Xin bà con lắng nghe tui kể ngọn nguồn
Về Thiên Đàng nơi hạ giới
Đồng ruộng phì nhiêu hai mươi vạn mẫu
Dòng sông xanh nước chảy hiền hòa
Đã nuôi dưỡng nam thanh nữ tú
Nổi danh thiên hạ ngồng tỏi quê ta!
Trích đoạn lời hát sẩm của Khấu mù
Ở huyện Thiên Đường
- Cao Dương!
Trưa hôm ấy nắng như đổ lửa. Đã laâu trời không mưa, bụi hồng cuồn cuộn dạo chơi giữa trời và đất, mùi tỏi thối xông lên nồng nặc. Đàn quạ uể oải bay qua, bóng xám loang loáng trên sân. Trong sân, ngồng tỏi chưa bó chất đống, bốc mùi dưới ánh nắng gay gắt. Cao Dương ngồi xổm trên chiếc bàn ăn thấp ở gian giữa, nhướng cặp lông mày hãm tài hình chữ bát, tay bê bát canh ngồng tỏi, cố nén cảm giác buồn nôn chỉ chực trào lên từ dạ dày đễ húp một ngụm, thì nghe tiếng gọi giật giọng bên ngoài cổng khép hờ. Anh đặt vội bát canh, vừa đánh tiếng vừa bước ra sân.
Dừng lại trước cửa buồng, anh hỏi:
- Chú Kim Giác phải không ạ? Mời chú vào trong nhà.
Giọng nói bên ngoài có dịu đi:
- Cao Dương, ra ngoài này có việc cần bàn với anh.
Không dám chậm trễ, anh ngoái lại dặn:
- Hạnh, đừng sờ soạng lung tung, khéo bỏng tay!
Ngồi bên bụt mọc bên mâm cơm là đứa con gái tám tuổi, mắt đẹp mê hồn nhưng thong manh, không nhìn thấy gì. Anh bước ra sân, đất nóng rẩy dưới chân. Hơi nóng bốc lên, mắt cay xè. Anh phủi bụi bám trên ngực, nghe thấy tiếng khóc của thằng con trai mới sinh và người vợ dị tật của anh lẩm bẩm câu gì đó. Vậy là mình đã có con trai. Anh ngoái nhìn chổ cửa sổ tối mò, cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm. Làn gió tây nam đưa tới mùi thơm đắng của tiểu mạch. Sắp vào vụ rồi. Bất chợt anh thấy chột dạ, định không ra, nhưng hai chân cứ đủn anh đi tới. Mùi thối rửa của ngồng tỏi khiến mắt anh mọng nước. Anh dùng bắp tay trần dụi mắt, anh biết mình không khóc.
Anh mở cổng, hỏi: “Chuyện gì vậy, chú?...Ơ kìa!..”.Một mảng những sợi tơ màu cánh trả bay lượn trước mắt anh, y hệt ngàn vạn ngồng tỏi xanh non đang nhảy múa. Một vật đập vào mắt cá chân phải, cú đập chậm nhưng cực mạnh, khiến anh rung động toàn bộ tim gan mề phổi. Anh nhắm tịt mắt hốt hoảng kêu lên, chúi người sang bên phải, thì kheo chân trái bị một đạp. Anh rên rỉ, cong người như con tôm, phủ phục xuống tam cấp. Anh định mở mắt nhưng bờ mi nặng chịch, mùi tỏi xông nhức mắt, nước mắt cứ thế mà ứa ra. Anh biết không phải mình khóc, định giơ tay lên dụi ma&t thì một vật lạnh toát đã bập vào cổ tay, từ nơi tận cùng của lổ tay vang lên hai tiếng “tách” khô khốc, y như bị đóng hai nhát đinh vào đầu.
Mãi sau anh mới mở được mắt ra. Qua màn nước mắt nhòe nhoẹt, anh nhìn thấy hai viên cảnh sát cao to mặc áo trăùng, quần xanh nẹp đỏ. Trước tiên, anh nhìn thấy từ eo trở xuống. Những vết ố đã ngả màu trắng trên đũng quần xanh; những vết ố đã ngả màu đen trên vạt áo trắng, thắt lưng da to bản đeo súng lục và dùi cui, khóa thắt lưng sáng loáng. Anh nhìn lên: Hai khuôn mặt vô cảm, lạnh như tiền. Không đợi anh mở miệng; viên cảnh sát bên trái khua tờ giấy có dấu son đò chót, nói khẽ, giọng hơi cà lăm: “Mày…mày đã bị bắt!”.
Lúc này anh mới phát hiện chiếc còng sáng loáng đang ngoạm trên cổ tay đen đúa của anh, chiếc xíxh sắt nặng chịch nối hai mỏ còng. Anh giơ tay, chiếc xích chỉ đung đưa nhẹ. Một cảm giác ớn lạnh toàn thân khiến máu anh đông cứng, nhưng sau đó lại chảy chầm chậm, nhưng là máu lạnh. Co rúm toàn thân, hai hòn dái thót lên bụng dưới khiến chổ ấy đau thắt, dòng nước tiểu vọt ra, anh cảm thấy mình đang vãi đái ra quần. hai hòn dái thót lên bụng dưới khiến chổ ấy đau thắt, dòng nước tiểu vọt ra, anh cảm thấy mình đang vãi đái ra quần. Anh cố nhịn, hưng khi nghe tiếng nhị hồ réo rắt, như khóc như than của anh Khấu mù từ đâu vẳng tới thì cơ bắp anh nhảo ra. Vì anh đang quì, nên nước tiểu chảy trên đùi, thấm ướt đũng quần, rồi chảy dài trên hai bàn chân đầy chai sạn. Anh còn nghe thấy tiếng nước tiểu khi vọt ra và khi chảy róc rách trong đũng quần.
Viên cảnh sát giơ bàn tay lạnh ngắt tóm cánh tay anh, vẫn giọng cà lăm: “Đứng…đứng lên!”.
Anh mơ màng định níu tay viên cảnh sát, chiếc còng đã rung lên loảng xoảng, vừ rung vừa xiết chặt thêm vào cổ tay. Anh kinh hoảng buông tay ra, hai bàn tay đưa ra phía trước như đang bê một vật dễ vỡ, cánh tay cứng nhắc như hai que củi.
- Đứng… đứng dậy! – Viên Cà Lăm lại giục. Anh dợm đứng lên. Chân vừa chạm đất, chỗ mắt cá đau rát như châm lửa, anh chúi xuống, lại phủ phục trên tam cấp.
Hai cảnh sát từ hai bên cầm tay lôi anh đứng lên.Chân anh run rẩy như lò so, tấm thân gầy guộc treo trên cánh tay cảnh sát như quả lắc của chiếc đồng hồ.
Viên cảnh sát bên phải lên gối, thúc một phát vào chổ xương cụt của anh, giận dữ: “Đứng dậy, quân đạo tặc! Cái gan đập phá trụ sở Ủy ban Huyện biến đâu mất rồi?”.
Câu cuối cùng anh không nghe rõ, nhưng đầu gối rắn như thép của viên cảnh sát thúc vào chổ xương cụt đã san xẻ cái đau ở mắt cá chân. Anh nhổm dây, hai chân chạm đất, đứng được. Cảnh sát buông tay ra. Cà Lăm khẽ giục: “Đi…Đi mau lên!”
Đầu óc quay cuồng, tuy biết rất rỏ mình không khóc, nhưng nước mắt cứ thế tuôn ra, khiến anh chẳng nhìn rỏ bất cứ việc gì. Cảnh sát lại giục đi mau. Chiếc còng nặng chịch trên cổ tay khiến anh chợt hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Không dám hỏi cảnh sát, anh cố đưa đẩy cái lưỡi khô ráp, hỏi ông Trưởng thôn đang đứng co ro dưới gốc cây hoè:
- Chú ơi, sao lại bắt cháu?...Cháu có làm gì điều gì xấu?...
