D Artagnan thao thức suốt đêm để phác kế hoạch cho tới hừng sáng hôm sau.
- Thế là xong! - ông vừa nói vừa bật dậy ngồi trên giường, bàn tay đỡ cằm, cùi chỏ chống gối, - Thế là xong! Mình sẽ tìm bốn mươi người đàn ông tín cẩn, khỏe mạnh, tuyển mộ trong đám người gây phiền nhiễu chút ít nhưng có kỷ luật. Mình sẽ hứa trả cho họ năm trăm louis một tháng, nếu họ trở về được, còn nếu không, không trả gì hết, hoặc sẽ trả phân nửa cho bà con họ. Về phần nơi ăn chốn ở thì đó là việc của bọn Anh. Họ có bò đầy đồng, thịt muối đầy thùng, gà đầy chuồng và thóc đầy vựa. Mình sẽ đưa đội quân này đến ra mắt đại tướng Monck. Ngài sẽ rất bằng lòng với mình. Mình sẽ được ngài tin cẩn và mình sẽ chụp lấy thời cơ sớm nhất.
Nhưng nghĩ tới đó d Artagnan lắc đầu và ngưng lại.
- Không, - ông lại nói, - mình sẽ không bàn kế này với Athos bởi nó không mấy cao thượng. Phải dùng bạo lực, - ông nói tiếp,- chắc chắn như thế để khỏi dính dấp gì đến lòng trung tín của mình. Với bốn mươi người, mình sẽ tung hoành khắp chốn theo lối du kích. Phải, đúng đấy! Nhưng nếu mình đụng đầu không phải với bốn chục ngàn quân Anh như Planchet đã nói, mà là bốn trăm ngàn thì sao? Mình sẽ bị đánh bại, vì lý do trong bốn mươi chiến sĩ của mình có ít ra là mười tên ăn hại hoặc mười lên khác lập tức bị giết chết chỉ vì ngu ngốc.
Không! Đúng vậy, khó mà có bốn mươi người đàn ông tin cậy được. Thôi, phải bằng lòng với con số ba mươi vậy.
Bớt đi mười người, quân số ít ỏi chắc mình tránh được đụng độ, và cho dù có đụng độ đi nữa, thì ba mươi người được chọn lựa kỹ hẳn bảo đảm hơn bốn mươi. Ngoài ra, mình còn tiết kiệm được năm ngàn louis - nghĩa là một phần tám số vốn của mình, như vậy cũng đáng công đấy chứ? Vậy là đã quyết định mình sẽ chỉ có ba mươi người. Mình sẽ chia họ ra làm ba nhóm, bọn mình sẽ rải ra khắp xứ, và sẽ có lệnh tụ tập lại vào một lúc nào đó. Với cách đó, với từng nhóm mười người, bọn mình sẽ không bị nghi ngờ và đi trót lọt. Phải rồi, phải rồi, ba mươi, con số tuyệt vời. Ba lần mười. Con số ba đúng là con số kỳ diệu.
Đúng vậy, một đội quân ba mươi người tập họp lại sẽ rất khá.
- Nhưng hỡi ôi? Thật khổ cho thân tôi! - D Artagnan lại tiếp tục nói, - còn cần phải có ba chục con ngựa. Thế thì vỡ nợ? Rõ khỉ, cái đầu mình để đâu mà quên bẵng đi mất mấy chục con ngựa? Ai mà có thể tưởng tượng nổi rằng làm một cú như vậy mà không có ngựa? Thôi, thây kệ, đành chịu vậy, khỏi phải dùng ngựa ở xứ đó tuy chúng chẳng tồi lắm đâu. A, còn quên!
Ba nhóm, vậy là cần phải có ba nhóm trưởng. Đó mới là điều ngặt nghèo. Trong ba người, mình có sẵn một rồi, đó chính là mình. Phải. Nhưng còn hai nhóm trưởng kia thì chỉ tốn cho riêng họ thôi cũng mất gần bằng số tiền của cả đội. Không được, dứt khoát là không được. Chỉ cần mỗi một nhóm trưởng thôi.
Vậy thì trong trường hợp này, mình bớt quân số trong đoàn đi còn hai mươi người thôi. Mình biết hai mươi người thì ít thật đấy, nhưng mà bởi vì với ba mươi người mình đã quyết định không kiếm chuyện với ai thì với con số hai mươi, tình hình chác sẽ khác hẳn hơn nữa. Hai mươi, số tính thật tròn. Ta bớt đi được mười con ngựa, chuyện đáng xem xét đấy. Và thế là với một chàng nhóm trưởng giỏi.
