Một cỗ xa mã do hai thớt tuấn mã cùng kéo vẫn thản nhiên buông từng nước kiệu và dập dềnh trên quan đạo.
Gương mặt rắn rỏi của lão xa phu vẫn điềm nhiên, cho dù đoạn đường phía trước trong tầm thị tuyến của lão xa phu rõ ràng là có một khu rừng chắn ngang.
Gặp rừng chớ vào!
Câu nói này không chỉ là câu nói ngoài môi miệng của giới giang hồ mà bất kỳ ai ai nếu thường khi vẫn dong ruổi khắp các nẻo đường cũng đều nhập tâm.
Lão xa phu nếu thật sự lão là một xa phu, với cỗ xe song mã, đây là điều minh chứng rằng ít nhiều gì lão cũng đã từng ngược xuôi với nghiệp dĩ của lão. Vậy mà, qua dáng vẻ của lão, khu rừng ở phía trước dường như không có gì đáng phải bận tâm.
Cũng có câu: Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng. Hoặc lão xa phu ỷ trượng vào tài cao mật lớn hoặc lão đã quên mất câu nói đó. Vì thế, phàm bất kỳ ai cũng vậy, mỗi khi thấy trước mặt là một khu rừng dù chưa biết là có cường sơn đại đạo hay không họ một là quay đầu lại, hai là phi ngựa đi cho thật nhanh. Còn dềnh dàng và cho cỗ xe song mã đi nước kiệu như lão xa phu dường như chưa có ai dám.
Hay lão xa phu trước khi đi đến khu vực này đã thăm hỏi cẩn thận và biết đây là nơi không hề có cường sơn đại đạo, cũng không có bọn thảo khấu lẫn lũ Hắc đạo lục lâm? Điều đó thì không chắc chắn lắm. Chỉ có một điều thật sự chắc chắn mà thôi, đó là cỗ xe song mã vẫn thản nhiên tiến càng lúc càng gần với khu rừng trước mặt.
Véo...
Phập!
- Hí... í...
Một mũi trường tiên từ bìa rừng bất chợt lao ra và cắm ngập đến tận chuôi ngay phía trước tám vó chân của hai thớt tuấn mã.
Chúng, hai tuấn mà đó hoặc có bản chất thông linh hoặc bị lão xa phu ghì cương lại, cả hai cùng dựng đứng bốn vó trưa trước và cất cao đầu hí lên inh ỏi!
Ngồi phía phía sau lão xa phu, bên trong một thùng xe được buông rèm cẩn thận giọng nói của một nữ nhân liền vang lên :
- Có chuyện gì xảy ra vậy, đại thúc?
Lão xa phu dù đang đánh vật với hai con tuấn mã cứ lồng lên không thôi nhưng khi lên tiếng vẫn giữ được âm điệu trâm ổn :
- Không có gì đâu tiểu chủ nhân! A Huỳnh và A Hắc không hiểu sao lại giở chứng.
Lão nô lại phải dỗ dành bọn chúng đây.
Nói thế nào làm thế ấy, lão xa phu cố giữ hai thớt tuấn mã bằng đôi dây cương chụp vào túi cỏ khô vẫn đặt bên cạnh lão. Lão lập cập tìm thế nhảy xuống và cố tránh việc làm cho hai con ngựa đang quá kinh hoảng thêm hoảng sợ, khiến cỗ xe có thể bị bật tung ra và gây hệ lụy đến vị tiểu chủ nhân ở trong xe.
Và lão phải dỗ dành hai con tuấn mã thật sự. Lão vừa dúi túi cỏ khô vào mõm hai con ngựa vừa nài nỉ :
- Được rồi. A Huỳnh! Ngoan nào! A Hắc! Lão biết bọn ngươi lại vòi vĩnh đòi ăn phải không? May cho bọn ngươi, vì có tiểu chủ nhân ở đây, lão phải nhân nhượng bọn ngươi vậy!
Ngửi được mùi cỏ khô hai con tuấn mã, một vàng một đen, vội quên đi cơn hãi sợ.
Chúng không còn lồng lên nữa và bắt đầu chui đầu chụm mõm vào túi cỏ khô.
Lão xa phu bật cười :
- Đúng là lũ háu ăn. Xem ra không cho bọn ngươi ăn không được.
Đang cười, miệng lão xa phu cứ méo dần đi.
Sau cùng lão kêu hớt hải :
- Úy! Cha mẹ ơi! Phen này hài nhi chắc phải theo hầu nhị vị mất?
Giọng nói thánh thót của nữ nhân bên trong xe lại vang lên :
- Việc gì nữa vậy đại thúc? A Huỳnh và A Hắc vẫn còn giở chứng sao?
Lão xa phu đưa mắt nhìn nhớn nhác, và lão lại nhìn vào phần chuôi ngọn trường tiên mà chỉ lúc mới rồi khi dỗ dành hai con tuấn mã xong, lão mới nhìn thấy. Lão lầu bầu trong miệng :
- Nào phải chỉ có A Huỳnh và A Hắc muốn giở chứng. Còn có...
Vút!
Vút!
Năm hắc y nhân với diện mạo bị che kín bằng những vuông lụa buộc ngang bỗng từ trong rừng lao ra.
Một tên cất giọng trầm trầm hỏi :
- Lão kia! Lão thật to gan. Sao lão dám ví bọn ta với lũ ngựa kia?
Lão xa phu giật mình, nhìn lấm lét năm nhân vật vừa xuất hiện :
- Lão nô nào dám! Ngũ vị đại gia xin minh xét cho!
Vị tiểu chủ nhân bên trong cỗ xe lại lên tiếng lần này là giọng nói ra chiều sửng sốt :
- Đại thúc đang đối thoại với ai vậy, đại thúc?
Lão xa phu lắp bắp đáp lại :
- Không có... không có gì đâu tiểu... tiểu chủ nhân!
Ngược với lời trấn an giả vờ của lão xa phu, hắc y nhân kia chợt gầm lên :
- Ai bảo là không có gì? Ta đang chờ nghe lời giải thích của lão đây?
Một bên rèm cửa cỗ xe bỗng từ từ được vén lên.
Lão xa phu nhìn thấy vội lớn tiếng ngăn lại :
- Tiểu chủ nhân bước xuống để làm gì? Cứ ẩn thân trong xe thì hơn!
Tuy nhiên, bức rèm vẫn được mở và một trang giai nhân tuyệt sắc rốt cuộc cũng xuất hiện. Sự xuất hiện của nàng nếu có làm cho bọn hắc y nhân sửng sốt, thì lại khiến sắc diện của lão xa phu phải nhăn nhó thật khó coi.
Đã thế, lúc phát hiện bọn hắc y nhân, nàng ta có phần lo lắng, sau đó khi nhìn lại lão xa phu nàng ta cau có vầng trán thanh tú khiến sắc diện của lão xa phu càng thêm khó coi.
Nàng hỏi :
- Như vậy mà đại thúc bảo là không có gì được ư?
Sau câu trách hỏi, nàng lấy lại vẻ mặt lo lắng nhìn lần lượt năm tên hắc y nhân :
- Chư vị! Nghĩ lại, lời lẽ của tệ đại thúc quả nhiên có phần xúc phạm đến chư vị.
Tiểu nữ xin thay tệ đại thúc có lời tạ lỗi với chư vị, mong chư vị lượng thứ cho?
