tiên xuất hiện ở Luân Đôn. Không những thế, Ritz luôn là một người cầu toàn, ông thường chọn dàn hợp xướng của Johann Strauss để đem lại cho các vị khách của mình những giai điệu mượt mà du dương nhất.
César Ritz sinh ra tại một vùng núi thuộc Niederwald, Thụy Sĩ. Ông đi làm từ năm 16 tuổi tại phòng ăn của khách sạn trong một thành phố gần đó. Mấy tháng sau, ông bị đuổi việc. “Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhân viên phải có năng khiếu - đó chính là khả năng quan sát tinh nhạy, trong khi đó cậu lại không có một chút năng khiếu nào.” - Quản lý đã nhận xét về ông như vậy.
Sau đó, Ritz kiếm được một công việc thứ hai là bồi bàn, và thêm một lần nữa ông lại bị sa thải. Ông tới Paris, ở đây ông kiếm được hai công việc mới và rồi lại mất việc như những lần trước. Sự nghiệp của ông chỉ thực sự bắt đầu với công việc thứ năm, trong một nhà hàng nhỏ lịch lãm gần Madeleine. Ở đây, ông đã leo lên từng bậc, từ vị trí hầu bàn phụ tới bồi bàn và cuối cùng là quản lý. Khi ông chủ mời ông hợp tác làm ăn, ông mới 19 tuổi. Với bất cứ một thanh niên trẻ tuổi nào, đây chính là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng lúc đó Ritz hiểu rằng mong muốn thực sự của mình là thế giới của những người vĩ đại và những món ăn tuyệt vời.
Vì thế, cởi bỏ chiếc tạp dề, ông bước xuống con đường dấn tới nhà hàng hàng đầu thời bấy giờ là Voisin’s rồi xin vào làm phụ hầu bàn - một vị trí gần như thấp kém nhất. Ông quan sát và học hỏi. Ông học cách làm món vịt quay và thịt nướng, cách rót rượu vang đỏ; cách chuẩn bị đồ ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Vào năm 1871, Ritz rời Paris. Trong ba năm sau đó, ông kiên trì làm việc và rèn giũa kỹ năng ở những khách sạn thời thượng tại Đức và Thụy Sĩ. Sau thời gian này, ông trở thành quản lý của Rigi-Kulm - một khách sạn nổi tiếng vì quang cảnh đẹp và đồ ăn tuyệt hảo gần dãy Alpine. Một ngày, hệ thống sưởi của khách sạn bị chập nổ. Ngay lúc đó, ban quản lý khách sạn nhận được tin 40 vị khách người Mỹ giàu có đang trên đường tới dùng bữa trưa.
Nhiệt độ trong phòng ăn giảm xuống một cách rõ rệt. Ngoài trời đang rất lạnh. Khoác lên mình chiếc áo choàng, rất nhanh, Ritz yêu cầu chuyển các bàn ăn trưa sang phòng vẽ - phòng này có rèm cửa màu đỏ, trông ấm áp hơn. Trong bốn chiếc thùng lớn bằng đồng mới được mua để trồng cọ, Ritz tưới rượu vào và châm lửa. Gạch nhanh chóng được bỏ vào lò.
Khi đoàn khách tới, căn phòng đã ấm lên đáng kể, và dưới chân mỗi vị khách đều đặt một hòn gạch nóng có vải lanen bọc ngoài. Bữa ăn là kiệt tác trong tiết trời giá lạnh, mở đầu bằng nước dùng nóng có vị cay và kết thúc bằng bánh Suzette của Pháp mới ra lò.
Khả năng phản ứng nhanh nhạy của Ritz được những người có mặt tại khách sạn hôm ấy không ngừng truyền tai nhau và nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Cuối cùng, tin đồn tới tai chủ của một khách sạn lớn ở Lucerne đúng vào thời gian khách sạn này đang trên đà thua lỗ. Ngay sau đó, Ritz được mời trở thành quản lý trưởng của khách sạn. Trong hai năm, chàng thanh niên 27 tuổi này đã khiến khách sạn làm ăn ngày càng phát đạt.
Ritz từng nói: “Con người luôn muốn được phục vụ nhưng họ muốn được phục vụ một cách thầm lặng”. Ông đưa ra bốn quy tác nổi tiếng đối với một người quản lý khách sạn hiện đại: Phải quan sát tất cả dù không cần nhìn, phải biết tất cà dù không cần nghe, phải chu đáo mà không gây phiền toái và phải tích cực mà không vượt quá quyền hạn của mình.
Nếu một vị khách than phiền về khoản tiền trong hóa đơn quá cao, ông sẽ mỉm cười thân ái, đem tờ hóa đơn đi và quên không đem nó trở lại. Nếu khách dùng bữa không hài lòng với món thịt hay rượu thì chúng sẽ được dọn khỏi bàn ăn. Ritz có một trí nhớ rất tuyệt vời. Ông nhớ chính xác vị khách nào thích nhân hiệu xì gà của Thổ Nhĩ Kỳ và vị khách nào thích vị cay tương ớt, và khi những vị khách này tới thì các món trên đã chuẩn bị sấn sàng chờ họ.