Chán quá! Thế mà cũng phải mất bao nhiêu là kiên trì và tính toán! Có phải là mình đổ bộ với quân số bốn mươi và bây giờ đây mình bớt xuống còn hai mươi mà kết quả thì cũng y như nhau không? Tiết kiệm được những mười ngàn louis và lại còn chắc ăn hơn! Tốt lắm? Giờ thì thử tính coi: chỉ còn có mỗi một việc là kiếm cho ra anh chàng nhóm trưởng đó. Phải kiếm cho ra anh ta và rồi tôi, đâu có dễ gì? Mình cần anh ta phải giỏi, phải gan dạ như mình đây. Phải, nhưng mà anh ta lại phải biết điều bí mật của mình và vì cái điều bí mật này đáng giá bạc triệu, và trong khi mình chỉ trả cho anh ta có một ngàn hoặc một ngàn rưởi louis hơn, anh ta sẽ bán cái bí mật này cho tên Monck.
Chán quá, không được, không có nhóm trưởng gì cả? Thêm nữa, dù anh chàng câm như hến, hắn cũng sẽ chọn một tên lính mà hắn ưa thích nhất trong nhóm để làm phụ tá.
Tên phụ tá này sẽ biết được điều bí mật của viên nhóm trưởng, trong trường hợp anh này này ngay thẳng, không muốn bán nó đi. Thế là tên phụ tá, íl liêm khiết, ít tham vọng hơn này sẽ bán tuốt luốt với giá năm chục ngàn louis. Thôi, thôi, không thể được. Nhất định là không có đội trưởng! Nhưng như vậy thì làm sao mình có thể chia đôi quân của mình ra làm hai được, làm sao mình có thể hành động ở hai nơi cùng một lúc? Nhưng có ích gì mà mình phải hành động ở hai ba nơi trong lúc mình chỉ cần tóm cổ có một người? Ích lợi gì mà mình phải làm suy yếu một đội quân bằng cách phân tán một ít đằng này và một ít đằng kia? Một đội quân duy nhất thôi.
Chán quá! Chỉ một đội thôi, và do d Artagnan chỉ huy.
Hay lắm! Nhưng mà một nhóm hai mươi người thì dễ bị mọi người người dòm ngó. Không nên để người ta nhìn thấy một nhóm hai mươi kỵ sĩ đi chung một chỗ, người ta sẽ phái một đại đội lính tới để hỏi mật khẩu, rồi nếu như thấy ta lúng túng, họ sẽ nổ súng bắn ông d Artagnan và đội quân của ông ta như bắn thỏ. Vậy thì mình bớt đi mười người, bằng cách đó mình hành động một cách đơn giản hơn mà lại chặt chẽ hơn. Mình sẽ bị bắt buộc phải thận trọng và đó là một nửa sự thành công trong các loại công việc mà mình đang thi hành đây.
Quân đông thì dễ có hành động rồ dại. Lại khỏi phải đi mua, đi bắt mười con ngựa. Ô! Ý kiến tuyệt diệu! Lòng mình yên ổn biết bao! Hết sợ bị nghi kỵ, hết sợ mật khẩu, hết sợ nguy hiểm nữa. Mười người: đó là bọn dầy tớ hay kẻ thừa hành. Mười người cỡi mười con ngựa chở đầy hàng hoá linh tinh đi đâu cũng sẽ được người ta chấp nhận và tiếp đãi tử tế. Mười người đi cho tổ hợp Planchet và Công ty từ nước Pháp.
Không có gì phải bàn. Mười người đàn ông này được ăn mặc như những công nhân, với một con dao săn bắn sắc bén, một súng ngắn tốt giấu sau đôi ngựa, một súng lục trong bao yên ngựa. Họ không để ai phải lo sợ vì họ không có ý đồ xấu.
Có lẽ họ cũng có chút máu buôn bán, nhưng mà có hại gì đâu, người buôn lậu cũng như kẻ đa thê đâu có phải bị treo cổ. Cái điều tệ có thể xảy ra cho bọn mình là người ta sẽ tịch thu hàng hoá của mình, mà một khi hàng hoá đã bị tịch thu rồi, ôi thôi, đúng là trúng mánh. Ờ! ờ! Đó là diệu kế! Chỉ có mười người thôi, mười người mà mình tuyển chọn làm việc cho mình, mười người sẽ giải quyết công việc như bốn mươi người thế mà mình sẽ chỉ tốn tiền như cho bốn mươi, và để cho thật bảo đảm an toàn, với họ mình sẽ không hé môi về ý định của mình và với họ mình sẽ chỉ nói gọn lỏn: "Này các bạn, chúng ta sắp đi làm một cú". Bằng cách đó, quỷ Satan có ma mãnh mấy đi nữa cũng chẳng giở trò gì được. Tiết kiệm được mười lăm ngàn louis. Thật tuyệt vời!