Khẩu ngữ của trang giai nhân tuyệt sắc hoàn toàn không phù hợp với vẻ mặt lo lắng đang có của nàng, bọn hắc y nhân nhìn rõ điều quái dị này.
Do đó, ngay khi nàng dứt lời, tên hắc y nhân lại gầm lên vang dội :
- Ngươi bất tất phải phí lời! Bằng vào một câu nói, ngươi tưởng bọn ta dễ dàng buông tha cho ngươi sao?
Hắn đưa tay lên, ra hiệu cho đồng bọn cùng tiến lên.
Lão xa phu biến sắc, rối rít gọi tiểu chủ nhân :
- Tiểu chủ nhân mau lui lại!
Tuy nhiên, nữ lang nọ tuy hãy còn lo lắng nhưng vẫn ung dung đối thoại với tên nọ, có vẻ là đầu lãnh của cả bọn :
- Tiểu nữ biết chư vị chỉ cần ngân lượng. Được rồi, hà tất chư vị phải động thủ.
Tiểu nữ có một ít ngân lượng ở bên mình. Chư vị hãy nhận lấy và đi ngay cho!
Lần thứ hai thần thái của trang giai nhân tuyệt sắc dĩ nhiên là mâu thuẫn với vẻ mặt thật sự lo lắng của nàng. Chính điều này khiến tên hắc y nhân đầu lãnh động tâm.
Hắn giương mắt nhìn nàng dò xét.
Khi vẫn thấy nàng cứ thản nhiên đưa túi ngân lượng vừa lấy từ trong bọc áo ra, hắn chớp mắt một lượt và nhanh tay chớp động.
Vụt!
- Ôi chao!
Tên kia không những chộp vào túi ngân lượng mà còn khóa chặt uyển mạch của nữ lang. Bị đau, nữ lang phải buột miệng kêu lên thật to.
Lão xa phu bật thét :
- Tiểu chủ nhân.
Dù bị đau nhưng nữ lang vẫn gắng gượng lên tiếng :
- Đừng mà, đại thúc!
Sắc diện của lão xa phu lúc này mới thật là khó coi. Lão như muốn làm một điều gì đó nhưng phải phân vân vì bị tiểu chủ nhân vừa lên tiếng ngăn lại.
Vẫn không thấy có hiện tượng gì xảy ra như đã nghi ngờ, tên nọ vừa lôi nữ lang đi theo hắn, vừa ngoác mồm cười lên đắc ý :
- Ha... ha... ha... Nàng nói không sai, đại thúc của nàng nếu muốn hưởng trọn tuổi trời đừng nên cản phá hảo sự của ta. Theo ta nào, giai nhân! Ha... ha...
Đến lúc này, dường như biết rõ tà ý của tên nọ, nữ lang nọ vụt đổi từ vẻ mặt lo lắng sang hoảng sợ. Nàng đưa mắt nhìn lão xa phu, đôi môi run rẩy.
Khác với nàng, lão xa phu với nét mặt trầm uất có phần nôn nóng và chỉ chờ một lời nào đó bật thốt ra từ đôi môi run rẩy của tiểu chủ nhân.
Bọn hắc y nhân thích thú nhìn sự sợ hãi của giai nhân.
Lão xa phu thì nôn nao chờ đợi.
Còn nữ lang kia, mãi vẫn chưa có bất kỳ một lời nào được thốt ra như lão xa phu đang trông chờ!
Tuy nhiên thường khi vẫn vậy, điều chờ không đến và điều xảy đến là điều không hề chờ đợi?
Nét mặt của lão xa phu chợt mờ đi như vừa có lớp băng mỏng bao phủ, khi bất ngờ có một tiếng quát thịnh nộ vang đến :
- Lũ cuồng đồ đáng chết! Buông ra nào!
Vút!
Vù...
Vù...
Cùng với một bóng nhân ảnh vừa lao đến một ngọn kình lực cũng đồng thời hiện hữu!
Tên nọ đang chộp giữ nữ lang, biết bản thân chính là đối tượng của ngọn kình vừa xuất hiện! Hắn kéo lui nữ lang vào cạnh hắn và hất mạnh đơn chưởng với tiếng gầm giận dữ :
- Súc sinh to gan! Lui nào!
Vù...
Ào... Ào...
Ầm!
Tên nọ bị chất động đến phải thoái hậu. Hậm hực nhìn một trang nam nhân tuấn tú vừa ung dung hiện thân, hắn nạt nộ :
- Tiểu tử muốn chết! Lên!
Vút!
Vút!
Bốn tên hắc y nhân như chỉ chờ có thế bèn lướt người lao đến!
Choang! Choang!...
Nhanh như chớp, bốn thanh đại đao cũng hiện hữu và thần tốc lao vào tên tiểu tử vừa lộ diện!
Vẫn giữ vẻ mặt bình thản, trang nam nhân mới đến sau vài lượt di hình hoán vị đã ung dung thoát khỏi sự bủa vây của bốn thanh đại đao!
Đồng thời! Chàng ta còn dịch chuyển thật nhanh để lao về phía tên đầu lĩnh hãy còn bắt giữ nữ lang nọ!
Vút!
Chàng lại chớp động hữu chưởng với một tiếng quát đanh gọn :
- Mau buông!
Vù...
Vù...
Đã biết bản lãnh của nhau, tên hắc y nhân vụt cười lạnh :
- Ngươi đúng là tên tiểu tử không biết tự lượng sức! Xem đây!
Vù...
Ào... Ào...
Ầm!
Tuy nhiên, hoặc giả nam nhân nọ chưa bộc lộ hết chân tài thực học hoặc do tên hắc y nhân vì quá cao ngạo nên khinh thường, sau tiếng chấn kình nam nhân lập tức áp sát vào tên hắc y nhân!
Một tiếng gầm gọn lỏn lại vang ra :
- Buông!
Binh!
Hự!
Bị một cước chân giáng phải vùng tâm thất, tên hắc y nhân không gượng được phải bị đẩy bật vế phía sau và đành để cho nữ lang nọ nhân đó thoát ra.
Nam nhân kia vì ý đồ đã đạt bèn đình thủ như không muốn truy sát và tạo cảnh lưu huyết!
Nữ lang bất ngờ kêu lên :
- Thiếu hiệp hãy cẩn trọng!
Những tưởng bọn hác y nhân còn lại đang tìm cách lao vào từ phía sau để tập kích, nam nhân kia khẽ nhếch môi cười khinh thị và ung dung lướt người về phía trước!
Tuy nhiên nếu là bọn hắc y nhân với bốn thanh đại đao cử động của chàng dĩ nhiên là đủ để bọn chúng đánh vào khoảng không.
Nào ngờ, một ngọn kình uy mãnh bỗng xuất hiện và thần tốc lao vào hậu tâm của chàng!
Biết gặp phải cao nhân, chàng vội vàng quanh lại và hất mạnh hữu chưởng.
Vù... vù...
Ào...
Ầm!
Nam nhân nọ may kịp ứng phó nên sau tiếng chạm kình chàng vẫn bình chân như vại. Nhưng khi nhìn được diện mạo của nhân vật vừa ra tay, chàng ta dần dần biến sắc và động nộ!
Nhanh hơn chàng, bọn hắc y nhân khi nhận ra nhân vật đó vội vàng kêu lên :
- Thiếu gia!
