Sự khác biệt của một người thành công và một người thất bại trong đời không phải nằm ở khả năng hay sự sáng tạo, mà tùy thuộc vào sự can đảm và dũng cảm thực hiện những ước mơ của mình, tính toán
những rủi ro và kiên trì hành động
- Dr. Maxvvell Maltz
Người thất bại thường viện cớ rằng: “Tôi rất bận”; còn người thành công thì nói: “Tôi sẽ tranh thủ sắp xếp thời gian”.
Người thất bại cố gắng tìm ra những lý do để né tránh vấn đề; còn người thành công lại tìm mọi cách để thực hiện ý tưởng của mình.
Người thất bại mất thời gian đi tìm nguyên nhân để đổ lỗi cho sự yếu kém của họ; còn người thành công luôn tìm cách thay đổi bản thân mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
Người thất bại chỉ biết phàn nàn, than phiền về những điều không như họ mong muốn; còn người thành công chủ động đi tìm giải pháp cho những vấn đề ngăn cản họ đạt được kết quả tốt đẹp.
Người thất bại cảm thấy vững tin hơn trước sự yếu kém của người khác; còn người thành công lại biết lấy gương người thành đạt hơn mình làm động lực phấn đấu cho bản thân.
Người thất bại thường khổ sở và tự trách mình vì những thất bại đã qua; còn người thành công biết rút ra kinh nghiệm để chuẩn bị cho các cơ hội sắp đến.
Người thất bại chỉ biết đón nhận niềm tin của những người xung quanh; còn người thành công luôn tâm niệm rằng mình phải có trách nhiệm với niềm tin đó.
Người thất bại thường dễ dàng chấp nhận câu trả lời; còn người thành công luôn đòi hỏi bản thân tìm ra những phương án tối ưu.
Mỗi ngày trôi qua, cuộc sống mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội, và chính bạn là người quyết định bản thân mình sẽ là người thành công hay thất bại. Sự chọn lựa phụ thuộc vào bạn, theo cách của chính bạn!
- Hồng Nhưng
Theo Victim Or Victor
Chìa khóa của những điều kỳ diệu
Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được, nhưng chúng ta thực sự làm nên cuộc đời chính từ những điều mà chúng ta cho đi
- Winston Churchill
Câu chuyện có thật này xảy ra cách đây đã lâu. Trong không khí vắng lặng, trang nghiêm tại một thánh đường, ông lão già nua đưa tay lướt trên phím đàn, dạo những khúc nhạc du dương nhưng man mác một tâm sự buồn. Đây là lần cuối cùng ông lão còn ngồi ở vị trí này để đệm cho dàn đồng ca của nhà thờ. Lòng ông không khỏi luyến tiếc vì phải rời bỏ niềm đam mê suốt bao năm qua để nhường chỗ cho một chàng trai trẻ.
Khi người thanh niên tới, tế nhị ngồi phía xa xa, đôi mắt như sáng lên khi nhìn thấy chiếc đàn đồ sộ, ông lão từ từ đứng dậy. Đôi chân ông như chậm chạp hẳn vì trái tim còn lưu luyến. Bàn tay ông run run lấy khóa đàn cho vào túi và lặng lẽ bước ra cửa. Nhưng không hiểu sao, ông quay lại, đến gần chàng trai trẻ.
- Khóa đàn của anh đây! - ông nói rồi nhìn thẳng vào gương mặt thông minh của chàng trai.
- Cảm ơn bác. Cháu sẽ không làm bác thất vọng đâu! - Anh lên tiếng, đôi mắt ánh lên tia nhìn cương nghị.
Ông lão mỉm cười hài lòng rồi bước ra cửa. Chàng trai ngồi xuống bên cây đàn, đôi bàn tay mảnh dẻ ve vuốt từng phím ngà bóng loáng. Anh bắt đầu chơi. Từ bàn tay tài hoa vang lên tiếng nhạc của một thiên tài. Có lẽ chưa ai được một lần nghe thấy bản hòa âm nào tuyệt vời đến thế. Âm thanh diệu kỳ ấy ngân vang khắp nhà thờ, vọng ra cả thị trấn bé nhỏ, làm bao trái tim rung lên một xúc cảm thành kính, thiêng liêng.
Ông lão thấy lòng mình xuyến xao, bồi hồi. Từng nốt nhạc như xuyên qua không khí thấm vào lòng ông. Chiếc đàn, dưới bàn tay kỳ diệu của Johann Sebastian Bach'* vẫn tiếp tục tuôn trào những giai điệu êm đềm nhất, ông lão tự hỏi: “Nếu vì lòng ích kỷ mà ta không đưa cho cậu ấy khóa đàn, thì chẳng phải đã làm thui chột một tài năng rồi hay sao?”.
(*) Johann Sebastian Bach (1685 - 1750): Một trong những nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất châu Âu.
Trong cuộc sống, có thể chính chúng ta là người giữ chiếc chìa khóa tài năng của người khác. Hãy mở lòng mình ra mà trao chúng cho họ.
- Đó là cách mà chúng ta có thể góp phần làm nên những điều kỳ diệu cho đời.
- Bích Thủy
Theo Who Has The Key? Cậu bé chờ thư
Tìm thấy niềm vui ngay trong niềm vui của người khác, đó chính là bí mật của hạnh phúc.
- Georges Bernanos
Cách đây khá lâu, tôi làm giáo viên tại một trường trung học nam sinh. Mỗi buổi chiều, các em sẽ được nhận thư của gia đình và bè bạn thông qua hộc tủ cá nhân của mình. Nhưng Bob, một cậu học trò hiền lành lại chẳng bao giờ nhận được bức thư nào. Mặc dù vậy, tôi để ý thấy hầu như chiều nào em cũng chạy rất nhanh lại chỗ đặt các ngăn tủ, chăm chú nhìn vào hộc của mình cho đến khi thư phát hết rồi mới quay ra.
Theo những gì tôi được biết, gia đình em không hề xao nhãng trách nhiệm đối với em. Tiền ăn trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn được gửi tới đều đặn và rất đúng hạn. Tháng sáu hằng năm, ông Hiệu trưởng đều nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Sau này, em kể với tôi rằng bố mẹ em đã ly thân và tất cả những việc đó đều do viên thư ký của bố em phụ trách. Biết được hoàn cảnh bất hạnh của em, tôi thực sự thấy đau lòng khi hàng ngày em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi đem chuyện cậu học trò đáng thương này kể với một thầy giáo trong trường, thầy Joe Hargove. Cũng như tôi, thầy Hargove rất cảm động và lo lắng.
