Dù tội phanh thây
Cũng phải lôi Huyện trưởng Bí thư xuống ngựa!
Quần chúng làm reo phạm quốc pháp
Họ dung túng tay chân bốc lột dân
Họ phạm quốc pháp hay không?
- Khấu mù hát trước phòng thẩm vấn Công an Cục. Trích đoạn.
Cao Dương đánh xe lừa chất đầy ngồng tỏi chở lên huyện dưới trời đầy sao. Chiếc xe quá cũ, khung rệu rã kêu cót két, gặp đoạn đường xấu, kêu càng dữ, anh lo nó có thể bung ra bất cứ lúc nào. Qua chiếc cầu đá nhỏ trên sông Sa, anh ghì chặt chiếc vai xe trên cổ lừa, giúp nó bằng cách dùng mông ghìm bớt sức đùn theo quán tính của chiếc xe trở nặng. Con lừa chỉ to bằng con sơn dương mẹ, cho một bạt tai là quị. Những phiến đá hình chữ nhật trên cầu không phẳng, bánh xe xiên xẹo, kêu lọc cọc. Dười cầu, nước vũng phản chiếu ánh sáng xanh lạnh lẽo. Lúc lên dốc, anh ngoắc thừng vào vai, kéo giúp con lừa. Hết dốc là con đường nhựa chạy thẳng chạy thẳng đến huyện lỵ, mặt đường bằng phẳng, mưa gió không trở ngại. Đây là con đường làm sau Hội nghị TƯ III. Anh nhớ khi đó anh ca cẩm: “Bao nhiêu là tiền, cả đời mình lên huyện ủy được mấy bận?” Giờ thì anh biết mình sai, nông dân tầm nhìn hạn hẹp, tham con săn sắt, bỏ con cá sộp! Chính phủ sáng suốt, nghe lời chính phủ không bao giờ sai. Gặp ai anh cũng nói câu ấy.
Lên tới đường nhựa, anh nghe thấy phía trước khoảng hai ba chục mét có tiếng xe cót két và tiếng ho của ông già. Đêm khuya thanh vắng, tiếng hát bay lượn trên cánh đồng mênh mông, Cao Dương nhận ra đó là tiếng của chú Tư Phương. Chú Tư Phương hồi trẻ rất tài hoa, từng tham gia gánh hát “Con dê trắng”, nghe nói còn gây ra một vụ trọng án phong tình.
Chị Hai trang điểm sao mà đẹp ~ Nhí nha nhí nhảnh nhập động phòng ~ Kim vàng đâm thủng đài sen thắm ~Ngọc dịch quỳnh tương chảy khắp giường!
Ôi ông già! Cao Dương rủa thầm, thúc lừa tiến lên, đêm dài thăm thẳm, đường dài mênh mông, anh muốn có bạn đồng hành. Nhìn bóng dáng chiếc xe đồ sộ, anh lớn tiếng hỏi: “Chú Tư đấy phải không?”
Chú Tư im lặng. Tiếng cuốc kêu ra rả trong những bụi cây rậm rạp hai bên đường, vó lừa gõ trên đường gấp gáp, ròn rã, mùi tỏi lặng lẽ tỏa ra xung quanh, mặt trăng nhô lên từ phía sau ngọn cây, ánh trăng nhợn nhạt trên đường nhựa. Anh tràn trề hi vọng.
Xe anh bám chặt xe đuôi trước, anh lại hỏi: “Chú tư đấy à?”
Chú Tư bằng một giọng trầm.
- Hát đi, chú Tư!
Chú Tư thở dài, nói: “Hát với hổng gì? Muốn khóc mà không khóc được đây này!”
- Con dậy đã sớm không ngờ vẫn sau chú, chú Tư!
- Còn có người sớm hơn, anh có nhìn thấy phân trên đường không? - Chú Tư hôm qua chú chưa bán à?
- Thế anh bán rồi à?
- Hôm qua con không đi. Vợ con nằm ổ, đêm kia lục sục suốt đêm, một mình con bận tối mắt tối mũi.
- Trai hay gái?
- Thằng cu! – Cao Dương không giấu nổi vui sướng. Anh chợt hiểu vì sao anh vui. Vợ đẻ con trai, tỏi được mùa, Cao Dương mày đến lúc hên rồi! Anh nghĩ đến vị trí mộ mẹ anh, chỗ ấy đất kết, được phong thủy! Năm xưa mình nhẫn nhục, không khai mẹ chôn ở đây, quả có giá!
Chú Tư ngồi trên càng xe, châm thuốc hút, lửa lóe lên một thoáng soi tỏ mặt chú rồi trở về mặt sẫm, mùi thuốc khét lẹt trong không khí tươi mát của trời đêm.
Cao Dương đoán vì sao chú Tư buồn, dịch vào địa vị chú, anh cũng buồn. Anh nói: “Chú ơi, con người ta có số cả, tiền tài ư, hôn nhân ư, có số tất, buồn cũng chẳng ít gì.” Anh khuyên chú Tư, vì trong lòng anh đang thoải mái, anh biết, không phải vì chú Tư đang mắc chuyện mà khuyên, mà đơn giản vì anh đang bằng lòng về gia cảnh mình, anh cũng mong hai người con trai chú Tư sớm yên bề gia thất, người nghèo hay lo mà lại! Anh nói: “Dân làm ruộng mình không nên so đo với người khá giả, người so với người thì chết, hàng so với hàng thì vứt, chúng ta chỉ nên so với ăn mày, tuy nghèo nhưng chúng ta không đến nỗi ăn bữa hôm không bữa mai, mặc rách còn hơn cởi truồng. Cuộc sống có điều gì không vui, sức khoẻ còn tốt, thì dù thọt chân khoèo tay một tí cũng còn hơn hủi cùn hủi cụt, phải không chú Tư?”
