Khi lắng nghe bằng cả trái tim, ta sẽ thấy, sâu thẳm bên trong những con người tưởng chừng mạnh mẽ lại là rất nhiều xung đột và mâu thuẫn gay gắt. Nhưng thay vì để bản thân bị chôn vùi bởi những điều thấp hèn, họ biết hướng cuộc sống của mình tới những giá trị quan trọng rồi tập trung và nỗ lực hết mình vì chúng.
- Harry Emerson Fosdick
Antonio Seay ngồi cạnh giường, thẫn thờ lật tới lật lui bức ảnh trong tay. Bức chân dung này được chụp một vài năm trước khi cậu tới phía bắc để học đại học. Cậu khẽ chạm lên bề mặt bức ảnh rồi đưa tay lau đi lớp bụi mỏng bám trên đó.
“Quên quá khứ đi” - cậu tự bảo mình, rồi buông tay cho bức ảnh rơi xuống tấm ra trải giường màu xanh. Cậu quay sang bức thư trong ngày, một khối lượng lớn hóa đơn và giấy tờ mà các viên chức yêu cầu cậu phải hoàn tất trước khi họ cân nhác việc có nên trì hoán thanh toán số tiền nợ lên tới 20.000 đô la trong thời gian học đại học của cậu hay không. Cậu nhìn và ném mấy phong thư xuống phía cuối giường rồi thả mình xuống gối, mắt ngước nhìn lên trần nhà.
Hai người bạn thân ở đại học vừa gọi điện cho cậu. Họ đã có việc làm ổn định và khoản thu nhập béo bở. Một người vừa kết hôn. Antonio cũng mong muốn những thứ đó. Cậu từng dự định sẽ học trường luật hoặc trở thành một cảnh sát. Nhưng tất cả chỉ là dự định. Giờ đây, đã 25 tuổi nhưng cậu đang mắc kẹt trong một dự án thuộc khu dân cư xiêu vẹo ở Miami. Gián chạy khắp bếp còn đồ đạc thì có số tuổi nhiều hơn tuổi của cậu. Sàn nhà, và thậm chí cả sàn phòng tắm đều lót bằng loại gạch cũ kỹ như một minh chứng cho cuộc sống khốn khó trong nhiều thập kỷ.
Antonio liếc nhìn hình ảnh người thanh niên tràn trẻ hy vọng trong tấm chân dung. Sau đó cậu xoay chân xuống giường rồi bước ra khỏi ngôi nhà chẳng khác gì cái nhà kho đổ nát rồi mất hút vào bóng đêm.
Tiếng nhạc rap “thump-thump-thump” vang lên từ đâu đó trong bóng tối. Trên đại lộ, ai đó đang cất tiếng chửi, xen lẫn là tiếng lốp rin rít xiết xuống mặt đường. Antonio đi xuống con đường mòn ngập rác rồi hướng về nhà mình - nơi cậu vẫn đang cầu nguyện từng giây từng phút đề thoát khỏi đó. Cậu nhắm mắt lại và từ vô thức, cậu nghe thấy tiếng mẹ. Bà muốn cậu chở bà tới một cửa tiệm. Đó là điểm khởi đầu cho chuyến hành trình của cậu - chuyến đi tới cửa tiệm vào bốn năm trước.
Đó là một buổi chiều tháng 8 nóng nực năm 2002, Antonio kéo chiếc cửa xe ô tô xuống rồi đánh xe khỏi lề đường. Cậu khó mà nhận ra khu láng giềng hoang vắng mà cậu cùng bốn người em trai em gái đã sống cùng mẹ Dorothea. Tâm trí cậu còn mải miết với những dự định cho tương lai.
Antonio là người đầu tiên trong gia đình được tới trường đại học và trong mười tháng, cậu đã tốt nghiệp hai chứng chỉ ở trường Thánh Peter tại New Jersey: quản trị kinh doanh và tội phạm học.
Cậu thoáng nhìn mẹ, bà đang ngồi lặng lẽ ở chiếc ghế phía trước, mắt hướng ra cửa sổ. Trong một gia đình thiếu váng vai trò trụ cột của người cha, bà là động lực, là sức mạnh của cậu. Bà không bao giờ than phiền. Tất cả mong muốn của bà là con cái đủ thông minh để tránh xa vết xe đổ của bà.
- Con yêu, mẹ có chuyện muốn nói với con.
- Bà cất giọng dịu dàng.
Antonio tỏ ra chăm chú. Khi mẹ cậu có dáng điệu như thế nghĩa là có chuyện gì đó rất nghiêm trọng.
- Mẹ biết, lẻ ra mẹ nên nói với con từ trước, nhưng mẹ thực sự không biết phải nói với con thế nào. - Nói rồi, bà dừng lại giây lát như cố gạn lọc từ ngữ. - Mẹ muốn nói với con, như một người mẹ nói với con trai, rằng mẹ đã nhiễm HIV.
Antonio chết lặng. Hai bàn tay cậu nắm chặt vô lăng.
- Con yêu, mẹ chẳng còn sống được bao lâu nữa...
Cậu trở lại trường đại học, những tuần sau đó, cậu và mẹ đều trò chuyện điện thoại với nhau. Antonio được biết, người đàn ông mà mẹ hết lòng tin tưởng lại chính là người đã truyền cho mẹ căn bệnh quái ác này. Mãi đến khi bà bị ốm, các xét nghiệm cho thấy vi rút đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Dù vậy, bà vẫn sống khi con trai học hết khóa học và trở về nhà vào tháng 5. Hai tháng sau đó, bà đồng ý nhập viện và ngay ngày hôm sau, người ta phải chuyển bà đến phòng dành cho những bệnh nhân hấp hối.
Cái chết của bà làm đảo lộn cuộc sống cả gia đình. Antonio có thể trốn tránh nếu cậu bỏ lại sau lưng em gái Shronda 15 tuổi, Keyera 13 tuổi và hai đứa em trai song sinh 14 tuổi tên là Torrian và Corrian.
Cô dì chú bác sống ở gần đó, một số người thân khác thì sống ở bang khác. Dù vậy, chẳng mấy ai quan tâm tới anh em cậu. Các em cậu được chính quyền bảo trợ và gửi tới nhà nuôi dưỡng đặt dưới sự giám sát của Phòng Gia đình và Trẻ em Florida.
Antonio nảy ra một ý tưởng điên rồ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu cậu giành quyền giám hộ các em? Cậu chưa từng nghe về điều này nhưng tại sao nó lại không thể xảy ra chứ? Cậu kể cho bạn bè nghe về dự định của mình. Một số người tỏ ra thán phục trước sự can đảm của cậu, số khác lại khuyên cậu nên suy nghĩ kỹ về quyết định của mình vì khi đã quyết định thì sẽ không thể rút lại được nữa. Cậu hiểu các em thực sự là một gánh nặng. Cậu sẽ phải từ bỏ ước mơ về một tương lai tươi sáng trong tám năm trước khi đứa em nhỏ nhất bước sang tuổi 21. Một ngôi nhà trong khu phố xinh đẹp ư? Quên chuyện ấy đi. Trường luật sao? Không thể. Cậu biết, cậu có thể nhận được sự giúp đỡ của chính phủ nhưng lúc đó, cậu vẫn chưa có việc làm và cũng không có cách nào để nuôi bốn đứa em, thậm chí là nuôi chính bản thân mình.
Có lẽ sẽ tốt hơn cho từng thành viên nếu tạm thời sống tách nhau ra. Các em cậu có thể có một khởi đầu mới mẻ. Lựa chọn đã quá rõ ràng - từ bỏ chúng hay từ bỏ ước mơ của chính mình. Cậu cầu nguyện rằng mình đã làm đúng.
Một vị luật sư tư vấn pháp lý đã giúp cậu chuẩn bị hầu tòa. Bà đặt các câu hỏi rồi hoàn tất thủ tục giấy tờ. Antonio đến văn phòng vị luật sư ấy vào tháng 8 năm 2003, đúng cái ngày mà trước đó tròn một năm, cậu nhận được tin dữ từ mẹ.
Vài giờ sau đó, Antonio tập hợp các em lại trong phòng khách và nói rõ ràng về tương lai. “Chúng ta cần mạnh mẽ lên”. Cậu nói trong nước mắt. “Mẹ mất không có nghĩa là tất cả đều chấm dứt. Chúng ta vẫn là một gia đình, vẫn phải sống và yêu thương nhau dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần ở bên nhau”.
Một tuần sau tang lễ, khi những người tới dự tang không còn mang tới những bữa ăn cho gia đình, Antonio phải tự lực cánh sinh. Cậu mong chờ tới ngày ra tòa và hy vọng rằng thẩm phán sẽ không cho cậu là một thằng ngốc mà là một người đàn ông trưởng thành, đủ năng lực gánh vác việc gia đình và đem lại những điều tốt đẹp nhất cho các em.
Tại phiên tòa, Antonio và các em đang đứng trước mặt vị thẩm phán. Ông nói:
- Cậu còn trẻ quá! Cậu bao nhiêu tuổi rồi? - Hai mươi ba tuổi. - Antonio đáp.
