Thiên Xu là Đỗ Uyển Minh, Nam Minh ta cũng nhớ ra rồi, hồi ấy
hắn kêu Khương Tông Đạc. Chẳng trách sau khi ta lên thiên đình, hắn nhìn bản
tiên quân mà cứ như nhìn đấu thủ trong cuộc chọi gà. Lúc còn ở trần gian, thật
ra ta với hắn cũng chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau. Cha hắn là võ tướng nhị
phẩm, chức quan thấp hơn cha ta chút xíu, ngày lễ ngày tết cũng thường biếu tặng
nhà ta mấy món đồ. Nhưng tên tiểu tử này từ nhỏ đã cực kỳ khí phách, chưa thấy
hắn theo cha tới nhà ta chào hỏi bao giờ.
Đỗ Uyển Minh – ba chữ này khi còn nhỏ đã từng là cơn ác mộng của ta. Cha của y với ông già nhà ta khi xưa cùng là tiến sĩ đề tên trên một bảng, nhưng con đường thăng quan tiến chức lại không được thuận lợi bằng cha ta. Sau này giữ một chức quan, làm việc tận tâm tận lực lại chẳng được lòng người khác, đấy là Ngự sử đại phu[1] . Đỗ Uyển Minh cùng tuổi với ta. Từ nhỏ y đã được người ta phong là thần đồng, cha ta vẫn thường đem y ra so sánh với ta.
[1] Ngự sử đại phu là một chức qua có từ đời nhà Tần, chịu trách nhiệm giám sát quan lại, quản lý những bộ sách, kinh, điền tịch quan trọng của nước nhà, soạn thảo những văn bản quan trọng như chiếu thư…, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất chính là quan sát và tìm ra những sai phạm của các quan cũng như hoàng đế, đưa ra lời can gián.
Đỗ Uyển Minh năm ba tuổi đã có thể lật ngược Mạnh Tử lại đọc làu làu, ta ba tuổi ngay cả mấy câu đầu của Luận Ngữ còn lắp ba lắp bắp. Đỗ Uyển Minh năm tuổi đã mô phỏng được chữ của hai ông thánh họ Vương[2] , ta năm tuổi chữ vẫn còn xiêu xiêu vẹo vẹo. Đỗ Uyển Minh bảy tuổi đã viết được một bài phú hoa lan truyền khắp kinh thành, ta bảy tuổi ngay cả đối câu là gì vẫn còn ù ù cạc cạc. Ông già nhà ta ngày ngày đêm đêm ước ao cậu con quý tử nhà họ Đỗ, nhìn ngang nhìn dọc thằng con trai mình, cũng chính là ta đây, nghiến răng tiếc hận con mình chẳng bằng người, đau lòng đến chết. Đến lúc đau quá rồi, liền thưởng cho ta một trận roi.
[2] Dùng để chỉ Vương Hi Chi và người con trai thứ bảy của ông là Vương Hiền Chi, cả hai cha con đều là những nhà thư pháp kỳ tài, đặc biệt rất tâm đắc với lối chữ Thảo, được người đời xưng tụng là “Thảo Thánh Nhị Vương”.
Thường ngày ông già ta cứ hay thở dài nói: “Ta tuy rằng đường công danh gặp nhiều may mắn, chức quan cao hơn người khác, nhưng đợi mấy năm nữa, khi thằng ranh đó trưởng thành rồi, Tống gia nhất định sẽ khó bì được với Đỗ gia”.
Những người cùng làm quan trong triều với cha ta có góp tiền xây dựng lên một ngôi trường tư, sau đó cùng tống con cái của mình vào đó để học. Thật ra là để cho con em mình có thể vun đắp tình đồng môn ngay từ nhỏ, sau này vào triều làm quan rồi có thể giúp đỡ lẫn nhau, đường công danh xuôi chèo mát mái.
Năm ta mười tuổi, Đỗ Uyển Minh bắt đầu tới trường tư học, ông già nhà ta cũng lập tức co chân đá thẳng ta vào đó.
Sau khi vào trường tư, bản tiên quân liền phát hiện ra, trong trường có rất nhiều kẻ cùng chung cảnh ngộ với ta. Từ nhỏ mọi người đều đã bị cha mẹ đem ra so sánh với Đỗ Uyển Minh, so tới so lui, khổ không để đâu cho hết. Bây giờ trông thấy ngọn nguồn tai vạ trước mắt, ngay cả răng cũng thấy ngứa, hở một tí là tìm chuyện gì đó để bắt chẹt Đỗ Uyển Minh cho hả giận.
Đỗ Uyển Minh gầy gò ốm yếu, rất dễ bắt nạt, hơn nữa người khác gây khó dễ cho y, y liền lẳng lặng chịu đựng, có thế nào cũng chẳng hé nửa lời. Khiến kẻ khác không nhịn được muốn bắt nạt thêm. Một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, càng ngày y càng bị bắt nạt dữ hơn.
Đỗ gia với Khương gia – Hoằng Uy đại tướng quân vốn là hàng xóm, Đỗ Uyển Minh với Khương Tông Đạc đã bên nhau từ nhỏ cho tới lớn, Khương Tông Đạc bảo vệ y trong trường, thay y ra mặt, quan hệ của hai người bọn họ vốn dĩ không tồi.
Nhưng có một ngày, ta nhớ lúc đó bản thân ngẫu nhiên bước xuống khỏi hành lang của trường tư, trông thấy một quyển tập nằm giữa vũng bùn trong sân, dính đầy nước bẩn. Ta cứ nghĩ là do ai đó làm rơi, liền tiện tay nhặt lên, lấy ống tay áo lau nước bùn dính trên bìa quyển tập đó, đương lúc lau vô tình ngẩng đầu lên, lại trong thấy Đỗ Uyển Minh đứng ngay trước mặt, lẳng lặng nhìn ta. Đến lúc này ta mới biết thì ra quyển tập này là của y, xem ra đã bị mấy đứa trẻ khác ném vào vũng bùn. Lúc đó ta cảm thấy, bản thiếu gia nếu đã nhặt nó lên lau sạch sẽ rồi, trông bộ dạng Đỗ Uyển Minh cũng thật đáng thương quá, thôi thì trả cho y, xem như làm phước một lần đi. Vậy là ta giơ quyển tập ra, trả lại cho y. Đỗ Uyển Minh nhỏ giọng nói một câu cảm tạ, ta đây rất độ lượng mà đáp “Không cần”, sau đó trở về phòng.
Buổi chiều ngày hôm ấy, lúc phu tử đang giảng bài, ta nhất thời thất thần ngủ quên, bị bắt ngay tại trận. Bởi vì bản thiếu gia phạm lỗi liên tiếp, phu tử rất giận, phạt ta một mình ra sân, quỳ ở đất chép mười lần “Cẩn Hành Thiên” 3] . Ta vừa chép bài vừa thả hồn không tập trung, đợi đến lúc xế chiều, lớp tan học rồi mới xong được có bốn lần. Ta thấy những người khác đều đã đi hết cả, trong lòng bắt đầu sốt ruột.
[3] Cảnh Hành Thiên: Là thiên thứ ba trong Đệ Tử Quy. Đệ Tử Quy có thể coi như bộ sách giáo dục vỡ lòng cho trẻ nhỏ của đời nhà Thanh, được một tú tài tên là Lý Dục Tú viết ra, tổng cộng có tất cả 360 câu, 1080 chữ, một câu ba chữ, hai hoặc bốn câu liền ý với nhau.
Đúng lúc này, có người bước tới trước mặt ta, dường như vô tình va phải đám giấy ta đã chép xong, được xếp thành chồng cẩn thận. Ta ngẩng đầu, thì ra là Đỗ Uyển Minh. Đang định mở miệng chửi thì Đỗ Uyển Minh ngồi thụp xuống giúp ta sắp xếp lại chồng giấy, ta trông thấy y lôi một cuộn giấy từ trong tay áo, rất bình tĩnh trải rộng ra, chồng lên trên xấp giấy ta đã chép xong, sau đó đứng dậy rời đi. Ta liếc mắt nhìn một cái, là giấy chép “Cẩn Hành Thiên”, chữ trên giấy lại như khuôn như đúc chữ của bản thiếu gia. Ta đếm, phần giấy kia đã đủ năm lần rồi. Bản thiếu gia sung sướng đến độ tim cũng nhảy tưng tưng, cố chép thêm một bản nữa để đủ mười bản, sau đó giao cho phu tử.
