Hãybỏ tất cả những ưu phiền của hạn vào một chiếc túi lủng.
- Old Postcard
Cách đây không lâu, tôi đã rơi vào một giai đoạn rất tồi tệ trong cuộc sống mà có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Khi đó, với tôi mọi thứ đều trở nên chán chường và tẻ nhạt, sức khoẻ giảm sút - ngọn lửa nhiệt tình và hăng hái đã tắt ngấm. Điều đó tác động thật đáng sợ đến cuộc sống và công việc của tôi. Mỗi sáng, tôi nghiến chặt răng lại tự nhủ: Hôm nay, cuộc sống tiếp tục trôi theo lối mòn của nó đấy. Mình phải vượt qua nó. Nhất định mình phải làm như thế!
Nhưng rồi chuỗi ngày nhàm chán vẫn kéo dài, và tình trạng tê liệt, không lối thoát ấy dường như ngày một tệ hơn. Đã đến lúc tôi biết mình cần phải nhờ giúp đỡ.
Tôi đã đến gặp một bác sĩ. Ông ta lớn tuổi hơn tôi và trông có vẻ cộc cằn. Tuy nhiên, tôi không ngờ đằng sau vẻ bề ngoài không mấy thiện cảm kia là một con người rất uyên thâm và từng trải. Tôi kể với vị bác sĩ một cách đau khổ, rằng dường như tôi bị bế tắc.
- Liệu bác sĩ có thể giúp tôi không? - Tôi không biết.
Vị bác sĩ chậm rãi trả lời, rồi chống tay nhìn chằm chằm vào tôi một lúc lâu. Đột nhiên ông hỏi:
- Hồi còn bé, anh thích nơi nào nhất?
- Hồi còn bé à? - Tôi hỏi lại. - Sao bác sĩ lại hỏi như vậy? Tôi nghĩ là ở bãi biển. Gia đình tôi có một ngôi nhà nghỉ bên bờ biển. Cả nhà đều thích nó.
Vị bác sĩ nhìn ra ngoài cửa sổ, đưa mắt theo mấy chiếc lá thu rơi rụng rồi hỏi tiếp.
- Thế anh có thể làm theo lời tôi nói trong cả một ngày không?
- Tôi nghĩ là được. Tôi sốt sắng trả lời.
- Được rồi. Tôi muốn anh làm như vầy...
Theo lời vị bác sĩ, hôm sau tôi phải lái xe đến bãi biển một mình và không được đến trễ quá 9 giờ sáng. Tôi có thể ăn trưa, nhưng không được đọc, viết, nghe đài hay nói chuyện với bất kỳ ai. Thêm nữa, ông ta nói:
- Tôi sẽ đưa cho anh một toa thuốc, cứ cách 3 giờ thì dùng một lần.
Rồi ông lấy một tờ giấy trắng xé thành bốn mảnh, viết vài chữ lên mỗi mảnh, gấp lại và đánh số rồi trao chúng cho tôi.
- Anh hãy dùng những liều thuốc này vào lúc 9 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều và 6 giờ tối theo số thứ tự.
- Bác sĩ nói nghiêm túc đấy chứ ạ? - Tôi ngỡ ngàng hỏi.
Vị bác sĩ bật cười:
- Anh sẽ không nghĩ là tôi đang đùa khi tôi lấy tiền khám bệnh của anh.
Sáng hôm sau, với niềm tin nhỏ nhoi về phương thuốc của vị bác sĩ, tôi lái xe đến bãi biển một mình đúng như lời ông dặn. Một ngọn gió đông bắc thổi qua, mặt biển trông xám xịt và những cơn sóng vỗ ầm ào như giận dữ. Tôi ngồi trong xe, phía trước là cả một ngày dài đằng đẵng và trống rỗng. Rồi tôi mở mảnh giấy thứ nhất ra xem. Trên đó là hàng chữ: “Hãy chăm chú lắng nghe”.
Không thể hiểu nổi! Chắc vị bác sĩ đó điên mất rồi! Ông ta đã cấm tôi nghe nhạc, đọc báo và tiếp xúc với những người khác rồi, còn cái gì khác nữa để mà nghe cơ chứ?
Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định làm theo lời ông. Tôi ngẩng đầu lắng nghe. Chẳng có âm thanh nào ngoài tiếng sóng vỗ ầm ầm đều đặn, tiếng kêu léc chéc của con mòng biển, và tiếng ầm ì của vài chiếc máy bay trên bầu trời. Những âm thanh thật quen thuộc!
Tôi ra khỏi xe. Một cơn gió mạnh làm chiếc cửa đóng sập vào. Tôi tự hỏi: Phải chăng vị bác sĩ đề nghị tôi phải chú ý lắng nghe những âm thanh đó?
Tôi leo lên một đụn cát và nhìn ra phía xa xa của bãi biển hoang vắng. Ngồi ở đây tôi nghe thấy tiếng sóng biển gầm thét lớn hơn, át cả những âm thanh khác. Và đột nhiên tôi nghĩ, hẳn phải có những âm thanh khác nữa bên dưới những tiếng sóng đó - tiếng soạt nhẹ của cát trồi giạt, tiếng thì thầm của gió trong đám cây dại mọc ở cồn cát - nếu như người nghe thật chăm chú.
Như bị thôi thúc, tôi nhảy xuống biển và ngụp lặn trong làn nước. Bỗng thấy buồn cười về hành động của mình, tôi chúi đầu vào đám rong biển. Ngay lúc ấy, tôi khám phá ra rằng: nếu chú tâm lắng nghe, ta còn có thể nghe được những khoảnh khắc khi mà tất cả mọi thứ đều ngừng lại như chờ đợi. Trong khoảnh khắc yên lặng đó, mọi suy nghĩ trong đầu ta đều ngưng đọng và tâm trí ta được nghỉ ngơi.
Tôi trở lại xe và nằm thượt sau tay lái, tiếp tục chăm chú lắng nghe. Khi tôi nghe lại lần nữa tiếng gầm vang lên từ sâu thẳm trong lòng đại dương, tôi thấy mình đang nghĩ về sự thịnh nộ của những cơn giông tố nổi lên ngay chính trong lòng những cơn sóng. Sau đó tôi nhận ra mình đang nghĩ đến những thứ còn to lớn hơn cả chính bản thân tôi - và lòng tôi thấy khuây khỏa với những ý nghĩ ấy.
Cứ như thế, buổi sáng trôi qua rất chậm chạp. Thói quen ném mình vào một vấn đề rắc rối đã in sâu vào tôi đến nỗi tôi cảm thấy mình bị chìm nghỉm nếu không có nó.
Đến trưa, trời quang đãng không một gợn mây, mặt biển như đang tỏa sáng lấp lánh. Tôi mở mảnh giấy thứ hai. Một lần nữa, tôi lại thấy nửa vui nửa cáu. Liều thuốc thứ hai là: “Cố gắng tìm về ký ức...”
Ký ức gì nhỉ? Hiển nhiên là những ký ức đẹp trong quá khứ rồi. Nhưng tại sao lại phải như thế chứ, khi tất cả những lo lắng của tôi đều liên quan đến hiện tại hay tương lai?