Chú Tư ờ một tiếng, rít tẩu xèo xèo, ánh trăng bàn bạc soi trên càng xe, trên sừng trâu, trên tai lừa, trên đốm lửa sáng, trên tấm ni lông phủ trên tỏi.
Sau khi mẹ chết, con an ủi mình như thế này, con người ta phải biết thế nào là đủ, thì không đến nỗi tự giày vò. Giành hết phần tốt, vậy xấu để cho ai? Tất cả lên thành phố hưởng phúc, vậy lấy ai làm ruộng ở nông thôn? Ông trời dùng ra ba loại nguyên liệu để làm ra con người, cao cấp là quan là tướng, trung bình là công dân, kém làm nông dân. Cái loại như con làm từ nguyên liệu vét đĩa, được sống trên đời là may mắn rồi, con nói đúng không, chú Tư? Chú Tư thử ngẫm con trâu mà xem, nó kéo một xe tỏi, lại cả chú trên xe, đi chậm là chú vụt bằng roi. Vạn vật đều thế cả. Vậy nên, nhịn là hơn, nhịn được là người không nhịn được là ma. Cách đây mấy năm, bọn Vương Thái bắt con uống nước đái của con – Khi ấy Vương Thái chưa giàu – Con cắn răng, uống, rồi thì lại đái ra chứ sao? Tâm lý cả thôi, người ta giả vờ sạch sẽ. Các y bác sĩ mặc áo trắng bong có sạch không? Họ ăn cả nhau trẻ con, ông thử nghĩ, từ cái chỗ ấy của phụ nữ chui ra, máu me bê bếp, họ cũng không thèm rửa, cho ngồng tỏi vào, nêm mắm muối tương ớt, mì chính, mới tai tái mà đã ăn ngốn ngấu. Bác sĩ Ngô lấy cái nhau của vợ con, con bảo có ngon không, ông ta bảo ngon như sứa biển. Cái của đó mà lại ngon như sứa? Ông Tư bảo có kinh không chứ! Vậy nên họ bảo con uống nước đái là con uống ừng ực, hẳn một chai to. Sau đó thì thế nào? Con uống nước đái chẳng suy suyễn chút nào, con vẫn là con. Bí tư Hoàng không uống nước đái, năm sau dính bệnh ung thư, thuốc nào cũng không khỏi, về sau phải ăn rắn độc sống, rắn rết sống, cóc sống, ông vò vẽ sống, bảo là “Lấy độc trị độc”, “trị” nửa năm, toi luôn cả người!
Xe lừa và xe trâu rẽ vào con đường cát phía sau thôn Sa Oa, đầy những đụn cát to nhỏ trồng liễu đỏ, hòe tím, bạch lạp và dâu. Ánh trăng rọi trên những lùm cây, cành cây lấp lánh. Một con bọ hung bay vù vù rồi rơi đánh bộp xuống đường. ông Tư vụt con trâu một roi, rồi châm lửa hút thuốc. Con lừa cúi đầu lẳng lặng kéo xe lên dốc. Cao Dương thương con vật, liền khoác thừng kéo giúp. Cái dốc hơi dài, tới đỉnh nhìn lại, thấy đèn đóm phía sau như dưới hố sâu. Lúc xuống dốc, anh ngồi trên càng xe. Con lừa gò lưng, bốn chân loạng choạng suýt ngã, anh đành nhảy xuống, đi bộ theo xe.
- Xuống hết cái dốc này, ta được nửa đường chưa chú? – Cao Dương hỏi.
- Suýt soát!- Chú Tư buồn rầu trả lời.
Xe chậm rãi lăn bánh, hai bên đường gần như bụi cây nào cũng có côn trùng kêu, tiếng kêu đơn điệu buồn thảm, con trâu cái của chú Tư vấp một cái suýt ngã, mặt đất bung lên một cụm sương nhỏ, tiếng động nặng nề vọng lại từ phương nam, rất xa, mặt đường rung chuyển.
- Tàu hoả!-Chú Tư nói.
- Chú Tư đã đi tàu hoả chưa? – Cao Dương hỏi.
- Nói như anh nói, loại người như chúng ta có được ngồi lên đó không? – Chú Tư nói – Đợi kiếp sau đầu thai vào cửa nhà quan hẵng ngồi. Kiếp này chỉ đứng xa mà ngó!
- Con cũng chưa đi lần nào – Cao Dương nói – Nếu trời phù hộ năm nào cũng trồng được tỏi thì năm năm nữa, con sẽ dành ra một trăm đồng ngồi tàu hỏa, ăn cơm tây, đi đó đi đây một chuyến, không uổng khoát tấm da người trên mình.
- Anh còn trẻ, còn cơ may – Chú Tư nói.
- May gì nữa hả chú? Con người ta, qua ba mươi là đã quá nửa đời người, qua năm mươi vùi thân trong đất. Con hơn anh Cả nhà chú một tuổi, bốn mươi mốt rồi, đất vùi đến ngực rồi!