- Đây là một trách nhiệm nặng nề, cậu hiểu chứ? Không phải người đàn ông nào cũng có thể chăm sóc chu đáo cho con cái mình, huống chi là chăm sóc đến bốn đứa em như cậu.
Vị thám phán xem xét kỹ lưỡng giấy tờ do vị tư vấn pháp lý cung cấp.
- Tôi rất cảm phục cậu. - Vị thẩm phán nói trước khi quay sang các em của cậu. - Các cháu có muốn sống cùng anh trai mình hay không?
- Có ạ! - Bốn đứa trẻ đồng thanh.
Năm phút sau, phiên tòa kết thúc. Antonio ký những giấy tờ cần thiết rồi chở các em về nhà. Một khởi đầu mới đang chờ đón họ.
- Em làm bài tập chưa đấy? - Antonio hỏi.
- Không có. - Keyera nói. Antonio trợn mắt nhìn. “ý em là, hôm nay em không có bài tập về nhà. ” - Cô bé nhanh nhảu bào chữa.
Antonio tìm Corrian để hỏi em trai về tình hình học tập ở trường.
- Chiều nay em phải đi bộ về! - Cậu bé làu bàu. - Em không có tiền đi xe buýt vì em phải trả 15 đô la cho chiếc cặp sách mà em bị mất. Em vẫn còn thiếu tiền. Làm sao bây giờ?
Antonio chỉ tay, nghiêm giọng. “Đó là trách nhiệm của em. Em làm mất, vậy thì tại sao anh phải mua đền cho em. Nếu không có tiền đi xe buýt thì em hãy đi bộ đi. Mỗi bước đi sẽ dạy em phải cẩn thận hơn
Antonio quay lưng bước đi để chắc chắn rằng hai đứa em không thấy cậu đang mỉm cười. Cậu vẫn còn nhớ mình đã ngây ngô thế nào khi lần đầu tiên đứng ra lo cho gia đinh. Cậu muốn các em yêu quý mình và không đưa ra nhiều yêu cầu đến thế. Nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn. Thành tích học tập trượt dốc thảm hại, bài tập không hoàn thành và không ai giúp việc nhà. Vì thế, một buổi tối, cậu đóng cửa phòng rồi ngồi suy nghĩ về các em, cứ như thể cậu là một ông chủ máu lạnh được gửi đến để giúp đỡ một công ty đang trên bờ vực phá sản.
Điểm số của Shronda rất tệ vì không có ai thúc ép con bé học hành. Corrían là một đứa trẻ chỉ biết phục tùng vì bạn bè thường xuyên chèn ép nó. Trong khi đó, đứa em sinh đôi của nó, Torrian, lại thường có thái độ lén lén lút lút. Keyera thì suốt ngày lo lắng và thiếu niềm tin vào bản thân.
Một buổi tối, Antonio tập hợp các em lại. Mỗi đứa trẻ tìm một chỗ ngồi trên chiếc ghế xô-pha hư nát mà những người họ hàng đã cho. Cậu đứng trước các em, đi tới đi lui để đảm bảo cả bốn đứa đều hiểu điều cậu muốn nói. “Chúng ta đang sống trong cuộc đời này và chúng ta sẽ thành công. Điều đó sẽ khiến mẹ hạnh phúc. ” - Giọng Antonio vừa ân cần vừa nghiêm nghị.
Kể từ đó, mỗi ngày cậu đều viết bốn mảnh giấy, đính chúng lên tủ lạnh trong nhà bếp. “Các việc vặt trong nhà, ” - Antonio giải thích. “Đó là những việc các em phải làm”. Bọn trẻ than vãn rồi cũng phải cùng nhau vào bếp. Rửa bát, đổ rác, dọn phòng tám, nhà bếp, phòng khách. Ai nấy đều có nhiệm vụ riêng và ngày thứ Bảy là ngày tất cả cùng dọn dẹp.
Chúng kêu gào và chỉ trích anh trai quá nghiêm khắc, nhưng Antonio chỉ muốn hâm nóng bầu không khí gia đình. Cậu đặt ra “lệnh giới nghiêm”. Bài tập phải hoàn thành đúng giờ. Cậu đọc thêm sách báo và tìm ra cách giải những bài toán mà mẹ cậu cũng không thể làm. Và nếu mấy đứa em nghĩ rằng giáo viên của chúng quá khắt khe thì hãy đợi đến khi gặp Antonio. Cậu lên kế hoạch đem trường học tại gia tới Miami.
Ngoài ra, cậu còn yêu cầu mỗi đứa em phải tìm cho mình một niềm đam mê, rèn luyện một thói quen, một môn thể thao hay bất cứ điều gì giúp chúng hiểu ra rằng thế giới rộng lớn hơn rất nhiều so với khu dân cư này. Tương lai của chúng không nằm trên đường phố hay la cà với mấy tay bán thuốc phiện đứng đầy rẫy khắp các góc phố. Chúng phải đi học đại học, cũng như cậu trước kia.
Lúc đó, điểm số của Shronda đã được cải thiện từ điểm C và D thành điểm A rồi lọt vào tốp danh dự trong lớp. Kết quả tương tự đối với hai đứa em sinh đôi. Corrían chơi trong đội bóng đá. Torrian nhận ra sở thích hát hò nên gia nhập đội hợp xướng ở trường. Còn Keyera và người chị gái tham gia đội khiêu vũ tại nhà thờ.
Một ngày, hai đứa em gái mang về nhà hai chiếc nhãn dính có hình viết rằng “Tôi là người cha tự hào có đứa con là một sinh viên danh dự”. Hai chiếc nhãn được dán lên cửa trước để tất cả mọi người trong xóm biết thành tích của những đứa trẻ đang sống trong ngôi nhà ấy.
Tháng 12 năm 2003, Antonio kiếm được việc làm. Cậu trở thành tư vấn tâm lý thiếu nhi cho một tổ chức phi lợi nhuận và kiếm được khoản tiền lương 31.000 đô la một năm. Vì giờ giấc làm việc đều đặn nên mỗi ngày Antonio đều có thể về nhà ăn cơm tối với các em. Cậu còn thu xếp tới xem các trận bóng đá, buổi biểu diễn tại nhà thờ và tham gia các cuộc họp phụ huynh của các em. Mỗi tháng, cậu đều gửi một khoản tiền nho nhỏ vào tài khoản tiết kiệm của chúng.
Tối hôm nay, một buổi tối nóng nực như bao tối khác ở Miami, tấm ảnh cũ và những hóa đơn vẫn nằm la liệt trên giường, Antonio dừng lại giây lát trên vỉa hè ngập rác bên ngoài căn nhà. Dưới đường, cậu trông thấy Corrían đang trò chuyện cùng mấy đứa bạn trai. Quanh đó - trong một khu phố của riêng các bà mẹ - Antonio được biết đến là người đàn ông khắt khe, không dung thứ cho bất cứ kẻ nào lảng vảng ra vào nhà cậu mà không có lý do.
Khẽ liếc nhìn, cậu bắt gặp chiếc xe Hummer màu đồng trị giá 50.000 đô la đang chầm chậm lướt xuống con đường. “Ai thế nhỉ, sao mình không biết?” - Antonio thầm nói với mình. “Này, kết thúc rồi vào nhà đi!” - Cậu gọi Corrían và mấy đứa bạn của nó.
Bắt chéo tay, Antonio nhìn thảng về phía trước khi chiếc Hummer dừng lại. Mười lăm giây trôi qua trước khi chiếc xe quay đầu về phía khu phố tại chỗ mấy tay môi giới thuốc phiện. “Tất cả các em phải ở trong nhà.” Antonio nói.
- “Các em nghe không?”.
Tự hài lòng trong giây lát, Antonio bước vào nhà và dừng lại trước phòng trưng bày. Tro cốt của mẹ được đựng trong chiếc hộp màu trắng để trong phòng. “Mẹ, chúng con luôn yêu mẹ. ”
- Một đứa đã viết như vậy bên ngoài chiếc hộp. Bức ảnh nhỏ của Dorothea Seay được dán phía trên đó khiến bà như thể đang nhìn xuống dõi theo cả nhà.
Người đàn ông trụ cột ngáp dài rồi lấy tay xoa mặt. Cậu cần phải dậy lúc 5 giờ rưỡi để đánh thức bọn trẻ và cho chúng ăn sáng trước khi đưa chúng tới trường. Sau đó, cậu sẽ đến phòng tư vấn. Trong giờ nghỉ trưa, cậu tạt ngang mấy cửa hàng thực phẩm để mua đồ chuẩn bị cho bữa tối. Khó khăn nhưng tất cả rồi sẽ qua. Cậu ngồi ở mép giường. Các hóa đơn vẫn còn đó bên cạnh bức ảnh về người thanh niên trẻ tuổi tràn đầy ước mơ.
Cậu nghe thấy tiếng cười trên bậc thang. “Mọi thứ vẫn ổn chứ?” - Antonio cất tiếng hỏi. “Không có vấn đề gì đâu ạ. ” - Giọng đứa em trai đáp.
Mọi thứ đều ổn.