Tôi rời xe và bắt đầu đi dọc theo những đụn cát. Vị bác sĩ đã giúp tôi trở lại bãi biển này, nơi ghi dấu biết bao ký niệm hạnh phúc thời thơ bé của tôi. Đó có lẽ là những gì mà ông đề nghị tôi tìm lại - những niềm vui và hạnh phúc chất ngất mà tôi đã bỏ quên lại sau lưng.
Tôi quyết định sẽ làm sống lại những giây phút đã nhạt nhòa ấy. Tôi sẽ tô màu và làm sắc lại bức tranh hạnh phúc của quá khứ. Tôi sẽ chọn những gì cụ thể và vẽ lại thật chi tiết. Tôi sẽ hình dung những con người trong bức tranh ấy ăn mặc và vui đùa như thế nào. Tôi sẽ tập trung lắng nghe chính xác âm thanh giọng nói cũng như tiếng cười của họ.
Thủy triều đang xuống dần, nhưng tiếng sóng vẫn vỗ ầm ầm. Tôi chọn quay lại thời điểm của chuyến đi câu cá cuối cùng của tôi với đứa em trai 20 năm về trước. Nó đã tử trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng tôi nhận ra rằng nếu tôi nhắm mắt và thật sự cố gắng, tôi có thể nhìn thấy hình ảnh em tôi sống động đến ngạc nhiên, thậm chí tôi còn nhìn thấy cả nét hóm hỉnh và sự hăm hở trong mắt nó.
Thật ra tôi đã thấy toàn cảnh bức tranh ngày hôm đó: mặt biển lấp lánh, ánh bình minh ló dạng trên bầu trời phía đông, những đợt sóng cuồn cuộn đánh vào bờ một cách oai vệ và chậm chạp. Tôi cảm thấy những dòng nước xoáy ngược ấm áp vây quanh đầu gối, chiếc cần câu của em tôi đột nhiên nảy lên khi một con cá bị dính mồi, và tôi nghe tiếng la mừng rỡ của nó. Tôi đã họa lại bức tranh ấy từng mảng một, rất rõ ràng và không một thay đổi sau bao năm tháng. Rồi những hình ảnh ấy trôi qua...
Tôi đứng dậy một cách chậm chạp cố gắng tìm về quá khứ của mình. Những người hạnh phúc luôn là những người tự tin và quả quyết. Nếu bạn thong thả quay lại tìm và chạm tay tới những điều hạnh phúc, lẽ nào không tìm thấy một chút sức mạnh?
Giai đoạn thứ hai trong ngày đã trôi qua nhanh chóng. Khi mặt trời bắt đầu chếch bóng, tâm trí tôi hăm hở đi trên cuộc hành trình về quá khứ, sống lại những khoảnh khắc, phát hiện ra những con người mà tôi đã hoàn toàn lãng quên. Những năm qua, tôi đã nhớ thêm rất nhiều sự kiện nhưng đã vô tình để những hạnh phúc trong quá khứ bị cuốn theo dòng thời gian. Một cảm giác ấm áp chợt dâng lên trong lòng tôi, lúc đó tôi hiểu rằng chẳng có lòng tốt nào là lãng phí hay có thể mất đi ý nghĩa của nó cả.
Đến ba giờ chiều, nước đã xuống và âm thanh của những con sóng giờ chỉ là một lời thì thầm theo nhịp. Biển như một gã khổng lồ đang thở. Những đụn cát giờ như đã là tổ ấm của tôi. Tôi cảm thấy thư giãn, hài lòng và hơi tự mãn. Những liều thuốc của vị bác sĩ thật dễ uống.
Nhưng tôi chưa sẵn sàng uống liều thuốc thứ ba. Lời yêu cầu lần này không phải nhẹ nhàng. Chúng giống như một mệnh lệnh hơn: “Xem lại động cơ của mình”.
Phản ứng đầu tiên của tôi khi đọc những lời ấy là phải tự thanh minh cho mình. Những động cơ của tôi chẳng có gì là xấu, tôi tự nhủ. Tôi muốn thành công - ai mà chẳng thế? Tôi muốn được công nhận, nhưng những người khác cũng như tôi thôi. Tôi muốn được yêu thương, được an toàn hơn - và tại sao lại không như thế chứ?
Có lẽ, một tiếng nói nhỏ vang lên đâu đó trong đầu tôi, những động cơ đó không hoàn toàn trong sáng. Có lẽ đó chính là lý do tại sao tôi bế tắc.
Tôi cúi xuống, với lấy một nắm cát rồi để nó rơi qua những kẽ tay mình. Trong quá khứ, những điều tôi làm tốt luôn xảy đến một cách tự nhiên, không hề dự tính trước. Gần đây, thay vào đó là sự toan tính, được chuẩn bị ký lưỡng nhưng mọi việc lại không suôn sẽ. Tại sao? Bởi tôi đã nhìn xa hơn bản thân công việc, tôi chỉ nghĩ đến những phần thưởng mà tôi hy vọng nó sẽ mang lại. Và công việc chỉ đứng một chỗ, nó đã trở thành một phương tiện chỉ để kiếm tiền. Cảm giác cho đi điều gì đó, giúp đỡngười khác, cống hiến... đã bị mất hút trong sự hối hả nắm lấy lợi ích cho bản thân mình.
Thoáng chốc, tôi nhận ra một điều chắc chắn rằng, nếu động cơ của một người thiếu đi sự trong sáng thì tất cả những gì còn lại đều không có kết quả. Dù bạn là một người đưa thư, thợ hớt tóc, một người bán bảo hiểm, một ông bố luôn ở nhà hay một bà nội trợ thì cũng chẳng có gì khác nhau. Chỉ khi bạn cảm thấy mình đang phục vụ cho người khác, bạn mới thực hiện tốt công việc được. Còn nếu chỉ quan tâm đến những gì mình sẽ đạt được, hiệu quả công việc của bạn sẽ giảm đi. Đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống.
Tôi ngồi một lúc lâu. Phía xa kia, tiếng sóng vỗ rì rào đã chuyển thành tiếng gầm do thủy triều lên. Sau lưng tôi, những tia nắng cuối cùng của một ngày đang gần như khuất dạng dưới đường chân trời. Một ngày ở biển của tôi đã gần kết thúc, tôi cảm thấy khâm phục đến ghen tỵ vị bác sĩ và những liều thuốc mà ông đã cho tôi, chúng quá lạ lùng và lại giản dị đến bất ngờ. Giờ đây tôi đã thấy đó là những liều thuốc giá trị cho bất cứ ai đang phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào.
Chăm chú lắng nghe: để bình tĩnh và làm dịu đi một tâm trí điên rồ, chuyển sự tập trung từ những điều bên trong ra bên ngoài.
Cố gắng tìm về quá khứ: bởi trí óc con người chỉ có thể lưu một ý nghĩ trong một lúc, để xóa đi sự lo lắng hiện tại khi bạn hương về niềm hạnh phúc trong quá khứ.
Xem xét lại động cơ của mình: đây là mấu chốt của việc điều trị. Đánh giá lại, đặt những động cơ của một người ngang bằng với khả năng và lương tâm của người đó. Và bạn cần phải thực tâm khi làm điều này.
