“Tình yêu thương đến chẳng vì một lý do nào, nhưng bất cứ một nguyên nhân nào dù nhỏ bé cũng có thể bắt đầu cho một tình yêu. ”
- Khuyết danh
Mary là một nhân viên đồ họa có tài của công ty tôi. Hằng ngày, gần như vào đúng một giờ nhất định, cô chậm rãi bước vào phòng làm việc, với một đóa hoa cài trên mái tóc. Mary luôn cài lên tóc mình một bông hoa, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Thường thì đó là một đóa hoa phù hợp với màu trang phục, cài phía sau suối tóc màu nâu hạt dẻ bóng mượt. Trong những dịp như tiệc mừng Giáng sinh tại công ty, việc cài hoa có vẻ thích hợp vì nó tạo nên không khí rộn rã, vui tươi. Nhưng trong giờ làm việc thì điều đó trở nên lạc lõng và khiến nhiều người xầm xì bàn tán, nhất là những đồng nghiệp nữ. Một vài người tỏ ra khó chịu về việc này. Họ lên án tính mơ mộng quá đà của Mary, thậm chí còn cho rằng cô ấy đã vi phạm những "nguyên tắc cần thiết" cho sự nghiêm túc trong môi trường làm việc. Chẳng ai gọi cô ấy bằng tên thật, mà bằng những biệt danh như "đóa hoa di động" hoặc "hoa nữ" mỗi khi trò chuyện với nhau, chẳng hạn như:
- Không biết đóa hoa di động đã hoàn thành bản thiết kế cho dự án Wal-Mart chưa nhỉ? - Câu hỏi như thế thường được cất lên với một nụ cười chế giễu.
- Tất nhiên là xong rồi. Cô ấy luôn làm rất xuất sắc mà.
Có thể ai đó sẽ đáp như vậy, kèm theo nụ cười thán phục. Chẳng ai có thể phàn nàn về công việc của Mary. Cô ấy thật sự có tài.
Chúng tôi luôn thắc mắc vì sao Mary lại cài hoa nhưng chưa ai hỏi thẳng Mary lý do vì sao cô lại làm như vậy. Có lẽ nếu một ngày nào đó, Mary xuất hiện mà không có bông hoa nào như thường lệ, chắc mọi người sẽ ngạc nhiên lắm.
Thế rồi một hôm, Mary không cài hoa thật. Đợi đến khi cô ấy mang bản dự án vào phòng tôi, tôi thắc mắc:
- Sao hôm nay cô không cài hoa? Tôi đã quen nhìn thấy cô cài hoa đến nỗi cảm thấy như thiếu
thiếu một cái gì ấy!
- Ô, vâng! - Mary lặng lẽ đáp bằng một giọng buồn buồn. Điều này thật khác với tính cách sôi nổi, trẻ trung thường ngày của cô. Tôi cảm giác có một điều gì đó hơi bất ổn.
- Cô không sao chứ? - Tôi hỏi, dù hy vọng rằng sẽ nghe thấy câu đáp: “Không sao, tôi vẫn bình thường”.
Mary ngước mắt lên nhìn tôi. Nhìn thẳng vào đôi mắt nâu sậm ấy, tôi linh cảm rằng mình đã chạm vào một điều gì đó lớn lao hơn chuyện cài hoa nhiều.
- Vâng! - Cô ấy nói khẽ. - Hôm nay là ngày giỗ của mẹ tôi. Tôi rất nhớ bà. Vì thế nên tôi hơi buồn chút ít.
- Tôi hiểu rồi! - Tôi bối rối, cố tỏ ra thông cảm, nhưng cũng không muốn khuấy động thêm cảm xúc buồn rầu của cô ấy. - Tôi biết điều này thật khó khăn với cô.
- Không. Tôi không sao đâu. Tôi biết mình có vẻ đa cảm một tí. Nhưng dẫu sao, đối với tôi, hôm nay là một ngày buồn, ông biết không...
Và cô ấy bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện của mình.
- Mẹ tôi bị bệnh ung thư. Bà mất lúc tôi chỉ vừa mười lăm tuổi. Đó là một cú sốc quá lớn với tôi, bởi vì mẹ con tôi rất gần gũi nhau. Mẹ rất yêu và hiểu tôi. Khi biết mình sắp chết, bà đã thu lại những lời chúc và nhắn nhủ dành cho mỗi sinh nhật của tôi, từ năm tôi mười sáu tới năm tôi hai mươi lăm tuổi. Hôm nay là sinh nhật lần thứ hai mươi lăm của tôi. Hồi sáng, tôi đã xem cuốn băng video cuối cùng bà chuẩn bị.
- Ô, tôi thật sự cảm động khi biết chuyện này. - Tôi nói, lần này với sự cảm thông sâu sắc trước tâm trạng của Mary.
- Cám ơn lòng tốt của ông. Thật ra, hôm nay tôi không cài hoa cũng có lý do riêng. Khi tôi còn bé, mẹ thường cài hoa lên tóc tôi. Một ngày nọ, khi bà đang nằm viện, tôi mang vào cho bà một bó hoa hồng mới hái ở vườn nhà. Cầm bó hoa trên tay, mẹ đưa tới gần mũi để có thể ngửi thấy mùi thơm của nó. Thế rồi bà rút ra một bông, kéo tôi lại gần. Bà vuốt tóc tôi, cài bông hoa ấy lên tóc tôi, như bà vẫn hay làm hồi tôi còn nhỏ xíu. Cuối ngày hôm ấy bà mất.
Nước mắt Mary lăn tròn.
- Thế là từ đó trở đi tôi luôn cài một bông hoa trên tóc - nó làm tôi có cảm giác như mẹ vẫn còn ở bên tôi, dù chỉ vẻ mặt tinh thần. Thế nhưng… - cô thở dài. - Hôm nay, trong cuốn video dành cho ngày sinh nhật thứ hai mươi lăm của tôi, mẹ nói rằng bà rất tiếc vì không được ở bên cạnh chăm sóc, bảo ban cho tới khi tôi thực sự trưởng thành. Bà muốn nhìn thấy một dấu hiệu thuyết phục nào đó để chứng tỏ tôi không còn bé bỏng nữa.
Tôi gật đầu đồng tình:
- Tôi hiểu, đó là mong muốn của tất cả những người mẹ.
- Vì thế tôi suy nghĩ, dấu hiệu mà tôi có thể dành cho mẹ là gì? Đó chính là việc cài hoa. Tôi từ bỏ thói quen từ xưa đến nay của mình, một dấu hiệu để chứng tỏ với mẹ rằng tôi đã hoàn toàn trưởng thành.
Đôi mắt mơ màng với dòng hồi tưởng, Mary nói tiếp:
- Tôi thật may mắn được làm con của mẹ. Nhưng tôi không cần phải cài hoa để nhắc nhở mình về những kỷ niệm ngày xưa nữa. Đó chỉ là dấu hiệu bên ngoài của những ký ức quý giá về mẹ - chúng vẫn ở mãi trong tim tôi dù tôi không còn cài hoa lên tóc. Ô, đây là bản dự án. Tôi mong là ông sẽ hài lòng về nó.
Mary trao cho tôi bộ hồ sơ đã chuẩn bị chu đáo, có chữ ký của cô và hình một đóa hoa nhỏ vẽ tay bên dưới - ký hiệu của riêng cô.
