Nấm sống trong trạng thái thật khó tả. Người lúc nào cũng lâng lâng. Suy nghĩ đứt đoạn. Không có cảm giác đói và khát. Cứ khoảng nửa giờ Nấm lại bật máy lên để đọc lại bức thư mà bây giờ đã được đổi thành chuyện ngắn có tên là Chú Ngoẹo. Trưởng ban biên tập H đã gửi chuyện ngắn Chú Ngoẹo đi dự thi hộ Nấm rồi.Buổi trưa H đã có một cuộc nói chuyện rất lâu với Nấm.
- Chú rất cảm phục nghị lực và trí tuệ của Nấm. Rồi cháu sẽ thấy, nếu người ta chấp nhận thì chỉ một truyện ngắn này thồi cháu đã có thể có tên trên văn đàn. Văn chương nó lạ lắm. Nó khác hẳn nghề báo. Cùng là những con chữ đó nhưng đề vào dưới tít hai chữ: truyện ngắn hoặc tuỳ bút, tản văn thôi là đã chuyển hẳn sang một kênh khác rồi. Nó có sang trọng hơn không? Chưa chắc. Vì nó còn phụ thuộc vào bài viết đó. Nhưng điều chú muốn nói ở đây là không phải ai cũng có bản lĩnh và tài năng để viết những điều mình muốn thể hiện. Báo chí là một nghề kiếm sống. Đã là nghề rồi thì chí ít trên mặt bản báo của anh phải thể hiện những bài viết kí tên anh. Những bài báo phải thể hiện khách quan nhấ những quan điểm. Trong một chừng mực nào đó thì thể hiện quan điểm của bản báo mà thôi. Cái tôi của anh trong một bài báo phải giấu đi. Còn cái tôi trong một truyện ngắn, tản văn hay tuỳ bút thì phải đậm đặc. Càng thể hiện được cái tôi khác lạ và bản lĩnh bao nhiêu thì càng thành công bấy nhiêu. Chú đang ghen tị với Nấm. Mấy chục năm làm báo chú cũng muốn viết được một cái gì đấy nhưng không đủ bản lĩnh. Cơm áo gạo tiền cho vợ con làm chí khí của người đàn ông nhụt đi rồi cô cháu ạ.
- Chú cũng cần phải bảo Nấm biết trước điều này. Nếu cháu đã chọn văn chương để mà tiến thân thì cháu phải cực kì bản lĩnh. Vinh quang đấy mà nhiều cay đắng lắm.
- Nhưng cháu… Chú ơi thân cháu thế này, cháu chỉ muốn sống như một người bình thường thôi.
- Ừ nhỉ, chú xin lỗi Nấm. Mà thôi cháu cứ sống hết mình đi. Cháu còn gì để mất ở cuộc đời này đâu. Hãy nghe chú một điều, cháu hãy khóc cho mình và cười cho người khác nhé. Và cháu hãy coi cuộc đời này là một cuộc chơi để cháu thể nghiệm thì cháu sẽ không phải đau khổ.
Nấm có coi cuộc đời này là một cuộc chơi không? Nấm sống thao thiết với nó lắm. Nấm đã khát khao những điều bình dị nhất. Nấm muốn có một gia đình bình thường. Một người đàn ông có một đôi chân ngắn như Nấm cũng được và một đứa con. Nấm sẽ tất bật sớm tối để chăm sóc cho cái gia đình đó. Mọi người sẽ quây quần yêu thương nhau để Nấm không còn phải chịu cảnh cô đơn. Nấm có dám mơ mộng điều gì cao xa đâu. Nếu Nấm có một gia đình như thế thì tối đến Nấm chỉ sẽ đọc sách cho mọi người nghe. Với đứa con Nấm sẽ đọc chuyện cổ tích, còn ông chồng Nấm sẽ đọc những câu chuyện tình lãng mạn. Đàn ông đang ngày càng ít đọc sách. Nấm biết điều đó bởi vì những ngươì đàn ông ở phòng làm việc của Nấm đều không đọc sách.
Reng… reng… chuông điện thoại réo lên gắt gao cắt đứt sự suy nghĩ miên man của Nấm. Ôi chắc là anh rồi. Đã mấy ngày rồi anh không gọi điện cho Nấm. Nấm nhấc điện thoại và tim đập mạnh.
- Nấm đã ngủ chưa? Không phải là người đàn ông của Nấm.
- Ai đấy ạ? Giọng nói của Nấm không thể hiện sự thất vọng nhưng nhịp tim đã hạ nhịp.
- Là tôi đây.
- À vâng, cháu chào chú. Chú có việc gì mà phải gọi điện đến cháu vậy. Mai chú đi công tác à? - Không phải đi công tác. Chú muốn nói chuyện với Nấm không được à?
- Vâng. Buổi tối cháu chẳng bận việc gì đâu. Có việc gì chú cứ nói.
- Tối cháu thường làm gì?
- Cháu đọc sách.
- Chỉ có thế thôi ư?
- Vâng ạ.
- Vậy cháu không đi chơi à?
- Có thỉnh thoảng đến nhà chị gái chơi.
- Vậy cháu không có bạn ư?
- Có mấy cô bạn thân hồi đi học nhưng chúng có gia đình cả rồi. Năm thì mười hoạ mới gặp nhau.
- Vậy Nấm không có người yêu à?
- Chú cứ vui tính. Cháu thế này thì ai yêu kia chứ.
- Cháu thử tìm kiếm. Chú tin là cũng có người yêu Nấm chứ. Nấm cũng rất đáng yêu. À cháu có định viết cái gì nữa không đấy. Cháu có tài đấy, cố lên Nấm ạ. Thôi ngủ ngon nhé.
Cuộc nói chuyện này bắt đầu một sự kiện gì đây? Một người đàn ông thật tốt với Nấm chăng? Có thật sẽ có một người đàn ông thật tốt muốn chia sẻ và giúp đỡ tài năng của Nấm? Nấm biết người đàn ông này là một người điềm đạm và chín chắn. Trong các cuộc nói chuyện buổi sáng người đàn ông này thường đưa ra những câu kết luận sắc sảo. Nhưng trong các bài viết của người đàn ông này thì không được sắc sảo lắm. Cứ chung chung hoặc chỉ nêu ý kiến của người này, người khác. Phòng làm việc của Nấm gọi người đàn ông này là ông phát tiết. Có sự khôn ngoan sắc sảo nào thì phát tiết hết ra đằng mồm rồi. Rồi mọi người lại bảo: Ông ấy làm thế là vì muốn leo lên chức tổng biên tập. Vì sự thể như thế này. Phóng viên mà viết kém thì chuyển sang làm biên tập hoặc sang ban thư kí. Ở hai cái ban ấy thì cẩn thận một tí, khôn ngoan một tí, sắc sảo một tí thì ăn chắc là lên chức. Hiện tại người đàn ông đã ở chức trưởng ban biên tập rồi.
Người đàn ông này đã có vợ và hai con. Nhưng hình như cuộc sống chồng vợ không được suôn sẻ. Ờ mà sao Nấm lại nghĩ nhiều về người đàn ông này thế? Là bởi vì Nấm cứ liên tưởng đến người đàn ông gần nhà dạo trước đã rủ Nấm thử cái sự đời.
Nấm chỉ tin vào người đàn ông của Nấm. Người ấy không gọi điện thoại cho Nấm nhưng có thể sẽ viết thư chứ. Nấm vào mạng. Bạn có một thư mới. Chỉ có mấy chữ thôi mà Nấm đã thấy hồi hộp.