Ngày hôm sau, ta kéo Đỗ Uyển Minh vào một góc vắng vẻ, hỏi y tại sao lại bắt chước được nét chữ của ta, Đỗ Uyển Minh trả lời rằng: “Lúc ở nhà, ta vẫn thường chép sách giúp các huynh, ta có thể bắt chước nét chữ của người khác. Hôm qua ngươi đã giúp ta, mấy tờ giấy đó xem như đáp tạ”.
Ta không ngờ y lại biết tri ân mà báo đáp như vậy. Cái tài này của y, thật là tuyệt, tuyệt quá mà!!! Ta trịnh trọng hỏi y rằng: “Vậy lần sau ta lại giúp ngươi, ngươi có còn cảm tạ ta thế này nữa không?”.
Đỗ Uyển Minh nói: “Ngươi từng giúp ta, nếu có chuyện gì ta có thể giúp được thì ngươi cứ nói”.
Thế là ta quyết định che chở cho Đỗ Uyển Minh.
Bởi vì chức quan của ông già nhà ta cao hơn người khác chút xíu, cho nên phần lớn đám trẻ con trong trường tư này đều nghe lời ta. Ta nói từ nay Đỗ Uyển Minh do ta che chở, những đứa khác liền không bày trò với y nữa. Ta liền đem khả năng này của y nói cho mấy đứa bạn chơi thân, một truyền hai, hai truyền ba. Cuối cùng thì đám đồng môn trong trường tư đều biết Đỗ Uyển Minh có cái tài này, nhất thời chẳng còn kẻ nào bắt nạt Đỗ Uyển Minh nữa. Không chỉ thế còn thường hay nịnh nọt y mấy câu vì muốn y làm bài tập giúp mình. Nhưng ta sợ Đỗ Uyển Minh phải làm thay nhiều bài tập quá, không làm tốt được cho ta, liền đứng ra chống đỡ giúp y. Mỗi một ngày, trừ ta ra thì y chỉ được làm bài tập cho tối đa hai người nữa, những đồng môn khác đều mong ngóng tính ngày mà xếp hàng, hôm nay đến lượt người này, ngày mai tới phiên người kia.
Đúng vào lúc mà mọi người đang thuận hòa vui vẻ, thì cái tên Khương Tông Đạc kia lại bắt đầu sinh sự. Khương Tông Đạc cứ trông thấy Đỗ Uyển Minh chơi cùng với ta, là phùng má trợn mắt lên trách móc y. Ta nếu đã quyết định che chở cho Đỗ Uyển Minh, đương nhiên không thể để Khương Tông Đạc bắt nạt y được, lần nào cũng đứng ra bênh vực y.
Đỗ Uyển Minh ngày ngày giúp ta làm bài tập, ta đương nhiên sẽ không bạc đãi y. Ta dẫn y đi chơi chọi dế, rồi đi bắt châu chấu, thả diều. Chơi cờ, đổ xúc xắc, tới ruộng ở ngoại ô ăn trộm lúa mạch, việc gì cũng có phần của Đỗ Uyển Minh, ta còn tặng y hồ lô đựng dế, lồng nhốt châu chấu cào cào, còn cả con diều kiểu dáng mới nhất được môn sinh của ông già nhà ta mang từ tận Giang Nam lên tặng. Sau khi chơi cùng rồi mới thấy con người Đỗ Uyển Minh kỳ thực cũng tốt lắm, vừa trọng nghĩa lại hiền lành.
Có một lần ta kéo y tới khu nhà hoang ở ngoài thành để bắt dế, hại Đỗ Uyển Minh chút nữa thì rơi xuống giếng sâu, miếng ngọc y đeo trên cổ bị tuột dây, rơi vào trong giếng, chỉ nghe “tủm” một tiếng, sau đó chẳng thấy tăm hơi đâu nữa. Ta liền chạy về nhà trộm của mẹ ta một miếng ngọc bảo bối đến cho y. Mẹ ta biết được ngọc là do ta trộm rồi cũng không tỏ vẻ gì, nhưng cha ta thì giận điên lên, lăm lăm cây gậy đánh cho ta một trận, đến nỗi ta tập tễnh đến tận năm sáu ngày sau.
Bọn ta cùng nhau học trong trường tư đến tận năm năm. Năm năm sau, ta rời khỏi trường tư khi đương độ thiếu niên hăng hái, chỉ thích chơi bời. Cùng với năm ba tên bằng hữu quen từ hồi trong trường thúc ngựa lang bạt khắp những nẻo đường của kinh thành, uống rượu, tìm vui, trêu hoa ghẹo nguyệt. Quan hệ với Đỗ Uyển Minh lại trở nên có chút xa cách. Y mang trên người kỳ vọng cực lớn của phụ thân, nhốt mình trong nhà đọc sách, năm mười sáu tuổi được hoàng đế ngự bút khâm điểm, đề danh Trạng Nguyên. Được ban cho chức quan tứ phẩm, vào Hàn Lâm Viện. Khi ta cùng với đám đồng môn tới chúc mừng y, Đỗ Uyển Minh khoác trên người bộ quan phục của Hàn Lâm Viện, thái độ vẫn khiêm nhường hòa nhã như xưa.
Cha ta bị chuyện này đả kích không nhẹ, cứ nhìn thấy cái mặt ta là lại thở ngắn than dài. May mà còn có mẹ ta nghĩ thoáng: “Con trai có đỗ được khoa cử hay không cũng có gì quan trọng, nó muốn làm quan chẳng phải chỉ cần nói một tiếng là xong sao. Giờ con nó vẫn còn nhỏ, vào quan trường thì chỉ tổ bị thua thiệt thôi, cứ cho nó tự do thoải mái mấy năm. Trước tiên lo chuyện chung thân đại sự, đợi thành thân rồi, tính cách tự nhiên sẽ chững chạc hơn, bấy giờ có làm quan cũng không muộn.”
Câu nói này của mẹ ta đã giúp ông cha già nghĩ thông. Nhưng nào ngờ trời lại chẳng chiều lòng người. Con trai của ông, đường công danh đã bất tài vô dụng, giờ lại còn có mệnh trọn kiếp cô loan. Hứa hôn liên tục, cứ hứa lần nào là hỏng lần đấy, thích phải người nào người ấy cũng bỏ đi. Mấy năm liền ta qua lại như con thoi giữa hàng vạn khóm hoa, thế mà nửa hạt phấn hoa cũng chẳng thèm dính trên áo.
Cái danh trọn kiếp cô loan của ta truyền khắp kinh thành, trở thành một câu chuyện khôi hài. Ngay cả hoàng thượng khi gặp ta, cứ hễ nhắc đến chuyện nhân duyên là lại không nhịn được cười. Ta vô cùng phiền muộn. Thất tình lần một, lần hai, đám bạn đám bè, cả ngày chỉ biết lông bông kia còn hầu ta uống rượu tiêu sầu, an ủi vài ba câu. Đến khi số lần thất tình nhiều lên, lúc ta đi tìm đám đó uống rượu giải sầu, mấy câu an ủi còn chưa ra được khỏi miệng thì cả lũ đã phá lên cười.
Thế là ta liền cô đơn một mình đi giải sầu, có một ngày ngồi uống rượu thất tình ở tửu lâu, ta gặp phải Đỗ Uyển Minh vừa mới tan triều. Y cũng không nói ra mấy câu trấn an, khuyên nhủ thế nọ thế kia nhưng lại chịu nghe ta dốc cạn nỗi lòng, uống rượu cùng ta. Chẳng ngờ mấy năm rồi không qua lại, y vẫn cứ xem ta như bằng hữu. Vậy là mỗi lần ta vấp ngã trên con đường tình ái, chán nản phiền muộn phát điên, liền chạy tới kéo y đi uống đôi ba chén rượu. Y lại chưa từng chế nhạo ta lấy một lần.
Ngay khi muội muội của hoàng đế định để ta làm cha hờ của đứa con trong bụng nhưng không thành, vác theo cái bụng bầu nên nhà nên cửa với tiểu thị lang của nàng xong, trong triều liền xảy ra chuyện lớn. Ông cha Ngự sử của Đỗ Uyển Minh bị dính vào một vụ án cũ trước lúc hoàng đế đăng cơ, lại bị người ta tra ra ông ta có dính dáng tới bè cánh cũ của hoàng tử mưu phản. Thế là Đỗ gia bị chụp lên đầu tội danh mưu phản, xử trảm cả nhà.