Không biết bao nhiêu lần tôi đã nghe câu: “Đừng bao giờ phán xét người khác khi chưa hiểu rõ về họ”, vậy mà tôi đã không làm được như vậy. Tôi đã đánh giá một cách sai lầm về cô gái trẻ này, đã khó chịu với việc cài hoa của cô khi chưa hiểu rõ về nguyên nhân sâu xa của nó. Tôi từng tự hào cho rằng mình hiểu biết và nắm vững từng chi tiết của công ty, biết chính xác vai trò, chức năng của từng người một, nhưng chỉ một tâm tư nhỏ của cô nhân viên có năng lực nhất, tôi lại không buồn tìm hiểu. Thật là sai lầm khi tôi từng cho rằng đời sống cá nhân của một người không liên quan gì đến công việc của họ, vì thế nên vứt bỏ tất cả lại trước khi bước vào cánh cửa văn phòng. Nhưng Mary đã dạy cho tôi được nhiều điều. Hôm ấy, tôi đã biết rằng đóa hoa mà cô gái trẻ ấy cài trên tóc là biểu tượng cho tình yêu dạt dào của cô, là cách thức để cô duy trì sự gắn bó với người mẹ trẻ đã mất đi khi cô còn thơ ấu.
Tôi chăm chú xem bản dự án của Mary, vô cùng hài lòng vì nó đã được thực hiện bởi một người sáng tạo, kỹ lưỡng và có một chiều sâu tâm hồn cũng như năng lực cảm xúc tuyệt vời. Các công trình của cô ấy luôn luôn xuất sắc, bởi cô luôn sống bằng trọn vẹn trái tim mình. Đó là một bài học để nhắc tôi nhớ rằng, bản thân mình cũng cần phải sống bằng trọn vẹn trái tim.
- Thành Nhân Theo Flower In Her Hair
Nếu có lòng
Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau những rặng cây. Sau một ngày dài mệt mỏi, Joe hối hả lái chiếc Pontiac cũ kỹ trở về nhà. Sinh ra và lớn lên ở thị trấn bé nhỏ này, Joe quen thuộc nó đến từng con đường, từng góc phố. Bóng đêm mịt mù bắt đầu phủ xuống, trời lất phất mưa và gió thổi lạnh ngắt.
Joe điều chỉnh tốc độ, chạy chầm chậm vào một con đường nhỏ và hẹp. Chợt anh nhìn thấy bên kia đường một người phụ nữ đã luống tuổi đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes. Không cần hỏi, Joe cũng biết là nó đang bị trục trặc. Joe tắt máy, dừng lại và bước tới bên cạnh bà. Người phụ nữ ấy mỉm cười nhìn anh nhưng ánh mắt lộ rõ vẻ lo lắng. Bà đã đứng đây cả giờ đồng hồ nhưng vẫn không có ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà. Liệu chàng trai này có phải người tốt hay không? Trong bộ quần áo tầm tầm và vẻ mặt khắc khổ, hẳn anh ta đang gặp khó khăn về kinh tế Joe vội lên tiếng trấn an:
- Cháu tới để giúp bác. Sao bác không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh lắm. À, cháu tên là Joe.
Joe kiểm tra xe và thấy một bên lốp đã bị xẹp. Tuy chỉ đơn giản như vậy nhưng đối với người phụ nữ mảnh dẻ ấy, chuyện này chẳng khác gì một thảm họa. Joe trải áo chui vào gầm xe. Trong lúc Joe làm việc, người phụ nữ cúi xuống nói chuyện với anh qua cửa sổ xe Chỉ 10 phút sau, Joe đã thay xong bánh dự phòng. Joe đứng dậy, người lấm lem còn tay thì trầy trụa. Người phụ nữ ấy rối rít cảm ơn và hỏi anh định lấy công bao nhiêu tiền. Bà bảo Joe đừng ngại vì nếu không gặp được anh, bà không biết chuyện gì sẽ xảy đến với mình giữa đêm tối, đường vắng như thế này. Thế nhưng, thực lòng Joe chưa hề nghĩ đến chuyện nhận tiền của bà. Đúng là anh đang thất nghiệp nhưng sửa xe không phải là nghề của anh và anh giúp bà chỉ vì thấy tội nghiệp mà thôi. Vả lại, trước đây, đã có rất nhiều người hào hiệp giúp anh trong lúc khốn khó. Nghĩ vậy, Joe từ chối:
- Cảm ơn bác. Nếu bác có lòng, xin hãy giúp người khác.
Joe chờ chiếc xe của người phụ nữ ấy đi khuất mới rẽ vào con hẻm nhỏ về nhà.
Xe chạy được vài dặm, người phụ nữ dừng lại và bước vào một quán ăn nhỏ bên đường. Cô hầu bàn vội lấy khăn cho bà lau mái tóc ướt. Cô vẫn niềm nở và ân cần dù đôi chân muốn cứng đờ vì phải chạy tới lui từ sáng. Người đàn bà ái ngại nhìn cô gái: Cô đang mang thai và hình như cũng sắp tới ngày sinh nở. Bà chợt nhớ tới lời của Joe. Ăn xong, bà kêu tính tiền và đặt vào đĩa tờ 100 đô- la. Khi cô hầu bàn đem tiền thối trở ra, người khách đã đi mất. Trên bàn chỉ còn lại một mẩu giấy nhỏ:
“Con đừng cảm ơn ta. Ta cũng từng được giúp đỡ. Nếu con có lòng, hãy nhớ tới người khác. ”
Trên đường về nhà, cô nghĩ miên man Làm sao người phụ nữ ấy biết được rằng vợ chồng cô đang gặp lúc khó khăn Chồng cô thất nghiệp và tháng sau thì cô sinh con? Đi ngang qua công viên, cô thấy hai bóng người, một lớn một bé ôm nhau trên ghế đá. Tiếng ru khe khẽ nỉ non trong đêm. “Dù sao thì mình cũng có chỗ ngủ đêm, có việc làm”, cô chạnh lòng nghĩ. Sau đó, cô nhẹ nhàng thò tay vào túi rút số tiền bà lão tặng, đặt xuống bên cạnh người mẹ không nhà đang ru con
- Đừng cảm ơn tôi. Nếu có lòng…
Khi cô gái bước vào căn phòng chật hẹp của mình, chồng cô đã ngủ say. Khẽ cỏi giày, cô leo lên giường, nhẹ nhàng hôn chàng và nằm xuống.
- Về rồi hả cưng. Có chuyện gì không em? - Chồng cô tỉnh giấc khẽ hỏi.
- Không, anh yêu. Mọi việc ổn cả, Joe ạ.
- Lan Nguyên Theo Internet
Ba người thầy vĩ đại
Hasan - một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa ngài, xin ngài cho tôi biết ai là thầy ngài? Ai là người đã truyền cho ngài những kiến thức uyên bác đến vậy?”.
Hasan mỉm cười: Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm. Điều đó quá dài vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể ra đây ba người thầy trong số những vị ấy.
Người đầu tiên là một tên trộm. Một lần, sau khi lạc giữa sa mạc, ta tìm đến được một khu làng, trời đã rất khuya, mọi nhà đều đóng cửa ngủ cả. Đi mãi, cuối cùng tình cờ ta bắt gặp một người đàn ông đang hì hục khoét vách. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân. Nhưng ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”.
Quá khát và mệt mỏi, ta quyết định theo người đàn ông đó về chỗ trú chân, không một chút chần chừ. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Mỗi đêm, trước khi đi, người đàn ông ấy đều lặp lại câu nói quen thuộc: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà cầu nguyện cho tôi nhé!”. Lần nào người đó trở về, đáp lại ánh mắt tò mò của ta, vẫn là câu trả lời: “Hôm nay chẳng trộm được gì, nhưng ngày mai tôi sẽ làm được. Có thể lắm chứ”.