- Tom Hallman, Jr.
Niềm mong ước
Xin cho con thành cầu nối an bình
Trong nơi hận thù con gieo tình thương
Trong nơi dối gian con gieo tha thứ
Trong nơi oan ức con đem công bằng
Trong nơi nghi vấn con đem niềm tin,
Trong nơi khó khăn con mang hy vọng,
Trong nơi tăm tối con gieo ánh sáng
Trong nơi buồn sầu con gieo niềm vui
Lạy Chúa, thay vì an nhàn phúc ban, xin cho con tự tay tìm kiếm
Không đợi an ủi, nhưng đem ủi an
Không đợi yêu thương, nhưng gieo nhân từ
Sẻ chia là đón nhận
Quên mình là được đền đáp
Tha thứ là được thứ tha
Chết đi là được lên cõi vĩnh hàng.
- Thánh Francis thành Assisi
Cậu bé không thể đọc
Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy mở rộng tình thương. Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy chia sẻ lòng trắc ẩn.
- Đạt Lai Lạt Ma
Tôi nhận ra Rommel không biết đọc ngay từ buổi học đầu tiên tại trường tiểu học Mildred Green. Khi đó, tôi đã ra một bài tập có tên “Viết về em”. Với trẻ nhỏ, đó là những câu hỏi vui nhộn. (Chẳng hạn: “Nếu em có thể trở thành một hương vị kem bất kỳ thì em sẽ chọn hương vị nào? Tại sao?”). Còn với tôi, đó là cơ hội để tôi hòa nhập với các học sinh mới.
Sau khi dẫn cả lớp (gồm 27 học sinh lớp 4) tới một quán ăn tự phục vụ đề dùng bữa trưa, tôi trở lại phòng và đọc chồng phiếu khảo sát. Tôi nhận ra lớp mình phụ trách có thật nhiều “cầu thủ bóng đá”, “ca sĩ” và các “hộp đựng kem sô-cô-la vị bạc hà”. Nhưng bất chợt tôi tìm thấy trong số đó một tờ khảo sát còn bỏ trống. Không ngày sinh, không màu yêu thích, và dường như cậu bé Rommel Sales không muốn trở thành một “que kem ” đủ hương vị như các bạn. Trang giấy bỏ trống của Rommel khiến tôi vô cùng ngạc nhiên vì thông thường bọn trẻ đều tỏ ra thật dễ thương vào ngày đầu tới trường.
Tôi đi xuống quán ăn tìm Rommel. Nhưng cậu bé là ai trong số những đứa trẻ này? Và rồi, tôi cũng tìm ra. Đó là một đứa trẻ mười tuổi không mặc đồng phục học sinh. Cậu bé trông khá gầy nhưng khỏe mạnh, chiều cao vừa phải và có mái tóc cụt ngủn.
- Thầy có thể nói chuyện với em một chút được không? - Tôi hỏi cậu bé.
- Vâng, thưa thầy. - Rommel đáp.
Cậu bé theo tôi xuống sảnh, vừa đi cậu bé vừa nhún nhảy.
- Mùa hè của em thế nào? - Tôi hỏi.
- Dạ cũng tốt ạ.
- Em đã làm gì?
- Dạ, em cũng không nhớ rõ nữa ạ!
Cậu bé tỏ ra hơi hoảng sợ.
- Đừng lo lắng, không có gì đâu em. - Tôi vội trấn an. - Thầy muốn biết môn tập đọc của em thế nào?
- Dạ, không tốt lắm. Em đang cố gắng ạ. - Rommel e dè.
Tôi rút ra một cuốn sách mà trẻ học hết lớp một đã có thể đọc vanh vách. “Để thầy xem nào!” - Nói rồi, tôi mở trang đầu tiên.
Rommel nhăn nhó với từ đầu tiên: “con”. Nhưng sau đó, tất cả chữ viết trong trang sách cứ như thể được viết bằng tiếng nước ngoài và Rommel không thể đọc nổi một từ nào khác. Cố biện hộ, cậu bé nói rằng cậu biết từ m-è-o vì mẹ đã dạy cậu.
- Tốt lắm! - Tôi nói.
- Còn từ này thì sao? - Tôi chỉ vào chữ cái “r”. Cậu bé biết chữ này vì đó là chữ cái đầu tiên trong tên của cậu được phát âm là Ro-mel.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi diễn ra rất ngắn ngủi. “Em đang tham gia lớp giáo dục đặc biệt, thưa thầy!” - Rommel bảo tôi. Lời nói của cậu bé chứa đầy mặc cảm như thể cậu tự thừa nhận mình thuộc đảng cấp thấp kém trong xã hội vậy. Cậu bé nói là cậu không thích thể thao, cũng không yêu âm nhạc. Cậu thích vê tranh. Rồi cậu bé cho tôi xem một tập vẻ theo phong cách truyện tranh Nhật Bản. Những nhân vật được phác họa như Ninja rất cao lớn, cường tráng và có mái tóc lập dị, trông thật dũng mãnh khi dùng tay ném ra những quả cầu lửa. Tôi rất thán phục những bức vẽ của Rommel nhưng tôi không biết rồi mình sẽ phải làm gì với cậu bé này. Đứa trẻ này không thể nào theo kịp lớp 4 được.
Đó là ngày mồng 5 tháng 9 năm 2000, cũng là năm thứ hai tôi giảng dạy tại Mildred Green - một ngôi trường đơn sơ xây bằng gạch ở phía Nam Washington, trung tâm của khu phố cổ. Sau khi giành được tấm bằng tiếng Anh của Đại học Michigan, tôi đăng ký gia nhập Teach for America - tổ chức này sẽ chỉ định các sinh viên mới tốt nghiệp đại học về giảng dạy tại các lớp học ở vùng ngoại ô dành cho những người thu nhập thấp trên khắp đất nước.
Hầu hết bọn trẻ ở đây đều đọc và viết tương đối tốt. Một bé gái đã có thể đọc tác phẩm Dấu hiệu đò của lòng dũng cảm của tác giả Stephen Crane, trong khi đó, Rommel thậm chí không bằng một học sinh yếu kém. Giáo viên lớp giáo dục đặc biệt lấy làm tiếc khi phải báo cho tôi biết rằng “Rommel sẽ không bao giờ đọc được”.
Trong một thời gian dài, tôi không đả động gì đến khả năng nhận âm quá kém của cậu bé. Tôi luôn bận rộn với việc giữ cho lớp trật tự và dạy các em còn lại trong lớp. Vì thế, tôi đã vô tình gạt Rommel sang một bên. Trong tiết học ngôn ngữ, khi cả lớp đọc tác phẩm văn học thì Rommel ngồi ở cuối lớp để nghe những câu chuyện được ghi âm sẵn. Chẳng lẽ tôi phải bắt cậu bé dùng tranh vẽ để hoàn thành bài tập, vì cậu không thể viết?
Thực sự, Rommel không tối dạ. Trong các tiết học toán của tôi, cậu bé không gặp phải bất cứ trở ngại gì so với bạn bè. Thế thì tại sao Rommel lại không thể học đọc? Tôi thường xuyên đặt ra câu hỏi này bởi vì trong ngày có đến hai tiết học Rommel tỏ ra rất xuất sắc, đó là giờ toán và kể chuyện. Vào đầu giờ các buổi sáng và sau giờ giải lao, tôi thường đọc cho cả lớp nghe những cuốn sách mà hầu hết tất cả các em không thể tự xoay xở một mình, đặc biệt với Rommel.
Tuy nhiên, Rommel lại tỏ ra đặc biệt hứng thú với cốt chuyện. Cậu bé cười thầm mỗi khi các bạn khác quên hoặc thốt lên “không công bằng” trước sự bội tín của nhân vật. Cậu trả lời các câu hỏi, bảo vệ ý kiến riêng và thách thức những lời diễn giải của các bạn trong lớp. Khi tôi đọc truyện Người lùn Hobbit của tác giả Tolkien, Rommel không ngừng đi vòng quanh và luôn miệng xuýt xoa như nhân vật Gollum. Nhưng khi giờ kể chuyện kết thúc, Rommel thay đổi nhanh chóng. Như một phù thủy mất hết pháp thuật, Rommel mất hẳn sự tự tin, sôi động. Một lần nữa, cậu lại trở về là một đứa trẻ không thể đọc.
Khi kỳ nghỉ Giáng sinh kết thúc, tôi lập ra một kế hoạch đề giúp đỡ Rommel. Tôi đặt tên cho kế hoạch này là “Phương pháp Pinching Words”. Rommel và tôi dành ra mười phút mỗi ngày để đọc truyện Harry Potter và Phòng chứa bí mật. Chỉ hai Chúng tôi mà thôi. Tôi đảm nhận việc đọc truyện còn nhiệm vụ của Rommel là điền vào một hoặc hai từ đã được chỉ định trước.
