Chúng ta sống vì điều gì nếu không vì mục đích giúp cuộc sống của những người xung quanh bớt phần khó nhọc? - George Eliot
Vừa tỉnh giấc, Don Schoendorfer đã vội vã bước xuống nền xi măng lạnh lẽo của ga ra. Lúc này là 4 giờ sáng. Nung nấu quyết tâm tạo ra một chiếc xe lăn rẻ nhất thế giới, người kỹ sư ở quận Cam, California này đã nhản nại dành 3 giờ mỗi ngày trước khi đi làm, cặm cụi bên bàn làm việc trong nhà xe chật chội của mình.
Đầu tiên, ông thử chế tạo một chiếc xe vài chỗ ngồi bằng vải bạt thông thường nhưng chất liệu để chế tạo nó quá đắt. Ông biết mình cần một chất liệu rẻ nhưng phải thật bền. Chiếc xe đó cần phải đủ khả năng vượt núi, băng qua đầm lầy, sa mạc và chống chịu được sức nóng thiêu đốt cùng cái giá lạnh tê buốt mà không cần phải bảo dưỡng nhiều. Schoendorfer hiểu rằng thế giới này tồn tại vồ số những người nghèo sống với mức thu nhập thấp hơn 2 đô la một ngày và vì thế, một chiếc xe lăn của phương Tây giá hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la là một điều xa xỉ mà trong mơ họ cũng không dám nghĩ tới.
Cuối cùng, ông đã tìm ra một chiếc ghế bằng nhựa dẻo màu trắng - một chất liệu khá dồi dào ở bất cứ đâu. Điều đó thật tuyệt vời. Ngay lập tức, Schoendorfer lao vào cuộc lùng tìm ghế nhựa, ông mua hàng loạt ghế nhựa giá 3 đô la một cái. Sau đó, ông lang thang khắp các cửa hàng Home Depot và Wal-Mart để tìm kiếm những lốp xe giá rẻ nhất, thậm chí là những chiếc đinh vít có giá cạnh tranh nhất.
Trong suốt những tháng ngày miệt mài lần tìm đó, hồi ức về con đường ở Ma-rốc 30 năm về trước cứ hiện về trong tâm trí ông. Vào năm 1977, ông cùng vợ là Laurie đã có lần dừng chân ở Tétouan - một thành phố nằm ở phía nam Ma-rốc; và trong cái nóng nực của buổi chiều ngột ngạt, ông nhìn thấy một người phụ nữ tật nguyền đang lê cơ thể yếu ớt qua đường, trông bà chẳng khác nào một con rán đang trườn đi. Đôi bàn tay của người phụ nữ ấy dán chặt xuống đường để đẩy tấm thân nặng nhọc lết từng bước. Schoendorfer nhớ lại ánh mắt coi thường của mọi người đối với những người ăn xin ngoài phố, đặc biệt, những người tàn tật còn bị coi thường hơn. Trên con đường đầy bụi bặm đó, Schoendorfer đã tự hứa rằng mình phải làm một điều gì đó giúp đỡ những người tật nguyền như người đàn bà ấy.
Lúc này, ông đang láp hai chiếc lốp của Toys Us vào cặp bánh xe nhỏ bằng kim loại màu đen gán dưới chiếc ghế, đồng thời lắp vòng bi vào chiếc xe. Người kỹ sư từng tốt nghiệp từ trường MIT cảm thấy mọi thứ có vẻ gán kết với nhau khá ổn. Khi ông đẩy chiếc xe quay tròn lần cuối cùng, ông thầm nhủ “Có lẽ thế này là được rồi.
“Cậu đã thành công rồi, Don ạ. ” - Mục sư của Schoendorfer thốt lên khi nhìn thấy chiếc xe nhỏ màu trắng. Trong chín tháng, Schoendorfer đã làm 100 chiếc xe lăn như vậy và ga ra của ông chẳng khác nào trung tâm chế tạo các thiết bị giả dành cho người tàn tật.
Vị mục sư đã gợi ý rằng anh có thể xin phép phái đoàn y tế của nhà thờ cho anh mang theo những chiếc xe này đến Ấn Độ trong thời gian sắp tới. Nhưng khi Schoendorfer tới dự cuộc gặp đầu tiên để lên kế hoạch cho chuyến đi, những người truyền giáo trong nhóm có vẻ không thích thú lắm: “Cậu nghĩ chi phí vận chuyển những chiếc xe này sẽ tốn khoảng bao nhiêu?” - Một người cất tiếng hỏi.
Tuy mất hứng và chán nản nhưng Schoendorfer vẫn tiếp tục tham dự cuộc họp. “Tôi cho rằng họ nghĩ là nếu họ cho tôi đi theo - một người đàn ông ngớ ngẩn với ý tưởng điên rồ - thì có lẽ tôi sẽ biến mất. ” Ông nhớ lại và nở một nụ cười.
Cuối cùng, họ cũng đồng ý đề ông mang theo bốn chiếc xe tới Ấn Độ. Tại một phòng y tế đông đúc nằm ngoài Chennai, Schoendorfer nhìn thấy một người cha mang theo đứa con trai 11 tuổi bị tàn tật của mình. Đây chính là lúc, Schoendorfer thầm nghĩ rồi vụt chạy ra ngoài và đẩy chiếc xe đến.
Chính khoảnh khắc cậu bé Emmanuel lần đầu tiên ngồi lên chiếc xe, Schoendorfer đã hiểu ra rằng phát minh của mình thực sự có giá trị hàn gắn. Emmanuel trông rất vui vẻ phấn chấn. Mẹ của em đã phiên dịch lại lời của em: “Cảm ơn chú vì chiếc xe này”.
Khi Schoendorfer trở về nhà, công ty nơi anh đang làm việc bất ngờ bị phá sản. Anh quyết định không đi làm thuê nữa và chỉ chuyên tâm chế tạo xe lăn cho người khuyết tật. Nhiều năm liền, gia đình anh phải sống tằn tiện và đến khi tiền bạc bắt đầu cạn kiệt, Laurie vợ anh phải đi làm cho Sở An sinh Xã hội.
Kể từ lần trao tặng đầu tiên đó, tổ chức phi lợi nhuận của Schoendorfer, Free Wheelchair Mission, đã chuyển đi miễn phí 63.000 chiếc xe trọng lượng nhẹ cho những người không thể đi lại. 100.000 chiếc nữa đang được chuẩn bị.
Ngày nay, hai công ty Trung Quốc là nơi chuyên sản xuất những chiếc xe này và chúng có thể được chuyển tới bất cứ nơi đâu trên thế giới chỉ với giá 41 đô la và 17 xu. Chúng được chuyển bằng đường biển tới 45 quốc gia trên thế giới như là Angola, Zimbabwe, Mongolia, Trung Quốc, An Độ, Peru, Cộng hòa Quần đảo Fiji,. .. và Iraq. Tại đây, vào năm 2004, binh chúng lính thủy đánh bộ của Mỹ đã chuyền chúng tới hàng trăm người dân. Với hơn 100 triệu người nghèo bị tàn tật ở các nước đang phát triển, Schoendorfer hiều rằng công việc của ông chưa kết thúc.
“Tôi đã đặt ra mục tiêu là cho tới năm 2010, số xe miễn phí được gửi đến những người tàn tật sẽ đạt tới con sổ 20 triệu chiếc”, ông tâm sự.
Trong mỗi chuyến đi với số lượng xe tặng ngày càng nhiều, nhà phát minh này đã tận mắt trông thấy những hiệu quả thiết thực mà phát minh của mình đem lại cho cuộc sống con người. Cậu bé Indra sống ở Chennai trước kia không bao giờ dám mơ ước tới trường, nhưng giờ đây cậu đang nỗ lực học tập để trở thành một kiến trúc sư. Một bà mẹ người Angola đã bị mất đi đôi bàn chân do một lần vướng mìn khi đang làm việc trên cánh đồng nay đã có thể chăm sóc con nhỏ. Một người đàn ông An Độ ở Cochin, biệt danh là “Năm mươi hai”, đã kề với các tình nguyện viên rằng suốt 52 năm qua ông không ngừng cầu nguyện mỗi ngày với hy vọng một người nào đó sẽ tới và đối xử tốt với ông. Và chiếc xe này là món quà ý nghĩa đầu tiên ông nhận được.
Các tình nguyện viên đã chụp hình những người nhận xe khi họ lần đầu tiên ngồi lên chiếc xe lăn. “Trông họ chẳng khác nào đang trong ngày cưới hoặc lễ tốt nghiệp. Không càn phải hỏi, đó là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Đó là ngày cuộc sống của họ trở lại. ” - Schoendorfer giải thích.
- Janet Kinosian
Vùng đất mặt trời dát vàng
Người dời núi luôn bắt đầu bằng việc dời đi từng viên đá nhỏ.
