Trong khi các ông vua và quần thần đang bận tâm lo cho nước Anh như thế - cái nước Anh tự trị, phải khen quá một chút là chưa từng bị cai trị một cách tồi tệ - thì có một nhân vật mà Chúa đã ghé mắt và đặt bàn tay lên một con người có tên tuổi sẽ sáng chói trong sử sách, trước mắt nhân loại, con người ấy đang theo đuổi một sự nghiệp đầy bí ẩn hiểm và táo bạo.
Người ấy tiến bước mà không một ai biết được hắn muốn đi đâu, mặc dù không chỉ riêng nước Anh mà cả nước Pháp, cả châu Âu sẽ nhìn người ấy bước đi vững vàng, đầu ngẩng cao.
Tất cả những gì thiên hạ biết về người ấy, chúng ta sẽ nói ngay đây Monck vừa tuyên bố đồng ý tán thành "tự do hoạt động" cho Nghị viện đầu thừa đuôi thẹo, hay nếu ta thích thì gọi "Nghị viện xương cụt" như thiên hạ vẫn thường nói thế. Cái nghị viện mà tướng Lambert có thời làm phụ tá cho Cromwell, bắt trước theo ông này, vừa cho phong tỏa chặt cứng để ép theo ý
Ông, phong tỏa chặt đến nỗi không một thành viên nào thoát ra được và chỉ có mỗi Pierre Wenwort mới có thể đột nhập vào thôi.
Lambert và Monck, hai nhân vật đủ tư cách đại diện cho tất cả.
Người thứ nhất là đại diện cho chế độ quân chủ chuyên chế, người thứ hai đại diện cho phe cộng hoà chính thống. Hai con người duy nhất này là đại diện chính trị của cuộc Cách mạng mà Charles I đã bị mất ngôi rồi mất đầu sau đó.
Lambert ít ra cũng không che đậy quan điểm của mình, ông tìm cách thiết lập một chính phủ hoàn toàn quân sự và sẽ tự phong làm thủ lĩ của chế độ đó.
Monck, nhân vật cộng hoà cứng nhắc, theo như một số người nói, đã muốn giữ lại cái Rump Parliamenl (1) để làm đại biểu bề ngoài cho chế độ cộng hoà đã suy thoái này. Nhưng theo một số người khác thì Monck đầy tham vọng kín đáo, chỉ muốn nghị viện mà ông bảo vệ đó là một bậc thang vững vàng để ông leo lên vị trí của Cromwell đã bị bỏ trống và nay thì ông vẫn chưa dám ngồi vào đó
Thế là Lambert, người làm nghị viện khốn đốn, và Monck, kẻ tuyên bố bảo vệ nó, trở thành thù địch và tuyên chiến với nhau. Bởi vậy Lambert và Monck đều cũng nghĩ đến việc lập một đạo quân cho riêng mình.
Monck ở Scotland với nhóm mục sư Thanh giáo và phe bảo hoàng, nghĩa là thành phần bất mãn.
Lambert ở London, nơi mà mãi mãi lúc nào cũng có một phe đối lập mạnh chống lại quyền bính trước mặt.
Monck đã lập quân đội bình định Scotland và biến nơi đó thành căn cứ. Monck biết chưa đến ngày Chúa định để làm sự thay đổi lớn, cho nên thanh kiếm của ông ta có vẻ như còn dính cứng trong bao.
Monck không thể nào bị bứng ra khỏi xứ Scotland dữ dằn và hoang vu. Ông lại là tư lệnh - vua của đạo quân mười một ngàn lính dày dạn chiến trận đã hơn một lần được ông dắt qua chiến thắng. Ông còn biết rõ tình hình London hơn cả Lembert đang đóng đô ở vùng Trung tâm. Chính trong vị thế đó mà ông đã tuyên bố đứng về phe Quốc hội khi ông ở cách London đến cả một trăm dặm. Còn Lambert thì ở kinh đô như chúng ta đã nói.
Nơi đây quy tụ mọi hoạt động của ông, nơi ông tập họp quanh mình các bạn bè thân thiết và đám thuộc hạ lúc nao cũng tán tụng, tâng bốc mình. Chính tại London, Lambert nghe nói đến việc Monck đưa lay cho Nghị viện tận từ biên giới Scotland, ông ta tính rằng không nên mất một giây phút nào cả, vì sông Tweed chỉ cách sông Tamise có một khoảng đủ cho một đạo quân bước sải là tới, nhất là khi đạo quân đó có người chỉ huy giỏi. Ngoài ra ông còn biết thêm rằng một khi bọn lính của Monck dần dần xâm nhập vào Anh quốc rồi thì họ sẽ nắn các cục tuyết - quả cầu thường tượng trưng cho vận hên, còn đối với kẻ có tham vọng thì đó là một bậc thang càng ngày càng lên cao dẫn đi đến đích. Thế là ông gom nhặt quân sĩ lại, một đội quân khủng khiếp về chất lẫn lượng để tiến nhanh đến chặn đầu Monck trong khi ông này, như một tay chèo thận trọng lèo lái giữa chốn đá ngầm, đi từng ngày từng ngày một, đánh hơi theo hướng gió, lắng nghe từng động tĩnh từ London đưa đến.
Hai đạo quân này gặp nhau ở gần Newcastle; Lambert đến trước tiên và cho đóng quân ngay trong thành phố.
Monck, luôn luôn cận mật cũng dừng quân lại và đặt đại bản doanh tại Coldstream, trên sông Tweed.
Nhìn thấy Lambert, cả đội quân của Monck hò reo phấn chấn, trái lại khi thấy Monck, đội quân của Lambert lại bấn loạn cả lên. Người ta phải nghĩ rằng mấy tay chiến đấu gan dạ này, đã từng náo động khắp phố phường London cứ tưởng lên đường hành quân sẽ chẳng đụng độ với ai cả. Giờ đây họ thấy đụng phải cả một đạo quân không phải chỉ trương ra một lá cờ mà cả một chính nghĩa, một tôn chỉ, và các chiến binh lì lợm này hôm nay bắt đầu nghĩ ra rằng họ là thứ cộng hoà thua lính của Monck vì bọn này còn ủng hộ quốc hội, trong khi Lambert chẳng ủng hộ ai, ngay cả với chính ông ta nữa.
Về phần Monck, nếu như ông ta phải suy nghĩ hay đã suy nghĩ đến rồi thì chắc ông buồn lắm, vì như lịch sử đã ghi lại, rằng cái ngày ông đến Coldstream, không tìm đâu ra được một con cừu trong cả thành phố. Nếu như Monck chỉ huy quân đội người Anh thì ông đã làm cho cả đạo quân đào ngũ mất rồi.
Nhưng người Scotland thuộc giống người nghèo khổ và thanh đạm, có thể sống bằng một chút ít lúa mạch nghiền giữa hai hòn đá, quậy với nước rồi nấu chín trên đá nóng đỏ.
Sau khi được phát lúa mạch chín rồi thì lính Scotland sẽ chẳng còn lo đến chuyện có hay không có thịt ở Coldstream.
Monck không quen ăn bánh lúa mạch nên còn thấy đói và cả bộ tham mưu, ruột cồn vào chẳng kém gì ông khi nhìn quanh nhìn quất xem còn món ăn gì nữa không. Monck cho người đi thám thính, lính trinh át đến nơi thấy thành phố bỏ hoang và chạn bếp sạch trơn, không tìm được dù chỉ một miếng bánh mì cỏn con để dọn cho Đại tướng.
Dần dần những chuyện kể cứ tiếp nối nhau, không chuyện nào làm yên tâm hơn chuyện nào, và khi nhìn thấy nỗi kinh hoàng và chán nản trên khắp các gương mặt binh sĩ, Monck phải quả quyết rằng ông không đói, vả lại hôm sau ăn cũng được, bởi vì rất có thể Lambert đã ở sẵn đó để đánh nhau và thế là sẽ nộp lương thực nếu như ông ta bị vây hãm trong Newcastle hoặc giả ông ta sẽ giải phóng cho quân của Monck vĩnh viễn khỏi cái đói nếu như ông ta thắng trận.
