Tiếng nhạc bớt dồn dập hơn. Hai người đàn ông trong đó có chú rể dắt tay nhau đi vào giữa điện, nơi thầy tu đang ngồi. Chú rể có vẻ còn khá trẻ, mặc áo sơ mi dài kiểu Ấn, vạt và tay áo thêu những hoa văn cầu kỳ bằng chỉ vàng óng ánh. Thầy tu ở trên vắt một chiếc khăn trắng dài qua bên vai, không ngừng rung chiếc chuông trong tay. Khi chú rể đã ngồi xuống bên thầy tu, những du khách nước ngoài tò mò vây quanh chụp ảnh bắt đầu giãn ra, những tiếng trò chuyện ram ran tạm lắng, khắp chính điện chỉ còn tiếng đọc ê a của thầy tu, có lẽ là một bài kinh hay lời kh>
Cô tranh thủ cúi xuống xem lại mấy bức vừa chụp trên máy ảnh, tự nhiên bấm quá tay khiến máy tua về tới bức ảnh chụp trước đó. Trong ảnh, người đi cùng cô đang đứng ở một góc tường ven đường nói chuyện điện thoại. Ảnh chụp từ quá xa nên không thấy rõ, nhưng cô vẫn nhớ nét mặt của anh lúc đấy, một vẻ không kiên nhẫn mà trước kia cô từng thấy rất nhiều lần. Giờ đây, nó dành cho người khác. Cô biết người ấy là ai.
* * *
Đêm đầu tiên ở Malaysia, phần vì lạ nhà, phần vì đã ngủ đủ trong các chặng di chuyển, Thủy gần như thức trắng. Cô không dám trằn trọc trở mình nhiều, sợ làm phiền Dũng, chỉ nằm yên trong bóng tối, để đầu óc chạy lan man về mười năm trước, vài ngày trước, vài giờ trước rồi lại chạy lan man sang ngày mai, ngày kia, ngày kìa… Chợt cô nghe thấy tiếng nói chuyện từ giường vọng ra. Ban đầu chỉ là những tiếng ậm ừ thì thào như nói mê, nhưng chỉ sau vài phút, cô biết đó là một cuộc cãi vã qua điện thoại. Tuy trình độ tiếng Anh không đủ để theo sát từng chữ, cô vẫn biết người ở đầu bên kia là nữ, đang lúc tức giận có vẻ khá… vô lý. Một lúc lâu sau, cuộc cãi vã chấm dứt, căn phòng chợt tĩnh lặng đến mức nghe thấy tiếng ro ro của tủ lạnh.
- Ngủ chưa Thủy? – Dũng hỏi đột ngột.
- Chưa ạ. – Cô trả lời sau vài giây nghĩ ngợi.
Trái với suy đoán của cô, anh không giải thích gì về cuộc cãi vã, chỉ hỏi một câu vô thưởng vô phạt:
- Ngày mai có định đi đâu không? - Chắc em đi tháp đôi.
- Nếu không cần lên cầu nối hai tháp, thì bảy giờ bảy rưỡi tối hãy đi, lúc đó hoàng hôn, chụp ảnh đẹp hơn.
- Vâng.
- Ban ngày nên đi công viên hoặc cung điện.
- Vâng… Để mai em xem lại.
Anh ngập ngừng muốn nói thêm gì đó, cô cũng ngập ngừng muốn hỏi thêm gì đó, nhưng cuối cùng không ai mở lời. Căn phòng chỉ còn tiếng ro ro của tủ lạnh.
* * *
Khi lời cầu khẩn dành cho chú rể chấm dứt, một người đàn bà đứng tuổi bưng chiếc đĩa có lửa và hoa huơ huơ trước mặt chú rể. Sau vài nghi thức trang trọng nữa, một đoàn phụ nữ đưa cô dâu tiến vào. Cô dâu mặc bộ saree màu tía, trang điểm cầu kỳ và đeo những chiếc vòng vàng chạm trổ lộng lẫy trên trán, trên cổ tay. Đôi uyên ương ngồi bên nhau, đưa tay hơ lên ngọn đèn trên đĩa kết hoa và nhận những hành động ban phước của thầy tu cũng như của người thân.
Nhìn nụ cười ngượng ngập ngọt ngào của họ, bất giác Thủy nghĩ về Dũng và cô bạn gái cũ thích gây sự của anh. Hẳn hai người cũng từng có thời gian hạnh phúc, nhưng tất cả những gì cô chứng kiến chỉ là những di chứng xấu xí.