-Tục ngữ Trung Quốc
Đó là một ngày mưa gió ảm đạm, do vậy mà việc lái xe trên một đoạn đường núi quanh co để tới nhà Carolyn khiến tôi chẳng cảm thấy thích thú chút nào. Nhưng con gái tôi cứ nằng nặc rằng tôi sẽ không phải hối tiếc vì sẽ được chứng kiến một điều bất ngờ trên đỉnh núi.
Tôi miễn cưỡng đi. Trên chặng đường dài hai tiếng đồng hồ, sương mù giăng tỏa như tấm mạng che mặt. Khi tôi nhận ra lớp sương dày đặc ở đỉnh núi cũng là lúc tôi đã đi quá xa, không thể trở lại được nữa. “Chằng điều gì xứng đáng với chuyến đi vất vả này”, tôi đã nghĩ thế khi lái xe nhích từng mét dọc con đường cao tốc nguy hiểm.
- Mẹ sẽ ở lại ăn trưa nhưng mẹ sẽ về nhà ngay khi hết sương mù! - Tôi tuyên bố khi vừa tới nơi.
- Nhưng con muốn mẹ chở con tới ga ra để lấy xe của con về. Ít ra thì chúng ta sẽ làm điều đó đúng không mẹ? - Carolyn nói.
- Thế nó cách đây bao xa?
- Khoảng ba phút thôi. Con sẽ lái xe, vì con quen đường mà.
Sau mười phút ì ạch trên đoạn đường núi, tôi nhìn con bé một cách lo lắng:
- Mẹ tưởng là con nói chỉ đi mất ba phút thôi.
- Con đi đường vòng mà mẹ. - Nó cười.
Sau khi rẽ xuống một con đường hẹp, chúng tôi dừng xe và bước ra ngoài. Chúng tôi đi bộ dọc theo con đường rợp bóng thông già. Và rồi tôi không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh ngút ngàn trải trước tầm mắt. Sự bình yên và tĩnh lặng của vùng đất cuốn trọn tâm trí tôi.
Rồi chúng tôi rẽ vào một góc đường, tôi dừng lại há hốc miệng vì kinh ngạc. Từ đỉnh núi xuống khoảng vài mẫu Anh men theo các khe núi và thung lủng là cả một rừng hoa thủy tiên vàng rực rỡ. Kế đó là một rừng hoa muôn màu muôn vẻ - từ màu mỡ gà cho tới màu vàng chanh và màu hồng da cam sặc sỡ... Tất cả trải dài trước mắt chúng tôi như một thảm hoa khổng lồ. Khung cảnh ánh lên màu vàng rực rỡ tựa như ông mặt trời đã vô tình nghiêng tay làm đổ tràn những giọt vàng tinh túy nhất xuống trần gian.
Ở trung tâm của khu vực, một thác nước đổ xuống giữa đám lan dạ hương xanh tía. Lẩn khuất quanh đó là những bông tulip màu san hô. Và như để tô điểm cho rừng hoa khoe sắc, chim sơn ca phía Tây cũng ùa tới góp vui. Chúng ríu rít nhảy nhót trên những cây thủy tiên hoa vàng, khoe lớp lông vũ rực rỡ và đôi cánh màu ngọc bích như đá quý rung rinh.
Những câu hỏi lần lượt hiện ra, chảy tràn qua tâm trí tôi: Ai tạo nên vẻ đẹp này nhỉ? Tại sao? Bằng cách nào ?
Khi bước vào căn nhà nằm ở giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn ấy, chúng tôi nhìn thấy một tấm bảng: “Câu trả lời cho những câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc”.
Câu trả lời đầu tiên: “Một người phụ nữ - hai tay, hai chân, và một bộ não nhỏ bé”.
Câu trả lời thứ hai: "Vào một lúc”.
Câu trả lời thứ ba: “Bắt đầu vào năm 1958”.
Lái xe về nhà rồi, tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng, không sao diễn tả thành lời trước những điều tận mắt chứng kiến. Cuối cùng tôi nói: “Cô ấy đã thay đổi cả thế giới, từng chút từng chút một. Công việc này cô ấy bất đầu gần 40 năm về trước, có lẽ khởi đầu chỉ là một ý tưởng nhỏ bé, nhưng cô ấy đã kiên trì biến nó thành sự thật”.
Nỗi bản khoăn cứ day dứt trong lòng tôi.
“Hãy nghi xem, nếu trước kia mẹ kiên trì theo đuôi những điều mà mẹ muốn, dù chi một chút mỗi ngày, thì mẹ sẽ đạt được điều gì?” - Tôi nói với con gái.
Carolyn nhìn tôi, mỉm cười. “Hãy bắt đầu vào ngày mai nhưng tốt hơn là nên bắt đầu từ ngay ngày hôm nay, mẹ ạ!”.
- Jaroldeen Edwards
Người từ chối một triệu đô la
Nghệ thuật sống thể hiện ở chỗ ta biết điều gì mình được phép tự nguyện làm và điều gì buộc phải tuân theo.
- Sydney J. Harris
Đó là vào một ngày tháng 12 năm 1972 - ngày tôi buộc phải quyết định chọn lựa mình là ai. Cả đêm hôm ấy tôi nằm tràn trọc suy ngẫm về quá khứ và cố gắng định hướng tương lai cho mình. Khi ấy tôi đang đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên bóng đá tại trường đại học bang Pennsylvania - công việc gắn bó với tôi gần 7 năm trời và tôi đã nghĩ là mình có thể hài lòng.
Tuy nhiên, tất cả suy nghĩ của tôi gần như đảo lộn khi tôi nhận được cuộc điện thoại bất ngờ - một lời đề nghị đem lại cho tôi sự giàu có đến kinh ngạc nếu tôi chấp nhận rời bỏ trường đại học mà tôi yêu mến và gắn bó. Người gọi điện cho tôi là Bill Sullivan - cựu chủ tịch và là người sở hữu của New England Patriots110’. “Tôi muốn gặp ông để mời ông huấn luyện cho đội bóng của tôi. ” - ông ta nói.
Tôi bảo Sullivan rằng tôi đã có những lời đề nghị hấp dẫn khác và không hứng thú với lời mời của ông. Nhưng khoản tiền khổng lồ mà ông ta đưa ra - 1, 3 triệu đô la cộng thêm tiền chuyển nhượng và 100.000 đô la tiền thưởng khi ký hợp đồng - khiến tôi bối rối.
Việc huấn luyện đội bóng ở trường đại học chỉ mang lại cho tôi tổng số tiền lương khiêm tốn là 35.000 đô la mỗi năm. Khoản tiền đó cũng đủ để tôi trang trải cuộc sống yên ấm cho gia đình; nhưng con số của Sullivan vẫn không ngừng nhảy múa trong đầu tôi. Cuối cùng, tôi nói với vợ rằng: “Anh cần phải làm công việc này”. Sue dịu dàng đáp: “Joe, dù anh có làm gì, em vẫn ủng hộ anh.”
Ngay sau đó, tôi gọi cho Sullivan và nói với ông rằng tôi chấp nhận lời đề nghị. Tối hôm ấy, trước giờ đi ngủ, tôi đã nói với Sue: “Ôi em yêu, người ngủ cùng em đêm nay là một triệu phú đấy nhé”.
Hai giờ sáng, tôi thấy Sue đang ngồi trên chiếc ghế đu dỗ dành đứa con nhỏ. Có lẽ cô ấy nghĩ tôi đã ngủ. Chưa bao giờ Sue nói vái tôi rằng cô ấy không muốn chuyển tới Boston, thế mà giờ đây gương mặt cô ấy đẫm lệ.
Tôi nằm đó, nghĩ vẩn vơ về cuộc sống mà mình đang định rồi bỏ. Tôi nhớ lại ngôi trường nơi tôi và Sue gặp nhau lần đầu và sau này trở thành ngôi nhà chung của năm đứa con của chúng tôi. Tôi nhớ lại những sinh viên, nhớ con sư tử bằng đá granit Nittany - biểu tượng cho sự may mắn của chúng tôi - và nhớ những học trò ngốc nghếch dễ xúc động của tôi trong đội bóng.
Điều gì đã khiến tôi đồng ý nhận lời Sullivan? Vâng, Boston đúng là một thành phố lớn. Nhiều thử thách mới đang đợi tôi. Nhưng trên tất cả là... tiền bạc. Bỗng dưng tôi hiểu ra sự khác biệt giữa việc cần phải làm và việc tôi muốn làm.
Sáng hôm sau, tôi bảo với Sue rằng: “Người ngủ cùng em tối qua là một triệu phú, nhưng người em nhìn thấy khi thức dậy hôm nay vẫn là anh thôi. Anh sẽ không đi đâu nữa!”. Sau này, Sue mới kể cho tôi rằng suy nghĩ đầu tiên đến với cô ấy lúc đó là: “Ôi, cảm tạ Chúa!”.