Mặt trời phía tây đã ngả sang màu đỏ chói khi tôi lấy ra mảnh giấy cuối cùng. Đọc xong hàng chữ viết trên ấy, tôi đi chầm chậm ra biển. Khi chỉ còn vài mét nữa là đến mép nước, tôi dừng lại và đọc hàng chữ lần nữa: “Viết những ưu phiền lên cát”.
Tôi thả mảnh giấy bay đi, cúi xuống nhặt một mảnh vỏ sò vỡ. Dưới vòm trời cao vút, tôi đã viết thật nhiều trên mặt cát, hết nỗi ưu phiền này đến ưu phiền khác... Sau đó tôi quay bước đi và không nhìn lại. Tôi đã viết những ưu phiền của mình lên cát. Và ngoài kia, những con sóng đang tạt vào...
Tình yêu tạo nên lẽ sống
Tình yêu là phương thuốc nhiệm mầu cho tất cả chúng ta - cả những người trao tặng lẫn những người đón nhận nó.
- Karl Menninger
Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là “khí thủng” do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học. Đó là một bệnh khủng khiếp, nó có thể phá hủy toàn bộ hệ thống hô hấp của người bệnh.
Từ khi bà tôi qua đời, ông rất buồn và thậm chí còn nổi giận với cả cuộc đời. Ông trở nên bẳn tính và đôi khi còn nói những lời khó nghe làm tổn thương đến những người tử tế. Tuy vậy, khi ở bên tôi, dường như tất cả sự dịu dàng trong ông đều được bộc lộ.
Gần đây, ông bị ốm nặng, phải phẫu thuật cổ họng và dùng máy hô hấp mới thở được. Các bác sĩ cho biết cuộc sống của ông chỉ còn có thể đếm từng ngày, nhưng kỳ diệu thay ông lại hồi phục, ông không cần dùng máy hô hấp để thở nữa nhưng vẫn chưa thể nói được. Những câu nói của ông chỉ còn là những âm thanh khò khè yếu ớt.
Lúc ông đang nằm viện, tôi và mẹ đã về quê thăm ông. Chúng tôi sợ sẽ không còn dịp nào để gặp ông nữa.
Khi hai mẹ con bước vào phòng ông, tôi thật sự bị sốc vì bệnh tình của ông. Trông ông rất mệt, chẳng thể làm được bất kỳ điều gì dù chỉ là thốt ra vài tiếng càu nhàu. Dù vậy, chẳng biết bằng cách nào đó, ông nhìn tôi và lẩm bẩm được hai tiếng: “ông... cháu. “
- Ông nói gì ạ?- Tôi thì thầm.
Ông không còn sức để trả lời tôi nữa. Tất cả sức lực còn lại trong người, ông đã dồn hết vào hai tiếng không trọn nghĩa: “ông... cháu”.
Sáng hôm sau tôi và mẹ phải đi. Tôi mang theo trong lòng nỗi băn khoăn không biết ông đã cố hết sức nói với tôi điều gì. Mãi cho đến một tuần sau khi trở về nhà, tôi mới rõ những gì ông muốn nói.
Một cô y tá làm việc ở bệnh viện nơi ông đang điều trị đã gọi điện thoại cho gia đình tôi. Cô nhắn lại nguyên văn lời ông tôi nhờ nói lại:
“Hãy gọi giúp cho cháu gái của tôi và nói với nó rằng ” yêu”
Thoạt tiên, tôi cảm thấy dường như có cái gì đó nhầm lẫn. Tại sao ông chỉ nói một chữ “yêu” không thôi? Tại sao ông lại không nói “ông yêu cháu”? Rồi tôi chợt bừng tỉnh và nhớ ra. Vậy là điều mà ông cố nói ra thành lời trong cái ngày tôi và mẹ thăm ông ở bệnh viện là câu “Ông yêu cháu”. Tôi thật sự cảm động. Tôi cảm thấy mình như sắp khóc, và tôi khóc thật.
Trải qua nhiều tuần chịu đau đớn, cuối cùng ông cũng nói lại được. Tôi gọi điện cho ông mỗi tối. Bình thường cứ nói chuyện được khoảng 5 phút thì ông phải ngừng lại bởi ông vẫn chưa khỏe lắm. Nhưng trước khi gác máy, bao giờ ông cũng nói câu “ông yêu cháu” và “Ông sẽ làm bất cứ điều gì cho cháu”. Những lời này cùng lời bộc bạch cảm động của ông “Cháu là lẽ sống duy nhất của ông” là những lời hay nhất mà tôi từng nhận được trong cuộc đời!
Ông sẽ chẳng thể nào khỏe mạnh lại được như xưa và tôi biết thời gian gần nhau của hai ông cháu không còn nhiều. Tôi cảm thấy vinh dự vì được ông chọn làm người để chia sẻ những cảm xúc của ông. Tình yêu thương mà ông dành cho tôi sâu sắc biết bao! Ba từ “Ông yêu cháu” nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Đó là một lẽ sống trong đời.
Những chiến binh tí hon
Hãy nhìn lại cuộc đời mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì đó bằng tình yêu.
- Henry Drummond
Tôi dự định chuyển đội quân nhỏ của mình đến một nơi tốt hơn tuyến lửa này. Là một người mẹ đơn thân 27 tuổi, một nách bốn đứa con thơ, tôi quen với ý nghĩ rằng mình đích thị là một người chỉ huy can trường chăn dắt lũ con của tôi. Thật ra thì đời sống của chúng tôi có khác gì đang trong một trại huấn luyện tân binh đầy khắc nghiệt đâu? Cả năm mẹ con chúng tôi phải chen chúc trong một nơi kín bít bùng - một căn hộ có hai phòng ngủ ở bang New Jersey - với những quy định nghiêm ngặt tự đặt ra về đồ ăn thức uống. Tôi đã không thể lo đủ cho các con mình ngay cả những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như những bậc cha mẹ khác, và ngoài mẹ tôi ra, không ai khác trong gia đình tôi chịu ngó ngàng, quan tâm đến cuộc sống của lũ trẻ con tôi cả.
Tất cả đều trút lên đôi vai tôi, một thân trơ trọi nhận lãnh vai trò của người tổng chỉ huy đội quân của mình. Nhiều đêm, tôi thao thức hoạch định những chiến lược để cuộc sống của các con tôi được đầy đủ hơn. Dù chúng chưa bao giờ phàn nàn về sự thiếu thốn và dường như rất yên tâm sống dưới sự đùm bọc thương yêu của tôi, tâm trí tôi vẫn cứ luôn thôi thúc, nhìn trước trông sau, xoay đầu này, trở đầu kia, tìm mọi cách để cải thiện cuộc sống đạm bạc của chúng. Cho nên khi tìm thấy một căn hộ có năm phòng ngủ trong ngôi nhà ba tầng - tầng hai và ba hoàn toàn thuộc về chúng tôi - tôi đã chóp ngay cơ hội này. Vậy là cuối cùng chúng tôi có thể thoải mái hơn. Ngôi nhà này thậm chí có cả một sân sau khá rộng rãi.
Bà chủ nhà hứa sẽ sửa chữa mọi thứ trong vòng một tháng. Tôi đồng ý và trả ngay bằng tiền mặt tiền thuê tháng đầu tiên và luôn cả tiền bảo vệ an ninh, rồi vội vã ra về báo cho ‘lính’ của tôi biết rằng chúng tôi sắp chuyển đi. Lũ nhóc mừng rơn và rất phấn khởi. Đêm đó tất cả chúng tôi nằm co cụm trên giường, tính toán những điều phải làm cho tổ ấm mới.