Bỏ qua chuyện xét đoán việc làm bất chính của người đàn ông kia, rõ ràng ông ta cũng rất đáng nể vì niềm tin mạnh mẽ của mình phải không? Đã có lúc ta trải qua giai đoạn vô cùng bế tắc, trí óc liên tục suy ngẫm nhưng chẳng ngộ ra được một chân lý nào. Điều đó khiến ta rơi vào tâm trạng tuyệt vọng đến mức nghĩ rằng mình nên chấm dứt tất cả những tìm kiếm vô nghĩa này. Nhưng ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được. Có thể lắm chứ!”.
Người thầy thứ hai của ta là một con chó - đừng vội cười nhé anh bạn. Lần đó, khi ta đang đi dọc bờ sông thì một con chó xuất hiện. Nó đang khát nước. Nhưng vừa nhìn xuống dòng nước, nó liền hoảng sợ bỏ chạy. Chắc chắn nó đang nhầm tưởng cái bóng của mình là một con chó khác. Có lẽ quá khát nên chạy được một đoạn, con chó đáng thương lại quay trở lại. Mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta nhận ra rằng, cũng như con vật kia, phần lớn nỗi sợ hãi trong con người chúng ta đều do tưởng tượng mà nên. Vì vậy, phải biết lấy hành động để chiến thắng nỗi sợ của bản thân.
Người thầy cuối cùng của ta là một đứa bé. Lần nọ, ta đến một thành phố lớn và thấy một đứa bé cầm trên tay ngọn nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?”. Đứa bé đáp: “Thưa phải”. Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy ta còn thấy cây nến chưa được thắp nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”.
Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”.
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó trở đi, ta không bao giờ còn dám tự hào về kiến thức của mình
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây, ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy, vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là phải luôn sẵn sàng làm một người học trò và phải biết học hỏi ngay từ những điều bình thường, từ những con người giản dị nhất.
- Lê Lai Theo Internet
Bức chân dung
“Nếu bạn nhìn thế giới này qua một góc độ khác, có thể bạn sẽ thấy những thay đổi thật đáng ngạc nhiên. ”
- Khuyết danh
Một hôm, tại thị trấn xa xôi nọ xuất hiện một người họa sĩ từ phương xa ghé tới. Khi đang nghỉ chân dưới bóng râm rợp mát của tán sồi đầu làng, ông gặp một người đàn ông nồng nặc mùi rượu đi ngang qua. Thấy ông, gã khinh khinh hỏi với vẻ gây hấn:
- Ông ngồi đây có việc gì? - Tôi chỉ là một họa sĩ lỡ đường, ghé chân ngồi nghỉ dưới tán cây mà thôi! Nếu ông muốn, tôi có thể vẽ cho ông một bức chân dung! - Người họa sĩ điềm tĩnh đáp.
- Thế thì được, nhưng ông phải vẽ cho giống vào nhé! - Gã say vẫn thô lỗ.
Thế là người họa sĩ bắt đầu tập trung vào từng nét vẽ. Ông vẽ một cách say sưa trước "người mẫu" là gã đàn ông chuếnh choáng hơi men, với khuôn mặt lởm chởm râu và bộ quần áo lấm lem, bẩn thỉu. Một lát sau, đặt chiếc cọ xuống, người họa sĩ nhẹ nhàng nhấc bức tranh ra khỏi giá đỡ và mang đến cho người đàn ông nọ xem.
- Đây không phải là tôi! - Gã tỏ ra ngạc nhiên pha lẫn xấu hổ khi nhìn thấy khuôn mặt mình trong tranh, trong dáng vẻ lịch lãm với nụ cười thân thiện.
- Không, đây chính là hình ảnh tôi thấy trong anh. Anh hoàn toàn có thể là một người lịch lãm, thành đạt nếu như anh thật sự muốn điều đó!
Bức tranh ấy đã làm biến đổi cuộc đời người đàn ông say xỉn nọ. Một năm sau đó, khi người họa sĩ ghé lại ngôi làng, gã say trước kia đã trở thành một anh nông dân chăm chỉ, tháo vát và tốt bụng được nhiều người yêu quý.
- Ngọc Huệ
Theo The Town Drunk And The Portrait Painter
Nếu bạn vẫn có thể
“Mất niềm tin, đó là lúc con người mất đi tất cả.”
Nếu bạn vẫn có thể mỉm cười khi ngắm nhìn hoàng hôn, có thể nhận ra vẻ đẹp rực rỡ nơi những bông hoa bé nhỏ, dung dị, vậy là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn thấy vui khi nhìn cánh bướm chập chờn bay, và nếu nụ cười của một đứa trẻ có thể sưởi ấm con tim bạn, nghĩa là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn thấy được mặt tốt của người khác, và nếu cơn mưa xối xả trên trần nhà vẫn khiến bạn chìm trong giấc ngủ thì đừng nghi ngờ gì nữa: bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu chiếc cầu vồng trên cao vẫn khiến bạn say sưa ngắm nhìn, và nếu bạn sẵn sàng vuốt ve, nựng nịu chú cún con bé nhỏ dưới chân mình, nghĩa là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn vẫn có thể mỉm cười với những người đã từng khiến bạn thất vọng và đau đớn, và nếu thỉnh thoảng bạn vẫn nhận được những tấm thiệp hay lá thư nào đó của người bạn thuở xa xưa, vậy là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu cơn đau của người khác cũng khiến bạn nhói lòng, và nếu niềm vui của ai đó cũng khiến bạn hạnh phúc, thì như vậy, bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn cầu nguyện cho những người xa lạ vượt qua khó khăn họ đang gặp phải, và nếu bạn vẫn còn theo dõi những câu chuyện tình với mong muốn sẽ có những kết thúc có hậu, vậy thì, không gì phải lo lắng, bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn vẫn có thể mỉm cười khi nghĩ lại những ngày đã qua, và háo hức chờ đón ngày mai đang tới, vậy là trong bạn, niềm tin vẫn tràn đầy.
Niềm tin là một điều kỳ diệu. Nó có thể lúc ẩn lúc hiện, hay đôi khi trốn biệt vào đâu đó, nhưng hiếm khi nó thực sự tan vỡ. Niềm tin là ngọn lửa dẫn đường chúng ta đi khi xung quanh chỉ là bóng đen; là sự động viên, khích lệ lớn lao khó có điều gì khác thay thế được. Nó đưa ra lý do khiến chúng ta đứng lên và khuyến khích chúng ta tiếp tục tiến về phía trước.
Vì thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin. Mất niềm tin, đó là lúc con người mất đi tất cả.
- Thanh Giang Theo Then You Still Have Hope
Đôi mắt của mẹ
“Sức mạnh của một người đến từ chính những giá trị bên trong con người đó. ”
- R. w. Clark
Tôi yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Từ bàn tay đó, mẹ đã làm cho tôi biết bao điều diệu kỳ.
Chiều chiều, tôi ngồi trên chiếc bàn bếp, say sưa với bức tranh của mình, còn mẹ thì loay hoay dọn dẹp, đôi tay thoăn thoắt.
- Mẹ ơi, mẹ xem cánh đồng của con đi, con vẽ xong rồi!
- Thế à? - Mẹ hào hứng. - Con vẽ nhanh nhỉ, cho mẹ xem với nào!
Mẹ tôi không nhìn bằng mắt. Mẹ lấy tay và sờ thật kỹ vào mặt giấy, từng nét, từng nét một trong
khi tôi thao thao "thuyết minh". Mẹ sẽ xem tranh rất lâu và rất kỹ, còn tôi thì hồi hộp chờ lời nhận xét cuối cùng, dù nó luôn là “Chà, đẹp đấy!” hay “Họa sĩ của tôi vẽ càng ngày càng lên tay thật!”.