- Nếu một thời gian nữa mà Bob vẫn không nhận được bức thư nào cả thì thật đáng lo ngại. Bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của em.
Nhưng rồi một buổi chiều nọ, Jack, bạn học thân nhất của Bob, nảy ra một sáng kiến. Jack sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc và tuần nào em cũng nhận được khá nhiều thư của ba mẹ và anh chị. Chiều hôm đó, khi Bob buồn bã nhìn vào xấp thư mà Jack đang cầm trong tay thì Jack quay lại hỏi:
- Bob, cậu có muốn đọc thư cùng mình không? Vô phòng mình nhé, mình sẽ đọc thư của mẹ mình cho cậu nghe.
Bob và Jack ngồi sát bên nhau cùng bàn tán về bức thư mà mẹ Jack đã gửi. Chiều hôm sau, lúc phát thư, Bob không những nhìn vào hộc tủ của mình mà còn quay sang nhìn vào hộc tủ của Jack nữa. Bob hỏi bạn:
- Lại có thư của mẹ cậu nữa hả?
- Không, hôm nay là thư của chị mình. - Jack trả lời.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
- Cậu có thư của mẹ không?
- Có! - Người bạn kia nhẹ nhàng trả lời.
- Cậu cho mình được chung với nhé? - Bob rụt rè đề nghị.
- Ừ! Để mình đọc lớn lên nhé!
Từ hôm đó, chiều nào Bob cũng được được thư của bạn. Tất cả các em đều hết sức thông cảm với hoàn cảnh của Bob. Con trai đôi khi vô tâm nhưng tôi chưa thấy em nào mỉa mai hay chế giễu gì Bob cả. Lúc nào nhận thư, các em cũng lớn tiếng gọi:
- Bob ơi, hôm nay muốn được thư của mẹ không?
Một hôm, tôi đi dạo ngang qua khu vực phát thư và hết sức ngạc nhiên khi nghe Bob hỏi Jack:
- Hôm nay chúng mình có thư không?
Em hỏi một cách tự nhiên, không hề bối rối. Cũng như vậy, Jack mỉm cười trả lời:
- Có! Hôm nay chúng mình có một bức.
Chuyện đó khiến cho thầy Joe Hargrove quyết tâm hành động. Mặc dù không tin tưởng lắm, nhưng tôi vẫn ủng hộ kế hoạch mà thầy Hargrove đề xuất. Sau đó mấy hôm, thầy đến tìm tôi, tay cầm sáu bức thư đã dán tem, ghi sẵn địa chỉ của Bob ở trường. Thầy Hargrove bảo:
- Thầy xem này, tôi gởi cho bà Lennoux, mẹ của Bob, những bức thư này. Bà ấy chỉ cần ký tên: “Mẹ của con” phía dưới rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Cũng như mọi chiều, đến giờ phát thư, Bob chạy rất nhanh lại chỗ đặt tủ cá nhân nhưng lần này, em chỉ chú ý vào hộc tủ của Jack. Bỗng em học sinh lãnh việc phát thư hét lên:
- Ê, Bob, cậu có thư này! Có thư này!
Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ giống hệt một thiên thần đang cầu nguyện để đỡ lấy bức thư. Em nói, dường như vẫn chưa tin vào điều kỳ diệu đang diễn ra trước mắt:
- Ừ, có tên mình ngoài bao thư nè!
Rồi em vui sướng hét lên:
- A! Mình cũng có thư! Mình cũng có thư! Các bạn ơi, có ai muốn được thư của mình không?
Những học sinh khác cũng vui mừng không kém, liền hưởng ứng ngay:
- Có! Có! Bob, đọc thư của cậu lên đi, đọc to lên!
Cuộc phát thư tạm thời ngưng lại. Các em vây quanh Bob - khi ấy đang đứng trên một cái bàn - im lặng nghe em được thư. Bob ngập ngừng được:
- Con cưng của má!
Rồi ngẩng lên nói:
- Mình không đọc nhanh được!
Jack liền bảo:
- Không sao, Bob! Cứ được chậm, càng chậm càng tốt. Được chậm mới hiểu rõ từng chữ chứ.
Và Bob chầm chậm được bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gửi cho con.
Tháng sáu năm ấy, trong buổi lễ bế giảng, tôi thấy mẹ Bob đến dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó bởi vì sau khi gửi hết mấy bức thư do thầy Hargrove viết sẵn, mẹ Bob đã đích thân viết thư cho con. Đó thực sự là một điều kỳ diệu! Bob đã đọc cho tôi nghe những lá thư này đồng thời báo cho tôi biết mẹ em sẽ tới dự buổi lễ bế giảng hôm đó. Kết thúc buổi lễ, bà xin được gặp riêng tôi và hỏi:
- Thầy thấy thư tôi viết cho cháu được không?
- Thư bà viết hay lắm! - Tôi gật đầu.
Sau đó, bà nói tiếp với giọng hơi ngập ngừng:
- Nhờ thầy nói với Bob rằng tôi rất yêu cháu, và nhắn với cháu rằng... vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước. Chúng tôi dự định đón cháu về nhà trong mùa hè này. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm cách hiểu và gần gũi cháu hơn.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.
Tôi đông ý trong niềm vui khôn tả. Và tôi biết đây là điều ý nghĩa nhất mà mình có thể làm cho Bob - cậu học trò chờ thư đặc biệt của mình.
- An Bình
Theo Internet
Sức mạnh của niềm tin
Điều gì cũng có thé xảy ra, nếu bạn thật sự có niềm tin, vì niềm tin của bạn khi ấy có thể biến tất cả trở thành hiện thực.
- Frank Lloyd Wright
Lúc chào đời, cô bé chỉ cân nặng hai ký vì sinh thiếu tháng. Hình hài của em bé đến mức lọt thỏm trong lòng bàn tay mẹ. Lên bốn tuổi, căn bệnh viêm phổi và ban đỏ quái ác đã để lại di chứng trên cơ thể em: đôi chân em gần như bị liệt. Suốt cả quãng đời thơ ấu, cô bé phải gắn với việc tập luyện vật lý trị liệu để chữa trị cho đôi chân yếu ớt của mình. Sau hai năm trị liệu kiên nhẫn, em có thể đi loạng choạng được một quãng ngắn giữa hai thanh vịn. Năm lên mười, em có thể tự mình đến trường, nhưng với đôi nạng gỗ trong tay.