Sáng hôm sau, tôi thông báo cho người chủ nhà nơi chúng tôi đang ở rồi bắt đầu gói ghém đồ đạc. Chúng tôi chất những thùng đồ một cách nhanh chóng và gọn gàng. Nhìn đội quân của tôi làm việc, lòng tôi cũng thấy ấm áp.
Lũ lượt kéo đến nơi, tôi mới chợt nhận ra sai lầm chết người của mình. Tôi đã không có chìa khóa của căn nhà này. Rồi hết ngày này qua ngày khác, với những cú điện thoại không người nhấc máy và những lần kiếm cách đột nhập vào căn nhà đều thất bại, tôi bắt đầu phát hoảng. Tôi gọi điện thoại cho công ty địa ốc hỏi thăm. Họ cho biết là ngôi nhà này đã có người khác thuê. Tôi đã bị lừa.
Mặt mày méo xệch, tôi đưa mắt nhìn những khuôn mặt háo hức của các con và cố tìm lời để nói với chúng về tin chẳng lành này. Chúng đón nhận một cách bình thản mặc dù bản thân tôi thì chỉ muốn khóc vì thất vọng.
Với tâm trạng não nề của kẻ bại trận, tôi lại đối mặt với những khó khăn còn tồi tệ hơn nữa. Nhà cũ thì không thể quay về. Bao nhiêu tiền tôi có đã dốc sạch cho nơi ở mới này rồi, còn đâu nữa để tính chuyện đi thuê nơi ở khác. Mẹ tôi cũng muốn giúp đỡ, nhưng với điều kiện bọn trẻ không được phép vào căn hộ nhỏ của bà. Quá thất vọng, tôi quay sang nhờ một người bạn giúp đỡ. Chị ấy cũng là một “cựu chiến binh” như tôi: một mình nuôi năm người con và cũng đang vật lộn với cuộc sống không khác gì tôi. Chị ấy cố gắng hết mức để chứng tỏ lòng hiếu khách. Nhưng chín đứa trẻ trong bốn phòng... Thử hình dung xem, tôi chắc các bạn hiểu được hoàn cảnh bi đắt của chúng tôi rồi.
Sau ba tuần, tất cả đều không chịu nổi. Chúng tôi phải ra đi. Chẳng còn sự lựa chọn nào khác và tôi cũng chẳng biết làm gì hơn. Chúng tôi phải cuốn gói thôi. Tôi gom hết đồ đạc, nhét những quần áo ấm của mấy mẹ con vào cốp sau chiếc ô tô cũ ký màu vàng của mình, và thông báo cho những chiến binh tí hon rằng giờ đây chúng tôi không có nơi nào để trú chân ngoài chiếc xe hơi.
Hai con trai tôi, đứa lên 6 và đứa lên 10, nhìn tôi và chăm chú lắng nghe.
- Tại sao chúng ta không ở nhà bà hả mẹ? - Đứa lớn nhất hỏi.
Theo sau câu hỏi đó là một lô một lốc các đề nghị của những đứa khác về những nơi mà chúng tôi có thể ở. Với mỗi lời đề nghị, tôi đều phải trả lời về một sự thật khắc nghiệt.
- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, các con ạ. Chúng ta phải tự lo cho mình. Chúng ta có thể làm được mà!
Nhưng nếu như thái độ tự tin và đầy thuyết phục của tôi làm chúng yên tâm thì những lý lẽ đó không thể lừa phỉnh được tôi. Tôi cần phải có thêm sức mạnh. Mà tôi biết trông cậy điều đó ở ai bây giờ?
Đến giờ đi ngủ, tôi tập hợp những chiến binh tí hon của mình lại và tiến về nơi đóng quân - chiếc xe của mẹ con tôi. Đám trẻ ngoan ngoãn vâng lời, nhưng đầu óc tôi lại cứ tập trung vào “tình hình chiến sự ác liệt” trước mắt. Tôi có nên làm thế này với các con mình không? Mà thực ra tôi có thể làm gì khác được trong tình thế hiện nay?
Thật bất ngờ, chính đội quân nhỏ của tôi đã mang cho tôi sức mạnh mà tôi đang cần. Bốn tuần kế tiếp chúng tôi phải sống trong xe hơi, tắm rửa tại nhà mẹ tôi vào buổi sáng và ăn uống tại những quầy thức ăn nhanh. Bọn trẻ dường như thích thú với lề thói kỳ quặc này. Chúng không bỏ học ngày nào, không phàn nàn và cũng chẳng hạch hỏi gì về quyết định của tôi. Chúng tin tưởng hoàn toàn vào sự khôn ngoan của người chỉ huy đến nỗi tôi bắt đầu thấy mình trở nên can đảm. Chúng tôi có thể vượt qua mà! Mỗi đêm chúng tôi dừng xe tại một điểm khác nhau, những khu vực đèn thắp sáng trưng gần các tòa nhà. Khi trời trở lạnh, bọn trẻ rúc vào băng ghế sau đã được hạ xuống để làm giường, chia sẻ nhau hơi ấm của cơ thể và các tấm mền. Tôi ngồi ghế trước, chập chờn trong giấc ngủ để thỉnh thoảng còn kịp tỉnh dậy nổ máy xe để dùng bộ phận sưởi của xe sưỏi ấm cho tất cả chúng tôi.
Khi tôi kiếm được đủ tiền để thuê một căn hộ thì không nơi nào chấp nhận bốn đứa trẻ, vì thế chúng tôi đăng ký ở trọ tại khách sạn. Thật tuyệt vời! Chẳng khác gì một kỳ nghỉ phép trong quân đội. Chúng tôi hồi hộp, mừng vui khi có hệ thống sưỏi, những chiếc giường và cả sự an toàn. Chúng tôi lén lấy thức ăn của mình ra nấu nướng và học cách chuẩn bị những bữa ăn ngon miệng bằng cái bếp hai lò. Chúng tôi làm lạnh những món bơ sữa trong bồn tắm bởi khách sạn có rất nhiều đá.
Cuối cùng, sau nhiều tháng, người chủ căn nhà đầy hứa hẹn ngày trước gửi một lệnh phiếu trả lại tất cả số tiền của tôi và hết lời xin lỗi. Tôi đã dùng số tiền này tìm thuê một căn hộ khác.
Chuyện đó xảy ra cách nay đã 13 năm. Giờ đây, tôi đang chia sẻ quyền chỉ huy với một người chồng, và bọn trẻ được chúng tôi chăm sóc chu đáo trong một ngôi nhà rộng rãi. Mỗi sáng, khi đi kiểm tra đội quân của mình, giờ đã cao gần bằng tôi, tôi nhớ đến sự tuyệt vọng ngày nào, kẻ thù khủng khiếp mà chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu và chiến thắng. Tôi cảm tạ ơn trên đã ban cho tôi những chiến binh tí hon này - đội quân bé nhỏ lì lợm, dũng cảm - những chiến binh chẳng bao giờ biết khiếp sợ trong cuộc hành quân ghê gơm đó. Lòng can đảm của chúng chính là chất liệu làm nên điều vĩ đại nhất của các anh hùng.