- Người tính một đời, cây tính theo năm, trèo cây bắt sẻ, xuống mương mò cá, tưởng mới như ngày hôm qua. Vậy mà thoáng cái, sắp chết rồi?
- Sáu mươi tư. Sáu bốn, bảy ba, Diêm vương không gọi cũng đi xa. Nhiều khả năng là không được ăn cơm mới cuối năm!
- Chẳng chuyện gì đâu! Chú Tư còn chắc lắm, sống mươi năm cũng không thành vấn đề – Cao Dương an ủi.
- Anh đừng an ủi tui, tui không sợ chết, sống không niềm vui, thà chết cho xong! Chết, Nhà nước đỡ tốn một suất lương thực – Chú Tư vừa cười vừa nói.
- Chú không chết, nhà nước cũng không tốn lương thực! Lương thực do chú làm ra, đâu có ăn của Nhà nước – Cao Dương nói.
Vầng trăng chui vào đám mây màu xám, cây cối bên đường nhòe đi. Trời tối lại làm cho đám côn trùng trong các bụi cây kêu to lên.
- Chú Tư, Cao Mã được đấy chú ạ, gả Kim Cúc cho nó là chú có con mắt tinh đời – Cao Dương buột miệng nói, anh lập tức thấy mình lỡ miệng. Anh nghe thấy tiếng thở nặng nề của chú Tư, vội đánh trống lảng – Chú Tư, chú có nghe chuyện thằng Ba nhà bà lão Gấu thôn Chuồng Dê thi đỗ đại học ở Mỹ? Ở Mỹ một năm, nó lấy một cô vợ Mỹ tóc vàng mắt xanh, có ảnh gửi về nhà, lão Gấu gặp ai cũng khoe.
- Mã tổ nhà nó kết rồi! – Ông Tư nói.
Cao Dương nghĩ đến mộ mẹ. Đó là khu đất cao ráo, bắc giáp con sông nhỏ, đông giáp con mương lớn, nam nhìn mãi tận núi Chu Bé, tây là cánh đồng Bình Xuyên rộng mênh mông. Anh lại nghĩ đến thằng con trai vừa xin được hai ngày. Thằng đó mới lọt lòng mà cái đầu lại to tướng. Mình kiếp này như gạch đã ra lò, định hình rồi, không thay đổi được nữa. Mảnh đất đắc địa của mẹ có lẽ sẽ phát bởi thằng cháu, thằng nhỏ chẳng biết có ăn thua gì không?
Một chiếc máy kéo đèn pha sáng trưng, ầm ầm vượt lên, trên xe ngồng tỏi chất cao như núi. Cả hai giục trâu và lừa đi mau, không chuyện ngẫu nữa.
Khi vừng hồng vừa nhô lên, xe của họ đã tới gần đường sắt. Lúc này, đã có mấy chục máy kéo đến trước họ, toàn là xe kéo tỏi.
Họ bị một chiếc sào bằng gỗ sơn hai màu đen trắng chặn lại mạn bắc đường sắt. Xếp hàng rồng rắn sau xe bọn họ là những xe trâu, xe lừa, xe ngựa, xe ba gác, xe đẩy tay, máy kéo, ô tô, tỏi của bốn xã đều chuyển về huyện, quang cảnh rõ là được mùa. Mặt trời nhô lên nửa mặt, đỏ đến nỗi có quầng khí đen quẩn quanh, lên đến nửa con sào, ánh nắng trùm lên đám mây trắng hình cái lọng, nửa dưới đám mây nhuộm màu đỏ nhạt. Bốn thanh ray nằm theo hướng đông tây, một đoàn tàu sơn xanh phụt khói trắng, tiếng còi rung chuyển mặt đất, từ hướng tây chạy tới, từng toa xe lướt qua, cửa sổ thấp thoáng những khuôn mặt béo tròn của những con người thượng đẳng.
Một người đàn ông đứng tuổi cầm lá cờ nhỏ hai màu xanh đỏ đứng trước thanh chắn. Anh ta cũng có khuôn mặt béo bự. Những người thượng đẳng ăn cơm đường sắt đều béo tốt như vậy sao? Cao Dương nghĩ thầm. Tàu hỏa chạy qua, mặt đất run rẩy. Còi tàu xé màng nhĩ, con lừa sợ đến nỗi toàn thân cứng đờ. Cao Dương bỏ tay bịt mắt lừa, anh trông thấy nhân viên đường sắt quay tay gạt nâng thanh chắn lên. Thanh chắn chưa yên vị, xe cộ đã tranh thủ ào ạt tiếng qua, đường hẹp, chỉ chạy song song được hai xe. Cao Dương giương mắt nhìn những xe đẩy, xe đạp lách qua bên cạnh xe anh và xe chú Tư. Qua đường sắt là một con dốc lớn, đường dốc đang sửa, đá hộc đá răm lởm chởm, đất thó và cát vàng từng đống. Xe lắc dữ dội khi lên dốc, tất cả những người đánh xe đều nhảy xuống ghìm chặt dây cương khống chế xe.
Chú Tư vẫn dẫn đầu. Cao Dương trông thấy người ông bốc hơi, mặt đem như trôn chảo, tay trái giữ thừng, tay phải cầm roi, miệng sùy sùy, ông vung roi nhưng không vụt. Con nghé hoa dướn cổ, miệng sùi bọt, thở phì phò. Có lẽ rất đau vì vấp phải đá hộc, con trâu vổng lưng hằn rõ xương sống như con rắn.