“Rommel, hôm nay chúng ta học cách dùng từ “off””. Tôi viết ra: o-f-f. Sau đó, tôi bắt đầu đọc truyện. Khi tôi đọc đến câu “Và cụ già ôm chặt Dursley rồi đi... ”, Rommel phải đoán từ tiếp theo là từ gì. Nếu cậu bé nói “off”, để trọn nghĩa cho câu tôi đang đọc “Và cụ già ôm chặt Dursley rồi đi ra ngoài”, thì tôi sẽ tiếp tục đọc; ngược lại, tôi sẽ phát một cái vào cánh tay cậu.
Dần dần, những từ Rommel không biết ngày càng thu hẹp lại. Phương pháp của tôi chưa được kiểm chứng, cũng không phải phương pháp chính thống, nhưng lại hiệu quả, Rommel đặc biệt hứng thú với câu chuyện và cả sự quan tâm của tôi. Thêm vào đó, tôi chỉ “phát nhẹ” để nhác cậu bé nhớ lại.
Nhưng nhiều tuần qua đi mà Rommel vẫn không đọc được. Tôi đã căn dặn trước với cậu bé rằng chúng tôi phải thật nghiêm túc nhưng cậu bé tỏ ra chống đối và nghỉ học. Đây không phải là lần đầu.
Sau một tuần, cậu bé đến trường trở lại với mẹ - bà Zalonda Sales. Florine Bruton - người trợ lý đầy nhiệt huyết của hiệu trưởng, và tôi lần lượt cho Rommel những lời khuyên quen thuộc như phải tập kiềm chế, tranh cãi chẳng thể giải quyết được vấn đề; hoặc hãy nhờ giáo viên giúp đỡ, v. v.
Tôi không khỏi xúc động khi bắt gặp ánh mắt của bà Sales dõi theo cậu con trai. Rommel cúi đầu xuống. Mẹ cậu bé suýt khóc, bà nài nỉ: “Rommel, nếu con chịu khó lắng nghe lời thầy giáo, con sẽ đọc được mà. Hãy chú ý những lời chi bảo của thầy Currie. Thầy sẽ dạy cho con”.
Tôi không muốn nói với bà Sales rằng vấn đầ không nằm ở con trai bà mà là nằm ở chúng tôi - những giáo viên lẽ ra phải dạy cho Rommel cách đọc, và lỗi ở người quản lý nhà trường đã cho Rommel lên tới lớp 4 khi cậu bé vẫn chưa biết đọc. Tất cả Chúng tôi đã làm hại cậu bé gầy yếu này, để rồi bây giờ, những gì cậu nhận được chỉ là sự tự ti.
Năm học gần kết thúc, tôi cũng đã đọc xong cuốn Harry Potter và Phòng chứa bí mật cho Rommel nghe. Cậu bé hỏi mượn trang 341. Yêu cầu đó khiến tôi rất ngạc nhiên. “Không đâu, Rommel, thậm chí em còn không thể... May thay, tôi đã kịp ngừng lại trước khi khía vào nỗi đau vốn ăn sâu trong cậu bé. “Rommel, đó chỉ là bản photo thôi. Cuối cùng, sau khi nài nỉ mà vẫn không được, Rommel trở về chỗ ngồi rồi lấy ra một tờ giấy vẽ.
Cuối ngày, tôi về nhà, cởi bỏ giày, xoa bóp đôi chân mỏi nhừ và nhìn quanh cản hộ nhỏ bé của mình. Sách được xếp chồng chất trên giá. Với tôi, sách luôn là một đam mê lớn lao.
Tôi xỏ lại đôi giày, đi bộ ra cửa tiệm sách và mua cuốn băng cát sét Harry Potter và Phòng chứa bí mật. Ngày hôm sau, khi tôi đưa cho Rommel cuộn băng, đôi mắt cậu bé lộ rõ vẻ ngạc nhiên.
- Hãy giữ lấy chúng, Rommel. Chúng là của em đấy!
- Ôi, em cảm ơn thầy, thầy Currie.
Cậu bé khoác chiếc ba lô lên vai, vô tình chiếc ba lô bị móc vào bàn. Hàng chục bức họa trên giấy viết bung ra ngoài. Cậu bé ôm chúng bỏ vào thùng rác. Thật lãng phí. Không phải lãng phí giấy mà là lãng phí một năm.
Đêm đó, tôi quyết định: Mình sẽ dạy Rommel đọc sách.
Tôi ôm hôn cô Bruton. Cô chúc tôi may mắn với quyết tâm giúp đỡ Rommel khắc phục việc đọc, thậm chí cô còn cho tôi mượn một lớp học nhỏ, phòng của nhóm nhạc trước kia. Mỗi tuần, tôi và Rommel sẽ dành ra 9 giờ. Trong thời gian này, tôi không dạy bất cứ học sinh nào khác và tôi chấp nhận không lương. Điều này chẳng thành vấn đề gì bởi công việc bồi bàn của tôi vào các buổi tối có thể mang lại số tiền còn cao hơn cả tiền lương cũ.
Ngày mồng 4 tháng 9 năm 2001, lần đầu tiên Rommel và tôi ngồi trong phòng học nhỏ đó. “Hoan nghênh vì sự có mặt trong dự án dạy đọc Douglass. ” - Giọng tôi hài hước. Tôi đã lấy tên ông Frederick Douglass(9) đề đặt tên cho thử thách này. Ông là một nhà văn lớn kiêm một chính trị gia quyền lực, người cũng giống Rommel - được sinh trưởng tại đây và thời trẻ, ông cũng từng gặp rất nhiẻu khó khăn trong việc đọc.
(9) Frederick Douglass (1818 - 1895): Một người theo chủ nghĩa bãi nô, người tán thành việc mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ. Ông còn là một biên tập viên, nhà hùng biện, chính khách và người đưa ra chủ trương cải cách ở Mỹ.
Tôi lấy ra một cuốn sách tập đọc. “Được rồi, chúng ta bất đầu học thôi”. Rommel không biết cách phát âm các chữ cái, vì thế chúng tôi bắt đầu với chữ cái “A”. Mỗi tuần, chúng tôi học một nguyên âm và một phụ âm. Rommel tự nghĩ ra cách để ghi nhớ. Với mỗi âm mới, cậu sáng tạo ra một nhân vật. Alex - kẻ dùng rìu màu xanh. Iggy - con cự đà ngu ngốc. Oscar - con bạch tuộc. Dingo -con chó. Cậu vẽ tranh về những nhân vật này và dán chúng khắp tường của lớp học. Khi quên một âm, cậu lại liếc nhìn tường. Dần dần, cậu học cách nối những âm này thành từ.
Nhiều tuần sau, Rommel cùng tôi tới văn phòng của cô Bruton, ở đó rất đông học sinh. “Các em, chờ cô một lúc nhé, ” - cô nói. Rommel đứng bên cạnh cô. Cậu bé hắng giọng rồi mở cuốn Foot Book (Cuốn sách về chân) của Giáo sư Seuss. Chẳng khác gì vị bộ trưởng uy nghiêm, cậu long trọng đọc từng câu trong đó.
Suốt một tuần, Rommel đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho cuộc gặp gỡ với cô Bruton. Khi cậu bé đọc xong, cô Bruton đã ôm lấy cậu và nói “Cô rất tự hào về em”. Rommel tỏ ra bình thản như thể đó chẳng phải việc gì lớn lao. Sau đó, cô Bruton nói rằng: “Cô sẽ gọi điện cho mẹ em và kể cho mẹ em nghe về thành tích này”. Đến lúc này thì Rommel không thể kìm nén thêm nữa. Gương mặt cậu rạng rỡ chưa từng thấy.
Khi kỳ nghỉ tới gần, việc luyện đọc của Rommel tiến triển với tốc độ bất ngờ. Chúng tôi chìm ngập trong từ, âm và các câu chuyện, Rommel tiếp thu tất cả như một người bị bỏ đói lâu ngày nay có được miếng ăn. Nhưng sau tất cả phương pháp nghĩ ra để luyện đọc, tôi đã quên một điều không kém phần quan trọng: viết. Tôi yêu cầu Rommel phải hoàn thành một bài viết sau kỳ nghỉ Giáng sinh và nói với cậu bé rằng chúng tôi sẽ bắt đầu mỗi buổi học bằng cách viết về kỳ nghỉ.
Trong bài viết của Rommel, câu đầu tiên do chính tay cậu bé viết là “Em thích pa tê”. Tới khi tiếp tục đỉ học sau kỳ nghỉ mùa xuân, cậu bé hoan hỉ khoe với tôi rằng cậu đang đọc Harry Potter và tên tù nhản ngục Azkaban - cuốn thứ ba trong loạt truyện Harry Potter. Tôi yêu cầu cậu viết về những gì đọc được. “Trong chương hai, Harry đã quyết định bỏ nhà ra đi. Cậu lựa chọn ra đi vì cậu đã hất tung dì Marge. Kết quả là cậu gặp Fudge và hữ đã nói chuyện. Theo em, Harry đã có quyết định sáng suốt vì nếu ở lại, cậu chắc chẩn sẽ gặp rắc rối”.
Trong một thời gian dài, tôi luôn cho rằng cơ hội để học tốt ở trường là không thiếu và lỗi là do Rommel chưa chịu cố gắng học đọc. Nhưng thực tế thì chẳng ai trong chúng tôi hiểu được niềm khát khao mong mỏi được đọc viết bình thường như các bạn của cậu bé. Không phải Rommel không thể đọc mà đơn giản vì chúng tôi đã không dạy cho cậu bé.