- Old Postcard
Cách đây không lâu, tôi đã rơi vào một giai đoạn rất tồi tệ trong cuộc sống mà có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Khi đó, với tôi mọi thứ đều trở nên chán chường và tẻ nhạt, sức khoẻ giảm sút - ngọn lửa nhiệt tình và hăng hái đã tắt ngấm. Điều đó tác động thật đáng sợ đến cuộc sống và công việc của tôi. Mỗi sáng, tôi nghiến chặt răng lại tự nhủ: Hôm nay, cuộc sống tiếp tục trôi theo lối mòn của nó đấy. Mình phải vượt qua nó. Nhất định mình phải làm như thế!
Nhưng rồi chuỗi ngày nhàm chán vẫn kéo dài, và tình trạng tê liệt, không lối thoát ấy dường như ngày một tệ hơn. Đã đến lúc tôi biết mình cần phải nhờ giúp đỡ.
Tôi đã đến gặp một bác sĩ. Ông ta lớn tuổi hơn tôi và trông có vẻ cộc cằn. Tuy nhiên, tôi không ngờ đằng sau vẻ bề ngoài không mấy thiện cảm kia là một con người rất uyên thâm và từng trải. Tôi kể với vị bác sĩ một cách đau khổ, rằng dường như tôi bị bế tắc.
- Liệu bác sĩ có thể giúp tôi không? - Tôi không biết.
Vị bác sĩ chậm rãi trả lời, rồi chống tay nhìn chằm chằm vào tôi một lúc lâu. Đột nhiên ông hỏi:
- Hồi còn bé, anh thích nơi nào nhất?
- Hồi còn bé à? - Tôi hỏi lại. - Sao bác sĩ lại hỏi như vậy? Tôi nghĩ là ở bãi biển. Gia đình tôi có một ngôi nhà nghỉ bên bờ biển. Cả nhà đều thích nó.
Vị bác sĩ nhìn ra ngoài cửa sổ, đưa mắt theo mấy chiếc lá thu rơi rụng rồi hỏi tiếp.
- Thế anh có thể làm theo lời tôi nói trong cả một ngày không?
- Tôi nghĩ là được. Tôi sốt sắng trả lời.
- Được rồi. Tôi muốn anh làm như vầy...
Theo lời vị bác sĩ, hôm sau tôi phải lái xe đến bãi biển một mình và không được đến trễ quá 9 giờ sáng. Tôi có thể ăn trưa, nhưng không được đọc, viết, nghe đài hay nói chuyện với bất kỳ ai. Thêm nữa, ông ta nói:
- Tôi sẽ đưa cho anh một toa thuốc, cứ cách 3 giờ thì dùng một lần.
Rồi ông lấy một tờ giấy trắng xé thành bốn mảnh, viết vài chữ lên mỗi mảnh, gấp lại và đánh số rồi trao chúng cho tôi.
- Anh hãy dùng những liều thuốc này vào lúc 9 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều và 6 giờ tối theo số thứ tự.
- Bác sĩ nói nghiêm túc đấy chứ ạ? - Tôi ngỡ ngàng hỏi.
Vị bác sĩ bật cười:
- Anh sẽ không nghĩ là tôi đang đùa khi tôi lấy tiền khám bệnh của anh.
Sáng hôm sau, với niềm tin nhỏ nhoi về phương thuốc của vị bác sĩ, tôi lái xe đến bãi biển một mình đúng như lời ông dặn. Một ngọn gió đông bắc thổi qua, mặt biển trông xám xịt và những cơn sóng vỗ ầm ào như giận dữ. Tôi ngồi trong xe, phía trước là cả một ngày dài đằng đẵng và trống rỗng. Rồi tôi mở mảnh giấy thứ nhất ra xem. Trên đó là hàng chữ: “Hãy chăm chú lắng nghe”.
Không thể hiểu nổi! Chắc vị bác sĩ đó điên mất rồi! Ông ta đã cấm tôi nghe nhạc, đọc báo và tiếp xúc với những người khác rồi, còn cái gì khác nữa để mà nghe cơ chứ?
Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định làm theo lời ông. Tôi ngẩng đầu lắng nghe. Chẳng có âm thanh nào ngoài tiếng sóng vỗ ầm ầm đều đặn, tiếng kêu léc chéc của con mòng biển, và tiếng ầm ì của vài chiếc máy bay trên bầu trời. Những âm thanh thật quen thuộc!
Tôi ra khỏi xe. Một cơn gió mạnh làm chiếc cửa đóng sập vào. Tôi tự hỏi: Phải chăng vị bác sĩ đề nghị tôi phải chú ý lắng nghe những âm thanh đó?
Tôi leo lên một đụn cát và nhìn ra phía xa xa của bãi biển hoang vắng. Ngồi ở đây tôi nghe thấy tiếng sóng biển gầm thét lớn hơn, át cả những âm thanh khác. Và đột nhiên tôi nghĩ, hẳn phải có những âm thanh khác nữa bên dưới những tiếng sóng đó - tiếng soạt nhẹ của cát trồi giạt, tiếng thì thầm của gió trong đám cây dại mọc ở cồn cát - nếu như người nghe thật chăm chú.
Như bị thôi thúc, tôi nhảy xuống biển và ngụp lặn trong làn nước. Bỗng thấy buồn cười về hành động của mình, tôi chúi đầu vào đám rong biển. Ngay lúc ấy, tôi khám phá ra rằng: nếu chú tâm lắng nghe, ta còn có thể nghe được những khoảnh khắc khi mà tất cả mọi thứ đều ngừng lại như chờ đợi. Trong khoảnh khắc yên lặng đó, mọi suy nghĩ trong đầu ta đều ngưng đọng và tâm trí ta được nghỉ ngơi.
Tôi trở lại xe và nằm thượt sau tay lái, tiếp tục chăm chú lắng nghe. Khi tôi nghe lại lần nữa tiếng gầm vang lên từ sâu thẳm trong lòng đại dương, tôi thấy mình đang nghĩ về sự thịnh nộ của những cơn giông tố nổi lên ngay chính trong lòng những cơn sóng. Sau đó tôi nhận ra mình đang nghĩ đến những thứ còn to lớn hơn cả chính bản thân tôi - và lòng tôi thấy khuây khỏa với những ý nghĩ ấy.
Cứ như thế, buổi sáng trôi qua rất chậm chạp. Thói quen ném mình vào một vấn đề rắc rối đã in sâu vào tôi đến nỗi tôi cảm thấy mình bị chìm nghỉm nếu không có nó.
Đến trưa, trời quang đãng không một gợn mây, mặt biển như đang tỏa sáng lấp lánh. Tôi mở mảnh giấy thứ hai. Một lần nữa, tôi lại thấy nửa vui nửa cáu. Liều thuốc thứ hai là: “Cố gắng tìm về ký ức...”
Ký ức gì nhỉ? Hiển nhiên là những ký ức đẹp trong quá khứ rồi. Nhưng tại sao lại phải như thế chứ, khi tất cả những lo lắng của tôi đều liên quan đến hiện tại hay tương lai?