Ông cũng dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng thân thiết. Vị khách cao lớn sẽ được trang bị trong phòng một chiếc giường dài hai mét rưỡi để họ có thể nghỉ ngơi một cách thoải mái. Bà Smith không thể chịu nổi hoa sẽ không bao giờ bị chúng làm phiền; còn bà Jones thích vườn tược lại luôn tìm thấy một bó hoa trên khay đồ ăn sáng.
Vào năm 1892, Ritz tới Luân Đôn để tiếp quản khách sạn Savoy đang gặp khó khăn vẻ mặt tài chính. Sự hài lòng của khách hàng đã khiến khách sạn thoát khỏi tình trạng nợ nần trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên sau đó, khó khăn lại trở lại. Ritz đã cẩn thận đi kiểm tra từng phòng và làm lại những chiếc giường để đảm bảo rằng chúng hoàn hảo. Một lần, khi kiềm tra phòng ăn, ông ngửi thấy mùi xà phòng trong một chiếc ly và ông đã nghiêm khắc yêu cầu nhân viên rửa lại hàng trăm chiếc.
Một lần khác, trong khi đang thiết kế lại cách bài trí của dãy phòng cưới, ông bỗng thấy một chiếc đèn chùm bằng đồng thò ra từ trần nhà và cảm thấy vô cùng khó chịu. Thế là ông loay hoay tìm cách khác để thắp sáng căn phòng một cách thẩm mỹ hơn. Đúng lúc đó, một ý tưởng nảy sinh khi ông nhìn thấy một gờ trần lồi ra. Ông đặt chiếc đèn vào sau những chiếc gờ, và cũng từ đây ánh sáng gián tiếp mới được biết đến.
Trong khi thu xếp một bữa tiệc cho Alfred Beit - vị vua giàu có của xứ Nam Mỹ, Ritz đã cho trang hoàng lại phòng khiêu vũ của khách sạn Savoy, biến nó thành một Venice thu nhỏ. Các vị khách được phục vụ chẳng khác nào đang được nằm tận hưởng trên những con thuyền đáy bằng lờ lững trồi trên sông đào giữa thành phố Venice.
Thời vàng son của Ritz tại khách sạn Savoy kết thúc sau một cuộc cãi vã giữa ông và các giám đốc. Ông trở lại Paris thân thương và nhận ra giấc mơ mình từng ấp ủ bao năm qua. Ông quyết định mở một khách sạn tuyệt vời nhất ngay tại quảng trường Place Vendôme. Để rủ rê những kẻ lười biếng chịu nhấc chân dạo bước, ông đã thiết kê một hành lang nhỏ. Để khuyến khích những cuộc chuyện trò nhâm nhi bên tách trà và cà phê, ông đã thiết kế một khu vườn. Mong muốn sự sạch sẽ, ông sơn tường thay vì dán giấy bởi sơn có thể dễ dàng lau rửa. Để có được những thiết kế vừa ý và sang trọng nhất, ông đã tới cung điện Versailles và Fontainebleau. Còn cách phối màu là do ông học hỏi từ một bức vẽ của họa sĩ Van Dyck.
Sự sáng tạo của ông còn thể hiện ở số phòng được trang bị phòng tắm riêng. Trong ngày khai trương, khách hàng xếp hàng dọc các hành lang như du khách chờ vào viện bảo tảng, vì ai cũng muốn nhìn ngắm những phòng tắm riêng tư đó.
Thành công của Ritz ở Paris không còn gì để bàn cãi. Trong một thực đơn cho bữa tối do nhân viên của Ritz còn lưu giữ có bút tích của bốn vị vua, bảy hoàng tử và vô số quý tộc. Ritz luôn cẩn trọng để ý đến tình hình và giá cả.
Ở đây, Ritz chính là người khởi xướng trang phục truyền thống cho ngành kinh doanh khách sạn: nơ trắng cho bồi bàn, nơ đen cho ông chủ khách sạn. Ông cũng đưa cho nhân viên trực tầng những chiếc cúc đồng.
Những năm đầu thế kỷ 20, Ritz đã xây dựng và khai trương khách sạn Carlton ở Luân Đôn. Một vài năm sau đó, ông mở thêm khách sạn ở Piccadilly, lấy tên mình đặt cho khách sạn. Đây là khách sạn đầu tiên ở Anh sử dụng vật liệu khung thép và được Ritz lấy cảm hứng từ kết cấu của tháp Eiffel. Một nhóm các chuyên gia tài chính đã cùng Ritz tham gia thành lập Ritz Hotel Development Corporation. Công ty này đã xây dựng phần lớn các khách sạn của Ritz ở khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng 10 năm 1918, trước phút lâm chung, Ritz đã thì thầm với vợ ông rằng: “Hãy chăm sóc cho con gái chúng ta”. Họ có hai con trai nhưng không có con gái. “Con gái ” mà ông ám chỉ ở đây chính là Khách sạn Ritz tại Paris.
- George Kent
Người lính không quen
Tôi mong muốn sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Vì thế, nếu tôi có thể làm điều gì để giúp đỡ mọi người, hãy để tôi làm điều đó ngay từ bây giờ.
- William Penn
Một hôm, khi đang quá cảnh chuyến bay ở Chicago, tôi gọi điện thoại cho vợ báo là mình sắp về đến nhà.