Vị công tử có tư thái đĩnh đạc, là người được bọn hắc y nhân gọi là thiếu gia, vừa nhìn đâu đó ở phía sau nam nhân vừa gật đầu vài lượt!
- Cao nhân, đích thị là cao nhân. Bọn ngươi còn chờ gì nữa mà không lui đi cho khuất mắt bổn thiếu gia? Hừ!
Đến lúc đó, nam nhân nọ mới lên tiếng ra điều miệt thị :
- Chẳng trách bọn chúng to gan dám làm điều xằng bậy! Hóa ra là thuộc hạ của Đổng Đại Lâm thiếu gia, Thiếu bảo chủ Bích Huyết bảo! Hừ!
Khác với lời lẽ vừa rồi, dường như vị công tử khi dùng hai chữ cao nhân là không ám chỉ nam nhân mới cùng hắn đối chiếu, sau câu miệt thị của chàng vị công tử chợt rít lên :
- Hạng ngươi chưa xứng đáng gọi đích đanh bổn thiếu gia! Nếu không phải có người ngấm ngầm ám trợ ngươi đã hồn du địa phủ rồi!
Nam nhân kinh ngạc và quay đầu nhìn quanh!
Khi thấy quanh đây không có bất kỳ ai đáng được Đổng Đại Lâm gọi là cao nhân, là nhân vật vừa ngấm ngầm ám trợ, vì lão xa phu và nữ lang nọ chắc không là nhân vật có võ công và ngoài chàng số người còn lại đều là đồng bọn, thuộc hạ Đổng Đại Lâm, thần sắc của nam nhân liền mang vẻ trầm trọng!
Biết chàng ta đang ngưng thần nghe ngóng, Đổng Đại Lâm mím môi cười khinh miệt :
- Đã gọi là cao nhàn, chẳng như ngươi dù có khổ luyện đến hết đời vị tất đã phát hiện!
Dứt lời, Đổng Đại Lâm dõng dạc gọi to :
- Có bản lãnh thượng thừa như tôn giá, Đổng mỗ quả không dám với cao. Chỉ mong tôn giá hiện thân và lưu lại danh tự cho Đổng mỗ được mở rộng nhãn quang.
Sau lời gọi đáp lại Đổng Đại Lâm chỉ là một khoảng không im lặng!
Ngỡ Đổng Đại Lâm đang giở trò hoặc chỉ là sự hí lộng nam nhân kia lạnh giọng :
- Đổng Thiếu bảo chủ! Thân phận như các hạ, việc để bọn thuộc hạ có hành động của phường thảo khấu lại giở trò ghẹo nguyệt trêu hoa, các hạ không kể gì đến uy danh của lệnh tôn Bảo chủ Bích Huyết bảo sao?
Đổng Đại Lâm long mắt nhìn nam nhân như chỉ muốn ăn tươi nuốt sống. Thế nhưng, khi Đổng Đại Lâm mở miệng, lời lẽ vẫn phần nào úy kỵ :
- Tiểu tử! Lần này, hừ, bổn thiếu gia tạm nhân nhượng ngươi vậy! Nếu ngươi thật sự có đởm lược, hãy lưu lại danh tánh nào?
Nam nhân nọ như được dịp càng thêm cao giọng :
- Để đối phó với bọn ngươi, những kẻ chỉ biết hà hiếp nữ nhân yếu đuối và người thân cô thế cô, bất kỳ ai cũng có bổn phận diệt trừ. Hà tất ta phải báo danh cho bọn ngươi.
Đổng Đại Lâm sa sầm nét mặt và nâng dần hữu thủ! Tuy nhiên vì vẫn có điều úy kỵ, có lẽ Đổng Đại Lâm tuy một cách chắc chắn rằng lần chạm chiêu vừa rồi với nam nhân thật sự đã có cao nhân ngấm ngầm ám trợ nên ngay sau đó phải hạ dần hữu thủ.
- Hay lắm! Bổn thiếu gia nhất định sẽ ghi nhớ mãi câu nói này của ngươi.
Đổng Đại Lâm vụt quay người và hậm hực buông lệnh :
- Đi!
Nhưng, nam nhân nọ vẫn không chịu buông tha :
- Đứng lại! Bọn ngươi chưa đi được đâu!
Đổng Đại Lâm quay phắt lại và gầm lên giận dữ :
- Xú tiểu tử! Bổn thiếu gia chưa bao giờ phải nhân nhượng như thế này! Ngươi tưởng bổn thiếu gia không dám giết ngươi chăng?
Nam nhân cười miệt thị :
- Điều đó thì đợi khi nào ngươi giết được ta đã! Còn bây giờ, ngươi hãy bảo gã kia hoàn lại chỗ ngân lượng đã lấy!
Có lẽ đúng như Đổng Đại Lâm nói, hắn cho rằng hắn thừa sức hạ thủ nam nhân kia, vì thế, khi nam nhân dứt lời, hắn vội xoè rộng hữu chưởng như sẵn sàng phanh thây xé thịt đối phương!
Tuy nhiên sau khi nghĩ lại và sự úy kỵ vẫn còn, Đổng Đại Lâm thở hắt ra một hơi và cố nuốt lại nỗi hận vào lòng! Hắn hất hàm ra lệnh :
- Hoàn lại cho hắn đi!
Tên kia, thương thế vẫn chưa bình phục, giận dữ ném lại túi ngân lượng.
Vù...
Ung dung đón lấy, nam nhân bắt đầu cười vang :
- Ha... ha... ha...! Xem ra họ Đổng ngươi cũng là kẻ thức thời! Ta mong rằng lần sau ngươi đừng để ta chạm mặt!
Lòng nhẫn nạn đã vượt quá giới hạn, Đổng Đại Lâm quát :
- Ngươi quả thật muốn chết! Ta...! Hừ!...
Đổi giọng, Đổng Đại Lâm rít qua kẽ răng :
- Ngươi cũng vậy tiểu tử! Ngươi đừng để bổn thiếu gia nhìn thấy ngươi một lần nữa! Đi!
Nhìn bọn Đổng Đại Lâm hậm hực bỏ đi, nam nhân nọ vẫn luôn cười tủm tỉm.
Chỉ khi có tiếng nói của nữ lang vang ngay bên tai, chàng ta mời thôi cười :
- Đa tạ thiếu hiệp đã gia ân cứu mạng!
Quay lại, bị nhan sắc diễm lệ tuyệt trần của nữ lang làm cho hồn xiêu phách lạc, chàng ta ấp úng mãi mới nói lên lời :
- A... a..., cô nương chớ quá lời! Tại hạ... thấy việc bất bình phải bạt đao tương trợ, tại hạ chỉ hành động như bao người khác thôi! Có gì đáng khiến cô nương để tâm?
Chợt nhớ đến túi ngân lượng là của nàng, chàng lúng túng đến đỏ mặt khi đưa ra :
- Vật này là của cô nương! Mong cô nương nhận lại.
Nàng mỉm cười và đưa tay nhận lấy :
- Đa tạ!
Dù cố tránh nhưng song phương vẫn chạm tay vào nhau!
Chàng vội rụt về với khuôn mặt càng thêm đỏ!
Để che dậy sự bối rối chàng hỏi khỏa lấp :
- Cô nương... cô nương chỉ có một thân đơn độc, vì việc gì cô nương phải lặn lội đường xa không ngại hiểm nguy?