Em có nhớ anh không? Anh rất nhớ em. Mấy hôm rồi mắt anh bị đau mà vẫn phải đi công tác. Anh đi khoảng một tuần. Khi nào về anh sẽ gọi điện cho em. Chờ anh nhé. Anh viết cho em khi em đang ngủ. Ngủ ngon em bé nhé. Có một làn gió trong lành từ rất xa nhè nhẹ ru em. Hôn em.
Những dòng chữ nhoè dần rồi tới tấp những giọt nước mắt rất to nhỏ xuống bàn phím. Nấm thổn thức trong sự nhớ thương cồn cào. Cảm thấy thân thể rã rời, Nấm tắt máy tính rồi lên giường. Khi ngả lưng xuống tấm đệm Nấm tưởng tượng ra đang trong vòng tay của người ấy. Người ấy đang ôm chặt Nấm vào lòng rồi thì thầm vào tai Nấm: chờ anh nhé anh chỉ đi có mấy ngày thôi rồi anh sẽ về. Đừng khóc nào em bé. Ngủ ngoan đi. Thế. Ngủ ngoan nào… Cơ thể Nấm tan loãng trong sự tưởng tượng. Nấm dịu dàng đi vào giấc ngủ.
Nấm sống trong trạng thái phấp phỏng chờ đợi. Người đàn ông của Nấm đi công tác một tuần sẽ không gọi điện cho Nấm đâu. Vả lại nếu có gọi thì sẽ gọi về nhà. Nấm chờ đợi một cuộc điện thoại khác. Nấm đã nghe rất nhiều cú điện thoại thế này: Alô, tôi là biên tập viên ở báo X. Xin thông báo với anh, chị, cô, bác… bài viết mà quý vị gửi cho bản báo đã được sử dụng trên số báo ra ngày… Mời quý vị đến toà soạn để lấy báo biếu và nhuận bút. Nếu không đến được xin cho biết địa chỉ để chúng tôi gửi theo bưu điện. Sự chờ đợi nào cũng có cảm giác tức thở.
- Nấm, đánh gấp cho tôi bài này để thay bài.
Sự bận rộn sẽ làm quên đi sự chờ đợi. Gần đến trưa, đã có người xách túi đi ra khỏi phòng. Nấm mải mốt đánh nốt những dòng cuối cùng. Điện thoại réo từ lúc nào Nấm cũng không nghe thấy chỉ đến khi có người gọi:
- Nấm có điện thoại.
- Vâng, bảo chờ em một chút.
Bước chân ngắn ngủn của Nấm không thể nào vội vã được.
- Alô, tôi nghe đây.
- Chị có phải là Nấm không ạ?
- Vâng, là tôi.
- Tôi là biên tập của báo Phụ Nữ. Xin báo với chị rằng truyện ngắn Chú Ngoẹo của chị sẽ được đăng vào số tới. Chúng tôi muốn hỏi chị có gửi cho báo nào khác nữa không và tên tác giả vẫn để là Nàng Nấm hay chị muốn đổi tên khác?
- Cảm ơn chị đã gọi điện báo cho tôi. Đây là truyện ngắn đầu tay của tôi. Tôi viết xong là gửi cho báo chị luôn đấy ạ. Tôi không gửi cho báo nào khác đâu. Còn về cái tên ấy mà. Đấy là tên mẹ tôi đặt cho tôi. Tôi không muốn đổi nó đâu.
- Ý tôi không phải như chị hiểu đâu. Cái tên tôi muốn nói với chị là bút danh kia. Chị có muốn lấy một cái bút danh hay hơn tên Nàng Nấm không?
- Tôi đã hiểu rồi. Chị cứ để nguyên cái tên mẹ tôi đặt cho tôi.Tôi muốn để mẹ tôi tự hào về cái tên mẹ tôi đặt cho tôi dù nó xấu.
- Vâng, khi nào báo ra tôi sẽ gọi cho chị.
Nấm đặt điện thoại xuống rồi đi về phía bàn làm việc. Những bước đi của Nấm như không đặt xuống đất và cơ thể Nấm thì không có trọng lượng. Nấm nhìn trân trối vào màn hình đã đầy những chữ mà như nhìn vào khoảng không vô định. Nấm không còn tồn tại với thời gian nữa.
- Xong bài chưa cô cháu gái? Sao ngồi ngây ra thế? Tôi hỏi đã đánh xong bài chưa?
Những câu hỏi làm con tàu ý thức của Nấm từ từ trồi ra khỏi hố đen.
- Dạ, chú hỏi cháu gì ạ?
- Tôi hỏi cô đã đánh xong bài chưa?
- Vâng vâng sắp xong rồi đấy ạ, chỉ còn mấy dòng nữa thôi.
- Nấm có chuyện gì vậy hả Nấm. Có tin gì không vui à?
Nấm đã nhận ra người đang nói chuyện với Nấm là H, người đã gửi cái truyện đi cho Nấm. Nấm xoay người nắm chặt lấy tay H:
- Chú ơi người ta vừa gọi điện đến báo tin cho cháu là số báo tới họ sẽ đăng cái truyện của cháu.
- Thật hả Nấm. Thế là cháu thành công rồi. Thôi đánh nhanh bài đi trưa nay chú khao cháu.
Sự ồn ào của ban ngày tới tấp bủa vây Nấm. Bắt đầu từ phòng làm việc của Nấm. Đầu tiên mọi người ra sức ca tụng Nấm. Sự linh cảm của con lùn khôn ngoan Nấm biết đó là những lời chúc tụng thực lòng. Sau đó là sự ghen tị. Không phải là tất cả nhưng có đến một nửa chĩa ánh mắt đó về phía Nấm trong cái nhìn vội vàng.
Một sự ồn ào nữa là những bạn đọc cảm nhận được những con chữ của Nấm.
Và sự ồn ào này là ồn ào nhất. Một con bé tật nguyền có tài năng văn chương. Cái truyện ngắn ra lò chỉ vài ngày đã có phóng viên muốn đến phỏng vấn Nấm. Họ cứ xoáy vào cái chân ngắn ngủn của Nấm để đặt các câu hỏi rằng, ngoài việc nó ngắn thì nó có đau không? Nghe Nấm trả lời không họ có vẻ thất vọng. Giá như Nấm kể rằng đêm đêm cái chân ngắn ấy nó tàn phá giấc ngủ của Nấm vì cái sự ngắn ngủn đó là do từ một căn bệnh hiểm nghèo. Trong thời gian tới nó có thể đe doạ đến tính mạng của Nấm. Thôi nếu không tìm được sự li kì trong câu chuyện kể thì trong bức ảnh chụp vậy. Họ cứ một mực đòi chụp Nấm trong tư thế đang đứng. Điều này thì họ không thể mãn nguyện vì chẳng bao giờ Nấm đồng ý chụp ảnh. Đó là lời thề của Nấm. Sau rốt Nấm yêu cầu họ hãy đừng viết về đôi chân ngắn ngủn của Nấm. Họ bảo thế còn gì để mà viết nữa. Bây giờ có hàng trăm cô gái trẻ viết văn kia. Vả lại một truyện ngắn thì đã là cái gì, gọi là có chút ăn may. Cái ấn tượng là ở đôi chân ngắn kia kìa.