Tôi rời xe và bắt đầu đi dọc theo những đụn cát. Vị bác sĩ đã giúp tôi trở lại bãi biển này, nơi ghi dấu biết bao ký niệm hạnh phúc thời thơ bé của tôi. Đó có lẽ là những gì mà ông đề nghị tôi tìm lại - những niềm vui và hạnh phúc chất ngất mà tôi đã bỏ quên lại sau lưng.
Tôi quyết định sẽ làm sống lại những giây phút đã nhạt nhòa ấy. Tôi sẽ tô màu và làm sắc lại bức tranh hạnh phúc của quá khứ. Tôi sẽ chọn những gì cụ thể và vẽ lại thật chi tiết. Tôi sẽ hình dung những con người trong bức tranh ấy ăn mặc và vui đùa như thế nào. Tôi sẽ tập trung lắng nghe chính xác âm thanh giọng nói cũng như tiếng cười của họ.
Thủy triều đang xuống dần, nhưng tiếng sóng vẫn vỗ ầm ầm. Tôi chọn quay lại thời điểm của chuyến đi câu cá cuối cùng của tôi với đứa em trai 20 năm về trước. Nó đã tử trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng tôi nhận ra rằng nếu tôi nhắm mắt và thật sự cố gắng, tôi có thể nhìn thấy hình ảnh em tôi sống động đến ngạc nhiên, thậm chí tôi còn nhìn thấy cả nét hóm hỉnh và sự hăm hở trong mắt nó.
Thật ra tôi đã thấy toàn cảnh bức tranh ngày hôm đó: mặt biển lấp lánh, ánh bình minh ló dạng trên bầu trời phía đông, những đợt sóng cuồn cuộn đánh vào bờ một cách oai vệ và chậm chạp. Tôi cảm thấy những dòng nước xoáy ngược ấm áp vây quanh đầu gối, chiếc cần câu của em tôi đột nhiên nảy lên khi một con cá bị dính mồi, và tôi nghe tiếng la mừng rỡ của nó. Tôi đã họa lại bức tranh ấy từng mảng một, rất rõ ràng và không một thay đổi sau bao năm tháng. Rồi những hình ảnh ấy trôi qua...
Tôi đứng dậy một cách chậm chạp cố gắng tìm về quá khứ của mình. Những người hạnh phúc luôn là những người tự tin và quả quyết. Nếu bạn thong thả quay lại tìm và chạm tay tới những điều hạnh phúc, lẽ nào không tìm thấy một chút sức mạnh?
Giai đoạn thứ hai trong ngày đã trôi qua nhanh chóng. Khi mặt trời bắt đầu chếch bóng, tâm trí tôi hăm hở đi trên cuộc hành trình về quá khứ, sống lại những khoảnh khắc, phát hiện ra những con người mà tôi đã hoàn toàn lãng quên. Những năm qua, tôi đã nhớ thêm rất nhiều sự kiện nhưng đã vô tình để những hạnh phúc trong quá khứ bị cuốn theo dòng thời gian. Một cảm giác ấm áp chợt dâng lên trong lòng tôi, lúc đó tôi hiểu rằng chẳng có lòng tốt nào là lãng phí hay có thể mất đi ý nghĩa của nó cả.
Đến ba giờ chiều, nước đã xuống và âm thanh của những con sóng giờ chỉ là một lời thì thầm theo nhịp. Biển như một gã khổng lồ đang thở. Những đụn cát giờ như đã là tổ ấm của tôi. Tôi cảm thấy thư giãn, hài lòng và hơi tự mãn. Những liều thuốc của vị bác sĩ thật dễ uống.
Nhưng tôi chưa sẵn sàng uống liều thuốc thứ ba. Lời yêu cầu lần này không phải nhẹ nhàng. Chúng giống như một mệnh lệnh hơn: “Xem lại động cơ của mình”.
Phản ứng đầu tiên của tôi khi đọc những lời ấy là phải tự thanh minh cho mình. Những động cơ của tôi chẳng có gì là xấu, tôi tự nhủ. Tôi muốn thành công - ai mà chẳng thế? Tôi muốn được công nhận, nhưng những người khác cũng như tôi thôi. Tôi muốn được yêu thương, được an toàn hơn - và tại sao lại không như thế chứ?
Có lẽ, một tiếng nói nhỏ vang lên đâu đó trong đầu tôi, những động cơ đó không hoàn toàn trong sáng. Có lẽ đó chính là lý do tại sao tôi bế tắc.
Tôi cúi xuống, với lấy một nắm cát rồi để nó rơi qua những kẽ tay mình. Trong quá khứ, những điều tôi làm tốt luôn xảy đến một cách tự nhiên, không hề dự tính trước. Gần đây, thay vào đó là sự toan tính, được chuẩn bị ký lưỡng nhưng mọi việc lại không suôn sẽ. Tại sao? Bởi tôi đã nhìn xa hơn bản thân công việc, tôi chỉ nghĩ đến những phần thưởng mà tôi hy vọng nó sẽ mang lại. Và công việc chỉ đứng một chỗ, nó đã trở thành một phương tiện chỉ để kiếm tiền. Cảm giác cho đi điều gì đó, giúp đỡngười khác, cống hiến... đã bị mất hút trong sự hối hả nắm lấy lợi ích cho bản thân mình.
Thoáng chốc, tôi nhận ra một điều chắc chắn rằng, nếu động cơ của một người thiếu đi sự trong sáng thì tất cả những gì còn lại đều không có kết quả. Dù bạn là một người đưa thư, thợ hớt tóc, một người bán bảo hiểm, một ông bố luôn ở nhà hay một bà nội trợ thì cũng chẳng có gì khác nhau. Chỉ khi bạn cảm thấy mình đang phục vụ cho người khác, bạn mới thực hiện tốt công việc được. Còn nếu chỉ quan tâm đến những gì mình sẽ đạt được, hiệu quả công việc của bạn sẽ giảm đi. Đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống.
Tôi ngồi một lúc lâu. Phía xa kia, tiếng sóng vỗ rì rào đã chuyển thành tiếng gầm do thủy triều lên. Sau lưng tôi, những tia nắng cuối cùng của một ngày đang gần như khuất dạng dưới đường chân trời. Một ngày ở biển của tôi đã gần kết thúc, tôi cảm thấy khâm phục đến ghen tỵ vị bác sĩ và những liều thuốc mà ông đã cho tôi, chúng quá lạ lùng và lại giản dị đến bất ngờ. Giờ đây tôi đã thấy đó là những liều thuốc giá trị cho bất cứ ai đang phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào.
Chăm chú lắng nghe: để bình tĩnh và làm dịu đi một tâm trí điên rồ, chuyển sự tập trung từ những điều bên trong ra bên ngoài.
Cố gắng tìm về quá khứ: bởi trí óc con người chỉ có thể lưu một ý nghĩ trong một lúc, để xóa đi sự lo lắng hiện tại khi bạn hương về niềm hạnh phúc trong quá khứ.
Xem xét lại động cơ của mình: đây là mấu chốt của việc điều trị. Đánh giá lại, đặt những động cơ của một người ngang bằng với khả năng và lương tâm của người đó. Và bạn cần phải thực tâm khi làm điều này.
Mặt trời phía tây đã ngả sang màu đỏ chói khi tôi lấy ra mảnh giấy cuối cùng. Đọc xong hàng chữ viết trên ấy, tôi đi chầm chậm ra biển. Khi chỉ còn vài mét nữa là đến mép nước, tôi dừng lại và đọc hàng chữ lần nữa: “Viết những ưu phiền lên cát”.