Trong lúc đang nói chuyện với vợ thì tôi nghe thấy ở buồng điện thoại bên cạnh, một người lính trẻ cũng đang gọi điện thoại cho mẹ:
- Mẹ ơi, con không biết phải làm sao nữa. Họ vừa cho con biết họ sẽ không đổi vé máy bay nếu con không bù thêm tiền, mà hiện giờ trong túi con không còn đồng nào cả.
Sau một lúc im lặng, anh nói tiếp:
- Mẹ gọi lại cho con sớm nhé. Con đang đứng ở trạm điện thoại công cộng. Số điện thoại ở đây là....
Người lính trẻ gác máy, trên gương mặt anh lộ rõ nét lo lắng. Anh đứng bên cạnh trạm điện thoại, sốt ruột chờ mẹ gọi lại.
Tôi nói tạm biệt với vợ rồi quay sang chàng trai trẻ đang đứng bên cạnh, hỏi:
- Xin lỗi! Anh có thể cho tôi hỏi, anh đang cần bao nhiêu tiền vậy, anh lính? - Thưa ông, tôi chỉ còn thiếu hai mươi đô-la để về đến nhà. - Anh đáp.
Tôi lấy ví trong túi của mình ra và nói:
- Nhân danh đất nước chúng ta, tôi rất hân hạnh được tặng anh hai mươi đô-la này.
Người lính nhìn tôi rồi mỉm cười. Anh nhận lấy tiền và nói:
- Cám ơn ông!
Tôi cũng mỉm cười đáp lại anh:
- Giờ thì chúng ta về nhà thôi!
- Terry Paulson
HẾT
- Ralph Waldo Emerson
Tháng 10 năm 1843, một buổi chạng vạng tối, Charles Dickens lặng lẽ bước ra khỏi mái cổng bằng gạch đá của ngôi nhà gần công viên Regent ở Luân Đôn đề bắt đầu cuộc đi dạo trên những con đường thành phố. Không khí lành lạnh của cảnh trời nhá nhem khiến ông cảm thấy dễ chịu phần nào so với tiết trời ẩm thấp bất thường đeo bám cả ngày hôm nay.
Dickens là một người đầy cuốn hút với mái tóc nâu bồng bềnh và đôi mắt sáng long lanh. Lúc này đây, ông đang gặp rắc rối thực sự. Người cha của bốn đứa con này từng nghĩ mình đang ở đỉnh cao của danh vọng. Những cuốn tiểu thuyết như The Pickwick Papers, Oliver Twist và Nickolas Nickleby được công chúng đón nhận nồng nhiệt; còn cuốn Martin Chuzzlewit mà ông xem là đứa con tinh thần hoàn hảo nhất đang được xuất bản hàng tháng. Nhưng nhà văn được mọi người ca tụng này lại đang phải đối mặt với những khoản nợ nần chồng chất.
Một vài tháng trước, nhà xuất bản đã cho biết số lượng sách của ông bán ra không cao như mong đợi và có lẽ, họ phải cát giảm số lượng sách xuất bản hàng tháng của ông trong những đợt bán sách sắp tới.
Thông tin đó khiến ông vô cùng kinh ngạc. Với ông, điều này chẳng khác nào tài năng của ông đang bị người ta đặt dấu hỏi. Ký ức về tuổi thơ nghèo khó bỗng chốc ùa về trong tâm trí ông. Dickens đang phải gồng gánh một gia đình lớn, đa thế hệ. Những khoản chi tiêu trong gia đình luôn vượt quá số tiền ông kiếm được. Cha và các anh em của ông đang nợ nần chồng chất. Vợ ông, Kate, đang chuẩn bị chào đón sự ra đời của đứa con thứ năm.
Cả mùa hè, Dickens không thôi lo lắng về tập hóa đơn ngày càng dày, đặc biệt là khoản thế chấp lớn mà ông dùng chính ngôi nhà đang ở làm vật thế nợ. Ông dành thời gian đi đến khu nghỉ mát dọc bờ biển nhưng không thể tìm cho mình một giấc ngủ sâu, vì thế ông thường đi bộ dọc các vách đá hàng giờ liền. Ông hiểu rằng mình cần một ý tưởng giúp kiếm được một khoản tiền lớn và ông muốn ý tưởng đó đến với ông thật nhanh. Nhưng với tâm trạng chán chường như hiện tại, viết một đoạn văn ra hồn cũng là một việc khó khăn với Dickens. Sau khi tới Luân Đôn, ông hy vọng rằng những phút giây đi dạo khi đêm về sẽ gợi mở trí tưởng tượng cho ông.
Ánh đèn đường nhạt nhòa dẫn lối Dickens bước vào những vùng lân cận Luân Đôn. Khi ông tới gần sông Thames, ánh sáng duy nhất lúc này là ánh đèn từ ô cửa sổ của khu dân cư xập xệ soi xuống con đường ngập ngụa rác thải và những đoạn cống mới thông vẫn chưa kịp đóng nắp. Không còn bóng dáng của các quý bà duyên dáng và các quý ông sang trọng, ở đây chỉ toàn nhan nhản những cô gái bán hoa tục tĩu, những tay móc túi chuyên nghiệp, trộm cướp và ăn xin la liệt trên đường.