Giọng khê đặc, anh biết mình đã khóc, nhưng hai mắt ráo hoảnh, nước mắt không chảy ra. Anh hỏi ông Trưởng thôn sao lại đánh lừa anh, dụ anh ra. Oâng trưởng thôn đứng tựa lưng vào thân cây một cách vô thức, các thớ thịt dồn đuổi nhau trên khuôn mặt, y hệt đứa trẻ bị người lớn tra hỏi. “Chú ơi, cháu không phạm pháp, sao chú lừa cháu ra đây?” Anh gào lên. Mồ hôi túa ra trên cái đầu hói quá nửa của ông Trưởng thôn rồi chậm rãi rớt xuống từng giọt to tướng, hàm răng vàng khè nhe ra, hình như ông sẵn sàng bỏ chạy hoặc kêu toáng lên bất cứ lúc nào.
Viên cảnh sát lại thúc gối giục anh đi. Anh quay lại, nhìn vào mặt anh ta hỏi:
- Đồng chí…thủ trưởng, các đồng chí lầm chăng? Tôi là Cao Dương, chắc các đồng chí bắt lầm người!
Cà Lăm nói:
- Chính là bắt mày!
- Tôi là Cao Dương…
- Chính là bắt Cao Dương.
- Tôi phạm tội gì mà bắt tôi? - Buổi trưa ngày 28 tháng 5 năm nay, mày cầm đầu đập phá cơ quan Huyện – Cà Lăm bỗng rành rọt từng tiếng.
Mắt tối sầm, anh ngã cắm đầu xuống đất. Khi cảnh sát dựng anh dậy, cặp mắt xám nhạt, chớp liên hồi, anh rụt rè hỏi:
- Thế là phạm tội à?
- Đúng. Đi!
- Nhưng đâu chỉ có mình tôi? Rất nhiều người cùng xông vào…
- Không tên nào thoát!
Đầu cúi gằm, anh những muốn đập đầu vào tường chết quách, nhưng hai viên cảnh sát kèm rất chặt, cựa không nổi. Anh bàng hoàng khi nghe tiếng ca não lòng của Khấu mù vọng tới:
Chuyện kể rằng, năm Dân Quốc thứ Mười,
Huyện Thiên Đường có chàng trai Đại Nghĩa
Giương ngọn cờ hồng
Dẫn dắt ân nghèo chống sưu chống thuế.
Tri huyện đem quân ráp bố
Bắt Đại Nghĩa đem ra chặt đầu
Đại Nghĩa hiên ngang, quắc mắt mà rằng:
Giết sao hết được ngườ Cộng sản!...
Bụng nóng ran, đôi chân đã đứng được, môi run lên bần bật, trong đầu anhy chợt loé lên một ý nghĩ quái gở: Anh muốn hô khẩu hiệu. Nhưng nhìn sang, chợt thất quốc huy đỏ chói trên mũ viên cảnh sát, anh vừa xấu hổ vừa lúng túng, vội cúi xuống, hai tay đưa ra phía trước, líu ríu bước đi.
Tiếng lộc cộc vang lên phía sau. Anh ngoảnh lại, thấy con Hạnh chọc cây gậy trúc trổ hoa văn bằng lửa, dò đường. Nó đã ra đến tam cấp, tiếng chọc gậy sắt nhọn như xoáy vào tim anh. Tự nhiên miệng anh méo xệch, nước mắt trào ra, nóng hổi. Anh hiểu, anh đã khóc thật sự. Anh định nói câu gì đó, nhưng họng tắc nghẹn, như có một vật nóng bỏng nút chặt.
Con Hạnh mình trần, mặc chiếc quần vải điều, chân đi dép nhựa màu đỏ đã mấy lần đứt quai, chỗ nối bằng chỉ đen trông rất rõ. Bụi đất lấm tấm trên bụng, trên ngực, mái đầu húi cua kiểu con trai, nó dỏng tai – vành tai rất trắng – nghe ngóng. Anh cố nuốt cái vật chẹn ngang họng mà không được.
Con Hạnh giơ cao chân bước qua ngưỡng cửa. Xưa nay anh không đẻ ý, nên không biết chân con bé lại dài đến thế. Nó đứng trên bậc đá, đúng chỗ anh phủ phục khi nãy. Cây gậy chỉ còn cao hơn nó khoảng một thước ta. Anh ngạc nhiên nhận ra rằng, con nhỏ sống lặng lẽ như cái bóng, vậy mà đã cao bằng nửa chiều cao của khung cửa ra vào. Anh cố nuốt cái vật chẹn ngang họng, nhìn không chớp cặp mắt đen láy trên khuôn mặt như thoa một lớp nhọ nồi, cặp mắt không có lòng trắng, sâu thăm thẳm, đến lạ!Nó nghiêng đầu, nét mặt tỏ ra từng trải, gọi một tiếng “bố” để thăm dò, sau đó nó gọi thật to: “Bố ơi!”
Anh nuốt được cái vật trong họng, nuốt luôn cả những giọt nước mắt chảy vào miệng. Viên cảnh sát hoảng sợ đẩy anh một cái, nói khẽ:”Đi nhanh lên, chỉ vài hôm là cho về!”
Anh nhìn trân trân vào mặt Cà Lăm, họng ngứa ran, miệng tự nhiên hé mở, bọt trắng và rớt dãi màu xanh nhạt đùn ra. Họng thông rồi, anh chớp thời cơ, gọi to:”Hạnh, bảo mẹ là…”. Chưa nói hết câu, cổ họng anh lại tắc nghẹn.
Trưởng thôn Cao Kim Giác bước tới chỗ tam cấp, bảo con bé:
- Vào bảo mẹ là bố bị công an bắt đi rồi!
Anh trông thấy con bé ngã ngồi trên ngưỡng cửa, mạnh đến nỗi bật ngửa ra sau, nhưng nó lập tức một tay chấm đất, một tay tì gậy đứng phắt dậy. Anh chỉ trông thấy con bé gào thét câu gì đó, vì trong tai anh toàn là tiếng sấm, khi gần khi xa, không nghe th61y tiếng gì khác. Con bé nhảy dựng lên như một con khỉ bị xích lại rồi quất bằng roi da. Nó đập gậy xuống tam cấp, đập lên khung cửa đã mục, nện xuống mặt đất khô cứng, mặt đất xuất hiện những vết màu trắng bệch.
Tiếng kêu gào của vợ từ trong sân vọng ra, hai cảnh sát quát to: “Trưởng thôn, ông dẫn đường!”Rồi, không phân trần gì hết, mỗi người túm lấy một bên tay, vừa lôi vừa đẩy anh chạy về cuối thôn như lôi một đứa trẻ ngang bướng.
Anh bị lôi đến bở hơi tai, mồ hôi đầm đìa. Lúc dừng chân, anh trông thấy vạt rừnh hòe tối mò, một ngôi nhà ba gian tọa lạc ở góc phía tây rừng cây. Thường ngày anh ít đến nơi này, nên không biết đó là nhà của ai. Cảnh sát điệu anh vào trong rừng rồi đứng thở dốc. Nhìn vai áo và quần áo chổ trên dưới thắt lưng của cảnh sát ướt đẫm, tự nhiên anh cảm thấy nể và ái ngại cho họ. Trưởng thôn Cao Kim Giáp lom khom chui vào rừng hòe, nói khẽ:
- Có nhà….Tôi ngó qua cửa sổ…đang giạng chân giạng tay ngủ trên giường…
- Làm… làm sao bắt? – Cà Lăm hỏi đồng nghiệp – Hay là bảo Trưởng thôn đánh lừa nó ra? Thằng này từng là lính, e khó xoay sở!