* * *
Tối khuya, chiếc xe khách từ Genting thả Thủy xuống một bến ở lân cận phố Tàu, vừa kịp đi chuyến monorail cuối về Chow Kit. Lúc sáng, cô có để lại giấy nhắn báo cho Dũng biết là mình đi Genting. Giờ làm việc của Malaysia muộn hơn Việt Nam, anh thường ngủ dậy muộn và ở lại công ty đến tối mịt, sau đó lại hay có hẹn đến nửa đêm, cô thì vẫn giữ thói quen ngủ sớm dậy sớm ở bên nhà. Hai người chỉ có thể “nói chuyện” qua mẩu giấy nhắn đặt trên bàn cạnh sofa.
Cô không thấy bất tiện với cách trao đổi tin tức gián tiếp này, thậm chí còn thấy may mắn vì có nó. Nó không chỉ giúp cô diễn đạt được diều cần diễn đạt mà không phải bận tâm xem mình có run rẩy bối rối hay không, nó còn đem đến cho cô những hồi âm mà cô khó có thể nghe thấy bằng. Như hôm qua chẳng hạn, cô đã đánh bạo mua một ít rau củ về làm nộm rồi để lại giấy “mời” anh ăn. Sáng nay, cô dậy sớm chuẩn bị đi Genting, thấy chiếc hộp đựng nộm đã được rửa sạch úp trong tủ, và trên bàn là mẩu giấy nhắn có dòng chữ cảm ơn của anh. Mấy lời ngắn ngủi đó khiến cô lâng lâng vui vui trong suốt chuyến đi dài.
Vẫn mang tâm trạng dễ chịu ấy, cô quay trở lại chiếc hộp trên tầng 8 của anh. Thật không may, thứ đầu tiên chào đón cô trở về lại chính là cái va li của cô, nó bay thẳng về phía chân cô như một tảng đá. Cô không kịp tránh, ngã khuỵu luôn xuống. Một cô gái trạc tuổi cô nhưng cao lớn hơn xông tới túm lấy cô, rít lên bằng tiếng Anh:
- Cô là con % nào? Tại sao cô lại ở đây? Tránh xa anh ta ra, chuyện của tôi với anh ta còn chưa kết thúc đâu!
Người còn lại trong phòng vội vàng kéo cô ta ra.
- Sarah, cô ấy chỉ là một người bạn của gia đình.
- Bạn? Anh nói cô ta là bạn? Có phải kiểu bạn như là Annie, hay Lucy? Anh là đồ con hoang…
- Sarah, thôi đi! – Dũng kéo cô ta ra cửa. – Chúng ta cần nói chuyện, nhưng không phải ở đây.
- Tại sao không phải ở đây? Anh có ý gì. Có phải anh muốn… - Sarah lại rít lên, lần này với tốc độ nhanh hơn.
- Tôi không muốn… Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi… - Dũng cũng đáp trả nhanh và gay gắt không kém.
Thủy không cố gắng nghe hiểu lời dốp chát của hai người nữa. Cô ngồi bệt dưới đất, ôm cái chân đau, chẳng biết làm gì hơn là chờ cuộc cãi vã chấm dứt. Cô không phải chờ lâu lắm, vì một người hàng xóm chạy sang hét lên rằng anh ta sẽ gọi cảnh sát. Sarah đùng đùng rời khỏi căn hộ, để lại tiếng đóng cửa khiến sàn nhà cũng run lên một chút.
Dũng đỡ cô lên sofa, lấy một chiếc khăn mặt gói mấy cục đá trong tủ lạnh chườm chân cho cô. Vẻ mặt áy náy cùng cử chỉ dịu dàng của anh gợi lên những kỷ niệm cũ trong cô. Hơn mười năm trước, trong một lần đèo cô đi học, anh không kịp cái ổ gà trên đường làm cô ngã đập đầu xuống đất, ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, cô cũng bắt gặp anh có vẻ mặt và cử chỉ như vừa rồi. Có lẽ cô thích anh từ khi đó…
Anh xách cái va li đặt trở lại chỗ của nó bên sofa rồi ngồi xuống đối diện với cô, nói nhỏ:
- Lúc về, đừng kể với bố mẹ anh.