Cha tôi luôn nhìn tôi hay những thứ tôi đưa cho ông bằng mắt. Bà của tôi hay những người đến nhà tôi chơi cũng vậy. Nhưng mẹ thì lại khác. Mẹ luôn nhìn mọi thứ bằng tay. Mỗi khi âu yếm tôi, mẹ sẽ đưa cả hai tay sờ thật kỹ khuôn mặt tôi. Mẹ lấy tay nhìn tranh tôi vẽ, nhìn những tượng đất sét tôi nặn, rồi cũng bằng cách đó, mẹ làm mọi thứ để chăm lo cho gia đình. Chưa bao giờ tôi nghĩ việc mẹ tôi không nhìn mọi vật bằng mắt là bất thường cả.
Tôi nhớ mãi cách mẹ chải tóc cho tôi. Mẹ cầm lược ở tay phải, còn tay trái kẻ một đường từ đầu mũi tôi, thẳng lên giữa hai chân mày đến tận đỉnh đầu. Đó là cách để mẹ rẽ cho tôi đường ngôi thẳng tắp không chê vào đâu được.
Rất nhiều lần khi bị té, tôi chạy vào khóc với mẹ. Bàn tay mẹ lại nhẹ nhàng rửa vết thương, băng bó cho tôi. Ngay lập tức, vết thương không còn đau đớn gì nữa. Thuở nhỏ, tôi vẫn thường tự hỏi không biết đôi bàn tay gầy guộc ấy có phép tiên gì hay không?
Tuy nhiên, cũng có những thứ mẹ tôi không nhìn thấy. Mẹ không thể biết mấy con mèo con mới sinh có màu gì nếu tôi không nói Mẹ cũng không thể chơi trò xếp hình hay chơi bóng ném cùng tôi Nhưng đó chỉ là một phần rất ít những điều mẹ không làm được.
Một hôm, tôi lén lấy một cái bánh rán trên đĩa. Mẹ không nói lời nào và dĩ nhiên tôi nghĩ ngay rằng mẹ không hề hay biết gì cả. Nhưng khi tôi đang nhóp nhép đi ngang qua mẹ, mẹ kéo tay tôi lại và nói:
- Karrey, lần sau con phải xin phép mẹ chứ không được ăn tùy tiện như vậy. Con có thể có mọi thứ con muốn, chỉ cần con xin phép mẹ.
Tôi có một anh trai, một chị gái và một em trai, và không ai trong chúng tôi có thể hiểu được tại sao mẹ biết rõ những gì chúng tôi làm. Một ngày nọ, anh trai tôi đem về một con chó hoang và giấu nó trong phòng mình. Ngay chiều hôm đó, mẹ vào phòng anh và yêu cầu anh tôi mang con chó ra ngoài ngay lập tức. Thật chẳng có điều gì chúng tôi có thể che mắt được mẹ.
Một đêm, tôi lén mẹ bật ti-vi rất nhỏ để vừa làm bài tập vừa xem. Mẹ bước vào phòng và hỏi:
- Karrey, con đang làm bài tập hay đang xem ti-vi vậy?
Thế là tôi đành tiu nghỉu tập trung vào bài học của mình, về sau, tôi cứ nghĩ mãi và tự hỏi làm sao mẹ biết được rằng chính là tôi ở trong phòng chứ không phải anh hay chị tôi.
- Con yêu, chỉ cần nghe hơi thở của con là mẹ đã nhận ra được rồi! - Mẹ bình thản trả lời tôi như thế
Mẹ cũng có một khả năng định hướng rất tốt. Nhà tôi có một chiếc xe đạp đôi và mấy anh chị em tôi thường thay phiên nhau chở mẹ. Tôi ngồi ghế trước điều khiển tay lái và đạp cùng mẹ đang ngồi ở ghế sau. Dường như lúc nào mẹ cũng biết rõ chúng tôi đang ở đâu để chỉ đường rõ ràng và chính xác. Mẹ biết cả khi chúng tôi đến gần một ngã tư hay khi có một chiếc xe hơi lao nhanh qua.
Năm lên chín, tôi thắc mắc mãi, làm thế nào mà mẹ biết được tôi tắm rửa có sạch sẽ hay không. Một bữa nọ, khi tôi đang mải chơi với đống đồ chơi trong bồn tắm thì mẹ bước vào và hỏi:
- Karrey, con chưa chịu đi tắm à?
Lúc ấy, tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao mẹ biết được điều đó. Mãi đến khi lớn lên, tôi mới biết được rằng mẹ hiểu tâm lý của một đứa bé gái đang thích thú với những món đồ chơi trong nước thì sẽ không nhớ đến việc tắm rửa cho mình. Cứ như thế, mẹ nuôi lớn chúng tôi bằng đôi mắt trong tâm hồn mình.
Nhưng liệu mẹ có thể hình dung khuôn mặt của các con mẹ chỉ bằng cách cảm nhận qua đôi bàn tay? Một ngày khi tôi 17 tuổi và đứng trước gương chải tóc, tôi đã hỏi bà:
- Mẹ thật sự không biết chúng con trông ra sao đúng không?
Bà vuốt mái tóc tôi và đáp:
- Mẹ biết chứ, con yêu.
- Thật sao mẹ? Làm sao mẹ biết được?
- Mẹ biết con trông như thế nào ngay lần đầu tiên các bác sĩ đặt con vào tay mẹ. Mẹ cảm nhận được từng centimet cơ thể con và từng sợi tóc mềm mại trên đầu con. Mẹ biết tóc con màu vàng và đôi mắt con màu xanh vì cha con nói với mẹ như thế. Mẹ biết con rất xinh đẹp vì đó là những lời mẹ nghe được từ mọi người. Và quan trọng hơn cả, mẹ biết con của mẹ có một tâm hồn đẹp, vì con đã thể hiện điều ấy hàng ngày, từ lúc còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành như lúc này đây...
Mắt tôi chợt nhòe đi.
- Mẹ biết con rất khỏe vì con yêu thể thao. Mẹ biết trái tim con nhân hậu khi nghe con trò chuyện với loài vật và các em nhỏ. Mẹ biết con rất mạnh mẽ vì con đủ can đảm để bảo vệ lẽ phải. Mẹ biết con trân trọng mọi người qua cách con đối xử với họ. Mẹ biết con thông minh vì con luôn vượt qua các kỳ thi một cách dễ dàng. Mẹ cũng biết con tràn đầy niềm tin và hy vọng vì mẹ thấy trong con sự kiên trì, không ai có thể làm con nản chí. Mẹ biết con yêu thương gia đình khi con bênh vực anh chị mình. Mẹ biết trong con tràn ngập tình yêu vì con luôn thể hiện tình yêu ấy với mẹ và cha. Chưa bao giờ con tỏ ra mình bị thiệt thời vì có một người mẹ mù. Vì vậy, con yêu, - mẹ kéo tôi lại gần, - mẹ biết con trông như thế nào và đối với mẹ, con rất đẹp.
Đó là chuyện của mười năm trước, còn bây giờ, tôi đã làm mẹ. Khi các bác sĩ đặt lên tay tôi đứa con trai đầu lòng, tôi nhắm mắt lại và dang hai tay của mình ra. Cũng như mẹ, có thể cảm nhận từng centimet cơ thể của con mình và biết rõ là nó rất xinh. Sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn thích tắt đèn, ôm con vào lòng để cảm nhận những gì mẹ tôi đã cảm nhận trước đây.