Nấm đã đón nhận những điều đó một cách hồn nhiên vì chưa biết cách suy diễn. Người đàn bà xinh đẹp cùng phòng đã nói với Nấm:
- Chị đã dạy em sự cao ngạo chưa nhỉ. Chị không biết rằng em có thể viết được tác phẩm nào nữa hay không nhưng với thân phận của em bây giờ em có muốn sống hồn nhiên, giản dị với cuộc đời cũng không được nữa rồi. Văn chương là một sự cao sang không phải dành cho một con lùn. Em có hiểu điều chị muốn nói với em không? Một con lùn phải biết thân phận mình, ngu si, nghèo khó đi một chút để người ta thương hại. Còn một khi mày muốn vượt chúng anh, chúng chị ư? Mày sẽ phải trả giá đấy nghe chưa. Nếu em cứ hồn nhiên thế người ta sẽ nhảy lên đầu em đấy. Mà em thì không thể nhún mình được nữa. Em hãy ngẩng cao đầu mà sống. Em sống thế này, tôi không động đến ai thì đừng ai động đến tôi cả, các người có đôi chân dài thì tôi có đôi chân ngắn. Các người đi mười bước thì tôi đi hai mươi bước. Nhưng con đường không chỉ đếm bằng bước đi mà bằng ý nghĩ. Ý nghĩ của tôi bay xa hơn của các người.
- Em cảm ơn chị rất nhiều. Chính chị là người đầu tiên khuyến khích em phải sống khác đi.
- Chuyện vặt, Nấm xúc động làm gì. Nói chung chị chẳng tốt đẹp gì lắm đâu. Hôm nay ngứa mồm thì khuyên Nấm vậy, chứ ngày mai lại đi dè bỉu Nấm đấy.
- Em chẳng tin chị lại đối xử với em như thế.
- Thôi đi cô. Hôm nay cô khác hôm qua rồi. Hôm qua cô chỉ là một con Nấm tật nguyền làm cái nghề đánh máy để kiếm cơm. Còn hôm nay cô là một nhà văn trẻ đầy triển vọng. Ai còn nghi ngờ cô chứ tôi biết cô còn đi xa được đấy.
- Chị ơi sao chị lại khóc?
- Tôi khóc đâu.
- Nước mắt trôi hết cả phấn rồi.
- Thôi tôi đi đây. Cứ ngồi nói chuyện với cô lại mủi lòng. Dường như tôi nhìn thấy sự tật nguyền của tôi.
Nấm không hiểu hết ý tứ những lời người đàn bà đẹp nói với Nấm. Nhưng Nấm đã chứng kiến từng ngày các cuộc bình luận cá nhân. Họ lôi những chuyện từ thượng cổ lai hi của nhau, từ việc cô này hôi nách đến anh kia chuyên để tuột khoá quần. Có mặt người này họ nói người kia. Khi chính một người trong nhóm lúc đang say sưa nói mà bỗng phải có chuyện đi ra ngoài thì lập tức sẽ được mang ra nhắm ngay. Nấm đã nhiều phen tức tưởi vì những câu chuyện rất khả ố. Người đàn bà đẹp chính là người hay bị mang ra làm đồ nhắm nhất nhưng khi chị ta nhập cuộc thì miệng lưỡi chị ta cũng ghê gớm nhất.
Ôi sự đời mới có thế mà sao đã phức tạp quá.
Reng… reng… Alô, tôi nghe đây. Là anh đây. Vâng, em chào anh. Em có chuyện gì không mà sao không viết thư cho anh? Anh đi công tác về cứ tưởng sẽ được đọc thư của em mà không có. Anh buồn quá. Mấy hôm rồi em bận quá nên em quên mất. Em quên cả anh rồi sao? Không đâu, em rất nhớ anh. Mắt anh đã khỏi đau chưa? Vẫn chưa khỏi. Anh đang cười với em vậy thôi chứ mắt anh đang đau đây này. Em nói câu gì để anh khỏi đau bây giờ? Em nói em yêu anh đi. Em yêu anh. Tí nữa em phải viết thư cho anh đấy. Anh. Sao em nói đi. Em nhớ anh à. Em sẽ viết thư cho anh dài đấy. Em có biết những lá thư của em làm anh rất vui không. Em biết và em muốn viết cho anh một sự bất ngờ. Sự bất ngờ gì thế, nói đi anh không thể chờ. Em là nhà văn đấy. Nhà văn ư, trời ơi sao bây giờ em mới nói với anh. Vì bây giờ em mới là nhà văn mà, trước khi quen anh em mới chỉ là một nhân viên đánh máy ở toà soạn báo thôi. Em sẽ gửi tác phẩm của em cho anh đọc nhé. Gửi ngay cho anh đấy. Thế cô bé của tôi là nhà văn. Anh rất mê nhà văn. Thôi em đi ngủ đi, khi ngủ nhớ mơ về anh nhé. Hôn em được không. Vâng.
Nấm rất vui. Một niềm vui có tên gọi. Lần đầu tiên Nấm gọi mình là nhà văn mà không ngại ngùng. Cái tên nhà văn cứ âm vang trong đầu Nấm nhưng Nấm không biết thổ lộ cùng ai vì còn ngượng ngùng xấu hổ thế mà Nấm đã nói ra được với người ấy rồi.
Nấm đã thực sự gia nhập làng văn khi truyện ngắn Chú Ngoẹo đoạt giải nhất trong cuộc thi. Một sự nhập cuộc cực kì may mắn. Lần này thì là những bài báo thật chứ không phải như lần trước khi họ chỉ muốn khai thác cái chân ngắn của Nấm. Giải nhất chứ có phải chuyện thường đâu. Nấm được mời đi dự hội nghị viết văn trẻ. Nấm đã dành hẳn một ngày để lựa chọn áo quần. Nấm đứng trước gương thử đi thử lại các bộ quần áo. Càng thử càng thất vọng. Cái màu hồng, màu vàng thì tôn phần người phía trên thật óng ả nhưng lại làm cho đôi chân ngắn có vẻ nổi bật. Màu đen thì trông già đi rất nhiều. Thôi thì hãy chọn màu dung hoà là màu xanh vậy.
Tên chính thức của hội nghị là: Hội nghị của những người viết văn trẻ. Hội nghị này đã được câu chuyện buổi sáng bình luận như sau. Trẻ ở đây gồm hai khái niệm. Một là mới vào nghề viết văn thì gọi là trẻ. Vậy có người đến 70 tuổi mới vào nghề viết thì có gọi là nhà văn trẻ hay không. Khó nhỉ? Bảy mươi tuổi phải kính lão đắc thọ chứ. Gọi là trẻ thì các cụ chửi chết. Vả lại chỉ cần các cụ in được một cái gì gì đó là các cụ đã có quyền tuyên ngôn dạy dỗ con cháu rồi. Vậy thì phải khống chế cái tuổi gọi là trẻ. Bởi vì cái hội nghị này có nhiều phần cần phải dạy dỗ định hướng cho những người mới vào nghề kẻo mai kia cứng nghề khó bảo. Ở tuổi nào thì còn dạy bảo được? Ba mươi nhăm hay bốn mươi? Ba mươi nhăm thì còn dễ nói chứ bốn mươi đã là cứng cổ. Ba mươi nhăm vậy nhưng danh sách ba mươi nhăm thì lèo tèo quá. Thôi bốn mươi. Chốt nhé. Nấm ở tuổi hai mươi tám thật trẻ.
Người đàn bà xinh đẹp đã dạy Nấm phải sống cao ngạo. Sống cao ngạo là thế nào Nấm chưa hình dung được. Chỉ biết tình trạng của Nấm bây giờ là đang rất khó xử. Nấm rất muốn đến dự hội nghị. Nấm muốn hoà nhập cuộc sống của những người bình thường. Nhưng Nấm lại rất sợ những ánh mắt nhìn. Sống ở đời đã hai tám năm Nấm đã chứng kiến bao ánh mắt nhìn của cuộc đời. Có gì khác nhau đâu. Thế mà tại sao bây giờ Nấm lại sợ. Có lẽ trước đây Nấm chỉ là một cô gái có đôi chân ngắn còn giờ đây Nấm đã là nhà văn. Nhà văn thì khác gì một người bình thường? Nhà văn thì phải cao siêu. Vậy Nấm có cao siêu không? Nấm không biết. Nấm mơ mộng. Nấm sẽ mai danh ẩn tích rồi viết những tác phẩm thật hay để người đời đi tìm. Tìm rồi đặt ra những huyền thoại. Cuối cùng thì Nấm sẽ xuất hiện. À thì ra cũng phải xuất hiện cơ mà. Vẫn phải xuất hiện với đôi chân ngắn này. Mà cũng không thể mơ mộng thế được nữa. Nấm đã tự xuất hiện rồi.