- Tyler Currie
- Harry Emerson Fosdick
Antonio Seay ngồi cạnh giường, thẫn thờ lật tới lật lui bức ảnh trong tay. Bức chân dung này được chụp một vài năm trước khi cậu tới phía bắc để học đại học. Cậu khẽ chạm lên bề mặt bức ảnh rồi đưa tay lau đi lớp bụi mỏng bám trên đó.
“Quên quá khứ đi” - cậu tự bảo mình, rồi buông tay cho bức ảnh rơi xuống tấm ra trải giường màu xanh. Cậu quay sang bức thư trong ngày, một khối lượng lớn hóa đơn và giấy tờ mà các viên chức yêu cầu cậu phải hoàn tất trước khi họ cân nhác việc có nên trì hoán thanh toán số tiền nợ lên tới 20.000 đô la trong thời gian học đại học của cậu hay không. Cậu nhìn và ném mấy phong thư xuống phía cuối giường rồi thả mình xuống gối, mắt ngước nhìn lên trần nhà.
Hai người bạn thân ở đại học vừa gọi điện cho cậu. Họ đã có việc làm ổn định và khoản thu nhập béo bở. Một người vừa kết hôn. Antonio cũng mong muốn những thứ đó. Cậu từng dự định sẽ học trường luật hoặc trở thành một cảnh sát. Nhưng tất cả chỉ là dự định. Giờ đây, đã 25 tuổi nhưng cậu đang mắc kẹt trong một dự án thuộc khu dân cư xiêu vẹo ở Miami. Gián chạy khắp bếp còn đồ đạc thì có số tuổi nhiều hơn tuổi của cậu. Sàn nhà, và thậm chí cả sàn phòng tắm đều lót bằng loại gạch cũ kỹ như một minh chứng cho cuộc sống khốn khó trong nhiều thập kỷ.
Antonio liếc nhìn hình ảnh người thanh niên tràn trẻ hy vọng trong tấm chân dung. Sau đó cậu xoay chân xuống giường rồi bước ra khỏi ngôi nhà chẳng khác gì cái nhà kho đổ nát rồi mất hút vào bóng đêm.
Tiếng nhạc rap “thump-thump-thump” vang lên từ đâu đó trong bóng tối. Trên đại lộ, ai đó đang cất tiếng chửi, xen lẫn là tiếng lốp rin rít xiết xuống mặt đường. Antonio đi xuống con đường mòn ngập rác rồi hướng về nhà mình - nơi cậu vẫn đang cầu nguyện từng giây từng phút đề thoát khỏi đó. Cậu nhắm mắt lại và từ vô thức, cậu nghe thấy tiếng mẹ. Bà muốn cậu chở bà tới một cửa tiệm. Đó là điểm khởi đầu cho chuyến hành trình của cậu - chuyến đi tới cửa tiệm vào bốn năm trước.
Đó là một buổi chiều tháng 8 nóng nực năm 2002, Antonio kéo chiếc cửa xe ô tô xuống rồi đánh xe khỏi lề đường. Cậu khó mà nhận ra khu láng giềng hoang vắng mà cậu cùng bốn người em trai em gái đã sống cùng mẹ Dorothea. Tâm trí cậu còn mải miết với những dự định cho tương lai.
Antonio là người đầu tiên trong gia đình được tới trường đại học và trong mười tháng, cậu đã tốt nghiệp hai chứng chỉ ở trường Thánh Peter tại New Jersey: quản trị kinh doanh và tội phạm học.
Cậu thoáng nhìn mẹ, bà đang ngồi lặng lẽ ở chiếc ghế phía trước, mắt hướng ra cửa sổ. Trong một gia đình thiếu váng vai trò trụ cột của người cha, bà là động lực, là sức mạnh của cậu. Bà không bao giờ than phiền. Tất cả mong muốn của bà là con cái đủ thông minh để tránh xa vết xe đổ của bà.
- Con yêu, mẹ có chuyện muốn nói với con.
- Bà cất giọng dịu dàng.
Antonio tỏ ra chăm chú. Khi mẹ cậu có dáng điệu như thế nghĩa là có chuyện gì đó rất nghiêm trọng.
- Mẹ biết, lẻ ra mẹ nên nói với con từ trước, nhưng mẹ thực sự không biết phải nói với con thế nào. - Nói rồi, bà dừng lại giây lát như cố gạn lọc từ ngữ. - Mẹ muốn nói với con, như một người mẹ nói với con trai, rằng mẹ đã nhiễm HIV.
Antonio chết lặng. Hai bàn tay cậu nắm chặt vô lăng.
- Con yêu, mẹ chẳng còn sống được bao lâu nữa...
Cậu trở lại trường đại học, những tuần sau đó, cậu và mẹ đều trò chuyện điện thoại với nhau. Antonio được biết, người đàn ông mà mẹ hết lòng tin tưởng lại chính là người đã truyền cho mẹ căn bệnh quái ác này. Mãi đến khi bà bị ốm, các xét nghiệm cho thấy vi rút đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Dù vậy, bà vẫn sống khi con trai học hết khóa học và trở về nhà vào tháng 5. Hai tháng sau đó, bà đồng ý nhập viện và ngay ngày hôm sau, người ta phải chuyển bà đến phòng dành cho những bệnh nhân hấp hối.
Cái chết của bà làm đảo lộn cuộc sống cả gia đình. Antonio có thể trốn tránh nếu cậu bỏ lại sau lưng em gái Shronda 15 tuổi, Keyera 13 tuổi và hai đứa em trai song sinh 14 tuổi tên là Torrian và Corrian.
Cô dì chú bác sống ở gần đó, một số người thân khác thì sống ở bang khác. Dù vậy, chẳng mấy ai quan tâm tới anh em cậu. Các em cậu được chính quyền bảo trợ và gửi tới nhà nuôi dưỡng đặt dưới sự giám sát của Phòng Gia đình và Trẻ em Florida.
Antonio nảy ra một ý tưởng điên rồ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu cậu giành quyền giám hộ các em? Cậu chưa từng nghe về điều này nhưng tại sao nó lại không thể xảy ra chứ? Cậu kể cho bạn bè nghe về dự định của mình. Một số người tỏ ra thán phục trước sự can đảm của cậu, số khác lại khuyên cậu nên suy nghĩ kỹ về quyết định của mình vì khi đã quyết định thì sẽ không thể rút lại được nữa. Cậu hiểu các em thực sự là một gánh nặng. Cậu sẽ phải từ bỏ ước mơ về một tương lai tươi sáng trong tám năm trước khi đứa em nhỏ nhất bước sang tuổi 21. Một ngôi nhà trong khu phố xinh đẹp ư? Quên chuyện ấy đi. Trường luật sao? Không thể. Cậu biết, cậu có thể nhận được sự giúp đỡ của chính phủ nhưng lúc đó, cậu vẫn chưa có việc làm và cũng không có cách nào để nuôi bốn đứa em, thậm chí là nuôi chính bản thân mình.
Có lẽ sẽ tốt hơn cho từng thành viên nếu tạm thời sống tách nhau ra. Các em cậu có thể có một khởi đầu mới mẻ. Lựa chọn đã quá rõ ràng - từ bỏ chúng hay từ bỏ ước mơ của chính mình. Cậu cầu nguyện rằng mình đã làm đúng.
Một vị luật sư tư vấn pháp lý đã giúp cậu chuẩn bị hầu tòa. Bà đặt các câu hỏi rồi hoàn tất thủ tục giấy tờ. Antonio đến văn phòng vị luật sư ấy vào tháng 8 năm 2003, đúng cái ngày mà trước đó tròn một năm, cậu nhận được tin dữ từ mẹ.
Vài giờ sau đó, Antonio tập hợp các em lại trong phòng khách và nói rõ ràng về tương lai. “Chúng ta cần mạnh mẽ lên”. Cậu nói trong nước mắt. “Mẹ mất không có nghĩa là tất cả đều chấm dứt. Chúng ta vẫn là một gia đình, vẫn phải sống và yêu thương nhau dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần ở bên nhau”.
Một tuần sau tang lễ, khi những người tới dự tang không còn mang tới những bữa ăn cho gia đình, Antonio phải tự lực cánh sinh. Cậu mong chờ tới ngày ra tòa và hy vọng rằng thẩm phán sẽ không cho cậu là một thằng ngốc mà là một người đàn ông trưởng thành, đủ năng lực gánh vác việc gia đình và đem lại những điều tốt đẹp nhất cho các em.
Tại phiên tòa, Antonio và các em đang đứng trước mặt vị thẩm phán. Ông nói:
- Cậu còn trẻ quá! Cậu bao nhiêu tuổi rồi? - Hai mươi ba tuổi. - Antonio đáp.
- Đây là một trách nhiệm nặng nề, cậu hiểu chứ? Không phải người đàn ông nào cũng có thể chăm sóc chu đáo cho con cái mình, huống chi là chăm sóc đến bốn đứa em như cậu.