Cô gật đầu, ngập ngừng một lúc rồi nói:
- Em xin lỗi.
- Sao phải xin lỗi? – Anh hơi cao giọng. Thời buổi nào rồi mà vẫn có người bị tấn công đã không lu loa bắt đền, lại còn đi xin lỗi.
- Em ở đây làm bạn anh hiểu lầm.
- Không sao. – Anh phẩy tay, định không giải thích thêm nhưng cuối cùng vẫn nói tiếp. – Anh và Sarah đã chia tay, là cô ấy chủ động, sau lại đòi quay lại, rồi cứ giằng co như vậy mấy tuần nay.
- Vâng. – Cô định hỏi là anh có thích Sarah không, nhưng rồi chỉ đáp lại bằng một từ cụt ngủn.
- Em đi Genting vui không? – Anh lại hỏi.
- Cũng vui ạ, cáp treo và công viên trò chơi trông đẹp, em chụp được nhiều ảnh. – Cô trả lời có vẻ có sức sống hơn.
- Tối đã ăn gì chưa?
Lần này, cô ngẩn ra. Vì muốn đuổi kịp chuyến monorail cuối, cô thậm chí còn chẳng có thời gian ghé qua Seven Eleven mua bánh.
- Chưa ăn phải không? Anh cũng chưa. Để anh nấu mì ăn tạm nhé.
Cô gật đầu. Chỗ chườm dưới chân bị đá làm cho đau buốt lên còn tâm trí cô thì đang hơi hơi ấm áp. Lần cuối cùng anh nấu cho cô ăn đã cách đây rất rất lâu
* * *
Cô dâu chú rể bắt đầu đọc những câu trịnh trọng, dường như là lời thề hôn nhân. Giọng đọc nhỏ nhẹ của họ vang lên trong không gian trang nghiêm vàng rực màu sơn thếp và kim tuyến, sực mùi hoa và hương trầm của điện thờ tạo ra một hiệu ứng đặc biệt làm những người xung quanh chợt lặng đi. Lời thề hôn nhân thường gặp trong các tiểu thuyết phương Tây, “ở bên em cả khi giàu có cũng như khi bần hàn, khi mạnh khỏe cũng như khi đau ốm”, chợt vang vọng trong đầu Thủy. Và nước mắt cứ thế tràn ra khắp gò má cô.
Những giọt nước mắt của cô làm cảm xúc khó gọi tên lại ran lên trong lòng Dũng. Anh lắc đầu để xua đuổi nó nhưng không thành công. Anh hít sâu một hơi, quyết định đã đến lúc rời đi. Anh lặng lẽ lại gần, vỗ nhẹ vào vai cô:
- Thế là sắp xong rồi, mình đi ăn kẻo muộn.
Cô gật gật đầu, quệt nước mắt trên mặt, cất máy ảnh vào túi, đi dần về phía cổng đền nhưng vẫn ngoái nhìn vào chính điện. Cô dâu đang đặt chân lên một phiến đá do một người đàn bà đứng tuổi đem tới… Mải xem, cô quên để ý nền sân lát đá ướt bong nước mưa dưới chân nên bước luôn vào một chỗ trơn.
- Cẩn thận đấy! – Anh kêu lên, vội vàng đưa tay đỡ cô nhưng không kịp. Cô ngã ngồi xuống. Tim anh đập hẫng đi một chút làm cảm xúc ran ran trong ngực lại dội lên. Không nghĩ ngợi, anh cúi người, nắm lấy tay cô, kéo cô đứng dậy.
Trong một thoáng, cô quên hết mọi chuyện, chỉ tập trung cảm nhận hơi ấm từ bàn tay khô ráo của anh bao bọc lấy bàn tay dính cả nước mắt và nước mưa của mình. Ở bên trong đền, lễ cưới đã tiến hành tới nghi thức cuối. Người ta vừa buộc một đầu khăn của chú rể vào vạt saree của cô dâu. Đôi uyên ương đi quanh khu vực hành lễ vài bước tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Họ cũng đang nắm tay nh
* * *
Đêm hôm ấy, Thủy không ngủ ở sofa. Sáng hôm sau, Dũng đưa cô ra sân bay. Suốt khoảng thời gian chục tiếng đồng hồ và suốt cả chặng đường mấy chục cây số, cả hai đều ngập ngừng muốn nói, muốn hỏi, nhưng cuối cùng không ai mở lời.