Cũng vào ngày hôm đó, lần đầu tiên Khương Tông Đạc tới Tống phủ xin gặp ta. Hắn cũng thật thẳng thắn, không vòng vo vào luôn việc chính: “Nể tình bằng hữu của ngươi và Đỗ Uyển Minh mấy năm nay, ngươi cũng nên giúp hắn một tay”.
Ta nói: “Chuyện này không cần ngươi phải nhắc, chẳng giấu gì ngươi, người ta đã cứu rồi”.
Hoàng đế cướp của ta cô vợ còn chưa kịp xuất giá về nhà chồng, muội muội của hắn thiếu chút nữa đội cho ta một cái mũ xanh[4] cỡ bự, bắt ta lên chức cha hờ. Xét về tình về lý đã mắc nợ ta đến hai lần.
[4] Đội mũ xanh: Ý chỉ bị cắm sừng.
Hoàng đế cũng từng nói, tội lần này của Đỗ ngự sử chẳng qua cũng chỉ là trên danh nghĩa mà thôi, nhưng nó lại liên quan tới hoàng vị, không thể không xử lý, đã từng cố ý vô tình than thở rằng thật đáng tiếc cho Đỗ Uyển Minh. Thế là ta dùng một xác chết để đánh tráo Đỗ Uyển Minh ra khỏi ngục, chỉ nói rằng y đã qua đời vì bạo bệnh, hoàng đế cũng không đả động gì.
Ta sắp xếp cho Đỗ Uyển Minh ở lại một tiểu viện ven ngoại thành, thường xuyên tới thăm, cùng y chơi cờ. Nhưng kỳ thực mấy thứ như thi thơ các loại ta không đọc nhiều, chẳng có cách gì đàm đạo với y. Đến cả chơi cờ ta cũng chẳng thắng nổi Đỗ Uyển Minh. Sức khỏe của y không tốt, lại hay mất ngủ, bởi vậy những khi có thời gian, ta liền cùng y chơi cờ đến tận khi trời sáng.
Hoa leo phủ kín bức tường vây quanh tiểu viện, mùa xuân hoa mộc hương khai hoa ngợp trời, có khi chơi cờ cả đêm, sáng sớm bước ra khỏi cửa, hương hoa mộc hương nồng đến lạ giữa sáng sớm, khiến lòng người ngây ngất. Đại phu nói mùi hương này có thể khiến cho Đỗ Uyển Minh thở dễ dàng hơn.
Đỗ Uyển Minh chẳng hề khóc lóc mà cảm kích ơn cứu mạng của ta, người nhà y đã bị chém hết chẳng còn một ai, hơn nữa phần hồn của y đi mất, chỉ từng thờ ơ hỏi ta một câu rằng, ta cứu y như thế rất nguy hiểm, không sợ bị liên lụy sao.
Ta nói thầm trong bụng, thiếu gia đây có thể làm những chuyện không chắc chắn ư. Đương nhiên ta đã sớm biết hoàng đế sẽ không truy cứu. Hơn nữa dù sao cũng từng là bằng hữu, nếu chỗ nào có thể giúp được ta nhất định sẽ giúp y một tay.
Cũng có thể là làm việc tốt nhất định sẽ được báo đáp xứng đáng, sau khi thu xếp cho Đỗ Uyển Minh không lâu, ta đứng trên phố chợ, bất chợt quay đầu, trông thấy Dao Tương.
Hiện giờ nhớ tới cái tên ấy, trong lòng ta vẫn thấy có chút chua xót. Ta vừa nhìn thấy Dao Tương đã ái mộ, thực ý thực lòng, chân tình rung động. Mỗi ngày ta đều nghĩ đủ cách để khiến nàng vui vẻ, thậm chí còn đi tìm Đỗ Uyển Minh, xin y dạy cho mấy bài thơ tình ý miên man, mấy bài phú phong lưu du dương, để cùng nàng đồng điệu. Nàng ngày đó vì muốn nuôi tú tài nghèo, dối lòng đối tốt với ta. Mỗi ngày trôi qua, ta đều thấy gió xuân phấp phới hoan hỉ.
Nhưng thân thể của Đỗ Uyển Minh thì lại càng ngày càng yếu. Y ở trong ngục bị dùng hình, đại phu nói tì tạng đã bị tổn thương, có thể cầm cự qua mấy ngày này đã không dễ dàng gì. Thật may là trước khi y đi tới điểm cuối của cuộc đời cũng không phải chịu giày vò gì lớn, đau đớn mê man mấy lần rồi thiếp đi. Lần tỉnh táo cuối cùng y còn nói với ta một câu cảm tạ, cảm tạ ta đã chăm sóc cho y những ngày này, lúc nhắm mắt trông thật bình thản.
Đỗ Uyển Minh còn để lại cho ta một tập thơ tự chép, để ta có thể đọc cho Dao Tương nghe.
Ta chôn cất y ở bên một dốc núi xanh như ngọc, còn cố ý dặn dò kẻ dưới tìm người trông nom mộ phần.
Sau đó, Dao Tương rốt cuộc cũng về với gã tú tài nghèo của nàng, ta lại cô đơn. Thất tình đau xót, nâng chén tìm say, trong phủ vẫn còn hai tập thơ mà Đỗ Uyển Minh để lại. Thơ sầu câu thảm, quả thực đúng như tâm tình của ta khi đó. Ta đau buồn từ tiết Trùng Dương năm cũ tới tết Đoan Ngọ năm sau. Mấy lời của Dao Tương trong miếu lại giáng cho ta một đòn nữa, đến độ đầu váng mắt hoa.
Sau đó, ta liền đi tới đầu phố, gọi một bát mỳ vằn thắn, kế tiếp ư, ta lên trời, trở thành Tống Dao tiên.
Hoành Văn nghe ta nói, không hé một lời. Ta nắm chặt lấy ống tay áo của hắn: “Ta không biết tại sao thiên đình lại nói ra như vậy, nhưng sự thực chỉ có thế thôi”.
Hoành Văn thong thả nói: “Thật ra cách nói của ngươi và cách nói của thiên đình, vốn cũng chẳng khác gì nhau.”
Ta nhìn ngón út của bàn tay bên trái, trong lòng lạnh buốt như băng. “Hoành Văn, có câu này ngươi phải nói thật với ta, ta vẫn luôn nghĩ ta có thể lên thiên đình là do may mắn, trên thực tế có phải có dính dáng gì tới sợi dây nối giữa ta và Thiên Xu này không?”
Thiên Xu, Đỗ Uyển Minh. Nếu Thiên Xu là Đỗ Uyển Minh, y lại còn giữ miếng ngọc bội ta đền cho y năm xưa, vậy tại sao sau khi ta lên thiên đình rồi, hai bên là người quen cũ, mà y vẫn tỏ thái độ lạnh lùng, làm như thể không nhận ra ta.
Hoành Văn nói: “Còn chưa đến mức đó. Sợi dây trên tay ngươi và Thiên Xu đều đã biến thành nút chết, nhưng ngươi là người phàm, chỉ cần ở trần gian luân hồi năm kiếp, không gặp mặt Thiên Xu, thì sợi tơ tiên khế sẽ tự động biến mất. Nhưng mà…”. Hoành Văn bất đắc dĩ nhìn ta, “Chẳng ngờ mệnh của ngươi lại tốt vậy, trùng hợp khi viên tiên đan của Thái Thượng Lão quân rơi xuống nhân gian, lại vừa khéo bị ngươi ăn phải. Ngươi lên trời thành tiên”.
Thành tiên rồi, thì lại làm sao.
Hoành Văn than thở: “Có lẽ đây chính là vận mệnh mà ngay cả thần tiên cũng không quản nổi. Chỉ cần ngươi trở thành tiên rồi, bất kể sau này ngươi có phải là tiên không, thì sợi tơ tiên khế ấy vẫn cứ tồn tại, nghe nói trừ phi giữa ngươi và Thiên Xu có một người tan thành tro bụi, bằng không thì cởi không ra”.
Ta trông sợi tơ sắc vàng sáng loáng ấy, dùng tay bắn thử.
Không hề có cảm giác chạm vào tơ, nhưng nó lại khẽ khàng rung động.
Ta nói: “Nếu đã không cởi ra được thì chỉ có thể mang, mang theo nó… sẽ có kết cục gì”. Nói cái gì mà sợi tơ tiên khế, ta gài tơ bao nhiêu năm trời rồi, vẫn chưa cảm thấy nó có tác dụng gì.