Khung cảnh Âm đạm ấy khiến ông nhớ đến cơn ác mộng thường xuyên quấy nhiễu giấc ngủ của mình: Một đứa trẻ 12 tuổi ngồi bên bàn làm việc chất đầy những hộp xi đánh giày màu đen. 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, nó ngồi dán nhãn lên đống hộp chồng chất chỉ để kiếm 6 si-linh duy trì sự sống.
Nhìn xuống dưới sàn nhà kho mục nát, thằng bé phát hiện ra một hầm rượu - vương quốc lý tưởng cho bọn chuột. Ngước mắt lên, nó chi thấy một khung cửa sô đầy bụi và đẫm hơi sương giả mùa đông. Anh sáng mờ ảo hệt như hy vọng về cuộc đời của nó. Cha nó đang ngồi tù vì thiếu nợ, và nó chỉ được một giờ tới trường trong thời gian nghi giải lao mỗi bữa tối ở nhà kho đó. Nó cảm thấy vô vọng, thế giới như đang khép chặt trước mặt nó. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn có những buổi lễ, niềm vui hay hy vọng nào nữa...
Đó cũng chính là những năm tháng tuổi thơ khốn khổ của Dickens. May mắn thay, cha của Dickens được thừa kế một số tiền đủ để ông trả hết nợ nần, thoát cảnh tù tội, cậu con trai nhỏ cũng nhờ thế mà thoát khỏi số phận thê lương.
Lúc này đây, nỗi sợ không trả nổi nợ nần lại đeo bám giày vò Dickens. Mệt mỏi và buồn chán, ông rẽ về nhà sau một chuyến đi dài. So với lúc bước chân ra đi, trong đầu ông vẫn chưa tìm ra được ý tưởng nào cho câu chuyện “vui vẻ và sinh động” mà ông đang từng giờ mong ngóng.
Tuy nhiên, khi gần về tới nhà, trong đầu Dickens bỗng lóe lên một ý tưởng bất ngờ. Một câu chuyện về ngày lẻ Giáng sinh thì sao nhỉ? Ông sẽ viết một câu chuyện vẻ cuộc sống của những người mà ông vừa đi ngang qua họ trên con đường tối om ở thành phố Luân Đôn. Những con người đó cũng giống như ông, đang sống và chiến đấu từng ngày với cùng một nỗi sợ hãi và khát khao mà ông rất hiểu. Những con người đói khát niềm vui và hy vọng!
Nhưng còn chưa đầy 3 tháng nữa thôi là Giáng sinh rồi. Làm thế nào ông có thể hoàn thành một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế? Cuốn sách cần phải ngắn, thậm chí không thể là một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh. Nó cần phải được hoàn thành vào cuối tháng 11 để có thể in và xuất bản đúng dịp Giáng sinh. Để rút ngắn thời gian, ông nảy ra ý tưởng là lấy câu chuyện hồn ma trong mùa Giáng sinh từ một chương trong cuốn the Pickwick Papers.
Ông sẽ thêm vào câu chuyện những hình ảnh và nhân vật mà độc giả của ông yêu thích. Đó sẽ là một đứa trẻ nhỏ bé và yếu ớt, một người cha lương thiện nhưng bất lực và trung tâm của câu chuyện là một nhân vật phản diện sống ích kỷ, một ông già mũi to với gò má nhản nheo.
Khi những ngày tháng 10 ấm áp qua đi nhường chỗ cho cái lạnh se sắt của mùa đông, bản thảo của Dickens ngày một dày lên, ông đang tiến gần đến việc hoàn thành tác phẩm của mình. Với cuốn sách này, trẻ nhỏ cũng có thể đọc và hiểu bởi cốt truyện rất đơn giản, bên cạnh đó nó vẫn đủ sức khơi dậy dòng ký ức và cảm xúc ấm áp nơi trái tim những người trưởng thành.
Sau khi trở về căn hộ lạnh lẽo và thiếu sinh khí trong đêm Giáng sinh, Ebenezer Scrooge -một thương nhân hà tiện ở Luân Đôn - đã có buổi gặp gỡ với linh hồn của một người bạn đã khuất, Jacob Marley. Chính sự tham lam và vô cảm với đồng loại khi còn sống đã khiến linh hồn của Marley không thể siêu thoát mà phải lang bạt khắp nơi với hàng mớ dây xích chằng chịt quanh người. Ông ta khuyên Scrooge nên thay đổi, nếu khống sẽ phải chịu một số phận nghiệt ngã tương tự. Những linh hồn từ Giáng sinh đã qua, Giáng sinh hiện tại và cà những mùa Giáng sinh sắp tới lần lượt hiện về và tải hiện trước mắt Scrooge cuộc sống ích kỷ, thiếu tình thương yêu của họ, đồng thời nhắc nhở một tương lai khốn khổ đang chờ đón nếu Scrooge không thay đổi cách sống. Ăn năn và hối hận, Scrooge đã từ bỏ lối sống ích kỷ, quyết tâm trở thành người tốt bụng, rộng lượng và giàu tình yêu thương. Đây chính là những bài học, những giá trị thấm thía mà ông học được từ lễ Giáng sinh.