Anh đoán ngay ra họ định bắt ai: Cao Mã. Họ định bắt Cao Mã. Anh khinh bỉ nhìn cái đầu đã hói quá nửa của lão Trưởng thôn, hận nổi không thể lao tới cắn xé lão. Nhưng chỉ một thoáng, cơn giận của anh tan biến vì một ước muốn quái gở: Bắt nhiều nhiều một tí để anh có bạn. Nếu bắt hết đàn ông trong thôn, vợ anh sẽ đỡ lo, anh nghĩ.
- Khỏi cần, xông vào mà bắt thôi! Không xong thì hạ gục bằng dùi cui điện – Viên cảnh sát nói.
- Thủ trưởng, tôi không còn việc gì ở đây nữa. Tôi đi đây!
Anh nhìn chằm chằm vào mặt Trưỡng thôn.
- Thủ trưởng, không ổn, tôi không giữ nổi nó. Ngộ nhỡ nó bỏ chạy, trách nhiệm tày đình này tôi gánh sao nổi!
Cà Lăm dùng ống tay áo lau mồ hôi trên mặt hỏi:
- Cao Dương, mày dám bỏ chạy không?
Anh nhất thời lú lẫn, nghiến răng nghiến lợi trả lời:
- Dám.
Cà Lăm cười hềnh hệch, hai chiếc răng nanh trắng nhởn lộ ra ngoài:
- Thấy…thấy chưa? Nó dám bỏ chạy! Sư chạy chùa còn đấy, chạy đi đâu cho thoát?
Cà lăm lôi chùm chìa khóa nhỏ xíu trong túi ra, tay lần đoạn giữa của còng, “tách” một tiếng, khóa đã mở. Hai cảnh sát nhìn anh, cười tít mắt. Anh xoa xoa cái rảnh tím bầm do còng gây ra trên cổ tay, người lâng lâng vì cảm động. Lần nữa, anh lại rớt nước mắt, nhưng vẫn cố chấp, tự nhủ: Chảy nước mắt chưa hẳn đã là khóc. Mình không khóc.
Hi vọng tràn trề, anh ngước nhìn viên cảnh sát, hỏi:
- Đồng chí, tôi về nhà được chưa?
Cảnh sát bảo:
- Về nhà hả? Sớm muộn sẽ được về, nhưng bây giờ thì chưa!
Cà Lăm nháy mắt cho đồng bọn vòng ra sau lưng anh rồi bất chợt đủn anh áp sát một thân cây hòe. Trong lúc mũi anh vập phải vỏ cây đau điếng. Cà Lăm túm hai tay anh vòng qua thân cây, rồi còng lại như cũ. Anh ôm thân cây hòe to bằng miệng bát, hai bàn tay bị khuất không nhìn thấy. Anh đã bị trói vào cây. Anh nổi khùng, đập đầu côm cốp vào thân cây, lá cây rung xào xạc, những con ve sầu hốt hoảng bay đi, đái tung tóe trên gáy anh.
Anh nghe thấy tiếng nói của Cà Lăm:
- Định bỏ chạy hả? Có giỏi thì nhổ cả cây mà chạy!
Anh cựa mình. Một chiếc gai hòe sắc nhọn đã đâm vào bụng anh, có lẽ chạm ruột, vì anh cảm thấy bụng đau thắt. Đễ nhổ cái gai, anh co hết mức hai tay về phía sau, mặc cho cổ tay đau buốt do còng ngoạm sâu vào da thịt, lưng gồng lên. Anh nhìn xuống, thấy cái gai màu tiết gà đã được rút ra, trên đầu nhọn còn vương một vật trăng trắng như sợi nilông. Chổ bị thương rỉ ra một giọt máu cùng màu với cái gai. Lúc cúi xuống, anh cònh nhìn thấy nước tiểu trên quần đã gần khô, vết ố ngoằn ngoèo loang lổ như những viền mây phía chân trời. Anh còn nhìn thấy mắt cá chân phải sưng mọng, da thịt đã bị hủy bùng nghùng bên trong, tạo thành những hoa văn, trong suốt như xác rắn.
Anh vặn mình để tránh cái gai, dỏi theo bước chân của hai cảnh sát bằng ánh mắt căm hờn pha chút khiếp hãi. Họ đi giầy da, tuy dính bụi nhưng vẫn bóng loáng. Anh nghĩ nếu họ đi giày vải, vó lẽ mắt cá chân anh không đến nỗi tệ hại như thế. Anh khẽ đụng chân, chỗ đau buốt tận óc. Nước mắt ràn rụa, vậy mà anh vẫn tự nhủ: Cao Dương, mày chảy nước mắt chứ không khóc!
Hai cảnh sát rón rén tiếp cận ngôi nhà, một người cầm súng ngắn, một người cầm dùi cui điện.
Tường vây nhà Cao Mã, phía đông bị sạt mất một nửa, chỉ còn cao độ nửa thước, cảnh sát khoát nhẹ chân là bước qua. Mọi vật trong sân hiện rõ mồn một: Hai cây hương xuân cành lá xum xuê mọc sát tường phí tây, mấy con gà đang nằm thở dưới bóng râm, ánh nắng như những sợi bạc rọi thẳng xuống mặt đất, trùm lên đống ngồng tỏi đang thối rữa. Đống tỏi bốc hơi trắng, khi mờ khi tỏ. Cao Dương lượm giọng, cảm thấy buồn nôn. Tháng trước, kể từ khi tỏi bị rớt giá, anh nhìn những cọng tỏi thon thon trắng muốt giống hệt những con giòi. Càng nghĩ càng buồn nôn. Một chiếc chảo gang thủng trôn treo úp ngoài cửa sổ. Anh nhận ra người cầm dùi cui là Cà Lăm. Cà Lăm nghển cổ nhìn qua cửa sổ.Sau cửa sổ là giường. Cao Mã đang nằm trên giường. Trưởng thôn Cao Kim Giác cứ đập đập sống lưng vào thân cây. Mấy con gà trắng nằm trong đống cỏ, xoè cánh phơi nắng. “Gà phơi cánh, chóng vánh mưa rào”. Anh cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm đôi chút, ngước nhìn bầu trời bị những cành hoè xé nát. Bầu trờ trong vắt, những tia nắng màu tím tia thẳng xuống như mưa phùn, không một gợn mây. Con gà lại bới rác. Viên cảnh sát thứ hai đứng sau lưng Cà Lăm, súng lăm lăm trong tay, miệng há hốc gần như nín thở.
Anh áp rán vào vỏ cây để lau mồ hôi. Hai viên cảnh sát ra hiệu rồi đùn đẩy cho nhau, anh nọ đùn anh kia. Cao Dương hiểu ngay họ định làm gì. Hình như họ đã quyết. Cà Lăm xốc lại dây lưng, viên cảnh sát kia bặm miệng đến nổi hai môi chỉ còn như sợi chỉ. Cao Kim Giáp chĩa vào thân cây hoè, đánh một tràng rắm. Cảnh sát thu mình lại, y như con mèo sắp sủa vồ chuột.
- Cao Mã, chạy mau! Cảnh sát đến bắt đấy! – Anh gào lên, gào xong, toàn thân ớn lạnh, răng va vào nhau lập cập, anh biệt mình sợ, hối hận đã có hành động dại dột, vội ngậm miệng, chỉ giương mắt nhìn. Cà Lăm ngoái lại nhìn thì vướng phải cái chảo, lảo đảo nhưng không ngã. Viên cảnh sát kia giơ súng xông vào cửa buồng, Cà Lăm chạy theo sau. Trong buồng có tiếng rơi vỡ và tiếng quật bình bịch.
- Giơ tay lên!
- Giơ tay lên!