Thế là d Artagnan được khích lệ bởi sự tính toán khôn khéo của ông, bèn thôi không tiếp tục nghĩ thêm và quyết định không thay đổi gì nữa cả. Ông đã có xong trong trí nhớ minh mẫn một danh sách tên của mười người có tiếng trong giới giang hồ đã từng bị số mệnh bạc đãi hay pháp luật quan tâm. Sau đó, d Artagnan đứng lên và đi tìm họ tức khắc, không quên dặn Planchet đừng chờ cơm trưa và cũng có thể cả cơm chiều. Sau một ngày và một buổi lặn lội trong hang cùng ngõ hẻm của thành phố Paris, d Artagnan thấy kết quả thu được đã tạm đủ.
Ông không cho ai biết được ai hết.
Thế là không đầy ba mươi tiếng đồng hồ ông đã chọn lựa, lấy người này bỏ người kia và tập trung được một bộ sưu tập khả ái những bộ mặt bất hảo nói tiếng Pháp còn dở hơn thứ tiếng Anh mà họ sắp sửa phải dùng đến. Phần lớn trong số họ là những vệ binh mà d Artagnan có thể công nhận tài năng trong những cuộc đụng độ khác nhau hoặc vì say rượu, hoặc do những nhát kiếm rủi ro, những lần được bạc to lớn bất ngờ, những cuộc chỉnh lý kinh tế của ngài Mazarin mà họ buộc lòng phải đi tìm bóng tối và sự cô đơn - hai kẻ an ủi thấu hiểu. Diện mạo của họ đều mang những dấu vết ưu tư sầu muộn mà họ đã lừng trải qua và quần áo của họ đều rách rưới.
D Artagnan cấp bách giải thoát những nỗi khốn cùng này bằng cách phân chia khôn khéo những đồng écus của xã hội cho họ, và sau khi đã trông chừng họ dùng tiền này sắm sửa quần áo để làm đẹp bộ mã bên ngoài của đội quân, d Artagnan mới hẹn gặp đám tân binh này ở phía Bắc nước Pháp, giữa Berghe và Saint-Omer. Thời hạn hẹn là sáu ngày, và d Artagnan vốn biết khá rõ về lòng nhiệt thành, tính khí dễ chịu, sự chân thật tương đối của đám tân binh nổi tiếng này, nên chắc chắn rằng sẽ không có một người nào trong bọn sai hẹn cả.
Xong xuôi rồi, d Artagnan đi gặp Planchet để từ biệt và còn phải trả lời câu hỏi về đám binh sĩ của ông. D Artagnan không nói gì với Planchet về vấn đề cắt giảm bớt quân số mà ông đã giải quyết xong.
Ông ngại làm thương tổn đến lòng tin tưởng của người góp vốn. Planchet thật vui mừng khi được biết rằng đội quân đã được tuyển đủ, và rằng chính lão, Planchet đây, sẽ được kể như một ông vua một nửa ngồi trên ngai vàng - bàn giấy tuyển mộ một đạo quân đặc biệt dành riêng đi gây chiến với cái xứ Anh xảo trá kia.
Planchet giao cho d Artagnan phần của gã hai mươi ngàn louis bằng đồng louis "kép" xinh đẹp, và thêm hai mười ngàn louis trả cho d Artagnan, cũng vẫn những đồng louis "kép" xinh đẹp.
D Artagnan chia đều số tiền bỏ vào túi xách và thử nhấc mỗi túi trong tay nói:
- Mấy cái đồng tiền này, coi bộ rắc rối dữ hả anh bạn Planchet thân mến? Hơn ba chục ký lô đấy chứ?
- Gì! Con ngựa của ngài sẽ mang nó đi như mang một cọng lông gà thôi!
D Artagnan lắc đầu:
- Chớ nói thế, Planchet ạ. Một con ngựa mà chở nặng thêm ba chục kí lô nữa ngoài cái áo khoác và người kĩ sĩ thì không dễ gì qua nổi một con sông, không thể phóng một cách nhẹ nhàng qua một bức tường hay một cái hố, và thế là không còn ngựa, không còn kỵ sĩ gì ráo. Đúng là anh không biết mấy thứ đó, Planchet ạ, vì anh suốt đời chỉ là lính bộ.
- Vậy thì, thưa ngài làm sao bây giờ?