Nhìn các bạn chạy nhảy, chơi đùa, cô bé ước ao mình cũng được như vậy. Thế là em bắt đầu lên kế hoạch tập luyện vô cùng sít sao cho mình. Tất nhiên, đó không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là với trường hợp của em - các bác sĩ đã kết luận rằng sẽ không thể bình phục hoàn toàn được. Bao lần ngã quy làm chân tay rướm máu, cô bé vẫn không nản lòng. Khao khát được chạy nhảy, được trở thành một người bình thường trong em lớn đến mức bao khó khăn cũng trở nên nhẹ nhàng đối với em. Kiên nhẫn và tràn đầy quyết tâm, cô bé chưa hề cho phép mình được ngưng luyện tập ngày nào, dù đau ốm hay đã vô cùng mệt mỏi bởi các bài học ở trường. Mỗi bước chân tiến lên phía trước mà không cần đến đôi nạng đã động viên em rất nhiều. Ngày qua ngày, những cố gắng em đã thực hiện, những giọt mồ hôi rơi xuống sàn tập cuối cùng cũng mang lại thành công. Em từ bỏ được đôi nạng gỗ của mình.
Nhưng không dừng lại ở đó, cô bé nuôi dưỡng ước mơ trở thành một vận động viên chạy bộ trong đội điền kinh của trường. Đôi chân còn yếu ớt của em giờ phải chịu thêm một thử thách nữa do chính em đặt ra cho mình.“Chặng đường gian khó nhất mình đã trải qua, mình đã có thể làm được điều tưởng như không thể, vậy thì bây giờ, không lý do gì mình được phép đầu hàng”. Ý nghĩ đó đã giúp cô bé vượt qua cơn đau, cố hết sức để đứng lên mỗi khi bị ngã. Những khi cơ thể em tưởng chừng không thể chịu đựng nổi thử thách thì ý chí của em làm thay. Cứ như thế, năm năm sau, cô bé yếu ớt ngày xưa đã trở thành ngôi sao trong đội điền kinh và bóng rổ của trường, cùng lúc giành được học bổng tuyển thẳng vào trường đại học bang Tennessee.
Năm 1960, cô vinh dự được chọn vào đoàn vận động viên Mỹ tham dự Thế vận hội Olympic ở Rome. Trong lần đó, cô đã làm nên kỳ tích: lập kỷ lục thế giới, đoạt ba huy chương vàng ở các nội dung chạy 100 m, 200 m và 400 m tiếp sức nữ. Tất cả mọi người đều không thể tin được rằng kỳ tích ấy là của một cô gái mà ngày trước, các bác sĩ đều kết luận là không bao giờ có thể chạy nhảy bình thường được.
Wilma Rudolph được tôn vinh là Nữ vận động viên xuất sắc nhất năm. Nhưng ý nghĩa câu chuyện này không phải chỉ ở sự vươn lên của một cá nhân. Bạn hãy nhớ, ta bắt đầu từ đâu không quan trọng, mà điều đáng nói chính là ta kết thúc như thế nào. Hành động dựa trên niềm tin của mình, dù ngoài bản thân mình ra không còn ai tin vào điều đó, sẽ là viên gạch vững chắc đầu tiên để dựng xây nên hiện thực cho những giấc mơ.
Mọi nhà vô địch đều có một điểm khởi đầu, và dù bước vào đời bằng đôi chân khập khiễng, kết thúc họ vẫn là người chiến thắng.
- Bích Thủy
Theo The Wrong Foot
Cảm ơn người đàn ông lạ mặt
Một trong những phần thưởng cao đẹp nhất của cuộc sống là không có một người nào chân thành giúp đỡ người khác mà lại không nhận được một điều gì đó cho chính bản thân mình.
- Ralph Waldo Emerson
Tâm trạng của John Evans lúc này không được tốt lắm. Mà quả thật, khó ai có thể vui vẻ, thoải mái khi chứng kiến tổ ấm của mình biến thành một bãi chiến trường như thế. Đống bát đĩa bẩn nằm ngổn ngang trong chiếc bồn rửa chén cáu bẩn, bám đầy dầu mỡ. Mùi ẩm mốc bốc ra từ chồng báo cũ chất cao trong góc phòng ăn khiến ai đi ngang qua cũng phải nhăn mặt. Đó là chưa kể đến chiếc trường kỷ bị trưng dụng làm nơi chất đầy áo quần chưa giặt. Tiếng chạy nhảy chơi đùa của bọn trẻ, rồi lại gào thét, khóc lóc inh ỏi cộng với tiếng nhạc chát chúa tạo nên mớ âm thanh hỗn tạp vô cùng chói tai...
John ngồi ở chiếc bàn giấy kê nơi phòng khách, hai tay ôm lấy đầu, khắc khoải kêu thầm: “Mình không chịu nổi. Như thế này thì thật không thể nào chịu đựng nổi nữa rồi”. Nỗi chán chường và bất lực dâng lên trong lòng John. Anh ước gì lúc này mình có thể từ bỏ hết mọi sự, thoát khỏi những lo lắng để có được một phút thảnh thơi. “Heather ơi, một mình anh không thể nào quán xuyến nổi việc nhà, anh không thể làm được nếu không có em!”. Sự mệt mỏi, tuyệt vọng hằn sâu trong đôi mắt đỏ hoe của người đàn ông đau khổ ấy.
John và Heather đã cùng tận hưởng 7 năm của cuộc hôn nhân hạnh phúc cho đến khi căn bệnh ung thư quái ác đột ngột mang cô ấy đi, để lại John một mình chăm sóc bốn đứa con thơ, đứa lớn nhất 5 tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ mới lên ba. Dù vô cùng đau khổ, anh vẫn phải đứng lên đối mặt với thực tế. Vẫn còn đó trách nhiệm của anh với con cái, với gia đình và với bản thân mình. Số tiền lương của anh tuy không ít nhưng một khi đã không còn sự chi tiêu hợp lý của Heather, thì cũng chẳng nhiều nhặn gì. Thế là anh quyết định sẽ tự thân vận động, chỉ thuê một người giúp việc nhà ba buổi một tuần. Áp lực từ việc vừa phải lo kiếm tiền, vừa phải chăm sóc con cái, nhà cửa, khiến anh có cảm giác mình như một sợi dây đàn quá căng, có thể bật đứt bất cứ lúc nào.
Hai đứa trẻ Tracy và Toid, đứa 7 tuổi, đứa 3 tuổi chạy rầm rập vào phòng, ríu rít rủ nhau chơi trò trốn tìm mà không màng đến cha chúng đang mặt ủ mày chau ngồi đó.
Tracy ra vẻ là chị lớn, ra lệnh cho Toid:
- Em trốn trước đi. Chị sẽ đi tìm.