Cách an ủi này chỉ có hiệu quả với một số ít người, nhưng điều đó không quan trọng lắm đối với Monck vì Monck là con người rất độc đoán dưới vẻ ngoài dịu ngọt tuyệt vời.
Do đó ai cũng phải bằng lòng, hay ít ra cũng tỏ vẻ bằng lòng Monck - Monck cũng đói khát như quân của ông, tỏ vẻ hoàn toàn dửng dưng với việc không tìm ra được con cừu. Ông liền cắt một khúc thuốc lá vấn dài độ nửa phân, của một anh trung sĩ trong đoàn tuỳ tùng, và ông vừa nhai vừa trấn an phụ tá của ông rằng cái đói là một ảo tưởng, hơn nữu cứ có một cái gì đó để vào miệng là không bao giờ thấy đói.
Sự bông đùa này làm thoả mãn một vài người trước đây đã phản kháng lại việc khấu trừ phần ăn lần đầu mà Monck đã kiếm được từ vùng phụ cận của Lambert; số người ương ngạnh ưa chống đối thế là đã bớt đi một ít. Đội phòng vệ được thiết lập, các toán tuần tiễu bắt đầu làm việc và ngài dại tướng lại tiếp tục bữa cơm đạm bạc của ngài dưới mái lều mở toang.
Khoảng giữa trại của ông và của kẻ địch, có một tu viện: ngày nay chỉ còn lại là một vài di tích nhưng lúc đó vẫn còn và được người ta gọi là tu viện Newcastle. Tu viện này được xây cất trên một khoảng đất rộng cách biệt luôn cả đồng bằng lẫn con sông, bởi vì đất đó gần như là một đầm lầy có suối chảy vào và có nước là nhờ trời mưa.
Tuy nhiên, giữa những đầm nước mọc đầy cỏ dại cao lớn và năng sậy, người ta thấy lấn ra những khoảng đất rộng lớn chắn cứng xưa kia được dùng làm vườn rau quả, công viên, sân giải trí và các cơ ngơi phụ khác của tu viện giống như mấy cái chân của con nhện biển khổng lồ vươn ra từ tấm thân tròn trịa của nó.
Vườn rau, một trong những cái chân dài nhất của tu viện, chạy dài tới tận trại của Monck. Khốn khổ thay, lúc này là vào đầu tháng Sáu như chúng ta đã nói, nên vườn rau chẳng cung cấp được bao nhiêu cả.
Monck đã cho canh giữ nơi đó coi như là chỗ thích hợp nhất cho những cuộc đột kích bất ngờ. Người ta thấy rõ từ phía bên kia tu viện, những ngọn lửa trại của ông đại tướng thù địch, nhưng giữa những ngọn lửa đó và tu viện là con sông Tweed đang trải dài các lớp vảy sáng dưới bóng rơp của vài cây sồi to lớn và xanh rì.
Monck hoàn toàn biết rõ vị trí này - Newcastle và các vùng phụ cận đã có lúc được ông sử dụng làm đại bản doanh.
Ông biết rằng, vào ban ngày, kẻ thù của ông không chừng sẽ có thể cho lính thám thính ở nơi các phế tích đó và tìm cách đột kích, nhưng vào ban đêm, hắn ta sẽ không tò mò đến đó đâu.
Vậy là ông có an toàn thật sự.
Thành thử, sau cái mà ông gọi một cách hoa mỹ là bữa cơm tối của ông, nghĩa là sau buổi tập nhai được chúng ta nhắc đến ở đầu chương này, quân sĩ được thấy ông ngủ ngồi trên một cái ghế có phân nửa dưới ánh sáng đèn dầu, phân nửa dưới ánh trăng. Lúc đó đã gần chín giờ rưỡi tối.
Thình lình Monck bị tôi ra khỏi giấc ngủ mơ mơ màng màng đó vì một toán lính vui mừng la hét chạy ùa tới lấy chân đập vào cột lều ông, lào xào như ong vỡ tổ, đánh thức ông dậy.
Đâu có cần ồn dữ như vậy. Ngài đại tướng mở mắt ra.
- Ê! Các chú, chuyện gì thế? Nhiều tiếng trả lời:
- Thưa Đại tướng, ngài có ăn rồi.
- Ta đã ăn tối rồi, các chú ạ, - ông bình tĩnh trả lời, - và ta đã tiêu hoá bình yên như các chú thấy đấy, nhưng mà, xin mời vào và cho ta biết các chú đến có chuyện gì thế.
- Thưa Đại tướng, tin vui.
- Hừ! Bộ Lambert thông báo cho chúng ta ngày mai đánh nhau à?
- Thưa không ạ, nhưng chúng tôi vừa tóm được một chiếc thuyền chở cá đến trại Newcastle.
- Lầm rồi, các bạn ơi. Các ông London khó tính lắm. Các chú làm họ mất lòng rồi. Đêm nay và ngày mai họ sẽ trở thành tàn nhẫn. Thôi, trả cá và ngư dân cho Lambert đi, trừ khi… - Đại tướng suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục - Này, bọn ngư dân đó là ai thế?
- Thuỷ thủ vùng Picardie đánh cá dọc bờ biển Pháp, Hòa Lan và bị một cơn gió lớn thổi tấp vào bờ chúng ta.
- Có người nào trong bọn họ nói tiếng của chúng ta không?
- Gã sếp có nói vài tiếng Anh với chúng tôi.
Ông tướng càng lúc càng nghi ngờ khi theo dõi tin tức.
Ông nói:
- Thôi được Ta muốn gặp những người đó. Hãy đem họ đến đây.
Liền đó một sĩ quan tách ra đi tìm họ. Monck hỏi tiếp:
- Bao nhiêu người? Họ đi bằng thuyền gì?
- Tất cả là mười hay mười hai gì đó, thưa Đại tướng, họ đi trên chiếc thuyền đánh cá loại nhanh mà họ gọi là thuyền rượt con nước còn chúng tôi thì thấy nó là thứ đóng tại Hòa Lan. Chúng tôi phỏng chừng vậy…
- Và họ mang cá đến cho trại ông Lambert à?
- Thưa Đại tướng vâng ạ. Và hình như là họ đánh được một mẻ cá khá lớn đấy.
- Tốt, để xem sao, Monck nói.
Ngay lúc ấy viên sĩ quan đã trở lại dẫn theo người trưởng toán đánh cá nọ. Anh ta tuổi tác ước từ năm mươi đến năm mươi lăm gì đó, nhưng vẻ mặt còn trẻ. Anh có vóc người trung bình, mặc cái áo nịt đến ngang hông bằng len thô, đầu đội mũ không vành trùm xuống tận mắt, một dáng điệu ngập ngừng đặc biệt của dân thuỷ thủ - lối đi mà chính họ cũng không biết là nhờ chiếc tàu lắc lư, nên dù họ bước trên tấm ván hay ở khoang trống không, chân họ cũng vững vàng như cắm đến tận đáy biển vậy. Monck đưa đôi mắt tinh anh và sắc sảo quan sát anh chàng đánh cá một lúc lâu, người này mỉm cười với ông bằng một nụ cười nửa tinh quái nửa ngây ngô đặc biệt của dân quê.
Monck hỏi anh ta bằng tiếng Pháp rất đúng giọng:
- Anh nói tiếng Anh chứ?
- A, tồi lắm, thưa ngài, - người đánh cá trả lời.
Giọng trả lời gấp gáp giật giật là của người dân Miền Nam chứ không phải là của dân miền Tây và miền Bắc nước Pháp, Monck hỏi thêm để có dịp dò xét cái giọng đó lần nữa:
- Nhưng mà anh vẫn nói được đấy chứ!
Người đánh cá trả lời:
- À, những người đi biển như chúng tôi, thì tiếng gì cũng biết được chút ít.
- Vậy ra anh là thủy thủ đánh cá?