Cao Dương nước mắt ràn rụa, anh tự nhủ: Đừng khóc, đừng khóc…Anh mường tượng chiếc còng sáng loáng giống hệt chiếc còng trên tay anh, bập vào cổ tay vạm vỡ của Cao Mã. Hai bàn tay sưng vù, tê dại, anh không nhìn thấy chúng, nhưng vẫn có thể hình dung máu đang dồn về, bàn tay phồng lên, phồng lên rồi bất chợt nổ tung, máu vọt ra ngoài.
Có tiếng lục đục trong nhà. Cửa sổ bật mở, một bóng đen lao ra. Anh trông thấy Cao Mã chỉ mặc độc chiếc quần đùi màu xanh, ngã đè lên cái chảo, nhưng anh ta đã lồm cồm bò dậy, bò bằng bốn chân tay, mông vổng cao, động tác vụng về, y như đứa trẻ mới biết bò. Anh nhếch miệng nhưng trong đầu có ai đó hoặc chính anh cũng nên, bảo rằng anh không cười, hiểu chưa, anh không cười.
Không cười, cũng không khóc, anh khoác chiếc áo tơi trông như một con nhím, đứng bên đường. Sau trận mưa rào, phía tây trời náng, tia nắng xuyên qua kẽ mây – những tãng mây dày và nặng, phía đông xuất hiện chiếc cầu vồng. Nước chảy ào ào trên đường cuốn theo lông gà, bẹ tỏi và chuột chết. Đám trẻ con cởi truồng, đứng bên đống phân đen sì, tay cầm cành liễu hoặc que củi, vụt nhịp nhành, rất nhẹ lên lưng con ếch. Trong quá trình bị đánh, con ếch phình bụng dần, mắt nhắm tịt, bốn chân cứng đờ, bụng ngày càng to, “vỡ nồi” này “vỡ nồi” này! Vụt nhanh lên, nhanh nữa! “Bụp”, con ếch nổ tung!
- Mày không khóc cũng không cười, Cao Dương!
Cầu vồng biến mất, da trời màu xanh lưu ly, nắng như đổ lửa.
- Bụp!
Cà Lăm nhảy qua cửa sổ, giày da thô nặng đạp vỡ chảo, mắc chân vào đấy, còn chân kia cà trên mép chảo, một tay vẩn cầm dùi cui, một tay chấm đất. “Vỡ nồi”…”Vỡ nồi” này! Viên cảnh sát kia chạy ra cửa, tay cầm súng lục, miệng quát: “Đứng lại, chạy nữa tao bắn!” Nhưng anh ta không bắn. Cao Mã nhanh nhẹn nhảy qua bức tường đổ, chỉ vài bước đã tạt qua ngõ, lũ gà đang xoãi cánh phơi nắng hoảng sợ, cục tác ầm ĩ chạy theo anh. Cà Lăm bị khung cửa sổ gạt rơi mũ, thoạt tiên, mũ rơi trên bậu cửa sổ, lăn xuống mông anh ta, rồi lăn trên mặt đất, bị viên cảnh sát cầm súng đá cho một đá.
Viên cảnh sát cầm súng đá cái mũ của đồng nghiệp bay xa tới năm mét, rồi vọt qua bức tường đổ. Cà Lăm vung dùi cui đập chảo. Chảo kêu cành cạch, mảnh bay tứ tung. Cao Dương trông thấy anh ta thận trọng rút chân ra khỏi lỗ thủng, một ý nghĩ thoáng qua: Cái chân cảnh sát. Cà Lăm nhặt mũ đội lên đầu, cũng nhảy qua bức tường đổ.
Cao Mã chạy trong rừng hoè. Cao Dương cố nhìn lại phía sau, xem Cao Mã chạy. Như một anh mù, Cao Mã chạy loạng choạng, vừa chạy vừa ngoái lại, va phải cây con, đập phải cây lớn, cây con lắc lư, cây lớn rung rinh. Anh sốt ruột thay Cao Mã. Sao chạy chậm thế, Cao Mã? Nhanh lên, cảnh sát đang đuổi theo đấy! Cao Mã, cậu tay chân dài nghêu mà sao chạy không nổi? Anh nhìn Cao Mã chạy mà sốt ruột. Dưới bóng râm đầy đốm nắng trong rừng hoè, Cao Mã chạy chậm đến nỗi màu da bánh mật của anh ta chỉ như những chấm vàng trắng di chuyển chậm chạp. hai chân anh như vướng nhơ, anh như con ngựa bị buộc hai chân trước vào nhau, cánh tay vụng về như kéo cưa. Thằng ngu! Còn ngoái lại làm gì! Cao Mã nhe răng, mặt thuỗn ra, y hệt mặt ngựa.
Hai cảnh sát nối đuôi nhau chạy trong rừng hoè. Cà Lăm chân phải khập khểnh vì vết thương do chảo gây ra. Đáng đời! Cái bọng ở mắt cá chân anh hình như bị vỡ, đau nhói. Đáng đời! Đáng đời! Anh nghe thấy tiếng nghiến răng vang lên từ trong tận cùng của lỗ tai.
- Đứng lại! Mẹ kiếp, đứng lại! Chạy nữa tao bắn! – Viên cảnh sát cầm súng quát to, nhưng vẫn không nổ súng. Anh ta khom người, nhảy từ gốc cây nọ sang gốc cây kia, nhanh nhẹn như con thỏ.
Cuối rừng là bức tường đất cao bằng đầu người. Đầu tường có mái lợp bằng thân tiểu mạch để chống nước mưa làm xói lở. Cao Dương ngẩn người khi nhìn thấy Cao Mã chạy đến chân tường, hai viên cảnh sát đã đuổi kịp, cả hai đều giơ súng: “Đứng yên!” Cao Mã tựa lưng vào tường,kẽ mắt rỉ máu cổ tay phải mang còng gắn với sợi dây xích, cuối sợi xích là mỏ còng thứ hai. Cảnh sát mới chỉ còng được một tay anh.
- Đứng yên, tên phản cách mạng dám chống lại người thi hành công vụ!
Hai cảnh sát kề vai tiến lên, Cà Lăm vẫn hơi khập khiễng.
Cao Dương cằn nhằn, những lá cây hoè cằn nhằn theo anh. Anh không dám nhìn khuôn mặt ngày càng xa của Cao Mã. Bóng trắng của cảnh sát,, nước da bánh mật trên khuôn mặt Cao Mã và màu xanh đen của lá hoè quyện vào nhau trên cái nền phẳng màu vàng.
Chuyện xẩy ra sau đó anh không thể lường trước, cảnh sát cũng không kịp đề phòng. Nhanh như chớp,Cao Mã cúi xuống vốc hai nắm đất bột, ném thẳng vào mặt hai cảnh sát, đất bột có màu vàng như màu lưu huỳnh. Hai cảnh sát vội giơ tay che mắt theo bản năng, người hơi ngửa ra sau, lùi lại mấy bước. cao Mã quay lại, hai tay bám đầu tường đu người lên. Hai tiếng súng nổ, hai cụm khói bay trên đầu tường. Cao Mã kêu “Mẹ ơi” rồi ngã lộn xuống phía bên kia.
Cao Dương cũng kêu lên một tiếng, đầu đập vào thân cây.
Tiếng thét lảnh lói của con gái từ phía rừng hoè sau nhà Cao Mã vọng tới.
Sau cánh rừng hoè là con đê bằng cát. Phía ngoài đê, từng bụi liễu đỏ mọc trên bãi, phía ngoài bãi là lòng sông cạn khô, phía ngoài lòng sông lại là liễu đỏ mọc trên bãi cát, ngoài nữa là trụ sở Uûy ban Huyện khuất sau rừng bạch dương và con đường rải nhựa chạy đến huyện.