D Artagnan nói:
- Nghe đây, ta sẽ trả lương cho đội quân khi họ trở về gia đình. Hãy cất giữ dùm số tiền hai mươi ngàn louis của ta để sinh lợi trong lúc ta đi vắng.
- Còn phân nửa của tôi? - Planchet hỏi.
- Thì ta mang theo.
- Thật vinh dự được lòng tin của ngài, nhưng nếu ngài không trở về thì sao?
- Cũng có thể, mà cũng không đúng hẳn như thế. Vậy thì Planchet ạ, để đề phòng trường hợp ta không quay về, hãy đưa giấy bút đây ta viết chúc thư cho anh.
Nói xong d Artagnan cầm bút viết trên một tờ giấy thường:
"Tôi, d Artagnan, sở hữu của hai mươi ngàn louis, là tiền dành dụm từng đồng xu từ ba mươi năm qua mà tôi đã phụng sự Đức Hoàng thượng vua nước Pháp. Trong số tiền này, tôi biếu Arthos năm ngàn, Porthos năm ngàn, Armis năm ngàn để họ mang biếu cho bạn tôi là Raoul, Tử tước De Bragelonne. Còn năm ngàn còn lại tôi biếu Planchet để anh ta không cảm thấy hối tiếc khi mang mười năm ngàn louis kia cho bạn của tôi.
Tôi chứng ký dưới đây làm bằng
D Artagnan"
Planchet tỏ vẻ rất tò mò muốn biết d Artagnan đã viết những gì. Người lính ngự lâm bảo Planchet:
- Đây, đọc đi!
Đọc xong, Planchet rơi nước mắt.
- Bộ ông tưởng không có mấy chữ đó rồi tôi không đưa tiền ra sao? Nếu vậy thì tôi không nhận năm ngàn louis của ông đâu
D Artagnan mỉm cười:
- Cứ nhận đi Planchet, nhận đi, và như vậy thì anh sẽ chỉ mất có mười năm ngàn louis thôi thay vì mất hai chục ngàn, và anh cũng sẽ phải khỏi mang cái tội cố ý nhục mạ chữ ký của chủ anh mà cũng là bạn anh, khi anh tìm cách không để mất đồng nào hết.
Để khởi sự, d Artagnan bắt đầu lên đường vào một ngày rất đẹp: trời không mây, đầu óc không vẩn đục, vui vẻ khỏe khoắn, tâm trí bình yên và cương quyết. Phần chủ yếu đã giải quyết xong, đương nhiên ông cảm thấy như được uống một nguồn năng lực mạnh gấp mười lần và nguồn sức mạnh đó, qua dây thần kinh toả lan đi khắp cơ thể.
Một lần nữa ông lại lên yên như trong thời xa xưa, cũng trên con đường này, con đường đầy kỷ niệm về những phiêu lưu đã đưa ông đến Boulogne. Lần này là lần thứ tư, đi trên đường, ông ngỡ như có thể nhận ra những dấu chân cũ trên vỉa hè và dấu vết của những cú đấm mà mình đã để lại trên các cửa lữ quán.
Ký ức của ông, luôn luôn sôi động và tỉnh táo, đã làm sống lại cái thời thanh xuân đó mà dù đã ba mươi năm qua, vẫn còn trong tấm lòng hào hiệp và cú đấm thép của ông.
Ôi, bản chất của con người này thuần hậu biết bao! Ông có tất cả mọi đam mê, sôi nổi, cả thói hư tật xấu lẫn mọi sự yếu mềm, và cái tính khí tương phản quen thuộc trong đầu óc đã đổi tất cả những khuyết điểm đó thành những ưu điểm tương xứng.
D Artagnan, nhờ trí tưởng tượng không ngừng lang thang đó đây của ông, như cảm thấy lo sợ nên bước tới chỗ bóng đen đó và thế là ông trở nên hết sức gan dạ nếu sự nguy hiểm trở thành thực tế. Lại nữa, tất cả trong ông đều là do xúc động và từ đó là lạc thú nảy sinh. Ông yên mọi người nhưng không bao giờ chán nản về mình, và đôi lần, nếu có ai quan sát lúc ông một mình, người ta sẽ thấy ông kể lể, giễu cợt mình hoặc là cười với những trò hề tưởng tượng chừng năm phút trước lúc gặp sự phiền nhiễu.
Lần này, d Artagnan có lẽ không cảm thấy vui vẻ như trước kia, như với viễn ảnh sẽ gặp được vài người bạn tốt ở Calais, mà thay vào đó lại là mười tên vô lại khoác lác. Những lúc này nỗi buồn không đến viếng ông quá một lần mỗi ngày, và hình như có năm lần thăm viếng ngắn ngủi của vị thần ảm đạm này trước khi ông nhận ra bờ biển dẫn đến Boulogne.