Cũng nhờ khoảnh khắc suy nghĩ thông suốt mọi việc trong đêm hôm đó, tôi mới thấm thìa rằng đội bóng ở trường đại học có vai trò quan trọng trong lòng tôi thế nào - những điều mà bóng đá chuyên nghiệp không bao giờ có được. Dù tôi yêu những trận tháng cũng như bất kỳ huấn luyện viên nào khác, nhưng tôi biết có những điều còn quan trọng hơn cả danh tiếng và tiền bạc. Tôi muốn tận mắt chứng kiến sự trưởng thành của các cầu thủ ở đây - xem các em tự thắt chặt kỷ luật cá nhân thế nào, tiến bộ về học vấn ra sao và quan trọng nhất là sự trưởng thành trong chính con người những thanh niên này. Đó là phần thưởng lớn lao và những giá trị mà tôi sẽ không bao giờ nhận được trong bóng đá chuyên nghiệp.
- Joe Paterno
Người thầy, người cha của nhà vô địch
Mỗi chúng ta chỉ là những sợi chỉ mỏng manh, nhưng hãy nhìn xem: Những sợi chỉ ấy có thế dệt nên một tấm thảm thật lộng lẫy.
- Jerry Ellis
Một cơn gió mạnh lùa về khiến cái lạnh của buổi chiều xuân càng thêm buốt giá. Cạnh đường đua, trên sân bóng của trường phổ thông, Charlie Kane đang cài lại nút trên cùng của chiếc áo khoác đã sờn màu, đôi mắt ông như dán chặt vào thân hình gầy gò của đứa trẻ mặc quần soóc đỏ đang mải miết trên đường chạy. Bước chân của nó dài hơn hẳn so với vóc người.
“Brian rất đam mê điền kinh. ” - Người phụ nữ đứng đối diện Kane, Sue Boyett, cất tiếng. Giọng nói của cô có vẻ khán khoản. Ly hôn cách đây 9 năm, Sue tự bươn chải nuôi dạy con khôn lớn, và bây giờ cô đang cố gắng tìm một người đàn ông mạnh mê để huấn luyện cho cậu con trai 11 tuổi của mình. Một người bạn đã giới thiệu Kane cho cô. Nếu nhìn ở diện mạo thì một người đàn ông cục mịch gần bước sang tuổi 60 có mái tóc hung gọn gàng sau gáy như Kane không dễ khiến người ta liên tưởng tới một huấn luyện viên. Điều này cũng tương tự như Brian không có dáng dấp trời phú của một vận động viên vậy. Thực tế, Kane đang là nhân viên sửa bản in ở một công ty in ấn, và đã nhiều năm rồi ông không còn trực tiếp huấn luyện điền kinh.
Sau khi hoàn thành vòng chạy, Brian đi bộ về phía mẹ và lén liếc mắt nhìn Kane. “Mẹ cậu nói cậu rất thích chạy. Nhưng cậu có thực sự muốn được huấn luyện không?” - Kane hỏi.
“Có lẽ là có ạ!” - Brian nói trong khi cố tình lẩn tránh ánh mắt của Kane. Nhưng Kane không chấp nhận thái độ thiếu dứt khoát đó. Ông tiếp tục thăm dò cho đến khi Brian gặp ánh nhìn của ông và trả lời cương quyết: “Có ạ!”.
“Như vậy thì được, ta sẽ huấn luyện cho cậu. ” - Kane quyết định.
Mùa xuân năm 1994, Charlie Kane 58 tuổi. Lúc này ông là một người sống không mục tiêu. Hai đứa con lớn của ông đã rời gia đình đề tách ra sống riêng còn đứa con út, cũng tên là Brian, sắp gia nhập binh chủng lính thủy đánh bộ.
Vào cuối thập niên 50, Kane từng có một thời gian phục vụ trong quân ngũ, nhưng ước mơ của ông là trở thành một giáo viên dạy phổ thông kiêm huấn luyện viên cho đội điền kinh. Vì thế, sau thời gian nỗ lực học tập và giành được tấm bằng thạc sĩ, ông đã cống hiến 13 năm cho các trường học ở New Jersey đề làm công việc mà ông yêu thích nhất - dạy trẻ nhỏ cách đọc và chạy.
Nhưng vào những năm bảy mươi, vụ ly hôn đau đớn đã xáo trộn cuộc đời Kane. Sau khi tòa án chấp thuận cho ông được giữ quyền giám hộ con cái, cả gia đình ông cùng chuyển tới California để bắt đầu một cuộc sống mới. Ông đã làm huấn luyện viên tại một trường cao đảng trong hai năm. Tuy nhiên, khoản tiền lương ít ỏi từ công việc đó không đủ để ông trang trải
Cuộc sống, ông buộc phải chuyển sang làm biên tập viên cho các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Dù vậy, trong lòng ông vẫn khác khoải nỗi nhớ thương miền Đông. Cuối cùng ông trở lại New Jersey vào năm 1994, làm công việc sửa bản in. Công việc này giúp ông có đủ tiền đề trang trải các khoản chi phí nhưng không đem lại cho ông sự thỏa mãn trong công việc. Huấn luyện là công việc mà cả ông và Brian đều cần đến lúc này.
Tuy nhiên, có lẽ do mặc cảm từ sự tan vỡ trong cuộc hôn nhân của cha mẹ nên Brian luôn tỏ ra chống đối huấn luyện viên mới. Ngay sau khi họ làm việc cùng nhau, Brian đã tham gia hai vòng chạy bền tại nhà văn hóa ở Parsippany Hills. “Tôi muốn cậu chạy giữ sức lúc đầu, sau đó dần dần tăng tốc rồi bứt phá, chạy nước rút về đích. ” - Kane nói với Brian.
Khi tiếng súng báo hiệu bắt đầu vòng chạy 800 mét, Brian chạy phăng phăng như thể đó là giai đoạn chạy nước rút. Khi đến 100 mét cuối cùng, cậu kiệt sức và thất bại. Kane tức giận. “Cậu tuân theo sự huấn luyện của tôi hay làm theo ý cậu?” - Ông bực tức hỏi. Brian không trả lời.
Trong vòng chạy thứ hai với cự ly 1. 600 mét, Brian tiếp tục vượt lên vị trí dẫn đầu nhưng sau đó, không hiểu là do quá mệt hay do chủ ý kìm hăm tốc độ, cậu dần dần tụt lại phía sau. Trong lượt chạy cuối cùng, nhờ biết giữ sức nên Brian đã vượt lên đầu đoàn và giành chiến thắng. Thở hổn hển, cậu chạy về phía Kane với nụ cười rạng rỡ: “Nhờ chiến thuật của thầy đấy”.
Mỗi ngày sau giờ làm việc, họ lại gặp nhau trên sân tập. Ngày qua tháng lại, thấm thoát đã mấy năm trôi qua. Năm Brian 13 tuổi, bằng những bước chân vượt đích thần tốc, cậu đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc thi chạy việt dã giữa các trường trung học. “Không ngừng chiến thắng để chứng minh đẳng cấp. ” - Kane tự hào gọi chúng như vậy. Ông đã nói với Brian rằng: “Một ngày nào đó, cậu sẽ trở thành đấu thủ trong đội tuyển Olympic Mỹ”. Để thể hiện niềm kiêu hãnh của mình, Kane tặng Brian một chiếc áo điền kinh với dòng chữ nổi bật: “Hammer” (Người chiến thắng).
Dù tương lai của Brian đang rộng mở trước mắt nhưng Sue vẫn buồn phiền vì đã không đem lại những điều tốt đẹp nhất cho Brian và Jennifer - người chị gái hơn Brian một tuổi.
Sau khi ly hôn, tiền bạc chi tiêu trong gia đình rất eo hẹp. Là nhân viên kế toán cho một công ty xây dựng nhưng cứ mùa đông đến, công ty lại đóng cửa hai tháng và trong thời gian đó, cô lại bị thất nghiệp.
Kane cũng chẳng dư dả gì, vì thế ông đã chia sẻ với Sue rằng ông mong muốn được dọn đến chung sống và cùng cô gánh vác trách nhiệm nuôi dạy hai đứa trẻ. Sue rất xúc động: “Được thôi, từ lâu anh đã là một phần của gia đình rồi.”
Tháng 1 năm 1997, Kane chuyển tới gia đình Boyett. Cùng năm đó, Brian đã cao thêm gần 18 cm và vào trường trung học. Lúc này, cậu rất ra dáng một vận động viên điền kinh - thân hình chắc nịch, cơ bắp cường tráng với những bước chạy nhịp nhàng uyển chuyển. Tuy vậy, trong việc học thì cậu không mấy thành công.
Học sinh năm nhất trong trường đều phải đọc Sử thi Iliad nhưng Brian không hiểu tại sao chúng lại bị bắt buộc đọc tác phẩm đó. Sau khi nghe chuyện, Kane lập tức hiểu ra vấn đề. Một buổi tối, ông ngồi chờ bên bàn ăn trong phòng bếp với bản dịch thiên anh hùng ca của Homer vẻ cuộc chiến thành Troa.
- Tác phẩm này viết về cái gì hả thầy? - Brian hỏi.
- Về cuộc sống! - Kane nói và ra hiệu cho Brian ngồi xuống.