Tôi thả mảnh giấy bay đi, cúi xuống nhặt một mảnh vỏ sò vỡ. Dưới vòm trời cao vút, tôi đã viết thật nhiều trên mặt cát, hết nỗi ưu phiền này đến ưu phiền khác... Sau đó tôi quay bước đi và không nhìn lại. Tôi đã viết những ưu phiền của mình lên cát. Và ngoài kia, những con sóng đang tạt vào...
Tình yêu tạo nên lẽ sống
Tình yêu là phương thuốc nhiệm mầu cho tất cả chúng ta - cả những người trao tặng lẫn những người đón nhận nó.
- Karl Menninger
Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là “khí thủng” do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học. Đó là một bệnh khủng khiếp, nó có thể phá hủy toàn bộ hệ thống hô hấp của người bệnh.
Từ khi bà tôi qua đời, ông rất buồn và thậm chí còn nổi giận với cả cuộc đời. Ông trở nên bẳn tính và đôi khi còn nói những lời khó nghe làm tổn thương đến những người tử tế. Tuy vậy, khi ở bên tôi, dường như tất cả sự dịu dàng trong ông đều được bộc lộ.
Gần đây, ông bị ốm nặng, phải phẫu thuật cổ họng và dùng máy hô hấp mới thở được. Các bác sĩ cho biết cuộc sống của ông chỉ còn có thể đếm từng ngày, nhưng kỳ diệu thay ông lại hồi phục, ông không cần dùng máy hô hấp để thở nữa nhưng vẫn chưa thể nói được. Những câu nói của ông chỉ còn là những âm thanh khò khè yếu ớt.
Lúc ông đang nằm viện, tôi và mẹ đã về quê thăm ông. Chúng tôi sợ sẽ không còn dịp nào để gặp ông nữa.
Khi hai mẹ con bước vào phòng ông, tôi thật sự bị sốc vì bệnh tình của ông. Trông ông rất mệt, chẳng thể làm được bất kỳ điều gì dù chỉ là thốt ra vài tiếng càu nhàu. Dù vậy, chẳng biết bằng cách nào đó, ông nhìn tôi và lẩm bẩm được hai tiếng: “ông... cháu. “
- Ông nói gì ạ?- Tôi thì thầm.
Ông không còn sức để trả lời tôi nữa. Tất cả sức lực còn lại trong người, ông đã dồn hết vào hai tiếng không trọn nghĩa: “ông... cháu”.
Sáng hôm sau tôi và mẹ phải đi. Tôi mang theo trong lòng nỗi băn khoăn không biết ông đã cố hết sức nói với tôi điều gì. Mãi cho đến một tuần sau khi trở về nhà, tôi mới rõ những gì ông muốn nói.
Một cô y tá làm việc ở bệnh viện nơi ông đang điều trị đã gọi điện thoại cho gia đình tôi. Cô nhắn lại nguyên văn lời ông tôi nhờ nói lại:
“Hãy gọi giúp cho cháu gái của tôi và nói với nó rằng ” yêu”
Thoạt tiên, tôi cảm thấy dường như có cái gì đó nhầm lẫn. Tại sao ông chỉ nói một chữ “yêu” không thôi? Tại sao ông lại không nói “ông yêu cháu”? Rồi tôi chợt bừng tỉnh và nhớ ra. Vậy là điều mà ông cố nói ra thành lời trong cái ngày tôi và mẹ thăm ông ở bệnh viện là câu “Ông yêu cháu”. Tôi thật sự cảm động. Tôi cảm thấy mình như sắp khóc, và tôi khóc thật.
Trải qua nhiều tuần chịu đau đớn, cuối cùng ông cũng nói lại được. Tôi gọi điện cho ông mỗi tối. Bình thường cứ nói chuyện được khoảng 5 phút thì ông phải ngừng lại bởi ông vẫn chưa khỏe lắm. Nhưng trước khi gác máy, bao giờ ông cũng nói câu “ông yêu cháu” và “Ông sẽ làm bất cứ điều gì cho cháu”. Những lời này cùng lời bộc bạch cảm động của ông “Cháu là lẽ sống duy nhất của ông” là những lời hay nhất mà tôi từng nhận được trong cuộc đời!
Ông sẽ chẳng thể nào khỏe mạnh lại được như xưa và tôi biết thời gian gần nhau của hai ông cháu không còn nhiều. Tôi cảm thấy vinh dự vì được ông chọn làm người để chia sẻ những cảm xúc của ông. Tình yêu thương mà ông dành cho tôi sâu sắc biết bao! Ba từ “Ông yêu cháu” nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Đó là một lẽ sống trong đời.
Những chiến binh tí hon
Hãy nhìn lại cuộc đời mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì đó bằng tình yêu.
- Henry Drummond
Tôi dự định chuyển đội quân nhỏ của mình đến một nơi tốt hơn tuyến lửa này. Là một người mẹ đơn thân 27 tuổi, một nách bốn đứa con thơ, tôi quen với ý nghĩ rằng mình đích thị là một người chỉ huy can trường chăn dắt lũ con của tôi. Thật ra thì đời sống của chúng tôi có khác gì đang trong một trại huấn luyện tân binh đầy khắc nghiệt đâu? Cả năm mẹ con chúng tôi phải chen chúc trong một nơi kín bít bùng - một căn hộ có hai phòng ngủ ở bang New Jersey - với những quy định nghiêm ngặt tự đặt ra về đồ ăn thức uống. Tôi đã không thể lo đủ cho các con mình ngay cả những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như những bậc cha mẹ khác, và ngoài mẹ tôi ra, không ai khác trong gia đình tôi chịu ngó ngàng, quan tâm đến cuộc sống của lũ trẻ con tôi cả.
Tất cả đều trút lên đôi vai tôi, một thân trơ trọi nhận lãnh vai trò của người tổng chỉ huy đội quân của mình. Nhiều đêm, tôi thao thức hoạch định những chiến lược để cuộc sống của các con tôi được đầy đủ hơn. Dù chúng chưa bao giờ phàn nàn về sự thiếu thốn và dường như rất yên tâm sống dưới sự đùm bọc thương yêu của tôi, tâm trí tôi vẫn cứ luôn thôi thúc, nhìn trước trông sau, xoay đầu này, trở đầu kia, tìm mọi cách để cải thiện cuộc sống đạm bạc của chúng. Cho nên khi tìm thấy một căn hộ có năm phòng ngủ trong ngôi nhà ba tầng - tầng hai và ba hoàn toàn thuộc về chúng tôi - tôi đã chóp ngay cơ hội này. Vậy là cuối cùng chúng tôi có thể thoải mái hơn. Ngôi nhà này thậm chí có cả một sân sau khá rộng rãi.
Bà chủ nhà hứa sẽ sửa chữa mọi thứ trong vòng một tháng. Tôi đồng ý và trả ngay bằng tiền mặt tiền thuê tháng đầu tiên và luôn cả tiền bảo vệ an ninh, rồi vội vã ra về báo cho ‘lính’ của tôi biết rằng chúng tôi sắp chuyển đi. Lũ nhóc mừng rơn và rất phấn khởi. Đêm đó tất cả chúng tôi nằm co cụm trên giường, tính toán những điều phải làm cho tổ ấm mới.