Tuy cũng đỏ mặt lúng túng không kém gì chàng, nhưng nữ lang không nhịn được cười khi nghe chàng hỏi nàng đáp :
- Tiểu nữ hãy còn đại thúc ở bên cạnh, nào phải một thân đơn độc?
Rồi không muốn chàng phải bối rối thêm một lần nữa, nữ lang đột nhiên nói :
- Thiếu hiệp! Thật ra tiểu nữ đang trên đường tìm tung tích một nhân vật giang hồ, không biết thiếu hiệp có biết người ấy không?
Chàng chưa kịp đáp đã nghe lão xa phụ lên tiếng :
- Tiểu chủ nhân! Đó đâu phải việc tiểu chủ nhân muốn hỏi ai thì hỏi. Theo lão nô...
Nàng ta hỏi chặn lại :
- Đại thúc sao lại quá đa nghi như vậy? Không phải chính thiếu hiệp là người vừa có ân cứu mạng tiểu nữ sao?
Lão xa phu cúi mặt :
- Lão nô không dám! Nhưng lòng người giang hồ thường gian ngoa trá ngụy, tiểu chủ nhân không thể không đề phòng!
Nghe qua đoạn đối thoại này, nhất là cách xưng hô của cả hai, chàng ta không khỏi nghi ngờ! Mối quan hệ của họ chưa chắc đã là quan hệ chủ bộc! Cho dù lào xa phu luôn miệng gọi nữ lang là tiểu chủ nhân và xưng là lão nô, nhưng ngược lại, nữ lang lại xưng là tiểu nữ và gọi xa phu là đại thúc! Vậy mối quan hệ thật sự giữa họ là gì?
Dù có nghi ngờ chàng ta nào dám hỏi! Bởi, chính chàng cho đến giờ vẫn chưa dám thố lộ thân phận và lai lịch đích thật của chàng! Bản thân thì che giấu, không lẽ lại đòi hỏi kẻ khác phải giải bày?
Có phần ái ngại khi nghe lão xa phu bảo :
- “Lòng người giang hồ thường gian ngoa trá ngụy...”
Chàng ta lên tiếng :
- Lời đại thúc nói không sai đâu cô nương! Tri nhân tri diện bất tri tâm, như gã Đổng Đại Lâm vừa rồi chẳng hạn, cô nương càng phải nên cẩn trọng đề phòng!
Nàng ta nhìn chàng và hỏi :
- Hắn là người như thế nào? Có lẽ thiếu hiệp biết rõ về hắn?
Chàng gật đầu :
- Tuy hắn không nhớ tại hạ, nhưng tại hạ lại không bao giờ quên hắn! Cách đây năm năm, lúc tại hạ chỉ là một đứa bé và không hề biết võ công, tại hạ cũng lâm phải cảnh ngộ như cô nương lúc mới rồi!
Nàng ta lộ vẻ đồng cảm :
- Có phải vì thế, thiếu hiệp mới bảo hắn đừng để thiếu hiệp gặp lại?
Chàng đáp :
- Không sai! Đáng lý vừa rồi tại hạ phải cho hắn nếm mùi lợi hại! Nhưng vì...
- Tại sao thiếu hiệp lại buông tha hắn?
Chàng nhìn nàng nhưng ánh mắt dường như xa xăm :
- Đối với người không biết võ công như cô nương, tại hạ không nỡ để cô nương thấy cảnh lưu huyết!
Vì chàng như chìm vào dĩ vãng nên không hề nhìn thấy cái bĩu môi khinh thị của lão xa phu! Đồng thời chàng cũng không thấy trong tia mắt của nữ lang vừa loé lên một tia tinh nghịch!
Chàng chỉ nghe nàng hỏi :
- Thiếu hiệp không nghĩ là đã có cao nhân ngấm ngầm ám trợ như hắn nói sao?
Chàng lắc đầu :
- Nếu có, tại hạ đã phát hiện! Đâu cần hắn phải nói!
Nàng ta gật đầu như có ý tán đồng :
- Thiếu hiệp quả là người có tâm, nhất là đối với tiểu nữ! Thiếu hiệp có từng nghe nói đến một nhân vật có tính danh là Thạch Thừa Phong không?
Chàng ta giật mình thảng thốt :
- Thạch? Đó là nhân vật cô nương đang tìm sao?
Nàng ta gật đầu một lần nữa :
- Đúng vậy! Chừng như thiếu hiệp có biết nhân vật này?
Thoáng một chút phân vân chàng ta đáp :
- Đương nhiên tại hạ biết! Tuy nhiên...
Nàng ta hỏi vội, không chờ chàng nói dứt lời :
- Nhân vật đó đang ngụ cư ở địa phương nào?
Hít một hơi dài, chàng ta không đáp mà chỉ dè dặt hỏi :
- Cô nương có thể cho tại hạ biết nguyên nhân của việc tìm kiếm này không?
Nàng ta chưa kịp đáp, lão xa phu xen vào can thiệp :
- Thiếu hiệp hà tất phải hỏi! Nếu thiếu hiệp biết và chấp thuận nói ra tung tích của họ Thạch, lão và tiểu chủ nhân đương nhiên sẽ cảm kích! Bằng không, tự khắc lão và tiểu chủ nhân cũng sẽ tìm được!
Bị lão xa phu xen vào, nữ lang có ý tức giận :
- Đại thúc...
Nhưng lần này đến lượt chàng lên tiếng ngắt lời :
- Được rồi! Tại hạ sẵn sàng điểm chỉ. Nhưng chỉ có một điều, tại hạ cho rằng tại hạ có quyền được biết, tiền bối và cô nương tìm họ Thạch là có hay không có địch ý?
Lão xa phu trầm giọng, ngữ điệu của lão giống với nhân vật có võ công :
- Có thì sao, không có thì sao?
Đây là một câu hỏi thật khó trả lời nhưng may cho chàng, nữ lang nọ đột nhiên bảo :
- Thiếu hiệp yên tâm! Tiểu nữ tìm nhân vật này không phải là để tầm cừu!
Thở ra một hơi nhẹ nhõm, chàng đáp :
- Vị tiền bối họ Thạch này vốn dĩ là một nhân vật nổi danh ở Dĩ An viện! Tuy nhiên...
Chàng định nói tiếp rằng :
- “Thạch Thừa Phong, người mà các vị định tìm, đã chết từ lâu!”
Nhưng, chỉ cần nghe đến ba chữ Dĩ An viện lão xa phu đã vội vã bảo nữ lang :
- Nếu là người của Dĩ An viện, lão nô biết phải hành động như thế nào rồi! Tiểu chủ nhân! Chúng ta không nên chậm trễ nữa! Đi thôi!
Nhìn vẻ vội vàng của họ, chàng nghi ngại, nếu ngay lúc này chàng nói rõ là Thạch Thừa Phong đã ra người thiên cổ, họ không những không tin mà còn cho rằng chàng cố tình hí lộng họ. Do đó, sau một lúc ngẫm nghĩ, đợi cỗ xe song mã đã đi xa, chàng lẩm bẩm :
- Đằng nào ta cũng đến Dĩ An viện! Hay hơn hết, ta cứ chờ họ ở đấy và sẽ nói cho họ biết sau!
Vút!