Vị thám phán xem xét kỹ lưỡng giấy tờ do vị tư vấn pháp lý cung cấp.
- Tôi rất cảm phục cậu. - Vị thẩm phán nói trước khi quay sang các em của cậu. - Các cháu có muốn sống cùng anh trai mình hay không?
- Có ạ! - Bốn đứa trẻ đồng thanh.
Năm phút sau, phiên tòa kết thúc. Antonio ký những giấy tờ cần thiết rồi chở các em về nhà. Một khởi đầu mới đang chờ đón họ.
- Em làm bài tập chưa đấy? - Antonio hỏi.
- Không có. - Keyera nói. Antonio trợn mắt nhìn. “ý em là, hôm nay em không có bài tập về nhà. ” - Cô bé nhanh nhảu bào chữa.
Antonio tìm Corrian để hỏi em trai về tình hình học tập ở trường.
- Chiều nay em phải đi bộ về! - Cậu bé làu bàu. - Em không có tiền đi xe buýt vì em phải trả 15 đô la cho chiếc cặp sách mà em bị mất. Em vẫn còn thiếu tiền. Làm sao bây giờ?
Antonio chỉ tay, nghiêm giọng. “Đó là trách nhiệm của em. Em làm mất, vậy thì tại sao anh phải mua đền cho em. Nếu không có tiền đi xe buýt thì em hãy đi bộ đi. Mỗi bước đi sẽ dạy em phải cẩn thận hơn
Antonio quay lưng bước đi để chắc chắn rằng hai đứa em không thấy cậu đang mỉm cười. Cậu vẫn còn nhớ mình đã ngây ngô thế nào khi lần đầu tiên đứng ra lo cho gia đinh. Cậu muốn các em yêu quý mình và không đưa ra nhiều yêu cầu đến thế. Nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn. Thành tích học tập trượt dốc thảm hại, bài tập không hoàn thành và không ai giúp việc nhà. Vì thế, một buổi tối, cậu đóng cửa phòng rồi ngồi suy nghĩ về các em, cứ như thể cậu là một ông chủ máu lạnh được gửi đến để giúp đỡ một công ty đang trên bờ vực phá sản.
Điểm số của Shronda rất tệ vì không có ai thúc ép con bé học hành. Corrían là một đứa trẻ chỉ biết phục tùng vì bạn bè thường xuyên chèn ép nó. Trong khi đó, đứa em sinh đôi của nó, Torrian, lại thường có thái độ lén lén lút lút. Keyera thì suốt ngày lo lắng và thiếu niềm tin vào bản thân.
Một buổi tối, Antonio tập hợp các em lại. Mỗi đứa trẻ tìm một chỗ ngồi trên chiếc ghế xô-pha hư nát mà những người họ hàng đã cho. Cậu đứng trước các em, đi tới đi lui để đảm bảo cả bốn đứa đều hiểu điều cậu muốn nói. “Chúng ta đang sống trong cuộc đời này và chúng ta sẽ thành công. Điều đó sẽ khiến mẹ hạnh phúc. ” - Giọng Antonio vừa ân cần vừa nghiêm nghị.
Kể từ đó, mỗi ngày cậu đều viết bốn mảnh giấy, đính chúng lên tủ lạnh trong nhà bếp. “Các việc vặt trong nhà, ” - Antonio giải thích. “Đó là những việc các em phải làm”. Bọn trẻ than vãn rồi cũng phải cùng nhau vào bếp. Rửa bát, đổ rác, dọn phòng tám, nhà bếp, phòng khách. Ai nấy đều có nhiệm vụ riêng và ngày thứ Bảy là ngày tất cả cùng dọn dẹp.
Chúng kêu gào và chỉ trích anh trai quá nghiêm khắc, nhưng Antonio chỉ muốn hâm nóng bầu không khí gia đình. Cậu đặt ra “lệnh giới nghiêm”. Bài tập phải hoàn thành đúng giờ. Cậu đọc thêm sách báo và tìm ra cách giải những bài toán mà mẹ cậu cũng không thể làm. Và nếu mấy đứa em nghĩ rằng giáo viên của chúng quá khắt khe thì hãy đợi đến khi gặp Antonio. Cậu lên kế hoạch đem trường học tại gia tới Miami.
Ngoài ra, cậu còn yêu cầu mỗi đứa em phải tìm cho mình một niềm đam mê, rèn luyện một thói quen, một môn thể thao hay bất cứ điều gì giúp chúng hiểu ra rằng thế giới rộng lớn hơn rất nhiều so với khu dân cư này. Tương lai của chúng không nằm trên đường phố hay la cà với mấy tay bán thuốc phiện đứng đầy rẫy khắp các góc phố. Chúng phải đi học đại học, cũng như cậu trước kia.
Lúc đó, điểm số của Shronda đã được cải thiện từ điểm C và D thành điểm A rồi lọt vào tốp danh dự trong lớp. Kết quả tương tự đối với hai đứa em sinh đôi. Corrían chơi trong đội bóng đá. Torrian nhận ra sở thích hát hò nên gia nhập đội hợp xướng ở trường. Còn Keyera và người chị gái tham gia đội khiêu vũ tại nhà thờ.
Một ngày, hai đứa em gái mang về nhà hai chiếc nhãn dính có hình viết rằng “Tôi là người cha tự hào có đứa con là một sinh viên danh dự”. Hai chiếc nhãn được dán lên cửa trước để tất cả mọi người trong xóm biết thành tích của những đứa trẻ đang sống trong ngôi nhà ấy.
Tháng 12 năm 2003, Antonio kiếm được việc làm. Cậu trở thành tư vấn tâm lý thiếu nhi cho một tổ chức phi lợi nhuận và kiếm được khoản tiền lương 31.000 đô la một năm. Vì giờ giấc làm việc đều đặn nên mỗi ngày Antonio đều có thể về nhà ăn cơm tối với các em. Cậu còn thu xếp tới xem các trận bóng đá, buổi biểu diễn tại nhà thờ và tham gia các cuộc họp phụ huynh của các em. Mỗi tháng, cậu đều gửi một khoản tiền nho nhỏ vào tài khoản tiết kiệm của chúng.
Tối hôm nay, một buổi tối nóng nực như bao tối khác ở Miami, tấm ảnh cũ và những hóa đơn vẫn nằm la liệt trên giường, Antonio dừng lại giây lát trên vỉa hè ngập rác bên ngoài căn nhà. Dưới đường, cậu trông thấy Corrían đang trò chuyện cùng mấy đứa bạn trai. Quanh đó - trong một khu phố của riêng các bà mẹ - Antonio được biết đến là người đàn ông khắt khe, không dung thứ cho bất cứ kẻ nào lảng vảng ra vào nhà cậu mà không có lý do.
Khẽ liếc nhìn, cậu bắt gặp chiếc xe Hummer màu đồng trị giá 50.000 đô la đang chầm chậm lướt xuống con đường. “Ai thế nhỉ, sao mình không biết?” - Antonio thầm nói với mình. “Này, kết thúc rồi vào nhà đi!” - Cậu gọi Corrían và mấy đứa bạn của nó.
Bắt chéo tay, Antonio nhìn thảng về phía trước khi chiếc Hummer dừng lại. Mười lăm giây trôi qua trước khi chiếc xe quay đầu về phía khu phố tại chỗ mấy tay môi giới thuốc phiện. “Tất cả các em phải ở trong nhà.” Antonio nói.
- “Các em nghe không?”.
Tự hài lòng trong giây lát, Antonio bước vào nhà và dừng lại trước phòng trưng bày. Tro cốt của mẹ được đựng trong chiếc hộp màu trắng để trong phòng. “Mẹ, chúng con luôn yêu mẹ. ”
- Một đứa đã viết như vậy bên ngoài chiếc hộp. Bức ảnh nhỏ của Dorothea Seay được dán phía trên đó khiến bà như thể đang nhìn xuống dõi theo cả nhà.
Người đàn ông trụ cột ngáp dài rồi lấy tay xoa mặt. Cậu cần phải dậy lúc 5 giờ rưỡi để đánh thức bọn trẻ và cho chúng ăn sáng trước khi đưa chúng tới trường. Sau đó, cậu sẽ đến phòng tư vấn. Trong giờ nghỉ trưa, cậu tạt ngang mấy cửa hàng thực phẩm để mua đồ chuẩn bị cho bữa tối. Khó khăn nhưng tất cả rồi sẽ qua. Cậu ngồi ở mép giường. Các hóa đơn vẫn còn đó bên cạnh bức ảnh về người thanh niên trẻ tuổi tràn đầy ước mơ.
Cậu nghe thấy tiếng cười trên bậc thang. “Mọi thứ vẫn ổn chứ?” - Antonio cất tiếng hỏi. “Không có vấn đề gì đâu ạ. ” - Giọng đứa em trai đáp.
Mọi thứ đều ổn.
- Tom Hallman, Jr.