- Vâng, thưa ngài. Trong ngày hôm nay là ngư dân và là ngư dân nổi tiếng nữa. Tôi vừa bắt được một con cá vược nặng ít nhất cũng phải ba chục ký và hơn năm chục ký cá đối. Tôi còn có nhiều cá cơm nhỏ, đem lăn bột chiên thì rất tuyệt.
Monck vừa nói vừa cười:
- Tôi thấy là anh đã đi đánh cá trong vịnh Gasconge nhiều hơn là trong biển Manche.
- Đúng vậy, tôi là người miền Nam, điều đó không ngăn tôi thành một người đánh cá giỏi phải không, thưa ngài?
- Không, không. Tôi mua lại hết mẻ lưới của anh. Bây giờ thì hãy nói thật đi: cá này anh định giao cho ai?
- Thưa ngài, tôi không giấu giếm ngài điều chi. Tôi đang đi Newcastle, dọc bờ biển, thì một đám lính cỡi ngựa trên bờ, đi ngược chiều ra dấu cho tôi phải quay ngược trở lại theo đường dẫn đến trại của ngài, nếu không thì sẽ ăn đạn.
Người đánh cá nói thêm vừa cười:
- Và vì tôi không được trang bị để đánh nhau nên đành phải vâng lời.
- Thế tại sao anh lại đến Lambert mà không đến tôi!
- À thì, thưa ngài, tôi đến ngài Lambert vì mấy ông ở thành phố xỉa tiền khá sộp, trong khi các ông, dân Scotland, tín đồ Thanh giáo, mục sư phái Calvin, các người trong tập đoàn ước thệ, muốn tên gì gì đó là tuỳ thích các ông, các ông ăn thì ít lắm lại không trả tiền gì cả.
Monck nhún vai nhưng đồng thời cũng không khỏi cười mỉm.
Còn tại sao ở miền Nam, anh lại đến tận bờ biển của chúng tôi mà đánh cá?
- Tại vì tôi đã trót dại sắp cưới vợ ở Picardie.
- Ừ phải rồi, nhưng Picardie đâu phải là nước Anh?
- Thưa ngài, con người đẩy thuyền ra khơi, nhưng Chúa và gió thì làm phần còn lại và muốn đẩy thuyền đi đâu thì đẩy.
- Vậy là anh không có ý định cập bến ở nước chúng tôi?
- Không bao giờ.
- Anh đi bằng đường nào?
- Từ Ostende, nơi thấy có cả song, chúng tôi trở về thì một ngọn gió Nam mạnh đẩy chúng tôi lạc hướng.
Thấy không đi ngược được, chúng tôi phải xuôi theo nó. Chuyến đánh, cá được quá mà, mất thì uổng, đành phải mang đi bán ở hải cảng nước Anh nào gần nhất. Và hải cảng gần nhất là Newcastle. Lại đúng dịp may vì nghe người ta nói rằng đang có sự tăng dân ở trại, tăng dân ở thành phố, dân nơi nào thì cũng đều là người lịch sự, rất giàu, rất đói - cũng người ta nói cả đấy! Cho nên tôi cho thuyền hướng về Newcastle.
- Còn các bạn của anh, họ đâu rồi?
- Ồ! Các bạn của tôi, họ đều có cả trên thuyền, đó là những thủy thủ chẳng có một tí trình độ gì cả.
- Trong khi anh thì? - Monck hỏi.
Người trưởng toán cười:
- Ô, tôi ấy à! Tôi đã được đi khắp đó đây với cha tôi. Và tôi biết một xu, một đồng louis, một pistole, một louis, một louis kép, một ngôn ngữ của châu Âu gọi tên chúng là gì, cho nên thủy thủ đoàn của tôi nghe tôi như nghe lời thánh dạy và vâng lời tôi như vâng lời một đô đốc vậy.
- Như vậy thì chính anh là người đã nhắm ông Lambert như là khách hàng tốt nhất?
- Thưa đúng như vậy. Xin ngài hãy nói thật đi: tôi có lầm không?
- Sau này rồi anh sẽ thấy.
- Thưa ngài, dù sao nếu có lỗi gì thì đó là của tôi, chớ nên đổ cho các bạn tôi.
Monck nghĩ thầm.
- Đây nhất định là một tên có đầu óc.
Rồi sau vài phút im lặng để dò xét người đánh cá tỉ mỉ hơn, ông tướng hỏi:
- Anh nói anh đến từ Ostende phải không?
- Thưa ngài vâng ạ, tôi đi thẳng một lèo.
- Như vậy anh có nghe nói đến những sự kiện gì mới đây không, vì ta chắc ở Pháp và Hòa Lan người ta đang rộn ràng lên. Cái người tự xưng là vua nước Anh đó hiện giờ làm gì nhỉ?
Người đánh cá kêu lên, ổn ào khoa trương nhưng chân thật:
- Đây mới thật là một câu hỏi đúng chỗ, ngài không thể hỏi ai hơn tôi, bởi vì đúng là tôi có thể đáp lại, bằng một câu trả lời hấp dẫn. Thưa ngài, ngài hãy thử tưởng khi thả neo ở Ostende để bán mớ cá sòng vừa bắt được, tôi thấy cựu hoàng đi dạo trên các đồi cát trong khi chờ đợi lên ngựa đi La Haye: đó là một người cao lớn, xanh xao với mớ tóc đen và một gương mặt khá tiều tuỵ. Ngài có vẻ không được khỏe mạnh và chắc khí hậu ở Hòa Lan không tốt cho ngài.
Monck hết sức chăm chú theo dõi câu chuyện của người đánh cá kể vừa nhanh, vừa hoa mỹ lại dài dòng văn tự, bằng một thứ ngôn ngữ không phải của xứ người ấy. May thay ông ta kể thật xuôi. Người đánh cá, khi thì dùng một tiếng Pháp, khi thì xài một tiếng Anh, khi thì một tiếng có vẻ không thuộc quốc tịch nào cả, và đó là tiếng xứ Gascon.
May thay, đôi mắt của ông đã nói thay và nói một cách thật là lưu loát đến nỗi người ta có thể quên không nhìn miệng, nghe tiếng mà không thể rời ý nơi mắt ông được.
Ông tướng càng ngày càng tỏ vẻ bằng lòng với sự sát hạch của mình.
- Anh có nghe nói người có danh vị mà anh muốn gọi là cựu hoàng đó, sẽ đi về hướng La Haye để làm gì không?
- Ồ có, chắc chắn có rồi, tôi có nghe.
- Nhằm mục đích gì?
Người đánh cá trả lời:
- Thì luôn luôn cũng vẫn như cũ. Không phải là ông ta vẫn có ý định trở về Anh đó sao?
Monck nói, vẻ trầm ngâm:
- Ừ, đúng đấy.
- Nên kể thêm rằng, - người đánh cá nói thêm, - viên Tổng đốc khâm mạng. Ngài biết Guilliaume II đấy chứ, thưa ngài?
- Rồi sao?
- Ông này sẽ hết sức giúp cựu hoàng bằng mọi cách.
- À anh nghe nói như vậy à?
- Thưa không, tôi chỉ nghĩ vậy.
- Hình như anh rất khá về chính trị đấy?
- Ôi thưa ngài, bọn thủy thủ chúng tôi đã có thói quen nghiên cứu trời và nước, nghĩa là hai thứ linh động nhất thế gian, cho nên chẳng còn thứ gì lầm được.
Monck chuyển sang chuyện khác:
- À, mà này, hình như anh sắp sửa cho chúng tôi no nê đấy!
- Thưa ngài, tôi sẽ cố gắng hết sức.
- Trước hết, anh bán cho chúng tôi mẻ cá đó bao nhiêu?
- Tôi chưa ngu mà ra giá đâu, thưa ngài.
- Tại sao vậy?
- Tại vì cá của tôi thuộc về ngài.
- Do quyền gì?
- Quyền của kẻ mạnh.
- Nhưng mà ý của tôi thì muốn mua cho anh.
- Tôi không dám xin gì hơn.
- Anh muốn xin gì nữa?
- Tôi chỉ xin được ra đi.
- Đi đâu? Tới tướng Lambert à?
Người đánh cá kêu lên:
- Tôi ấy à, tôi đến Newcastle làm gì khi tôi chẳng còn con cá nào?