Sáng hôm sau, tôi thông báo cho người chủ nhà nơi chúng tôi đang ở rồi bắt đầu gói ghém đồ đạc. Chúng tôi chất những thùng đồ một cách nhanh chóng và gọn gàng. Nhìn đội quân của tôi làm việc, lòng tôi cũng thấy ấm áp.
Lũ lượt kéo đến nơi, tôi mới chợt nhận ra sai lầm chết người của mình. Tôi đã không có chìa khóa của căn nhà này. Rồi hết ngày này qua ngày khác, với những cú điện thoại không người nhấc máy và những lần kiếm cách đột nhập vào căn nhà đều thất bại, tôi bắt đầu phát hoảng. Tôi gọi điện thoại cho công ty địa ốc hỏi thăm. Họ cho biết là ngôi nhà này đã có người khác thuê. Tôi đã bị lừa.
Mặt mày méo xệch, tôi đưa mắt nhìn những khuôn mặt háo hức của các con và cố tìm lời để nói với chúng về tin chẳng lành này. Chúng đón nhận một cách bình thản mặc dù bản thân tôi thì chỉ muốn khóc vì thất vọng.
Với tâm trạng não nề của kẻ bại trận, tôi lại đối mặt với những khó khăn còn tồi tệ hơn nữa. Nhà cũ thì không thể quay về. Bao nhiêu tiền tôi có đã dốc sạch cho nơi ở mới này rồi, còn đâu nữa để tính chuyện đi thuê nơi ở khác. Mẹ tôi cũng muốn giúp đỡ, nhưng với điều kiện bọn trẻ không được phép vào căn hộ nhỏ của bà. Quá thất vọng, tôi quay sang nhờ một người bạn giúp đỡ. Chị ấy cũng là một “cựu chiến binh” như tôi: một mình nuôi năm người con và cũng đang vật lộn với cuộc sống không khác gì tôi. Chị ấy cố gắng hết mức để chứng tỏ lòng hiếu khách. Nhưng chín đứa trẻ trong bốn phòng... Thử hình dung xem, tôi chắc các bạn hiểu được hoàn cảnh bi đắt của chúng tôi rồi.
Sau ba tuần, tất cả đều không chịu nổi. Chúng tôi phải ra đi. Chẳng còn sự lựa chọn nào khác và tôi cũng chẳng biết làm gì hơn. Chúng tôi phải cuốn gói thôi. Tôi gom hết đồ đạc, nhét những quần áo ấm của mấy mẹ con vào cốp sau chiếc ô tô cũ ký màu vàng của mình, và thông báo cho những chiến binh tí hon rằng giờ đây chúng tôi không có nơi nào để trú chân ngoài chiếc xe hơi.
Hai con trai tôi, đứa lên 6 và đứa lên 10, nhìn tôi và chăm chú lắng nghe.
- Tại sao chúng ta không ở nhà bà hả mẹ? - Đứa lớn nhất hỏi.
Theo sau câu hỏi đó là một lô một lốc các đề nghị của những đứa khác về những nơi mà chúng tôi có thể ở. Với mỗi lời đề nghị, tôi đều phải trả lời về một sự thật khắc nghiệt.
- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, các con ạ. Chúng ta phải tự lo cho mình. Chúng ta có thể làm được mà!
Nhưng nếu như thái độ tự tin và đầy thuyết phục của tôi làm chúng yên tâm thì những lý lẽ đó không thể lừa phỉnh được tôi. Tôi cần phải có thêm sức mạnh. Mà tôi biết trông cậy điều đó ở ai bây giờ?
Đến giờ đi ngủ, tôi tập hợp những chiến binh tí hon của mình lại và tiến về nơi đóng quân - chiếc xe của mẹ con tôi. Đám trẻ ngoan ngoãn vâng lời, nhưng đầu óc tôi lại cứ tập trung vào “tình hình chiến sự ác liệt” trước mắt. Tôi có nên làm thế này với các con mình không? Mà thực ra tôi có thể làm gì khác được trong tình thế hiện nay?
Thật bất ngờ, chính đội quân nhỏ của tôi đã mang cho tôi sức mạnh mà tôi đang cần. Bốn tuần kế tiếp chúng tôi phải sống trong xe hơi, tắm rửa tại nhà mẹ tôi vào buổi sáng và ăn uống tại những quầy thức ăn nhanh. Bọn trẻ dường như thích thú với lề thói kỳ quặc này. Chúng không bỏ học ngày nào, không phàn nàn và cũng chẳng hạch hỏi gì về quyết định của tôi. Chúng tin tưởng hoàn toàn vào sự khôn ngoan của người chỉ huy đến nỗi tôi bắt đầu thấy mình trở nên can đảm. Chúng tôi có thể vượt qua mà! Mỗi đêm chúng tôi dừng xe tại một điểm khác nhau, những khu vực đèn thắp sáng trưng gần các tòa nhà. Khi trời trở lạnh, bọn trẻ rúc vào băng ghế sau đã được hạ xuống để làm giường, chia sẻ nhau hơi ấm của cơ thể và các tấm mền. Tôi ngồi ghế trước, chập chờn trong giấc ngủ để thỉnh thoảng còn kịp tỉnh dậy nổ máy xe để dùng bộ phận sưởi của xe sưỏi ấm cho tất cả chúng tôi.
Khi tôi kiếm được đủ tiền để thuê một căn hộ thì không nơi nào chấp nhận bốn đứa trẻ, vì thế chúng tôi đăng ký ở trọ tại khách sạn. Thật tuyệt vời! Chẳng khác gì một kỳ nghỉ phép trong quân đội. Chúng tôi hồi hộp, mừng vui khi có hệ thống sưỏi, những chiếc giường và cả sự an toàn. Chúng tôi lén lấy thức ăn của mình ra nấu nướng và học cách chuẩn bị những bữa ăn ngon miệng bằng cái bếp hai lò. Chúng tôi làm lạnh những món bơ sữa trong bồn tắm bởi khách sạn có rất nhiều đá.
Cuối cùng, sau nhiều tháng, người chủ căn nhà đầy hứa hẹn ngày trước gửi một lệnh phiếu trả lại tất cả số tiền của tôi và hết lời xin lỗi. Tôi đã dùng số tiền này tìm thuê một căn hộ khác.
Chuyện đó xảy ra cách nay đã 13 năm. Giờ đây, tôi đang chia sẻ quyền chỉ huy với một người chồng, và bọn trẻ được chúng tôi chăm sóc chu đáo trong một ngôi nhà rộng rãi. Mỗi sáng, khi đi kiểm tra đội quân của mình, giờ đã cao gần bằng tôi, tôi nhớ đến sự tuyệt vọng ngày nào, kẻ thù khủng khiếp mà chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu và chiến thắng. Tôi cảm tạ ơn trên đã ban cho tôi những chiến binh tí hon này - đội quân bé nhỏ lì lợm, dũng cảm - những chiến binh chẳng bao giờ biết khiếp sợ trong cuộc hành quân ghê gơm đó. Lòng can đảm của chúng chính là chất liệu làm nên điều vĩ đại nhất của các anh hùng.
Danh sách chương