- Nguyễn Ngân Theo My Own Experience
- Khuyết danh
Mary là một nhân viên đồ họa có tài của công ty tôi. Hằng ngày, gần như vào đúng một giờ nhất định, cô chậm rãi bước vào phòng làm việc, với một đóa hoa cài trên mái tóc. Mary luôn cài lên tóc mình một bông hoa, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Thường thì đó là một đóa hoa phù hợp với màu trang phục, cài phía sau suối tóc màu nâu hạt dẻ bóng mượt. Trong những dịp như tiệc mừng Giáng sinh tại công ty, việc cài hoa có vẻ thích hợp vì nó tạo nên không khí rộn rã, vui tươi. Nhưng trong giờ làm việc thì điều đó trở nên lạc lõng và khiến nhiều người xầm xì bàn tán, nhất là những đồng nghiệp nữ. Một vài người tỏ ra khó chịu về việc này. Họ lên án tính mơ mộng quá đà của Mary, thậm chí còn cho rằng cô ấy đã vi phạm những "nguyên tắc cần thiết" cho sự nghiêm túc trong môi trường làm việc. Chẳng ai gọi cô ấy bằng tên thật, mà bằng những biệt danh như "đóa hoa di động" hoặc "hoa nữ" mỗi khi trò chuyện với nhau, chẳng hạn như:
- Không biết đóa hoa di động đã hoàn thành bản thiết kế cho dự án Wal-Mart chưa nhỉ? - Câu hỏi như thế thường được cất lên với một nụ cười chế giễu.
- Tất nhiên là xong rồi. Cô ấy luôn làm rất xuất sắc mà.
Có thể ai đó sẽ đáp như vậy, kèm theo nụ cười thán phục. Chẳng ai có thể phàn nàn về công việc của Mary. Cô ấy thật sự có tài.
Chúng tôi luôn thắc mắc vì sao Mary lại cài hoa nhưng chưa ai hỏi thẳng Mary lý do vì sao cô lại làm như vậy. Có lẽ nếu một ngày nào đó, Mary xuất hiện mà không có bông hoa nào như thường lệ, chắc mọi người sẽ ngạc nhiên lắm.
Thế rồi một hôm, Mary không cài hoa thật. Đợi đến khi cô ấy mang bản dự án vào phòng tôi, tôi thắc mắc:
- Sao hôm nay cô không cài hoa? Tôi đã quen nhìn thấy cô cài hoa đến nỗi cảm thấy như thiếu
thiếu một cái gì ấy!
- Ô, vâng! - Mary lặng lẽ đáp bằng một giọng buồn buồn. Điều này thật khác với tính cách sôi nổi, trẻ trung thường ngày của cô. Tôi cảm giác có một điều gì đó hơi bất ổn.
- Cô không sao chứ? - Tôi hỏi, dù hy vọng rằng sẽ nghe thấy câu đáp: “Không sao, tôi vẫn bình thường”.
Mary ngước mắt lên nhìn tôi. Nhìn thẳng vào đôi mắt nâu sậm ấy, tôi linh cảm rằng mình đã chạm vào một điều gì đó lớn lao hơn chuyện cài hoa nhiều.
- Vâng! - Cô ấy nói khẽ. - Hôm nay là ngày giỗ của mẹ tôi. Tôi rất nhớ bà. Vì thế nên tôi hơi buồn chút ít.
- Tôi hiểu rồi! - Tôi bối rối, cố tỏ ra thông cảm, nhưng cũng không muốn khuấy động thêm cảm xúc buồn rầu của cô ấy. - Tôi biết điều này thật khó khăn với cô.
- Không. Tôi không sao đâu. Tôi biết mình có vẻ đa cảm một tí. Nhưng dẫu sao, đối với tôi, hôm nay là một ngày buồn, ông biết không...
Và cô ấy bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện của mình.
- Mẹ tôi bị bệnh ung thư. Bà mất lúc tôi chỉ vừa mười lăm tuổi. Đó là một cú sốc quá lớn với tôi, bởi vì mẹ con tôi rất gần gũi nhau. Mẹ rất yêu và hiểu tôi. Khi biết mình sắp chết, bà đã thu lại những lời chúc và nhắn nhủ dành cho mỗi sinh nhật của tôi, từ năm tôi mười sáu tới năm tôi hai mươi lăm tuổi. Hôm nay là sinh nhật lần thứ hai mươi lăm của tôi. Hồi sáng, tôi đã xem cuốn băng video cuối cùng bà chuẩn bị.
- Ô, tôi thật sự cảm động khi biết chuyện này. - Tôi nói, lần này với sự cảm thông sâu sắc trước tâm trạng của Mary.
- Cám ơn lòng tốt của ông. Thật ra, hôm nay tôi không cài hoa cũng có lý do riêng. Khi tôi còn bé, mẹ thường cài hoa lên tóc tôi. Một ngày nọ, khi bà đang nằm viện, tôi mang vào cho bà một bó hoa hồng mới hái ở vườn nhà. Cầm bó hoa trên tay, mẹ đưa tới gần mũi để có thể ngửi thấy mùi thơm của nó. Thế rồi bà rút ra một bông, kéo tôi lại gần. Bà vuốt tóc tôi, cài bông hoa ấy lên tóc tôi, như bà vẫn hay làm hồi tôi còn nhỏ xíu. Cuối ngày hôm ấy bà mất.
Nước mắt Mary lăn tròn.
- Thế là từ đó trở đi tôi luôn cài một bông hoa trên tóc - nó làm tôi có cảm giác như mẹ vẫn còn ở bên tôi, dù chỉ vẻ mặt tinh thần. Thế nhưng… - cô thở dài. - Hôm nay, trong cuốn video dành cho ngày sinh nhật thứ hai mươi lăm của tôi, mẹ nói rằng bà rất tiếc vì không được ở bên cạnh chăm sóc, bảo ban cho tới khi tôi thực sự trưởng thành. Bà muốn nhìn thấy một dấu hiệu thuyết phục nào đó để chứng tỏ tôi không còn bé bỏng nữa.
Tôi gật đầu đồng tình:
- Tôi hiểu, đó là mong muốn của tất cả những người mẹ.
- Vì thế tôi suy nghĩ, dấu hiệu mà tôi có thể dành cho mẹ là gì? Đó chính là việc cài hoa. Tôi từ bỏ thói quen từ xưa đến nay của mình, một dấu hiệu để chứng tỏ với mẹ rằng tôi đã hoàn toàn trưởng thành.
Đôi mắt mơ màng với dòng hồi tưởng, Mary nói tiếp:
- Tôi thật may mắn được làm con của mẹ. Nhưng tôi không cần phải cài hoa để nhắc nhở mình về những kỷ niệm ngày xưa nữa. Đó chỉ là dấu hiệu bên ngoài của những ký ức quý giá về mẹ - chúng vẫn ở mãi trong tim tôi dù tôi không còn cài hoa lên tóc. Ô, đây là bản dự án. Tôi mong là ông sẽ hài lòng về nó.
Mary trao cho tôi bộ hồ sơ đã chuẩn bị chu đáo, có chữ ký của cô và hình một đóa hoa nhỏ vẽ tay bên dưới - ký hiệu của riêng cô.