Dần dần, trong quá trình viết văn, một điều gì đó bất ngờ đã xảy đến với Dickens. Không biết tự lúc nào, kế hoạch liều lĩnh có chủ ý nhằm mục đích giải cứu ông khỏi cảnh nợ nần - mà theo cách ông nói chỉ là “một kế hoạch nho nhỏ” - đã sớm tạo ra sự thay đổi trong con người ông. Khi ngời bút dần vẽ ra mùa Giáng sinh mà ông ấp ủ - bữa tiệc gia đình ấm áp, những nhánh tầm gửi treo trên trần nhà, bài hát vui vẻ mừng Giáng sinh, những trò chơi, điệu nhảy và những món quà bất ngờ; những bữa tiệc thịnh soạn có ngỗng quay, bánh put- đinh, bánh mì nóng hổi, và tất cả mọi người cùng cất cao tiếng cười trước cây Noel rực rỡ đèn hoa - chính niềm vui từ mùa Giáng sinh an lành đã làm dịu vơi bao lo toan đang đè nặng trong lòng Dickens.
A Christmas Carol (Khúc hát mừng Giáng sinh) đã chiếm trọn trái tim và tâm hồn ông. Tác phẩm đã trở thành đứa con tinh thần xuất phát từ niềm đam mê đích thực. Mỗi khi ông chấm bút xuống lọ mực, nhân vật của ông lại dần bước ra cuộc sống: Tiny Tim nhỏ bé với cái nạng bên mình, Scrooge chìm đám trong nỗi sợ hãi trước những bóng ma, Bob Cratchit tận hưởng cốc bia Giáng sinh trong sự nghèo đói.
Mỗi buổi sáng, Dickens cảm thấy vô cùng phấn khích và không thể ngăn mình bắt tay ngay vào công việc. "Cuốn sách nhỏ bé đó đã thực sự rung động trái tim tôi, khiến tôi khó có thể rời nó dù chỉ một lúc”, ông đã trả lời như thế với một nhà báo. Một người bạn, đồng thời cũng là người viết tiểu sử về Dickens sau này, John Forster, từng viết về “sự chi phối lớn lao” của cuốn sách đối với nhà văn. Khi trò chuyện với một giáo sư ở Mỹ về sự ra đời của tác phẩm, Dickens kể lại rằng ông từng khóc rồi lại cười trong lúc sáng tác. Thậm chí, đích thân Dickens đã đứng ra đảm nhận việc thiết kế cho cuốn sách. Ông quyết định bìa sách phải dán tem vàng, trang bìa giả sẽ có màu truyền thống đặc trưng cho mùa Giáng sinh còn bìa lót phải có màu sắc sặc sỡ, ngoài ra còn phải có bốn bản khác axit phun màu thủ công và bốn bản khắc gỗ được chạm trổ. Đề cuốn sách có thể đến tay của đồng đảo độc giả, ông đã đưa ra mức giá chỉ có năm si-linh mỗi cuốn.
Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 12, đứa con tinh thần của ông cũng chào đời. Bản thảo ngay lập tức được gửi đi in. Vào ngày 17 tháng 12, sách được phát hành và cái tên Dickens lại được mọi người yêu mến đón đợi. Mặc dù đoán biết rằng cuốn sách sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt, nhưng cả ông và nhà xuất bản đều không ngờ họ lại nhận được sự phản hồi lớn lao và mạnh mẽ từ phía độc giả đến thế.
Ấn bản đầu tiên gồm 6.000 quyển đã bán hết ngay trong dịp Giáng sinh, và khi thông điệp ấm áp của cuốn sách nhỏ lan rộng, sau này Dickens nhớ lại rằng ông đã nhận được “vô số bức thư qua đường bưu điện”. Tất cả đều đến từ những độc giả của ông. Họ đã viết về gia đình và tổ ấm của họ, rằng họ đã đọc to cuốn sách thế nào và cuốn sách được họ giữ gìn cẩn thận trên giá sách ra sao. Nhà văn William Makepeace Thackeray đã tán dương cuốn A Christmas Carol rằng: “Dường như cuốn sách đã trở thành tài sản quốc gia
không chi với cá nhăn tôi mà còn với tất cá những người đàn ông và phụ nữ đã tìm thấy ở đó một tăm lòng nhăn ái”.
Tuy dư luận đánh giá rất cao vẻ cuốn sách, nhưng vẻ mặt tài chính, nó không đem lại thành công lớn như Dickens mong đợi. Lý do là vì ông yêu cầu chất lượng cuốn sách quá cao trong khi giá bán đẻ nghị lại khá thấp. Nhưng dù sao, cuốn sách cũng mang về cho ông một khoản tiền đủ để ông vượt qua thời gian khó khăn. Thêm vào đó, cuốn sách được yêu mến cũng khuyến khích độc giả mua thêm những cuốn truyện khác đồng thời mở ra một hướng đi mới cho cuộc đời và sự nghiệp của Dickens.
Mặc dù nghiệp văn của Dickens được đánh dấu bằng sự thành công của không ít cuốn sách vừa chất lượng, vừa đem lại một khoản lợi nhuận to lớn như David Copperfield, A Tale of Two Cities và Great Expectations, nhưng không gì có thể sánh với niềm vui và sự mán nguyện mà ông có được từ cuốn sách nhỏ này. Và khi ông qua đời vào năm 1870, người ta nghe thấy một đứa trẻ nghèo ở Luân Đôn cất tiếng hỏi: “Ông Dicken mất rồi ư? Vậy Cha Giáng sinh cũng mất luôn ư?”.