Niềm mong ước
Xin cho con thành cầu nối an bình
Trong nơi hận thù con gieo tình thương
Trong nơi dối gian con gieo tha thứ
Trong nơi oan ức con đem công bằng
Trong nơi nghi vấn con đem niềm tin,
Trong nơi khó khăn con mang hy vọng,
Trong nơi tăm tối con gieo ánh sáng
Trong nơi buồn sầu con gieo niềm vui
Lạy Chúa, thay vì an nhàn phúc ban, xin cho con tự tay tìm kiếm
Không đợi an ủi, nhưng đem ủi an
Không đợi yêu thương, nhưng gieo nhân từ
Sẻ chia là đón nhận
Quên mình là được đền đáp
Tha thứ là được thứ tha
Chết đi là được lên cõi vĩnh hàng.
- Thánh Francis thành Assisi
Cậu bé không thể đọc
Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy mở rộng tình thương. Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy chia sẻ lòng trắc ẩn.
- Đạt Lai Lạt Ma
Tôi nhận ra Rommel không biết đọc ngay từ buổi học đầu tiên tại trường tiểu học Mildred Green. Khi đó, tôi đã ra một bài tập có tên “Viết về em”. Với trẻ nhỏ, đó là những câu hỏi vui nhộn. (Chẳng hạn: “Nếu em có thể trở thành một hương vị kem bất kỳ thì em sẽ chọn hương vị nào? Tại sao?”). Còn với tôi, đó là cơ hội để tôi hòa nhập với các học sinh mới.
Sau khi dẫn cả lớp (gồm 27 học sinh lớp 4) tới một quán ăn tự phục vụ đề dùng bữa trưa, tôi trở lại phòng và đọc chồng phiếu khảo sát. Tôi nhận ra lớp mình phụ trách có thật nhiều “cầu thủ bóng đá”, “ca sĩ” và các “hộp đựng kem sô-cô-la vị bạc hà”. Nhưng bất chợt tôi tìm thấy trong số đó một tờ khảo sát còn bỏ trống. Không ngày sinh, không màu yêu thích, và dường như cậu bé Rommel Sales không muốn trở thành một “que kem ” đủ hương vị như các bạn. Trang giấy bỏ trống của Rommel khiến tôi vô cùng ngạc nhiên vì thông thường bọn trẻ đều tỏ ra thật dễ thương vào ngày đầu tới trường.
Tôi đi xuống quán ăn tìm Rommel. Nhưng cậu bé là ai trong số những đứa trẻ này? Và rồi, tôi cũng tìm ra. Đó là một đứa trẻ mười tuổi không mặc đồng phục học sinh. Cậu bé trông khá gầy nhưng khỏe mạnh, chiều cao vừa phải và có mái tóc cụt ngủn.
- Thầy có thể nói chuyện với em một chút được không? - Tôi hỏi cậu bé.
- Vâng, thưa thầy. - Rommel đáp.
Cậu bé theo tôi xuống sảnh, vừa đi cậu bé vừa nhún nhảy.
- Mùa hè của em thế nào? - Tôi hỏi.
- Dạ cũng tốt ạ.
- Em đã làm gì?
- Dạ, em cũng không nhớ rõ nữa ạ!
Cậu bé tỏ ra hơi hoảng sợ.
- Đừng lo lắng, không có gì đâu em. - Tôi vội trấn an. - Thầy muốn biết môn tập đọc của em thế nào?
- Dạ, không tốt lắm. Em đang cố gắng ạ. - Rommel e dè.
Tôi rút ra một cuốn sách mà trẻ học hết lớp một đã có thể đọc vanh vách. “Để thầy xem nào!” - Nói rồi, tôi mở trang đầu tiên.
Rommel nhăn nhó với từ đầu tiên: “con”. Nhưng sau đó, tất cả chữ viết trong trang sách cứ như thể được viết bằng tiếng nước ngoài và Rommel không thể đọc nổi một từ nào khác. Cố biện hộ, cậu bé nói rằng cậu biết từ m-è-o vì mẹ đã dạy cậu.
- Tốt lắm! - Tôi nói.
- Còn từ này thì sao? - Tôi chỉ vào chữ cái “r”. Cậu bé biết chữ này vì đó là chữ cái đầu tiên trong tên của cậu được phát âm là Ro-mel.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi diễn ra rất ngắn ngủi. “Em đang tham gia lớp giáo dục đặc biệt, thưa thầy!” - Rommel bảo tôi. Lời nói của cậu bé chứa đầy mặc cảm như thể cậu tự thừa nhận mình thuộc đảng cấp thấp kém trong xã hội vậy. Cậu bé nói là cậu không thích thể thao, cũng không yêu âm nhạc. Cậu thích vê tranh. Rồi cậu bé cho tôi xem một tập vẻ theo phong cách truyện tranh Nhật Bản. Những nhân vật được phác họa như Ninja rất cao lớn, cường tráng và có mái tóc lập dị, trông thật dũng mãnh khi dùng tay ném ra những quả cầu lửa. Tôi rất thán phục những bức vẽ của Rommel nhưng tôi không biết rồi mình sẽ phải làm gì với cậu bé này. Đứa trẻ này không thể nào theo kịp lớp 4 được.
Đó là ngày mồng 5 tháng 9 năm 2000, cũng là năm thứ hai tôi giảng dạy tại Mildred Green - một ngôi trường đơn sơ xây bằng gạch ở phía Nam Washington, trung tâm của khu phố cổ. Sau khi giành được tấm bằng tiếng Anh của Đại học Michigan, tôi đăng ký gia nhập Teach for America - tổ chức này sẽ chỉ định các sinh viên mới tốt nghiệp đại học về giảng dạy tại các lớp học ở vùng ngoại ô dành cho những người thu nhập thấp trên khắp đất nước.
Hầu hết bọn trẻ ở đây đều đọc và viết tương đối tốt. Một bé gái đã có thể đọc tác phẩm Dấu hiệu đò của lòng dũng cảm của tác giả Stephen Crane, trong khi đó, Rommel thậm chí không bằng một học sinh yếu kém. Giáo viên lớp giáo dục đặc biệt lấy làm tiếc khi phải báo cho tôi biết rằng “Rommel sẽ không bao giờ đọc được”.
Trong một thời gian dài, tôi không đả động gì đến khả năng nhận âm quá kém của cậu bé. Tôi luôn bận rộn với việc giữ cho lớp trật tự và dạy các em còn lại trong lớp. Vì thế, tôi đã vô tình gạt Rommel sang một bên. Trong tiết học ngôn ngữ, khi cả lớp đọc tác phẩm văn học thì Rommel ngồi ở cuối lớp để nghe những câu chuyện được ghi âm sẵn. Chẳng lẽ tôi phải bắt cậu bé dùng tranh vẽ để hoàn thành bài tập, vì cậu không thể viết?
Thực sự, Rommel không tối dạ. Trong các tiết học toán của tôi, cậu bé không gặp phải bất cứ trở ngại gì so với bạn bè. Thế thì tại sao Rommel lại không thể học đọc? Tôi thường xuyên đặt ra câu hỏi này bởi vì trong ngày có đến hai tiết học Rommel tỏ ra rất xuất sắc, đó là giờ toán và kể chuyện. Vào đầu giờ các buổi sáng và sau giờ giải lao, tôi thường đọc cho cả lớp nghe những cuốn sách mà hầu hết tất cả các em không thể tự xoay xở một mình, đặc biệt với Rommel.
Tuy nhiên, Rommel lại tỏ ra đặc biệt hứng thú với cốt chuyện. Cậu bé cười thầm mỗi khi các bạn khác quên hoặc thốt lên “không công bằng” trước sự bội tín của nhân vật. Cậu trả lời các câu hỏi, bảo vệ ý kiến riêng và thách thức những lời diễn giải của các bạn trong lớp. Khi tôi đọc truyện Người lùn Hobbit của tác giả Tolkien, Rommel không ngừng đi vòng quanh và luôn miệng xuýt xoa như nhân vật Gollum. Nhưng khi giờ kể chuyện kết thúc, Rommel thay đổi nhanh chóng. Như một phù thủy mất hết pháp thuật, Rommel mất hẳn sự tự tin, sôi động. Một lần nữa, cậu lại trở về là một đứa trẻ không thể đọc.
Khi kỳ nghỉ Giáng sinh kết thúc, tôi lập ra một kế hoạch đề giúp đỡ Rommel. Tôi đặt tên cho kế hoạch này là “Phương pháp Pinching Words”. Rommel và tôi dành ra mười phút mỗi ngày để đọc truyện Harry Potter và Phòng chứa bí mật. Chỉ hai Chúng tôi mà thôi. Tôi đảm nhận việc đọc truyện còn nhiệm vụ của Rommel là điền vào một hoặc hai từ đã được chỉ định trước.
“Rommel, hôm nay chúng ta học cách dùng từ “off””. Tôi viết ra: o-f-f. Sau đó, tôi bắt đầu đọc truyện. Khi tôi đọc đến câu “Và cụ già ôm chặt Dursley rồi đi... ”, Rommel phải đoán từ tiếp theo là từ gì. Nếu cậu bé nói “off”, để trọn nghĩa cho câu tôi đang đọc “Và cụ già ôm chặt Dursley rồi đi ra ngoài”, thì tôi sẽ tiếp tục đọc; ngược lại, tôi sẽ phát một cái vào cánh tay cậu.
