Hạnh phúc nấp đằng sau cảnh cửa mà bạn không ngờ tới.
- John Barrymore
Tôi biết chắc, với đồng lương còm cõi làm trong một cửa hàng bán lẻ mẹ không cách chi lo được cho tôi học đại học nếu tôi không tự xoay xở lấy. Thế là ngoài các khoản trợ cấp học tập, tôi nhận thêm việc rửa chén ở tiệm ăn của trường, dù chẳng vinh quang gì, nhằm trang trải học phí, sách vở và tiền ăn ở.
Để tranh thủ, tôi ghi bài học lên những tấm thẻ rồi dán lên máy rửa chén. Trong lúc máy làm việc, tôi lẩm nhẩm học thuộc cấu tạo và cân bằng nguyên tử. Có những lúc đầu óc mệt mỏi khiến tôi đánh rơi ly tách xuống nền nhà trong khi xếp chén dĩa vào tủ. Điểm học của tôi trồi sụt thất thường.
Đúng lúc tôi đang bên bờ vực phải bỏ học thì một thiên thần đột nhiên xuất hiện. Vâng, một thiên thần không có cánh đang hiện hữu trên mặt đất này.
Một người bạn đề nghị tôi giúp việc cho ông bà nội anh vào những ngày cuối tuần. Chỉ cần tôi nấu ăn, đỡ các cụ ra vào giường mỗi sáng và mỗi tối. Hàng tháng tôi sẽ được trả 400 đô, gấp đôi so với thu nhập hiện thời. Tôi lại còn có thời gian để học bài nữa. Thế là tôi đồng ý nhận việc.
Ân tượng đầu tiên của tôi là bà anh rất say mê âm nhạc. Bà có thể ngồi hàng giờ bên chiếc dương cầm cũ kỹ đã mất vài phím. Một hôm, bà bảo sẽ dạy tôi đánh đàn 'cho cuộc sống của cháu thêm vui'. Từ đó, tôi thường xuyên lui tới phòng tập của sinh viên khoa nhạc ở trường để luyện ngón.
Bà bảo tôi có năng khiếu cảm thụ âm nhạc và khuyến khích tôi nên tiếp tục. Bây giờ những ngày cuối tuần trong căn nhà hai ông bà không chỉ có mỗi việc ăn uống và đọc sách mà còn tràn ngập những âm thanh du dương từ chiếc đàn dương cầm thiếu phím và giọng hát sai nốt của hai ca sĩ, một già một trẻ.
Mùa Giáng Sinh đến, bà bị cảm lạnh nên tôi dự định sẽ về nhà hai tuần thôi, thay vì bốn như đã tính, để sấm trở lại với hai cụ. Trước khi lên đường tôi cố sắp xếp mọi việc cho ông bà rồi mới đi.
Ớ nhà tôi cứ nôn nao khi nghĩ đến tình cảnh của hai ông bà. Cuối cùng hai tuần cũng qua. Đang lúc loay hoay chất đồ đạc lên xe để quay lại trường thì chuông điện thoại reo.
- Daneen, cậu không phải quay lại trường vội đâu - giọng người bạn tôi vang lên ở đầu dây bên kia - Tối qua, bà nội mình đã qua đời. Gia đình mình đã quyết định gửi ông nội vào nhà dưỡng lão. Mình rất tiếc.
Tôi thẫn thờ, buồn quá đỗi vì đã mất đi một người bạn tâm giao. Điều này xem ra còn tệ hơn cả chuyện tôi phải trở lại với công việc rửa chén nhiều.
Đến cuối tuần thứ tư, tôi trở lại trường. Một lần nữa tôi đăng ký làm thêm. Thầy phụ trách nhìn tôi như thể tôi là người loạn óc. Tôi lật đật giải thích tình cảnh của mình. Nhưng thầy chỉ nhoẻn miệng cười rồi lấy ra một phong bì và đưa cho tôi:
- Cái này dành cho em.
Đó là phong bì của bà cụ. Bà đã biết rằng mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa nên gỏi cho tôi một số tiền đủ để tôi trang trải đến hết năm học kèm theo lời yêu cầu: tôi phải học đàn dương cầm để tưởng nhớ đến bà.
Chưa khi nào tôi trình tấu bản thế Old Grey Mare với nhiều cảm xúc như lần ấy. Đến giờ, nhiều năm đã trôi qua, mỗi khi đi ngang một chiếc đàn dương cầm, tôi đều mỉm cười và nghĩ đến bà. Tôi dám chắc bà cũng đang ngồi gõ các phím ngà trên cõi thiên đàng.
Hãy dám tưởng tượng
Hai điều quan trọng tôi học được là: sự mạnh mẽ và tràn trề sinh lực của bạn ra sao là do chính bạn tạo ra; phần khó khăn nhất của sự nỗ lực là bước đi đầu tiên.
- Robyn Davidson
Khi mọi người thấy tôi ra tranh giải Đại hội thể thao Olympics thế giới, họ nghĩ rằng tôi hẳn phải là một vận động viên điêu luyện, nhưng sự thật không phải thế. Tôi không phải là người mạnh nhất hay chạy nhanh nhất và tôi cũng không biết ai là người chạy nhanh nhất. Với tôi, trở thành một vận động viên Olympics không phải là phát triển năng khiếu điền kinh tự nhiên, mà thật ra, đó là hành động thuộc về ý chí.
Tại đại hội Olympics 1972 ở Munich, tôi là một thành viên trong đoàn năm môn phối hợp của đội tuyển Mỹ, nhưng thảm kịch xảy ra cho các vận động viên Israel cộng với chấn thương nơi mắt cá chân đã khiến tôi vô cùng chán nản. Tuy nhiên, tôi đã không bỏ cuộc, thay vào đó tôi tập luyện không ngừng và cuối cùng tôi cũng đủ tiêu chuẩn đi cùng đội tuyển Mỹ đến tranh tài tại Thế vận hội 1976 ở Montreal. Kết quả cuộc thi lần này vượt xa sự mong đợi, tôi hồi hộp khi được xếp hạng 13. Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn.
Trước khi Olympics 1980 diễn ra một năm, tôi sắp xếp để tạm dừng công việc của một huấn luyện viên ở trường đại học để chuyên tâm tập luyện. Tôi tính rằng "24 giờ luyện tập mỗi ngày" trong suốt 12 tháng sẽ giúp tôi có khả năng mang một tấm huy chương về cho đội nhà. Mùa hè năm 1979, tôi bắt đầu chuỗi ngày tập luyện gian khổ cho kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympics, sẽ tổ chức vào tháng 6!1980. Tôi đã vô cùng phấn chấn khi thành tích tập luyện hướng đến mục tiêu hằng ấp ủ của mình ngày càng tiến bộ.