Rồi nó bắt đầu đếm:
- Một, hai, ba, bốn... Trốn xong chưa? Chị tới đây!
Nói xong, con bé hí hửng lao như tên bắn ra khỏi phòng vừa lúc anh nó, Jeff, năm nay 5 tuổi, dàu dàu bước vào:
- Cha ơi, cha có thấy cái đĩa nhạc Meat Loaf của con ở đâu không?
Chưa kịp đáp lời con, John lại nghe tiếng đứa con gái lớn Sussie đang học ở trong phòng gọi vọng ra:
- Cha ơi, vào đây giúp con một chút với.
Tracy, vừa mới chạy ra khỏi phòng, đã chạy ngược trở lại, nét mặt thảng thốt:
- Cha ơi, cha có thấy Toid trốn ở đâu không? Con tìm mãi mà không thấy.
John có cảm giác như hai lỗ tai lùng bùng, các mạch máu ở hai bên thái dương căng ra, đập loạn xạ tưởng chừng sắp vỡ tung. Anh chậm chạp trả lời một cách hững hờ, rồi bước vội về phía cửa khi nghe tiếng bấm chuông. Bé Tracy vẫn theo cha, luôn miệng hỏi:
- Con không thấy Toid đâu cả cha à! Cha có thấy nó không?
- Không phải hai đứa con đang chơi trốn tìm à? Con phải đi tìm em chứ, làm sao lại bảo cha chỉ chỗ? - Anh càu nhàu.
Tiếng chuông cửa vẫn dồn dập. Hít một hơi thật sâu, John bật tung cánh cửa:
- Chuyện gì nữa đây?
Đứng trước cửa là một người ăn mày, nở nụ cười tươi rói trả lời anh:
- Chào ông Evans. Cho tôi hỏi bà Evans có nhà không ạ?
- Nhà tôi vừa mới mất. - John buồn bã trả lời.
Người đàn ông tròn mắt kinh ngạc. Hẳn ông ta không ngờ mình lại nghe cái tin khủng khiếp ấy một cách đột ngột như thế. Mãi một lúc sau, ông mới lắp bắp:
- Ôi, Chúa ôi! Chẳng lẽ đó lại là sự thật?... Tôi xin lỗi... Ý tôi là tôi rất tiếc, xin chia buồn cùng ông... Bà Evans là một người phụ nữ rất tốt bụng, một con người tuyệt vời... Nhưng chuyện gì đã xảy ra mới được cơ chứ?
Bé Tracy, sau một hồi chạy lung tung khắp nhà lại đến bên cha cầu cứu:
- Cha ơi, con vẫn chưa tìm thấy Toid. Con tìm kỹ lắm rồi. Thật đó.
Không để ý đến vẻ lo âu thật sự trên gương mặt con bé, John gắt gỏng:
- Con nghe đây, cánh cửa này vẫn được khóa chặt cho tới khi cha ra mở cửa. Có nghĩa là em con chưa từng rời khỏi căn nhà này. Nó chỉ là một đứa bé nhỏ xíu và chắc chắn đang thu người ở một góc nào đó. Vì vậy, con cứ đi tìm em tiếp đi, tìm cho kỹ vào.
Quay sang người ăn mày, John nói:
- Rất tiếc nhưng tôi không thể trò chuyện cùng ông vào lúc này. Còn cả tấn công việc đang chờ tôi làm. Tôi vô cùng mệt mỏi!
Đoạn, anh nhét vào tay người ăn mày tờ hai đô-la, toan sập cửa lại.
Người đàn ông tỏ vẻ lúng túng, ấp úng nói:
- Ồ... thưa ông Evans... tôi xin lỗi vì đã làm phiền ông vào lúc như thế này, nhưng tôi tự hỏi không biết ông có thể làm ơn cho tôi xin chút gì để ăn không?
Bực mình vì ông lão cứ quấy rầy mãi, John mỉa mai hỏi:
- Vậy ông nghĩ tôi đưa cho ông tờ hai đô để làm gì? Để ông mua rượu uống chắc?
Trước thái độ ấy, người ăn mày có ý phật lòng nhưng không hiểu sao vẫn rất kiên trì:
- Thưa ông Evans, vợ ông là một người phụ nữ rất đặc biệt. Bất cứ lúc nào tôi đến gõ cánh cửa này cầu xin sự giúp đỡ, bà ấy cũng đều rất nhiệt tình, không chỉ cho tôi tiền mà còn tử tế mời tôi ăn một chút gì đó. Tôi sẽ nhớ mãi lòng tốt của vợ ông. Tôi biết mình đã nợ bà ấy rất nhiều, cầu cho linh hồn bà ấy siêu thoát! Nếu có dịp, tôi nhất định sẽ đền đáp ơn này cho gia đình.
John bắt bẻ:
- Nhưng tôi có phải là cô ấy đâu.
- Ông Evans, xin ông hãy làm ơn. Cả ngày hôm nay tôi không có tí gì bỏ bụng. Tôi cầu xin ở ông một chút lòng tốt cho tôi được một miếng ăn cho qua cơn đói. Chắc hẳn là ông phải còn một chút đồ thừa trong tủ lạnh phải không ạ?
Nghe giọng nói trầm buồn của ông lão, cơn giận trong John dường như đã vơi bớt phần nào.
- Thôi được rồi, ông vào trong này đi.
John dắt người đàn ông lạ mặt đi về phía nhà bếp. Anh thấy Tracy vẫn còn đang bò trên sàn, tìm kiếm em dưới gầm chiếc ghê bành.
John buông ra một tiếng thở dài ngao ngán rồi đến mở cửa tủ lạnh. Nhưng điều hiện ra trước mắt khiến anh lạnh cả sống lưng. Thân hình nhỏ xíu của thằng bé Toid co ro trong tủ lạnh, xanh mét và cứng đờ.
- Chỉ cần phát hiện chậm vài phút nữa thôi thì cậu bé khó lòng qua khỏi. Gia đình ông thật may mắn. Chúng tôi đã kịp hồi sức cho cậu bé, rồi cháu sẽ nhanh tỉnh lại thôi, ông cứ yên tâm. - Sau cả tiếng đồng hồ trong phòng cấp cứu, cuối cùng vị bác sĩ cũng đến báo tin lành cho John. Anh thở phào nhẹ nhõm.
Phải chăng, ngày hôm đó bàn tay của Thượng đế đã cứu sống cậu bé Toid? Hay là cơn đói quay quắt của người ăn mày? Hay chính lòng tốt của John? Mà biết đâu, cũng có thể là cả ba.