Nấm đến hội nghị thật sớm rồi ngồi tít xuống hàng ghế cuối cùng. Nấm đã nhìn thấy phía ngoài sân những cô gái thật ăn diện đi đi lại lại. Có cô nhà thơ mặc một chiếc váy đầm tây quăng hở hết cả một cái lưng bị sẹo. Chắc cô ấy định tố cáo điều gì. Có cô thì mặc một chiếc váy ngắn hở hết cả một chiếc đùi rế, trông thật phản cảm. Còn đàn ông thì chẳng ăn diện mấy. Vẻ mặt của những người đàn ông như trĩu nặng ưu tư thành ra sự ăn vận đẹp của các cô nhà thơ như là ném gió vào không khí. Chết nỗi Nấm nghĩ gì thế nhỉ. Chao ôi thì ra tất cả các câu chuyện buổi sáng và cách bình luận cá nhân đã ngấm vào Nấm tự bao giờ.
Nhưng có điều lạ. Khi vào trong hội trường thì dường như có một sự sắp đặt trước. Có rất nhiều đôi đàn bà và đàn ông ngồi cạnh nhau như trong rạp xi nê. Ngồi trước Nấm là một đôi còn trẻ. Họ ước chỉ bằng tưổi Nấm. Sau cùng cũng có một người vào ngồi cạnh Nấm. Một người phụ nữ trung niên. Chị ấy đến muộn.
Sau phút chào cờ cả hội trường im lặng thì sau đó người ta nói chuyện rào rào, mặc ai nói ai nghe. Như đôi trẻ ngồi trước Nấm đang làm quen nhau. Họ xuýt xoa bảo rằng đã đọc tác phẩm của nhau và đó là những tác phẩm hết ý. Nấm muốn nghe trên kia người ta đang nói cái gì mà thật khó. Biết thế này thì ngồi lên trên cho rồi. Nấm ngọ nguậy khó chịu. Nấm không rõ có thốt ra lời nào phàn nàn hay không mà bỗng nhiên người phụ nữ trung niên quay sang nói với Nấm:
- Em ơi, hội hè nước ta là thế cả thôi, em đừng bực mình làm gì kẻo có người độc mồm lại nói, ả gà mái hết trứng rồi nên cứ cục tác đạo đức.
Nấm co rúm người lại. Một hồi người phụ nữ trung niên quay sang Nấm cười rất tươi:
- Em động lòng hả cô bé. Bộ mặt đẹp như thiên thần thế kia nếu không phải bị đôi chân hơi ngắn thì ngồi quanh em bây giờ ít nhất là bốn đàn ông. Một bên phải, một bên trái, một trước, một sau. Thôi chị đùa đấy. Em viết văn hay làm thơ?
- Em mới viết được có một cái truyện ngắn thôi chị ạ.
- Bây giờ em làm ở đâu?
- Em làm nhân viên vi tính ở toà báo X.
- Chị làm thơ, hiện làm ở nhà xuất bản. Chị em mình làm quen với nhau nhé.
- Em biết không chị đã đi dự ba lần hội nghị này đấy. Năm năm tổ chức một lần. Chị làm thơ từ bé nhưng đến hơn hai mươi tuổi mới in thành tập. Vậy là hai mươi nhăm tuổi chị được mời đi dự lần đầu. Bây giờ chị bốn mươi. Thể nào chị cũng được đi dự lần nữa vì cuộc sống hiện đại năm mươi tuổi vẫn là trẻ.
- Chị ơi thế hội nghị nào cũng như thế này ư?
- Ừ, rưa rứa.
- Vậy thì chán lắm.
- Chán là chán thế nào. Sẽ có các cuộc làm quen gặp gỡ bất ngờ thú vị lắm. Rồi có khi dẫn đến tình yêu hay phết.
- Chị đã có gia đình chưa hả chị?
- Con trai chị đã vào đại học còn chồng chị thì bỏ lâu rồi.
- Này sắp đến giờ ăn trưa đấy chị em mình lỉnh ra ngoài kiếm chỗ ngồi đi.
- Thôi em ngại lắm. Em không ăn đâu. Em đi về đây.
- Ừ cũng phải. Rồi những ánh mắt cú vọ làm em chẳng ăn được gì đâu. Chiều em có đến nữa không chị chờ.
- Chị chờ em nhé.
Buổi chiều Nấm đến sớm nửa tiếng mà ngoài sân đã đông người. Nấm đi thẳng vào trong hội trường và biết rằng có nhiều ánh mắt đang nhìn theo. Chị nhà thơ chưa đến. Nấm giở tờ báo mang theo từ nhà ra đọc để giết thời gian. Có hai người vào ngồi cạnh Nấm. Họ muốn làm quen với Nấm. Hai chàng thi sĩ ở tỉnh lẻ. Nấm không tự tin lắm nên câu chuyện tẻ nhạt. Một người đàn ông già đi về phia Nấm ồn ào:
- Người ta chỉ cho tôi có cô Nấm ở đây. Cô Nấm đâu nhẩy?
- Dạ cháu đây.
- Bác là nhà văn K. Bác đọc chuyện của cháu rồi. Hay lắm. Cháu có tài đấy. Sao không ra kia giao lưu với các bạn.
- Cháu ngại đám đông ạ.
- Này đứng lên bác xem cháu nào. Người ta bảo chân cháu bị tật nguyền.
- Cháu không bị tật nguyền đâu bác ạ. Nó chẳng đau gì, nó chị ngắn thôi.
- Được rồi, vậy thì không sao cả. Cháu biết không có một nhà văn nước ngoài nói rằng: Nhà văn phải trải qua tất cả những khổ đau, vui sướng, kể cả mất mát ở đời để có cái để mà kể lại. Cháu cứ ra trước đám đông kia để xem ánh mắt nhìn của thiên hạ thế nào để mà kể lại trong tác phẩm của mình. Cố lên con gái.
- Vâng cháu sẽ cố nhưng phải dần dần đã bác ạ.
- Nào mấy chàng thi sĩ. Cô gái này không phải là đối tượng săn đuổi của mấy chàng đâu.
- Bác đừng nói thế. Chúng cháu dân nhà quê cũng tự ti lắm.
- Thế hả vậy thì hãy kết bạn với nhau đi. Con gái, đây là card của bác. Khi nào chán đời thì gọi điện cho bác nhé. Chào các bạn trẻ.
Một lúc sau nữ nhà thơ mới đến. Chị đuổi thẳng cổ hai thi sĩ tỉnh lẻ ngồi cạnh Nấm đã chiếm chỗ của chị. Dẫu thế hai nhà thơ trẻ rất vui vì được làm quen với nữ nhà thơ. Họ nói họ đọc nhiều thơ của chị và rất ngưỡng mộ. Nữ nhà thơ nói chuyện với họ rôm rả quên cả Nấm. Tuy nhiên Nấm đang trong tâm trạng rất vui. Nấm như vừa tìm được một vệt sáng trong đường hầm đen tối. Nấm sẽ đối diện với cuộc đời để viết nên tác phẩm.
Hội nghị diễn ra hai ngày. Ngày hôm sau đi thăm quan một số toà báo Nấm không đi. Buổi chiều chia tay tại hội trường Nấm đã có hơn mười địa chỉ của những người muốn làm bạn với Nấm.