Nhưng tháng 11 năm đó, một khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đã xảy đến với tôi. Trong một lần bị tai nạn xe hơi, tôi bị chấn thương thắt lưng. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên do nhưng trước mắt tôi phải ngừng tập luyện vì mỗi khi cử động tôi lại đau đớn vô cùng. Rõ ràng, tôi sẽ phải từ bỏ giấc mơ tham dự Olympics nếu không tiếp tục luyện tập. Ai cũng tỏ ra nuối tiếc cho tôi - tất cả mọi người, trừ tôi.
Thật kỳ lạ là bản thân tôi chẳng bao giờ tin rằng trở ngại này sẽ làm tôi chùn bước. Tôi tin tưởng các bác sĩ và những nhà vật lý trị liệu sẽ sớm giúp tôi hồi phục và rồi tôi sẽ luyện tập trở lại. Tôi luôn khẳng định rằng: mình đang khá hơn mỗi ngày và sẽ là một trong ba người đứng đầu ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên cho Olympics lần này. Điều đó hiển hiện trong đầu tôi từng giây từng phút.
Tuy nhiên, bệnh tình của tôi tiến triển rất chậm và các bác sĩ vẫn không cho phép tôi tập luyện. Thời gian trôi qua, tôi vẫn còn đau và không thể cử động được. Chỉ còn vài tháng nữa cuộc thi chọn vào đội tuyển Olympics sẽ bắt đầu, tôi phải làm điều gì đó, nếu không tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mà tôi ấp ủ bấy lâu. Thế là tôi đã bắt đầu luyện tập theo cách duy nhất tôi có thể: bằng cái đầu của mình.
Bộ môn năm môn phối hợp bao gồm 5 thể thức thi đấu: 100 m vượt rào, ném tạ, nhảy cao, nhảy xa và cuối cùng là chạy nước rút 200 m. Tôi đi lùng tất cả các phim huấn luyện của những người từng giữ kỷ lục thế giới 5 môn này và mang về nhà ngồi xem đi xem lại. Đôi lúc, tôi cho đoạn băng chạy chậm hay xem từng cảnh một, đến khi nào chán tôi xem ngược lại đoạn băng cho vui. Tôi đã ngồi coi hàng trăm giờ, học hỏi, nghiền ngẫm và thẩm nghiệm. Những lần khác tôi nằm dài trên đi văng và hình dung chi tiết từng phút trong cuộc thi. Tôi biết có người nghĩ tôi điên, nhưng tôi không dễ dàng bỏ cuộc. Tôi cố gắng luyện tập hết sức mình - mà không hề phải vận động một cơ bắp nào.
Cuối cùng, các bác sĩ cũng chẩn đoán ra vấn đề của tôi là do một đĩa đệm ở xương sống phình ra. Giờ đây, tôi hiểu tại sao mình đau đớn mỗi khi cử động, nhưng tôi vẫn chưa thể luyện tập được. Sau đó, khi có thể đi lại được chút đỉnh, tôi đến đường đua của sân thi đấu và nhờ người dựng lên các nội dung của năm môn tôi phải tranh tài. Dù không thể thực hành, tôi vẫn đứng tại đường đua và hình dung trong đầu tất cả mọi qui trình luyện tập thể lực mà tôi sẽ phải trải qua nếu như tôi đã có mặt vào những ngày tập luyện. Trong nhiều tháng liền, tôi không ngùng tưởng tượng đến cảnh mình thi đấu và khẳng định năng lực tại kỳ thi tuyển chọn.
Nhưng liệu chỉ tập luyện trong tâm trí như tôi không thôi thì có đủ không? Tôi có thật sự đủ năng lực để lọt vào tốp ba người giỏi nhất ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympics này không? Tôi tin vào điều đó bằng cả trái tim mình.
Đến khi cuộc tranh tài thật sự diễn ra, tôi cũng vừa hồi phục kịp để tham dự. Do cẩn thận trong các động tác khỏi động làm nóng người, tôi vượt qua 5 thể thức như trong mơ. Sau đó, khi đi ngang qua sân thi đấu tôi nghe tiếng nói trên loa phóng thanh thông báo tên mình.
Tôi như muốn ngừng thở, dầu đã tưởng tượng đến điều đó cả ngàn lần trong đầu. Trong lòng tôi, một ngọn sóng hân hoan trong lành dâng trào khi phát thanh viên công bố: "Hạng nhì 5 môn phối hợp Olympics 1980 - Marilyn King!"
Vượt qua bức tường câm lặng
Không gì ngăn được người có thái độ đúng đắn đạt được mục đích của mình; và không gì có thể giúp kẻ thiếu lòng quyết tâm và thờ ơ với sức mạnh vô hình này đạt được ước mơ, dù là nhỏ nhoi đến mấy.
- Thomas Jefferson
Cuộc phiêu lưu của tôi bắt đầu vào tháng 10 năm 1966 khi cô Nef - bác sĩ trị liệu cho tôi, người có khả năng khiến những học viên khuyết tật "bất hợp tác" phải run sợ - dẫn tôi vào căn phòng cũ kỹ không cửa sổ của mình. Dù thường xuyên phải diện kiến với cô nhưng tôi vẫn không thôi kinh hãi mỗi khi bị cô bất ngờ gọi đến.
Tôi vốn được gán cho biệt danh "thằng nhóc nổi loạn"- vốn dành cho những đứa trẻ không bao giờ thực hiện đúng yêu cầu của bác sĩ trị liệu - bởi vì sau nhiều năm áp dụng mọi phương pháp cả cổ truyền lẫn tân tiến nhất, tôi vẫn chưa thể phối hợp được các động tác tay chân, và vẫn chưa thể nói chuyện được rõ ràng. Tại sao mình phải nỗ lực nhỉ? - Đôi lúc tôi tự hỏi.
Hôm ấy, dù không phải giờ trị liệu của mình, tôi vẫn bị đẩy vô văn phòng của cô Neff. Tôi sợ chết điếng và không khỏi hoang mang - Mình lại làm gì sai đây? Họ đã thua chứng bệnh của mình rồi chăng? Hay là mình sắp bị đuổi khỏi trường?