Lúc này, một mặt trời đỏ, hai đám mây hồng rách bươm, là cảnh sắc trên trời; một con đường lởm chởm, hàng vạn xe chở tỏi là quang cảnh mặt đất. Cao Dương chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng lớn lao như thế, anh hơi ngợp. Anh không dám nhìn hai bên, mắt như bắt vít vào chỗ lồi sau gáy ông Tư. Con lừa đi như múa, một hòn đá nhọn đâm bị thương chân trước nó, chỗ lõm giữa móng guốc và móng phụ, máu rỏ giọt trên những tảng đá. Càng xe lắc con lừa lúc dạt sang trái, lúc dạt sang phải. Cao Dương thương con lừa nhưng anh không giúp được gì, trái lại, giục nó đi một cách tàn nhẫn. Xe sau cắn đuôi xe trước, xe trước cắn đuôi xe trước nữa, không một ai dám trùng trình, chỉ sợ những tay rắn mặt, chen ngang.
Anh nghe thấy bên trái có tiếng nổ như lựu đạn, cả người lẫn lừa đều giật mình. Ngoảnh sang, một xe đẩy nổ lốp, săm đỏ lồi ra lốp đen. Kéo xe là hai cô gái, một lớn tuổi, một trẻ. Cô lớn đầu tròn xoay, mặt đầy nếp nhăn như vỏ cây. Cô trẻ da trắng nõn, mặt trái xoan, chỉ tiếc hỏng một mắt. Cao Dương thở dài: Đúng như Khấu mù đã nói: Điêu Thuyền là tuyệt sắc giai nhân mà trên mặt lại có bảy nốp ruồi, vậy đấy, chẳng ai mười phân vẹn mười cả! Hai cô gái chẳng biết làm thế nào với cái lốp thủng, phía sau giục giã, chửi bới. Hai cô đành đẩy xe ra bãi bùn phía ven đường. Các xe phía sau lập tức lấp chỗ trống.
Lại thêm mấy lốp xe nổ liên tiếp, trong đó, có một tiếng đinh tai nhức óc. Đó là chiếc máy kéo năm mươi sức ngựa nổ lốp sau, vành xẹp sát mặt đất, xe nghiêng về một bên. Mấy người ăn mặt có vẻ cán bộ đứng bần thần trước lốp xe vỡ, lái xe – một thanh niên mặt đầy dầu mỡ, vặn vẹo hai bàn tay hộ pháp, lớn tiếng đ. mẹ Cục Quản lí giao thông.
Lên hết dốc dài, lại xuống dốc dài. Xuống dốc cũng vẫn đường như thế, đá hộc lởm chởm, tiếng lốp nổ râm ran, giao thông ách tắc. Cao Dương thầm khấn, lại trời cho xe anh đừng nổ lốp.
Hết dốc là con đường trải nhựa chạy theo hướng đông tây, ngã tư không có đèn xanh đỏ, một đám mặc thường phục màu xám, đội mũ lưỡi trai, đứng ở đó. Đoạn đường phía tây có xe chở tỏi, các xe chở tỏi từ đường phía nam cũng rùng rùng kéo lên. Hỏi ông Tư, anh mới biết huyện đã lắp đặt một kho lạnh ở phía đông, thảo nào các xe đều quay về hết phía đông sau khi chạy lên đường nhựa.
Sau khi lách lên con đường nhựa theo hướng đông tây đi khoảng vài trăm mét thì bị kẹt cứng, không nhích lên được. Lúc này, những người mặt đồng phục xám, cắp cặp đen đi tới trước mặt. Căn cứ vào phù hiệu trước ngực, anh biết đó là nhân viên trạm quản lí giao thông.
Theo kinh nghiệm xưa cũ, đối thủ của quản lí giao thông là xe cơ giới, vì vậy khi một nhân viên quản lí giao thông trẻ cắp cặp đen đứng trước mặt, anh vẫn tưởng mình là người ngoài cuộc, lại còn nở một cười ngây ngô với anh ta.
Nhân viên thu phí dùng bút bi viết biên lai đưa cho anh: “Nộp một đồng!”
Anh tròn mắt, hồi lâu không hiểu ra sao. Anh ta giơ biên lai lên vẫy vẫy: “Nộp một đồng!”
- Tiền gì? – Cao Dương hỏi.
- Phí quản lí giao thông – Anh nhân viên nói.
- Xe tui là xe lừa – Anh nói.
- Xe đẩy tay cũng phải nộp.
Anh nói: “Đồng chí, tui không có tiền, vợ tui mới sinh, tiêu hết rồi”
- Nộp nhanh lên, nếu không có cái này… Anh ta rung tờ biên lai – Không có biên lai này, Hợp Cung tiêu sẽ không thu mua tỏi của anh.
- Quả thực không có tiền – Cao Dương lộn trái túi ra – Anh xem, không có đồng nào.
- Vậy thì nộp ngồng tỏi! Ba cân! – Nhân viên thu phí nói.
- Ba cân ngồng tỏi là ba đồng, đồng chí!
- Anh sợ thiệt thì nộp bằng tiền.
- Sao anh bắt bí người ta thế?
- Ai bắt bí anh? Anh tưởng tui thích lắm hả? Đây là qui định của Nhà nước.
- Nếu là qui định của Nhà nước thì anh lấy đi!
Nhân viên thu phí cầm bó ngồng tỏi quẳng vào cái sọt to tướng phía sau, dúi tờ hoá đơn đóng
Cũng phải lôi Huyện trưởng Bí thư xuống ngựa!