Trong khi Sue và Jennifer đang mải mê làm bánh mì kẹp thịt thì Kane đọc bản sử thi đó bằng chất giọng diễn cảm nhất. Brian lắng nghe và rất đỗi ngạc nhiên. Kane thuyết phục Brian đọc thử. Dù rất xấu hổ nhưng cuối cùng Brian cũng cất giọng đọc và nhanh chóng bị lôi cuốn vào câu chuyện đan xen giữa chủ nghĩa anh hùng với sự hèn nhát, trung thành và dối trá.
Suốt mấy tuần liền, cứ tối đến là họ lại tiếp tục đọc sử thi. Tập chạy vào sáng sớm và buổi chiều rồi đọc tác phẩm Iliad sau khi ăn tối đã trở thành một thói quen không thể thiếu. Kane đã khéo léo dạy cho Brian một bài học khác - bài học trở thành một người đàn ông thực thụ.
Hai người cùng đọc đến đoạn văn miêu tả cuộc chạm trán giữa người anh hùng thành Troa là Hector và dũng sĩ vô địch của Hy Lạp là Achilles trong trận chiến tay đôi. Kane đã giảng cho Brian rằng, dũng cảm nghĩa là không bao giờ khuất phục nỗi sợ hái. Ban đầu, khi biết Achilles được nữ thần ưu ái ban cho sức mạnh không ai địch nổi, Hector đã hèn nhát bỏ chạy. Nhưng rồi, chàng đã quay lại, chấp nhận đối đầu với Achilles để chứng tỏ lòng kiêu hãnh của mình.
Những buổi luyện tập điền kinh vào ban ngày và những giờ đọc sách buổi tối cứ thế tiếp nối, dần dần cả hai bài tập đều đem lại cho Brian nhiều thành quả quý giá. Các giá sách bên giường ngủ của cậu ngày càng được lấp đầy bằng nhiều sách vở cùng những chiếc cúp giành được từ các cuộc thi điền kinh trong bang và trong hạt.
Nhưng sau đó, vào mùa thu năm 1998, chấn thương gẫy xương đùi trầm trọng đã khiến Brian không thể tham gia thi đấu trong một thời gian dài. Cùng lúc đó, Kane phải vật lộn với những cơn đau do chứng yếu cơ gây ra. Ông buộc phải nhập viện. Các bác sĩ rất bối rối khi đưa ra kết luận cho trường hợp của ông, họ nghiêng về giả thuyết các triệu chứng này là do ông từng bị đột quỵ. Đầu tiên ông phải chống gậy để đi, sau đó phải dùng một chiếc khung tập đi mới có thể đi lại được.
Khi Brian hoàn toàn phục hồi chấn thương ở chân, Kane vẫn chưa khỏi bệnh. Việc đi lại khiến ông gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng cũng làm ông đau đớn. Brian đã dốc hết tài khoản tiết kiệm của mình mua cho ông một chiếc xe lăn để ông có thể có mặt trên đường đua.
Tháng 3 năm 2000, Brian tham gia một vòng đua dài hai dặm tại cuộc thi điền kinh quốc gia trong nhà giữa các trường phổ thông tại đại lộ 168, thành phố New York. Những vận động viên chạy bền tốt nhất trên khắp nước Mỹ đều tề tựu về đây. Sue đưa Kane tới xem cuộc đua trên chiếc xe lăn.
Khi tiếng súng khai cuộc vang lên, Brian liền vượt lên dẫn trước nhưng sau đó cậu bị tụt lại phía sau. Được nửa chặng, cậu bắt đầu băng lên giữa đội hình. Giữa cậu và vận động viên dẫn đầu là một khoảng cách khá xa. Nhưng khi chuyển sang vòng chạy cuối cùng, tiếng cổ vũ, tiếng chân nện mạnh xuống đường đua với kháu hiệu “Hammer” không ngớt vang lên đã tiếp thêm sức mạnh khiến Brian tiếp tục bám đuổi vận động viên phía trước. Từ ghế ngồi gần vạch đích, Kane nhìn Brian vươn tới vị trí dẫn đầu với nỗ lực bứt phá đích lớn nhất mà ông từng thấy. - Brian đã chiến thắng!
Một tháng sau đó, Kane bắt đầu bị tắt tiếng, cổ họng không nuốt nổi thức ăn. Bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh xơ cứng teo cơ cột bên (ALS), hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig. Kane - người đàn ông mạnh mẽ từng huấn luyện cho biết bao vận động viên giờ đây lại đang dần mất đi chức năng hoạt động của cơ. Tủy sống của ông bị thoái hóa từng ngày. Ông sớm nhận ra rằng thời gian sống của ông chỉ còn được tính theo tháng.
“Đừng buồn” - Kane nói với Brian, giọng ngập ngừng. “Ta đã sống rất hạnh phúc và ta vẫn có thể huấn luyện cho con thêm một thời gian nữa cơ mà”.
Trong thời gian Kane bị bệnh, Sue hết lòng quan tâm chăm sóc ông. Bà lái xe đưa ông tới đường chạy, cạo râu cho ông, cát tốc cho ông, đút cơm cho ông, giúp ông làm vệ sinh cá nhân. Nhưng trận chiến lớn nhất mỗi ngày của ông là “trận chiến với cầu thang”. Từ phòng của ông tới bếp có một chiếc cầu thang chín bậc trải thảm xanh. Mỗi ngày, ông phải vật lộn với nó rất lâu mới có thể xuống bếp. Rồi dần dần ông không thể lê mình xuống những bậc thang đó được nữa. Thậm chí ngay cả khi có sự giúp đỡ của Sue, cả hai cũng phải mất 10 phút mới từ nhà bếp lên được tới phòng của ông. Mỗi ngày qua đi, công việc đó càng trở nên khó khăn gấp bội.
Tháng Tám, Jennifer chuẩn bị chuyển tới trường đại học ở bang Arizona, Sue phải tới để giúp đỡ con bé ổn định cuộc sống. Trước khi Sue đi, Brian nói: “Mẹ cứ yên tâm. Con có thể lo cho thầy Charlie mà”. Ngày đầu tiên sau khi Sue đi, sáng hôm ấy Brian dành hai tiếng ra ngoài làm thêm, sau đó chạy về nhà. Khi vào phòng Kane, cậu thấy ông vẫn mặc bộ pyjama ngồi trên chiếc ghế lặng lẽ khóc. Brian cố gắng động viên ông, nói rằng ông cần thay đồ để cùng ra sân tập với cậu, nhưng Kane từ chối. Chiều tối hôm đó, con trai của Kane trở về từ trại tập trung của binh chúng lính thủy đánh bộ đóng tại Virginia. Cậu với Brian cùng động viên, nài nỉ, khuyên can và cuối cùng cả hai cũng thuyết phục được Kane mặc quần áo và rời khỏi căn phòng.
Lúc này, Kane lại phải trải qua cuộc hành xác khốn khổ để bước xuống những bậc cầu thang. Brian nhận thấy rõ ông đang đau đớn. Chỉ chín bậc - những bậc thang một thời chẳng là gì với một Kane mạnh mẽ nay bỗng trở thành một ngọn núi sừng sửng đầy khó nhọc với đôi chân yếu ớt của ông. Ông khóc. Ông phản đối khi họ dìu ông bước xuống. Ông nài nỉ được trở về giường. Ông muốn từ bỏ.
“Thầy làm được mà!” - Brian động viên và cuối cùng cậu đã tìm thấy ngọn lửa quyết tâm vụt sáng trong đôi mắt Kane.
Ghì chặt vào cánh tay hai người con - bàn chân ông liên tục vấp ngã, đôi chân ông như muốn khụy xuống - Charlie Kane cố gắng hết sức. Từng bậc một, cuối cùng ông đã vượt qua được hành trình đau đớn với chín bậc thang. Cho tới khi ông đứng được trên sàn nhà bếp, dù vẫn được hai người con trai yêu mến dìu đỡ nhưng ông không còn thở ra hơi được nữa.
Đêm hôm đó, khi cả hai chàng trai tên Brian từ đường chạy trở về, ba người đàn ông đã ngồi cùng nhau bên chiếc bàn ăn trong phòng bếp, nơi Kane và Brian từng đọc bản anh hùng ca Hy Lạp. Đúng lúc ấy, Brian đã bước tới nắm chặt lấy đôi tay của người huấn luyện viên, cậu nói với giọng đầy biết ơn: “Mọi thứ con có được đều là nhờ có thầy, thầy Charlie”.
Vào ngày 6 tháng 6, Brian giành chiến thắng trong vòng chạy 3. 200 mét tại Cuộc gặp gỡ giữa các nhà vô địch bang New Jersey. Trên chiếc xe lăn, Charles Kane vẫn lặng lẽ dõi theo cậu cho đến khi chiếc ống nhòm lơi dần khỏi bàn tay ông. Buổi sáng hôm sau, ông bị liệt toàn thân. Sue và Brian đã chăm sóc ông tại nhà cho đến khi ông qua đời ngày 23 tháng 6 năm 2001.