Không biết bao nhiêu lần tôi đã nghe câu: “Đừng bao giờ phán xét người khác khi chưa hiểu rõ về họ”, vậy mà tôi đã không làm được như vậy. Tôi đã đánh giá một cách sai lầm về cô gái trẻ này, đã khó chịu với việc cài hoa của cô khi chưa hiểu rõ về nguyên nhân sâu xa của nó. Tôi từng tự hào cho rằng mình hiểu biết và nắm vững từng chi tiết của công ty, biết chính xác vai trò, chức năng của từng người một, nhưng chỉ một tâm tư nhỏ của cô nhân viên có năng lực nhất, tôi lại không buồn tìm hiểu. Thật là sai lầm khi tôi từng cho rằng đời sống cá nhân của một người không liên quan gì đến công việc của họ, vì thế nên vứt bỏ tất cả lại trước khi bước vào cánh cửa văn phòng. Nhưng Mary đã dạy cho tôi được nhiều điều. Hôm ấy, tôi đã biết rằng đóa hoa mà cô gái trẻ ấy cài trên tóc là biểu tượng cho tình yêu dạt dào của cô, là cách thức để cô duy trì sự gắn bó với người mẹ trẻ đã mất đi khi cô còn thơ ấu.
Tôi chăm chú xem bản dự án của Mary, vô cùng hài lòng vì nó đã được thực hiện bởi một người sáng tạo, kỹ lưỡng và có một chiều sâu tâm hồn cũng như năng lực cảm xúc tuyệt vời. Các công trình của cô ấy luôn luôn xuất sắc, bởi cô luôn sống bằng trọn vẹn trái tim mình. Đó là một bài học để nhắc tôi nhớ rằng, bản thân mình cũng cần phải sống bằng trọn vẹn trái tim.
- Thành Nhân Theo Flower In Her Hair
Nếu có lòng
Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau những rặng cây. Sau một ngày dài mệt mỏi, Joe hối hả lái chiếc Pontiac cũ kỹ trở về nhà. Sinh ra và lớn lên ở thị trấn bé nhỏ này, Joe quen thuộc nó đến từng con đường, từng góc phố. Bóng đêm mịt mù bắt đầu phủ xuống, trời lất phất mưa và gió thổi lạnh ngắt.
Joe điều chỉnh tốc độ, chạy chầm chậm vào một con đường nhỏ và hẹp. Chợt anh nhìn thấy bên kia đường một người phụ nữ đã luống tuổi đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes. Không cần hỏi, Joe cũng biết là nó đang bị trục trặc. Joe tắt máy, dừng lại và bước tới bên cạnh bà. Người phụ nữ ấy mỉm cười nhìn anh nhưng ánh mắt lộ rõ vẻ lo lắng. Bà đã đứng đây cả giờ đồng hồ nhưng vẫn không có ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà. Liệu chàng trai này có phải người tốt hay không? Trong bộ quần áo tầm tầm và vẻ mặt khắc khổ, hẳn anh ta đang gặp khó khăn về kinh tế Joe vội lên tiếng trấn an:
- Cháu tới để giúp bác. Sao bác không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh lắm. À, cháu tên là Joe.
Joe kiểm tra xe và thấy một bên lốp đã bị xẹp. Tuy chỉ đơn giản như vậy nhưng đối với người phụ nữ mảnh dẻ ấy, chuyện này chẳng khác gì một thảm họa. Joe trải áo chui vào gầm xe. Trong lúc Joe làm việc, người phụ nữ cúi xuống nói chuyện với anh qua cửa sổ xe Chỉ 10 phút sau, Joe đã thay xong bánh dự phòng. Joe đứng dậy, người lấm lem còn tay thì trầy trụa. Người phụ nữ ấy rối rít cảm ơn và hỏi anh định lấy công bao nhiêu tiền. Bà bảo Joe đừng ngại vì nếu không gặp được anh, bà không biết chuyện gì sẽ xảy đến với mình giữa đêm tối, đường vắng như thế này. Thế nhưng, thực lòng Joe chưa hề nghĩ đến chuyện nhận tiền của bà. Đúng là anh đang thất nghiệp nhưng sửa xe không phải là nghề của anh và anh giúp bà chỉ vì thấy tội nghiệp mà thôi. Vả lại, trước đây, đã có rất nhiều người hào hiệp giúp anh trong lúc khốn khó. Nghĩ vậy, Joe từ chối:
- Cảm ơn bác. Nếu bác có lòng, xin hãy giúp người khác.
Joe chờ chiếc xe của người phụ nữ ấy đi khuất mới rẽ vào con hẻm nhỏ về nhà.
Xe chạy được vài dặm, người phụ nữ dừng lại và bước vào một quán ăn nhỏ bên đường. Cô hầu bàn vội lấy khăn cho bà lau mái tóc ướt. Cô vẫn niềm nở và ân cần dù đôi chân muốn cứng đờ vì phải chạy tới lui từ sáng. Người đàn bà ái ngại nhìn cô gái: Cô đang mang thai và hình như cũng sắp tới ngày sinh nở. Bà chợt nhớ tới lời của Joe. Ăn xong, bà kêu tính tiền và đặt vào đĩa tờ 100 đô- la. Khi cô hầu bàn đem tiền thối trở ra, người khách đã đi mất. Trên bàn chỉ còn lại một mẩu giấy nhỏ:
“Con đừng cảm ơn ta. Ta cũng từng được giúp đỡ. Nếu con có lòng, hãy nhớ tới người khác. ”
Trên đường về nhà, cô nghĩ miên man Làm sao người phụ nữ ấy biết được rằng vợ chồng cô đang gặp lúc khó khăn Chồng cô thất nghiệp và tháng sau thì cô sinh con? Đi ngang qua công viên, cô thấy hai bóng người, một lớn một bé ôm nhau trên ghế đá. Tiếng ru khe khẽ nỉ non trong đêm. “Dù sao thì mình cũng có chỗ ngủ đêm, có việc làm”, cô chạnh lòng nghĩ. Sau đó, cô nhẹ nhàng thò tay vào túi rút số tiền bà lão tặng, đặt xuống bên cạnh người mẹ không nhà đang ru con
- Đừng cảm ơn tôi. Nếu có lòng…
Khi cô gái bước vào căn phòng chật hẹp của mình, chồng cô đã ngủ say. Khẽ cỏi giày, cô leo lên giường, nhẹ nhàng hôn chàng và nằm xuống.
- Về rồi hả cưng. Có chuyện gì không em? - Chồng cô tỉnh giấc khẽ hỏi.
- Không, anh yêu. Mọi việc ổn cả, Joe ạ.
- Lan Nguyên Theo Internet
Ba người thầy vĩ đại
Hasan - một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa ngài, xin ngài cho tôi biết ai là thầy ngài? Ai là người đã truyền cho ngài những kiến thức uyên bác đến vậy?”.
Hasan mỉm cười: Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm. Điều đó quá dài vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể ra đây ba người thầy trong số những vị ấy.
Người đầu tiên là một tên trộm. Một lần, sau khi lạc giữa sa mạc, ta tìm đến được một khu làng, trời đã rất khuya, mọi nhà đều đóng cửa ngủ cả. Đi mãi, cuối cùng tình cờ ta bắt gặp một người đàn ông đang hì hục khoét vách. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân. Nhưng ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”.
Quá khát và mệt mỏi, ta quyết định theo người đàn ông đó về chỗ trú chân, không một chút chần chừ. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Mỗi đêm, trước khi đi, người đàn ông ấy đều lặp lại câu nói quen thuộc: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà cầu nguyện cho tôi nhé!”. Lần nào người đó trở về, đáp lại ánh mắt tò mò của ta, vẫn là câu trả lời: “Hôm nay chẳng trộm được gì, nhưng ngày mai tôi sẽ làm được. Có thể lắm chứ”.