Quả nhiên, một ngày dự hội nghị với ba bài phát biểu của quan chức và mười bản tham luận mà chẳng lọt vào tai Nấm từ nào cả. Chắc đa số người dự hội nghị đều như Nấm cả. Nhưng Nấm cảm thấy mình đã được rất nhiều.
- Chú rất cảm phục nghị lực và trí tuệ của Nấm. Rồi cháu sẽ thấy, nếu người ta chấp nhận thì chỉ một truyện ngắn này thồi cháu đã có thể có tên trên văn đàn. Văn chương nó lạ lắm. Nó khác hẳn nghề báo. Cùng là những con chữ đó nhưng đề vào dưới tít hai chữ: truyện ngắn hoặc tuỳ bút, tản văn thôi là đã chuyển hẳn sang một kênh khác rồi. Nó có sang trọng hơn không? Chưa chắc. Vì nó còn phụ thuộc vào bài viết đó. Nhưng điều chú muốn nói ở đây là không phải ai cũng có bản lĩnh và tài năng để viết những điều mình muốn thể hiện. Báo chí là một nghề kiếm sống. Đã là nghề rồi thì chí ít trên mặt bản báo của anh phải thể hiện những bài viết kí tên anh. Những bài báo phải thể hiện khách quan nhấ những quan điểm. Trong một chừng mực nào đó thì thể hiện quan điểm của bản báo mà thôi. Cái tôi của anh trong một bài báo phải giấu đi. Còn cái tôi trong một truyện ngắn, tản văn hay tuỳ bút thì phải đậm đặc. Càng thể hiện được cái tôi khác lạ và bản lĩnh bao nhiêu thì càng thành công bấy nhiêu. Chú đang ghen tị với Nấm. Mấy chục năm làm báo chú cũng muốn viết được một cái gì đấy nhưng không đủ bản lĩnh. Cơm áo gạo tiền cho vợ con làm chí khí của người đàn ông nhụt đi rồi cô cháu ạ.
- Chú cũng cần phải bảo Nấm biết trước điều này. Nếu cháu đã chọn văn chương để mà tiến thân thì cháu phải cực kì bản lĩnh. Vinh quang đấy mà nhiều cay đắng lắm.
- Nhưng cháu… Chú ơi thân cháu thế này, cháu chỉ muốn sống như một người bình thường thôi.
- Ừ nhỉ, chú xin lỗi Nấm. Mà thôi cháu cứ sống hết mình đi. Cháu còn gì để mất ở cuộc đời này đâu. Hãy nghe chú một điều, cháu hãy khóc cho mình và cười cho người khác nhé. Và cháu hãy coi cuộc đời này là một cuộc chơi để cháu thể nghiệm thì cháu sẽ không phải đau khổ.
Nấm có coi cuộc đời này là một cuộc chơi không? Nấm sống thao thiết với nó lắm. Nấm đã khát khao những điều bình dị nhất. Nấm muốn có một gia đình bình thường. Một người đàn ông có một đôi chân ngắn như Nấm cũng được và một đứa con. Nấm sẽ tất bật sớm tối để chăm sóc cho cái gia đình đó. Mọi người sẽ quây quần yêu thương nhau để Nấm không còn phải chịu cảnh cô đơn. Nấm có dám mơ mộng điều gì cao xa đâu. Nếu Nấm có một gia đình như thế thì tối đến Nấm chỉ sẽ đọc sách cho mọi người nghe. Với đứa con Nấm sẽ đọc chuyện cổ tích, còn ông chồng Nấm sẽ đọc những câu chuyện tình lãng mạn. Đàn ông đang ngày càng ít đọc sách. Nấm biết điều đó bởi vì những ngươì đàn ông ở phòng làm việc của Nấm đều không đọc sách.
Reng… reng… chuông điện thoại réo lên gắt gao cắt đứt sự suy nghĩ miên man của Nấm. Ôi chắc là anh rồi. Đã mấy ngày rồi anh không gọi điện cho Nấm. Nấm nhấc điện thoại và tim đập mạnh.
- Nấm đã ngủ chưa? Không phải là người đàn ông của Nấm.
- Ai đấy ạ? Giọng nói của Nấm không thể hiện sự thất vọng nhưng nhịp tim đã hạ nhịp.
- Là tôi đây.
- À vâng, cháu chào chú. Chú có việc gì mà phải gọi điện đến cháu vậy. Mai chú đi công tác à? - Không phải đi công tác. Chú muốn nói chuyện với Nấm không được à?
- Vâng. Buổi tối cháu chẳng bận việc gì đâu. Có việc gì chú cứ nói.
- Tối cháu thường làm gì?
- Cháu đọc sách.
- Chỉ có thế thôi ư?
- Vâng ạ.
- Vậy cháu không đi chơi à?
- Có thỉnh thoảng đến nhà chị gái chơi.
- Vậy cháu không có bạn ư?
- Có mấy cô bạn thân hồi đi học nhưng chúng có gia đình cả rồi. Năm thì mười hoạ mới gặp nhau.
- Vậy Nấm không có người yêu à?
- Chú cứ vui tính. Cháu thế này thì ai yêu kia chứ.
- Cháu thử tìm kiếm. Chú tin là cũng có người yêu Nấm chứ. Nấm cũng rất đáng yêu. À cháu có định viết cái gì nữa không đấy. Cháu có tài đấy, cố lên Nấm ạ. Thôi ngủ ngon nhé.
Cuộc nói chuyện này bắt đầu một sự kiện gì đây? Một người đàn ông thật tốt với Nấm chăng? Có thật sẽ có một người đàn ông thật tốt muốn chia sẻ và giúp đỡ tài năng của Nấm? Nấm biết người đàn ông này là một người điềm đạm và chín chắn. Trong các cuộc nói chuyện buổi sáng người đàn ông này thường đưa ra những câu kết luận sắc sảo. Nhưng trong các bài viết của người đàn ông này thì không được sắc sảo lắm. Cứ chung chung hoặc chỉ nêu ý kiến của người này, người khác. Phòng làm việc của Nấm gọi người đàn ông này là ông phát tiết. Có sự khôn ngoan sắc sảo nào thì phát tiết hết ra đằng mồm rồi. Rồi mọi người lại bảo: Ông ấy làm thế là vì muốn leo lên chức tổng biên tập. Vì sự thể như thế này. Phóng viên mà viết kém thì chuyển sang làm biên tập hoặc sang ban thư kí. Ở hai cái ban ấy thì cẩn thận một tí, khôn ngoan một tí, sắc sảo một tí thì ăn chắc là lên chức. Hiện tại người đàn ông đã ở chức trưởng ban biên tập rồi.
Người đàn ông này đã có vợ và hai con. Nhưng hình như cuộc sống chồng vợ không được suôn sẻ. Ờ mà sao Nấm lại nghĩ nhiều về người đàn ông này thế? Là bởi vì Nấm cứ liên tưởng đến người đàn ông gần nhà dạo trước đã rủ Nấm thử cái sự đời.
Nấm chỉ tin vào người đàn ông của Nấm. Người ấy không gọi điện thoại cho Nấm nhưng có thể sẽ viết thư chứ. Nấm vào mạng. Bạn có một thư mới. Chỉ có mấy chữ thôi mà Nấm đã thấy hồi hộp.
Em có nhớ anh không? Anh rất nhớ em. Mấy hôm rồi mắt anh bị đau mà vẫn phải đi công tác. Anh đi khoảng một tuần. Khi nào về anh sẽ gọi điện cho em. Chờ anh nhé. Anh viết cho em khi em đang ngủ. Ngủ ngon em bé nhé. Có một làn gió trong lành từ rất xa nhè nhẹ ru em. Hôn em.