Hoành Văn nói: “Chính bởi vì có hậu quả, nên ngày đó Thiên Xu Tinh quân mới cố tình giả bộ không nhận ra ngươi, trên thiên đình cũng tỏ ra xa cách với ngươi, lần ấy muốn đẩy ngươi xuống phàm trần cũng là vì muốn bảo vệ ngươi. Ta nhớ có lần đã nói với ngươi rồi, những thần tiên sinh ra trên thiên đình như ta và Thiên Xu, trước khi có được hình hài, đã được định sẵn chức vụ. Nên ta chỉ có phong hàm, ngay cả một cái tên giống người phàm trần cũng không có. Thiên Xu cũng vậy, hắn vừa sinh ra đã định sẵn phải nắm giữ cung Bắc Đẩu, thân là Đế tinh, cũng đã định phải cùng Nam Minh Đế quân tương hỗ soi rọi, chiếu ứng lẫn nhau”.
Ta tức khắc hiểu ra: “Ta biết rồi, nhưng ta lại chọc ngang một cây gậy giữa Thiên Xu và Nam Tinh, chặt đứt sợi tơ tiên khế nối liền hai người họ, bản thân lại dính tới Thiên Xu. Làm loạn cục diện soi rọi, chiếu ứng lẫn nhau giữa hai vị thần tiên”. Nhưng từ đầu tới cuối ta nào có ý muốn chọc gậy vào nhân duyên của người khác đâu, vì cớ gì mà sợi tơ chết tiệt đó cứ nhất định muốn ta làm kẻ gây rối, nằng nặc đòi buộc lên tay ta.
Hoành Văn cười khổ, nói: “Ai mà ngờ được ngươi lại còn tốt số, vô duyên vô cớ nhặt được viên tiên đan bị rớt xuống trần. Ngươi thăng thiên thành tiên, sợi tơ tiên khế liền không thể nào đứt nữa, trừ phi một trong hai người tan thành tro bụi. Thiên Xu tuy rằng có ý xa cách ngươi, nhưng ngươi và hắn bị tơ tiên nối liền, Nam Minh Đế quân vì chuyện ấy mà canh cánh trong lòng. Quan hệ giữa Thiên Xu và Nam Tinh dần dần rạn nứt, nhân gian liên tiếp xảy ra tai họa, chiến tranh, các triều đại phút chốc dựng lên rồi lại phút chốc lụi tàn, không tài nào vững chắc được… Đối với thiên đình mà nói, sợi tơ tiên khế đó tuyệt đối không thể để lại. Nhưng nếu muốn cắt đứt nó, chỉ có thể để ngươi hoặc Thiên Xu tan thành tro bụi. Nếu ngươi là Ngọc Đế, giữa hai người, ngươi sẽ chọn ai?”.
Ta lập tức đáp: “Thiên Xu”.
Hoành Văn nghiêng đầu nhìn ta. Ta thở dài nói: “Phần còn lại không cần nói nữa, ta có thể đoán ra được. Thời điểm Ngọc Đế muốn ta tan thành tro bụi nhất định là trước khi Pháp Đạo Hội diễn ra. Bấy giờ Thiên Xu mới mượn cớ muốn ta tới nhân gian. Vậy thì vì sao Ngọc Đế lại bày ra cái màn kịch ấy, nói cái gì mà Nam Tinh với Thiên Xu vì tư tình bị đày xuống phàm trần, để ta xuống đó thiết kiếp, cầm gậy đánh uyên ương”.
Hoành Văn nói: “Ban nãy Mệnh Cách Tinh quân đã nói hết cho ta từ đầu đến cuối ngọn nguồn mọi chuyện, duy chỉ có vấn đề này là lão ấp a ấp úng. Ta phải dồn ép hỏi, lão mới chịu nói thật, chủ ý này vốn là do lão đề ra.”
Cái lão già Mệnh Cách này!!! Ta biết ngay mà, chuyện gì lão cũng thích chen chân vào!!! Hoành Văn bất đắc dĩ nói: “Lần này Mệnh Cách đúng là có ý tốt muốn cứu ngươi, ngươi nên cảm ơn lão một câu mới phải. Ngươi ở thiên đình bao nhiêu năm, chúng tiên đều có chút giao tình với ngươi, không đành lòng thấy ngươi cứ thế tan thành tro bụi. Bởi vậy Mệnh Cách mới nói với Ngọc Đế, tuy nghe nói sợi tơ tiên khế không thể cởi ra nếu người bị nó thắt không tan thành tro bụi, nhưng vị thần tiên như ngươi cũng coi như thăng thiên ngoài ý muốn. Bao nhiêu năm nay cũng không thấy sinh tình sinh ý gì với Thiên Xu, nói không chừng vẫn còn cách giải quyết khác. Lại bởi Nguyệt Lão từng có lời, hủy hoại nhân duyên của người khác là chuyện cực kỳ thất đức, sẽ tự làm đứt nhân duyên của mình xem như báo ứng. Thế là Mệnh Cách mới nghĩ ra cách ấy, Thiên Xu cũng nói với Ngọc Đế, y nguyện ý thử một lần. Nam Minh đối xử với Thanh Đồng, Chi Lan quá tàn nhẫn, đang có một món nợ cần phải trả. Vậy là có ngay chuyện ngươi phải xuống phàm trần”.
Giờ ta hiểu rồi, bao nhiêu nghi vấn dưới nhân gian đều đã có thể giải thích rõ ràng. Đan Thành Lăng chỉ là một tên phàm phu tục tử, vậy mà lại biết đi trộm cỏ tiên cứu Mộ Nhược Ngôn, e là do Mệnh Cách Tinh quân nói cho hắn biết.
Ta đưa mắt nhìn về phía hồ sen, lá xanh như ngọc bích, Hoành Văn nói: “Ngươi nợ Thiên Xu, không ít đâu”.
Đỗ Uyển Minh, Thiên Xu Tinh quân.
Hiện giờ ta nhớ lại ngày ấy, vẫn cảm thấy ta đối xử với Đỗ Uyển Minh khi đó thật ra không thể nói là rất tốt, đổi làm người khác, cũng thế mà thôi. Nhưng quả thật ta đã làm đứt sợi tơ tiên khế của y, mà sợi tơ đó quả thực đã nối vào tay ta, đầu cuối còn là nút chết.
Đỗ Uyển Minh thanh bạch hòa nhã, nhưng tướng mạo lại hoàn toàn không giống Thiên Xu Tinh quân. Ta trăm ngàn lần không nghĩ tới, y lại là Thiên Xu trong trẻo mà lạnh lùng.
Lần này hạ phàm một chuyến, chuyện thất đức gì ta cũng đã làm với Thiên Xu. Thiên Xu vì bảo vệ cho ta bằng lòng xuống trần lịch kiếp, ta lại đối xử với y như thế. Hiện giờ trong lòng y đang nghĩ thế nào, còn bao ân tình mà ta nợ y nên hoàn trả ra sao.
Hoành Văn không nói thêm gì nữa, sóng vai ngồi cùng ta bên hồ sen. Ta lại đưa mắt nhìn bàn tay mình: “Không biết chặt ngón tay này đi thì liệu sợi tơ tiên khế có mất hay không?”.
Hoành Văn cười nói: “Ngươi nghĩ đơn giản quá nhỉ, nếu được thế ta cũng muốn ngươi chặt. Có thể chặt thì Ngọc Đế đã sớm ra tay rồi. Thiếu một ngón út, nó sẽ lại bám vào chỗ khác. Trừ phi…”.
Trừ phi tan thành tro bụi, không còn chỗ nào cho nó bám vào.
Ta lặng lẽ cười khan mấy tiếng. Lại giống Hoành Văn ngồi đó, không nói thêm gì.
Một lát sau, ta nói: “Ngọc Đế ra lệnh cho ta đến chỗ của Mệnh Cách Tinh quân, ta vẫn cứ đi một chuyến”, sau đó đứng dậy.
Hoành Văn nói: “Cũng được, ta nghe nói Tuyên Ly cũng bị mang lên thiên đình rồi. Ta đi xem nó ra sao”.
Sau khi hắn đứng dậy, ta nhìn hắn, lại không biết nói gì mới tốt.
Hoành Văn nói: “Tạm chia tay ở đây vậy”.
Ta nói: “Tạm chia tay ở đây”.