Quần chúng làm reo phạm quốc pháp
Họ dung túng tay chân bốc lột dân
Họ phạm quốc pháp hay không?
- Khấu mù hát trước phòng thẩm vấn Công an Cục. Trích đoạn.
Cao Dương đánh xe lừa chất đầy ngồng tỏi chở lên huyện dưới trời đầy sao. Chiếc xe quá cũ, khung rệu rã kêu cót két, gặp đoạn đường xấu, kêu càng dữ, anh lo nó có thể bung ra bất cứ lúc nào. Qua chiếc cầu đá nhỏ trên sông Sa, anh ghì chặt chiếc vai xe trên cổ lừa, giúp nó bằng cách dùng mông ghìm bớt sức đùn theo quán tính của chiếc xe trở nặng. Con lừa chỉ to bằng con sơn dương mẹ, cho một bạt tai là quị. Những phiến đá hình chữ nhật trên cầu không phẳng, bánh xe xiên xẹo, kêu lọc cọc. Dười cầu, nước vũng phản chiếu ánh sáng xanh lạnh lẽo. Lúc lên dốc, anh ngoắc thừng vào vai, kéo giúp con lừa. Hết dốc là con đường nhựa chạy thẳng chạy thẳng đến huyện lỵ, mặt đường bằng phẳng, mưa gió không trở ngại. Đây là con đường làm sau Hội nghị TƯ III. Anh nhớ khi đó anh ca cẩm: “Bao nhiêu là tiền, cả đời mình lên huyện ủy được mấy bận?” Giờ thì anh biết mình sai, nông dân tầm nhìn hạn hẹp, tham con săn sắt, bỏ con cá sộp! Chính phủ sáng suốt, nghe lời chính phủ không bao giờ sai. Gặp ai anh cũng nói câu ấy.
Lên tới đường nhựa, anh nghe thấy phía trước khoảng hai ba chục mét có tiếng xe cót két và tiếng ho của ông già. Đêm khuya thanh vắng, tiếng hát bay lượn trên cánh đồng mênh mông, Cao Dương nhận ra đó là tiếng của chú Tư Phương. Chú Tư Phương hồi trẻ rất tài hoa, từng tham gia gánh hát “Con dê trắng”, nghe nói còn gây ra một vụ trọng án phong tình.
Chị Hai trang điểm sao mà đẹp ~ Nhí nha nhí nhảnh nhập động phòng ~ Kim vàng đâm thủng đài sen thắm ~Ngọc dịch quỳnh tương chảy khắp giường!
Ôi ông già! Cao Dương rủa thầm, thúc lừa tiến lên, đêm dài thăm thẳm, đường dài mênh mông, anh muốn có bạn đồng hành. Nhìn bóng dáng chiếc xe đồ sộ, anh lớn tiếng hỏi: “Chú Tư đấy phải không?”
Chú Tư im lặng. Tiếng cuốc kêu ra rả trong những bụi cây rậm rạp hai bên đường, vó lừa gõ trên đường gấp gáp, ròn rã, mùi tỏi lặng lẽ tỏa ra xung quanh, mặt trăng nhô lên từ phía sau ngọn cây, ánh trăng nhợn nhạt trên đường nhựa. Anh tràn trề hi vọng.
Xe anh bám chặt xe đuôi trước, anh lại hỏi: “Chú tư đấy à?”
Chú Tư bằng một giọng trầm.
- Hát đi, chú Tư!
Chú Tư thở dài, nói: “Hát với hổng gì? Muốn khóc mà không khóc được đây này!”
- Con dậy đã sớm không ngờ vẫn sau chú, chú Tư!
- Còn có người sớm hơn, anh có nhìn thấy phân trên đường không? - Chú Tư hôm qua chú chưa bán à?
- Thế anh bán rồi à?
- Hôm qua con không đi. Vợ con nằm ổ, đêm kia lục sục suốt đêm, một mình con bận tối mắt tối mũi.
- Trai hay gái?
- Thằng cu! – Cao Dương không giấu nổi vui sướng. Anh chợt hiểu vì sao anh vui. Vợ đẻ con trai, tỏi được mùa, Cao Dương mày đến lúc hên rồi! Anh nghĩ đến vị trí mộ mẹ anh, chỗ ấy đất kết, được phong thủy! Năm xưa mình nhẫn nhục, không khai mẹ chôn ở đây, quả có giá!
Chú Tư ngồi trên càng xe, châm thuốc hút, lửa lóe lên một thoáng soi tỏ mặt chú rồi trở về mặt sẫm, mùi thuốc khét lẹt trong không khí tươi mát của trời đêm.
Cao Dương đoán vì sao chú Tư buồn, dịch vào địa vị chú, anh cũng buồn. Anh nói: “Chú ơi, con người ta có số cả, tiền tài ư, hôn nhân ư, có số tất, buồn cũng chẳng ít gì.” Anh khuyên chú Tư, vì trong lòng anh đang thoải mái, anh biết, không phải vì chú Tư đang mắc chuyện mà khuyên, mà đơn giản vì anh đang bằng lòng về gia cảnh mình, anh cũng mong hai người con trai chú Tư sớm yên bề gia thất, người nghèo hay lo mà lại! Anh nói: “Dân làm ruộng mình không nên so đo với người khá giả, người so với người thì chết, hàng so với hàng thì vứt, chúng ta chỉ nên so với ăn mày, tuy nghèo nhưng chúng ta không đến nỗi ăn bữa hôm không bữa mai, mặc rách còn hơn cởi truồng. Cuộc sống có điều gì không vui, sức khoẻ còn tốt, thì dù thọt chân khoèo tay một tí cũng còn hơn hủi cùn hủi cụt, phải không chú Tư?”