Những dòng chữ nhoè dần rồi tới tấp những giọt nước mắt rất to nhỏ xuống bàn phím. Nấm thổn thức trong sự nhớ thương cồn cào. Cảm thấy thân thể rã rời, Nấm tắt máy tính rồi lên giường. Khi ngả lưng xuống tấm đệm Nấm tưởng tượng ra đang trong vòng tay của người ấy. Người ấy đang ôm chặt Nấm vào lòng rồi thì thầm vào tai Nấm: chờ anh nhé anh chỉ đi có mấy ngày thôi rồi anh sẽ về. Đừng khóc nào em bé. Ngủ ngoan đi. Thế. Ngủ ngoan nào… Cơ thể Nấm tan loãng trong sự tưởng tượng. Nấm dịu dàng đi vào giấc ngủ.
Nấm sống trong trạng thái phấp phỏng chờ đợi. Người đàn ông của Nấm đi công tác một tuần sẽ không gọi điện cho Nấm đâu. Vả lại nếu có gọi thì sẽ gọi về nhà. Nấm chờ đợi một cuộc điện thoại khác. Nấm đã nghe rất nhiều cú điện thoại thế này: Alô, tôi là biên tập viên ở báo X. Xin thông báo với anh, chị, cô, bác… bài viết mà quý vị gửi cho bản báo đã được sử dụng trên số báo ra ngày… Mời quý vị đến toà soạn để lấy báo biếu và nhuận bút. Nếu không đến được xin cho biết địa chỉ để chúng tôi gửi theo bưu điện. Sự chờ đợi nào cũng có cảm giác tức thở.
- Nấm, đánh gấp cho tôi bài này để thay bài.
Sự bận rộn sẽ làm quên đi sự chờ đợi. Gần đến trưa, đã có người xách túi đi ra khỏi phòng. Nấm mải mốt đánh nốt những dòng cuối cùng. Điện thoại réo từ lúc nào Nấm cũng không nghe thấy chỉ đến khi có người gọi:
- Nấm có điện thoại.
- Vâng, bảo chờ em một chút.
Bước chân ngắn ngủn của Nấm không thể nào vội vã được.
- Alô, tôi nghe đây.
- Chị có phải là Nấm không ạ?
- Vâng, là tôi.
- Tôi là biên tập của báo Phụ Nữ. Xin báo với chị rằng truyện ngắn Chú Ngoẹo của chị sẽ được đăng vào số tới. Chúng tôi muốn hỏi chị có gửi cho báo nào khác nữa không và tên tác giả vẫn để là Nàng Nấm hay chị muốn đổi tên khác?
- Cảm ơn chị đã gọi điện báo cho tôi. Đây là truyện ngắn đầu tay của tôi. Tôi viết xong là gửi cho báo chị luôn đấy ạ. Tôi không gửi cho báo nào khác đâu. Còn về cái tên ấy mà. Đấy là tên mẹ tôi đặt cho tôi. Tôi không muốn đổi nó đâu.
- Ý tôi không phải như chị hiểu đâu. Cái tên tôi muốn nói với chị là bút danh kia. Chị có muốn lấy một cái bút danh hay hơn tên Nàng Nấm không?
- Tôi đã hiểu rồi. Chị cứ để nguyên cái tên mẹ tôi đặt cho tôi.Tôi muốn để mẹ tôi tự hào về cái tên mẹ tôi đặt cho tôi dù nó xấu.
- Vâng, khi nào báo ra tôi sẽ gọi cho chị.
Nấm đặt điện thoại xuống rồi đi về phía bàn làm việc. Những bước đi của Nấm như không đặt xuống đất và cơ thể Nấm thì không có trọng lượng. Nấm nhìn trân trối vào màn hình đã đầy những chữ mà như nhìn vào khoảng không vô định. Nấm không còn tồn tại với thời gian nữa.
- Xong bài chưa cô cháu gái? Sao ngồi ngây ra thế? Tôi hỏi đã đánh xong bài chưa?
Những câu hỏi làm con tàu ý thức của Nấm từ từ trồi ra khỏi hố đen.
- Dạ, chú hỏi cháu gì ạ?
- Tôi hỏi cô đã đánh xong bài chưa?
- Vâng vâng sắp xong rồi đấy ạ, chỉ còn mấy dòng nữa thôi.
- Nấm có chuyện gì vậy hả Nấm. Có tin gì không vui à?
Nấm đã nhận ra người đang nói chuyện với Nấm là H, người đã gửi cái truyện đi cho Nấm. Nấm xoay người nắm chặt lấy tay H:
- Chú ơi người ta vừa gọi điện đến báo tin cho cháu là số báo tới họ sẽ đăng cái truyện của cháu.
- Thật hả Nấm. Thế là cháu thành công rồi. Thôi đánh nhanh bài đi trưa nay chú khao cháu.
Sự ồn ào của ban ngày tới tấp bủa vây Nấm. Bắt đầu từ phòng làm việc của Nấm. Đầu tiên mọi người ra sức ca tụng Nấm. Sự linh cảm của con lùn khôn ngoan Nấm biết đó là những lời chúc tụng thực lòng. Sau đó là sự ghen tị. Không phải là tất cả nhưng có đến một nửa chĩa ánh mắt đó về phía Nấm trong cái nhìn vội vàng.
Một sự ồn ào nữa là những bạn đọc cảm nhận được những con chữ của Nấm.
Và sự ồn ào này là ồn ào nhất. Một con bé tật nguyền có tài năng văn chương. Cái truyện ngắn ra lò chỉ vài ngày đã có phóng viên muốn đến phỏng vấn Nấm. Họ cứ xoáy vào cái chân ngắn ngủn của Nấm để đặt các câu hỏi rằng, ngoài việc nó ngắn thì nó có đau không? Nghe Nấm trả lời không họ có vẻ thất vọng. Giá như Nấm kể rằng đêm đêm cái chân ngắn ấy nó tàn phá giấc ngủ của Nấm vì cái sự ngắn ngủn đó là do từ một căn bệnh hiểm nghèo. Trong thời gian tới nó có thể đe doạ đến tính mạng của Nấm. Thôi nếu không tìm được sự li kì trong câu chuyện kể thì trong bức ảnh chụp vậy. Họ cứ một mực đòi chụp Nấm trong tư thế đang đứng. Điều này thì họ không thể mãn nguyện vì chẳng bao giờ Nấm đồng ý chụp ảnh. Đó là lời thề của Nấm. Sau rốt Nấm yêu cầu họ hãy đừng viết về đôi chân ngắn ngủn của Nấm. Họ bảo thế còn gì để mà viết nữa. Bây giờ có hàng trăm cô gái trẻ viết văn kia. Vả lại một truyện ngắn thì đã là cái gì, gọi là có chút ăn may. Cái ấn tượng là ở đôi chân ngắn kia kìa.
Nấm đã đón nhận những điều đó một cách hồn nhiên vì chưa biết cách suy diễn. Người đàn bà xinh đẹp cùng phòng đã nói với Nấm:
- Chị đã dạy em sự cao ngạo chưa nhỉ. Chị không biết rằng em có thể viết được tác phẩm nào nữa hay không nhưng với thân phận của em bây giờ em có muốn sống hồn nhiên, giản dị với cuộc đời cũng không được nữa rồi. Văn chương là một sự cao sang không phải dành cho một con lùn. Em có hiểu điều chị muốn nói với em không? Một con lùn phải biết thân phận mình, ngu si, nghèo khó đi một chút để người ta thương hại. Còn một khi mày muốn vượt chúng anh, chúng chị ư? Mày sẽ phải trả giá đấy nghe chưa. Nếu em cứ hồn nhiên thế người ta sẽ nhảy lên đầu em đấy. Mà em thì không thể nhún mình được nữa. Em hãy ngẩng cao đầu mà sống. Em sống thế này, tôi không động đến ai thì đừng ai động đến tôi cả, các người có đôi chân dài thì tôi có đôi chân ngắn. Các người đi mười bước thì tôi đi hai mươi bước. Nhưng con đường không chỉ đếm bằng bước đi mà bằng ý nghĩ. Ý nghĩ của tôi bay xa hơn của các người.