Lúc này d Artagnan có linh cảm đã gần kề trận chiến; mọi tình cảm nào khác ngoài lòng tự tin đều tan biến hết.
Từ Boulogne ông đi dọc theo bờ biển Calais, Calais là điểm hẹn chung, ông đã ra lệnh cho mỗi tên lính của ông đến quán trọ Grand Monarque là nơi giá sinh hoạt không quá đắt đỏ, nơi bọn thuỷ thủ cũng như những gã trai tráng mang kiếm trong bao da ùn ùn lui tới. Tất nhiên họ sẽ tạm dừng bước ăn uống và sau cùng là hưởng thú vui êm ái của cuộc đời chỉ có ba mươi xu một ngày.
D Artagnan dự định sẽ bất chợt bắt gặp họ trong cảnh sống phiêu bạt để xét đoán họ từ dáng vẻ bên ngoài xem họ có thể là những người bạn đồng hành tốt hay không.
Quán trọ Grand Monarque nằm trên một con đường nhỏ song song với bến cảng mà không trông thẳng ra đó. Vài ngõ hẻm chạy băng qua như những bậc ngang của chiếc thang mà hai đường song song là đường cái và con lộ lớn trước bến cảng.
Theo các ngỏ hẻm, người ta đổ xô ra bến cảng và ngược lại, vào đường cái.
D Artagnan đến bến cảng, đi vào một con đường hẻm đó và bất thình lình xuất hiện trước cửa quán trọ Grand Monarque.
D Artagnan đến thật đúng lúc và điều đó làm ông nhớ lại thuở trước tại quán trọ Franc-Maunier ở Meung. Bọn thuỷ thủ đang cãi nhau và hầm hè nhau một cách kịch liệt. Ông chủ quán, bà chủ quán và hai chú hầu bàn đang lo ngại trông chừng cái đám cờ bạc xấu máu có vẻ như sẵn sàng dao búa xông vào nhau trong trận sống mái.
Tuy nhiên sòng bài vẫn tiếp tục.
Hai người đàn ông ngồi trên băng đá có vẻ như trông chừng cửa ra vào, tám gã khác thì chiếm bốn cái bàn đặt ở cuối phòng. Cả người ngồi trên băng đá lẫn người ngồi ở bàn không ai tham gia vào trận gây gổ lẫn cuộc đỏ đen cả. D Artagnan nhận ra ngay đám thuộc hạ của ông dưới lớp vỏ khán giả lạnh lùng và thờ ơ đó.
Trận gây gổ sắp bùng lên. Mọi đam mê đều như biển cả, có thủy triều lúc lên lúc xuống. Một thủy thủ hăng tiết hất cái bàn mà trên đó có cả tiền. Bàn đổ, tiền lăn tung tóe. Lập tức nhiều ông khách trong quán đổ xô ra lượm tiền, "thủ" một số lớn những đồng bạc trắng rồi chuồn đi mất trong khi bọn thuỷ thủ mắc lo xâu xé nhau.
Hai người ở băng đá và tám người ở trong phòng, mặc dù tỏ vẻ xa lạ với nhau, nhưng hình như đã ra hiệu giữ thái độ thản nhiên giữa những tiếng kêu la inh ỏi đầy thịnh nộ cùng với tiếng các đồng tiền va nhau leng xẻng. Riêng có hai người chợt dùng chân đẩy mấy tên ẩu đả bị té lăn dưới gầm bàn của họ ra.
Sau đó hai người nữa đành rút tay ra khỏi túi còn hơn là nhào vô tham gia với đám huyên náo. Rồi thêm hai người nữa leo lên bàn họ đang ngồi như những người sợ bị tạt nước bất ngờ nên phải tránh.
D Artagnan tự nhủ, mắt không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào mà chúng ta vừa kể qua:
- Ồ, khá lắm: họ kín đáo trầm tĩnh, quá quen thuộc với cảnh ồn ào, đánh đá. Khỉ gió! Mình được tay bài đỏ thật.
Thình lình, ông chú ý đến một góc trong căn phòng.
Bọn thủy thủ vừa giảng hoà với nhau xong liền quay sang chửi mắng hai người đã dùng chân đẩy mấy người bạn họ.
Một gã nửa say vì giận nhưng say khướt vì bia, bằng một giọng hăm doạ, đến hỏi người nhỏ con trong hai người đó rằng anh ta lấy quyển gì mà dám dùng chân đụng vào đám môn hạ của Chúa Trời như đạp chó vậy. Vừa chất vấn, gã vừa cố ý đưa thẳng quả đấm gân guốc của gã đến ngay trước mũi chàng lính mộ của ngài d Artagnan.