Ta giương mắt nhìn Hoành Văn xoay người rời đi, bóng lưng càng lúc càng xa, trong khoảnh khắc bỗng cảm thấy giống khi ta mới lên thiên đình, cũng đứng từ xa ngóng theo bóng lưng của Hoành Văn, càng lúc càng xa.
Ta thở dài chán nản, sau đó theo cổng sau tiến vào phủ Mệnh Cách Tinh quân.
Đỗ Uyển Minh – ba chữ này khi còn nhỏ đã từng là cơn ác mộng của ta. Cha của y với ông già nhà ta khi xưa cùng là tiến sĩ đề tên trên một bảng, nhưng con đường thăng quan tiến chức lại không được thuận lợi bằng cha ta. Sau này giữ một chức quan, làm việc tận tâm tận lực lại chẳng được lòng người khác, đấy là Ngự sử đại phu[1] . Đỗ Uyển Minh cùng tuổi với ta. Từ nhỏ y đã được người ta phong là thần đồng, cha ta vẫn thường đem y ra so sánh với ta.
[1] Ngự sử đại phu là một chức qua có từ đời nhà Tần, chịu trách nhiệm giám sát quan lại, quản lý những bộ sách, kinh, điền tịch quan trọng của nước nhà, soạn thảo những văn bản quan trọng như chiếu thư…, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất chính là quan sát và tìm ra những sai phạm của các quan cũng như hoàng đế, đưa ra lời can gián.
Đỗ Uyển Minh năm ba tuổi đã có thể lật ngược Mạnh Tử lại đọc làu làu, ta ba tuổi ngay cả mấy câu đầu của Luận Ngữ còn lắp ba lắp bắp. Đỗ Uyển Minh năm tuổi đã mô phỏng được chữ của hai ông thánh họ Vương[2] , ta năm tuổi chữ vẫn còn xiêu xiêu vẹo vẹo. Đỗ Uyển Minh bảy tuổi đã viết được một bài phú hoa lan truyền khắp kinh thành, ta bảy tuổi ngay cả đối câu là gì vẫn còn ù ù cạc cạc. Ông già nhà ta ngày ngày đêm đêm ước ao cậu con quý tử nhà họ Đỗ, nhìn ngang nhìn dọc thằng con trai mình, cũng chính là ta đây, nghiến răng tiếc hận con mình chẳng bằng người, đau lòng đến chết. Đến lúc đau quá rồi, liền thưởng cho ta một trận roi.
[2] Dùng để chỉ Vương Hi Chi và người con trai thứ bảy của ông là Vương Hiền Chi, cả hai cha con đều là những nhà thư pháp kỳ tài, đặc biệt rất tâm đắc với lối chữ Thảo, được người đời xưng tụng là “Thảo Thánh Nhị Vương”.
Thường ngày ông già ta cứ hay thở dài nói: “Ta tuy rằng đường công danh gặp nhiều may mắn, chức quan cao hơn người khác, nhưng đợi mấy năm nữa, khi thằng ranh đó trưởng thành rồi, Tống gia nhất định sẽ khó bì được với Đỗ gia”.
Những người cùng làm quan trong triều với cha ta có góp tiền xây dựng lên một ngôi trường tư, sau đó cùng tống con cái của mình vào đó để học. Thật ra là để cho con em mình có thể vun đắp tình đồng môn ngay từ nhỏ, sau này vào triều làm quan rồi có thể giúp đỡ lẫn nhau, đường công danh xuôi chèo mát mái.
Năm ta mười tuổi, Đỗ Uyển Minh bắt đầu tới trường tư học, ông già nhà ta cũng lập tức co chân đá thẳng ta vào đó.
Sau khi vào trường tư, bản tiên quân liền phát hiện ra, trong trường có rất nhiều kẻ cùng chung cảnh ngộ với ta. Từ nhỏ mọi người đều đã bị cha mẹ đem ra so sánh với Đỗ Uyển Minh, so tới so lui, khổ không để đâu cho hết. Bây giờ trông thấy ngọn nguồn tai vạ trước mắt, ngay cả răng cũng thấy ngứa, hở một tí là tìm chuyện gì đó để bắt chẹt Đỗ Uyển Minh cho hả giận.
Đỗ Uyển Minh gầy gò ốm yếu, rất dễ bắt nạt, hơn nữa người khác gây khó dễ cho y, y liền lẳng lặng chịu đựng, có thế nào cũng chẳng hé nửa lời. Khiến kẻ khác không nhịn được muốn bắt nạt thêm. Một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, càng ngày y càng bị bắt nạt dữ hơn.
Đỗ gia với Khương gia – Hoằng Uy đại tướng quân vốn là hàng xóm, Đỗ Uyển Minh với Khương Tông Đạc đã bên nhau từ nhỏ cho tới lớn, Khương Tông Đạc bảo vệ y trong trường, thay y ra mặt, quan hệ của hai người bọn họ vốn dĩ không tồi.
Nhưng có một ngày, ta nhớ lúc đó bản thân ngẫu nhiên bước xuống khỏi hành lang của trường tư, trông thấy một quyển tập nằm giữa vũng bùn trong sân, dính đầy nước bẩn. Ta cứ nghĩ là do ai đó làm rơi, liền tiện tay nhặt lên, lấy ống tay áo lau nước bùn dính trên bìa quyển tập đó, đương lúc lau vô tình ngẩng đầu lên, lại trong thấy Đỗ Uyển Minh đứng ngay trước mặt, lẳng lặng nhìn ta. Đến lúc này ta mới biết thì ra quyển tập này là của y, xem ra đã bị mấy đứa trẻ khác ném vào vũng bùn. Lúc đó ta cảm thấy, bản thiếu gia nếu đã nhặt nó lên lau sạch sẽ rồi, trông bộ dạng Đỗ Uyển Minh cũng thật đáng thương quá, thôi thì trả cho y, xem như làm phước một lần đi. Vậy là ta giơ quyển tập ra, trả lại cho y. Đỗ Uyển Minh nhỏ giọng nói một câu cảm tạ, ta đây rất độ lượng mà đáp “Không cần”, sau đó trở về phòng.
Buổi chiều ngày hôm ấy, lúc phu tử đang giảng bài, ta nhất thời thất thần ngủ quên, bị bắt ngay tại trận. Bởi vì bản thiếu gia phạm lỗi liên tiếp, phu tử rất giận, phạt ta một mình ra sân, quỳ ở đất chép mười lần “Cẩn Hành Thiên” 3] . Ta vừa chép bài vừa thả hồn không tập trung, đợi đến lúc xế chiều, lớp tan học rồi mới xong được có bốn lần. Ta thấy những người khác đều đã đi hết cả, trong lòng bắt đầu sốt ruột.
[3] Cảnh Hành Thiên: Là thiên thứ ba trong Đệ Tử Quy. Đệ Tử Quy có thể coi như bộ sách giáo dục vỡ lòng cho trẻ nhỏ của đời nhà Thanh, được một tú tài tên là Lý Dục Tú viết ra, tổng cộng có tất cả 360 câu, 1080 chữ, một câu ba chữ, hai hoặc bốn câu liền ý với nhau.
Đúng lúc này, có người bước tới trước mặt ta, dường như vô tình va phải đám giấy ta đã chép xong, được xếp thành chồng cẩn thận. Ta ngẩng đầu, thì ra là Đỗ Uyển Minh. Đang định mở miệng chửi thì Đỗ Uyển Minh ngồi thụp xuống giúp ta sắp xếp lại chồng giấy, ta trông thấy y lôi một cuộn giấy từ trong tay áo, rất bình tĩnh trải rộng ra, chồng lên trên xấp giấy ta đã chép xong, sau đó đứng dậy rời đi. Ta liếc mắt nhìn một cái, là giấy chép “Cẩn Hành Thiên”, chữ trên giấy lại như khuôn như đúc chữ của bản thiếu gia. Ta đếm, phần giấy kia đã đủ năm lần rồi. Bản thiếu gia sung sướng đến độ tim cũng nhảy tưng tưng, cố chép thêm một bản nữa để đủ mười bản, sau đó giao cho phu tử.
Ngày hôm sau, ta kéo Đỗ Uyển Minh vào một góc vắng vẻ, hỏi y tại sao lại bắt chước được nét chữ của ta, Đỗ Uyển Minh trả lời rằng: “Lúc ở nhà, ta vẫn thường chép sách giúp các huynh, ta có thể bắt chước nét chữ của người khác. Hôm qua ngươi đã giúp ta, mấy tờ giấy đó xem như đáp tạ”.