- Muốn gì thì gì, anh hãy nghe tôi nói đây. Một lời khuyên thôi.
- Sao ạ? Ngài muốn trả tiền cho tôi và lại còn cho thêm một lời khuyên tốt nữa à? Ôi, ngài ban ơn cho tôi nhiều quá.
Monck nhìn đăm đăm hơn bao giờ hết khuôn mặt người đánh cá và thấy trên ấy vẫn còn giữ chút gì hoài nghi.
- Vâng. Tôi muốn trả tiền cho anh và cho anh một lời khuyên, vì cả hai điều có liên quan với nhau. Vậy thì, nếu như anh quay trở lại cho tướng Lambert.
Người đánh cá làm một cử chỉ ở đầu và vai có ý nghĩa là "nếu hắn nhất quyết như vậy thì mình không nên làm phật ý hắn".
Monck nói tiếp:
- Anh đừng đi qua phía đầm lầy vì trong mình anh có tiền. Tôi có đặt ở đấy một toán lính Scotland. Họ khó chơi và sẽ không hiểu rõ thứ ngôn ngữ có đến ba thứ tiếng anh dùng. Họ có thể lấy lại những gì tôi vừa cho anh, để rồi khi về xứ, anh lại nói rằng Đại tướng Monck có hai bàn tay, một tay Scotland, một tay Ăng-lê, và ông ta dùng bàn tay Scotland lấy lại những gì mà bàn tay Ăng-lê cho ra.
- Ô! Thưa Đại tướng, tôi sẽ đi bất cứ nơi nào ngài muốn, xin ngài hãy an tâm, - người đánh cá nói với một vẻ sợ hãi lộ liễu đến mức thái quá. - Tôi chỉ xin ngài cho tôi ở lại đây nếu ngài muốn tôi ở lại.
Monck hơi cười nhếch mép nói:
- Tôi tin anh mà, nhưng hiện giờ tôi không thể giữ anh lại đây, trong lều của tôi.
- Thưa ngài, tôi không có ý như vậy, tôi chỉ mong ngài chỉ định cho tôi nơi ở nào thôi. Xin ngài đừng phiền vì đối với chúng tôi một đêm dễ trôi qua lắm.
- Nếu vậy thì tôi sẽ cho người dẫn anh về thuyền.
- Xin tuỳ ngài. Chỉ một điều nếu ngài cho một anh thợ mộc đưa tôi về thì tôi sẽ đội ơn lắm.
- Tại sao vậy?
- Thưa tại vì mấy cái ông trong đội quân của ngài đó. Khi cho cột dây cáp và ngựa kéo thuyền lên bờ họ đã va nó vào đá và làm lủng thuyền, nước vào ít nhất là hơn nửa thước, thưa ngài.
Tôi nghĩ rằng đó lại là thêm một lý do nữa để anh phải trở về trông coi thuyền của anh.
- Thưa, tôi xin tuân lệnh ngài. Tôi sẽ mang mấy giỏ cá lên để nơi nào tuỳ ý ngài rồi ngài trả tiền cho tôi, nếu thấy thích. Ngài cho tôi về nếu như thấy thuận lợi cho ngài. Ngài thấy đấy, tôi là một người sống rất dễ dãi.
- Thôi đi nào, anh đúng là quỷ ranh!
Monck nói, cái nhìn xét nét của ông không tài nào tìm ra một vết mờ nào trong ánh mắt trong suốt của người đánh cá.
- Ê! Digby!
Một người cận vệ xuất hiện.
- Anh hãy đưa anh chàng đáng trọng này cùng các bạn của anh ta đến các lều nhỏ trong quán nước trước các bãi đầm. Từ đấy họ dễ về thuyền hơn mà đêm nay cũng khỏi phải nằm ngủ dưới nước. Chuyện gì vậy, Spithead?
Spithead là anh trung sĩ mà Monck đã mượn một khúc thuốc lá để hút thay cơm ăn.
Ông hỏi thế vì Spithead bước vào lều của Đại tướng mà không có lệnh gọi. Anh ta nói:
- Thưa ngài, có một nhà quý tộc người Pháp vừa đến trình diện ở tiền đồn và ông ta xin được tiếp chuyện với ngài.
Câu chuyện tất nhiên là được trao đổi bằng tiếng Anh. Dù vậy người đánh cá cũng hơi giật mình, có điều Monck bận với người trung sĩ nên không để ý đến. Ông hỏi:
- Ông ta tên gì?
Spithead trả lời:
- Thưa ngài, ông ta có nói, nhưng mà mấy cái tên quỷ quái bằng tiếng Pháp đó thật là khó phát âm ra từ cổ họng Scotland. Tôi không nhớ nổi. Hơn nữa, ông này, theo như các lính cận vệ nói lại, thì cũng là người hôm qua đã trình diện ở trạm tiếp tân, mà ngài không muốn tiếp đó.
- Đúng rồi, lúc ấy ta bận họp các sĩ quan.
- Thưa ngài có định cho ông ta như thế nào không ạ?
- Có. Đưa ông ta đến đây.
- Có cần phải đề phòng gì không? Bịt mắt ông ta lại, chẳng hạn.
- Chi vậy? Ông ta sẽ chỉ nhìn thấy những gì ta muốn cho ông ta nhìn thấy, nghĩa là thấy ta có chung quanh hơn mười một ngàn quân gan dạ không cần đòi hỏi gì hơn là được hy sinh cho nước Scotland và nước Anh.
- Còn ông kia, thưa ngài? - Spithead vừa nói vừa chỉ người đánh cá đang đứng yên đó trong suốt câu chuyện, làm như người có thấy nhưng không hiểu gì cả.
Monck kêu lên:
- À, phải rồi!
Rồi quay sang người đánh cá, ông nói:
- Xin tạm biệt, ông bạn ạ, tôi đã lo chỗ ở tạm cho anh rồi.
- Digby, đưa anh ta đi. Đừng sợ gì cả, tôi sẽ cho gởi tiền đến anh ngay.
- Đa tạ ngài, - người đánh cá nói.
Chào xong, ông ta bước ra, có Digby kèm theo. Cách trại trăm bước, ông gặp lại các bạn đồng hành. Họ thì thầm luôn miệng, thoáng một chút lo lắng, nhưng khi ông ra dấu thì họ có vẻ yên tâm hơn.
- Ô kìa các anh ơi! - Người trưởng toán kêu lên, lại đây các anh! - Ngài Đại tướng Monck đã rộng lượng trả tiền cá cho chúng ta và còn có lòng tốt cho chúng ta ngủ nhờ qua đêm nữa.
Những người đánh cá họp lại với trưởng toán của họ, và do Digby hướng dẫn, họ lên đường về phía các quán nước, là nơi được chỉ định cho họ như đã nói.
Trên đường, những ngư dân này đi ngang qua vùng bóng khuất gần toán cận vệ đang dẫn nhà quý tộc Pháp đến gặp Đại tướng Monck.
Nhà quý tộc này cưỡi ngựa, choàng một áo bành tô rộng lớn cho nên dù rất tò mò muốn biết mặt thì người chủ thuyền cũng không thấy rõ. Còn nhà quý tộc thì không lưu ý đến toán người nhỏ bé ấy, không biết rằng mình đi sát cạnh những người cùng quê hương xứ sở.
Viên sĩ quan cận vệ sắp xếp cho khách ở trong một căn lều khá sạch sẽ của bà chủ quán Ireland vừa phải dọn đi một nơi khác với sáu đứa con của bà, ở đâu được thì ở. Trước lều, một đống lửa to ngọn đốt lên phản chiếu ánh sáng đỏ thẫm trên các vũng nước đầy cỏ dại trong đầm có gió hiu hiu khá mát mẻ thổi gợn sóng lăn tăn. Thu xếp đâu đó xong xuôi, viên sĩ quan cận vệ chúc các thuỷ thủ ngủ ngon và lưu ý rằng từ nơi cửa lều, họ có thể nhìn thấy cột buồm của chuyến thuyền đang lắc lư trên sông Tweed, chứng tỏ nó chưa chìm đến đáy đâu.