Cô Neff đặt tôi ngồi trước bàn cô. Thay vì la mắng, cô cho tôi xem vài tấm hình vẽ một vật gì đó từa tựa cái ná bắn chim lớn, nhưng thô sơ hơn. Rồi cô chỉ cho tôi hình một đứa trẻ đang đánh máy bằng dụng cụ kỳ cục đó gắn trên đầu.
- Đây là công cụ trị liệu ngôn từ - cô Neff nghiêm nghị nói - chứ không phải là đồ chơi hay vũ khí. Chúng tôi nghĩ nó hợp với em nếu em muốn sử dụng. Nhưng nếu tôi thấy em dùng nó để đâm thọc ai đó thì tôi sẽ tịch thu ngay, hiểu không?
Tôi khó nhọc gật đầu. Cô nói tiếp:
- Sắp tới tôi sẽ hướng dẫn để mẹ em về nhà tập thêm cho em những bài tập luyện cơ cổ. Em chịu khó tập ở nhà vào mỗi sáng. Sẽ mệt đấy, nhưng em có thể làm được.
Sau khi cô Neff thuyết giáo với tôi xong là đến lượt bà Clanton. Khác với những bác sĩ trị liệu khác, bà bác sĩ này chưa từng chứng kiến nhiều thất bại của tôi. Bà nói một câu đơn giản:
- Tôi nghĩ em làm được mà, phải không?
Thế là cuộc hành trình thoát khỏi sự cách ly với thế giới của tôi bắt đầu. Mỗi ngày, ở trường cũng như ở nhà, tôi dùng dụng cụ kỳ khôi kia để lật trang sách đóng gáy lò xo, để chỉ vào hàng chữ trên tấm bảng ngôn ngữ do bác sĩ trị liệu ngôn từ đưa ra, và dĩ nhiên để tập cả những bài tập cổ "ngộ nghĩnh".
Thật không thể mô tả cảm giác ngây ngất trước những thành công đầu tiên trong đời mình. Cứ như một giấc mơ vậy! Trước khi có chiếc que trên đầu ấy, mọi biện pháp các bác sĩ thử cho tôi đều vô tác dụng, mọi người ke cả bản thân tôi tưởng chừng đã tuyệt vọng. Nhưng giờ đây mọi sự đã khác! Cô Neff, cô Clanton - giáo viên chủ nhiệm lớp tôi - cùng các bác sĩ trị liệu đều tin vào khả năng của tôi. Lòng tự tin cũng như hy vọng vào tương lai của tôi được gầy dựng và ngày càng lớn mạnh.
Đỉnh cao của cuộc phiêu lưu này là khi cô Neff buộc chặt tôi vào chiếc ghế tựa có tay vịn (vì tôi không thể tự giữ thăng bằng) và đặt trước mặt tôi chiếc máy đánh chữ cổ lỗ sĩ. Cô bảo tôi mở cái máy cũ kỹ đó ra. Thật ngạc nhiên, tôi làm được một cách nhanh chóng! Cô bảo tôi gõ tên mình. Tôi cũng làm được. Cùng lúc đó, các bác sĩ trị liệu khác và cô Clanton cũng đang lặng lẽ chia sẻ vinh quang với tôi từ buồng quan sát bên cạnh.
Mọi người tập trung trong phòng cô Neff hôm ấy - kể cả bản thân tôi - nghĩ rằng khả năng giao tiếp của tôi tới đó là hết mức rồi. Nhưng chúng tôi đã lầm. Sau này tôi còn có thể sử dụng cả máy vi tính. So với việc chinh phục ngọn Everest hay vượt đại dương bằng bè thì cuộc hành trình của tôi thật nhỏ nhoi. Nhưng đối với tôi, đó là cả một kỳ tích. Nhờ nó mà tôi có được sức mạnh vô hình của niềm tin giúp tôi phá vỡ sự câm lặng đã giam giữ mình suốt 11 năm trời.
Cách nhìn
Ta thích hơi ấm bởi ta đã biết thế nào là giá lạnh. Ta trân trọng ánh sáng bởi ta từng trải qua bóng tối. Và cũng như thế, ta thấm thìa được niềm vui bởi ta đã nếm mùi đau khổ.
- David L. Weatherford
Ôi, những đôi chân! Mọi khi chúng ta vân chạy nhảy, trượt tuyết, leo núi và bơi lội mà chẳng mảy may nghĩ suy gì đến chúng.
Scott, chồng tôi, đã từng nhờ đôi chân của anh để đoạt học bổng khi thắng giải trượt tuyết xuống dốc hồi còn ở đại học và khi chinh phục các đỉnh núi cao. Nhưng không ai trong chúng tôi ngờ rằng, vào một ngày tháng tư nóng bức, trên dây sống lưng của Scott xuất hiện một khối u. Theo các bác sĩ thì bệnh của Scott chỉ có thể đưa đến hai kết cuộc, hoặc là chết hoặc là bị liệt.
Vợ chồng tôi có ba đứa con - Chase, Jillian và Hayden - lớn nhất là bảy tuổi và nhỏ nhất là hai tuổi. Dù chỉ hiểu mập mờ về cái "điều tệ hại" sắp xảy ra nhưng bọn trẻ chính là nguồn động viên tuyệt vời nhất đồng thời là những người thầy giỏi nhất khi Scott giữ lại được mạng sống nhưng lại bị liệt từ ngực trở xuống.
Người lớn thường lưu giữ trong tâm trí họ những điều đã có trong quá khứ dù nay đã không còn nữa. Tôi lúc nào cũng mãi nghĩ về những buổi cắm trại gia đình sẽ không bao giờ xảy ra nữa, những chuyến leo núi cũng như trượt tuyết mà Scott tuyệt nhiên không thể tham gia cùng bọn trẻ được. Chase, Jillian và Hayden bận tíu tít với những sinh hoạt hằng ngày của chúng nên không quá nặng lòng với những việc mà giờ đây hoàn toàn ngoài khả năng của cha chúng. Lúc ở bệnh viện, bọn trẻ đứng cả lên bàn đạp chiếc xe lăn của Scott và reo hò thích thú khi anh điều khiển chiếc xe đưa chúng xuống dãy hành lang yên ắng. Các bác sĩ khuyên tôi nên chuẩn bị tinh thần trước cho Scott về việc anh sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời - bởi lẽ nếu Scott còn một tia hy vọng nào tin là mình còn có thể đi lại được thì khi hiểu ra, anh nhất định sẽ rơi vào trạng thái suy sụp. Các con tôi thì chẳng thèm nghe lời các bác sĩ; chúng luôn miệng thúc giục cha mình 'cố gắng đứng lên'. Trong lúc tôi sợ Scott sẽ bị ngã, bọn trẻ lại cười ồ cha chúng khi anh té bổ nhào trên bãi cỏ. Tôi đau lòng bật khóc nhưng chúng lại tiếp tục giục anh 'thử lại lần nữa, bố ơi!'.