- Peter Michelmore
Vừa tỉnh giấc, Don Schoendorfer đã vội vã bước xuống nền xi măng lạnh lẽo của ga ra. Lúc này là 4 giờ sáng. Nung nấu quyết tâm tạo ra một chiếc xe lăn rẻ nhất thế giới, người kỹ sư ở quận Cam, California này đã nhản nại dành 3 giờ mỗi ngày trước khi đi làm, cặm cụi bên bàn làm việc trong nhà xe chật chội của mình.
Đầu tiên, ông thử chế tạo một chiếc xe vài chỗ ngồi bằng vải bạt thông thường nhưng chất liệu để chế tạo nó quá đắt. Ông biết mình cần một chất liệu rẻ nhưng phải thật bền. Chiếc xe đó cần phải đủ khả năng vượt núi, băng qua đầm lầy, sa mạc và chống chịu được sức nóng thiêu đốt cùng cái giá lạnh tê buốt mà không cần phải bảo dưỡng nhiều. Schoendorfer hiểu rằng thế giới này tồn tại vồ số những người nghèo sống với mức thu nhập thấp hơn 2 đô la một ngày và vì thế, một chiếc xe lăn của phương Tây giá hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la là một điều xa xỉ mà trong mơ họ cũng không dám nghĩ tới.
Cuối cùng, ông đã tìm ra một chiếc ghế bằng nhựa dẻo màu trắng - một chất liệu khá dồi dào ở bất cứ đâu. Điều đó thật tuyệt vời. Ngay lập tức, Schoendorfer lao vào cuộc lùng tìm ghế nhựa, ông mua hàng loạt ghế nhựa giá 3 đô la một cái. Sau đó, ông lang thang khắp các cửa hàng Home Depot và Wal-Mart để tìm kiếm những lốp xe giá rẻ nhất, thậm chí là những chiếc đinh vít có giá cạnh tranh nhất.
Trong suốt những tháng ngày miệt mài lần tìm đó, hồi ức về con đường ở Ma-rốc 30 năm về trước cứ hiện về trong tâm trí ông. Vào năm 1977, ông cùng vợ là Laurie đã có lần dừng chân ở Tétouan - một thành phố nằm ở phía nam Ma-rốc; và trong cái nóng nực của buổi chiều ngột ngạt, ông nhìn thấy một người phụ nữ tật nguyền đang lê cơ thể yếu ớt qua đường, trông bà chẳng khác nào một con rán đang trườn đi. Đôi bàn tay của người phụ nữ ấy dán chặt xuống đường để đẩy tấm thân nặng nhọc lết từng bước. Schoendorfer nhớ lại ánh mắt coi thường của mọi người đối với những người ăn xin ngoài phố, đặc biệt, những người tàn tật còn bị coi thường hơn. Trên con đường đầy bụi bặm đó, Schoendorfer đã tự hứa rằng mình phải làm một điều gì đó giúp đỡ những người tật nguyền như người đàn bà ấy.
Lúc này, ông đang láp hai chiếc lốp của Toys Us vào cặp bánh xe nhỏ bằng kim loại màu đen gán dưới chiếc ghế, đồng thời lắp vòng bi vào chiếc xe. Người kỹ sư từng tốt nghiệp từ trường MIT cảm thấy mọi thứ có vẻ gán kết với nhau khá ổn. Khi ông đẩy chiếc xe quay tròn lần cuối cùng, ông thầm nhủ “Có lẽ thế này là được rồi.
“Cậu đã thành công rồi, Don ạ. ” - Mục sư của Schoendorfer thốt lên khi nhìn thấy chiếc xe nhỏ màu trắng. Trong chín tháng, Schoendorfer đã làm 100 chiếc xe lăn như vậy và ga ra của ông chẳng khác nào trung tâm chế tạo các thiết bị giả dành cho người tàn tật.
Vị mục sư đã gợi ý rằng anh có thể xin phép phái đoàn y tế của nhà thờ cho anh mang theo những chiếc xe này đến Ấn Độ trong thời gian sắp tới. Nhưng khi Schoendorfer tới dự cuộc gặp đầu tiên để lên kế hoạch cho chuyến đi, những người truyền giáo trong nhóm có vẻ không thích thú lắm: “Cậu nghĩ chi phí vận chuyển những chiếc xe này sẽ tốn khoảng bao nhiêu?” - Một người cất tiếng hỏi.
Tuy mất hứng và chán nản nhưng Schoendorfer vẫn tiếp tục tham dự cuộc họp. “Tôi cho rằng họ nghĩ là nếu họ cho tôi đi theo - một người đàn ông ngớ ngẩn với ý tưởng điên rồ - thì có lẽ tôi sẽ biến mất. ” Ông nhớ lại và nở một nụ cười.
Cuối cùng, họ cũng đồng ý đề ông mang theo bốn chiếc xe tới Ấn Độ. Tại một phòng y tế đông đúc nằm ngoài Chennai, Schoendorfer nhìn thấy một người cha mang theo đứa con trai 11 tuổi bị tàn tật của mình. Đây chính là lúc, Schoendorfer thầm nghĩ rồi vụt chạy ra ngoài và đẩy chiếc xe đến.
Chính khoảnh khắc cậu bé Emmanuel lần đầu tiên ngồi lên chiếc xe, Schoendorfer đã hiểu ra rằng phát minh của mình thực sự có giá trị hàn gắn. Emmanuel trông rất vui vẻ phấn chấn. Mẹ của em đã phiên dịch lại lời của em: “Cảm ơn chú vì chiếc xe này”.
Khi Schoendorfer trở về nhà, công ty nơi anh đang làm việc bất ngờ bị phá sản. Anh quyết định không đi làm thuê nữa và chỉ chuyên tâm chế tạo xe lăn cho người khuyết tật. Nhiều năm liền, gia đình anh phải sống tằn tiện và đến khi tiền bạc bắt đầu cạn kiệt, Laurie vợ anh phải đi làm cho Sở An sinh Xã hội.
Kể từ lần trao tặng đầu tiên đó, tổ chức phi lợi nhuận của Schoendorfer, Free Wheelchair Mission, đã chuyển đi miễn phí 63.000 chiếc xe trọng lượng nhẹ cho những người không thể đi lại. 100.000 chiếc nữa đang được chuẩn bị.
Ngày nay, hai công ty Trung Quốc là nơi chuyên sản xuất những chiếc xe này và chúng có thể được chuyển tới bất cứ nơi đâu trên thế giới chỉ với giá 41 đô la và 17 xu. Chúng được chuyển bằng đường biển tới 45 quốc gia trên thế giới như là Angola, Zimbabwe, Mongolia, Trung Quốc, An Độ, Peru, Cộng hòa Quần đảo Fiji,. .. và Iraq. Tại đây, vào năm 2004, binh chúng lính thủy đánh bộ của Mỹ đã chuyền chúng tới hàng trăm người dân. Với hơn 100 triệu người nghèo bị tàn tật ở các nước đang phát triển, Schoendorfer hiều rằng công việc của ông chưa kết thúc.
“Tôi đã đặt ra mục tiêu là cho tới năm 2010, số xe miễn phí được gửi đến những người tàn tật sẽ đạt tới con sổ 20 triệu chiếc”, ông tâm sự.
Trong mỗi chuyến đi với số lượng xe tặng ngày càng nhiều, nhà phát minh này đã tận mắt trông thấy những hiệu quả thiết thực mà phát minh của mình đem lại cho cuộc sống con người. Cậu bé Indra sống ở Chennai trước kia không bao giờ dám mơ ước tới trường, nhưng giờ đây cậu đang nỗ lực học tập để trở thành một kiến trúc sư. Một bà mẹ người Angola đã bị mất đi đôi bàn chân do một lần vướng mìn khi đang làm việc trên cánh đồng nay đã có thể chăm sóc con nhỏ. Một người đàn ông An Độ ở Cochin, biệt danh là “Năm mươi hai”, đã kề với các tình nguyện viên rằng suốt 52 năm qua ông không ngừng cầu nguyện mỗi ngày với hy vọng một người nào đó sẽ tới và đối xử tốt với ông. Và chiếc xe này là món quà ý nghĩa đầu tiên ông nhận được.
Các tình nguyện viên đã chụp hình những người nhận xe khi họ lần đầu tiên ngồi lên chiếc xe lăn. “Trông họ chẳng khác nào đang trong ngày cưới hoặc lễ tốt nghiệp. Không càn phải hỏi, đó là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Đó là ngày cuộc sống của họ trở lại. ” - Schoendorfer giải thích.
- Janet Kinosian
Vùng đất mặt trời dát vàng
Người dời núi luôn bắt đầu bằng việc dời đi từng viên đá nhỏ.
-Tục ngữ Trung Quốc
Đó là một ngày mưa gió ảm đạm, do vậy mà việc lái xe trên một đoạn đường núi quanh co để tới nhà Carolyn khiến tôi chẳng cảm thấy thích thú chút nào. Nhưng con gái tôi cứ nằng nặc rằng tôi sẽ không phải hối tiếc vì sẽ được chứng kiến một điều bất ngờ trên đỉnh núi.