Hình như quang cảnh này làm cho người trưởng toán đánh cá rất đỗi vui mừng.
Chú thích:
(1) Nghị viện xương cụt
Người ấy tiến bước mà không một ai biết được hắn muốn đi đâu, mặc dù không chỉ riêng nước Anh mà cả nước Pháp, cả châu Âu sẽ nhìn người ấy bước đi vững vàng, đầu ngẩng cao.
Tất cả những gì thiên hạ biết về người ấy, chúng ta sẽ nói ngay đây Monck vừa tuyên bố đồng ý tán thành "tự do hoạt động" cho Nghị viện đầu thừa đuôi thẹo, hay nếu ta thích thì gọi "Nghị viện xương cụt" như thiên hạ vẫn thường nói thế. Cái nghị viện mà tướng Lambert có thời làm phụ tá cho Cromwell, bắt trước theo ông này, vừa cho phong tỏa chặt cứng để ép theo ý
Ông, phong tỏa chặt đến nỗi không một thành viên nào thoát ra được và chỉ có mỗi Pierre Wenwort mới có thể đột nhập vào thôi.
Lambert và Monck, hai nhân vật đủ tư cách đại diện cho tất cả.
Người thứ nhất là đại diện cho chế độ quân chủ chuyên chế, người thứ hai đại diện cho phe cộng hoà chính thống. Hai con người duy nhất này là đại diện chính trị của cuộc Cách mạng mà Charles I đã bị mất ngôi rồi mất đầu sau đó.
Lambert ít ra cũng không che đậy quan điểm của mình, ông tìm cách thiết lập một chính phủ hoàn toàn quân sự và sẽ tự phong làm thủ lĩ của chế độ đó.
Monck, nhân vật cộng hoà cứng nhắc, theo như một số người nói, đã muốn giữ lại cái Rump Parliamenl (1) để làm đại biểu bề ngoài cho chế độ cộng hoà đã suy thoái này. Nhưng theo một số người khác thì Monck đầy tham vọng kín đáo, chỉ muốn nghị viện mà ông bảo vệ đó là một bậc thang vững vàng để ông leo lên vị trí của Cromwell đã bị bỏ trống và nay thì ông vẫn chưa dám ngồi vào đó
Thế là Lambert, người làm nghị viện khốn đốn, và Monck, kẻ tuyên bố bảo vệ nó, trở thành thù địch và tuyên chiến với nhau. Bởi vậy Lambert và Monck đều cũng nghĩ đến việc lập một đạo quân cho riêng mình.
Monck ở Scotland với nhóm mục sư Thanh giáo và phe bảo hoàng, nghĩa là thành phần bất mãn.
Lambert ở London, nơi mà mãi mãi lúc nào cũng có một phe đối lập mạnh chống lại quyền bính trước mặt.
Monck đã lập quân đội bình định Scotland và biến nơi đó thành căn cứ. Monck biết chưa đến ngày Chúa định để làm sự thay đổi lớn, cho nên thanh kiếm của ông ta có vẻ như còn dính cứng trong bao.
Monck không thể nào bị bứng ra khỏi xứ Scotland dữ dằn và hoang vu. Ông lại là tư lệnh - vua của đạo quân mười một ngàn lính dày dạn chiến trận đã hơn một lần được ông dắt qua chiến thắng. Ông còn biết rõ tình hình London hơn cả Lembert đang đóng đô ở vùng Trung tâm. Chính trong vị thế đó mà ông đã tuyên bố đứng về phe Quốc hội khi ông ở cách London đến cả một trăm dặm. Còn Lambert thì ở kinh đô như chúng ta đã nói.
Nơi đây quy tụ mọi hoạt động của ông, nơi ông tập họp quanh mình các bạn bè thân thiết và đám thuộc hạ lúc nao cũng tán tụng, tâng bốc mình. Chính tại London, Lambert nghe nói đến việc Monck đưa lay cho Nghị viện tận từ biên giới Scotland, ông ta tính rằng không nên mất một giây phút nào cả, vì sông Tweed chỉ cách sông Tamise có một khoảng đủ cho một đạo quân bước sải là tới, nhất là khi đạo quân đó có người chỉ huy giỏi. Ngoài ra ông còn biết thêm rằng một khi bọn lính của Monck dần dần xâm nhập vào Anh quốc rồi thì họ sẽ nắn các cục tuyết - quả cầu thường tượng trưng cho vận hên, còn đối với kẻ có tham vọng thì đó là một bậc thang càng ngày càng lên cao dẫn đi đến đích. Thế là ông gom nhặt quân sĩ lại, một đội quân khủng khiếp về chất lẫn lượng để tiến nhanh đến chặn đầu Monck trong khi ông này, như một tay chèo thận trọng lèo lái giữa chốn đá ngầm, đi từng ngày từng ngày một, đánh hơi theo hướng gió, lắng nghe từng động tĩnh từ London đưa đến.
Hai đạo quân này gặp nhau ở gần Newcastle; Lambert đến trước tiên và cho đóng quân ngay trong thành phố.
Monck, luôn luôn cận mật cũng dừng quân lại và đặt đại bản doanh tại Coldstream, trên sông Tweed.
Nhìn thấy Lambert, cả đội quân của Monck hò reo phấn chấn, trái lại khi thấy Monck, đội quân của Lambert lại bấn loạn cả lên. Người ta phải nghĩ rằng mấy tay chiến đấu gan dạ này, đã từng náo động khắp phố phường London cứ tưởng lên đường hành quân sẽ chẳng đụng độ với ai cả. Giờ đây họ thấy đụng phải cả một đạo quân không phải chỉ trương ra một lá cờ mà cả một chính nghĩa, một tôn chỉ, và các chiến binh lì lợm này hôm nay bắt đầu nghĩ ra rằng họ là thứ cộng hoà thua lính của Monck vì bọn này còn ủng hộ quốc hội, trong khi Lambert chẳng ủng hộ ai, ngay cả với chính ông ta nữa.
Về phần Monck, nếu như ông ta phải suy nghĩ hay đã suy nghĩ đến rồi thì chắc ông buồn lắm, vì như lịch sử đã ghi lại, rằng cái ngày ông đến Coldstream, không tìm đâu ra được một con cừu trong cả thành phố. Nếu như Monck chỉ huy quân đội người Anh thì ông đã làm cho cả đạo quân đào ngũ mất rồi.
Nhưng người Scotland thuộc giống người nghèo khổ và thanh đạm, có thể sống bằng một chút ít lúa mạch nghiền giữa hai hòn đá, quậy với nước rồi nấu chín trên đá nóng đỏ.
Sau khi được phát lúa mạch chín rồi thì lính Scotland sẽ chẳng còn lo đến chuyện có hay không có thịt ở Coldstream.
Monck không quen ăn bánh lúa mạch nên còn thấy đói và cả bộ tham mưu, ruột cồn vào chẳng kém gì ông khi nhìn quanh nhìn quất xem còn món ăn gì nữa không. Monck cho người đi thám thính, lính trinh át đến nơi thấy thành phố bỏ hoang và chạn bếp sạch trơn, không tìm được dù chỉ một miếng bánh mì cỏn con để dọn cho Đại tướng.
Dần dần những chuyện kể cứ tiếp nối nhau, không chuyện nào làm yên tâm hơn chuyện nào, và khi nhìn thấy nỗi kinh hoàng và chán nản trên khắp các gương mặt binh sĩ, Monck phải quả quyết rằng ông không đói, vả lại hôm sau ăn cũng được, bởi vì rất có thể Lambert đã ở sẵn đó để đánh nhau và thế là sẽ nộp lương thực nếu như ông ta bị vây hãm trong Newcastle hoặc giả ông ta sẽ giải phóng cho quân của Monck vĩnh viễn khỏi cái đói nếu như ông ta thắng trận.
Cách an ủi này chỉ có hiệu quả với một số ít người, nhưng điều đó không quan trọng lắm đối với Monck vì Monck là con người rất độc đoán dưới vẻ ngoài dịu ngọt tuyệt vời.