Chú Tư ờ một tiếng, rít tẩu xèo xèo, ánh trăng bàn bạc soi trên càng xe, trên sừng trâu, trên tai lừa, trên đốm lửa sáng, trên tấm ni lông phủ trên tỏi.
Sau khi mẹ chết, con an ủi mình như thế này, con người ta phải biết thế nào là đủ, thì không đến nỗi tự giày vò. Giành hết phần tốt, vậy xấu để cho ai? Tất cả lên thành phố hưởng phúc, vậy lấy ai làm ruộng ở nông thôn? Ông trời dùng ra ba loại nguyên liệu để làm ra con người, cao cấp là quan là tướng, trung bình là công dân, kém làm nông dân. Cái loại như con làm từ nguyên liệu vét đĩa, được sống trên đời là may mắn rồi, con nói đúng không, chú Tư? Chú Tư thử ngẫm con trâu mà xem, nó kéo một xe tỏi, lại cả chú trên xe, đi chậm là chú vụt bằng roi. Vạn vật đều thế cả. Vậy nên, nhịn là hơn, nhịn được là người không nhịn được là ma. Cách đây mấy năm, bọn Vương Thái bắt con uống nước đái của con – Khi ấy Vương Thái chưa giàu – Con cắn răng, uống, rồi thì lại đái ra chứ sao? Tâm lý cả thôi, người ta giả vờ sạch sẽ. Các y bác sĩ mặc áo trắng bong có sạch không? Họ ăn cả nhau trẻ con, ông thử nghĩ, từ cái chỗ ấy của phụ nữ chui ra, máu me bê bếp, họ cũng không thèm rửa, cho ngồng tỏi vào, nêm mắm muối tương ớt, mì chính, mới tai tái mà đã ăn ngốn ngấu. Bác sĩ Ngô lấy cái nhau của vợ con, con bảo có ngon không, ông ta bảo ngon như sứa biển. Cái của đó mà lại ngon như sứa? Ông Tư bảo có kinh không chứ! Vậy nên họ bảo con uống nước đái là con uống ừng ực, hẳn một chai to. Sau đó thì thế nào? Con uống nước đái chẳng suy suyễn chút nào, con vẫn là con. Bí tư Hoàng không uống nước đái, năm sau dính bệnh ung thư, thuốc nào cũng không khỏi, về sau phải ăn rắn độc sống, rắn rết sống, cóc sống, ông vò vẽ sống, bảo là “Lấy độc trị độc”, “trị” nửa năm, toi luôn cả người!
Xe lừa và xe trâu rẽ vào con đường cát phía sau thôn Sa Oa, đầy những đụn cát to nhỏ trồng liễu đỏ, hòe tím, bạch lạp và dâu. Ánh trăng rọi trên những lùm cây, cành cây lấp lánh. Một con bọ hung bay vù vù rồi rơi đánh bộp xuống đường. ông Tư vụt con trâu một roi, rồi châm lửa hút thuốc. Con lừa cúi đầu lẳng lặng kéo xe lên dốc. Cao Dương thương con vật, liền khoác thừng kéo giúp. Cái dốc hơi dài, tới đỉnh nhìn lại, thấy đèn đóm phía sau như dưới hố sâu. Lúc xuống dốc, anh ngồi trên càng xe. Con lừa gò lưng, bốn chân loạng choạng suýt ngã, anh đành nhảy xuống, đi bộ theo xe.
- Xuống hết cái dốc này, ta được nửa đường chưa chú? – Cao Dương hỏi.
- Suýt soát!- Chú Tư buồn rầu trả lời.
Xe chậm rãi lăn bánh, hai bên đường gần như bụi cây nào cũng có côn trùng kêu, tiếng kêu đơn điệu buồn thảm, con trâu cái của chú Tư vấp một cái suýt ngã, mặt đất bung lên một cụm sương nhỏ, tiếng động nặng nề vọng lại từ phương nam, rất xa, mặt đường rung chuyển.
- Tàu hoả!-Chú Tư nói.
- Chú Tư đã đi tàu hoả chưa? – Cao Dương hỏi.
- Nói như anh nói, loại người như chúng ta có được ngồi lên đó không? – Chú Tư nói – Đợi kiếp sau đầu thai vào cửa nhà quan hẵng ngồi. Kiếp này chỉ đứng xa mà ngó!
- Con cũng chưa đi lần nào – Cao Dương nói – Nếu trời phù hộ năm nào cũng trồng được tỏi thì năm năm nữa, con sẽ dành ra một trăm đồng ngồi tàu hỏa, ăn cơm tây, đi đó đi đây một chuyến, không uổng khoát tấm da người trên mình.
- Anh còn trẻ, còn cơ may – Chú Tư nói.
- May gì nữa hả chú? Con người ta, qua ba mươi là đã quá nửa đời người, qua năm mươi vùi thân trong đất. Con hơn anh Cả nhà chú một tuổi, bốn mươi mốt rồi, đất vùi đến ngực rồi!
- Người tính một đời, cây tính theo năm, trèo cây bắt sẻ, xuống mương mò cá, tưởng mới như ngày hôm qua. Vậy mà thoáng cái, sắp chết rồi?