Tôi miễn cưỡng đi. Trên chặng đường dài hai tiếng đồng hồ, sương mù giăng tỏa như tấm mạng che mặt. Khi tôi nhận ra lớp sương dày đặc ở đỉnh núi cũng là lúc tôi đã đi quá xa, không thể trở lại được nữa. “Chằng điều gì xứng đáng với chuyến đi vất vả này”, tôi đã nghĩ thế khi lái xe nhích từng mét dọc con đường cao tốc nguy hiểm.
- Mẹ sẽ ở lại ăn trưa nhưng mẹ sẽ về nhà ngay khi hết sương mù! - Tôi tuyên bố khi vừa tới nơi.
- Nhưng con muốn mẹ chở con tới ga ra để lấy xe của con về. Ít ra thì chúng ta sẽ làm điều đó đúng không mẹ? - Carolyn nói.
- Thế nó cách đây bao xa?
- Khoảng ba phút thôi. Con sẽ lái xe, vì con quen đường mà.
Sau mười phút ì ạch trên đoạn đường núi, tôi nhìn con bé một cách lo lắng:
- Mẹ tưởng là con nói chỉ đi mất ba phút thôi.
- Con đi đường vòng mà mẹ. - Nó cười.
Sau khi rẽ xuống một con đường hẹp, chúng tôi dừng xe và bước ra ngoài. Chúng tôi đi bộ dọc theo con đường rợp bóng thông già. Và rồi tôi không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh ngút ngàn trải trước tầm mắt. Sự bình yên và tĩnh lặng của vùng đất cuốn trọn tâm trí tôi.
Rồi chúng tôi rẽ vào một góc đường, tôi dừng lại há hốc miệng vì kinh ngạc. Từ đỉnh núi xuống khoảng vài mẫu Anh men theo các khe núi và thung lủng là cả một rừng hoa thủy tiên vàng rực rỡ. Kế đó là một rừng hoa muôn màu muôn vẻ - từ màu mỡ gà cho tới màu vàng chanh và màu hồng da cam sặc sỡ... Tất cả trải dài trước mắt chúng tôi như một thảm hoa khổng lồ. Khung cảnh ánh lên màu vàng rực rỡ tựa như ông mặt trời đã vô tình nghiêng tay làm đổ tràn những giọt vàng tinh túy nhất xuống trần gian.
Ở trung tâm của khu vực, một thác nước đổ xuống giữa đám lan dạ hương xanh tía. Lẩn khuất quanh đó là những bông tulip màu san hô. Và như để tô điểm cho rừng hoa khoe sắc, chim sơn ca phía Tây cũng ùa tới góp vui. Chúng ríu rít nhảy nhót trên những cây thủy tiên hoa vàng, khoe lớp lông vũ rực rỡ và đôi cánh màu ngọc bích như đá quý rung rinh.
Những câu hỏi lần lượt hiện ra, chảy tràn qua tâm trí tôi: Ai tạo nên vẻ đẹp này nhỉ? Tại sao? Bằng cách nào ?
Khi bước vào căn nhà nằm ở giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn ấy, chúng tôi nhìn thấy một tấm bảng: “Câu trả lời cho những câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc”.
Câu trả lời đầu tiên: “Một người phụ nữ - hai tay, hai chân, và một bộ não nhỏ bé”.
Câu trả lời thứ hai: "Vào một lúc”.
Câu trả lời thứ ba: “Bắt đầu vào năm 1958”.
Lái xe về nhà rồi, tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng, không sao diễn tả thành lời trước những điều tận mắt chứng kiến. Cuối cùng tôi nói: “Cô ấy đã thay đổi cả thế giới, từng chút từng chút một. Công việc này cô ấy bất đầu gần 40 năm về trước, có lẽ khởi đầu chỉ là một ý tưởng nhỏ bé, nhưng cô ấy đã kiên trì biến nó thành sự thật”.
Nỗi bản khoăn cứ day dứt trong lòng tôi.
“Hãy nghi xem, nếu trước kia mẹ kiên trì theo đuôi những điều mà mẹ muốn, dù chi một chút mỗi ngày, thì mẹ sẽ đạt được điều gì?” - Tôi nói với con gái.
Carolyn nhìn tôi, mỉm cười. “Hãy bắt đầu vào ngày mai nhưng tốt hơn là nên bắt đầu từ ngay ngày hôm nay, mẹ ạ!”.
- Jaroldeen Edwards
Người từ chối một triệu đô la
Nghệ thuật sống thể hiện ở chỗ ta biết điều gì mình được phép tự nguyện làm và điều gì buộc phải tuân theo.
- Sydney J. Harris
Đó là vào một ngày tháng 12 năm 1972 - ngày tôi buộc phải quyết định chọn lựa mình là ai. Cả đêm hôm ấy tôi nằm tràn trọc suy ngẫm về quá khứ và cố gắng định hướng tương lai cho mình. Khi ấy tôi đang đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên bóng đá tại trường đại học bang Pennsylvania - công việc gắn bó với tôi gần 7 năm trời và tôi đã nghĩ là mình có thể hài lòng.
Tuy nhiên, tất cả suy nghĩ của tôi gần như đảo lộn khi tôi nhận được cuộc điện thoại bất ngờ - một lời đề nghị đem lại cho tôi sự giàu có đến kinh ngạc nếu tôi chấp nhận rời bỏ trường đại học mà tôi yêu mến và gắn bó. Người gọi điện cho tôi là Bill Sullivan - cựu chủ tịch và là người sở hữu của New England Patriots110’. “Tôi muốn gặp ông để mời ông huấn luyện cho đội bóng của tôi. ” - ông ta nói.
Tôi bảo Sullivan rằng tôi đã có những lời đề nghị hấp dẫn khác và không hứng thú với lời mời của ông. Nhưng khoản tiền khổng lồ mà ông ta đưa ra - 1, 3 triệu đô la cộng thêm tiền chuyển nhượng và 100.000 đô la tiền thưởng khi ký hợp đồng - khiến tôi bối rối.
Việc huấn luyện đội bóng ở trường đại học chỉ mang lại cho tôi tổng số tiền lương khiêm tốn là 35.000 đô la mỗi năm. Khoản tiền đó cũng đủ để tôi trang trải cuộc sống yên ấm cho gia đình; nhưng con số của Sullivan vẫn không ngừng nhảy múa trong đầu tôi. Cuối cùng, tôi nói với vợ rằng: “Anh cần phải làm công việc này”. Sue dịu dàng đáp: “Joe, dù anh có làm gì, em vẫn ủng hộ anh.”
Ngay sau đó, tôi gọi cho Sullivan và nói với ông rằng tôi chấp nhận lời đề nghị. Tối hôm ấy, trước giờ đi ngủ, tôi đã nói với Sue: “Ôi em yêu, người ngủ cùng em đêm nay là một triệu phú đấy nhé”.
Hai giờ sáng, tôi thấy Sue đang ngồi trên chiếc ghế đu dỗ dành đứa con nhỏ. Có lẽ cô ấy nghĩ tôi đã ngủ. Chưa bao giờ Sue nói vái tôi rằng cô ấy không muốn chuyển tới Boston, thế mà giờ đây gương mặt cô ấy đẫm lệ.
Tôi nằm đó, nghĩ vẩn vơ về cuộc sống mà mình đang định rồi bỏ. Tôi nhớ lại ngôi trường nơi tôi và Sue gặp nhau lần đầu và sau này trở thành ngôi nhà chung của năm đứa con của chúng tôi. Tôi nhớ lại những sinh viên, nhớ con sư tử bằng đá granit Nittany - biểu tượng cho sự may mắn của chúng tôi - và nhớ những học trò ngốc nghếch dễ xúc động của tôi trong đội bóng.
Điều gì đã khiến tôi đồng ý nhận lời Sullivan? Vâng, Boston đúng là một thành phố lớn. Nhiều thử thách mới đang đợi tôi. Nhưng trên tất cả là... tiền bạc. Bỗng dưng tôi hiểu ra sự khác biệt giữa việc cần phải làm và việc tôi muốn làm.
Sáng hôm sau, tôi bảo với Sue rằng: “Người ngủ cùng em tối qua là một triệu phú, nhưng người em nhìn thấy khi thức dậy hôm nay vẫn là anh thôi. Anh sẽ không đi đâu nữa!”. Sau này, Sue mới kể cho tôi rằng suy nghĩ đầu tiên đến với cô ấy lúc đó là: “Ôi, cảm tạ Chúa!”.