Bỏ qua chuyện xét đoán việc làm bất chính của người đàn ông kia, rõ ràng ông ta cũng rất đáng nể vì niềm tin mạnh mẽ của mình phải không? Đã có lúc ta trải qua giai đoạn vô cùng bế tắc, trí óc liên tục suy ngẫm nhưng chẳng ngộ ra được một chân lý nào. Điều đó khiến ta rơi vào tâm trạng tuyệt vọng đến mức nghĩ rằng mình nên chấm dứt tất cả những tìm kiếm vô nghĩa này. Nhưng ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được. Có thể lắm chứ!”.
Người thầy thứ hai của ta là một con chó - đừng vội cười nhé anh bạn. Lần đó, khi ta đang đi dọc bờ sông thì một con chó xuất hiện. Nó đang khát nước. Nhưng vừa nhìn xuống dòng nước, nó liền hoảng sợ bỏ chạy. Chắc chắn nó đang nhầm tưởng cái bóng của mình là một con chó khác. Có lẽ quá khát nên chạy được một đoạn, con chó đáng thương lại quay trở lại. Mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta nhận ra rằng, cũng như con vật kia, phần lớn nỗi sợ hãi trong con người chúng ta đều do tưởng tượng mà nên. Vì vậy, phải biết lấy hành động để chiến thắng nỗi sợ của bản thân.
Người thầy cuối cùng của ta là một đứa bé. Lần nọ, ta đến một thành phố lớn và thấy một đứa bé cầm trên tay ngọn nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?”. Đứa bé đáp: “Thưa phải”. Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy ta còn thấy cây nến chưa được thắp nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”.
Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”.
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó trở đi, ta không bao giờ còn dám tự hào về kiến thức của mình
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây, ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy, vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là phải luôn sẵn sàng làm một người học trò và phải biết học hỏi ngay từ những điều bình thường, từ những con người giản dị nhất.
- Lê Lai Theo Internet
Bức chân dung
“Nếu bạn nhìn thế giới này qua một góc độ khác, có thể bạn sẽ thấy những thay đổi thật đáng ngạc nhiên. ”
- Khuyết danh
Một hôm, tại thị trấn xa xôi nọ xuất hiện một người họa sĩ từ phương xa ghé tới. Khi đang nghỉ chân dưới bóng râm rợp mát của tán sồi đầu làng, ông gặp một người đàn ông nồng nặc mùi rượu đi ngang qua. Thấy ông, gã khinh khinh hỏi với vẻ gây hấn:
- Ông ngồi đây có việc gì? - Tôi chỉ là một họa sĩ lỡ đường, ghé chân ngồi nghỉ dưới tán cây mà thôi! Nếu ông muốn, tôi có thể vẽ cho ông một bức chân dung! - Người họa sĩ điềm tĩnh đáp.
- Thế thì được, nhưng ông phải vẽ cho giống vào nhé! - Gã say vẫn thô lỗ.
Thế là người họa sĩ bắt đầu tập trung vào từng nét vẽ. Ông vẽ một cách say sưa trước "người mẫu" là gã đàn ông chuếnh choáng hơi men, với khuôn mặt lởm chởm râu và bộ quần áo lấm lem, bẩn thỉu. Một lát sau, đặt chiếc cọ xuống, người họa sĩ nhẹ nhàng nhấc bức tranh ra khỏi giá đỡ và mang đến cho người đàn ông nọ xem.
- Đây không phải là tôi! - Gã tỏ ra ngạc nhiên pha lẫn xấu hổ khi nhìn thấy khuôn mặt mình trong tranh, trong dáng vẻ lịch lãm với nụ cười thân thiện.
- Không, đây chính là hình ảnh tôi thấy trong anh. Anh hoàn toàn có thể là một người lịch lãm, thành đạt nếu như anh thật sự muốn điều đó!
Bức tranh ấy đã làm biến đổi cuộc đời người đàn ông say xỉn nọ. Một năm sau đó, khi người họa sĩ ghé lại ngôi làng, gã say trước kia đã trở thành một anh nông dân chăm chỉ, tháo vát và tốt bụng được nhiều người yêu quý.
- Ngọc Huệ
Theo The Town Drunk And The Portrait Painter
Nếu bạn vẫn có thể
“Mất niềm tin, đó là lúc con người mất đi tất cả.”
Nếu bạn vẫn có thể mỉm cười khi ngắm nhìn hoàng hôn, có thể nhận ra vẻ đẹp rực rỡ nơi những bông hoa bé nhỏ, dung dị, vậy là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn thấy vui khi nhìn cánh bướm chập chờn bay, và nếu nụ cười của một đứa trẻ có thể sưởi ấm con tim bạn, nghĩa là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn thấy được mặt tốt của người khác, và nếu cơn mưa xối xả trên trần nhà vẫn khiến bạn chìm trong giấc ngủ thì đừng nghi ngờ gì nữa: bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu chiếc cầu vồng trên cao vẫn khiến bạn say sưa ngắm nhìn, và nếu bạn sẵn sàng vuốt ve, nựng nịu chú cún con bé nhỏ dưới chân mình, nghĩa là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn vẫn có thể mỉm cười với những người đã từng khiến bạn thất vọng và đau đớn, và nếu thỉnh thoảng bạn vẫn nhận được những tấm thiệp hay lá thư nào đó của người bạn thuở xa xưa, vậy là bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu cơn đau của người khác cũng khiến bạn nhói lòng, và nếu niềm vui của ai đó cũng khiến bạn hạnh phúc, thì như vậy, bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn cầu nguyện cho những người xa lạ vượt qua khó khăn họ đang gặp phải, và nếu bạn vẫn còn theo dõi những câu chuyện tình với mong muốn sẽ có những kết thúc có hậu, vậy thì, không gì phải lo lắng, bạn vẫn còn niềm tin.
Nếu bạn vẫn có thể mỉm cười khi nghĩ lại những ngày đã qua, và háo hức chờ đón ngày mai đang tới, vậy là trong bạn, niềm tin vẫn tràn đầy.
Niềm tin là một điều kỳ diệu. Nó có thể lúc ẩn lúc hiện, hay đôi khi trốn biệt vào đâu đó, nhưng hiếm khi nó thực sự tan vỡ. Niềm tin là ngọn lửa dẫn đường chúng ta đi khi xung quanh chỉ là bóng đen; là sự động viên, khích lệ lớn lao khó có điều gì khác thay thế được. Nó đưa ra lý do khiến chúng ta đứng lên và khuyến khích chúng ta tiếp tục tiến về phía trước.
Vì thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin. Mất niềm tin, đó là lúc con người mất đi tất cả.
- Thanh Giang Theo Then You Still Have Hope
Đôi mắt của mẹ
“Sức mạnh của một người đến từ chính những giá trị bên trong con người đó. ”
- R. w. Clark
Tôi yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Từ bàn tay đó, mẹ đã làm cho tôi biết bao điều diệu kỳ.
Chiều chiều, tôi ngồi trên chiếc bàn bếp, say sưa với bức tranh của mình, còn mẹ thì loay hoay dọn dẹp, đôi tay thoăn thoắt.
- Mẹ ơi, mẹ xem cánh đồng của con đi, con vẽ xong rồi!
- Thế à? - Mẹ hào hứng. - Con vẽ nhanh nhỉ, cho mẹ xem với nào!
Mẹ tôi không nhìn bằng mắt. Mẹ lấy tay và sờ thật kỹ vào mặt giấy, từng nét, từng nét một trong
khi tôi thao thao "thuyết minh". Mẹ sẽ xem tranh rất lâu và rất kỹ, còn tôi thì hồi hộp chờ lời nhận xét cuối cùng, dù nó luôn là “Chà, đẹp đấy!” hay “Họa sĩ của tôi vẽ càng ngày càng lên tay thật!”.