* * *
Hà Nội, cuối tháng 9 năm 2012
Chiếc xe đón dâu kết hoa sơ sài đi chầm chậm qua ngôi nhà có cánh cổng sắt uốn sơn xanh và vòm hoa giấy bung nở những chùm hoa hồng tím. Bà chủ nhà đứng ở vỉa hè nhìn theo, chép miệng nói với mấy người hàng xóm bên cạnh:
- Khổ thân con bé, bị mẹ kế ép lấy thằng chồng Đài Loan, cưới xin gì cứ như buông người!
* * *
Hà Nội, cuối tháng 12 năm 2012
Dũng về chơi nhân dịp Giáng Sinh và năm mới, thấy trên bàn có một phong bì lớn bằng giấy xi măng. Anh hỏi mẹ và được trả lời:
- Là của con Thủy. Trước khi lấy chồng, nó sang, đưa cái này. Mẹ hỏi có cần gửi cho con luôn không, nó bảo không cần, khi nào con về thì xem cũng được.
Bên trong phong bì có một chiếc hộp và một b
Chiếc hộp đựng một cây bút máy đắt tiền và tấm thiệp đã ngả màu với dòng chữ viết bằng mực tím: “Mừng anh vào đại học. Chúc anh thành công”.
Bức thư viết khá dài, kể về một cô gái mồ côi mẹ đã tìm thấy tình thương trong gia đình hàng xóm. Cô thích người con trai của gia đình đó trong nhiều năm. Người con trai sống và làm việc ở nước ngoài. Cô đã làm thêm vất vả và chi tiêu dè sẻn rất lâu để có thể sang nước đó. Cô không hy vọng sẽ được gặp anh, chỉ mong được đi qua những con đường mà anh có lẽ cũng đi qua, được nhìn ngó những khung cảnh mà anh cũng nhìn ngó, được hít thở bầu không khí mà anh cũng hít thở… Rồi không biết là may hay rủi, cô có cơ hội được ở chung với anh dưới một mái nhà trong vài ngày. Bức thư kết thúc bằng câu thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh:
“Một vạn lần ân và ái,
Không bằng một cái nắm tay.”
Lời cảm ơn
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Mẹ tôi, người luôn đọc truyện ngắn đăng báo của tôi và thỉnh thoảng còn khen.
Chị Phan Thúy Thảo, biên tập viên của Thế Giới Phụ Nữ, người tôi chưa gặp bao giờ nhưng đã giúp tôi viết được rất nhiều truyện trong tập này, bằng những cú điện thoại “đặt hàng” rất ngắn gọn của chị.
HẾT
Cô tranh thủ cúi xuống xem lại mấy bức vừa chụp trên máy ảnh, tự nhiên bấm quá tay khiến máy tua về tới bức ảnh chụp trước đó. Trong ảnh, người đi cùng cô đang đứng ở một góc tường ven đường nói chuyện điện thoại. Ảnh chụp từ quá xa nên không thấy rõ, nhưng cô vẫn nhớ nét mặt của anh lúc đấy, một vẻ không kiên nhẫn mà trước kia cô từng thấy rất nhiều lần. Giờ đây, nó dành cho người khác. Cô biết người ấy là ai.
* * *
Đêm đầu tiên ở Malaysia, phần vì lạ nhà, phần vì đã ngủ đủ trong các chặng di chuyển, Thủy gần như thức trắng. Cô không dám trằn trọc trở mình nhiều, sợ làm phiền Dũng, chỉ nằm yên trong bóng tối, để đầu óc chạy lan man về mười năm trước, vài ngày trước, vài giờ trước rồi lại chạy lan man sang ngày mai, ngày kia, ngày kìa… Chợt cô nghe thấy tiếng nói chuyện từ giường vọng ra. Ban đầu chỉ là những tiếng ậm ừ thì thào như nói mê, nhưng chỉ sau vài phút, cô biết đó là một cuộc cãi vã qua điện thoại. Tuy trình độ tiếng Anh không đủ để theo sát từng chữ, cô vẫn biết người ở đầu bên kia là nữ, đang lúc tức giận có vẻ khá… vô lý. Một lúc lâu sau, cuộc cãi vã chấm dứt, căn phòng chợt tĩnh lặng đến mức nghe thấy tiếng ro ro của tủ lạnh.
- Ngủ chưa Thủy? – Dũng hỏi đột ngột.