Anh chàng này tái mặt đi không rõ là vì sợ hay vì giận.
Thấy vậy gã thủy thủ kết luận là vì sợ, nên gã giơ quả đấm lên với ý định rõ rệt là sẽ cho rớt xuống đầu người lạ mặt. Nhưng mặc dầu không ai thấy người bị hăm doạ nhúc nhích gì cả, bất thình lình anh ta phóng một quả đấm dữ dội vào bụng gã thủy thủ làm gã lăn cù đến tận cuối phòng và kêu la thảm thiết. Lúc ấy, những bạn bè của kẻ chiến bại theo tinh thán đồng đội liền đổ xô vào người chiến thắng.
Anh này, cũng phớt tỉnh, thản nhiên như trước đó, không dại dột dùng đến khí giới mà lại tóm lấy một bình bia có nắp thiếc rồi đập gục hai hay ba kẻ đang xông vào. Thế rồi, thấy anh ta có vẻ sắp bị đè bẹp vì số đông bảy người ở trong phòng vẫn lặng thinh kia giờ hiểu ra rằng chính nghĩa của họ đang bị đe doạ nên lập tức xông vào cứu bạn.
Đồng thời hai con người thờ ơ với thế sự ngồi ngoài cửa kia cũng quay vào, nhíu mày chứng tỏ có ý định rõ ràng là sẽ đánh úp đối phương nếu chúng không chịu ngưng chiến.
Ông chủ quán, mấy chú hầu bàn và hai cảnh sát trực đêm đi ngang qua vì tò mò đã bước sâu vào quán và tất cả cũng bị bao vây trong trận chiến, và bị ăn đòn nhừ tử.
Đám người Paris đánh nhau thật dữ dội theo những lối đánh rất đẹp mắt. Sau đó, khi bắt buộc phải tháo lui trước số người quá đông, họ đứng thủ thế phía sau cái bàn lớn mà bốn người hất dựng lên, trong khi đó hai người còn lại mỗi người cầm một con ngựa gỗ và sử dụng chúng như thứ dụng cụ của một lò sát sinh khổng lổ. Chỉ một lần đập cái máy bắn đá gớm ghiếc đó, họ đã làm tám gã thủy thủ cùng lúc té sóng ngoài.
Trên bàn, người bị thương nằm la liệt và trong căn phòng thì đầy bụi, đầy tiếng la ó. D Artagnan thấy thoả mãn với bằng chứng trước mắt bèn bước tới khẽ đập đốc kiếm vào những ai còn ngẩng đầu lên và ông quát lên một tiếng, làm trận chiến ngưng tức khắc.
Ông dồn hết mọi người lại để mình đứng tách riêng ra, làm chủ tình hình.
- Cái gì thế? Ông cất giọng hỏi đám người bu quanh, oai nghiêm như Thần Biển khi truyền Quos cgo(1).
Sau đó, như kiểu ẩn dụ của Virgile đã viết, ngay từ lúc nghe tiếng quát mỗi người lính mộ đều biết ông chủ tối cao của họ, liền thu lại cả cơn nóng giận lẫn con ngựa gỗ.
Về phía bọn thủy thủ, khi thấy thanh gươm tuốt trần cùng khí phách hùng dũng và cánh tay lanh lẹ qua vóc dáng một người có vẻ quen chỉ huy đến tiếp cứu kẻ thù, họ liền thu nhặt đám bị thương cùng mớ nồi niêu song chảo của họ và mang đi.
Đám người Paris lau mồ hôi trán và kính cẩn cúi thủ lãnh.
D Artagnan được chủ quán trầm trồ khen ngợi. Ông đón nhận theo cách thức của người biết rằng "chuyện ấy cũng thường thôi", xong ông tuyên bố rằng ông đi dạo một vòng trên bến để chờ bữa ăn tối.
Mỗi người trong đám lính mộ hiểu ngay hiệu lệnh, liền phủi bụi trên áo quần, đi theo d Artagnan.
D Artagnan trong khi lững thững đi dạo tuy để ý đến mọi chuyện xung quanh nhưng vẫn không dừng bước. Ông tiến về phía đồi cát, còn mười người kia hoang mang nhận thấy cùng đi chung một đường, bên trái, bên phải sau lưng đều có người đồng hành không ngờ đang nối gót nhau và cùng hằm hè nhìn nhau đầy giận dữ.