Kể từ lúc đó, chàng luôn tìm cách âm thầm bám theo sau cỗ xe song mã.
Gương mặt rắn rỏi của lão xa phu vẫn điềm nhiên, cho dù đoạn đường phía trước trong tầm thị tuyến của lão xa phu rõ ràng là có một khu rừng chắn ngang.
Gặp rừng chớ vào!
Câu nói này không chỉ là câu nói ngoài môi miệng của giới giang hồ mà bất kỳ ai ai nếu thường khi vẫn dong ruổi khắp các nẻo đường cũng đều nhập tâm.
Lão xa phu nếu thật sự lão là một xa phu, với cỗ xe song mã, đây là điều minh chứng rằng ít nhiều gì lão cũng đã từng ngược xuôi với nghiệp dĩ của lão. Vậy mà, qua dáng vẻ của lão, khu rừng ở phía trước dường như không có gì đáng phải bận tâm.
Cũng có câu: Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng. Hoặc lão xa phu ỷ trượng vào tài cao mật lớn hoặc lão đã quên mất câu nói đó. Vì thế, phàm bất kỳ ai cũng vậy, mỗi khi thấy trước mặt là một khu rừng dù chưa biết là có cường sơn đại đạo hay không họ một là quay đầu lại, hai là phi ngựa đi cho thật nhanh. Còn dềnh dàng và cho cỗ xe song mã đi nước kiệu như lão xa phu dường như chưa có ai dám.
Hay lão xa phu trước khi đi đến khu vực này đã thăm hỏi cẩn thận và biết đây là nơi không hề có cường sơn đại đạo, cũng không có bọn thảo khấu lẫn lũ Hắc đạo lục lâm? Điều đó thì không chắc chắn lắm. Chỉ có một điều thật sự chắc chắn mà thôi, đó là cỗ xe song mã vẫn thản nhiên tiến càng lúc càng gần với khu rừng trước mặt.
Véo...
Phập!
- Hí... í...
Một mũi trường tiên từ bìa rừng bất chợt lao ra và cắm ngập đến tận chuôi ngay phía trước tám vó chân của hai thớt tuấn mã.
Chúng, hai tuấn mà đó hoặc có bản chất thông linh hoặc bị lão xa phu ghì cương lại, cả hai cùng dựng đứng bốn vó trưa trước và cất cao đầu hí lên inh ỏi!
Ngồi phía phía sau lão xa phu, bên trong một thùng xe được buông rèm cẩn thận giọng nói của một nữ nhân liền vang lên :
- Có chuyện gì xảy ra vậy, đại thúc?
Lão xa phu dù đang đánh vật với hai con tuấn mã cứ lồng lên không thôi nhưng khi lên tiếng vẫn giữ được âm điệu trâm ổn :
- Không có gì đâu tiểu chủ nhân! A Huỳnh và A Hắc không hiểu sao lại giở chứng.
Lão nô lại phải dỗ dành bọn chúng đây.
Nói thế nào làm thế ấy, lão xa phu cố giữ hai thớt tuấn mã bằng đôi dây cương chụp vào túi cỏ khô vẫn đặt bên cạnh lão. Lão lập cập tìm thế nhảy xuống và cố tránh việc làm cho hai con ngựa đang quá kinh hoảng thêm hoảng sợ, khiến cỗ xe có thể bị bật tung ra và gây hệ lụy đến vị tiểu chủ nhân ở trong xe.
Và lão phải dỗ dành hai con tuấn mã thật sự. Lão vừa dúi túi cỏ khô vào mõm hai con ngựa vừa nài nỉ :
- Được rồi. A Huỳnh! Ngoan nào! A Hắc! Lão biết bọn ngươi lại vòi vĩnh đòi ăn phải không? May cho bọn ngươi, vì có tiểu chủ nhân ở đây, lão phải nhân nhượng bọn ngươi vậy!
Ngửi được mùi cỏ khô hai con tuấn mã, một vàng một đen, vội quên đi cơn hãi sợ.
Chúng không còn lồng lên nữa và bắt đầu chui đầu chụm mõm vào túi cỏ khô.
Lão xa phu bật cười :
- Đúng là lũ háu ăn. Xem ra không cho bọn ngươi ăn không được.
Đang cười, miệng lão xa phu cứ méo dần đi.
Sau cùng lão kêu hớt hải :
- Úy! Cha mẹ ơi! Phen này hài nhi chắc phải theo hầu nhị vị mất?
Giọng nói thánh thót của nữ nhân bên trong xe lại vang lên :
- Việc gì nữa vậy đại thúc? A Huỳnh và A Hắc vẫn còn giở chứng sao?
Lão xa phu đưa mắt nhìn nhớn nhác, và lão lại nhìn vào phần chuôi ngọn trường tiên mà chỉ lúc mới rồi khi dỗ dành hai con tuấn mã xong, lão mới nhìn thấy. Lão lầu bầu trong miệng :
- Nào phải chỉ có A Huỳnh và A Hắc muốn giở chứng. Còn có...
Vút!
Vút!
Năm hắc y nhân với diện mạo bị che kín bằng những vuông lụa buộc ngang bỗng từ trong rừng lao ra.
Một tên cất giọng trầm trầm hỏi :
- Lão kia! Lão thật to gan. Sao lão dám ví bọn ta với lũ ngựa kia?
Lão xa phu giật mình, nhìn lấm lét năm nhân vật vừa xuất hiện :
- Lão nô nào dám! Ngũ vị đại gia xin minh xét cho!
Vị tiểu chủ nhân bên trong cỗ xe lại lên tiếng lần này là giọng nói ra chiều sửng sốt :
- Đại thúc đang đối thoại với ai vậy, đại thúc?
Lão xa phu lắp bắp đáp lại :
- Không có... không có gì đâu tiểu... tiểu chủ nhân!
Ngược với lời trấn an giả vờ của lão xa phu, hắc y nhân kia chợt gầm lên :
- Ai bảo là không có gì? Ta đang chờ nghe lời giải thích của lão đây?
Một bên rèm cửa cỗ xe bỗng từ từ được vén lên.
Lão xa phu nhìn thấy vội lớn tiếng ngăn lại :
- Tiểu chủ nhân bước xuống để làm gì? Cứ ẩn thân trong xe thì hơn!
Tuy nhiên, bức rèm vẫn được mở và một trang giai nhân tuyệt sắc rốt cuộc cũng xuất hiện. Sự xuất hiện của nàng nếu có làm cho bọn hắc y nhân sửng sốt, thì lại khiến sắc diện của lão xa phu phải nhăn nhó thật khó coi.
Đã thế, lúc phát hiện bọn hắc y nhân, nàng ta có phần lo lắng, sau đó khi nhìn lại lão xa phu nàng ta cau có vầng trán thanh tú khiến sắc diện của lão xa phu càng thêm khó coi.
Nàng hỏi :
- Như vậy mà đại thúc bảo là không có gì được ư?
Sau câu trách hỏi, nàng lấy lại vẻ mặt lo lắng nhìn lần lượt năm tên hắc y nhân :
- Chư vị! Nghĩ lại, lời lẽ của tệ đại thúc quả nhiên có phần xúc phạm đến chư vị.
Tiểu nữ xin thay tệ đại thúc có lời tạ lỗi với chư vị, mong chư vị lượng thứ cho?