- Chưa ạ. – Cô trả lời sau vài giây nghĩ ngợi.
Trái với suy đoán của cô, anh không giải thích gì về cuộc cãi vã, chỉ hỏi một câu vô thưởng vô phạt:
- Ngày mai có định đi đâu không? - Chắc em đi tháp đôi.
- Nếu không cần lên cầu nối hai tháp, thì bảy giờ bảy rưỡi tối hãy đi, lúc đó hoàng hôn, chụp ảnh đẹp hơn.
- Vâng.
- Ban ngày nên đi công viên hoặc cung điện.
- Vâng… Để mai em xem lại.
Anh ngập ngừng muốn nói thêm gì đó, cô cũng ngập ngừng muốn hỏi thêm gì đó, nhưng cuối cùng không ai mở lời. Căn phòng chỉ còn tiếng ro ro của tủ lạnh.
* * *
Khi lời cầu khẩn dành cho chú rể chấm dứt, một người đàn bà đứng tuổi bưng chiếc đĩa có lửa và hoa huơ huơ trước mặt chú rể. Sau vài nghi thức trang trọng nữa, một đoàn phụ nữ đưa cô dâu tiến vào. Cô dâu mặc bộ saree màu tía, trang điểm cầu kỳ và đeo những chiếc vòng vàng chạm trổ lộng lẫy trên trán, trên cổ tay. Đôi uyên ương ngồi bên nhau, đưa tay hơ lên ngọn đèn trên đĩa kết hoa và nhận những hành động ban phước của thầy tu cũng như của người thân.
Nhìn nụ cười ngượng ngập ngọt ngào của họ, bất giác Thủy nghĩ về Dũng và cô bạn gái cũ thích gây sự của anh. Hẳn hai người cũng từng có thời gian hạnh phúc, nhưng tất cả những gì cô chứng kiến chỉ là những di chứng xấu xí.
* * *
Tối khuya, chiếc xe khách từ Genting thả Thủy xuống một bến ở lân cận phố Tàu, vừa kịp đi chuyến monorail cuối về Chow Kit. Lúc sáng, cô có để lại giấy nhắn báo cho Dũng biết là mình đi Genting. Giờ làm việc của Malaysia muộn hơn Việt Nam, anh thường ngủ dậy muộn và ở lại công ty đến tối mịt, sau đó lại hay có hẹn đến nửa đêm, cô thì vẫn giữ thói quen ngủ sớm dậy sớm ở bên nhà. Hai người chỉ có thể “nói chuyện” qua mẩu giấy nhắn đặt trên bàn cạnh sofa.
Cô không thấy bất tiện với cách trao đổi tin tức gián tiếp này, thậm chí còn thấy may mắn vì có nó. Nó không chỉ giúp cô diễn đạt được diều cần diễn đạt mà không phải bận tâm xem mình có run rẩy bối rối hay không, nó còn đem đến cho cô những hồi âm mà cô khó có thể nghe thấy bằng. Như hôm qua chẳng hạn, cô đã đánh bạo mua một ít rau củ về làm nộm rồi để lại giấy “mời” anh ăn. Sáng nay, cô dậy sớm chuẩn bị đi Genting, thấy chiếc hộp đựng nộm đã được rửa sạch úp trong tủ, và trên bàn là mẩu giấy nhắn có dòng chữ cảm ơn của anh. Mấy lời ngắn ngủi đó khiến cô lâng lâng vui vui trong suốt chuyến đi dài.
Vẫn mang tâm trạng dễ chịu ấy, cô quay trở lại chiếc hộp trên tầng 8 của anh. Thật không may, thứ đầu tiên chào đón cô trở về lại chính là cái va li của cô, nó bay thẳng về phía chân cô như một tảng đá. Cô không kịp tránh, ngã khuỵu luôn xuống. Một cô gái trạc tuổi cô nhưng cao lớn hơn xông tới túm lấy cô, rít lên bằng tiếng Anh:
- Cô là con % nào? Tại sao cô lại ở đây? Tránh xa anh ta ra, chuyện của tôi với anh ta còn chưa kết thúc đâu!
Người còn lại trong phòng vội vàng kéo cô ta ra.
- Sarah, cô ấy chỉ là một người bạn của gia đình.