Ta không ngờ y lại biết tri ân mà báo đáp như vậy. Cái tài này của y, thật là tuyệt, tuyệt quá mà!!! Ta trịnh trọng hỏi y rằng: “Vậy lần sau ta lại giúp ngươi, ngươi có còn cảm tạ ta thế này nữa không?”.
Đỗ Uyển Minh nói: “Ngươi từng giúp ta, nếu có chuyện gì ta có thể giúp được thì ngươi cứ nói”.
Thế là ta quyết định che chở cho Đỗ Uyển Minh.
Bởi vì chức quan của ông già nhà ta cao hơn người khác chút xíu, cho nên phần lớn đám trẻ con trong trường tư này đều nghe lời ta. Ta nói từ nay Đỗ Uyển Minh do ta che chở, những đứa khác liền không bày trò với y nữa. Ta liền đem khả năng này của y nói cho mấy đứa bạn chơi thân, một truyền hai, hai truyền ba. Cuối cùng thì đám đồng môn trong trường tư đều biết Đỗ Uyển Minh có cái tài này, nhất thời chẳng còn kẻ nào bắt nạt Đỗ Uyển Minh nữa. Không chỉ thế còn thường hay nịnh nọt y mấy câu vì muốn y làm bài tập giúp mình. Nhưng ta sợ Đỗ Uyển Minh phải làm thay nhiều bài tập quá, không làm tốt được cho ta, liền đứng ra chống đỡ giúp y. Mỗi một ngày, trừ ta ra thì y chỉ được làm bài tập cho tối đa hai người nữa, những đồng môn khác đều mong ngóng tính ngày mà xếp hàng, hôm nay đến lượt người này, ngày mai tới phiên người kia.
Đúng vào lúc mà mọi người đang thuận hòa vui vẻ, thì cái tên Khương Tông Đạc kia lại bắt đầu sinh sự. Khương Tông Đạc cứ trông thấy Đỗ Uyển Minh chơi cùng với ta, là phùng má trợn mắt lên trách móc y. Ta nếu đã quyết định che chở cho Đỗ Uyển Minh, đương nhiên không thể để Khương Tông Đạc bắt nạt y được, lần nào cũng đứng ra bênh vực y.
Đỗ Uyển Minh ngày ngày giúp ta làm bài tập, ta đương nhiên sẽ không bạc đãi y. Ta dẫn y đi chơi chọi dế, rồi đi bắt châu chấu, thả diều. Chơi cờ, đổ xúc xắc, tới ruộng ở ngoại ô ăn trộm lúa mạch, việc gì cũng có phần của Đỗ Uyển Minh, ta còn tặng y hồ lô đựng dế, lồng nhốt châu chấu cào cào, còn cả con diều kiểu dáng mới nhất được môn sinh của ông già nhà ta mang từ tận Giang Nam lên tặng. Sau khi chơi cùng rồi mới thấy con người Đỗ Uyển Minh kỳ thực cũng tốt lắm, vừa trọng nghĩa lại hiền lành.
Có một lần ta kéo y tới khu nhà hoang ở ngoài thành để bắt dế, hại Đỗ Uyển Minh chút nữa thì rơi xuống giếng sâu, miếng ngọc y đeo trên cổ bị tuột dây, rơi vào trong giếng, chỉ nghe “tủm” một tiếng, sau đó chẳng thấy tăm hơi đâu nữa. Ta liền chạy về nhà trộm của mẹ ta một miếng ngọc bảo bối đến cho y. Mẹ ta biết được ngọc là do ta trộm rồi cũng không tỏ vẻ gì, nhưng cha ta thì giận điên lên, lăm lăm cây gậy đánh cho ta một trận, đến nỗi ta tập tễnh đến tận năm sáu ngày sau.
Bọn ta cùng nhau học trong trường tư đến tận năm năm. Năm năm sau, ta rời khỏi trường tư khi đương độ thiếu niên hăng hái, chỉ thích chơi bời. Cùng với năm ba tên bằng hữu quen từ hồi trong trường thúc ngựa lang bạt khắp những nẻo đường của kinh thành, uống rượu, tìm vui, trêu hoa ghẹo nguyệt. Quan hệ với Đỗ Uyển Minh lại trở nên có chút xa cách. Y mang trên người kỳ vọng cực lớn của phụ thân, nhốt mình trong nhà đọc sách, năm mười sáu tuổi được hoàng đế ngự bút khâm điểm, đề danh Trạng Nguyên. Được ban cho chức quan tứ phẩm, vào Hàn Lâm Viện. Khi ta cùng với đám đồng môn tới chúc mừng y, Đỗ Uyển Minh khoác trên người bộ quan phục của Hàn Lâm Viện, thái độ vẫn khiêm nhường hòa nhã như xưa.
Cha ta bị chuyện này đả kích không nhẹ, cứ nhìn thấy cái mặt ta là lại thở ngắn than dài. May mà còn có mẹ ta nghĩ thoáng: “Con trai có đỗ được khoa cử hay không cũng có gì quan trọng, nó muốn làm quan chẳng phải chỉ cần nói một tiếng là xong sao. Giờ con nó vẫn còn nhỏ, vào quan trường thì chỉ tổ bị thua thiệt thôi, cứ cho nó tự do thoải mái mấy năm. Trước tiên lo chuyện chung thân đại sự, đợi thành thân rồi, tính cách tự nhiên sẽ chững chạc hơn, bấy giờ có làm quan cũng không muộn.”
Câu nói này của mẹ ta đã giúp ông cha già nghĩ thông. Nhưng nào ngờ trời lại chẳng chiều lòng người. Con trai của ông, đường công danh đã bất tài vô dụng, giờ lại còn có mệnh trọn kiếp cô loan. Hứa hôn liên tục, cứ hứa lần nào là hỏng lần đấy, thích phải người nào người ấy cũng bỏ đi. Mấy năm liền ta qua lại như con thoi giữa hàng vạn khóm hoa, thế mà nửa hạt phấn hoa cũng chẳng thèm dính trên áo.
Cái danh trọn kiếp cô loan của ta truyền khắp kinh thành, trở thành một câu chuyện khôi hài. Ngay cả hoàng thượng khi gặp ta, cứ hễ nhắc đến chuyện nhân duyên là lại không nhịn được cười. Ta vô cùng phiền muộn. Thất tình lần một, lần hai, đám bạn đám bè, cả ngày chỉ biết lông bông kia còn hầu ta uống rượu tiêu sầu, an ủi vài ba câu. Đến khi số lần thất tình nhiều lên, lúc ta đi tìm đám đó uống rượu giải sầu, mấy câu an ủi còn chưa ra được khỏi miệng thì cả lũ đã phá lên cười.
Thế là ta liền cô đơn một mình đi giải sầu, có một ngày ngồi uống rượu thất tình ở tửu lâu, ta gặp phải Đỗ Uyển Minh vừa mới tan triều. Y cũng không nói ra mấy câu trấn an, khuyên nhủ thế nọ thế kia nhưng lại chịu nghe ta dốc cạn nỗi lòng, uống rượu cùng ta. Chẳng ngờ mấy năm rồi không qua lại, y vẫn cứ xem ta như bằng hữu. Vậy là mỗi lần ta vấp ngã trên con đường tình ái, chán nản phiền muộn phát điên, liền chạy tới kéo y đi uống đôi ba chén rượu. Y lại chưa từng chế nhạo ta lấy một lần.
Ngay khi muội muội của hoàng đế định để ta làm cha hờ của đứa con trong bụng nhưng không thành, vác theo cái bụng bầu nên nhà nên cửa với tiểu thị lang của nàng xong, trong triều liền xảy ra chuyện lớn. Ông cha Ngự sử của Đỗ Uyển Minh bị dính vào một vụ án cũ trước lúc hoàng đế đăng cơ, lại bị người ta tra ra ông ta có dính dáng tới bè cánh cũ của hoàng tử mưu phản. Thế là Đỗ gia bị chụp lên đầu tội danh mưu phản, xử trảm cả nhà.
Cũng vào ngày hôm đó, lần đầu tiên Khương Tông Đạc tới Tống phủ xin gặp ta. Hắn cũng thật thẳng thắn, không vòng vo vào luôn việc chính: “Nể tình bằng hữu của ngươi và Đỗ Uyển Minh mấy năm nay, ngươi cũng nên giúp hắn một tay”.