Trên thực tế, rất nhiều tập tục trong đêm Giáng sinh đã được phổ biến rộng rái nhờ cuốn sách của Dickens như những cuộc hội họp gia đình, đồ ăn thức uống cùng với tục lệ tặng quà. Thậm chí, cuốn sách này còn làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Anh bằng cụm từ “Scrooge” hay qua cách nói “Hừ! Trò bịp bợm!” (Bah! Humbug!) khi ai đó cảm thấy bực tức hoặc hoài nghi. Và cụm từ “Chúc mừng Giảng sinh” (Merry Christmas) cũng trở thành cách nói phổ biến sau khi câu chuyện này ra đời.
Quả thực, cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Vào những lúc rối bời, thiếu niềm tin và mất phương hướng, đôi khi con người lại khám phá ra những thành tựu vĩ đại nhất. Giữa bão bùng khốn khó đớn đau, con người lại được khích lệ bằng một món quà vô giá. Với Charles Dickens, cuốn tiểu thuyết nhỏ về ngày Giáng sinh không chỉ đem lại niềm tin vào chính bản thân mà còn đem lại sự tin tưởng vào niềm vui dâng tràn của một mùa an lành ấm áp.
- Thomas J. Burns
Nghệ thuật quản lý khách sạn
Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.
- Albert Einstein
Trong tiếng Anh, từ “ritz” hay “ritzy” được dùng để chỉ sự sang trọng, lịch lãm. Đây cũng là tên gọi của một người đàn ông Thụy Sĩ - César Ritz - người mà trình độ học vấn chỉ dừng lại ở những phép toán đơn giản, nhưng ông lại là một trong những người đặt nền móng cho việc đưa quản trị khách sạn trở thành một nghệ thuật. Ngày nay, bạn có thể thấy dấu ấn của ông trên rất nhiều phương diện, ở bất cứ khách sạn nào lấy tiện nghi và thẩm mỹ làm điểm nhấn.
Ritz sống vào thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỷ, khi người phụ nữ bắt đầu lên tiếng đòi quyền bình đẳng, ông đã khuyến khích, giúp họ thoát khỏi những luật lệ tù hãm dưới thời nữ hoàng Victoria. Vào cuối thế kỷ 19, khi ông đặt chân tới Luân Đôn, không người phụ nữ xuất thân từ gia đình gia giáo nào dám để người khác nhìn thấy mình dùng bữa tối nơi công cộng. Khi đó, Ritz đã thuyết phục một số quý bà có địa vị cao như phu nhân Công tước Devonshire hay quý bà Dudley tới dùng bữa tối tại khách sạn của ông. Những người khác lần lượt học theo và chỉ một thời gian ngắn sau đó, ăn tối tại Savoy Carlton đã trở thành một nghi thức xã giao bắt buộc.
Ritz là người tiên phong trong việc đưa vào sử dụng những chiếc đèn mờ để khơi dậy tối đa vẻ đẹp làn da và nhấn mạnh nét duyên dáng từ những nếp áo của người phụ nữ. Ông sắp xếp phòng ăn trong khách sạn của mình sao cho phụ nữ có thể vào ngay sau khi bước lên những bậc thang ngắn. Rồi ông cùng người bếp trưởng nổi tiếng, Auguste Escoffier, chế biến rất nhiều món ăn dường như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Thêm nữa, ông còn đưa âm nhạc vào phục vụ bữa tối - đây là điều lần đầu tiên xuất hiện ở Luân Đôn. Không những thế, Ritz luôn là một người cầu toàn, ông thường chọn dàn hợp xướng của Johann Strauss để đem lại cho các vị khách của mình những giai điệu mượt mà du dương nhất.
César Ritz sinh ra tại một vùng núi thuộc Niederwald, Thụy Sĩ. Ông đi làm từ năm 16 tuổi tại phòng ăn của khách sạn trong một thành phố gần đó. Mấy tháng sau, ông bị đuổi việc. “Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhân viên phải có năng khiếu - đó chính là khả năng quan sát tinh nhạy, trong khi đó cậu lại không có một chút năng khiếu nào.” - Quản lý đã nhận xét về ông như vậy.
Sau đó, Ritz kiếm được một công việc thứ hai là bồi bàn, và thêm một lần nữa ông lại bị sa thải. Ông tới Paris, ở đây ông kiếm được hai công việc mới và rồi lại mất việc như những lần trước. Sự nghiệp của ông chỉ thực sự bắt đầu với công việc thứ năm, trong một nhà hàng nhỏ lịch lãm gần Madeleine. Ở đây, ông đã leo lên từng bậc, từ vị trí hầu bàn phụ tới bồi bàn và cuối cùng là quản lý. Khi ông chủ mời ông hợp tác làm ăn, ông mới 19 tuổi. Với bất cứ một thanh niên trẻ tuổi nào, đây chính là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng lúc đó Ritz hiểu rằng mong muốn thực sự của mình là thế giới của những người vĩ đại và những món ăn tuyệt vời.