- Bạn? Anh nói cô ta là bạn? Có phải kiểu bạn như là Annie, hay Lucy? Anh là đồ con hoang…
- Sarah, thôi đi! – Dũng kéo cô ta ra cửa. – Chúng ta cần nói chuyện, nhưng không phải ở đây.
- Tại sao không phải ở đây? Anh có ý gì. Có phải anh muốn… - Sarah lại rít lên, lần này với tốc độ nhanh hơn.
- Tôi không muốn… Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi… - Dũng cũng đáp trả nhanh và gay gắt không kém.
Thủy không cố gắng nghe hiểu lời dốp chát của hai người nữa. Cô ngồi bệt dưới đất, ôm cái chân đau, chẳng biết làm gì hơn là chờ cuộc cãi vã chấm dứt. Cô không phải chờ lâu lắm, vì một người hàng xóm chạy sang hét lên rằng anh ta sẽ gọi cảnh sát. Sarah đùng đùng rời khỏi căn hộ, để lại tiếng đóng cửa khiến sàn nhà cũng run lên một chút.
Dũng đỡ cô lên sofa, lấy một chiếc khăn mặt gói mấy cục đá trong tủ lạnh chườm chân cho cô. Vẻ mặt áy náy cùng cử chỉ dịu dàng của anh gợi lên những kỷ niệm cũ trong cô. Hơn mười năm trước, trong một lần đèo cô đi học, anh không kịp cái ổ gà trên đường làm cô ngã đập đầu xuống đất, ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, cô cũng bắt gặp anh có vẻ mặt và cử chỉ như vừa rồi. Có lẽ cô thích anh từ khi đó…
Anh xách cái va li đặt trở lại chỗ của nó bên sofa rồi ngồi xuống đối diện với cô, nói nhỏ:
- Lúc về, đừng kể với bố mẹ anh.
Cô gật đầu, ngập ngừng một lúc rồi nói:
- Em xin lỗi.
- Sao phải xin lỗi? – Anh hơi cao giọng. Thời buổi nào rồi mà vẫn có người bị tấn công đã không lu loa bắt đền, lại còn đi xin lỗi.
- Em ở đây làm bạn anh hiểu lầm.
- Không sao. – Anh phẩy tay, định không giải thích thêm nhưng cuối cùng vẫn nói tiếp. – Anh và Sarah đã chia tay, là cô ấy chủ động, sau lại đòi quay lại, rồi cứ giằng co như vậy mấy tuần nay.
- Vâng. – Cô định hỏi là anh có thích Sarah không, nhưng rồi chỉ đáp lại bằng một từ cụt ngủn.
- Em đi Genting vui không? – Anh lại hỏi.
- Cũng vui ạ, cáp treo và công viên trò chơi trông đẹp, em chụp được nhiều ảnh. – Cô trả lời có vẻ có sức sống hơn.
- Tối đã ăn gì chưa?
Lần này, cô ngẩn ra. Vì muốn đuổi kịp chuyến monorail cuối, cô thậm chí còn chẳng có thời gian ghé qua Seven Eleven mua bánh.
- Chưa ăn phải không? Anh cũng chưa. Để anh nấu mì ăn tạm nhé.
Cô gật đầu. Chỗ chườm dưới chân bị đá làm cho đau buốt lên còn tâm trí cô thì đang hơi hơi ấm áp. Lần cuối cùng anh nấu cho cô ăn đã cách đây rất rất lâu
* * *
Cô dâu chú rể bắt đầu đọc những câu trịnh trọng, dường như là lời thề hôn nhân. Giọng đọc nhỏ nhẹ của họ vang lên trong không gian trang nghiêm vàng rực màu sơn thếp và kim tuyến, sực mùi hoa và hương trầm của điện thờ tạo ra một hiệu ứng đặc biệt làm những người xung quanh chợt lặng đi. Lời thề hôn nhân thường gặp trong các tiểu thuyết phương Tây, “ở bên em cả khi giàu có cũng như khi bần hàn, khi mạnh khỏe cũng như khi đau ốm”, chợt vang vọng trong đầu Thủy. Và nước mắt cứ thế tràn ra khắp gò má cô.
Những giọt nước mắt của cô làm cảm xúc khó gọi tên lại ran lên trong lòng Dũng. Anh lắc đầu để xua đuổi nó nhưng không thành công. Anh hít sâu một hơi, quyết định đã đến lúc rời đi. Anh lặng lẽ lại gần, vỗ nhẹ vào vai cô:
- Thế là sắp xong rồi, mình đi ăn kẻo muộn.