Do đó ai cũng phải bằng lòng, hay ít ra cũng tỏ vẻ bằng lòng Monck - Monck cũng đói khát như quân của ông, tỏ vẻ hoàn toàn dửng dưng với việc không tìm ra được con cừu. Ông liền cắt một khúc thuốc lá vấn dài độ nửa phân, của một anh trung sĩ trong đoàn tuỳ tùng, và ông vừa nhai vừa trấn an phụ tá của ông rằng cái đói là một ảo tưởng, hơn nữu cứ có một cái gì đó để vào miệng là không bao giờ thấy đói.
Sự bông đùa này làm thoả mãn một vài người trước đây đã phản kháng lại việc khấu trừ phần ăn lần đầu mà Monck đã kiếm được từ vùng phụ cận của Lambert; số người ương ngạnh ưa chống đối thế là đã bớt đi một ít. Đội phòng vệ được thiết lập, các toán tuần tiễu bắt đầu làm việc và ngài dại tướng lại tiếp tục bữa cơm đạm bạc của ngài dưới mái lều mở toang.
Khoảng giữa trại của ông và của kẻ địch, có một tu viện: ngày nay chỉ còn lại là một vài di tích nhưng lúc đó vẫn còn và được người ta gọi là tu viện Newcastle. Tu viện này được xây cất trên một khoảng đất rộng cách biệt luôn cả đồng bằng lẫn con sông, bởi vì đất đó gần như là một đầm lầy có suối chảy vào và có nước là nhờ trời mưa.
Tuy nhiên, giữa những đầm nước mọc đầy cỏ dại cao lớn và năng sậy, người ta thấy lấn ra những khoảng đất rộng lớn chắn cứng xưa kia được dùng làm vườn rau quả, công viên, sân giải trí và các cơ ngơi phụ khác của tu viện giống như mấy cái chân của con nhện biển khổng lồ vươn ra từ tấm thân tròn trịa của nó.
Vườn rau, một trong những cái chân dài nhất của tu viện, chạy dài tới tận trại của Monck. Khốn khổ thay, lúc này là vào đầu tháng Sáu như chúng ta đã nói, nên vườn rau chẳng cung cấp được bao nhiêu cả.
Monck đã cho canh giữ nơi đó coi như là chỗ thích hợp nhất cho những cuộc đột kích bất ngờ. Người ta thấy rõ từ phía bên kia tu viện, những ngọn lửa trại của ông đại tướng thù địch, nhưng giữa những ngọn lửa đó và tu viện là con sông Tweed đang trải dài các lớp vảy sáng dưới bóng rơp của vài cây sồi to lớn và xanh rì.
Monck hoàn toàn biết rõ vị trí này - Newcastle và các vùng phụ cận đã có lúc được ông sử dụng làm đại bản doanh.
Ông biết rằng, vào ban ngày, kẻ thù của ông không chừng sẽ có thể cho lính thám thính ở nơi các phế tích đó và tìm cách đột kích, nhưng vào ban đêm, hắn ta sẽ không tò mò đến đó đâu.
Vậy là ông có an toàn thật sự.
Thành thử, sau cái mà ông gọi một cách hoa mỹ là bữa cơm tối của ông, nghĩa là sau buổi tập nhai được chúng ta nhắc đến ở đầu chương này, quân sĩ được thấy ông ngủ ngồi trên một cái ghế có phân nửa dưới ánh sáng đèn dầu, phân nửa dưới ánh trăng. Lúc đó đã gần chín giờ rưỡi tối.
Thình lình Monck bị tôi ra khỏi giấc ngủ mơ mơ màng màng đó vì một toán lính vui mừng la hét chạy ùa tới lấy chân đập vào cột lều ông, lào xào như ong vỡ tổ, đánh thức ông dậy.
Đâu có cần ồn dữ như vậy. Ngài đại tướng mở mắt ra.
- Ê! Các chú, chuyện gì thế? Nhiều tiếng trả lời:
- Thưa Đại tướng, ngài có ăn rồi.
- Ta đã ăn tối rồi, các chú ạ, - ông bình tĩnh trả lời, - và ta đã tiêu hoá bình yên như các chú thấy đấy, nhưng mà, xin mời vào và cho ta biết các chú đến có chuyện gì thế.
- Thưa Đại tướng, tin vui.
- Hừ! Bộ Lambert thông báo cho chúng ta ngày mai đánh nhau à?
- Thưa không ạ, nhưng chúng tôi vừa tóm được một chiếc thuyền chở cá đến trại Newcastle.
- Lầm rồi, các bạn ơi. Các ông London khó tính lắm. Các chú làm họ mất lòng rồi. Đêm nay và ngày mai họ sẽ trở thành tàn nhẫn. Thôi, trả cá và ngư dân cho Lambert đi, trừ khi… - Đại tướng suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục - Này, bọn ngư dân đó là ai thế?
- Thuỷ thủ vùng Picardie đánh cá dọc bờ biển Pháp, Hòa Lan và bị một cơn gió lớn thổi tấp vào bờ chúng ta.
- Có người nào trong bọn họ nói tiếng của chúng ta không?
- Gã sếp có nói vài tiếng Anh với chúng tôi.
Ông tướng càng lúc càng nghi ngờ khi theo dõi tin tức.
Ông nói:
- Thôi được Ta muốn gặp những người đó. Hãy đem họ đến đây.
Liền đó một sĩ quan tách ra đi tìm họ. Monck hỏi tiếp:
- Bao nhiêu người? Họ đi bằng thuyền gì?
- Tất cả là mười hay mười hai gì đó, thưa Đại tướng, họ đi trên chiếc thuyền đánh cá loại nhanh mà họ gọi là thuyền rượt con nước còn chúng tôi thì thấy nó là thứ đóng tại Hòa Lan. Chúng tôi phỏng chừng vậy…
- Và họ mang cá đến cho trại ông Lambert à?
- Thưa Đại tướng vâng ạ. Và hình như là họ đánh được một mẻ cá khá lớn đấy.
- Tốt, để xem sao, Monck nói.
Ngay lúc ấy viên sĩ quan đã trở lại dẫn theo người trưởng toán đánh cá nọ. Anh ta tuổi tác ước từ năm mươi đến năm mươi lăm gì đó, nhưng vẻ mặt còn trẻ. Anh có vóc người trung bình, mặc cái áo nịt đến ngang hông bằng len thô, đầu đội mũ không vành trùm xuống tận mắt, một dáng điệu ngập ngừng đặc biệt của dân thuỷ thủ - lối đi mà chính họ cũng không biết là nhờ chiếc tàu lắc lư, nên dù họ bước trên tấm ván hay ở khoang trống không, chân họ cũng vững vàng như cắm đến tận đáy biển vậy. Monck đưa đôi mắt tinh anh và sắc sảo quan sát anh chàng đánh cá một lúc lâu, người này mỉm cười với ông bằng một nụ cười nửa tinh quái nửa ngây ngô đặc biệt của dân quê.
Monck hỏi anh ta bằng tiếng Pháp rất đúng giọng:
- Anh nói tiếng Anh chứ?
- A, tồi lắm, thưa ngài, - người đánh cá trả lời.
Giọng trả lời gấp gáp giật giật là của người dân Miền Nam chứ không phải là của dân miền Tây và miền Bắc nước Pháp, Monck hỏi thêm để có dịp dò xét cái giọng đó lần nữa:
- Nhưng mà anh vẫn nói được đấy chứ!
Người đánh cá trả lời:
- À, những người đi biển như chúng tôi, thì tiếng gì cũng biết được chút ít.
- Vậy ra anh là thủy thủ đánh cá?
- Vâng, thưa ngài. Trong ngày hôm nay là ngư dân và là ngư dân nổi tiếng nữa. Tôi vừa bắt được một con cá vược nặng ít nhất cũng phải ba chục ký và hơn năm chục ký cá đối. Tôi còn có nhiều cá cơm nhỏ, đem lăn bột chiên thì rất tuyệt.