Vì thế, cởi bỏ chiếc tạp dề, ông bước xuống con đường dấn tới nhà hàng hàng đầu thời bấy giờ là Voisin’s rồi xin vào làm phụ hầu bàn - một vị trí gần như thấp kém nhất. Ông quan sát và học hỏi. Ông học cách làm món vịt quay và thịt nướng, cách rót rượu vang đỏ; cách chuẩn bị đồ ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Vào năm 1871, Ritz rời Paris. Trong ba năm sau đó, ông kiên trì làm việc và rèn giũa kỹ năng ở những khách sạn thời thượng tại Đức và Thụy Sĩ. Sau thời gian này, ông trở thành quản lý của Rigi-Kulm - một khách sạn nổi tiếng vì quang cảnh đẹp và đồ ăn tuyệt hảo gần dãy Alpine. Một ngày, hệ thống sưởi của khách sạn bị chập nổ. Ngay lúc đó, ban quản lý khách sạn nhận được tin 40 vị khách người Mỹ giàu có đang trên đường tới dùng bữa trưa.
Nhiệt độ trong phòng ăn giảm xuống một cách rõ rệt. Ngoài trời đang rất lạnh. Khoác lên mình chiếc áo choàng, rất nhanh, Ritz yêu cầu chuyển các bàn ăn trưa sang phòng vẽ - phòng này có rèm cửa màu đỏ, trông ấm áp hơn. Trong bốn chiếc thùng lớn bằng đồng mới được mua để trồng cọ, Ritz tưới rượu vào và châm lửa. Gạch nhanh chóng được bỏ vào lò.
Khi đoàn khách tới, căn phòng đã ấm lên đáng kể, và dưới chân mỗi vị khách đều đặt một hòn gạch nóng có vải lanen bọc ngoài. Bữa ăn là kiệt tác trong tiết trời giá lạnh, mở đầu bằng nước dùng nóng có vị cay và kết thúc bằng bánh Suzette của Pháp mới ra lò.
Khả năng phản ứng nhanh nhạy của Ritz được những người có mặt tại khách sạn hôm ấy không ngừng truyền tai nhau và nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Cuối cùng, tin đồn tới tai chủ của một khách sạn lớn ở Lucerne đúng vào thời gian khách sạn này đang trên đà thua lỗ. Ngay sau đó, Ritz được mời trở thành quản lý trưởng của khách sạn. Trong hai năm, chàng thanh niên 27 tuổi này đã khiến khách sạn làm ăn ngày càng phát đạt.
Ritz từng nói: “Con người luôn muốn được phục vụ nhưng họ muốn được phục vụ một cách thầm lặng”. Ông đưa ra bốn quy tác nổi tiếng đối với một người quản lý khách sạn hiện đại: Phải quan sát tất cả dù không cần nhìn, phải biết tất cà dù không cần nghe, phải chu đáo mà không gây phiền toái và phải tích cực mà không vượt quá quyền hạn của mình.
Nếu một vị khách than phiền về khoản tiền trong hóa đơn quá cao, ông sẽ mỉm cười thân ái, đem tờ hóa đơn đi và quên không đem nó trở lại. Nếu khách dùng bữa không hài lòng với món thịt hay rượu thì chúng sẽ được dọn khỏi bàn ăn. Ritz có một trí nhớ rất tuyệt vời. Ông nhớ chính xác vị khách nào thích nhân hiệu xì gà của Thổ Nhĩ Kỳ và vị khách nào thích vị cay tương ớt, và khi những vị khách này tới thì các món trên đã chuẩn bị sấn sàng chờ họ.
Ông cũng dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng thân thiết. Vị khách cao lớn sẽ được trang bị trong phòng một chiếc giường dài hai mét rưỡi để họ có thể nghỉ ngơi một cách thoải mái. Bà Smith không thể chịu nổi hoa sẽ không bao giờ bị chúng làm phiền; còn bà Jones thích vườn tược lại luôn tìm thấy một bó hoa trên khay đồ ăn sáng.
Vào năm 1892, Ritz tới Luân Đôn để tiếp quản khách sạn Savoy đang gặp khó khăn vẻ mặt tài chính. Sự hài lòng của khách hàng đã khiến khách sạn thoát khỏi tình trạng nợ nần trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên sau đó, khó khăn lại trở lại. Ritz đã cẩn thận đi kiểm tra từng phòng và làm lại những chiếc giường để đảm bảo rằng chúng hoàn hảo. Một lần, khi kiềm tra phòng ăn, ông ngửi thấy mùi xà phòng trong một chiếc ly và ông đã nghiêm khắc yêu cầu nhân viên rửa lại hàng trăm chiếc.
Một lần khác, trong khi đang thiết kế lại cách bài trí của dãy phòng cưới, ông bỗng thấy một chiếc đèn chùm bằng đồng thò ra từ trần nhà và cảm thấy vô cùng khó chịu. Thế là ông loay hoay tìm cách khác để thắp sáng căn phòng một cách thẩm mỹ hơn. Đúng lúc đó, một ý tưởng nảy sinh khi ông nhìn thấy một gờ trần lồi ra. Ông đặt chiếc đèn vào sau những chiếc gờ, và cũng từ đây ánh sáng gián tiếp mới được biết đến.