Giữa lúc cuộc sống của chúng tôi còn nhiều xáo trộn, tôi ghi danh đi học vẽ cho khuây khỏa. Suốt tuần đầu, thầy giáo nói với chúng tôi rằng ta không thể vẽ được Sự vật mà chỉ có thể vẽ không gian giữa chúng. Một hôm khi đang ngồi bên gốc cây thông có tán lá thật rậm rạp để vẽ khoảng không gian ở giữa các nhánh cây, tôi bắt đầu nhìn thấy thế giới theo cách mà Scott và bọn trẻ đã nhìn thấy. Trong mắt tôi, các nhánh thông không phải là vật cản đường, ngăn không cho một chiếc xe lăn băng qua bãi cỏ nữa. Giữa chúng còn có các khoảng không gian đủ rộng để cho phép các chiếc xe lăn, con người và luôn cả những con thú nhỏ cũng có thể lách qua. Khi thôi không quá tập trung đến các nhánh cây - hay nói bóng bẩy hơn, những trở ngại trong cuộc đời - tôi đã nghiệm ra được một cách đánh giá mới về tất cả những khoảng không gian. Cũng khá lạ kỳ, bởi vì cho dù bạn vẽ những khoảng không gian hay là các nhánh cây, bức tranh nhìn cũng đẹp chẳng khác gì nhau; chỉ có cách nhìn của bạn là khác.
Khi cùng tham gia với gia đình đi tìm các 'khoảng không gian', dường như một thế giới mới mở ra trước mắt tôi. Nó không giống như thế giới trước kia - đôi khi còn làm chúng tôi nản chí - nhưng chúng tôi vẫn thấy hài lòng vì mọi người trong gia đình đang cùng chia sẻ khó khăn với nhau. Khi chúng tôi thử qua tất cả các cuộc phiêu lưu mới này, Scott đã bắt đầu đứng lên và rồi chống gậy đi được. Tuy anh không có cảm giác gì về phần dưới của cơ thể mình cũng như không thể chạy nhảy hay đạp xe, anh vẫn rất thích những trải nghiệm mới mẻ này. Chúng tôi hiểu được rằng người ta chẳng cần phải có cảm giác ở đôi chân mới có thể thả diều, chơi cờ, trồng cây, bồng bềnh trong những ao hồ trên núi hay học tập. Bạn cũng chẳng cần dùng đến chân khi ôm ai đó vào lòng, băng bó vết thương hay vỗ về ai đó quên đi những con ác mộng. Một số người chỉ nhìn thấy những chướng ngại vật trên đường đi, còn Scott đã chỉ cho chúng ta thấy rằng những chướng ngại ấy chỉ là những khúc quanh trên con đường. Một số người chỉ thấy những nhánh cây còn Scott và các con tôi lại thấy cả một khoảng không bao la, đủ chỗ cho tất cả hy vọng và tình thương yêu mà một trái tim có thể chứa đựng.
Bạn bè và người quen
Trong cuộc sống, bạn có thể gặp gỡ nhiều người, biết tên của họ và nhận ra những người này giống bạn một vài điểm cũng như cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh họ. Tuy nhiên, họ chỉ là những người bạn quen biết.
Bạn có thể mời những người này đến nhà và chia sẻ một số thứ. Nhưng đó không phải là người mà bạn sẻ chia sẻ cuộc sống của mình. Đôi khi bạn cũng chẳng thể hiểu nổi những hành động của họ vì bạn không hiểu biết họ đầy đủ.
Một người bạn đúng nghĩa thì khác hắn, họ chính là người bạn hằng yêu thương. Không nhất thiết phải hiểu theo nghĩa "tình yêu nam nữ", nhưng bạn luôn quan tâm và mỗi khi không ở bên cạnh nhau, bạn luôn nghĩ đến họ. Bạn bè là người mà bất cứ điều gì liên quan đến người ấy cũng đều nhắc bạn nhớ đến họ. Không chỉ hình ảnh của họ được bạn lưu giữ mà tính cách của họ cũng khắc ghi trong tâm trí của bạn.
Bạn bè là người khiến bạn cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ bạn biết chắc họ quan tâm đến bạn.
Người ấy sẽ gọi điện cho bạn mà chẳng cần viện lý do này nọ, đơn giản chỉ vì họ muốn biết cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào. Người ấy luôn nói thật với bạn trước, rồi bạn cũng sẽ làm y như thế. Bạn biết rằng mỗi khi gặp khó khăn, họ luôn ở bên cạnh để lắng nghe.
Bạn bè sẽ không cười nhạo hay làm bạn tổn thương, và nếu có lỡ khiến bạn đau lòng, họ sẽ cố hết sức để bù đắp. Người ấy chiếm giữ một phần trong tim bạn, cho dù bạn có nhận biết được điều đó hay không.
Bạn bè là người cùng khóc với bạn khi bạn thi trượt đại học hay tại buổi lễ tốt nghiệp. Mỗi khi ôm lấy người ấy, bạn không hề nghĩ rằng mình sẽ giữ họ trong bao lâu và ai sẽ là người đầu tiên buông tay ra.
Trong ngày cưới của bạn, có thể họ sẽ sắm vai anh chàng rể phụ hoặc là cô phù dâu, không chừng đó lại là người bạn cưới. Có lẽ họ sẽ bật khóc bởi quá đỗi vui mừng hay tự hào về bạn.
Họ là người can ngăn bạn mắc sai lầm hoặc sẽ giúp bạn khi bạn phạm lỗi. Họ là những người bạn nắm tay, ôm chầm hoặc hôn họ mà không hề cảm thấy sượng sùng vì họ hiểu những gì bạn làm và họ yêu thương bạn bởi những điều đó.
Bạn bè luôn gắn bó và ủng hộ bạn. Họ nắm lấy tay bạn để tiếp thêm sức mạnh và lòng tin. Họ dõi theo từng bước của bạn trên đường đời, ngược lại, bạn cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Cuộc sống của bạn sẽ không còn như cũ nữa nếu không có người ấy.