- Đan Châu
Theo Internet
những rủi ro và kiên trì hành động
- Dr. Maxvvell Maltz
Người thất bại thường viện cớ rằng: “Tôi rất bận”; còn người thành công thì nói: “Tôi sẽ tranh thủ sắp xếp thời gian”.
Người thất bại cố gắng tìm ra những lý do để né tránh vấn đề; còn người thành công lại tìm mọi cách để thực hiện ý tưởng của mình.
Người thất bại mất thời gian đi tìm nguyên nhân để đổ lỗi cho sự yếu kém của họ; còn người thành công luôn tìm cách thay đổi bản thân mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
Người thất bại chỉ biết phàn nàn, than phiền về những điều không như họ mong muốn; còn người thành công chủ động đi tìm giải pháp cho những vấn đề ngăn cản họ đạt được kết quả tốt đẹp.
Người thất bại cảm thấy vững tin hơn trước sự yếu kém của người khác; còn người thành công lại biết lấy gương người thành đạt hơn mình làm động lực phấn đấu cho bản thân.
Người thất bại thường khổ sở và tự trách mình vì những thất bại đã qua; còn người thành công biết rút ra kinh nghiệm để chuẩn bị cho các cơ hội sắp đến.
Người thất bại chỉ biết đón nhận niềm tin của những người xung quanh; còn người thành công luôn tâm niệm rằng mình phải có trách nhiệm với niềm tin đó.
Người thất bại thường dễ dàng chấp nhận câu trả lời; còn người thành công luôn đòi hỏi bản thân tìm ra những phương án tối ưu.
Mỗi ngày trôi qua, cuộc sống mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội, và chính bạn là người quyết định bản thân mình sẽ là người thành công hay thất bại. Sự chọn lựa phụ thuộc vào bạn, theo cách của chính bạn!
- Hồng Nhưng
Theo Victim Or Victor
Chìa khóa của những điều kỳ diệu
Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được, nhưng chúng ta thực sự làm nên cuộc đời chính từ những điều mà chúng ta cho đi
- Winston Churchill
Câu chuyện có thật này xảy ra cách đây đã lâu. Trong không khí vắng lặng, trang nghiêm tại một thánh đường, ông lão già nua đưa tay lướt trên phím đàn, dạo những khúc nhạc du dương nhưng man mác một tâm sự buồn. Đây là lần cuối cùng ông lão còn ngồi ở vị trí này để đệm cho dàn đồng ca của nhà thờ. Lòng ông không khỏi luyến tiếc vì phải rời bỏ niềm đam mê suốt bao năm qua để nhường chỗ cho một chàng trai trẻ.
Khi người thanh niên tới, tế nhị ngồi phía xa xa, đôi mắt như sáng lên khi nhìn thấy chiếc đàn đồ sộ, ông lão từ từ đứng dậy. Đôi chân ông như chậm chạp hẳn vì trái tim còn lưu luyến. Bàn tay ông run run lấy khóa đàn cho vào túi và lặng lẽ bước ra cửa. Nhưng không hiểu sao, ông quay lại, đến gần chàng trai trẻ.
- Khóa đàn của anh đây! - ông nói rồi nhìn thẳng vào gương mặt thông minh của chàng trai.
- Cảm ơn bác. Cháu sẽ không làm bác thất vọng đâu! - Anh lên tiếng, đôi mắt ánh lên tia nhìn cương nghị.
Ông lão mỉm cười hài lòng rồi bước ra cửa. Chàng trai ngồi xuống bên cây đàn, đôi bàn tay mảnh dẻ ve vuốt từng phím ngà bóng loáng. Anh bắt đầu chơi. Từ bàn tay tài hoa vang lên tiếng nhạc của một thiên tài. Có lẽ chưa ai được một lần nghe thấy bản hòa âm nào tuyệt vời đến thế. Âm thanh diệu kỳ ấy ngân vang khắp nhà thờ, vọng ra cả thị trấn bé nhỏ, làm bao trái tim rung lên một xúc cảm thành kính, thiêng liêng.
Ông lão thấy lòng mình xuyến xao, bồi hồi. Từng nốt nhạc như xuyên qua không khí thấm vào lòng ông. Chiếc đàn, dưới bàn tay kỳ diệu của Johann Sebastian Bach'* vẫn tiếp tục tuôn trào những giai điệu êm đềm nhất, ông lão tự hỏi: “Nếu vì lòng ích kỷ mà ta không đưa cho cậu ấy khóa đàn, thì chẳng phải đã làm thui chột một tài năng rồi hay sao?”.
(*) Johann Sebastian Bach (1685 - 1750): Một trong những nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất châu Âu.
Trong cuộc sống, có thể chính chúng ta là người giữ chiếc chìa khóa tài năng của người khác. Hãy mở lòng mình ra mà trao chúng cho họ.
- Đó là cách mà chúng ta có thể góp phần làm nên những điều kỳ diệu cho đời.
- Bích Thủy
Theo Who Has The Key? Cậu bé chờ thư
Tìm thấy niềm vui ngay trong niềm vui của người khác, đó chính là bí mật của hạnh phúc.
- Georges Bernanos
Cách đây khá lâu, tôi làm giáo viên tại một trường trung học nam sinh. Mỗi buổi chiều, các em sẽ được nhận thư của gia đình và bè bạn thông qua hộc tủ cá nhân của mình. Nhưng Bob, một cậu học trò hiền lành lại chẳng bao giờ nhận được bức thư nào. Mặc dù vậy, tôi để ý thấy hầu như chiều nào em cũng chạy rất nhanh lại chỗ đặt các ngăn tủ, chăm chú nhìn vào hộc của mình cho đến khi thư phát hết rồi mới quay ra.
Theo những gì tôi được biết, gia đình em không hề xao nhãng trách nhiệm đối với em. Tiền ăn trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn được gửi tới đều đặn và rất đúng hạn. Tháng sáu hằng năm, ông Hiệu trưởng đều nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Sau này, em kể với tôi rằng bố mẹ em đã ly thân và tất cả những việc đó đều do viên thư ký của bố em phụ trách. Biết được hoàn cảnh bất hạnh của em, tôi thực sự thấy đau lòng khi hàng ngày em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi đem chuyện cậu học trò đáng thương này kể với một thầy giáo trong trường, thầy Joe Hargove. Cũng như tôi, thầy Hargove rất cảm động và lo lắng.
- Nếu một thời gian nữa mà Bob vẫn không nhận được bức thư nào cả thì thật đáng lo ngại. Bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của em.