- Em cảm ơn chị rất nhiều. Chính chị là người đầu tiên khuyến khích em phải sống khác đi.
- Chuyện vặt, Nấm xúc động làm gì. Nói chung chị chẳng tốt đẹp gì lắm đâu. Hôm nay ngứa mồm thì khuyên Nấm vậy, chứ ngày mai lại đi dè bỉu Nấm đấy.
- Em chẳng tin chị lại đối xử với em như thế.
- Thôi đi cô. Hôm nay cô khác hôm qua rồi. Hôm qua cô chỉ là một con Nấm tật nguyền làm cái nghề đánh máy để kiếm cơm. Còn hôm nay cô là một nhà văn trẻ đầy triển vọng. Ai còn nghi ngờ cô chứ tôi biết cô còn đi xa được đấy.
- Chị ơi sao chị lại khóc?
- Tôi khóc đâu.
- Nước mắt trôi hết cả phấn rồi.
- Thôi tôi đi đây. Cứ ngồi nói chuyện với cô lại mủi lòng. Dường như tôi nhìn thấy sự tật nguyền của tôi.
Nấm không hiểu hết ý tứ những lời người đàn bà đẹp nói với Nấm. Nhưng Nấm đã chứng kiến từng ngày các cuộc bình luận cá nhân. Họ lôi những chuyện từ thượng cổ lai hi của nhau, từ việc cô này hôi nách đến anh kia chuyên để tuột khoá quần. Có mặt người này họ nói người kia. Khi chính một người trong nhóm lúc đang say sưa nói mà bỗng phải có chuyện đi ra ngoài thì lập tức sẽ được mang ra nhắm ngay. Nấm đã nhiều phen tức tưởi vì những câu chuyện rất khả ố. Người đàn bà đẹp chính là người hay bị mang ra làm đồ nhắm nhất nhưng khi chị ta nhập cuộc thì miệng lưỡi chị ta cũng ghê gớm nhất.
Ôi sự đời mới có thế mà sao đã phức tạp quá.
Reng… reng… Alô, tôi nghe đây. Là anh đây. Vâng, em chào anh. Em có chuyện gì không mà sao không viết thư cho anh? Anh đi công tác về cứ tưởng sẽ được đọc thư của em mà không có. Anh buồn quá. Mấy hôm rồi em bận quá nên em quên mất. Em quên cả anh rồi sao? Không đâu, em rất nhớ anh. Mắt anh đã khỏi đau chưa? Vẫn chưa khỏi. Anh đang cười với em vậy thôi chứ mắt anh đang đau đây này. Em nói câu gì để anh khỏi đau bây giờ? Em nói em yêu anh đi. Em yêu anh. Tí nữa em phải viết thư cho anh đấy. Anh. Sao em nói đi. Em nhớ anh à. Em sẽ viết thư cho anh dài đấy. Em có biết những lá thư của em làm anh rất vui không. Em biết và em muốn viết cho anh một sự bất ngờ. Sự bất ngờ gì thế, nói đi anh không thể chờ. Em là nhà văn đấy. Nhà văn ư, trời ơi sao bây giờ em mới nói với anh. Vì bây giờ em mới là nhà văn mà, trước khi quen anh em mới chỉ là một nhân viên đánh máy ở toà soạn báo thôi. Em sẽ gửi tác phẩm của em cho anh đọc nhé. Gửi ngay cho anh đấy. Thế cô bé của tôi là nhà văn. Anh rất mê nhà văn. Thôi em đi ngủ đi, khi ngủ nhớ mơ về anh nhé. Hôn em được không. Vâng.
Nấm rất vui. Một niềm vui có tên gọi. Lần đầu tiên Nấm gọi mình là nhà văn mà không ngại ngùng. Cái tên nhà văn cứ âm vang trong đầu Nấm nhưng Nấm không biết thổ lộ cùng ai vì còn ngượng ngùng xấu hổ thế mà Nấm đã nói ra được với người ấy rồi.
Nấm đã thực sự gia nhập làng văn khi truyện ngắn Chú Ngoẹo đoạt giải nhất trong cuộc thi. Một sự nhập cuộc cực kì may mắn. Lần này thì là những bài báo thật chứ không phải như lần trước khi họ chỉ muốn khai thác cái chân ngắn của Nấm. Giải nhất chứ có phải chuyện thường đâu. Nấm được mời đi dự hội nghị viết văn trẻ. Nấm đã dành hẳn một ngày để lựa chọn áo quần. Nấm đứng trước gương thử đi thử lại các bộ quần áo. Càng thử càng thất vọng. Cái màu hồng, màu vàng thì tôn phần người phía trên thật óng ả nhưng lại làm cho đôi chân ngắn có vẻ nổi bật. Màu đen thì trông già đi rất nhiều. Thôi thì hãy chọn màu dung hoà là màu xanh vậy.
Tên chính thức của hội nghị là: Hội nghị của những người viết văn trẻ. Hội nghị này đã được câu chuyện buổi sáng bình luận như sau. Trẻ ở đây gồm hai khái niệm. Một là mới vào nghề viết văn thì gọi là trẻ. Vậy có người đến 70 tuổi mới vào nghề viết thì có gọi là nhà văn trẻ hay không. Khó nhỉ? Bảy mươi tuổi phải kính lão đắc thọ chứ. Gọi là trẻ thì các cụ chửi chết. Vả lại chỉ cần các cụ in được một cái gì gì đó là các cụ đã có quyền tuyên ngôn dạy dỗ con cháu rồi. Vậy thì phải khống chế cái tuổi gọi là trẻ. Bởi vì cái hội nghị này có nhiều phần cần phải dạy dỗ định hướng cho những người mới vào nghề kẻo mai kia cứng nghề khó bảo. Ở tuổi nào thì còn dạy bảo được? Ba mươi nhăm hay bốn mươi? Ba mươi nhăm thì còn dễ nói chứ bốn mươi đã là cứng cổ. Ba mươi nhăm vậy nhưng danh sách ba mươi nhăm thì lèo tèo quá. Thôi bốn mươi. Chốt nhé. Nấm ở tuổi hai mươi tám thật trẻ.
Người đàn bà xinh đẹp đã dạy Nấm phải sống cao ngạo. Sống cao ngạo là thế nào Nấm chưa hình dung được. Chỉ biết tình trạng của Nấm bây giờ là đang rất khó xử. Nấm rất muốn đến dự hội nghị. Nấm muốn hoà nhập cuộc sống của những người bình thường. Nhưng Nấm lại rất sợ những ánh mắt nhìn. Sống ở đời đã hai tám năm Nấm đã chứng kiến bao ánh mắt nhìn của cuộc đời. Có gì khác nhau đâu. Thế mà tại sao bây giờ Nấm lại sợ. Có lẽ trước đây Nấm chỉ là một cô gái có đôi chân ngắn còn giờ đây Nấm đã là nhà văn. Nhà văn thì khác gì một người bình thường? Nhà văn thì phải cao siêu. Vậy Nấm có cao siêu không? Nấm không biết. Nấm mơ mộng. Nấm sẽ mai danh ẩn tích rồi viết những tác phẩm thật hay để người đời đi tìm. Tìm rồi đặt ra những huyền thoại. Cuối cùng thì Nấm sẽ xuất hiện. À thì ra cũng phải xuất hiện cơ mà. Vẫn phải xuất hiện với đôi chân ngắn này. Mà cũng không thể mơ mộng thế được nữa. Nấm đã tự xuất hiện rồi.