Cô gật gật đầu, quệt nước mắt trên mặt, cất máy ảnh vào túi, đi dần về phía cổng đền nhưng vẫn ngoái nhìn vào chính điện. Cô dâu đang đặt chân lên một phiến đá do một người đàn bà đứng tuổi đem tới… Mải xem, cô quên để ý nền sân lát đá ướt bong nước mưa dưới chân nên bước luôn vào một chỗ trơn.
- Cẩn thận đấy! – Anh kêu lên, vội vàng đưa tay đỡ cô nhưng không kịp. Cô ngã ngồi xuống. Tim anh đập hẫng đi một chút làm cảm xúc ran ran trong ngực lại dội lên. Không nghĩ ngợi, anh cúi người, nắm lấy tay cô, kéo cô đứng dậy.
Trong một thoáng, cô quên hết mọi chuyện, chỉ tập trung cảm nhận hơi ấm từ bàn tay khô ráo của anh bao bọc lấy bàn tay dính cả nước mắt và nước mưa của mình. Ở bên trong đền, lễ cưới đã tiến hành tới nghi thức cuối. Người ta vừa buộc một đầu khăn của chú rể vào vạt saree của cô dâu. Đôi uyên ương đi quanh khu vực hành lễ vài bước tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Họ cũng đang nắm tay nh
* * *
Đêm hôm ấy, Thủy không ngủ ở sofa. Sáng hôm sau, Dũng đưa cô ra sân bay. Suốt khoảng thời gian chục tiếng đồng hồ và suốt cả chặng đường mấy chục cây số, cả hai đều ngập ngừng muốn nói, muốn hỏi, nhưng cuối cùng không ai mở lời.
* * *
Hà Nội, cuối tháng 9 năm 2012
Chiếc xe đón dâu kết hoa sơ sài đi chầm chậm qua ngôi nhà có cánh cổng sắt uốn sơn xanh và vòm hoa giấy bung nở những chùm hoa hồng tím. Bà chủ nhà đứng ở vỉa hè nhìn theo, chép miệng nói với mấy người hàng xóm bên cạnh:
- Khổ thân con bé, bị mẹ kế ép lấy thằng chồng Đài Loan, cưới xin gì cứ như buông người!
* * *
Hà Nội, cuối tháng 12 năm 2012
Dũng về chơi nhân dịp Giáng Sinh và năm mới, thấy trên bàn có một phong bì lớn bằng giấy xi măng. Anh hỏi mẹ và được trả lời:
- Là của con Thủy. Trước khi lấy chồng, nó sang, đưa cái này. Mẹ hỏi có cần gửi cho con luôn không, nó bảo không cần, khi nào con về thì xem cũng được.
Bên trong phong bì có một chiếc hộp và một b
Chiếc hộp đựng một cây bút máy đắt tiền và tấm thiệp đã ngả màu với dòng chữ viết bằng mực tím: “Mừng anh vào đại học. Chúc anh thành công”.
Bức thư viết khá dài, kể về một cô gái mồ côi mẹ đã tìm thấy tình thương trong gia đình hàng xóm. Cô thích người con trai của gia đình đó trong nhiều năm. Người con trai sống và làm việc ở nước ngoài. Cô đã làm thêm vất vả và chi tiêu dè sẻn rất lâu để có thể sang nước đó. Cô không hy vọng sẽ được gặp anh, chỉ mong được đi qua những con đường mà anh có lẽ cũng đi qua, được nhìn ngó những khung cảnh mà anh cũng nhìn ngó, được hít thở bầu không khí mà anh cũng hít thở… Rồi không biết là may hay rủi, cô có cơ hội được ở chung với anh dưới một mái nhà trong vài ngày. Bức thư kết thúc bằng câu thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh:
“Một vạn lần ân và ái,
Không bằng một cái nắm tay.”
Lời cảm ơn
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Mẹ tôi, người luôn đọc truyện ngắn đăng báo của tôi và thỉnh thoảng còn khen.
Chị Phan Thúy Thảo, biên tập viên của Thế Giới Phụ Nữ, người tôi chưa gặp bao giờ nhưng đã giúp tôi viết được rất nhiều truyện trong tập này, bằng những cú điện thoại “đặt hàng” rất ngắn gọn của chị.
HẾT
Danh sách chương