Khẩu ngữ của trang giai nhân tuyệt sắc hoàn toàn không phù hợp với vẻ mặt lo lắng đang có của nàng, bọn hắc y nhân nhìn rõ điều quái dị này.
Do đó, ngay khi nàng dứt lời, tên hắc y nhân lại gầm lên vang dội :
- Ngươi bất tất phải phí lời! Bằng vào một câu nói, ngươi tưởng bọn ta dễ dàng buông tha cho ngươi sao?
Hắn đưa tay lên, ra hiệu cho đồng bọn cùng tiến lên.
Lão xa phu biến sắc, rối rít gọi tiểu chủ nhân :
- Tiểu chủ nhân mau lui lại!
Tuy nhiên, nữ lang nọ tuy hãy còn lo lắng nhưng vẫn ung dung đối thoại với tên nọ, có vẻ là đầu lãnh của cả bọn :
- Tiểu nữ biết chư vị chỉ cần ngân lượng. Được rồi, hà tất chư vị phải động thủ.
Tiểu nữ có một ít ngân lượng ở bên mình. Chư vị hãy nhận lấy và đi ngay cho!
Lần thứ hai thần thái của trang giai nhân tuyệt sắc dĩ nhiên là mâu thuẫn với vẻ mặt thật sự lo lắng của nàng. Chính điều này khiến tên hắc y nhân đầu lãnh động tâm.
Hắn giương mắt nhìn nàng dò xét.
Khi vẫn thấy nàng cứ thản nhiên đưa túi ngân lượng vừa lấy từ trong bọc áo ra, hắn chớp mắt một lượt và nhanh tay chớp động.
Vụt!
- Ôi chao!
Tên kia không những chộp vào túi ngân lượng mà còn khóa chặt uyển mạch của nữ lang. Bị đau, nữ lang phải buột miệng kêu lên thật to.
Lão xa phu bật thét :
- Tiểu chủ nhân.
Dù bị đau nhưng nữ lang vẫn gắng gượng lên tiếng :
- Đừng mà, đại thúc!
Sắc diện của lão xa phu lúc này mới thật là khó coi. Lão như muốn làm một điều gì đó nhưng phải phân vân vì bị tiểu chủ nhân vừa lên tiếng ngăn lại.
Vẫn không thấy có hiện tượng gì xảy ra như đã nghi ngờ, tên nọ vừa lôi nữ lang đi theo hắn, vừa ngoác mồm cười lên đắc ý :
- Ha... ha... ha... Nàng nói không sai, đại thúc của nàng nếu muốn hưởng trọn tuổi trời đừng nên cản phá hảo sự của ta. Theo ta nào, giai nhân! Ha... ha...
Đến lúc này, dường như biết rõ tà ý của tên nọ, nữ lang nọ vụt đổi từ vẻ mặt lo lắng sang hoảng sợ. Nàng đưa mắt nhìn lão xa phu, đôi môi run rẩy.
Khác với nàng, lão xa phu với nét mặt trầm uất có phần nôn nóng và chỉ chờ một lời nào đó bật thốt ra từ đôi môi run rẩy của tiểu chủ nhân.
Bọn hắc y nhân thích thú nhìn sự sợ hãi của giai nhân.
Lão xa phu thì nôn nao chờ đợi.
Còn nữ lang kia, mãi vẫn chưa có bất kỳ một lời nào được thốt ra như lão xa phu đang trông chờ!
Tuy nhiên thường khi vẫn vậy, điều chờ không đến và điều xảy đến là điều không hề chờ đợi?
Nét mặt của lão xa phu chợt mờ đi như vừa có lớp băng mỏng bao phủ, khi bất ngờ có một tiếng quát thịnh nộ vang đến :
- Lũ cuồng đồ đáng chết! Buông ra nào!
Vút!
Vù...
Vù...
Cùng với một bóng nhân ảnh vừa lao đến một ngọn kình lực cũng đồng thời hiện hữu!
Tên nọ đang chộp giữ nữ lang, biết bản thân chính là đối tượng của ngọn kình vừa xuất hiện! Hắn kéo lui nữ lang vào cạnh hắn và hất mạnh đơn chưởng với tiếng gầm giận dữ :
- Súc sinh to gan! Lui nào!
Vù...
Ào... Ào...
Ầm!
Tên nọ bị chất động đến phải thoái hậu. Hậm hực nhìn một trang nam nhân tuấn tú vừa ung dung hiện thân, hắn nạt nộ :
- Tiểu tử muốn chết! Lên!
Vút!
Vút!
Bốn tên hắc y nhân như chỉ chờ có thế bèn lướt người lao đến!
Choang! Choang!...
Nhanh như chớp, bốn thanh đại đao cũng hiện hữu và thần tốc lao vào tên tiểu tử vừa lộ diện!
Vẫn giữ vẻ mặt bình thản, trang nam nhân mới đến sau vài lượt di hình hoán vị đã ung dung thoát khỏi sự bủa vây của bốn thanh đại đao!
Đồng thời! Chàng ta còn dịch chuyển thật nhanh để lao về phía tên đầu lĩnh hãy còn bắt giữ nữ lang nọ!
Vút!
Chàng lại chớp động hữu chưởng với một tiếng quát đanh gọn :
- Mau buông!
Vù...
Vù...
Đã biết bản lãnh của nhau, tên hắc y nhân vụt cười lạnh :
- Ngươi đúng là tên tiểu tử không biết tự lượng sức! Xem đây!
Vù...
Ào... Ào...
Ầm!
Tuy nhiên, hoặc giả nam nhân nọ chưa bộc lộ hết chân tài thực học hoặc do tên hắc y nhân vì quá cao ngạo nên khinh thường, sau tiếng chấn kình nam nhân lập tức áp sát vào tên hắc y nhân!
Một tiếng gầm gọn lỏn lại vang ra :
- Buông!
Binh!
Hự!
Bị một cước chân giáng phải vùng tâm thất, tên hắc y nhân không gượng được phải bị đẩy bật vế phía sau và đành để cho nữ lang nọ nhân đó thoát ra.
Nam nhân kia vì ý đồ đã đạt bèn đình thủ như không muốn truy sát và tạo cảnh lưu huyết!
Nữ lang bất ngờ kêu lên :
- Thiếu hiệp hãy cẩn trọng!
Những tưởng bọn hác y nhân còn lại đang tìm cách lao vào từ phía sau để tập kích, nam nhân kia khẽ nhếch môi cười khinh thị và ung dung lướt người về phía trước!
Tuy nhiên nếu là bọn hắc y nhân với bốn thanh đại đao cử động của chàng dĩ nhiên là đủ để bọn chúng đánh vào khoảng không.
Nào ngờ, một ngọn kình uy mãnh bỗng xuất hiện và thần tốc lao vào hậu tâm của chàng!
Biết gặp phải cao nhân, chàng vội vàng quanh lại và hất mạnh hữu chưởng.
Vù... vù...
Ào...
Ầm!
Nam nhân nọ may kịp ứng phó nên sau tiếng chạm kình chàng vẫn bình chân như vại. Nhưng khi nhìn được diện mạo của nhân vật vừa ra tay, chàng ta dần dần biến sắc và động nộ!
Nhanh hơn chàng, bọn hắc y nhân khi nhận ra nhân vật đó vội vàng kêu lên :
- Thiếu gia!