Dần dần, những từ Rommel không biết ngày càng thu hẹp lại. Phương pháp của tôi chưa được kiểm chứng, cũng không phải phương pháp chính thống, nhưng lại hiệu quả, Rommel đặc biệt hứng thú với câu chuyện và cả sự quan tâm của tôi. Thêm vào đó, tôi chỉ “phát nhẹ” để nhác cậu bé nhớ lại.
Nhưng nhiều tuần qua đi mà Rommel vẫn không đọc được. Tôi đã căn dặn trước với cậu bé rằng chúng tôi phải thật nghiêm túc nhưng cậu bé tỏ ra chống đối và nghỉ học. Đây không phải là lần đầu.
Sau một tuần, cậu bé đến trường trở lại với mẹ - bà Zalonda Sales. Florine Bruton - người trợ lý đầy nhiệt huyết của hiệu trưởng, và tôi lần lượt cho Rommel những lời khuyên quen thuộc như phải tập kiềm chế, tranh cãi chẳng thể giải quyết được vấn đề; hoặc hãy nhờ giáo viên giúp đỡ, v. v.
Tôi không khỏi xúc động khi bắt gặp ánh mắt của bà Sales dõi theo cậu con trai. Rommel cúi đầu xuống. Mẹ cậu bé suýt khóc, bà nài nỉ: “Rommel, nếu con chịu khó lắng nghe lời thầy giáo, con sẽ đọc được mà. Hãy chú ý những lời chi bảo của thầy Currie. Thầy sẽ dạy cho con”.
Tôi không muốn nói với bà Sales rằng vấn đầ không nằm ở con trai bà mà là nằm ở chúng tôi - những giáo viên lẽ ra phải dạy cho Rommel cách đọc, và lỗi ở người quản lý nhà trường đã cho Rommel lên tới lớp 4 khi cậu bé vẫn chưa biết đọc. Tất cả Chúng tôi đã làm hại cậu bé gầy yếu này, để rồi bây giờ, những gì cậu nhận được chỉ là sự tự ti.
Năm học gần kết thúc, tôi cũng đã đọc xong cuốn Harry Potter và Phòng chứa bí mật cho Rommel nghe. Cậu bé hỏi mượn trang 341. Yêu cầu đó khiến tôi rất ngạc nhiên. “Không đâu, Rommel, thậm chí em còn không thể... May thay, tôi đã kịp ngừng lại trước khi khía vào nỗi đau vốn ăn sâu trong cậu bé. “Rommel, đó chỉ là bản photo thôi. Cuối cùng, sau khi nài nỉ mà vẫn không được, Rommel trở về chỗ ngồi rồi lấy ra một tờ giấy vẽ.
Cuối ngày, tôi về nhà, cởi bỏ giày, xoa bóp đôi chân mỏi nhừ và nhìn quanh cản hộ nhỏ bé của mình. Sách được xếp chồng chất trên giá. Với tôi, sách luôn là một đam mê lớn lao.
Tôi xỏ lại đôi giày, đi bộ ra cửa tiệm sách và mua cuốn băng cát sét Harry Potter và Phòng chứa bí mật. Ngày hôm sau, khi tôi đưa cho Rommel cuộn băng, đôi mắt cậu bé lộ rõ vẻ ngạc nhiên.
- Hãy giữ lấy chúng, Rommel. Chúng là của em đấy!
- Ôi, em cảm ơn thầy, thầy Currie.
Cậu bé khoác chiếc ba lô lên vai, vô tình chiếc ba lô bị móc vào bàn. Hàng chục bức họa trên giấy viết bung ra ngoài. Cậu bé ôm chúng bỏ vào thùng rác. Thật lãng phí. Không phải lãng phí giấy mà là lãng phí một năm.
Đêm đó, tôi quyết định: Mình sẽ dạy Rommel đọc sách.
Tôi ôm hôn cô Bruton. Cô chúc tôi may mắn với quyết tâm giúp đỡ Rommel khắc phục việc đọc, thậm chí cô còn cho tôi mượn một lớp học nhỏ, phòng của nhóm nhạc trước kia. Mỗi tuần, tôi và Rommel sẽ dành ra 9 giờ. Trong thời gian này, tôi không dạy bất cứ học sinh nào khác và tôi chấp nhận không lương. Điều này chẳng thành vấn đề gì bởi công việc bồi bàn của tôi vào các buổi tối có thể mang lại số tiền còn cao hơn cả tiền lương cũ.
Ngày mồng 4 tháng 9 năm 2001, lần đầu tiên Rommel và tôi ngồi trong phòng học nhỏ đó. “Hoan nghênh vì sự có mặt trong dự án dạy đọc Douglass. ” - Giọng tôi hài hước. Tôi đã lấy tên ông Frederick Douglass(9) đề đặt tên cho thử thách này. Ông là một nhà văn lớn kiêm một chính trị gia quyền lực, người cũng giống Rommel - được sinh trưởng tại đây và thời trẻ, ông cũng từng gặp rất nhiẻu khó khăn trong việc đọc.
(9) Frederick Douglass (1818 - 1895): Một người theo chủ nghĩa bãi nô, người tán thành việc mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ. Ông còn là một biên tập viên, nhà hùng biện, chính khách và người đưa ra chủ trương cải cách ở Mỹ.
Tôi lấy ra một cuốn sách tập đọc. “Được rồi, chúng ta bất đầu học thôi”. Rommel không biết cách phát âm các chữ cái, vì thế chúng tôi bắt đầu với chữ cái “A”. Mỗi tuần, chúng tôi học một nguyên âm và một phụ âm. Rommel tự nghĩ ra cách để ghi nhớ. Với mỗi âm mới, cậu sáng tạo ra một nhân vật. Alex - kẻ dùng rìu màu xanh. Iggy - con cự đà ngu ngốc. Oscar - con bạch tuộc. Dingo -con chó. Cậu vẽ tranh về những nhân vật này và dán chúng khắp tường của lớp học. Khi quên một âm, cậu lại liếc nhìn tường. Dần dần, cậu học cách nối những âm này thành từ.
Nhiều tuần sau, Rommel cùng tôi tới văn phòng của cô Bruton, ở đó rất đông học sinh. “Các em, chờ cô một lúc nhé, ” - cô nói. Rommel đứng bên cạnh cô. Cậu bé hắng giọng rồi mở cuốn Foot Book (Cuốn sách về chân) của Giáo sư Seuss. Chẳng khác gì vị bộ trưởng uy nghiêm, cậu long trọng đọc từng câu trong đó.
Suốt một tuần, Rommel đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho cuộc gặp gỡ với cô Bruton. Khi cậu bé đọc xong, cô Bruton đã ôm lấy cậu và nói “Cô rất tự hào về em”. Rommel tỏ ra bình thản như thể đó chẳng phải việc gì lớn lao. Sau đó, cô Bruton nói rằng: “Cô sẽ gọi điện cho mẹ em và kể cho mẹ em nghe về thành tích này”. Đến lúc này thì Rommel không thể kìm nén thêm nữa. Gương mặt cậu rạng rỡ chưa từng thấy.
Khi kỳ nghỉ tới gần, việc luyện đọc của Rommel tiến triển với tốc độ bất ngờ. Chúng tôi chìm ngập trong từ, âm và các câu chuyện, Rommel tiếp thu tất cả như một người bị bỏ đói lâu ngày nay có được miếng ăn. Nhưng sau tất cả phương pháp nghĩ ra để luyện đọc, tôi đã quên một điều không kém phần quan trọng: viết. Tôi yêu cầu Rommel phải hoàn thành một bài viết sau kỳ nghỉ Giáng sinh và nói với cậu bé rằng chúng tôi sẽ bắt đầu mỗi buổi học bằng cách viết về kỳ nghỉ.
Trong bài viết của Rommel, câu đầu tiên do chính tay cậu bé viết là “Em thích pa tê”. Tới khi tiếp tục đỉ học sau kỳ nghỉ mùa xuân, cậu bé hoan hỉ khoe với tôi rằng cậu đang đọc Harry Potter và tên tù nhản ngục Azkaban - cuốn thứ ba trong loạt truyện Harry Potter. Tôi yêu cầu cậu viết về những gì đọc được. “Trong chương hai, Harry đã quyết định bỏ nhà ra đi. Cậu lựa chọn ra đi vì cậu đã hất tung dì Marge. Kết quả là cậu gặp Fudge và hữ đã nói chuyện. Theo em, Harry đã có quyết định sáng suốt vì nếu ở lại, cậu chắc chẩn sẽ gặp rắc rối”.
Trong một thời gian dài, tôi luôn cho rằng cơ hội để học tốt ở trường là không thiếu và lỗi là do Rommel chưa chịu cố gắng học đọc. Nhưng thực tế thì chẳng ai trong chúng tôi hiểu được niềm khát khao mong mỏi được đọc viết bình thường như các bạn của cậu bé. Không phải Rommel không thể đọc mà đơn giản vì chúng tôi đã không dạy cho cậu bé.
- Tyler Currie
Danh sách chương