- Sáu mươi tư. Sáu bốn, bảy ba, Diêm vương không gọi cũng đi xa. Nhiều khả năng là không được ăn cơm mới cuối năm!
- Chẳng chuyện gì đâu! Chú Tư còn chắc lắm, sống mươi năm cũng không thành vấn đề – Cao Dương an ủi.
- Anh đừng an ủi tui, tui không sợ chết, sống không niềm vui, thà chết cho xong! Chết, Nhà nước đỡ tốn một suất lương thực – Chú Tư vừa cười vừa nói.
- Chú không chết, nhà nước cũng không tốn lương thực! Lương thực do chú làm ra, đâu có ăn của Nhà nước – Cao Dương nói.
Vầng trăng chui vào đám mây màu xám, cây cối bên đường nhòe đi. Trời tối lại làm cho đám côn trùng trong các bụi cây kêu to lên.
- Chú Tư, Cao Mã được đấy chú ạ, gả Kim Cúc cho nó là chú có con mắt tinh đời – Cao Dương buột miệng nói, anh lập tức thấy mình lỡ miệng. Anh nghe thấy tiếng thở nặng nề của chú Tư, vội đánh trống lảng – Chú Tư, chú có nghe chuyện thằng Ba nhà bà lão Gấu thôn Chuồng Dê thi đỗ đại học ở Mỹ? Ở Mỹ một năm, nó lấy một cô vợ Mỹ tóc vàng mắt xanh, có ảnh gửi về nhà, lão Gấu gặp ai cũng khoe.
- Mã tổ nhà nó kết rồi! – Ông Tư nói.
Cao Dương nghĩ đến mộ mẹ. Đó là khu đất cao ráo, bắc giáp con sông nhỏ, đông giáp con mương lớn, nam nhìn mãi tận núi Chu Bé, tây là cánh đồng Bình Xuyên rộng mênh mông. Anh lại nghĩ đến thằng con trai vừa xin được hai ngày. Thằng đó mới lọt lòng mà cái đầu lại to tướng. Mình kiếp này như gạch đã ra lò, định hình rồi, không thay đổi được nữa. Mảnh đất đắc địa của mẹ có lẽ sẽ phát bởi thằng cháu, thằng nhỏ chẳng biết có ăn thua gì không?
Một chiếc máy kéo đèn pha sáng trưng, ầm ầm vượt lên, trên xe ngồng tỏi chất cao như núi. Cả hai giục trâu và lừa đi mau, không chuyện ngẫu nữa.
Khi vừng hồng vừa nhô lên, xe của họ đã tới gần đường sắt. Lúc này, đã có mấy chục máy kéo đến trước họ, toàn là xe kéo tỏi.
Họ bị một chiếc sào bằng gỗ sơn hai màu đen trắng chặn lại mạn bắc đường sắt. Xếp hàng rồng rắn sau xe bọn họ là những xe trâu, xe lừa, xe ngựa, xe ba gác, xe đẩy tay, máy kéo, ô tô, tỏi của bốn xã đều chuyển về huyện, quang cảnh rõ là được mùa. Mặt trời nhô lên nửa mặt, đỏ đến nỗi có quầng khí đen quẩn quanh, lên đến nửa con sào, ánh nắng trùm lên đám mây trắng hình cái lọng, nửa dưới đám mây nhuộm màu đỏ nhạt. Bốn thanh ray nằm theo hướng đông tây, một đoàn tàu sơn xanh phụt khói trắng, tiếng còi rung chuyển mặt đất, từ hướng tây chạy tới, từng toa xe lướt qua, cửa sổ thấp thoáng những khuôn mặt béo tròn của những con người thượng đẳng.
Một người đàn ông đứng tuổi cầm lá cờ nhỏ hai màu xanh đỏ đứng trước thanh chắn. Anh ta cũng có khuôn mặt béo bự. Những người thượng đẳng ăn cơm đường sắt đều béo tốt như vậy sao? Cao Dương nghĩ thầm. Tàu hỏa chạy qua, mặt đất run rẩy. Còi tàu xé màng nhĩ, con lừa sợ đến nỗi toàn thân cứng đờ. Cao Dương bỏ tay bịt mắt lừa, anh trông thấy nhân viên đường sắt quay tay gạt nâng thanh chắn lên. Thanh chắn chưa yên vị, xe cộ đã tranh thủ ào ạt tiếng qua, đường hẹp, chỉ chạy song song được hai xe. Cao Dương giương mắt nhìn những xe đẩy, xe đạp lách qua bên cạnh xe anh và xe chú Tư. Qua đường sắt là một con dốc lớn, đường dốc đang sửa, đá hộc đá răm lởm chởm, đất thó và cát vàng từng đống. Xe lắc dữ dội khi lên dốc, tất cả những người đánh xe đều nhảy xuống ghìm chặt dây cương khống chế xe.
Chú Tư vẫn dẫn đầu. Cao Dương trông thấy người ông bốc hơi, mặt đem như trôn chảo, tay trái giữ thừng, tay phải cầm roi, miệng sùy sùy, ông vung roi nhưng không vụt. Con nghé hoa dướn cổ, miệng sùi bọt, thở phì phò. Có lẽ rất đau vì vấp phải đá hộc, con trâu vổng lưng hằn rõ xương sống như con rắn.