Cha tôi luôn nhìn tôi hay những thứ tôi đưa cho ông bằng mắt. Bà của tôi hay những người đến nhà tôi chơi cũng vậy. Nhưng mẹ thì lại khác. Mẹ luôn nhìn mọi thứ bằng tay. Mỗi khi âu yếm tôi, mẹ sẽ đưa cả hai tay sờ thật kỹ khuôn mặt tôi. Mẹ lấy tay nhìn tranh tôi vẽ, nhìn những tượng đất sét tôi nặn, rồi cũng bằng cách đó, mẹ làm mọi thứ để chăm lo cho gia đình. Chưa bao giờ tôi nghĩ việc mẹ tôi không nhìn mọi vật bằng mắt là bất thường cả.
Tôi nhớ mãi cách mẹ chải tóc cho tôi. Mẹ cầm lược ở tay phải, còn tay trái kẻ một đường từ đầu mũi tôi, thẳng lên giữa hai chân mày đến tận đỉnh đầu. Đó là cách để mẹ rẽ cho tôi đường ngôi thẳng tắp không chê vào đâu được.
Rất nhiều lần khi bị té, tôi chạy vào khóc với mẹ. Bàn tay mẹ lại nhẹ nhàng rửa vết thương, băng bó cho tôi. Ngay lập tức, vết thương không còn đau đớn gì nữa. Thuở nhỏ, tôi vẫn thường tự hỏi không biết đôi bàn tay gầy guộc ấy có phép tiên gì hay không?
Tuy nhiên, cũng có những thứ mẹ tôi không nhìn thấy. Mẹ không thể biết mấy con mèo con mới sinh có màu gì nếu tôi không nói Mẹ cũng không thể chơi trò xếp hình hay chơi bóng ném cùng tôi Nhưng đó chỉ là một phần rất ít những điều mẹ không làm được.
Một hôm, tôi lén lấy một cái bánh rán trên đĩa. Mẹ không nói lời nào và dĩ nhiên tôi nghĩ ngay rằng mẹ không hề hay biết gì cả. Nhưng khi tôi đang nhóp nhép đi ngang qua mẹ, mẹ kéo tay tôi lại và nói:
- Karrey, lần sau con phải xin phép mẹ chứ không được ăn tùy tiện như vậy. Con có thể có mọi thứ con muốn, chỉ cần con xin phép mẹ.
Tôi có một anh trai, một chị gái và một em trai, và không ai trong chúng tôi có thể hiểu được tại sao mẹ biết rõ những gì chúng tôi làm. Một ngày nọ, anh trai tôi đem về một con chó hoang và giấu nó trong phòng mình. Ngay chiều hôm đó, mẹ vào phòng anh và yêu cầu anh tôi mang con chó ra ngoài ngay lập tức. Thật chẳng có điều gì chúng tôi có thể che mắt được mẹ.
Một đêm, tôi lén mẹ bật ti-vi rất nhỏ để vừa làm bài tập vừa xem. Mẹ bước vào phòng và hỏi:
- Karrey, con đang làm bài tập hay đang xem ti-vi vậy?
Thế là tôi đành tiu nghỉu tập trung vào bài học của mình, về sau, tôi cứ nghĩ mãi và tự hỏi làm sao mẹ biết được rằng chính là tôi ở trong phòng chứ không phải anh hay chị tôi.
- Con yêu, chỉ cần nghe hơi thở của con là mẹ đã nhận ra được rồi! - Mẹ bình thản trả lời tôi như thế
Mẹ cũng có một khả năng định hướng rất tốt. Nhà tôi có một chiếc xe đạp đôi và mấy anh chị em tôi thường thay phiên nhau chở mẹ. Tôi ngồi ghế trước điều khiển tay lái và đạp cùng mẹ đang ngồi ở ghế sau. Dường như lúc nào mẹ cũng biết rõ chúng tôi đang ở đâu để chỉ đường rõ ràng và chính xác. Mẹ biết cả khi chúng tôi đến gần một ngã tư hay khi có một chiếc xe hơi lao nhanh qua.
Năm lên chín, tôi thắc mắc mãi, làm thế nào mà mẹ biết được tôi tắm rửa có sạch sẽ hay không. Một bữa nọ, khi tôi đang mải chơi với đống đồ chơi trong bồn tắm thì mẹ bước vào và hỏi:
- Karrey, con chưa chịu đi tắm à?
Lúc ấy, tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao mẹ biết được điều đó. Mãi đến khi lớn lên, tôi mới biết được rằng mẹ hiểu tâm lý của một đứa bé gái đang thích thú với những món đồ chơi trong nước thì sẽ không nhớ đến việc tắm rửa cho mình. Cứ như thế, mẹ nuôi lớn chúng tôi bằng đôi mắt trong tâm hồn mình.
Nhưng liệu mẹ có thể hình dung khuôn mặt của các con mẹ chỉ bằng cách cảm nhận qua đôi bàn tay? Một ngày khi tôi 17 tuổi và đứng trước gương chải tóc, tôi đã hỏi bà:
- Mẹ thật sự không biết chúng con trông ra sao đúng không?
Bà vuốt mái tóc tôi và đáp:
- Mẹ biết chứ, con yêu.
- Thật sao mẹ? Làm sao mẹ biết được?
- Mẹ biết con trông như thế nào ngay lần đầu tiên các bác sĩ đặt con vào tay mẹ. Mẹ cảm nhận được từng centimet cơ thể con và từng sợi tóc mềm mại trên đầu con. Mẹ biết tóc con màu vàng và đôi mắt con màu xanh vì cha con nói với mẹ như thế. Mẹ biết con rất xinh đẹp vì đó là những lời mẹ nghe được từ mọi người. Và quan trọng hơn cả, mẹ biết con của mẹ có một tâm hồn đẹp, vì con đã thể hiện điều ấy hàng ngày, từ lúc còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành như lúc này đây...
Mắt tôi chợt nhòe đi.
- Mẹ biết con rất khỏe vì con yêu thể thao. Mẹ biết trái tim con nhân hậu khi nghe con trò chuyện với loài vật và các em nhỏ. Mẹ biết con rất mạnh mẽ vì con đủ can đảm để bảo vệ lẽ phải. Mẹ biết con trân trọng mọi người qua cách con đối xử với họ. Mẹ biết con thông minh vì con luôn vượt qua các kỳ thi một cách dễ dàng. Mẹ cũng biết con tràn đầy niềm tin và hy vọng vì mẹ thấy trong con sự kiên trì, không ai có thể làm con nản chí. Mẹ biết con yêu thương gia đình khi con bênh vực anh chị mình. Mẹ biết trong con tràn ngập tình yêu vì con luôn thể hiện tình yêu ấy với mẹ và cha. Chưa bao giờ con tỏ ra mình bị thiệt thời vì có một người mẹ mù. Vì vậy, con yêu, - mẹ kéo tôi lại gần, - mẹ biết con trông như thế nào và đối với mẹ, con rất đẹp.
Đó là chuyện của mười năm trước, còn bây giờ, tôi đã làm mẹ. Khi các bác sĩ đặt lên tay tôi đứa con trai đầu lòng, tôi nhắm mắt lại và dang hai tay của mình ra. Cũng như mẹ, có thể cảm nhận từng centimet cơ thể của con mình và biết rõ là nó rất xinh. Sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn thích tắt đèn, ôm con vào lòng để cảm nhận những gì mẹ tôi đã cảm nhận trước đây.
- Nguyễn Ngân Theo My Own Experience
Danh sách chương