Về Thiên Đàng nơi hạ giới
Đồng ruộng phì nhiêu hai mươi vạn mẫu
Dòng sông xanh nước chảy hiền hòa
Đã nuôi dưỡng nam thanh nữ tú
Nổi danh thiên hạ ngồng tỏi quê ta!
Trích đoạn lời hát sẩm của Khấu mù
Ở huyện Thiên Đường
- Cao Dương!
Trưa hôm ấy nắng như đổ lửa. Đã laâu trời không mưa, bụi hồng cuồn cuộn dạo chơi giữa trời và đất, mùi tỏi thối xông lên nồng nặc. Đàn quạ uể oải bay qua, bóng xám loang loáng trên sân. Trong sân, ngồng tỏi chưa bó chất đống, bốc mùi dưới ánh nắng gay gắt. Cao Dương ngồi xổm trên chiếc bàn ăn thấp ở gian giữa, nhướng cặp lông mày hãm tài hình chữ bát, tay bê bát canh ngồng tỏi, cố nén cảm giác buồn nôn chỉ chực trào lên từ dạ dày đễ húp một ngụm, thì nghe tiếng gọi giật giọng bên ngoài cổng khép hờ. Anh đặt vội bát canh, vừa đánh tiếng vừa bước ra sân.
Dừng lại trước cửa buồng, anh hỏi:
- Chú Kim Giác phải không ạ? Mời chú vào trong nhà.
Giọng nói bên ngoài có dịu đi:
- Cao Dương, ra ngoài này có việc cần bàn với anh.
Không dám chậm trễ, anh ngoái lại dặn:
- Hạnh, đừng sờ soạng lung tung, khéo bỏng tay!
Ngồi bên bụt mọc bên mâm cơm là đứa con gái tám tuổi, mắt đẹp mê hồn nhưng thong manh, không nhìn thấy gì. Anh bước ra sân, đất nóng rẩy dưới chân. Hơi nóng bốc lên, mắt cay xè. Anh phủi bụi bám trên ngực, nghe thấy tiếng khóc của thằng con trai mới sinh và người vợ dị tật của anh lẩm bẩm câu gì đó. Vậy là mình đã có con trai. Anh ngoái nhìn chổ cửa sổ tối mò, cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm. Làn gió tây nam đưa tới mùi thơm đắng của tiểu mạch. Sắp vào vụ rồi. Bất chợt anh thấy chột dạ, định không ra, nhưng hai chân cứ đủn anh đi tới. Mùi thối rửa của ngồng tỏi khiến mắt anh mọng nước. Anh dùng bắp tay trần dụi mắt, anh biết mình không khóc.
Anh mở cổng, hỏi: “Chuyện gì vậy, chú?...Ơ kìa!..”.Một mảng những sợi tơ màu cánh trả bay lượn trước mắt anh, y hệt ngàn vạn ngồng tỏi xanh non đang nhảy múa. Một vật đập vào mắt cá chân phải, cú đập chậm nhưng cực mạnh, khiến anh rung động toàn bộ tim gan mề phổi. Anh nhắm tịt mắt hốt hoảng kêu lên, chúi người sang bên phải, thì kheo chân trái bị một đạp. Anh rên rỉ, cong người như con tôm, phủ phục xuống tam cấp. Anh định mở mắt nhưng bờ mi nặng chịch, mùi tỏi xông nhức mắt, nước mắt cứ thế mà ứa ra. Anh biết không phải mình khóc, định giơ tay lên dụi ma&t thì một vật lạnh toát đã bập vào cổ tay, từ nơi tận cùng của lổ tay vang lên hai tiếng “tách” khô khốc, y như bị đóng hai nhát đinh vào đầu.
Mãi sau anh mới mở được mắt ra. Qua màn nước mắt nhòe nhoẹt, anh nhìn thấy hai viên cảnh sát cao to mặc áo trăùng, quần xanh nẹp đỏ. Trước tiên, anh nhìn thấy từ eo trở xuống. Những vết ố đã ngả màu trắng trên đũng quần xanh; những vết ố đã ngả màu đen trên vạt áo trắng, thắt lưng da to bản đeo súng lục và dùi cui, khóa thắt lưng sáng loáng. Anh nhìn lên: Hai khuôn mặt vô cảm, lạnh như tiền. Không đợi anh mở miệng; viên cảnh sát bên trái khua tờ giấy có dấu son đò chót, nói khẽ, giọng hơi cà lăm: “Mày…mày đã bị bắt!”.
Lúc này anh mới phát hiện chiếc còng sáng loáng đang ngoạm trên cổ tay đen đúa của anh, chiếc xíxh sắt nặng chịch nối hai mỏ còng. Anh giơ tay, chiếc xích chỉ đung đưa nhẹ. Một cảm giác ớn lạnh toàn thân khiến máu anh đông cứng, nhưng sau đó lại chảy chầm chậm, nhưng là máu lạnh. Co rúm toàn thân, hai hòn dái thót lên bụng dưới khiến chổ ấy đau thắt, dòng nước tiểu vọt ra, anh cảm thấy mình đang vãi đái ra quần. hai hòn dái thót lên bụng dưới khiến chổ ấy đau thắt, dòng nước tiểu vọt ra, anh cảm thấy mình đang vãi đái ra quần. Anh cố nhịn, hưng khi nghe tiếng nhị hồ réo rắt, như khóc như than của anh Khấu mù từ đâu vẳng tới thì cơ bắp anh nhảo ra. Vì anh đang quì, nên nước tiểu chảy trên đùi, thấm ướt đũng quần, rồi chảy dài trên hai bàn chân đầy chai sạn. Anh còn nghe thấy tiếng nước tiểu khi vọt ra và khi chảy róc rách trong đũng quần.
Viên cảnh sát giơ bàn tay lạnh ngắt tóm cánh tay anh, vẫn giọng cà lăm: “Đứng…đứng lên!”.
Anh mơ màng định níu tay viên cảnh sát, chiếc còng đã rung lên loảng xoảng, vừ rung vừa xiết chặt thêm vào cổ tay. Anh kinh hoảng buông tay ra, hai bàn tay đưa ra phía trước như đang bê một vật dễ vỡ, cánh tay cứng nhắc như hai que củi.
- Đứng… đứng dậy! – Viên Cà Lăm lại giục. Anh dợm đứng lên. Chân vừa chạm đất, chỗ mắt cá đau rát như châm lửa, anh chúi xuống, lại phủ phục trên tam cấp.
Hai cảnh sát từ hai bên cầm tay lôi anh đứng lên.Chân anh run rẩy như lò so, tấm thân gầy guộc treo trên cánh tay cảnh sát như quả lắc của chiếc đồng hồ.
Viên cảnh sát bên phải lên gối, thúc một phát vào chổ xương cụt của anh, giận dữ: “Đứng dậy, quân đạo tặc! Cái gan đập phá trụ sở Ủy ban Huyện biến đâu mất rồi?”.
Câu cuối cùng anh không nghe rõ, nhưng đầu gối rắn như thép của viên cảnh sát thúc vào chổ xương cụt đã san xẻ cái đau ở mắt cá chân. Anh nhổm dây, hai chân chạm đất, đứng được. Cảnh sát buông tay ra. Cà Lăm khẽ giục: “Đi…Đi mau lên!”
Đầu óc quay cuồng, tuy biết rất rỏ mình không khóc, nhưng nước mắt cứ thế tuôn ra, khiến anh chẳng nhìn rỏ bất cứ việc gì. Cảnh sát lại giục đi mau. Chiếc còng nặng chịch trên cổ tay khiến anh chợt hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Không dám hỏi cảnh sát, anh cố đưa đẩy cái lưỡi khô ráp, hỏi ông Trưởng thôn đang đứng co ro dưới gốc cây hoè:
- Chú ơi, sao lại bắt cháu?...Cháu có làm gì điều gì xấu?...