Ta nói: “Chuyện này không cần ngươi phải nhắc, chẳng giấu gì ngươi, người ta đã cứu rồi”.
Hoàng đế cướp của ta cô vợ còn chưa kịp xuất giá về nhà chồng, muội muội của hắn thiếu chút nữa đội cho ta một cái mũ xanh[4] cỡ bự, bắt ta lên chức cha hờ. Xét về tình về lý đã mắc nợ ta đến hai lần.
[4] Đội mũ xanh: Ý chỉ bị cắm sừng.
Hoàng đế cũng từng nói, tội lần này của Đỗ ngự sử chẳng qua cũng chỉ là trên danh nghĩa mà thôi, nhưng nó lại liên quan tới hoàng vị, không thể không xử lý, đã từng cố ý vô tình than thở rằng thật đáng tiếc cho Đỗ Uyển Minh. Thế là ta dùng một xác chết để đánh tráo Đỗ Uyển Minh ra khỏi ngục, chỉ nói rằng y đã qua đời vì bạo bệnh, hoàng đế cũng không đả động gì.
Ta sắp xếp cho Đỗ Uyển Minh ở lại một tiểu viện ven ngoại thành, thường xuyên tới thăm, cùng y chơi cờ. Nhưng kỳ thực mấy thứ như thi thơ các loại ta không đọc nhiều, chẳng có cách gì đàm đạo với y. Đến cả chơi cờ ta cũng chẳng thắng nổi Đỗ Uyển Minh. Sức khỏe của y không tốt, lại hay mất ngủ, bởi vậy những khi có thời gian, ta liền cùng y chơi cờ đến tận khi trời sáng.
Hoa leo phủ kín bức tường vây quanh tiểu viện, mùa xuân hoa mộc hương khai hoa ngợp trời, có khi chơi cờ cả đêm, sáng sớm bước ra khỏi cửa, hương hoa mộc hương nồng đến lạ giữa sáng sớm, khiến lòng người ngây ngất. Đại phu nói mùi hương này có thể khiến cho Đỗ Uyển Minh thở dễ dàng hơn.
Đỗ Uyển Minh chẳng hề khóc lóc mà cảm kích ơn cứu mạng của ta, người nhà y đã bị chém hết chẳng còn một ai, hơn nữa phần hồn của y đi mất, chỉ từng thờ ơ hỏi ta một câu rằng, ta cứu y như thế rất nguy hiểm, không sợ bị liên lụy sao.
Ta nói thầm trong bụng, thiếu gia đây có thể làm những chuyện không chắc chắn ư. Đương nhiên ta đã sớm biết hoàng đế sẽ không truy cứu. Hơn nữa dù sao cũng từng là bằng hữu, nếu chỗ nào có thể giúp được ta nhất định sẽ giúp y một tay.
Cũng có thể là làm việc tốt nhất định sẽ được báo đáp xứng đáng, sau khi thu xếp cho Đỗ Uyển Minh không lâu, ta đứng trên phố chợ, bất chợt quay đầu, trông thấy Dao Tương.
Hiện giờ nhớ tới cái tên ấy, trong lòng ta vẫn thấy có chút chua xót. Ta vừa nhìn thấy Dao Tương đã ái mộ, thực ý thực lòng, chân tình rung động. Mỗi ngày ta đều nghĩ đủ cách để khiến nàng vui vẻ, thậm chí còn đi tìm Đỗ Uyển Minh, xin y dạy cho mấy bài thơ tình ý miên man, mấy bài phú phong lưu du dương, để cùng nàng đồng điệu. Nàng ngày đó vì muốn nuôi tú tài nghèo, dối lòng đối tốt với ta. Mỗi ngày trôi qua, ta đều thấy gió xuân phấp phới hoan hỉ.
Nhưng thân thể của Đỗ Uyển Minh thì lại càng ngày càng yếu. Y ở trong ngục bị dùng hình, đại phu nói tì tạng đã bị tổn thương, có thể cầm cự qua mấy ngày này đã không dễ dàng gì. Thật may là trước khi y đi tới điểm cuối của cuộc đời cũng không phải chịu giày vò gì lớn, đau đớn mê man mấy lần rồi thiếp đi. Lần tỉnh táo cuối cùng y còn nói với ta một câu cảm tạ, cảm tạ ta đã chăm sóc cho y những ngày này, lúc nhắm mắt trông thật bình thản.
Đỗ Uyển Minh còn để lại cho ta một tập thơ tự chép, để ta có thể đọc cho Dao Tương nghe.
Ta chôn cất y ở bên một dốc núi xanh như ngọc, còn cố ý dặn dò kẻ dưới tìm người trông nom mộ phần.
Sau đó, Dao Tương rốt cuộc cũng về với gã tú tài nghèo của nàng, ta lại cô đơn. Thất tình đau xót, nâng chén tìm say, trong phủ vẫn còn hai tập thơ mà Đỗ Uyển Minh để lại. Thơ sầu câu thảm, quả thực đúng như tâm tình của ta khi đó. Ta đau buồn từ tiết Trùng Dương năm cũ tới tết Đoan Ngọ năm sau. Mấy lời của Dao Tương trong miếu lại giáng cho ta một đòn nữa, đến độ đầu váng mắt hoa.
Sau đó, ta liền đi tới đầu phố, gọi một bát mỳ vằn thắn, kế tiếp ư, ta lên trời, trở thành Tống Dao tiên.
Hoành Văn nghe ta nói, không hé một lời. Ta nắm chặt lấy ống tay áo của hắn: “Ta không biết tại sao thiên đình lại nói ra như vậy, nhưng sự thực chỉ có thế thôi”.
Hoành Văn thong thả nói: “Thật ra cách nói của ngươi và cách nói của thiên đình, vốn cũng chẳng khác gì nhau.”
Ta nhìn ngón út của bàn tay bên trái, trong lòng lạnh buốt như băng. “Hoành Văn, có câu này ngươi phải nói thật với ta, ta vẫn luôn nghĩ ta có thể lên thiên đình là do may mắn, trên thực tế có phải có dính dáng gì tới sợi dây nối giữa ta và Thiên Xu này không?”
Thiên Xu, Đỗ Uyển Minh. Nếu Thiên Xu là Đỗ Uyển Minh, y lại còn giữ miếng ngọc bội ta đền cho y năm xưa, vậy tại sao sau khi ta lên thiên đình rồi, hai bên là người quen cũ, mà y vẫn tỏ thái độ lạnh lùng, làm như thể không nhận ra ta.
Hoành Văn nói: “Còn chưa đến mức đó. Sợi dây trên tay ngươi và Thiên Xu đều đã biến thành nút chết, nhưng ngươi là người phàm, chỉ cần ở trần gian luân hồi năm kiếp, không gặp mặt Thiên Xu, thì sợi tơ tiên khế sẽ tự động biến mất. Nhưng mà…”. Hoành Văn bất đắc dĩ nhìn ta, “Chẳng ngờ mệnh của ngươi lại tốt vậy, trùng hợp khi viên tiên đan của Thái Thượng Lão quân rơi xuống nhân gian, lại vừa khéo bị ngươi ăn phải. Ngươi lên trời thành tiên”.
Thành tiên rồi, thì lại làm sao.
Hoành Văn than thở: “Có lẽ đây chính là vận mệnh mà ngay cả thần tiên cũng không quản nổi. Chỉ cần ngươi trở thành tiên rồi, bất kể sau này ngươi có phải là tiên không, thì sợi tơ tiên khế ấy vẫn cứ tồn tại, nghe nói trừ phi giữa ngươi và Thiên Xu có một người tan thành tro bụi, bằng không thì cởi không ra”.
Ta trông sợi tơ sắc vàng sáng loáng ấy, dùng tay bắn thử.
Không hề có cảm giác chạm vào tơ, nhưng nó lại khẽ khàng rung động.
Ta nói: “Nếu đã không cởi ra được thì chỉ có thể mang, mang theo nó… sẽ có kết cục gì”. Nói cái gì mà sợi tơ tiên khế, ta gài tơ bao nhiêu năm trời rồi, vẫn chưa cảm thấy nó có tác dụng gì.