Chỉ khi đến chỗ trũng nhất của đụn cát thấp nhất, khi đã bỏ xa họ, d Artagnan mới mỉm cười quay lại vẫy tay ra hiệu hoà giải.
- Ô kìa, các ông! Đừng cấu xé nhau. Các ông được sinh ra để sống với nhau, để thông cảm nhau về mọi phương diện chứ không phải để ăn tươi nuốt sống lẫn nhau.
Thế là chấm dứt mọi ngại ngùng. Họ thở phào như vừa được tôi ra khỏi quan tài và họ thích thú nhìn ngắm nhau. Xong họ đưa mắt nhìn sang chủ tướng của họ. Người mà từ lâu đã biết rõ cái nghệ thuật vĩ đại về cách ăn nói với những người đàn ông được tôi luyện đến mức này, liền ứng khẩu một bài diễn văn ngắn như sau, giọng đầy nhiệt tình đặc biệt của xứ Gascon:
- Này, tất cả các ông đều biết tôi là ai rồi. Tôi đã thu nhận các ông, biết rõ các ông là những con người dũng cảm và mong muốn các ông hợp tác với tôi trong một cuộc viễn hành đầy vinh quang. Hãy nghĩ rằng các ông làm việc với tôi tức là các ông phụng sự cho Đức vua. Tôi chỉ báo cho các ông biết rằng nếu các ông để lộ ra chút gì về điều đó thì tôi sẽ tức khắc đập vỡ đầu các ông ra bằng cách nào tôi thấy thích hợp nhất. Các ông ạ, các ông thừa hiểu rằng bí mật quốc gia thì cũng như thuốc độc vậy, chừng nào thuốc độc này còn nằm trong hộp và hộp được đậy kín thì nó không hại gì cả. Còn ra khỏi hộp nó làm chết người ngay. Bây giờ xin các ông hãy lại gần đây và các ông sẽ được biết điều bí mật mà tôi có thể nói ra được.
Tất cả tò mò tiến gại gần d Artagnan. Ông nói tiếp:
- Các ông lại gần dây. Chúng ta cần phải biết và báo cáo về cho ngài Tổng giám tài chánh rõ bọn buôn lậu Anh đang làm hại các nhà buôn Pháp như thế nào. Ta sẽ đột nhập nhiều nơi và nhìn thấy mọi thứ.
Chúng ta là những người dân nghèo xứ Picard bị bão tố thảy lên bờ. Khỏi phải nói rằng chúng ta sẽ bán cá rành rẽ không thua gì ngư dân thật sự. Chỉ một điều là khi mà người ta đoán ra chúng ta là ai và làm chúng ta lo ngại, thì lúc đó chúng ta lập tức sẵn sàng ứng chiến để tự vệ. Đó là lý do tại sao tôi đã chọn các ông, những người nhạy bén và can đảm, chúng ta sẽ sống bình thường và không lo nguy hiểm gì lắm, vì rằng đằng sau chúng ta là một vị đỡ đầu có thế lực nhờ đó mà chúng ta không sợ bị rắc rối. Tôi chỉ không bằng lòng có một điều, nhưng tôi mong rằng sau một lời giải thích ngắn ngủi, các ông sẽ gỡ rối cho tôi. Cái điều làm tôi phật lòng đó là đã mang theo một đoàn ngư dân ngu ngốc. Một đoàn người như vậy sẽ gây khó khăn khá lớn cho chúng ta. Trừ phi, ngẫu nhiên ở đây có ai đã từng thấy mặt biển ra sao.
- Ồ! Cái đó không hề chi! - Một tay lính mộ la lên. - Tôi đây đã từng là tù binh của bọn hải tặc ở Tunis trong ba năm và tôi biết cách lái tàu như một đô đốc vậy.
- Đấy, thấy chưa? - D Artagnan nói, - sự ngẫu nhiên thật là tuyệt diệu?
D Artagnan thốt lên với một giọng hiền khô vì ông thừa biết rằng cái tên nạn nhân của hải tặc này là một tên cướp biển cũ và ông đã thuê hắn ta chỉ vì biết rõ gốc gác đó. Nhưng d Artagnan chẳng nói gì hơn điều cần phải nói để người ta khỏi nghi ngờ. Ông không cần giải thích và tiếp nhận kết quả mà không tỏ vẻ bận tâm gì về lý do. Một người thứ hai nói:
- Còn tôi, tôi may mắn có một người chú điều hành quảng trường ở bến cảng La Rocchelle. Từ thuở nhỏ tôi dã đùa bỡn với thuyền bè rồi. Chèo và căng buồm thì tôi dám cá ăn thua với bất cứ tay thủy thủ lành nghề nào.