Vị công tử có tư thái đĩnh đạc, là người được bọn hắc y nhân gọi là thiếu gia, vừa nhìn đâu đó ở phía sau nam nhân vừa gật đầu vài lượt!
- Cao nhân, đích thị là cao nhân. Bọn ngươi còn chờ gì nữa mà không lui đi cho khuất mắt bổn thiếu gia? Hừ!
Đến lúc đó, nam nhân nọ mới lên tiếng ra điều miệt thị :
- Chẳng trách bọn chúng to gan dám làm điều xằng bậy! Hóa ra là thuộc hạ của Đổng Đại Lâm thiếu gia, Thiếu bảo chủ Bích Huyết bảo! Hừ!
Khác với lời lẽ vừa rồi, dường như vị công tử khi dùng hai chữ cao nhân là không ám chỉ nam nhân mới cùng hắn đối chiếu, sau câu miệt thị của chàng vị công tử chợt rít lên :
- Hạng ngươi chưa xứng đáng gọi đích đanh bổn thiếu gia! Nếu không phải có người ngấm ngầm ám trợ ngươi đã hồn du địa phủ rồi!
Nam nhân kinh ngạc và quay đầu nhìn quanh!
Khi thấy quanh đây không có bất kỳ ai đáng được Đổng Đại Lâm gọi là cao nhân, là nhân vật vừa ngấm ngầm ám trợ, vì lão xa phu và nữ lang nọ chắc không là nhân vật có võ công và ngoài chàng số người còn lại đều là đồng bọn, thuộc hạ Đổng Đại Lâm, thần sắc của nam nhân liền mang vẻ trầm trọng!
Biết chàng ta đang ngưng thần nghe ngóng, Đổng Đại Lâm mím môi cười khinh miệt :
- Đã gọi là cao nhàn, chẳng như ngươi dù có khổ luyện đến hết đời vị tất đã phát hiện!
Dứt lời, Đổng Đại Lâm dõng dạc gọi to :
- Có bản lãnh thượng thừa như tôn giá, Đổng mỗ quả không dám với cao. Chỉ mong tôn giá hiện thân và lưu lại danh tự cho Đổng mỗ được mở rộng nhãn quang.
Sau lời gọi đáp lại Đổng Đại Lâm chỉ là một khoảng không im lặng!
Ngỡ Đổng Đại Lâm đang giở trò hoặc chỉ là sự hí lộng nam nhân kia lạnh giọng :
- Đổng Thiếu bảo chủ! Thân phận như các hạ, việc để bọn thuộc hạ có hành động của phường thảo khấu lại giở trò ghẹo nguyệt trêu hoa, các hạ không kể gì đến uy danh của lệnh tôn Bảo chủ Bích Huyết bảo sao?
Đổng Đại Lâm long mắt nhìn nam nhân như chỉ muốn ăn tươi nuốt sống. Thế nhưng, khi Đổng Đại Lâm mở miệng, lời lẽ vẫn phần nào úy kỵ :
- Tiểu tử! Lần này, hừ, bổn thiếu gia tạm nhân nhượng ngươi vậy! Nếu ngươi thật sự có đởm lược, hãy lưu lại danh tánh nào?
Nam nhân nọ như được dịp càng thêm cao giọng :
- Để đối phó với bọn ngươi, những kẻ chỉ biết hà hiếp nữ nhân yếu đuối và người thân cô thế cô, bất kỳ ai cũng có bổn phận diệt trừ. Hà tất ta phải báo danh cho bọn ngươi.
Đổng Đại Lâm sa sầm nét mặt và nâng dần hữu thủ! Tuy nhiên vì vẫn có điều úy kỵ, có lẽ Đổng Đại Lâm tuy một cách chắc chắn rằng lần chạm chiêu vừa rồi với nam nhân thật sự đã có cao nhân ngấm ngầm ám trợ nên ngay sau đó phải hạ dần hữu thủ.
- Hay lắm! Bổn thiếu gia nhất định sẽ ghi nhớ mãi câu nói này của ngươi.
Đổng Đại Lâm vụt quay người và hậm hực buông lệnh :
- Đi!
Nhưng, nam nhân nọ vẫn không chịu buông tha :
- Đứng lại! Bọn ngươi chưa đi được đâu!
Đổng Đại Lâm quay phắt lại và gầm lên giận dữ :
- Xú tiểu tử! Bổn thiếu gia chưa bao giờ phải nhân nhượng như thế này! Ngươi tưởng bổn thiếu gia không dám giết ngươi chăng?
Nam nhân cười miệt thị :
- Điều đó thì đợi khi nào ngươi giết được ta đã! Còn bây giờ, ngươi hãy bảo gã kia hoàn lại chỗ ngân lượng đã lấy!
Có lẽ đúng như Đổng Đại Lâm nói, hắn cho rằng hắn thừa sức hạ thủ nam nhân kia, vì thế, khi nam nhân dứt lời, hắn vội xoè rộng hữu chưởng như sẵn sàng phanh thây xé thịt đối phương!
Tuy nhiên sau khi nghĩ lại và sự úy kỵ vẫn còn, Đổng Đại Lâm thở hắt ra một hơi và cố nuốt lại nỗi hận vào lòng! Hắn hất hàm ra lệnh :
- Hoàn lại cho hắn đi!
Tên kia, thương thế vẫn chưa bình phục, giận dữ ném lại túi ngân lượng.
Vù...
Ung dung đón lấy, nam nhân bắt đầu cười vang :
- Ha... ha... ha...! Xem ra họ Đổng ngươi cũng là kẻ thức thời! Ta mong rằng lần sau ngươi đừng để ta chạm mặt!
Lòng nhẫn nạn đã vượt quá giới hạn, Đổng Đại Lâm quát :
- Ngươi quả thật muốn chết! Ta...! Hừ!...
Đổi giọng, Đổng Đại Lâm rít qua kẽ răng :
- Ngươi cũng vậy tiểu tử! Ngươi đừng để bổn thiếu gia nhìn thấy ngươi một lần nữa! Đi!
Nhìn bọn Đổng Đại Lâm hậm hực bỏ đi, nam nhân nọ vẫn luôn cười tủm tỉm.
Chỉ khi có tiếng nói của nữ lang vang ngay bên tai, chàng ta mời thôi cười :
- Đa tạ thiếu hiệp đã gia ân cứu mạng!
Quay lại, bị nhan sắc diễm lệ tuyệt trần của nữ lang làm cho hồn xiêu phách lạc, chàng ta ấp úng mãi mới nói lên lời :
- A... a..., cô nương chớ quá lời! Tại hạ... thấy việc bất bình phải bạt đao tương trợ, tại hạ chỉ hành động như bao người khác thôi! Có gì đáng khiến cô nương để tâm?
Chợt nhớ đến túi ngân lượng là của nàng, chàng lúng túng đến đỏ mặt khi đưa ra :
- Vật này là của cô nương! Mong cô nương nhận lại.
Nàng mỉm cười và đưa tay nhận lấy :
- Đa tạ!
Dù cố tránh nhưng song phương vẫn chạm tay vào nhau!
Chàng vội rụt về với khuôn mặt càng thêm đỏ!
Để che dậy sự bối rối chàng hỏi khỏa lấp :
- Cô nương... cô nương chỉ có một thân đơn độc, vì việc gì cô nương phải lặn lội đường xa không ngại hiểm nguy?