Giọng khê đặc, anh biết mình đã khóc, nhưng hai mắt ráo hoảnh, nước mắt không chảy ra. Anh hỏi ông Trưởng thôn sao lại đánh lừa anh, dụ anh ra. Oâng trưởng thôn đứng tựa lưng vào thân cây một cách vô thức, các thớ thịt dồn đuổi nhau trên khuôn mặt, y hệt đứa trẻ bị người lớn tra hỏi. “Chú ơi, cháu không phạm pháp, sao chú lừa cháu ra đây?” Anh gào lên. Mồ hôi túa ra trên cái đầu hói quá nửa của ông Trưởng thôn rồi chậm rãi rớt xuống từng giọt to tướng, hàm răng vàng khè nhe ra, hình như ông sẵn sàng bỏ chạy hoặc kêu toáng lên bất cứ lúc nào.
Viên cảnh sát lại thúc gối giục anh đi. Anh quay lại, nhìn vào mặt anh ta hỏi:
- Đồng chí…thủ trưởng, các đồng chí lầm chăng? Tôi là Cao Dương, chắc các đồng chí bắt lầm người!
Cà Lăm nói:
- Chính là bắt mày!
- Tôi là Cao Dương…
- Chính là bắt Cao Dương.
- Tôi phạm tội gì mà bắt tôi? - Buổi trưa ngày 28 tháng 5 năm nay, mày cầm đầu đập phá cơ quan Huyện – Cà Lăm bỗng rành rọt từng tiếng.
Mắt tối sầm, anh ngã cắm đầu xuống đất. Khi cảnh sát dựng anh dậy, cặp mắt xám nhạt, chớp liên hồi, anh rụt rè hỏi:
- Thế là phạm tội à?
- Đúng. Đi!
- Nhưng đâu chỉ có mình tôi? Rất nhiều người cùng xông vào…
- Không tên nào thoát!
Đầu cúi gằm, anh những muốn đập đầu vào tường chết quách, nhưng hai viên cảnh sát kèm rất chặt, cựa không nổi. Anh bàng hoàng khi nghe tiếng ca não lòng của Khấu mù vọng tới:
Chuyện kể rằng, năm Dân Quốc thứ Mười,
Huyện Thiên Đường có chàng trai Đại Nghĩa
Giương ngọn cờ hồng
Dẫn dắt ân nghèo chống sưu chống thuế.
Tri huyện đem quân ráp bố
Bắt Đại Nghĩa đem ra chặt đầu
Đại Nghĩa hiên ngang, quắc mắt mà rằng:
Giết sao hết được ngườ Cộng sản!...
Bụng nóng ran, đôi chân đã đứng được, môi run lên bần bật, trong đầu anhy chợt loé lên một ý nghĩ quái gở: Anh muốn hô khẩu hiệu. Nhưng nhìn sang, chợt thất quốc huy đỏ chói trên mũ viên cảnh sát, anh vừa xấu hổ vừa lúng túng, vội cúi xuống, hai tay đưa ra phía trước, líu ríu bước đi.
Tiếng lộc cộc vang lên phía sau. Anh ngoảnh lại, thấy con Hạnh chọc cây gậy trúc trổ hoa văn bằng lửa, dò đường. Nó đã ra đến tam cấp, tiếng chọc gậy sắt nhọn như xoáy vào tim anh. Tự nhiên miệng anh méo xệch, nước mắt trào ra, nóng hổi. Anh hiểu, anh đã khóc thật sự. Anh định nói câu gì đó, nhưng họng tắc nghẹn, như có một vật nóng bỏng nút chặt.
Con Hạnh mình trần, mặc chiếc quần vải điều, chân đi dép nhựa màu đỏ đã mấy lần đứt quai, chỗ nối bằng chỉ đen trông rất rõ. Bụi đất lấm tấm trên bụng, trên ngực, mái đầu húi cua kiểu con trai, nó dỏng tai – vành tai rất trắng – nghe ngóng. Anh cố nuốt cái vật chẹn ngang họng mà không được.
Con Hạnh giơ cao chân bước qua ngưỡng cửa. Xưa nay anh không đẻ ý, nên không biết chân con bé lại dài đến thế. Nó đứng trên bậc đá, đúng chỗ anh phủ phục khi nãy. Cây gậy chỉ còn cao hơn nó khoảng một thước ta. Anh ngạc nhiên nhận ra rằng, con nhỏ sống lặng lẽ như cái bóng, vậy mà đã cao bằng nửa chiều cao của khung cửa ra vào. Anh cố nuốt cái vật chẹn ngang họng, nhìn không chớp cặp mắt đen láy trên khuôn mặt như thoa một lớp nhọ nồi, cặp mắt không có lòng trắng, sâu thăm thẳm, đến lạ!Nó nghiêng đầu, nét mặt tỏ ra từng trải, gọi một tiếng “bố” để thăm dò, sau đó nó gọi thật to: “Bố ơi!”
Anh nuốt được cái vật trong họng, nuốt luôn cả những giọt nước mắt chảy vào miệng. Viên cảnh sát hoảng sợ đẩy anh một cái, nói khẽ:”Đi nhanh lên, chỉ vài hôm là cho về!”
Anh nhìn trân trân vào mặt Cà Lăm, họng ngứa ran, miệng tự nhiên hé mở, bọt trắng và rớt dãi màu xanh nhạt đùn ra. Họng thông rồi, anh chớp thời cơ, gọi to:”Hạnh, bảo mẹ là…”. Chưa nói hết câu, cổ họng anh lại tắc nghẹn.
Trưởng thôn Cao Kim Giác bước tới chỗ tam cấp, bảo con bé:
- Vào bảo mẹ là bố bị công an bắt đi rồi!
Anh trông thấy con bé ngã ngồi trên ngưỡng cửa, mạnh đến nỗi bật ngửa ra sau, nhưng nó lập tức một tay chấm đất, một tay tì gậy đứng phắt dậy. Anh chỉ trông thấy con bé gào thét câu gì đó, vì trong tai anh toàn là tiếng sấm, khi gần khi xa, không nghe th61y tiếng gì khác. Con bé nhảy dựng lên như một con khỉ bị xích lại rồi quất bằng roi da. Nó đập gậy xuống tam cấp, đập lên khung cửa đã mục, nện xuống mặt đất khô cứng, mặt đất xuất hiện những vết màu trắng bệch.
Tiếng kêu gào của vợ từ trong sân vọng ra, hai cảnh sát quát to: “Trưởng thôn, ông dẫn đường!”Rồi, không phân trần gì hết, mỗi người túm lấy một bên tay, vừa lôi vừa đẩy anh chạy về cuối thôn như lôi một đứa trẻ ngang bướng.
Anh bị lôi đến bở hơi tai, mồ hôi đầm đìa. Lúc dừng chân, anh trông thấy vạt rừnh hòe tối mò, một ngôi nhà ba gian tọa lạc ở góc phía tây rừng cây. Thường ngày anh ít đến nơi này, nên không biết đó là nhà của ai. Cảnh sát điệu anh vào trong rừng rồi đứng thở dốc. Nhìn vai áo và quần áo chổ trên dưới thắt lưng của cảnh sát ướt đẫm, tự nhiên anh cảm thấy nể và ái ngại cho họ. Trưởng thôn Cao Kim Giáp lom khom chui vào rừng hòe, nói khẽ:
- Có nhà….Tôi ngó qua cửa sổ…đang giạng chân giạng tay ngủ trên giường…
- Làm… làm sao bắt? – Cà Lăm hỏi đồng nghiệp – Hay là bảo Trưởng thôn đánh lừa nó ra? Thằng này từng là lính, e khó xoay sở!