Nhưng rồi một buổi chiều nọ, Jack, bạn học thân nhất của Bob, nảy ra một sáng kiến. Jack sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc và tuần nào em cũng nhận được khá nhiều thư của ba mẹ và anh chị. Chiều hôm đó, khi Bob buồn bã nhìn vào xấp thư mà Jack đang cầm trong tay thì Jack quay lại hỏi:
- Bob, cậu có muốn đọc thư cùng mình không? Vô phòng mình nhé, mình sẽ đọc thư của mẹ mình cho cậu nghe.
Bob và Jack ngồi sát bên nhau cùng bàn tán về bức thư mà mẹ Jack đã gửi. Chiều hôm sau, lúc phát thư, Bob không những nhìn vào hộc tủ của mình mà còn quay sang nhìn vào hộc tủ của Jack nữa. Bob hỏi bạn:
- Lại có thư của mẹ cậu nữa hả?
- Không, hôm nay là thư của chị mình. - Jack trả lời.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
- Cậu có thư của mẹ không?
- Có! - Người bạn kia nhẹ nhàng trả lời.
- Cậu cho mình được chung với nhé? - Bob rụt rè đề nghị.
- Ừ! Để mình đọc lớn lên nhé!
Từ hôm đó, chiều nào Bob cũng được được thư của bạn. Tất cả các em đều hết sức thông cảm với hoàn cảnh của Bob. Con trai đôi khi vô tâm nhưng tôi chưa thấy em nào mỉa mai hay chế giễu gì Bob cả. Lúc nào nhận thư, các em cũng lớn tiếng gọi:
- Bob ơi, hôm nay muốn được thư của mẹ không?
Một hôm, tôi đi dạo ngang qua khu vực phát thư và hết sức ngạc nhiên khi nghe Bob hỏi Jack:
- Hôm nay chúng mình có thư không?
Em hỏi một cách tự nhiên, không hề bối rối. Cũng như vậy, Jack mỉm cười trả lời:
- Có! Hôm nay chúng mình có một bức.
Chuyện đó khiến cho thầy Joe Hargrove quyết tâm hành động. Mặc dù không tin tưởng lắm, nhưng tôi vẫn ủng hộ kế hoạch mà thầy Hargrove đề xuất. Sau đó mấy hôm, thầy đến tìm tôi, tay cầm sáu bức thư đã dán tem, ghi sẵn địa chỉ của Bob ở trường. Thầy Hargrove bảo:
- Thầy xem này, tôi gởi cho bà Lennoux, mẹ của Bob, những bức thư này. Bà ấy chỉ cần ký tên: “Mẹ của con” phía dưới rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Cũng như mọi chiều, đến giờ phát thư, Bob chạy rất nhanh lại chỗ đặt tủ cá nhân nhưng lần này, em chỉ chú ý vào hộc tủ của Jack. Bỗng em học sinh lãnh việc phát thư hét lên:
- Ê, Bob, cậu có thư này! Có thư này!
Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ giống hệt một thiên thần đang cầu nguyện để đỡ lấy bức thư. Em nói, dường như vẫn chưa tin vào điều kỳ diệu đang diễn ra trước mắt:
- Ừ, có tên mình ngoài bao thư nè!
Rồi em vui sướng hét lên:
- A! Mình cũng có thư! Mình cũng có thư! Các bạn ơi, có ai muốn được thư của mình không?
Những học sinh khác cũng vui mừng không kém, liền hưởng ứng ngay:
- Có! Có! Bob, đọc thư của cậu lên đi, đọc to lên!
Cuộc phát thư tạm thời ngưng lại. Các em vây quanh Bob - khi ấy đang đứng trên một cái bàn - im lặng nghe em được thư. Bob ngập ngừng được:
- Con cưng của má!
Rồi ngẩng lên nói:
- Mình không đọc nhanh được!
Jack liền bảo:
- Không sao, Bob! Cứ được chậm, càng chậm càng tốt. Được chậm mới hiểu rõ từng chữ chứ.
Và Bob chầm chậm được bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gửi cho con.
Tháng sáu năm ấy, trong buổi lễ bế giảng, tôi thấy mẹ Bob đến dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó bởi vì sau khi gửi hết mấy bức thư do thầy Hargrove viết sẵn, mẹ Bob đã đích thân viết thư cho con. Đó thực sự là một điều kỳ diệu! Bob đã đọc cho tôi nghe những lá thư này đồng thời báo cho tôi biết mẹ em sẽ tới dự buổi lễ bế giảng hôm đó. Kết thúc buổi lễ, bà xin được gặp riêng tôi và hỏi:
- Thầy thấy thư tôi viết cho cháu được không?
- Thư bà viết hay lắm! - Tôi gật đầu.
Sau đó, bà nói tiếp với giọng hơi ngập ngừng:
- Nhờ thầy nói với Bob rằng tôi rất yêu cháu, và nhắn với cháu rằng... vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước. Chúng tôi dự định đón cháu về nhà trong mùa hè này. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm cách hiểu và gần gũi cháu hơn.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.
Tôi đông ý trong niềm vui khôn tả. Và tôi biết đây là điều ý nghĩa nhất mà mình có thể làm cho Bob - cậu học trò chờ thư đặc biệt của mình.
- An Bình
Theo Internet
Sức mạnh của niềm tin
Điều gì cũng có thé xảy ra, nếu bạn thật sự có niềm tin, vì niềm tin của bạn khi ấy có thể biến tất cả trở thành hiện thực.
- Frank Lloyd Wright
Lúc chào đời, cô bé chỉ cân nặng hai ký vì sinh thiếu tháng. Hình hài của em bé đến mức lọt thỏm trong lòng bàn tay mẹ. Lên bốn tuổi, căn bệnh viêm phổi và ban đỏ quái ác đã để lại di chứng trên cơ thể em: đôi chân em gần như bị liệt. Suốt cả quãng đời thơ ấu, cô bé phải gắn với việc tập luyện vật lý trị liệu để chữa trị cho đôi chân yếu ớt của mình. Sau hai năm trị liệu kiên nhẫn, em có thể đi loạng choạng được một quãng ngắn giữa hai thanh vịn. Năm lên mười, em có thể tự mình đến trường, nhưng với đôi nạng gỗ trong tay.