Cũng nhờ khoảnh khắc suy nghĩ thông suốt mọi việc trong đêm hôm đó, tôi mới thấm thìa rằng đội bóng ở trường đại học có vai trò quan trọng trong lòng tôi thế nào - những điều mà bóng đá chuyên nghiệp không bao giờ có được. Dù tôi yêu những trận tháng cũng như bất kỳ huấn luyện viên nào khác, nhưng tôi biết có những điều còn quan trọng hơn cả danh tiếng và tiền bạc. Tôi muốn tận mắt chứng kiến sự trưởng thành của các cầu thủ ở đây - xem các em tự thắt chặt kỷ luật cá nhân thế nào, tiến bộ về học vấn ra sao và quan trọng nhất là sự trưởng thành trong chính con người những thanh niên này. Đó là phần thưởng lớn lao và những giá trị mà tôi sẽ không bao giờ nhận được trong bóng đá chuyên nghiệp.
- Joe Paterno
Người thầy, người cha của nhà vô địch
Mỗi chúng ta chỉ là những sợi chỉ mỏng manh, nhưng hãy nhìn xem: Những sợi chỉ ấy có thế dệt nên một tấm thảm thật lộng lẫy.
- Jerry Ellis
Một cơn gió mạnh lùa về khiến cái lạnh của buổi chiều xuân càng thêm buốt giá. Cạnh đường đua, trên sân bóng của trường phổ thông, Charlie Kane đang cài lại nút trên cùng của chiếc áo khoác đã sờn màu, đôi mắt ông như dán chặt vào thân hình gầy gò của đứa trẻ mặc quần soóc đỏ đang mải miết trên đường chạy. Bước chân của nó dài hơn hẳn so với vóc người.
“Brian rất đam mê điền kinh. ” - Người phụ nữ đứng đối diện Kane, Sue Boyett, cất tiếng. Giọng nói của cô có vẻ khán khoản. Ly hôn cách đây 9 năm, Sue tự bươn chải nuôi dạy con khôn lớn, và bây giờ cô đang cố gắng tìm một người đàn ông mạnh mê để huấn luyện cho cậu con trai 11 tuổi của mình. Một người bạn đã giới thiệu Kane cho cô. Nếu nhìn ở diện mạo thì một người đàn ông cục mịch gần bước sang tuổi 60 có mái tóc hung gọn gàng sau gáy như Kane không dễ khiến người ta liên tưởng tới một huấn luyện viên. Điều này cũng tương tự như Brian không có dáng dấp trời phú của một vận động viên vậy. Thực tế, Kane đang là nhân viên sửa bản in ở một công ty in ấn, và đã nhiều năm rồi ông không còn trực tiếp huấn luyện điền kinh.
Sau khi hoàn thành vòng chạy, Brian đi bộ về phía mẹ và lén liếc mắt nhìn Kane. “Mẹ cậu nói cậu rất thích chạy. Nhưng cậu có thực sự muốn được huấn luyện không?” - Kane hỏi.
“Có lẽ là có ạ!” - Brian nói trong khi cố tình lẩn tránh ánh mắt của Kane. Nhưng Kane không chấp nhận thái độ thiếu dứt khoát đó. Ông tiếp tục thăm dò cho đến khi Brian gặp ánh nhìn của ông và trả lời cương quyết: “Có ạ!”.
“Như vậy thì được, ta sẽ huấn luyện cho cậu. ” - Kane quyết định.
Mùa xuân năm 1994, Charlie Kane 58 tuổi. Lúc này ông là một người sống không mục tiêu. Hai đứa con lớn của ông đã rời gia đình đề tách ra sống riêng còn đứa con út, cũng tên là Brian, sắp gia nhập binh chủng lính thủy đánh bộ.
Vào cuối thập niên 50, Kane từng có một thời gian phục vụ trong quân ngũ, nhưng ước mơ của ông là trở thành một giáo viên dạy phổ thông kiêm huấn luyện viên cho đội điền kinh. Vì thế, sau thời gian nỗ lực học tập và giành được tấm bằng thạc sĩ, ông đã cống hiến 13 năm cho các trường học ở New Jersey đề làm công việc mà ông yêu thích nhất - dạy trẻ nhỏ cách đọc và chạy.
Nhưng vào những năm bảy mươi, vụ ly hôn đau đớn đã xáo trộn cuộc đời Kane. Sau khi tòa án chấp thuận cho ông được giữ quyền giám hộ con cái, cả gia đình ông cùng chuyển tới California để bắt đầu một cuộc sống mới. Ông đã làm huấn luyện viên tại một trường cao đảng trong hai năm. Tuy nhiên, khoản tiền lương ít ỏi từ công việc đó không đủ để ông trang trải
Cuộc sống, ông buộc phải chuyển sang làm biên tập viên cho các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Dù vậy, trong lòng ông vẫn khác khoải nỗi nhớ thương miền Đông. Cuối cùng ông trở lại New Jersey vào năm 1994, làm công việc sửa bản in. Công việc này giúp ông có đủ tiền đề trang trải các khoản chi phí nhưng không đem lại cho ông sự thỏa mãn trong công việc. Huấn luyện là công việc mà cả ông và Brian đều cần đến lúc này.
Tuy nhiên, có lẽ do mặc cảm từ sự tan vỡ trong cuộc hôn nhân của cha mẹ nên Brian luôn tỏ ra chống đối huấn luyện viên mới. Ngay sau khi họ làm việc cùng nhau, Brian đã tham gia hai vòng chạy bền tại nhà văn hóa ở Parsippany Hills. “Tôi muốn cậu chạy giữ sức lúc đầu, sau đó dần dần tăng tốc rồi bứt phá, chạy nước rút về đích. ” - Kane nói với Brian.
Khi tiếng súng báo hiệu bắt đầu vòng chạy 800 mét, Brian chạy phăng phăng như thể đó là giai đoạn chạy nước rút. Khi đến 100 mét cuối cùng, cậu kiệt sức và thất bại. Kane tức giận. “Cậu tuân theo sự huấn luyện của tôi hay làm theo ý cậu?” - Ông bực tức hỏi. Brian không trả lời.
Trong vòng chạy thứ hai với cự ly 1. 600 mét, Brian tiếp tục vượt lên vị trí dẫn đầu nhưng sau đó, không hiểu là do quá mệt hay do chủ ý kìm hăm tốc độ, cậu dần dần tụt lại phía sau. Trong lượt chạy cuối cùng, nhờ biết giữ sức nên Brian đã vượt lên đầu đoàn và giành chiến thắng. Thở hổn hển, cậu chạy về phía Kane với nụ cười rạng rỡ: “Nhờ chiến thuật của thầy đấy”.
Mỗi ngày sau giờ làm việc, họ lại gặp nhau trên sân tập. Ngày qua tháng lại, thấm thoát đã mấy năm trôi qua. Năm Brian 13 tuổi, bằng những bước chân vượt đích thần tốc, cậu đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc thi chạy việt dã giữa các trường trung học. “Không ngừng chiến thắng để chứng minh đẳng cấp. ” - Kane tự hào gọi chúng như vậy. Ông đã nói với Brian rằng: “Một ngày nào đó, cậu sẽ trở thành đấu thủ trong đội tuyển Olympic Mỹ”. Để thể hiện niềm kiêu hãnh của mình, Kane tặng Brian một chiếc áo điền kinh với dòng chữ nổi bật: “Hammer” (Người chiến thắng).
Dù tương lai của Brian đang rộng mở trước mắt nhưng Sue vẫn buồn phiền vì đã không đem lại những điều tốt đẹp nhất cho Brian và Jennifer - người chị gái hơn Brian một tuổi.
Sau khi ly hôn, tiền bạc chi tiêu trong gia đình rất eo hẹp. Là nhân viên kế toán cho một công ty xây dựng nhưng cứ mùa đông đến, công ty lại đóng cửa hai tháng và trong thời gian đó, cô lại bị thất nghiệp.
Kane cũng chẳng dư dả gì, vì thế ông đã chia sẻ với Sue rằng ông mong muốn được dọn đến chung sống và cùng cô gánh vác trách nhiệm nuôi dạy hai đứa trẻ. Sue rất xúc động: “Được thôi, từ lâu anh đã là một phần của gia đình rồi.”
Tháng 1 năm 1997, Kane chuyển tới gia đình Boyett. Cùng năm đó, Brian đã cao thêm gần 18 cm và vào trường trung học. Lúc này, cậu rất ra dáng một vận động viên điền kinh - thân hình chắc nịch, cơ bắp cường tráng với những bước chạy nhịp nhàng uyển chuyển. Tuy vậy, trong việc học thì cậu không mấy thành công.
Học sinh năm nhất trong trường đều phải đọc Sử thi Iliad nhưng Brian không hiểu tại sao chúng lại bị bắt buộc đọc tác phẩm đó. Sau khi nghe chuyện, Kane lập tức hiểu ra vấn đề. Một buổi tối, ông ngồi chờ bên bàn ăn trong phòng bếp với bản dịch thiên anh hùng ca của Homer vẻ cuộc chiến thành Troa.
- Tác phẩm này viết về cái gì hả thầy? - Brian hỏi.
- Về cuộc sống! - Kane nói và ra hiệu cho Brian ngồi xuống.