- John Barrymore
Tôi biết chắc, với đồng lương còm cõi làm trong một cửa hàng bán lẻ mẹ không cách chi lo được cho tôi học đại học nếu tôi không tự xoay xở lấy. Thế là ngoài các khoản trợ cấp học tập, tôi nhận thêm việc rửa chén ở tiệm ăn của trường, dù chẳng vinh quang gì, nhằm trang trải học phí, sách vở và tiền ăn ở.
Để tranh thủ, tôi ghi bài học lên những tấm thẻ rồi dán lên máy rửa chén. Trong lúc máy làm việc, tôi lẩm nhẩm học thuộc cấu tạo và cân bằng nguyên tử. Có những lúc đầu óc mệt mỏi khiến tôi đánh rơi ly tách xuống nền nhà trong khi xếp chén dĩa vào tủ. Điểm học của tôi trồi sụt thất thường.
Đúng lúc tôi đang bên bờ vực phải bỏ học thì một thiên thần đột nhiên xuất hiện. Vâng, một thiên thần không có cánh đang hiện hữu trên mặt đất này.
Một người bạn đề nghị tôi giúp việc cho ông bà nội anh vào những ngày cuối tuần. Chỉ cần tôi nấu ăn, đỡ các cụ ra vào giường mỗi sáng và mỗi tối. Hàng tháng tôi sẽ được trả 400 đô, gấp đôi so với thu nhập hiện thời. Tôi lại còn có thời gian để học bài nữa. Thế là tôi đồng ý nhận việc.
Ân tượng đầu tiên của tôi là bà anh rất say mê âm nhạc. Bà có thể ngồi hàng giờ bên chiếc dương cầm cũ kỹ đã mất vài phím. Một hôm, bà bảo sẽ dạy tôi đánh đàn 'cho cuộc sống của cháu thêm vui'. Từ đó, tôi thường xuyên lui tới phòng tập của sinh viên khoa nhạc ở trường để luyện ngón.
Bà bảo tôi có năng khiếu cảm thụ âm nhạc và khuyến khích tôi nên tiếp tục. Bây giờ những ngày cuối tuần trong căn nhà hai ông bà không chỉ có mỗi việc ăn uống và đọc sách mà còn tràn ngập những âm thanh du dương từ chiếc đàn dương cầm thiếu phím và giọng hát sai nốt của hai ca sĩ, một già một trẻ.
Mùa Giáng Sinh đến, bà bị cảm lạnh nên tôi dự định sẽ về nhà hai tuần thôi, thay vì bốn như đã tính, để sấm trở lại với hai cụ. Trước khi lên đường tôi cố sắp xếp mọi việc cho ông bà rồi mới đi.
Ớ nhà tôi cứ nôn nao khi nghĩ đến tình cảnh của hai ông bà. Cuối cùng hai tuần cũng qua. Đang lúc loay hoay chất đồ đạc lên xe để quay lại trường thì chuông điện thoại reo.
- Daneen, cậu không phải quay lại trường vội đâu - giọng người bạn tôi vang lên ở đầu dây bên kia - Tối qua, bà nội mình đã qua đời. Gia đình mình đã quyết định gửi ông nội vào nhà dưỡng lão. Mình rất tiếc.
Tôi thẫn thờ, buồn quá đỗi vì đã mất đi một người bạn tâm giao. Điều này xem ra còn tệ hơn cả chuyện tôi phải trở lại với công việc rửa chén nhiều.
Đến cuối tuần thứ tư, tôi trở lại trường. Một lần nữa tôi đăng ký làm thêm. Thầy phụ trách nhìn tôi như thể tôi là người loạn óc. Tôi lật đật giải thích tình cảnh của mình. Nhưng thầy chỉ nhoẻn miệng cười rồi lấy ra một phong bì và đưa cho tôi:
- Cái này dành cho em.
Đó là phong bì của bà cụ. Bà đã biết rằng mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa nên gỏi cho tôi một số tiền đủ để tôi trang trải đến hết năm học kèm theo lời yêu cầu: tôi phải học đàn dương cầm để tưởng nhớ đến bà.
Chưa khi nào tôi trình tấu bản thế Old Grey Mare với nhiều cảm xúc như lần ấy. Đến giờ, nhiều năm đã trôi qua, mỗi khi đi ngang một chiếc đàn dương cầm, tôi đều mỉm cười và nghĩ đến bà. Tôi dám chắc bà cũng đang ngồi gõ các phím ngà trên cõi thiên đàng.
Hãy dám tưởng tượng
Hai điều quan trọng tôi học được là: sự mạnh mẽ và tràn trề sinh lực của bạn ra sao là do chính bạn tạo ra; phần khó khăn nhất của sự nỗ lực là bước đi đầu tiên.
- Robyn Davidson
Khi mọi người thấy tôi ra tranh giải Đại hội thể thao Olympics thế giới, họ nghĩ rằng tôi hẳn phải là một vận động viên điêu luyện, nhưng sự thật không phải thế. Tôi không phải là người mạnh nhất hay chạy nhanh nhất và tôi cũng không biết ai là người chạy nhanh nhất. Với tôi, trở thành một vận động viên Olympics không phải là phát triển năng khiếu điền kinh tự nhiên, mà thật ra, đó là hành động thuộc về ý chí.
Tại đại hội Olympics 1972 ở Munich, tôi là một thành viên trong đoàn năm môn phối hợp của đội tuyển Mỹ, nhưng thảm kịch xảy ra cho các vận động viên Israel cộng với chấn thương nơi mắt cá chân đã khiến tôi vô cùng chán nản. Tuy nhiên, tôi đã không bỏ cuộc, thay vào đó tôi tập luyện không ngừng và cuối cùng tôi cũng đủ tiêu chuẩn đi cùng đội tuyển Mỹ đến tranh tài tại Thế vận hội 1976 ở Montreal. Kết quả cuộc thi lần này vượt xa sự mong đợi, tôi hồi hộp khi được xếp hạng 13. Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn.
Trước khi Olympics 1980 diễn ra một năm, tôi sắp xếp để tạm dừng công việc của một huấn luyện viên ở trường đại học để chuyên tâm tập luyện. Tôi tính rằng "24 giờ luyện tập mỗi ngày" trong suốt 12 tháng sẽ giúp tôi có khả năng mang một tấm huy chương về cho đội nhà. Mùa hè năm 1979, tôi bắt đầu chuỗi ngày tập luyện gian khổ cho kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympics, sẽ tổ chức vào tháng 6!1980. Tôi đã vô cùng phấn chấn khi thành tích tập luyện hướng đến mục tiêu hằng ấp ủ của mình ngày càng tiến bộ.