Nấm đến hội nghị thật sớm rồi ngồi tít xuống hàng ghế cuối cùng. Nấm đã nhìn thấy phía ngoài sân những cô gái thật ăn diện đi đi lại lại. Có cô nhà thơ mặc một chiếc váy đầm tây quăng hở hết cả một cái lưng bị sẹo. Chắc cô ấy định tố cáo điều gì. Có cô thì mặc một chiếc váy ngắn hở hết cả một chiếc đùi rế, trông thật phản cảm. Còn đàn ông thì chẳng ăn diện mấy. Vẻ mặt của những người đàn ông như trĩu nặng ưu tư thành ra sự ăn vận đẹp của các cô nhà thơ như là ném gió vào không khí. Chết nỗi Nấm nghĩ gì thế nhỉ. Chao ôi thì ra tất cả các câu chuyện buổi sáng và cách bình luận cá nhân đã ngấm vào Nấm tự bao giờ.
Nhưng có điều lạ. Khi vào trong hội trường thì dường như có một sự sắp đặt trước. Có rất nhiều đôi đàn bà và đàn ông ngồi cạnh nhau như trong rạp xi nê. Ngồi trước Nấm là một đôi còn trẻ. Họ ước chỉ bằng tưổi Nấm. Sau cùng cũng có một người vào ngồi cạnh Nấm. Một người phụ nữ trung niên. Chị ấy đến muộn.
Sau phút chào cờ cả hội trường im lặng thì sau đó người ta nói chuyện rào rào, mặc ai nói ai nghe. Như đôi trẻ ngồi trước Nấm đang làm quen nhau. Họ xuýt xoa bảo rằng đã đọc tác phẩm của nhau và đó là những tác phẩm hết ý. Nấm muốn nghe trên kia người ta đang nói cái gì mà thật khó. Biết thế này thì ngồi lên trên cho rồi. Nấm ngọ nguậy khó chịu. Nấm không rõ có thốt ra lời nào phàn nàn hay không mà bỗng nhiên người phụ nữ trung niên quay sang nói với Nấm:
- Em ơi, hội hè nước ta là thế cả thôi, em đừng bực mình làm gì kẻo có người độc mồm lại nói, ả gà mái hết trứng rồi nên cứ cục tác đạo đức.
Nấm co rúm người lại. Một hồi người phụ nữ trung niên quay sang Nấm cười rất tươi:
- Em động lòng hả cô bé. Bộ mặt đẹp như thiên thần thế kia nếu không phải bị đôi chân hơi ngắn thì ngồi quanh em bây giờ ít nhất là bốn đàn ông. Một bên phải, một bên trái, một trước, một sau. Thôi chị đùa đấy. Em viết văn hay làm thơ?
- Em mới viết được có một cái truyện ngắn thôi chị ạ.
- Bây giờ em làm ở đâu?
- Em làm nhân viên vi tính ở toà báo X.
- Chị làm thơ, hiện làm ở nhà xuất bản. Chị em mình làm quen với nhau nhé.
- Em biết không chị đã đi dự ba lần hội nghị này đấy. Năm năm tổ chức một lần. Chị làm thơ từ bé nhưng đến hơn hai mươi tuổi mới in thành tập. Vậy là hai mươi nhăm tuổi chị được mời đi dự lần đầu. Bây giờ chị bốn mươi. Thể nào chị cũng được đi dự lần nữa vì cuộc sống hiện đại năm mươi tuổi vẫn là trẻ.
- Chị ơi thế hội nghị nào cũng như thế này ư?
- Ừ, rưa rứa.
- Vậy thì chán lắm.
- Chán là chán thế nào. Sẽ có các cuộc làm quen gặp gỡ bất ngờ thú vị lắm. Rồi có khi dẫn đến tình yêu hay phết.
- Chị đã có gia đình chưa hả chị?
- Con trai chị đã vào đại học còn chồng chị thì bỏ lâu rồi.
- Này sắp đến giờ ăn trưa đấy chị em mình lỉnh ra ngoài kiếm chỗ ngồi đi.
- Thôi em ngại lắm. Em không ăn đâu. Em đi về đây.
- Ừ cũng phải. Rồi những ánh mắt cú vọ làm em chẳng ăn được gì đâu. Chiều em có đến nữa không chị chờ.
- Chị chờ em nhé.
Buổi chiều Nấm đến sớm nửa tiếng mà ngoài sân đã đông người. Nấm đi thẳng vào trong hội trường và biết rằng có nhiều ánh mắt đang nhìn theo. Chị nhà thơ chưa đến. Nấm giở tờ báo mang theo từ nhà ra đọc để giết thời gian. Có hai người vào ngồi cạnh Nấm. Họ muốn làm quen với Nấm. Hai chàng thi sĩ ở tỉnh lẻ. Nấm không tự tin lắm nên câu chuyện tẻ nhạt. Một người đàn ông già đi về phia Nấm ồn ào:
- Người ta chỉ cho tôi có cô Nấm ở đây. Cô Nấm đâu nhẩy?
- Dạ cháu đây.
- Bác là nhà văn K. Bác đọc chuyện của cháu rồi. Hay lắm. Cháu có tài đấy. Sao không ra kia giao lưu với các bạn.
- Cháu ngại đám đông ạ.
- Này đứng lên bác xem cháu nào. Người ta bảo chân cháu bị tật nguyền.
- Cháu không bị tật nguyền đâu bác ạ. Nó chẳng đau gì, nó chị ngắn thôi.
- Được rồi, vậy thì không sao cả. Cháu biết không có một nhà văn nước ngoài nói rằng: Nhà văn phải trải qua tất cả những khổ đau, vui sướng, kể cả mất mát ở đời để có cái để mà kể lại. Cháu cứ ra trước đám đông kia để xem ánh mắt nhìn của thiên hạ thế nào để mà kể lại trong tác phẩm của mình. Cố lên con gái.
- Vâng cháu sẽ cố nhưng phải dần dần đã bác ạ.
- Nào mấy chàng thi sĩ. Cô gái này không phải là đối tượng săn đuổi của mấy chàng đâu.
- Bác đừng nói thế. Chúng cháu dân nhà quê cũng tự ti lắm.
- Thế hả vậy thì hãy kết bạn với nhau đi. Con gái, đây là card của bác. Khi nào chán đời thì gọi điện cho bác nhé. Chào các bạn trẻ.
Một lúc sau nữ nhà thơ mới đến. Chị đuổi thẳng cổ hai thi sĩ tỉnh lẻ ngồi cạnh Nấm đã chiếm chỗ của chị. Dẫu thế hai nhà thơ trẻ rất vui vì được làm quen với nữ nhà thơ. Họ nói họ đọc nhiều thơ của chị và rất ngưỡng mộ. Nữ nhà thơ nói chuyện với họ rôm rả quên cả Nấm. Tuy nhiên Nấm đang trong tâm trạng rất vui. Nấm như vừa tìm được một vệt sáng trong đường hầm đen tối. Nấm sẽ đối diện với cuộc đời để viết nên tác phẩm.
Hội nghị diễn ra hai ngày. Ngày hôm sau đi thăm quan một số toà báo Nấm không đi. Buổi chiều chia tay tại hội trường Nấm đã có hơn mười địa chỉ của những người muốn làm bạn với Nấm.
Quả nhiên, một ngày dự hội nghị với ba bài phát biểu của quan chức và mười bản tham luận mà chẳng lọt vào tai Nấm từ nào cả. Chắc đa số người dự hội nghị đều như Nấm cả. Nhưng Nấm cảm thấy mình đã được rất nhiều.
Danh sách chương