Lúc này, một mặt trời đỏ, hai đám mây hồng rách bươm, là cảnh sắc trên trời; một con đường lởm chởm, hàng vạn xe chở tỏi là quang cảnh mặt đất. Cao Dương chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng lớn lao như thế, anh hơi ngợp. Anh không dám nhìn hai bên, mắt như bắt vít vào chỗ lồi sau gáy ông Tư. Con lừa đi như múa, một hòn đá nhọn đâm bị thương chân trước nó, chỗ lõm giữa móng guốc và móng phụ, máu rỏ giọt trên những tảng đá. Càng xe lắc con lừa lúc dạt sang trái, lúc dạt sang phải. Cao Dương thương con lừa nhưng anh không giúp được gì, trái lại, giục nó đi một cách tàn nhẫn. Xe sau cắn đuôi xe trước, xe trước cắn đuôi xe trước nữa, không một ai dám trùng trình, chỉ sợ những tay rắn mặt, chen ngang.
Anh nghe thấy bên trái có tiếng nổ như lựu đạn, cả người lẫn lừa đều giật mình. Ngoảnh sang, một xe đẩy nổ lốp, săm đỏ lồi ra lốp đen. Kéo xe là hai cô gái, một lớn tuổi, một trẻ. Cô lớn đầu tròn xoay, mặt đầy nếp nhăn như vỏ cây. Cô trẻ da trắng nõn, mặt trái xoan, chỉ tiếc hỏng một mắt. Cao Dương thở dài: Đúng như Khấu mù đã nói: Điêu Thuyền là tuyệt sắc giai nhân mà trên mặt lại có bảy nốp ruồi, vậy đấy, chẳng ai mười phân vẹn mười cả! Hai cô gái chẳng biết làm thế nào với cái lốp thủng, phía sau giục giã, chửi bới. Hai cô đành đẩy xe ra bãi bùn phía ven đường. Các xe phía sau lập tức lấp chỗ trống.
Lại thêm mấy lốp xe nổ liên tiếp, trong đó, có một tiếng đinh tai nhức óc. Đó là chiếc máy kéo năm mươi sức ngựa nổ lốp sau, vành xẹp sát mặt đất, xe nghiêng về một bên. Mấy người ăn mặt có vẻ cán bộ đứng bần thần trước lốp xe vỡ, lái xe – một thanh niên mặt đầy dầu mỡ, vặn vẹo hai bàn tay hộ pháp, lớn tiếng đ. mẹ Cục Quản lí giao thông.
Lên hết dốc dài, lại xuống dốc dài. Xuống dốc cũng vẫn đường như thế, đá hộc lởm chởm, tiếng lốp nổ râm ran, giao thông ách tắc. Cao Dương thầm khấn, lại trời cho xe anh đừng nổ lốp.
Hết dốc là con đường trải nhựa chạy theo hướng đông tây, ngã tư không có đèn xanh đỏ, một đám mặc thường phục màu xám, đội mũ lưỡi trai, đứng ở đó. Đoạn đường phía tây có xe chở tỏi, các xe chở tỏi từ đường phía nam cũng rùng rùng kéo lên. Hỏi ông Tư, anh mới biết huyện đã lắp đặt một kho lạnh ở phía đông, thảo nào các xe đều quay về hết phía đông sau khi chạy lên đường nhựa.
Sau khi lách lên con đường nhựa theo hướng đông tây đi khoảng vài trăm mét thì bị kẹt cứng, không nhích lên được. Lúc này, những người mặt đồng phục xám, cắp cặp đen đi tới trước mặt. Căn cứ vào phù hiệu trước ngực, anh biết đó là nhân viên trạm quản lí giao thông.
Theo kinh nghiệm xưa cũ, đối thủ của quản lí giao thông là xe cơ giới, vì vậy khi một nhân viên quản lí giao thông trẻ cắp cặp đen đứng trước mặt, anh vẫn tưởng mình là người ngoài cuộc, lại còn nở một cười ngây ngô với anh ta.
Nhân viên thu phí dùng bút bi viết biên lai đưa cho anh: “Nộp một đồng!”
Anh tròn mắt, hồi lâu không hiểu ra sao. Anh ta giơ biên lai lên vẫy vẫy: “Nộp một đồng!”
- Tiền gì? – Cao Dương hỏi.
- Phí quản lí giao thông – Anh nhân viên nói.
- Xe tui là xe lừa – Anh nói.
- Xe đẩy tay cũng phải nộp.
Anh nói: “Đồng chí, tui không có tiền, vợ tui mới sinh, tiêu hết rồi”
- Nộp nhanh lên, nếu không có cái này… Anh ta rung tờ biên lai – Không có biên lai này, Hợp Cung tiêu sẽ không thu mua tỏi của anh.
- Quả thực không có tiền – Cao Dương lộn trái túi ra – Anh xem, không có đồng nào.
- Vậy thì nộp ngồng tỏi! Ba cân! – Nhân viên thu phí nói.
- Ba cân ngồng tỏi là ba đồng, đồng chí!
- Anh sợ thiệt thì nộp bằng tiền.
- Sao anh bắt bí người ta thế?
- Ai bắt bí anh? Anh tưởng tui thích lắm hả? Đây là qui định của Nhà nước.
- Nếu là qui định của Nhà nước thì anh lấy đi!
Nhân viên thu phí cầm bó ngồng tỏi quẳng vào cái sọt to tướng phía sau, dúi tờ hoá đơn đóng
Danh sách chương