Nhưng tháng 11 năm đó, một khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đã xảy đến với tôi. Trong một lần bị tai nạn xe hơi, tôi bị chấn thương thắt lưng. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên do nhưng trước mắt tôi phải ngừng tập luyện vì mỗi khi cử động tôi lại đau đớn vô cùng. Rõ ràng, tôi sẽ phải từ bỏ giấc mơ tham dự Olympics nếu không tiếp tục luyện tập. Ai cũng tỏ ra nuối tiếc cho tôi - tất cả mọi người, trừ tôi.
Thật kỳ lạ là bản thân tôi chẳng bao giờ tin rằng trở ngại này sẽ làm tôi chùn bước. Tôi tin tưởng các bác sĩ và những nhà vật lý trị liệu sẽ sớm giúp tôi hồi phục và rồi tôi sẽ luyện tập trở lại. Tôi luôn khẳng định rằng: mình đang khá hơn mỗi ngày và sẽ là một trong ba người đứng đầu ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên cho Olympics lần này. Điều đó hiển hiện trong đầu tôi từng giây từng phút.
Tuy nhiên, bệnh tình của tôi tiến triển rất chậm và các bác sĩ vẫn không cho phép tôi tập luyện. Thời gian trôi qua, tôi vẫn còn đau và không thể cử động được. Chỉ còn vài tháng nữa cuộc thi chọn vào đội tuyển Olympics sẽ bắt đầu, tôi phải làm điều gì đó, nếu không tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mà tôi ấp ủ bấy lâu. Thế là tôi đã bắt đầu luyện tập theo cách duy nhất tôi có thể: bằng cái đầu của mình.
Bộ môn năm môn phối hợp bao gồm 5 thể thức thi đấu: 100 m vượt rào, ném tạ, nhảy cao, nhảy xa và cuối cùng là chạy nước rút 200 m. Tôi đi lùng tất cả các phim huấn luyện của những người từng giữ kỷ lục thế giới 5 môn này và mang về nhà ngồi xem đi xem lại. Đôi lúc, tôi cho đoạn băng chạy chậm hay xem từng cảnh một, đến khi nào chán tôi xem ngược lại đoạn băng cho vui. Tôi đã ngồi coi hàng trăm giờ, học hỏi, nghiền ngẫm và thẩm nghiệm. Những lần khác tôi nằm dài trên đi văng và hình dung chi tiết từng phút trong cuộc thi. Tôi biết có người nghĩ tôi điên, nhưng tôi không dễ dàng bỏ cuộc. Tôi cố gắng luyện tập hết sức mình - mà không hề phải vận động một cơ bắp nào.
Cuối cùng, các bác sĩ cũng chẩn đoán ra vấn đề của tôi là do một đĩa đệm ở xương sống phình ra. Giờ đây, tôi hiểu tại sao mình đau đớn mỗi khi cử động, nhưng tôi vẫn chưa thể luyện tập được. Sau đó, khi có thể đi lại được chút đỉnh, tôi đến đường đua của sân thi đấu và nhờ người dựng lên các nội dung của năm môn tôi phải tranh tài. Dù không thể thực hành, tôi vẫn đứng tại đường đua và hình dung trong đầu tất cả mọi qui trình luyện tập thể lực mà tôi sẽ phải trải qua nếu như tôi đã có mặt vào những ngày tập luyện. Trong nhiều tháng liền, tôi không ngùng tưởng tượng đến cảnh mình thi đấu và khẳng định năng lực tại kỳ thi tuyển chọn.
Nhưng liệu chỉ tập luyện trong tâm trí như tôi không thôi thì có đủ không? Tôi có thật sự đủ năng lực để lọt vào tốp ba người giỏi nhất ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympics này không? Tôi tin vào điều đó bằng cả trái tim mình.
Đến khi cuộc tranh tài thật sự diễn ra, tôi cũng vừa hồi phục kịp để tham dự. Do cẩn thận trong các động tác khỏi động làm nóng người, tôi vượt qua 5 thể thức như trong mơ. Sau đó, khi đi ngang qua sân thi đấu tôi nghe tiếng nói trên loa phóng thanh thông báo tên mình.
Tôi như muốn ngừng thở, dầu đã tưởng tượng đến điều đó cả ngàn lần trong đầu. Trong lòng tôi, một ngọn sóng hân hoan trong lành dâng trào khi phát thanh viên công bố: "Hạng nhì 5 môn phối hợp Olympics 1980 - Marilyn King!"
Vượt qua bức tường câm lặng
Không gì ngăn được người có thái độ đúng đắn đạt được mục đích của mình; và không gì có thể giúp kẻ thiếu lòng quyết tâm và thờ ơ với sức mạnh vô hình này đạt được ước mơ, dù là nhỏ nhoi đến mấy.
- Thomas Jefferson
Cuộc phiêu lưu của tôi bắt đầu vào tháng 10 năm 1966 khi cô Nef - bác sĩ trị liệu cho tôi, người có khả năng khiến những học viên khuyết tật "bất hợp tác" phải run sợ - dẫn tôi vào căn phòng cũ kỹ không cửa sổ của mình. Dù thường xuyên phải diện kiến với cô nhưng tôi vẫn không thôi kinh hãi mỗi khi bị cô bất ngờ gọi đến.
Tôi vốn được gán cho biệt danh "thằng nhóc nổi loạn"- vốn dành cho những đứa trẻ không bao giờ thực hiện đúng yêu cầu của bác sĩ trị liệu - bởi vì sau nhiều năm áp dụng mọi phương pháp cả cổ truyền lẫn tân tiến nhất, tôi vẫn chưa thể phối hợp được các động tác tay chân, và vẫn chưa thể nói chuyện được rõ ràng. Tại sao mình phải nỗ lực nhỉ? - Đôi lúc tôi tự hỏi.
Hôm ấy, dù không phải giờ trị liệu của mình, tôi vẫn bị đẩy vô văn phòng của cô Neff. Tôi sợ chết điếng và không khỏi hoang mang - Mình lại làm gì sai đây? Họ đã thua chứng bệnh của mình rồi chăng? Hay là mình sắp bị đuổi khỏi trường?