Hoành Văn nói: “Chính bởi vì có hậu quả, nên ngày đó Thiên Xu Tinh quân mới cố tình giả bộ không nhận ra ngươi, trên thiên đình cũng tỏ ra xa cách với ngươi, lần ấy muốn đẩy ngươi xuống phàm trần cũng là vì muốn bảo vệ ngươi. Ta nhớ có lần đã nói với ngươi rồi, những thần tiên sinh ra trên thiên đình như ta và Thiên Xu, trước khi có được hình hài, đã được định sẵn chức vụ. Nên ta chỉ có phong hàm, ngay cả một cái tên giống người phàm trần cũng không có. Thiên Xu cũng vậy, hắn vừa sinh ra đã định sẵn phải nắm giữ cung Bắc Đẩu, thân là Đế tinh, cũng đã định phải cùng Nam Minh Đế quân tương hỗ soi rọi, chiếu ứng lẫn nhau”.
Ta tức khắc hiểu ra: “Ta biết rồi, nhưng ta lại chọc ngang một cây gậy giữa Thiên Xu và Nam Tinh, chặt đứt sợi tơ tiên khế nối liền hai người họ, bản thân lại dính tới Thiên Xu. Làm loạn cục diện soi rọi, chiếu ứng lẫn nhau giữa hai vị thần tiên”. Nhưng từ đầu tới cuối ta nào có ý muốn chọc gậy vào nhân duyên của người khác đâu, vì cớ gì mà sợi tơ chết tiệt đó cứ nhất định muốn ta làm kẻ gây rối, nằng nặc đòi buộc lên tay ta.
Hoành Văn cười khổ, nói: “Ai mà ngờ được ngươi lại còn tốt số, vô duyên vô cớ nhặt được viên tiên đan bị rớt xuống trần. Ngươi thăng thiên thành tiên, sợi tơ tiên khế liền không thể nào đứt nữa, trừ phi một trong hai người tan thành tro bụi. Thiên Xu tuy rằng có ý xa cách ngươi, nhưng ngươi và hắn bị tơ tiên nối liền, Nam Minh Đế quân vì chuyện ấy mà canh cánh trong lòng. Quan hệ giữa Thiên Xu và Nam Tinh dần dần rạn nứt, nhân gian liên tiếp xảy ra tai họa, chiến tranh, các triều đại phút chốc dựng lên rồi lại phút chốc lụi tàn, không tài nào vững chắc được… Đối với thiên đình mà nói, sợi tơ tiên khế đó tuyệt đối không thể để lại. Nhưng nếu muốn cắt đứt nó, chỉ có thể để ngươi hoặc Thiên Xu tan thành tro bụi. Nếu ngươi là Ngọc Đế, giữa hai người, ngươi sẽ chọn ai?”.
Ta lập tức đáp: “Thiên Xu”.
Hoành Văn nghiêng đầu nhìn ta. Ta thở dài nói: “Phần còn lại không cần nói nữa, ta có thể đoán ra được. Thời điểm Ngọc Đế muốn ta tan thành tro bụi nhất định là trước khi Pháp Đạo Hội diễn ra. Bấy giờ Thiên Xu mới mượn cớ muốn ta tới nhân gian. Vậy thì vì sao Ngọc Đế lại bày ra cái màn kịch ấy, nói cái gì mà Nam Tinh với Thiên Xu vì tư tình bị đày xuống phàm trần, để ta xuống đó thiết kiếp, cầm gậy đánh uyên ương”.
Hoành Văn nói: “Ban nãy Mệnh Cách Tinh quân đã nói hết cho ta từ đầu đến cuối ngọn nguồn mọi chuyện, duy chỉ có vấn đề này là lão ấp a ấp úng. Ta phải dồn ép hỏi, lão mới chịu nói thật, chủ ý này vốn là do lão đề ra.”
Cái lão già Mệnh Cách này!!! Ta biết ngay mà, chuyện gì lão cũng thích chen chân vào!!! Hoành Văn bất đắc dĩ nói: “Lần này Mệnh Cách đúng là có ý tốt muốn cứu ngươi, ngươi nên cảm ơn lão một câu mới phải. Ngươi ở thiên đình bao nhiêu năm, chúng tiên đều có chút giao tình với ngươi, không đành lòng thấy ngươi cứ thế tan thành tro bụi. Bởi vậy Mệnh Cách mới nói với Ngọc Đế, tuy nghe nói sợi tơ tiên khế không thể cởi ra nếu người bị nó thắt không tan thành tro bụi, nhưng vị thần tiên như ngươi cũng coi như thăng thiên ngoài ý muốn. Bao nhiêu năm nay cũng không thấy sinh tình sinh ý gì với Thiên Xu, nói không chừng vẫn còn cách giải quyết khác. Lại bởi Nguyệt Lão từng có lời, hủy hoại nhân duyên của người khác là chuyện cực kỳ thất đức, sẽ tự làm đứt nhân duyên của mình xem như báo ứng. Thế là Mệnh Cách mới nghĩ ra cách ấy, Thiên Xu cũng nói với Ngọc Đế, y nguyện ý thử một lần. Nam Minh đối xử với Thanh Đồng, Chi Lan quá tàn nhẫn, đang có một món nợ cần phải trả. Vậy là có ngay chuyện ngươi phải xuống phàm trần”.
Giờ ta hiểu rồi, bao nhiêu nghi vấn dưới nhân gian đều đã có thể giải thích rõ ràng. Đan Thành Lăng chỉ là một tên phàm phu tục tử, vậy mà lại biết đi trộm cỏ tiên cứu Mộ Nhược Ngôn, e là do Mệnh Cách Tinh quân nói cho hắn biết.
Ta đưa mắt nhìn về phía hồ sen, lá xanh như ngọc bích, Hoành Văn nói: “Ngươi nợ Thiên Xu, không ít đâu”.
Đỗ Uyển Minh, Thiên Xu Tinh quân.
Hiện giờ ta nhớ lại ngày ấy, vẫn cảm thấy ta đối xử với Đỗ Uyển Minh khi đó thật ra không thể nói là rất tốt, đổi làm người khác, cũng thế mà thôi. Nhưng quả thật ta đã làm đứt sợi tơ tiên khế của y, mà sợi tơ đó quả thực đã nối vào tay ta, đầu cuối còn là nút chết.
Đỗ Uyển Minh thanh bạch hòa nhã, nhưng tướng mạo lại hoàn toàn không giống Thiên Xu Tinh quân. Ta trăm ngàn lần không nghĩ tới, y lại là Thiên Xu trong trẻo mà lạnh lùng.
Lần này hạ phàm một chuyến, chuyện thất đức gì ta cũng đã làm với Thiên Xu. Thiên Xu vì bảo vệ cho ta bằng lòng xuống trần lịch kiếp, ta lại đối xử với y như thế. Hiện giờ trong lòng y đang nghĩ thế nào, còn bao ân tình mà ta nợ y nên hoàn trả ra sao.
Hoành Văn không nói thêm gì nữa, sóng vai ngồi cùng ta bên hồ sen. Ta lại đưa mắt nhìn bàn tay mình: “Không biết chặt ngón tay này đi thì liệu sợi tơ tiên khế có mất hay không?”.
Hoành Văn cười nói: “Ngươi nghĩ đơn giản quá nhỉ, nếu được thế ta cũng muốn ngươi chặt. Có thể chặt thì Ngọc Đế đã sớm ra tay rồi. Thiếu một ngón út, nó sẽ lại bám vào chỗ khác. Trừ phi…”.
Trừ phi tan thành tro bụi, không còn chỗ nào cho nó bám vào.
Ta lặng lẽ cười khan mấy tiếng. Lại giống Hoành Văn ngồi đó, không nói thêm gì.
Một lát sau, ta nói: “Ngọc Đế ra lệnh cho ta đến chỗ của Mệnh Cách Tinh quân, ta vẫn cứ đi một chuyến”, sau đó đứng dậy.
Hoành Văn nói: “Cũng được, ta nghe nói Tuyên Ly cũng bị mang lên thiên đình rồi. Ta đi xem nó ra sao”.
Sau khi hắn đứng dậy, ta nhìn hắn, lại không biết nói gì mới tốt.
Hoành Văn nói: “Tạm chia tay ở đây vậy”.
Ta nói: “Tạm chia tay ở đây”.
Ta giương mắt nhìn Hoành Văn xoay người rời đi, bóng lưng càng lúc càng xa, trong khoảnh khắc bỗng cảm thấy giống khi ta mới lên thiên đình, cũng đứng từ xa ngóng theo bóng lưng của Hoành Văn, càng lúc càng xa.
Ta thở dài chán nản, sau đó theo cổng sau tiến vào phủ Mệnh Cách Tinh quân.
Danh sách chương