Nhìn các bạn chạy nhảy, chơi đùa, cô bé ước ao mình cũng được như vậy. Thế là em bắt đầu lên kế hoạch tập luyện vô cùng sít sao cho mình. Tất nhiên, đó không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là với trường hợp của em - các bác sĩ đã kết luận rằng sẽ không thể bình phục hoàn toàn được. Bao lần ngã quy làm chân tay rướm máu, cô bé vẫn không nản lòng. Khao khát được chạy nhảy, được trở thành một người bình thường trong em lớn đến mức bao khó khăn cũng trở nên nhẹ nhàng đối với em. Kiên nhẫn và tràn đầy quyết tâm, cô bé chưa hề cho phép mình được ngưng luyện tập ngày nào, dù đau ốm hay đã vô cùng mệt mỏi bởi các bài học ở trường. Mỗi bước chân tiến lên phía trước mà không cần đến đôi nạng đã động viên em rất nhiều. Ngày qua ngày, những cố gắng em đã thực hiện, những giọt mồ hôi rơi xuống sàn tập cuối cùng cũng mang lại thành công. Em từ bỏ được đôi nạng gỗ của mình.
Nhưng không dừng lại ở đó, cô bé nuôi dưỡng ước mơ trở thành một vận động viên chạy bộ trong đội điền kinh của trường. Đôi chân còn yếu ớt của em giờ phải chịu thêm một thử thách nữa do chính em đặt ra cho mình.“Chặng đường gian khó nhất mình đã trải qua, mình đã có thể làm được điều tưởng như không thể, vậy thì bây giờ, không lý do gì mình được phép đầu hàng”. Ý nghĩ đó đã giúp cô bé vượt qua cơn đau, cố hết sức để đứng lên mỗi khi bị ngã. Những khi cơ thể em tưởng chừng không thể chịu đựng nổi thử thách thì ý chí của em làm thay. Cứ như thế, năm năm sau, cô bé yếu ớt ngày xưa đã trở thành ngôi sao trong đội điền kinh và bóng rổ của trường, cùng lúc giành được học bổng tuyển thẳng vào trường đại học bang Tennessee.
Năm 1960, cô vinh dự được chọn vào đoàn vận động viên Mỹ tham dự Thế vận hội Olympic ở Rome. Trong lần đó, cô đã làm nên kỳ tích: lập kỷ lục thế giới, đoạt ba huy chương vàng ở các nội dung chạy 100 m, 200 m và 400 m tiếp sức nữ. Tất cả mọi người đều không thể tin được rằng kỳ tích ấy là của một cô gái mà ngày trước, các bác sĩ đều kết luận là không bao giờ có thể chạy nhảy bình thường được.
Wilma Rudolph được tôn vinh là Nữ vận động viên xuất sắc nhất năm. Nhưng ý nghĩa câu chuyện này không phải chỉ ở sự vươn lên của một cá nhân. Bạn hãy nhớ, ta bắt đầu từ đâu không quan trọng, mà điều đáng nói chính là ta kết thúc như thế nào. Hành động dựa trên niềm tin của mình, dù ngoài bản thân mình ra không còn ai tin vào điều đó, sẽ là viên gạch vững chắc đầu tiên để dựng xây nên hiện thực cho những giấc mơ.
Mọi nhà vô địch đều có một điểm khởi đầu, và dù bước vào đời bằng đôi chân khập khiễng, kết thúc họ vẫn là người chiến thắng.
- Bích Thủy
Theo The Wrong Foot
Cảm ơn người đàn ông lạ mặt
Một trong những phần thưởng cao đẹp nhất của cuộc sống là không có một người nào chân thành giúp đỡ người khác mà lại không nhận được một điều gì đó cho chính bản thân mình.
- Ralph Waldo Emerson
Tâm trạng của John Evans lúc này không được tốt lắm. Mà quả thật, khó ai có thể vui vẻ, thoải mái khi chứng kiến tổ ấm của mình biến thành một bãi chiến trường như thế. Đống bát đĩa bẩn nằm ngổn ngang trong chiếc bồn rửa chén cáu bẩn, bám đầy dầu mỡ. Mùi ẩm mốc bốc ra từ chồng báo cũ chất cao trong góc phòng ăn khiến ai đi ngang qua cũng phải nhăn mặt. Đó là chưa kể đến chiếc trường kỷ bị trưng dụng làm nơi chất đầy áo quần chưa giặt. Tiếng chạy nhảy chơi đùa của bọn trẻ, rồi lại gào thét, khóc lóc inh ỏi cộng với tiếng nhạc chát chúa tạo nên mớ âm thanh hỗn tạp vô cùng chói tai...
John ngồi ở chiếc bàn giấy kê nơi phòng khách, hai tay ôm lấy đầu, khắc khoải kêu thầm: “Mình không chịu nổi. Như thế này thì thật không thể nào chịu đựng nổi nữa rồi”. Nỗi chán chường và bất lực dâng lên trong lòng John. Anh ước gì lúc này mình có thể từ bỏ hết mọi sự, thoát khỏi những lo lắng để có được một phút thảnh thơi. “Heather ơi, một mình anh không thể nào quán xuyến nổi việc nhà, anh không thể làm được nếu không có em!”. Sự mệt mỏi, tuyệt vọng hằn sâu trong đôi mắt đỏ hoe của người đàn ông đau khổ ấy.
John và Heather đã cùng tận hưởng 7 năm của cuộc hôn nhân hạnh phúc cho đến khi căn bệnh ung thư quái ác đột ngột mang cô ấy đi, để lại John một mình chăm sóc bốn đứa con thơ, đứa lớn nhất 5 tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ mới lên ba. Dù vô cùng đau khổ, anh vẫn phải đứng lên đối mặt với thực tế. Vẫn còn đó trách nhiệm của anh với con cái, với gia đình và với bản thân mình. Số tiền lương của anh tuy không ít nhưng một khi đã không còn sự chi tiêu hợp lý của Heather, thì cũng chẳng nhiều nhặn gì. Thế là anh quyết định sẽ tự thân vận động, chỉ thuê một người giúp việc nhà ba buổi một tuần. Áp lực từ việc vừa phải lo kiếm tiền, vừa phải chăm sóc con cái, nhà cửa, khiến anh có cảm giác mình như một sợi dây đàn quá căng, có thể bật đứt bất cứ lúc nào.
Hai đứa trẻ Tracy và Toid, đứa 7 tuổi, đứa 3 tuổi chạy rầm rập vào phòng, ríu rít rủ nhau chơi trò trốn tìm mà không màng đến cha chúng đang mặt ủ mày chau ngồi đó.
Tracy ra vẻ là chị lớn, ra lệnh cho Toid:
- Em trốn trước đi. Chị sẽ đi tìm.