Cô Neff đặt tôi ngồi trước bàn cô. Thay vì la mắng, cô cho tôi xem vài tấm hình vẽ một vật gì đó từa tựa cái ná bắn chim lớn, nhưng thô sơ hơn. Rồi cô chỉ cho tôi hình một đứa trẻ đang đánh máy bằng dụng cụ kỳ cục đó gắn trên đầu.
- Đây là công cụ trị liệu ngôn từ - cô Neff nghiêm nghị nói - chứ không phải là đồ chơi hay vũ khí. Chúng tôi nghĩ nó hợp với em nếu em muốn sử dụng. Nhưng nếu tôi thấy em dùng nó để đâm thọc ai đó thì tôi sẽ tịch thu ngay, hiểu không?
Tôi khó nhọc gật đầu. Cô nói tiếp:
- Sắp tới tôi sẽ hướng dẫn để mẹ em về nhà tập thêm cho em những bài tập luyện cơ cổ. Em chịu khó tập ở nhà vào mỗi sáng. Sẽ mệt đấy, nhưng em có thể làm được.
Sau khi cô Neff thuyết giáo với tôi xong là đến lượt bà Clanton. Khác với những bác sĩ trị liệu khác, bà bác sĩ này chưa từng chứng kiến nhiều thất bại của tôi. Bà nói một câu đơn giản:
- Tôi nghĩ em làm được mà, phải không?
Thế là cuộc hành trình thoát khỏi sự cách ly với thế giới của tôi bắt đầu. Mỗi ngày, ở trường cũng như ở nhà, tôi dùng dụng cụ kỳ khôi kia để lật trang sách đóng gáy lò xo, để chỉ vào hàng chữ trên tấm bảng ngôn ngữ do bác sĩ trị liệu ngôn từ đưa ra, và dĩ nhiên để tập cả những bài tập cổ "ngộ nghĩnh".
Thật không thể mô tả cảm giác ngây ngất trước những thành công đầu tiên trong đời mình. Cứ như một giấc mơ vậy! Trước khi có chiếc que trên đầu ấy, mọi biện pháp các bác sĩ thử cho tôi đều vô tác dụng, mọi người ke cả bản thân tôi tưởng chừng đã tuyệt vọng. Nhưng giờ đây mọi sự đã khác! Cô Neff, cô Clanton - giáo viên chủ nhiệm lớp tôi - cùng các bác sĩ trị liệu đều tin vào khả năng của tôi. Lòng tự tin cũng như hy vọng vào tương lai của tôi được gầy dựng và ngày càng lớn mạnh.
Đỉnh cao của cuộc phiêu lưu này là khi cô Neff buộc chặt tôi vào chiếc ghế tựa có tay vịn (vì tôi không thể tự giữ thăng bằng) và đặt trước mặt tôi chiếc máy đánh chữ cổ lỗ sĩ. Cô bảo tôi mở cái máy cũ kỹ đó ra. Thật ngạc nhiên, tôi làm được một cách nhanh chóng! Cô bảo tôi gõ tên mình. Tôi cũng làm được. Cùng lúc đó, các bác sĩ trị liệu khác và cô Clanton cũng đang lặng lẽ chia sẻ vinh quang với tôi từ buồng quan sát bên cạnh.
Mọi người tập trung trong phòng cô Neff hôm ấy - kể cả bản thân tôi - nghĩ rằng khả năng giao tiếp của tôi tới đó là hết mức rồi. Nhưng chúng tôi đã lầm. Sau này tôi còn có thể sử dụng cả máy vi tính. So với việc chinh phục ngọn Everest hay vượt đại dương bằng bè thì cuộc hành trình của tôi thật nhỏ nhoi. Nhưng đối với tôi, đó là cả một kỳ tích. Nhờ nó mà tôi có được sức mạnh vô hình của niềm tin giúp tôi phá vỡ sự câm lặng đã giam giữ mình suốt 11 năm trời.
Cách nhìn
Ta thích hơi ấm bởi ta đã biết thế nào là giá lạnh. Ta trân trọng ánh sáng bởi ta từng trải qua bóng tối. Và cũng như thế, ta thấm thìa được niềm vui bởi ta đã nếm mùi đau khổ.
- David L. Weatherford
Ôi, những đôi chân! Mọi khi chúng ta vân chạy nhảy, trượt tuyết, leo núi và bơi lội mà chẳng mảy may nghĩ suy gì đến chúng.
Scott, chồng tôi, đã từng nhờ đôi chân của anh để đoạt học bổng khi thắng giải trượt tuyết xuống dốc hồi còn ở đại học và khi chinh phục các đỉnh núi cao. Nhưng không ai trong chúng tôi ngờ rằng, vào một ngày tháng tư nóng bức, trên dây sống lưng của Scott xuất hiện một khối u. Theo các bác sĩ thì bệnh của Scott chỉ có thể đưa đến hai kết cuộc, hoặc là chết hoặc là bị liệt.
Vợ chồng tôi có ba đứa con - Chase, Jillian và Hayden - lớn nhất là bảy tuổi và nhỏ nhất là hai tuổi. Dù chỉ hiểu mập mờ về cái "điều tệ hại" sắp xảy ra nhưng bọn trẻ chính là nguồn động viên tuyệt vời nhất đồng thời là những người thầy giỏi nhất khi Scott giữ lại được mạng sống nhưng lại bị liệt từ ngực trở xuống.
Người lớn thường lưu giữ trong tâm trí họ những điều đã có trong quá khứ dù nay đã không còn nữa. Tôi lúc nào cũng mãi nghĩ về những buổi cắm trại gia đình sẽ không bao giờ xảy ra nữa, những chuyến leo núi cũng như trượt tuyết mà Scott tuyệt nhiên không thể tham gia cùng bọn trẻ được. Chase, Jillian và Hayden bận tíu tít với những sinh hoạt hằng ngày của chúng nên không quá nặng lòng với những việc mà giờ đây hoàn toàn ngoài khả năng của cha chúng. Lúc ở bệnh viện, bọn trẻ đứng cả lên bàn đạp chiếc xe lăn của Scott và reo hò thích thú khi anh điều khiển chiếc xe đưa chúng xuống dãy hành lang yên ắng. Các bác sĩ khuyên tôi nên chuẩn bị tinh thần trước cho Scott về việc anh sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời - bởi lẽ nếu Scott còn một tia hy vọng nào tin là mình còn có thể đi lại được thì khi hiểu ra, anh nhất định sẽ rơi vào trạng thái suy sụp. Các con tôi thì chẳng thèm nghe lời các bác sĩ; chúng luôn miệng thúc giục cha mình 'cố gắng đứng lên'. Trong lúc tôi sợ Scott sẽ bị ngã, bọn trẻ lại cười ồ cha chúng khi anh té bổ nhào trên bãi cỏ. Tôi đau lòng bật khóc nhưng chúng lại tiếp tục giục anh 'thử lại lần nữa, bố ơi!'.