Tuy cũng đỏ mặt lúng túng không kém gì chàng, nhưng nữ lang không nhịn được cười khi nghe chàng hỏi nàng đáp :
- Tiểu nữ hãy còn đại thúc ở bên cạnh, nào phải một thân đơn độc?
Rồi không muốn chàng phải bối rối thêm một lần nữa, nữ lang đột nhiên nói :
- Thiếu hiệp! Thật ra tiểu nữ đang trên đường tìm tung tích một nhân vật giang hồ, không biết thiếu hiệp có biết người ấy không?
Chàng chưa kịp đáp đã nghe lão xa phụ lên tiếng :
- Tiểu chủ nhân! Đó đâu phải việc tiểu chủ nhân muốn hỏi ai thì hỏi. Theo lão nô...
Nàng ta hỏi chặn lại :
- Đại thúc sao lại quá đa nghi như vậy? Không phải chính thiếu hiệp là người vừa có ân cứu mạng tiểu nữ sao?
Lão xa phu cúi mặt :
- Lão nô không dám! Nhưng lòng người giang hồ thường gian ngoa trá ngụy, tiểu chủ nhân không thể không đề phòng!
Nghe qua đoạn đối thoại này, nhất là cách xưng hô của cả hai, chàng ta không khỏi nghi ngờ! Mối quan hệ của họ chưa chắc đã là quan hệ chủ bộc! Cho dù lào xa phu luôn miệng gọi nữ lang là tiểu chủ nhân và xưng là lão nô, nhưng ngược lại, nữ lang lại xưng là tiểu nữ và gọi xa phu là đại thúc! Vậy mối quan hệ thật sự giữa họ là gì?
Dù có nghi ngờ chàng ta nào dám hỏi! Bởi, chính chàng cho đến giờ vẫn chưa dám thố lộ thân phận và lai lịch đích thật của chàng! Bản thân thì che giấu, không lẽ lại đòi hỏi kẻ khác phải giải bày?
Có phần ái ngại khi nghe lão xa phu bảo :
- “Lòng người giang hồ thường gian ngoa trá ngụy...”
Chàng ta lên tiếng :
- Lời đại thúc nói không sai đâu cô nương! Tri nhân tri diện bất tri tâm, như gã Đổng Đại Lâm vừa rồi chẳng hạn, cô nương càng phải nên cẩn trọng đề phòng!
Nàng ta nhìn chàng và hỏi :
- Hắn là người như thế nào? Có lẽ thiếu hiệp biết rõ về hắn?
Chàng gật đầu :
- Tuy hắn không nhớ tại hạ, nhưng tại hạ lại không bao giờ quên hắn! Cách đây năm năm, lúc tại hạ chỉ là một đứa bé và không hề biết võ công, tại hạ cũng lâm phải cảnh ngộ như cô nương lúc mới rồi!
Nàng ta lộ vẻ đồng cảm :
- Có phải vì thế, thiếu hiệp mới bảo hắn đừng để thiếu hiệp gặp lại?
Chàng đáp :
- Không sai! Đáng lý vừa rồi tại hạ phải cho hắn nếm mùi lợi hại! Nhưng vì...
- Tại sao thiếu hiệp lại buông tha hắn?
Chàng nhìn nàng nhưng ánh mắt dường như xa xăm :
- Đối với người không biết võ công như cô nương, tại hạ không nỡ để cô nương thấy cảnh lưu huyết!
Vì chàng như chìm vào dĩ vãng nên không hề nhìn thấy cái bĩu môi khinh thị của lão xa phu! Đồng thời chàng cũng không thấy trong tia mắt của nữ lang vừa loé lên một tia tinh nghịch!
Chàng chỉ nghe nàng hỏi :
- Thiếu hiệp không nghĩ là đã có cao nhân ngấm ngầm ám trợ như hắn nói sao?
Chàng lắc đầu :
- Nếu có, tại hạ đã phát hiện! Đâu cần hắn phải nói!
Nàng ta gật đầu như có ý tán đồng :
- Thiếu hiệp quả là người có tâm, nhất là đối với tiểu nữ! Thiếu hiệp có từng nghe nói đến một nhân vật có tính danh là Thạch Thừa Phong không?
Chàng ta giật mình thảng thốt :
- Thạch? Đó là nhân vật cô nương đang tìm sao?
Nàng ta gật đầu một lần nữa :
- Đúng vậy! Chừng như thiếu hiệp có biết nhân vật này?
Thoáng một chút phân vân chàng ta đáp :
- Đương nhiên tại hạ biết! Tuy nhiên...
Nàng ta hỏi vội, không chờ chàng nói dứt lời :
- Nhân vật đó đang ngụ cư ở địa phương nào?
Hít một hơi dài, chàng ta không đáp mà chỉ dè dặt hỏi :
- Cô nương có thể cho tại hạ biết nguyên nhân của việc tìm kiếm này không?
Nàng ta chưa kịp đáp, lão xa phu xen vào can thiệp :
- Thiếu hiệp hà tất phải hỏi! Nếu thiếu hiệp biết và chấp thuận nói ra tung tích của họ Thạch, lão và tiểu chủ nhân đương nhiên sẽ cảm kích! Bằng không, tự khắc lão và tiểu chủ nhân cũng sẽ tìm được!
Bị lão xa phu xen vào, nữ lang có ý tức giận :
- Đại thúc...
Nhưng lần này đến lượt chàng lên tiếng ngắt lời :
- Được rồi! Tại hạ sẵn sàng điểm chỉ. Nhưng chỉ có một điều, tại hạ cho rằng tại hạ có quyền được biết, tiền bối và cô nương tìm họ Thạch là có hay không có địch ý?
Lão xa phu trầm giọng, ngữ điệu của lão giống với nhân vật có võ công :
- Có thì sao, không có thì sao?
Đây là một câu hỏi thật khó trả lời nhưng may cho chàng, nữ lang nọ đột nhiên bảo :
- Thiếu hiệp yên tâm! Tiểu nữ tìm nhân vật này không phải là để tầm cừu!
Thở ra một hơi nhẹ nhõm, chàng đáp :
- Vị tiền bối họ Thạch này vốn dĩ là một nhân vật nổi danh ở Dĩ An viện! Tuy nhiên...
Chàng định nói tiếp rằng :
- “Thạch Thừa Phong, người mà các vị định tìm, đã chết từ lâu!”
Nhưng, chỉ cần nghe đến ba chữ Dĩ An viện lão xa phu đã vội vã bảo nữ lang :
- Nếu là người của Dĩ An viện, lão nô biết phải hành động như thế nào rồi! Tiểu chủ nhân! Chúng ta không nên chậm trễ nữa! Đi thôi!
Nhìn vẻ vội vàng của họ, chàng nghi ngại, nếu ngay lúc này chàng nói rõ là Thạch Thừa Phong đã ra người thiên cổ, họ không những không tin mà còn cho rằng chàng cố tình hí lộng họ. Do đó, sau một lúc ngẫm nghĩ, đợi cỗ xe song mã đã đi xa, chàng lẩm bẩm :
- Đằng nào ta cũng đến Dĩ An viện! Hay hơn hết, ta cứ chờ họ ở đấy và sẽ nói cho họ biết sau!
Vút!
Kể từ lúc đó, chàng luôn tìm cách âm thầm bám theo sau cỗ xe song mã.
Danh sách chương