Monck vừa nói vừa cười:
- Tôi thấy là anh đã đi đánh cá trong vịnh Gasconge nhiều hơn là trong biển Manche.
- Đúng vậy, tôi là người miền Nam, điều đó không ngăn tôi thành một người đánh cá giỏi phải không, thưa ngài?
- Không, không. Tôi mua lại hết mẻ lưới của anh. Bây giờ thì hãy nói thật đi: cá này anh định giao cho ai?
- Thưa ngài, tôi không giấu giếm ngài điều chi. Tôi đang đi Newcastle, dọc bờ biển, thì một đám lính cỡi ngựa trên bờ, đi ngược chiều ra dấu cho tôi phải quay ngược trở lại theo đường dẫn đến trại của ngài, nếu không thì sẽ ăn đạn.
Người đánh cá nói thêm vừa cười:
- Và vì tôi không được trang bị để đánh nhau nên đành phải vâng lời.
- Thế tại sao anh lại đến Lambert mà không đến tôi!
- À thì, thưa ngài, tôi đến ngài Lambert vì mấy ông ở thành phố xỉa tiền khá sộp, trong khi các ông, dân Scotland, tín đồ Thanh giáo, mục sư phái Calvin, các người trong tập đoàn ước thệ, muốn tên gì gì đó là tuỳ thích các ông, các ông ăn thì ít lắm lại không trả tiền gì cả.
Monck nhún vai nhưng đồng thời cũng không khỏi cười mỉm.
Còn tại sao ở miền Nam, anh lại đến tận bờ biển của chúng tôi mà đánh cá?
- Tại vì tôi đã trót dại sắp cưới vợ ở Picardie.
- Ừ phải rồi, nhưng Picardie đâu phải là nước Anh?
- Thưa ngài, con người đẩy thuyền ra khơi, nhưng Chúa và gió thì làm phần còn lại và muốn đẩy thuyền đi đâu thì đẩy.
- Vậy là anh không có ý định cập bến ở nước chúng tôi?
- Không bao giờ.
- Anh đi bằng đường nào?
- Từ Ostende, nơi thấy có cả song, chúng tôi trở về thì một ngọn gió Nam mạnh đẩy chúng tôi lạc hướng.
Thấy không đi ngược được, chúng tôi phải xuôi theo nó. Chuyến đánh, cá được quá mà, mất thì uổng, đành phải mang đi bán ở hải cảng nước Anh nào gần nhất. Và hải cảng gần nhất là Newcastle. Lại đúng dịp may vì nghe người ta nói rằng đang có sự tăng dân ở trại, tăng dân ở thành phố, dân nơi nào thì cũng đều là người lịch sự, rất giàu, rất đói - cũng người ta nói cả đấy! Cho nên tôi cho thuyền hướng về Newcastle.
- Còn các bạn của anh, họ đâu rồi?
- Ồ! Các bạn của tôi, họ đều có cả trên thuyền, đó là những thủy thủ chẳng có một tí trình độ gì cả.
- Trong khi anh thì? - Monck hỏi.
Người trưởng toán cười:
- Ô, tôi ấy à! Tôi đã được đi khắp đó đây với cha tôi. Và tôi biết một xu, một đồng louis, một pistole, một louis, một louis kép, một ngôn ngữ của châu Âu gọi tên chúng là gì, cho nên thủy thủ đoàn của tôi nghe tôi như nghe lời thánh dạy và vâng lời tôi như vâng lời một đô đốc vậy.
- Như vậy thì chính anh là người đã nhắm ông Lambert như là khách hàng tốt nhất?
- Thưa đúng như vậy. Xin ngài hãy nói thật đi: tôi có lầm không?
- Sau này rồi anh sẽ thấy.
- Thưa ngài, dù sao nếu có lỗi gì thì đó là của tôi, chớ nên đổ cho các bạn tôi.
Monck nghĩ thầm.
- Đây nhất định là một tên có đầu óc.
Rồi sau vài phút im lặng để dò xét người đánh cá tỉ mỉ hơn, ông tướng hỏi:
- Anh nói anh đến từ Ostende phải không?
- Thưa ngài vâng ạ, tôi đi thẳng một lèo.
- Như vậy anh có nghe nói đến những sự kiện gì mới đây không, vì ta chắc ở Pháp và Hòa Lan người ta đang rộn ràng lên. Cái người tự xưng là vua nước Anh đó hiện giờ làm gì nhỉ?
Người đánh cá kêu lên, ổn ào khoa trương nhưng chân thật:
- Đây mới thật là một câu hỏi đúng chỗ, ngài không thể hỏi ai hơn tôi, bởi vì đúng là tôi có thể đáp lại, bằng một câu trả lời hấp dẫn. Thưa ngài, ngài hãy thử tưởng khi thả neo ở Ostende để bán mớ cá sòng vừa bắt được, tôi thấy cựu hoàng đi dạo trên các đồi cát trong khi chờ đợi lên ngựa đi La Haye: đó là một người cao lớn, xanh xao với mớ tóc đen và một gương mặt khá tiều tuỵ. Ngài có vẻ không được khỏe mạnh và chắc khí hậu ở Hòa Lan không tốt cho ngài.
Monck hết sức chăm chú theo dõi câu chuyện của người đánh cá kể vừa nhanh, vừa hoa mỹ lại dài dòng văn tự, bằng một thứ ngôn ngữ không phải của xứ người ấy. May thay ông ta kể thật xuôi. Người đánh cá, khi thì dùng một tiếng Pháp, khi thì xài một tiếng Anh, khi thì một tiếng có vẻ không thuộc quốc tịch nào cả, và đó là tiếng xứ Gascon.
May thay, đôi mắt của ông đã nói thay và nói một cách thật là lưu loát đến nỗi người ta có thể quên không nhìn miệng, nghe tiếng mà không thể rời ý nơi mắt ông được.
Ông tướng càng ngày càng tỏ vẻ bằng lòng với sự sát hạch của mình.
- Anh có nghe nói người có danh vị mà anh muốn gọi là cựu hoàng đó, sẽ đi về hướng La Haye để làm gì không?
- Ồ có, chắc chắn có rồi, tôi có nghe.
- Nhằm mục đích gì?
Người đánh cá trả lời:
- Thì luôn luôn cũng vẫn như cũ. Không phải là ông ta vẫn có ý định trở về Anh đó sao?
Monck nói, vẻ trầm ngâm:
- Ừ, đúng đấy.
- Nên kể thêm rằng, - người đánh cá nói thêm, - viên Tổng đốc khâm mạng. Ngài biết Guilliaume II đấy chứ, thưa ngài?
- Rồi sao?
- Ông này sẽ hết sức giúp cựu hoàng bằng mọi cách.
- À anh nghe nói như vậy à?
- Thưa không, tôi chỉ nghĩ vậy.
- Hình như anh rất khá về chính trị đấy?
- Ôi thưa ngài, bọn thủy thủ chúng tôi đã có thói quen nghiên cứu trời và nước, nghĩa là hai thứ linh động nhất thế gian, cho nên chẳng còn thứ gì lầm được.
Monck chuyển sang chuyện khác:
- À, mà này, hình như anh sắp sửa cho chúng tôi no nê đấy!
- Thưa ngài, tôi sẽ cố gắng hết sức.
- Trước hết, anh bán cho chúng tôi mẻ cá đó bao nhiêu?
- Tôi chưa ngu mà ra giá đâu, thưa ngài.
- Tại sao vậy?
- Tại vì cá của tôi thuộc về ngài.
- Do quyền gì?
- Quyền của kẻ mạnh.
- Nhưng mà ý của tôi thì muốn mua cho anh.
- Tôi không dám xin gì hơn.
- Anh muốn xin gì nữa?
- Tôi chỉ xin được ra đi.
- Đi đâu? Tới tướng Lambert à?
Người đánh cá kêu lên:
- Tôi ấy à, tôi đến Newcastle làm gì khi tôi chẳng còn con cá nào?
- Muốn gì thì gì, anh hãy nghe tôi nói đây. Một lời khuyên thôi.