Giữa lúc cuộc sống của chúng tôi còn nhiều xáo trộn, tôi ghi danh đi học vẽ cho khuây khỏa. Suốt tuần đầu, thầy giáo nói với chúng tôi rằng ta không thể vẽ được Sự vật mà chỉ có thể vẽ không gian giữa chúng. Một hôm khi đang ngồi bên gốc cây thông có tán lá thật rậm rạp để vẽ khoảng không gian ở giữa các nhánh cây, tôi bắt đầu nhìn thấy thế giới theo cách mà Scott và bọn trẻ đã nhìn thấy. Trong mắt tôi, các nhánh thông không phải là vật cản đường, ngăn không cho một chiếc xe lăn băng qua bãi cỏ nữa. Giữa chúng còn có các khoảng không gian đủ rộng để cho phép các chiếc xe lăn, con người và luôn cả những con thú nhỏ cũng có thể lách qua. Khi thôi không quá tập trung đến các nhánh cây - hay nói bóng bẩy hơn, những trở ngại trong cuộc đời - tôi đã nghiệm ra được một cách đánh giá mới về tất cả những khoảng không gian. Cũng khá lạ kỳ, bởi vì cho dù bạn vẽ những khoảng không gian hay là các nhánh cây, bức tranh nhìn cũng đẹp chẳng khác gì nhau; chỉ có cách nhìn của bạn là khác.
Khi cùng tham gia với gia đình đi tìm các 'khoảng không gian', dường như một thế giới mới mở ra trước mắt tôi. Nó không giống như thế giới trước kia - đôi khi còn làm chúng tôi nản chí - nhưng chúng tôi vẫn thấy hài lòng vì mọi người trong gia đình đang cùng chia sẻ khó khăn với nhau. Khi chúng tôi thử qua tất cả các cuộc phiêu lưu mới này, Scott đã bắt đầu đứng lên và rồi chống gậy đi được. Tuy anh không có cảm giác gì về phần dưới của cơ thể mình cũng như không thể chạy nhảy hay đạp xe, anh vẫn rất thích những trải nghiệm mới mẻ này. Chúng tôi hiểu được rằng người ta chẳng cần phải có cảm giác ở đôi chân mới có thể thả diều, chơi cờ, trồng cây, bồng bềnh trong những ao hồ trên núi hay học tập. Bạn cũng chẳng cần dùng đến chân khi ôm ai đó vào lòng, băng bó vết thương hay vỗ về ai đó quên đi những con ác mộng. Một số người chỉ nhìn thấy những chướng ngại vật trên đường đi, còn Scott đã chỉ cho chúng ta thấy rằng những chướng ngại ấy chỉ là những khúc quanh trên con đường. Một số người chỉ thấy những nhánh cây còn Scott và các con tôi lại thấy cả một khoảng không bao la, đủ chỗ cho tất cả hy vọng và tình thương yêu mà một trái tim có thể chứa đựng.
Bạn bè và người quen
Trong cuộc sống, bạn có thể gặp gỡ nhiều người, biết tên của họ và nhận ra những người này giống bạn một vài điểm cũng như cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh họ. Tuy nhiên, họ chỉ là những người bạn quen biết.
Bạn có thể mời những người này đến nhà và chia sẻ một số thứ. Nhưng đó không phải là người mà bạn sẻ chia sẻ cuộc sống của mình. Đôi khi bạn cũng chẳng thể hiểu nổi những hành động của họ vì bạn không hiểu biết họ đầy đủ.
Một người bạn đúng nghĩa thì khác hắn, họ chính là người bạn hằng yêu thương. Không nhất thiết phải hiểu theo nghĩa "tình yêu nam nữ", nhưng bạn luôn quan tâm và mỗi khi không ở bên cạnh nhau, bạn luôn nghĩ đến họ. Bạn bè là người mà bất cứ điều gì liên quan đến người ấy cũng đều nhắc bạn nhớ đến họ. Không chỉ hình ảnh của họ được bạn lưu giữ mà tính cách của họ cũng khắc ghi trong tâm trí của bạn.
Bạn bè là người khiến bạn cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ bạn biết chắc họ quan tâm đến bạn.
Người ấy sẽ gọi điện cho bạn mà chẳng cần viện lý do này nọ, đơn giản chỉ vì họ muốn biết cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào. Người ấy luôn nói thật với bạn trước, rồi bạn cũng sẽ làm y như thế. Bạn biết rằng mỗi khi gặp khó khăn, họ luôn ở bên cạnh để lắng nghe.
Bạn bè sẽ không cười nhạo hay làm bạn tổn thương, và nếu có lỡ khiến bạn đau lòng, họ sẽ cố hết sức để bù đắp. Người ấy chiếm giữ một phần trong tim bạn, cho dù bạn có nhận biết được điều đó hay không.
Bạn bè là người cùng khóc với bạn khi bạn thi trượt đại học hay tại buổi lễ tốt nghiệp. Mỗi khi ôm lấy người ấy, bạn không hề nghĩ rằng mình sẽ giữ họ trong bao lâu và ai sẽ là người đầu tiên buông tay ra.
Trong ngày cưới của bạn, có thể họ sẽ sắm vai anh chàng rể phụ hoặc là cô phù dâu, không chừng đó lại là người bạn cưới. Có lẽ họ sẽ bật khóc bởi quá đỗi vui mừng hay tự hào về bạn.
Họ là người can ngăn bạn mắc sai lầm hoặc sẽ giúp bạn khi bạn phạm lỗi. Họ là những người bạn nắm tay, ôm chầm hoặc hôn họ mà không hề cảm thấy sượng sùng vì họ hiểu những gì bạn làm và họ yêu thương bạn bởi những điều đó.
Bạn bè luôn gắn bó và ủng hộ bạn. Họ nắm lấy tay bạn để tiếp thêm sức mạnh và lòng tin. Họ dõi theo từng bước của bạn trên đường đời, ngược lại, bạn cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Cuộc sống của bạn sẽ không còn như cũ nữa nếu không có người ấy.
Danh sách chương