Trong khi thu xếp một bữa tiệc cho Alfred Beit - vị vua giàu có của xứ Nam Mỹ, Ritz đã cho trang hoàng lại phòng khiêu vũ của khách sạn Savoy, biến nó thành một Venice thu nhỏ. Các vị khách được phục vụ chẳng khác nào đang được nằm tận hưởng trên những con thuyền đáy bằng lờ lững trồi trên sông đào giữa thành phố Venice.
Thời vàng son của Ritz tại khách sạn Savoy kết thúc sau một cuộc cãi vã giữa ông và các giám đốc. Ông trở lại Paris thân thương và nhận ra giấc mơ mình từng ấp ủ bao năm qua. Ông quyết định mở một khách sạn tuyệt vời nhất ngay tại quảng trường Place Vendôme. Để rủ rê những kẻ lười biếng chịu nhấc chân dạo bước, ông đã thiết kê một hành lang nhỏ. Để khuyến khích những cuộc chuyện trò nhâm nhi bên tách trà và cà phê, ông đã thiết kế một khu vườn. Mong muốn sự sạch sẽ, ông sơn tường thay vì dán giấy bởi sơn có thể dễ dàng lau rửa. Để có được những thiết kế vừa ý và sang trọng nhất, ông đã tới cung điện Versailles và Fontainebleau. Còn cách phối màu là do ông học hỏi từ một bức vẽ của họa sĩ Van Dyck.
Sự sáng tạo của ông còn thể hiện ở số phòng được trang bị phòng tắm riêng. Trong ngày khai trương, khách hàng xếp hàng dọc các hành lang như du khách chờ vào viện bảo tảng, vì ai cũng muốn nhìn ngắm những phòng tắm riêng tư đó.
Thành công của Ritz ở Paris không còn gì để bàn cãi. Trong một thực đơn cho bữa tối do nhân viên của Ritz còn lưu giữ có bút tích của bốn vị vua, bảy hoàng tử và vô số quý tộc. Ritz luôn cẩn trọng để ý đến tình hình và giá cả.
Ở đây, Ritz chính là người khởi xướng trang phục truyền thống cho ngành kinh doanh khách sạn: nơ trắng cho bồi bàn, nơ đen cho ông chủ khách sạn. Ông cũng đưa cho nhân viên trực tầng những chiếc cúc đồng.
Những năm đầu thế kỷ 20, Ritz đã xây dựng và khai trương khách sạn Carlton ở Luân Đôn. Một vài năm sau đó, ông mở thêm khách sạn ở Piccadilly, lấy tên mình đặt cho khách sạn. Đây là khách sạn đầu tiên ở Anh sử dụng vật liệu khung thép và được Ritz lấy cảm hứng từ kết cấu của tháp Eiffel. Một nhóm các chuyên gia tài chính đã cùng Ritz tham gia thành lập Ritz Hotel Development Corporation. Công ty này đã xây dựng phần lớn các khách sạn của Ritz ở khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng 10 năm 1918, trước phút lâm chung, Ritz đã thì thầm với vợ ông rằng: “Hãy chăm sóc cho con gái chúng ta”. Họ có hai con trai nhưng không có con gái. “Con gái ” mà ông ám chỉ ở đây chính là Khách sạn Ritz tại Paris.
- George Kent
Người lính không quen
Tôi mong muốn sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Vì thế, nếu tôi có thể làm điều gì để giúp đỡ mọi người, hãy để tôi làm điều đó ngay từ bây giờ.
- William Penn
Một hôm, khi đang quá cảnh chuyến bay ở Chicago, tôi gọi điện thoại cho vợ báo là mình sắp về đến nhà.
Trong lúc đang nói chuyện với vợ thì tôi nghe thấy ở buồng điện thoại bên cạnh, một người lính trẻ cũng đang gọi điện thoại cho mẹ:
- Mẹ ơi, con không biết phải làm sao nữa. Họ vừa cho con biết họ sẽ không đổi vé máy bay nếu con không bù thêm tiền, mà hiện giờ trong túi con không còn đồng nào cả.
Sau một lúc im lặng, anh nói tiếp:
- Mẹ gọi lại cho con sớm nhé. Con đang đứng ở trạm điện thoại công cộng. Số điện thoại ở đây là....
Người lính trẻ gác máy, trên gương mặt anh lộ rõ nét lo lắng. Anh đứng bên cạnh trạm điện thoại, sốt ruột chờ mẹ gọi lại.
Tôi nói tạm biệt với vợ rồi quay sang chàng trai trẻ đang đứng bên cạnh, hỏi:
- Xin lỗi! Anh có thể cho tôi hỏi, anh đang cần bao nhiêu tiền vậy, anh lính? - Thưa ông, tôi chỉ còn thiếu hai mươi đô-la để về đến nhà. - Anh đáp.
Tôi lấy ví trong túi của mình ra và nói:
- Nhân danh đất nước chúng ta, tôi rất hân hạnh được tặng anh hai mươi đô-la này.
Người lính nhìn tôi rồi mỉm cười. Anh nhận lấy tiền và nói:
- Cám ơn ông!
Tôi cũng mỉm cười đáp lại anh:
- Giờ thì chúng ta về nhà thôi!
- Terry Paulson
HẾT
Danh sách chương