Anh đoán ngay ra họ định bắt ai: Cao Mã. Họ định bắt Cao Mã. Anh khinh bỉ nhìn cái đầu đã hói quá nửa của lão Trưởng thôn, hận nổi không thể lao tới cắn xé lão. Nhưng chỉ một thoáng, cơn giận của anh tan biến vì một ước muốn quái gở: Bắt nhiều nhiều một tí để anh có bạn. Nếu bắt hết đàn ông trong thôn, vợ anh sẽ đỡ lo, anh nghĩ.
- Khỏi cần, xông vào mà bắt thôi! Không xong thì hạ gục bằng dùi cui điện – Viên cảnh sát nói.
- Thủ trưởng, tôi không còn việc gì ở đây nữa. Tôi đi đây!
Anh nhìn chằm chằm vào mặt Trưỡng thôn.
- Thủ trưởng, không ổn, tôi không giữ nổi nó. Ngộ nhỡ nó bỏ chạy, trách nhiệm tày đình này tôi gánh sao nổi!
Cà Lăm dùng ống tay áo lau mồ hôi trên mặt hỏi:
- Cao Dương, mày dám bỏ chạy không?
Anh nhất thời lú lẫn, nghiến răng nghiến lợi trả lời:
- Dám.
Cà Lăm cười hềnh hệch, hai chiếc răng nanh trắng nhởn lộ ra ngoài:
- Thấy…thấy chưa? Nó dám bỏ chạy! Sư chạy chùa còn đấy, chạy đi đâu cho thoát?
Cà lăm lôi chùm chìa khóa nhỏ xíu trong túi ra, tay lần đoạn giữa của còng, “tách” một tiếng, khóa đã mở. Hai cảnh sát nhìn anh, cười tít mắt. Anh xoa xoa cái rảnh tím bầm do còng gây ra trên cổ tay, người lâng lâng vì cảm động. Lần nữa, anh lại rớt nước mắt, nhưng vẫn cố chấp, tự nhủ: Chảy nước mắt chưa hẳn đã là khóc. Mình không khóc.
Hi vọng tràn trề, anh ngước nhìn viên cảnh sát, hỏi:
- Đồng chí, tôi về nhà được chưa?
Cảnh sát bảo:
- Về nhà hả? Sớm muộn sẽ được về, nhưng bây giờ thì chưa!
Cà Lăm nháy mắt cho đồng bọn vòng ra sau lưng anh rồi bất chợt đủn anh áp sát một thân cây hòe. Trong lúc mũi anh vập phải vỏ cây đau điếng. Cà Lăm túm hai tay anh vòng qua thân cây, rồi còng lại như cũ. Anh ôm thân cây hòe to bằng miệng bát, hai bàn tay bị khuất không nhìn thấy. Anh đã bị trói vào cây. Anh nổi khùng, đập đầu côm cốp vào thân cây, lá cây rung xào xạc, những con ve sầu hốt hoảng bay đi, đái tung tóe trên gáy anh.
Anh nghe thấy tiếng nói của Cà Lăm:
- Định bỏ chạy hả? Có giỏi thì nhổ cả cây mà chạy!
Anh cựa mình. Một chiếc gai hòe sắc nhọn đã đâm vào bụng anh, có lẽ chạm ruột, vì anh cảm thấy bụng đau thắt. Đễ nhổ cái gai, anh co hết mức hai tay về phía sau, mặc cho cổ tay đau buốt do còng ngoạm sâu vào da thịt, lưng gồng lên. Anh nhìn xuống, thấy cái gai màu tiết gà đã được rút ra, trên đầu nhọn còn vương một vật trăng trắng như sợi nilông. Chổ bị thương rỉ ra một giọt máu cùng màu với cái gai. Lúc cúi xuống, anh cònh nhìn thấy nước tiểu trên quần đã gần khô, vết ố ngoằn ngoèo loang lổ như những viền mây phía chân trời. Anh còn nhìn thấy mắt cá chân phải sưng mọng, da thịt đã bị hủy bùng nghùng bên trong, tạo thành những hoa văn, trong suốt như xác rắn.
Anh vặn mình để tránh cái gai, dỏi theo bước chân của hai cảnh sát bằng ánh mắt căm hờn pha chút khiếp hãi. Họ đi giầy da, tuy dính bụi nhưng vẫn bóng loáng. Anh nghĩ nếu họ đi giày vải, vó lẽ mắt cá chân anh không đến nỗi tệ hại như thế. Anh khẽ đụng chân, chỗ đau buốt tận óc. Nước mắt ràn rụa, vậy mà anh vẫn tự nhủ: Cao Dương, mày chảy nước mắt chứ không khóc!
Hai cảnh sát rón rén tiếp cận ngôi nhà, một người cầm súng ngắn, một người cầm dùi cui điện.
Tường vây nhà Cao Mã, phía đông bị sạt mất một nửa, chỉ còn cao độ nửa thước, cảnh sát khoát nhẹ chân là bước qua. Mọi vật trong sân hiện rõ mồn một: Hai cây hương xuân cành lá xum xuê mọc sát tường phí tây, mấy con gà đang nằm thở dưới bóng râm, ánh nắng như những sợi bạc rọi thẳng xuống mặt đất, trùm lên đống ngồng tỏi đang thối rữa. Đống tỏi bốc hơi trắng, khi mờ khi tỏ. Cao Dương lượm giọng, cảm thấy buồn nôn. Tháng trước, kể từ khi tỏi bị rớt giá, anh nhìn những cọng tỏi thon thon trắng muốt giống hệt những con giòi. Càng nghĩ càng buồn nôn. Một chiếc chảo gang thủng trôn treo úp ngoài cửa sổ. Anh nhận ra người cầm dùi cui là Cà Lăm. Cà Lăm nghển cổ nhìn qua cửa sổ.Sau cửa sổ là giường. Cao Mã đang nằm trên giường. Trưởng thôn Cao Kim Giác cứ đập đập sống lưng vào thân cây. Mấy con gà trắng nằm trong đống cỏ, xoè cánh phơi nắng. “Gà phơi cánh, chóng vánh mưa rào”. Anh cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm đôi chút, ngước nhìn bầu trời bị những cành hoè xé nát. Bầu trờ trong vắt, những tia nắng màu tím tia thẳng xuống như mưa phùn, không một gợn mây. Con gà lại bới rác. Viên cảnh sát thứ hai đứng sau lưng Cà Lăm, súng lăm lăm trong tay, miệng há hốc gần như nín thở.
Anh áp rán vào vỏ cây để lau mồ hôi. Hai viên cảnh sát ra hiệu rồi đùn đẩy cho nhau, anh nọ đùn anh kia. Cao Dương hiểu ngay họ định làm gì. Hình như họ đã quyết. Cà Lăm xốc lại dây lưng, viên cảnh sát kia bặm miệng đến nổi hai môi chỉ còn như sợi chỉ. Cao Kim Giáp chĩa vào thân cây hoè, đánh một tràng rắm. Cảnh sát thu mình lại, y như con mèo sắp sủa vồ chuột.
- Cao Mã, chạy mau! Cảnh sát đến bắt đấy! – Anh gào lên, gào xong, toàn thân ớn lạnh, răng va vào nhau lập cập, anh biệt mình sợ, hối hận đã có hành động dại dột, vội ngậm miệng, chỉ giương mắt nhìn. Cà Lăm ngoái lại nhìn thì vướng phải cái chảo, lảo đảo nhưng không ngã. Viên cảnh sát kia giơ súng xông vào cửa buồng, Cà Lăm chạy theo sau. Trong buồng có tiếng rơi vỡ và tiếng quật bình bịch.
- Giơ tay lên!
- Giơ tay lên!
