7.
Trên cổ tay vẫn còn quấn băng vải thấm máu. Hứa Tiêu đưa tôi đến nghĩa trang.
Trời tháng 4, nắng vàng, chim hót líu lo.
Di ảnh bà đối diện với những cây tùng, bách tươi tốt, mỉm cười hiền lành, ấm áp.
Ba nén nhang được cung kính cắm vào lư hương.
Hứa Tiêu vừa đốt giấy vừa luyên thuyên: “Bà ngoại, Khương Ngôn đáng yêu như hạt đậu vàng vậy, mẹ cứ nói con bắt nạt em ấy. Có trời mới biết con học Muay Thái mười năm rồi mà ở trước mặt Khương Ngôn con toàn bị đánh thôi. Bà mau khuyên nhủ cháu ngoại bà đi, sau này em ấy thương tình xuống tay nhẹ với con thôi.”
Tôi cười mà rơi lệ, run run đưa tay vuốt di ảnh bà ngoại.
Bà ơi, nếu bà có thể mắng con vài câu thì tốt rồi.
Cho dù là gặp nhau trong mơ.
Tôi lau nước mắt, lấy điện thoại ra, mở chế độ xem đường phố trên Baidu đưa Hứa Tiêu xem.
“Anh nhìn nè, bà mặc cái áo màu xanh nhạt giống hệt trên di ảnh, bà luôn tiết kiệm như vậy.”
Nước mắt lại rơi xuống, nhỏ lên màn hình.
Tôi đưa tay lau đi, lại cảm giác một sức mạnh không cưỡng được lại hút tôi vào đó.
Thời điểm năm 2023, thời gian, không gian đóng băng.
Hứa Tiêu giữ nguyên tư thế lau nước mắt cho tôi, môi hơi hé ra nhưng giọng lại đông cứng.
Trong nghĩa trang, bóng cây đong đưa ngưng lại, gió cũng ngừng thổi giữa không trung.
Tất cả thu nhỏ lại, thu lại thành một điểm vô hình.
Tôi nặng nề rơi xuống, lại rơi xuống…
Dừng lại ở mùa thu năm 2015, trong phòng ngủ nữ sinh trung học Khương Ngôn.
Tôi mở mắt.
Đồng hồ báo thức chưa kêu tôi đã vươn tay tắt nó đi.
Tôi trở người xuống giường, lấy tiền tiết kiệm từ ngăn kéo sâu nhất, đổ hết ra. 379 đồng, cả tiền giấy lẫn tiền xu. Tôi nhét hết vào túi áo đồng phục, nhanh chóng dậy đánh răng rửa mặt.
Bà ngoại từ bếp đi ra, ngạc nhiên: “Hôm nay không ngủ nướng sao?”
Tôi đi qua ôm chặt bà cụ nhỏ bé.
Nước mắt điên cuồng chảy ra, nhỏ giọt lên bàn tay nhẵn nhụi không vết sẹo của tôi.
Bà ngoại vỗ nhẹ lưng tôi, giống như khi hát ru tôi lúc còn bé.
Cô bé mồ côi bị vứt bỏ không cha không mẹ, nhưng cô có bà ngoại.
Bà ngoại sẽ hát ru, dỗ bé cưng vào giấc ngủ.
Bà ngoại sẽ chắn trước cháu gái mình, giống như bất kỳ bậc cha mẹ nào, dùng cơ thể làm lá chắn, chống đỡ mọi sương gió thế gian.
Nhưng lúc này đây, xin hãy để tôi che trước người Người.
“Sao vậy con, gặp ác mộng sao?” Bà ngoại hỏi một câu như đúc.
Tôi dùng mu bàn tay quệt nước mắt, cười nói: “Nước rửa mặt bắn vào mặt thôi.”
Bà ngoại cười nói: “Bà làm bánh bao thịt bò cho con, thơm lắm.”
Tôi ăn bánh bao ngấu nghiến, bỗng nhớ tới Hứa Tiêu, ngẩng lên: “Bà ngoại, còn bánh bao không ạ? Có thể cho con mấy cái không?”
Bánh bao được gói trong túi.
Bà ngoại lấy thìa khuấy cho nguội cháo.
Tôi đút miếng bánh cuối cùng vào miệng, vội vàng ra cửa. Sáng nay tuyệt đối, tuyệt đối không thể đụng mặt gã hàng xóm trên lầu.
Bà ngoại đi theo sau: ‘Không uống cháo hả con?”
Tôi quay lại, ôm chặt bà: “Không uống ạ. Phải rồi, tối nay ở trường có hoạt động, con ở lại trường không về. Bà nhớ khóa kỹ cửa, dùng ghế chặn cửa chính lại.”
Bà ngoại bật cười: “Đúng là xem phim truyền hình nhiều quá rồi… con tự chăm sóc mình cho tốt đi!”
Tôi chạy như bay xuống lầu.
Không có Tư Giai dưới lầu. Cũng không có chiếc xe hơi đen bóng kia. Càng không có cái gương mặt tởm lợm kia trong xe.
Trên đường, công nhân vệ sinh chậm rãi quét lá rụng.
Cô bán bánh dày đẩy xe gỗ, giơ tay bẻ một đóa hoa quế thơm ngào ngạt cắm vào ống trúc.
Tôi bước lên chiếc xe buýt đầu tiên.