Trong khi Sue và Jennifer đang mải mê làm bánh mì kẹp thịt thì Kane đọc bản sử thi đó bằng chất giọng diễn cảm nhất. Brian lắng nghe và rất đỗi ngạc nhiên. Kane thuyết phục Brian đọc thử. Dù rất xấu hổ nhưng cuối cùng Brian cũng cất giọng đọc và nhanh chóng bị lôi cuốn vào câu chuyện đan xen giữa chủ nghĩa anh hùng với sự hèn nhát, trung thành và dối trá.
Suốt mấy tuần liền, cứ tối đến là họ lại tiếp tục đọc sử thi. Tập chạy vào sáng sớm và buổi chiều rồi đọc tác phẩm Iliad sau khi ăn tối đã trở thành một thói quen không thể thiếu. Kane đã khéo léo dạy cho Brian một bài học khác - bài học trở thành một người đàn ông thực thụ.
Hai người cùng đọc đến đoạn văn miêu tả cuộc chạm trán giữa người anh hùng thành Troa là Hector và dũng sĩ vô địch của Hy Lạp là Achilles trong trận chiến tay đôi. Kane đã giảng cho Brian rằng, dũng cảm nghĩa là không bao giờ khuất phục nỗi sợ hái. Ban đầu, khi biết Achilles được nữ thần ưu ái ban cho sức mạnh không ai địch nổi, Hector đã hèn nhát bỏ chạy. Nhưng rồi, chàng đã quay lại, chấp nhận đối đầu với Achilles để chứng tỏ lòng kiêu hãnh của mình.
Những buổi luyện tập điền kinh vào ban ngày và những giờ đọc sách buổi tối cứ thế tiếp nối, dần dần cả hai bài tập đều đem lại cho Brian nhiều thành quả quý giá. Các giá sách bên giường ngủ của cậu ngày càng được lấp đầy bằng nhiều sách vở cùng những chiếc cúp giành được từ các cuộc thi điền kinh trong bang và trong hạt.
Nhưng sau đó, vào mùa thu năm 1998, chấn thương gẫy xương đùi trầm trọng đã khiến Brian không thể tham gia thi đấu trong một thời gian dài. Cùng lúc đó, Kane phải vật lộn với những cơn đau do chứng yếu cơ gây ra. Ông buộc phải nhập viện. Các bác sĩ rất bối rối khi đưa ra kết luận cho trường hợp của ông, họ nghiêng về giả thuyết các triệu chứng này là do ông từng bị đột quỵ. Đầu tiên ông phải chống gậy để đi, sau đó phải dùng một chiếc khung tập đi mới có thể đi lại được.
Khi Brian hoàn toàn phục hồi chấn thương ở chân, Kane vẫn chưa khỏi bệnh. Việc đi lại khiến ông gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng cũng làm ông đau đớn. Brian đã dốc hết tài khoản tiết kiệm của mình mua cho ông một chiếc xe lăn để ông có thể có mặt trên đường đua.
Tháng 3 năm 2000, Brian tham gia một vòng đua dài hai dặm tại cuộc thi điền kinh quốc gia trong nhà giữa các trường phổ thông tại đại lộ 168, thành phố New York. Những vận động viên chạy bền tốt nhất trên khắp nước Mỹ đều tề tựu về đây. Sue đưa Kane tới xem cuộc đua trên chiếc xe lăn.
Khi tiếng súng khai cuộc vang lên, Brian liền vượt lên dẫn trước nhưng sau đó cậu bị tụt lại phía sau. Được nửa chặng, cậu bắt đầu băng lên giữa đội hình. Giữa cậu và vận động viên dẫn đầu là một khoảng cách khá xa. Nhưng khi chuyển sang vòng chạy cuối cùng, tiếng cổ vũ, tiếng chân nện mạnh xuống đường đua với kháu hiệu “Hammer” không ngớt vang lên đã tiếp thêm sức mạnh khiến Brian tiếp tục bám đuổi vận động viên phía trước. Từ ghế ngồi gần vạch đích, Kane nhìn Brian vươn tới vị trí dẫn đầu với nỗ lực bứt phá đích lớn nhất mà ông từng thấy. - Brian đã chiến thắng!
Một tháng sau đó, Kane bắt đầu bị tắt tiếng, cổ họng không nuốt nổi thức ăn. Bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh xơ cứng teo cơ cột bên (ALS), hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig. Kane - người đàn ông mạnh mẽ từng huấn luyện cho biết bao vận động viên giờ đây lại đang dần mất đi chức năng hoạt động của cơ. Tủy sống của ông bị thoái hóa từng ngày. Ông sớm nhận ra rằng thời gian sống của ông chỉ còn được tính theo tháng.
“Đừng buồn” - Kane nói với Brian, giọng ngập ngừng. “Ta đã sống rất hạnh phúc và ta vẫn có thể huấn luyện cho con thêm một thời gian nữa cơ mà”.
Trong thời gian Kane bị bệnh, Sue hết lòng quan tâm chăm sóc ông. Bà lái xe đưa ông tới đường chạy, cạo râu cho ông, cát tốc cho ông, đút cơm cho ông, giúp ông làm vệ sinh cá nhân. Nhưng trận chiến lớn nhất mỗi ngày của ông là “trận chiến với cầu thang”. Từ phòng của ông tới bếp có một chiếc cầu thang chín bậc trải thảm xanh. Mỗi ngày, ông phải vật lộn với nó rất lâu mới có thể xuống bếp. Rồi dần dần ông không thể lê mình xuống những bậc thang đó được nữa. Thậm chí ngay cả khi có sự giúp đỡ của Sue, cả hai cũng phải mất 10 phút mới từ nhà bếp lên được tới phòng của ông. Mỗi ngày qua đi, công việc đó càng trở nên khó khăn gấp bội.
Tháng Tám, Jennifer chuẩn bị chuyển tới trường đại học ở bang Arizona, Sue phải tới để giúp đỡ con bé ổn định cuộc sống. Trước khi Sue đi, Brian nói: “Mẹ cứ yên tâm. Con có thể lo cho thầy Charlie mà”. Ngày đầu tiên sau khi Sue đi, sáng hôm ấy Brian dành hai tiếng ra ngoài làm thêm, sau đó chạy về nhà. Khi vào phòng Kane, cậu thấy ông vẫn mặc bộ pyjama ngồi trên chiếc ghế lặng lẽ khóc. Brian cố gắng động viên ông, nói rằng ông cần thay đồ để cùng ra sân tập với cậu, nhưng Kane từ chối. Chiều tối hôm đó, con trai của Kane trở về từ trại tập trung của binh chúng lính thủy đánh bộ đóng tại Virginia. Cậu với Brian cùng động viên, nài nỉ, khuyên can và cuối cùng cả hai cũng thuyết phục được Kane mặc quần áo và rời khỏi căn phòng.
Lúc này, Kane lại phải trải qua cuộc hành xác khốn khổ để bước xuống những bậc cầu thang. Brian nhận thấy rõ ông đang đau đớn. Chỉ chín bậc - những bậc thang một thời chẳng là gì với một Kane mạnh mẽ nay bỗng trở thành một ngọn núi sừng sửng đầy khó nhọc với đôi chân yếu ớt của ông. Ông khóc. Ông phản đối khi họ dìu ông bước xuống. Ông nài nỉ được trở về giường. Ông muốn từ bỏ.
“Thầy làm được mà!” - Brian động viên và cuối cùng cậu đã tìm thấy ngọn lửa quyết tâm vụt sáng trong đôi mắt Kane.
Ghì chặt vào cánh tay hai người con - bàn chân ông liên tục vấp ngã, đôi chân ông như muốn khụy xuống - Charlie Kane cố gắng hết sức. Từng bậc một, cuối cùng ông đã vượt qua được hành trình đau đớn với chín bậc thang. Cho tới khi ông đứng được trên sàn nhà bếp, dù vẫn được hai người con trai yêu mến dìu đỡ nhưng ông không còn thở ra hơi được nữa.
Đêm hôm đó, khi cả hai chàng trai tên Brian từ đường chạy trở về, ba người đàn ông đã ngồi cùng nhau bên chiếc bàn ăn trong phòng bếp, nơi Kane và Brian từng đọc bản anh hùng ca Hy Lạp. Đúng lúc ấy, Brian đã bước tới nắm chặt lấy đôi tay của người huấn luyện viên, cậu nói với giọng đầy biết ơn: “Mọi thứ con có được đều là nhờ có thầy, thầy Charlie”.
Vào ngày 6 tháng 6, Brian giành chiến thắng trong vòng chạy 3. 200 mét tại Cuộc gặp gỡ giữa các nhà vô địch bang New Jersey. Trên chiếc xe lăn, Charles Kane vẫn lặng lẽ dõi theo cậu cho đến khi chiếc ống nhòm lơi dần khỏi bàn tay ông. Buổi sáng hôm sau, ông bị liệt toàn thân. Sue và Brian đã chăm sóc ông tại nhà cho đến khi ông qua đời ngày 23 tháng 6 năm 2001.
- Peter Michelmore
Danh sách chương