- Sao ạ? Ngài muốn trả tiền cho tôi và lại còn cho thêm một lời khuyên tốt nữa à? Ôi, ngài ban ơn cho tôi nhiều quá.
Monck nhìn đăm đăm hơn bao giờ hết khuôn mặt người đánh cá và thấy trên ấy vẫn còn giữ chút gì hoài nghi.
- Vâng. Tôi muốn trả tiền cho anh và cho anh một lời khuyên, vì cả hai điều có liên quan với nhau. Vậy thì, nếu như anh quay trở lại cho tướng Lambert.
Người đánh cá làm một cử chỉ ở đầu và vai có ý nghĩa là "nếu hắn nhất quyết như vậy thì mình không nên làm phật ý hắn".
Monck nói tiếp:
- Anh đừng đi qua phía đầm lầy vì trong mình anh có tiền. Tôi có đặt ở đấy một toán lính Scotland. Họ khó chơi và sẽ không hiểu rõ thứ ngôn ngữ có đến ba thứ tiếng anh dùng. Họ có thể lấy lại những gì tôi vừa cho anh, để rồi khi về xứ, anh lại nói rằng Đại tướng Monck có hai bàn tay, một tay Scotland, một tay Ăng-lê, và ông ta dùng bàn tay Scotland lấy lại những gì mà bàn tay Ăng-lê cho ra.
- Ô! Thưa Đại tướng, tôi sẽ đi bất cứ nơi nào ngài muốn, xin ngài hãy an tâm, - người đánh cá nói với một vẻ sợ hãi lộ liễu đến mức thái quá. - Tôi chỉ xin ngài cho tôi ở lại đây nếu ngài muốn tôi ở lại.
Monck hơi cười nhếch mép nói:
- Tôi tin anh mà, nhưng hiện giờ tôi không thể giữ anh lại đây, trong lều của tôi.
- Thưa ngài, tôi không có ý như vậy, tôi chỉ mong ngài chỉ định cho tôi nơi ở nào thôi. Xin ngài đừng phiền vì đối với chúng tôi một đêm dễ trôi qua lắm.
- Nếu vậy thì tôi sẽ cho người dẫn anh về thuyền.
- Xin tuỳ ngài. Chỉ một điều nếu ngài cho một anh thợ mộc đưa tôi về thì tôi sẽ đội ơn lắm.
- Tại sao vậy?
- Thưa tại vì mấy cái ông trong đội quân của ngài đó. Khi cho cột dây cáp và ngựa kéo thuyền lên bờ họ đã va nó vào đá và làm lủng thuyền, nước vào ít nhất là hơn nửa thước, thưa ngài.
Tôi nghĩ rằng đó lại là thêm một lý do nữa để anh phải trở về trông coi thuyền của anh.
- Thưa, tôi xin tuân lệnh ngài. Tôi sẽ mang mấy giỏ cá lên để nơi nào tuỳ ý ngài rồi ngài trả tiền cho tôi, nếu thấy thích. Ngài cho tôi về nếu như thấy thuận lợi cho ngài. Ngài thấy đấy, tôi là một người sống rất dễ dãi.
- Thôi đi nào, anh đúng là quỷ ranh!
Monck nói, cái nhìn xét nét của ông không tài nào tìm ra một vết mờ nào trong ánh mắt trong suốt của người đánh cá.
- Ê! Digby!
Một người cận vệ xuất hiện.
- Anh hãy đưa anh chàng đáng trọng này cùng các bạn của anh ta đến các lều nhỏ trong quán nước trước các bãi đầm. Từ đấy họ dễ về thuyền hơn mà đêm nay cũng khỏi phải nằm ngủ dưới nước. Chuyện gì vậy, Spithead?
Spithead là anh trung sĩ mà Monck đã mượn một khúc thuốc lá để hút thay cơm ăn.
Ông hỏi thế vì Spithead bước vào lều của Đại tướng mà không có lệnh gọi. Anh ta nói:
- Thưa ngài, có một nhà quý tộc người Pháp vừa đến trình diện ở tiền đồn và ông ta xin được tiếp chuyện với ngài.
Câu chuyện tất nhiên là được trao đổi bằng tiếng Anh. Dù vậy người đánh cá cũng hơi giật mình, có điều Monck bận với người trung sĩ nên không để ý đến. Ông hỏi:
- Ông ta tên gì?
Spithead trả lời:
- Thưa ngài, ông ta có nói, nhưng mà mấy cái tên quỷ quái bằng tiếng Pháp đó thật là khó phát âm ra từ cổ họng Scotland. Tôi không nhớ nổi. Hơn nữa, ông này, theo như các lính cận vệ nói lại, thì cũng là người hôm qua đã trình diện ở trạm tiếp tân, mà ngài không muốn tiếp đó.
- Đúng rồi, lúc ấy ta bận họp các sĩ quan.
- Thưa ngài có định cho ông ta như thế nào không ạ?
- Có. Đưa ông ta đến đây.
- Có cần phải đề phòng gì không? Bịt mắt ông ta lại, chẳng hạn.
- Chi vậy? Ông ta sẽ chỉ nhìn thấy những gì ta muốn cho ông ta nhìn thấy, nghĩa là thấy ta có chung quanh hơn mười một ngàn quân gan dạ không cần đòi hỏi gì hơn là được hy sinh cho nước Scotland và nước Anh.
- Còn ông kia, thưa ngài? - Spithead vừa nói vừa chỉ người đánh cá đang đứng yên đó trong suốt câu chuyện, làm như người có thấy nhưng không hiểu gì cả.
Monck kêu lên:
- À, phải rồi!
Rồi quay sang người đánh cá, ông nói:
- Xin tạm biệt, ông bạn ạ, tôi đã lo chỗ ở tạm cho anh rồi.
- Digby, đưa anh ta đi. Đừng sợ gì cả, tôi sẽ cho gởi tiền đến anh ngay.
- Đa tạ ngài, - người đánh cá nói.
Chào xong, ông ta bước ra, có Digby kèm theo. Cách trại trăm bước, ông gặp lại các bạn đồng hành. Họ thì thầm luôn miệng, thoáng một chút lo lắng, nhưng khi ông ra dấu thì họ có vẻ yên tâm hơn.
- Ô kìa các anh ơi! - Người trưởng toán kêu lên, lại đây các anh! - Ngài Đại tướng Monck đã rộng lượng trả tiền cá cho chúng ta và còn có lòng tốt cho chúng ta ngủ nhờ qua đêm nữa.
Những người đánh cá họp lại với trưởng toán của họ, và do Digby hướng dẫn, họ lên đường về phía các quán nước, là nơi được chỉ định cho họ như đã nói.
Trên đường, những ngư dân này đi ngang qua vùng bóng khuất gần toán cận vệ đang dẫn nhà quý tộc Pháp đến gặp Đại tướng Monck.
Nhà quý tộc này cưỡi ngựa, choàng một áo bành tô rộng lớn cho nên dù rất tò mò muốn biết mặt thì người chủ thuyền cũng không thấy rõ. Còn nhà quý tộc thì không lưu ý đến toán người nhỏ bé ấy, không biết rằng mình đi sát cạnh những người cùng quê hương xứ sở.
Viên sĩ quan cận vệ sắp xếp cho khách ở trong một căn lều khá sạch sẽ của bà chủ quán Ireland vừa phải dọn đi một nơi khác với sáu đứa con của bà, ở đâu được thì ở. Trước lều, một đống lửa to ngọn đốt lên phản chiếu ánh sáng đỏ thẫm trên các vũng nước đầy cỏ dại trong đầm có gió hiu hiu khá mát mẻ thổi gợn sóng lăn tăn. Thu xếp đâu đó xong xuôi, viên sĩ quan cận vệ chúc các thuỷ thủ ngủ ngon và lưu ý rằng từ nơi cửa lều, họ có thể nhìn thấy cột buồm của chuyến thuyền đang lắc lư trên sông Tweed, chứng tỏ nó chưa chìm đến đáy đâu.
Hình như quang cảnh này làm cho người trưởng toán đánh cá rất đỗi vui mừng.
Chú thích:
(1) Nghị viện xương cụt
Danh sách chương