Trên cổ tay vẫn còn quấn băng vải thấm máu. Hứa Tiêu đưa tôi đến nghĩa trang.
Trời tháng 4, nắng vàng, chim hót líu lo.
Di ảnh bà đối diện với những cây tùng, bách tươi tốt, mỉm cười hiền lành, ấm áp.
Ba nén nhang được cung kính cắm vào lư hương.
Hứa Tiêu vừa đốt giấy vừa luyên thuyên: “Bà ngoại, Khương Ngôn đáng yêu như hạt đậu vàng vậy, mẹ cứ nói con bắt nạt em ấy. Có trời mới biết con học Muay Thái mười năm rồi mà ở trước mặt Khương Ngôn con toàn bị đánh thôi. Bà mau khuyên nhủ cháu ngoại bà đi, sau này em ấy thương tình xuống tay nhẹ với con thôi.”
Tôi cười mà rơi lệ, run run đưa tay vuốt di ảnh bà ngoại.
Bà ơi, nếu bà có thể mắng con vài câu thì tốt rồi.
Cho dù là gặp nhau trong mơ.
Tôi lau nước mắt, lấy điện thoại ra, mở chế độ xem đường phố trên Baidu đưa Hứa Tiêu xem.
“Anh nhìn nè, bà mặc cái áo màu xanh nhạt giống hệt trên di ảnh, bà luôn tiết kiệm như vậy.”
Nước mắt lại rơi xuống, nhỏ lên màn hình.
Tôi đưa tay lau đi, lại cảm giác một sức mạnh không cưỡng được lại hút tôi vào đó.
Thời điểm năm 2023, thời gian, không gian đóng băng.
Hứa Tiêu giữ nguyên tư thế lau nước mắt cho tôi, môi hơi hé ra nhưng giọng lại đông cứng.
Trong nghĩa trang, bóng cây đong đưa ngưng lại, gió cũng ngừng thổi giữa không trung.
Tất cả thu nhỏ lại, thu lại thành một điểm vô hình.
Tôi nặng nề rơi xuống, lại rơi xuống…
Dừng lại ở mùa thu năm 2015, trong phòng ngủ nữ sinh trung học Khương Ngôn.
Tôi mở mắt.
Đồng hồ báo thức chưa kêu tôi đã vươn tay tắt nó đi.
Tôi trở người xuống giường, lấy tiền tiết kiệm từ ngăn kéo sâu nhất, đổ hết ra. 379 đồng, cả tiền giấy lẫn tiền xu. Tôi nhét hết vào túi áo đồng phục, nhanh chóng dậy đánh răng rửa mặt.
Bà ngoại từ bếp đi ra, ngạc nhiên: “Hôm nay không ngủ nướng sao?”
Tôi đi qua ôm chặt bà cụ nhỏ bé.
Nước mắt điên cuồng chảy ra, nhỏ giọt lên bàn tay nhẵn nhụi không vết sẹo của tôi.
Bà ngoại vỗ nhẹ lưng tôi, giống như khi hát ru tôi lúc còn bé.
Cô bé mồ côi bị vứt bỏ không cha không mẹ, nhưng cô có bà ngoại.
Bà ngoại sẽ hát ru, dỗ bé cưng vào giấc ngủ.
Bà ngoại sẽ chắn trước cháu gái mình, giống như bất kỳ bậc cha mẹ nào, dùng cơ thể làm lá chắn, chống đỡ mọi sương gió thế gian.
Nhưng lúc này đây, xin hãy để tôi che trước người Người.
“Sao vậy con, gặp ác mộng sao?” Bà ngoại hỏi một câu như đúc.
Tôi dùng mu bàn tay quệt nước mắt, cười nói: “Nước rửa mặt bắn vào mặt thôi.”
Bà ngoại cười nói: “Bà làm bánh bao thịt bò cho con, thơm lắm.”
Tôi ăn bánh bao ngấu nghiến, bỗng nhớ tới Hứa Tiêu, ngẩng lên: “Bà ngoại, còn bánh bao không ạ? Có thể cho con mấy cái không?”
Bánh bao được gói trong túi.
Bà ngoại lấy thìa khuấy cho nguội cháo.
Tôi đút miếng bánh cuối cùng vào miệng, vội vàng ra cửa. Sáng nay tuyệt đối, tuyệt đối không thể đụng mặt gã hàng xóm trên lầu.
Bà ngoại đi theo sau: ‘Không uống cháo hả con?”
Tôi quay lại, ôm chặt bà: “Không uống ạ. Phải rồi, tối nay ở trường có hoạt động, con ở lại trường không về. Bà nhớ khóa kỹ cửa, dùng ghế chặn cửa chính lại.”
Bà ngoại bật cười: “Đúng là xem phim truyền hình nhiều quá rồi… con tự chăm sóc mình cho tốt đi!”
Tôi chạy như bay xuống lầu.
Không có Tư Giai dưới lầu. Cũng không có chiếc xe hơi đen bóng kia. Càng không có cái gương mặt tởm lợm kia trong xe.
Trên đường, công nhân vệ sinh chậm rãi quét lá rụng.
Cô bán bánh dày đẩy xe gỗ, giơ tay bẻ một đóa hoa quế thơm ngào ngạt cắm vào ống trúc.
Tôi bước lên chiếc xe buýt đầu tiên.
Danh sách chương