Cao Dương nước mắt ràn rụa, anh tự nhủ: Đừng khóc, đừng khóc…Anh mường tượng chiếc còng sáng loáng giống hệt chiếc còng trên tay anh, bập vào cổ tay vạm vỡ của Cao Mã. Hai bàn tay sưng vù, tê dại, anh không nhìn thấy chúng, nhưng vẫn có thể hình dung máu đang dồn về, bàn tay phồng lên, phồng lên rồi bất chợt nổ tung, máu vọt ra ngoài.
Có tiếng lục đục trong nhà. Cửa sổ bật mở, một bóng đen lao ra. Anh trông thấy Cao Mã chỉ mặc độc chiếc quần đùi màu xanh, ngã đè lên cái chảo, nhưng anh ta đã lồm cồm bò dậy, bò bằng bốn chân tay, mông vổng cao, động tác vụng về, y như đứa trẻ mới biết bò. Anh nhếch miệng nhưng trong đầu có ai đó hoặc chính anh cũng nên, bảo rằng anh không cười, hiểu chưa, anh không cười.
Không cười, cũng không khóc, anh khoác chiếc áo tơi trông như một con nhím, đứng bên đường. Sau trận mưa rào, phía tây trời náng, tia nắng xuyên qua kẽ mây – những tãng mây dày và nặng, phía đông xuất hiện chiếc cầu vồng. Nước chảy ào ào trên đường cuốn theo lông gà, bẹ tỏi và chuột chết. Đám trẻ con cởi truồng, đứng bên đống phân đen sì, tay cầm cành liễu hoặc que củi, vụt nhịp nhành, rất nhẹ lên lưng con ếch. Trong quá trình bị đánh, con ếch phình bụng dần, mắt nhắm tịt, bốn chân cứng đờ, bụng ngày càng to, “vỡ nồi” này “vỡ nồi” này! Vụt nhanh lên, nhanh nữa! “Bụp”, con ếch nổ tung!
- Mày không khóc cũng không cười, Cao Dương!
Cầu vồng biến mất, da trời màu xanh lưu ly, nắng như đổ lửa.
- Bụp!
Cà Lăm nhảy qua cửa sổ, giày da thô nặng đạp vỡ chảo, mắc chân vào đấy, còn chân kia cà trên mép chảo, một tay vẩn cầm dùi cui, một tay chấm đất. “Vỡ nồi”…”Vỡ nồi” này! Viên cảnh sát kia chạy ra cửa, tay cầm súng lục, miệng quát: “Đứng lại, chạy nữa tao bắn!” Nhưng anh ta không bắn. Cao Mã nhanh nhẹn nhảy qua bức tường đổ, chỉ vài bước đã tạt qua ngõ, lũ gà đang xoãi cánh phơi nắng hoảng sợ, cục tác ầm ĩ chạy theo anh. Cà Lăm bị khung cửa sổ gạt rơi mũ, thoạt tiên, mũ rơi trên bậu cửa sổ, lăn xuống mông anh ta, rồi lăn trên mặt đất, bị viên cảnh sát cầm súng đá cho một đá.
Viên cảnh sát cầm súng đá cái mũ của đồng nghiệp bay xa tới năm mét, rồi vọt qua bức tường đổ. Cà Lăm vung dùi cui đập chảo. Chảo kêu cành cạch, mảnh bay tứ tung. Cao Dương trông thấy anh ta thận trọng rút chân ra khỏi lỗ thủng, một ý nghĩ thoáng qua: Cái chân cảnh sát. Cà Lăm nhặt mũ đội lên đầu, cũng nhảy qua bức tường đổ.
Cao Mã chạy trong rừng hoè. Cao Dương cố nhìn lại phía sau, xem Cao Mã chạy. Như một anh mù, Cao Mã chạy loạng choạng, vừa chạy vừa ngoái lại, va phải cây con, đập phải cây lớn, cây con lắc lư, cây lớn rung rinh. Anh sốt ruột thay Cao Mã. Sao chạy chậm thế, Cao Mã? Nhanh lên, cảnh sát đang đuổi theo đấy! Cao Mã, cậu tay chân dài nghêu mà sao chạy không nổi? Anh nhìn Cao Mã chạy mà sốt ruột. Dưới bóng râm đầy đốm nắng trong rừng hoè, Cao Mã chạy chậm đến nỗi màu da bánh mật của anh ta chỉ như những chấm vàng trắng di chuyển chậm chạp. hai chân anh như vướng nhơ, anh như con ngựa bị buộc hai chân trước vào nhau, cánh tay vụng về như kéo cưa. Thằng ngu! Còn ngoái lại làm gì! Cao Mã nhe răng, mặt thuỗn ra, y hệt mặt ngựa.
Hai cảnh sát nối đuôi nhau chạy trong rừng hoè. Cà Lăm chân phải khập khểnh vì vết thương do chảo gây ra. Đáng đời! Cái bọng ở mắt cá chân anh hình như bị vỡ, đau nhói. Đáng đời! Đáng đời! Anh nghe thấy tiếng nghiến răng vang lên từ trong tận cùng của lỗ tai.
- Đứng lại! Mẹ kiếp, đứng lại! Chạy nữa tao bắn! – Viên cảnh sát cầm súng quát to, nhưng vẫn không nổ súng. Anh ta khom người, nhảy từ gốc cây nọ sang gốc cây kia, nhanh nhẹn như con thỏ.
Cuối rừng là bức tường đất cao bằng đầu người. Đầu tường có mái lợp bằng thân tiểu mạch để chống nước mưa làm xói lở. Cao Dương ngẩn người khi nhìn thấy Cao Mã chạy đến chân tường, hai viên cảnh sát đã đuổi kịp, cả hai đều giơ súng: “Đứng yên!” Cao Mã tựa lưng vào tường,kẽ mắt rỉ máu cổ tay phải mang còng gắn với sợi dây xích, cuối sợi xích là mỏ còng thứ hai. Cảnh sát mới chỉ còng được một tay anh.
- Đứng yên, tên phản cách mạng dám chống lại người thi hành công vụ!
Hai cảnh sát kề vai tiến lên, Cà Lăm vẫn hơi khập khiễng.
Cao Dương cằn nhằn, những lá cây hoè cằn nhằn theo anh. Anh không dám nhìn khuôn mặt ngày càng xa của Cao Mã. Bóng trắng của cảnh sát,, nước da bánh mật trên khuôn mặt Cao Mã và màu xanh đen của lá hoè quyện vào nhau trên cái nền phẳng màu vàng.
Chuyện xẩy ra sau đó anh không thể lường trước, cảnh sát cũng không kịp đề phòng. Nhanh như chớp,Cao Mã cúi xuống vốc hai nắm đất bột, ném thẳng vào mặt hai cảnh sát, đất bột có màu vàng như màu lưu huỳnh. Hai cảnh sát vội giơ tay che mắt theo bản năng, người hơi ngửa ra sau, lùi lại mấy bước. cao Mã quay lại, hai tay bám đầu tường đu người lên. Hai tiếng súng nổ, hai cụm khói bay trên đầu tường. Cao Mã kêu “Mẹ ơi” rồi ngã lộn xuống phía bên kia.
Cao Dương cũng kêu lên một tiếng, đầu đập vào thân cây.
Tiếng thét lảnh lói của con gái từ phía rừng hoè sau nhà Cao Mã vọng tới.
Sau cánh rừng hoè là con đê bằng cát. Phía ngoài đê, từng bụi liễu đỏ mọc trên bãi, phía ngoài bãi là lòng sông cạn khô, phía ngoài lòng sông lại là liễu đỏ mọc trên bãi cát, ngoài nữa là trụ sở Uûy ban Huyện khuất sau rừng bạch dương và con đường rải nhựa chạy đến huyện.
Danh sách chương