Rồi nó bắt đầu đếm:
- Một, hai, ba, bốn... Trốn xong chưa? Chị tới đây!
Nói xong, con bé hí hửng lao như tên bắn ra khỏi phòng vừa lúc anh nó, Jeff, năm nay 5 tuổi, dàu dàu bước vào:
- Cha ơi, cha có thấy cái đĩa nhạc Meat Loaf của con ở đâu không?
Chưa kịp đáp lời con, John lại nghe tiếng đứa con gái lớn Sussie đang học ở trong phòng gọi vọng ra:
- Cha ơi, vào đây giúp con một chút với.
Tracy, vừa mới chạy ra khỏi phòng, đã chạy ngược trở lại, nét mặt thảng thốt:
- Cha ơi, cha có thấy Toid trốn ở đâu không? Con tìm mãi mà không thấy.
John có cảm giác như hai lỗ tai lùng bùng, các mạch máu ở hai bên thái dương căng ra, đập loạn xạ tưởng chừng sắp vỡ tung. Anh chậm chạp trả lời một cách hững hờ, rồi bước vội về phía cửa khi nghe tiếng bấm chuông. Bé Tracy vẫn theo cha, luôn miệng hỏi:
- Con không thấy Toid đâu cả cha à! Cha có thấy nó không?
- Không phải hai đứa con đang chơi trốn tìm à? Con phải đi tìm em chứ, làm sao lại bảo cha chỉ chỗ? - Anh càu nhàu.
Tiếng chuông cửa vẫn dồn dập. Hít một hơi thật sâu, John bật tung cánh cửa:
- Chuyện gì nữa đây?
Đứng trước cửa là một người ăn mày, nở nụ cười tươi rói trả lời anh:
- Chào ông Evans. Cho tôi hỏi bà Evans có nhà không ạ?
- Nhà tôi vừa mới mất. - John buồn bã trả lời.
Người đàn ông tròn mắt kinh ngạc. Hẳn ông ta không ngờ mình lại nghe cái tin khủng khiếp ấy một cách đột ngột như thế. Mãi một lúc sau, ông mới lắp bắp:
- Ôi, Chúa ôi! Chẳng lẽ đó lại là sự thật?... Tôi xin lỗi... Ý tôi là tôi rất tiếc, xin chia buồn cùng ông... Bà Evans là một người phụ nữ rất tốt bụng, một con người tuyệt vời... Nhưng chuyện gì đã xảy ra mới được cơ chứ?
Bé Tracy, sau một hồi chạy lung tung khắp nhà lại đến bên cha cầu cứu:
- Cha ơi, con vẫn chưa tìm thấy Toid. Con tìm kỹ lắm rồi. Thật đó.
Không để ý đến vẻ lo âu thật sự trên gương mặt con bé, John gắt gỏng:
- Con nghe đây, cánh cửa này vẫn được khóa chặt cho tới khi cha ra mở cửa. Có nghĩa là em con chưa từng rời khỏi căn nhà này. Nó chỉ là một đứa bé nhỏ xíu và chắc chắn đang thu người ở một góc nào đó. Vì vậy, con cứ đi tìm em tiếp đi, tìm cho kỹ vào.
Quay sang người ăn mày, John nói:
- Rất tiếc nhưng tôi không thể trò chuyện cùng ông vào lúc này. Còn cả tấn công việc đang chờ tôi làm. Tôi vô cùng mệt mỏi!
Đoạn, anh nhét vào tay người ăn mày tờ hai đô-la, toan sập cửa lại.
Người đàn ông tỏ vẻ lúng túng, ấp úng nói:
- Ồ... thưa ông Evans... tôi xin lỗi vì đã làm phiền ông vào lúc như thế này, nhưng tôi tự hỏi không biết ông có thể làm ơn cho tôi xin chút gì để ăn không?
Bực mình vì ông lão cứ quấy rầy mãi, John mỉa mai hỏi:
- Vậy ông nghĩ tôi đưa cho ông tờ hai đô để làm gì? Để ông mua rượu uống chắc?
Trước thái độ ấy, người ăn mày có ý phật lòng nhưng không hiểu sao vẫn rất kiên trì:
- Thưa ông Evans, vợ ông là một người phụ nữ rất đặc biệt. Bất cứ lúc nào tôi đến gõ cánh cửa này cầu xin sự giúp đỡ, bà ấy cũng đều rất nhiệt tình, không chỉ cho tôi tiền mà còn tử tế mời tôi ăn một chút gì đó. Tôi sẽ nhớ mãi lòng tốt của vợ ông. Tôi biết mình đã nợ bà ấy rất nhiều, cầu cho linh hồn bà ấy siêu thoát! Nếu có dịp, tôi nhất định sẽ đền đáp ơn này cho gia đình.
John bắt bẻ:
- Nhưng tôi có phải là cô ấy đâu.
- Ông Evans, xin ông hãy làm ơn. Cả ngày hôm nay tôi không có tí gì bỏ bụng. Tôi cầu xin ở ông một chút lòng tốt cho tôi được một miếng ăn cho qua cơn đói. Chắc hẳn là ông phải còn một chút đồ thừa trong tủ lạnh phải không ạ?
Nghe giọng nói trầm buồn của ông lão, cơn giận trong John dường như đã vơi bớt phần nào.
- Thôi được rồi, ông vào trong này đi.
John dắt người đàn ông lạ mặt đi về phía nhà bếp. Anh thấy Tracy vẫn còn đang bò trên sàn, tìm kiếm em dưới gầm chiếc ghê bành.
John buông ra một tiếng thở dài ngao ngán rồi đến mở cửa tủ lạnh. Nhưng điều hiện ra trước mắt khiến anh lạnh cả sống lưng. Thân hình nhỏ xíu của thằng bé Toid co ro trong tủ lạnh, xanh mét và cứng đờ.
- Chỉ cần phát hiện chậm vài phút nữa thôi thì cậu bé khó lòng qua khỏi. Gia đình ông thật may mắn. Chúng tôi đã kịp hồi sức cho cậu bé, rồi cháu sẽ nhanh tỉnh lại thôi, ông cứ yên tâm. - Sau cả tiếng đồng hồ trong phòng cấp cứu, cuối cùng vị bác sĩ cũng đến báo tin lành cho John. Anh thở phào nhẹ nhõm.
Phải chăng, ngày hôm đó bàn tay của Thượng đế đã cứu sống cậu bé Toid? Hay là cơn đói quay quắt của người ăn mày? Hay chính lòng tốt của John? Mà biết đâu, cũng có thể là cả ba.
- Đan Châu
Theo Internet
Danh sách chương