Tên này nói dóc cũng chẳng kém gì tên trước, hắn đã sống kiếp tù khổ sai trên chiến thuyền của Đức vua trong sáu năm ở La Ciolat.
Hai người kế tiếp thì thành thật hơn. Họ thú nhận ngay rằng họ đã phục vụ trên một chiến thuyền như những tù khổ sai, họ không thấy phải xấu hổ về điều đó, d Artagnan thấy rằng mình giờ đây là chủ tướng của mười chiến binh và bốn thuỷ thủ, cả bộ lẫn thuỷ, đó là điều chắc sẽ đưa Planchet lên tận mây xanh nếu như Planchet biết được chi tiết này.
Bây giờ thì không còn là lệnh chung nữa mà rành rẽ, cụ thể hơn. Ông bảo họ chuẩn bị sẵn sàng lên đường đi La Have, một số theo đường biển đến Breskens, còn số kia đi bằng đường bộ tới Anvers.
Tính theo đường bộ thì ngày giờ hẹn là mười lăm ngày sau đó, nơi quảng trường chính của La Haye.
D Artagnan dặn họ phải thi hành từng cặp, từng cặp hai người. Riêng ông, ông chọn từ những gương mặt ít gớm ghiếc nhất lấy ra hai người ông đã quen biết trước kia, hai người này chỉ có cái tội cờ bạc và nhậu. Họ tuy vậy cũng không đến nỗi mất cả tư cách, và dưới lớp áo sạch sẽ, trái tim của họ sẽ bắt đầu đập đều lại d Artagnan cho đám người kia đi trước để tránh gây đố kị.
D Artagnan tỏ vẻ tuyệt đối tôn trọng lòng tin cẩn đối với hai người này, nên tiết lộ một sự bí mật giả để bảo đảm cho sự thành công của chuyến viễn hành. Ông thú nhận với họ rằng thực ra không phải là để tìm hiểu xem bọn buôn bán lậu Anh làm thiệt hại như thế nào cho giới thương mại Pháp mà trái lại xem bọn buôn lậu Pháp làm thiệt hại thế nào cho giới thương mại Anh. Hai người này có vẻ bị thuyết phục thật sự.
D Artagnan tin chắc rằng khi gặp độ ăn nhậu đầu tiên và lúc họ đã say bí tỉ rồi thì một trong hai người sẽ tiết lộ điều bí mật cốt yếu này ra cho cả bọn tiết. Trò đùa này có vẻ rất hiệu nghiệm.
Mười lăm ngày sau những gì chúng ta đã thấy diễn ra ở Calais cả đội quân đều tập trung lại La Haye.
D Artagnan nhận ngay ra rằng cả đám thuộc hạ khá thông minh của ông đã cải trang thành những thuỷ thủ ít nhiều cũng có dáng xơ xác vì biển cả.
D Artagnan để họ nghỉ ngơi trong một căn phòng tồi tàn ở Newkerkestret còn ông thì trú nơi sạch sẽ đứng đắn hơn ở mạn kênh lớn.
D Artagnan hay tin ông hoàng nước Anh đã trở về Hòa Lan với đồng minh Guillaume. Ông cũng biết thêm rằng việc Louis XIV từ chối giúp đỡ khiến Charles II cũng không được bảo trợ đúng mức nữa nên phải ru rú trong một ngôi nhà nhỏ trong làng Scheveningen, giữa vùng đụn cát bên bờ biển, cách La Haye khoảng một dặm.
Con người bị lưu đày khốn khổ kia tự an ủi bằng cách nhìn về biển Bắc mênh mông, nơi đã chia cách ông với nước Anh của ông, cũng như xưa kia nó đã từng chia cách Marie Stuart với nước Pháp khiến cho nỗi buồn của ông đã trở thành truyền thống đặc biệt trong dòng họ ông. Ở đó, đằng sau các thân cây trong cánh rừng Scheveningen xinh đẹp, trên mặt các đụn cát mịn màng có những cây thạch thảo chói vàng ánh nắng, Charles II cũng sống vật vờ như chúng, vì ông luôn luôn hy vọng rồi lại bị thất vọng. Có một lần d Artagnan đến tận Scheveningen để biết chắc chắn những gì người ta nói về ông hoàng đó. Ông thấy đúng là Charles II trở nên trầm mặc và thường đi ra ngoài một mình qua cánh cửa nhỏ thông ra rừng rồi đi bách bộ dọc theo bờ biển dưới ánh nắng chiều mà không gây nên sự chú ý nào của đám ngư dân vừa đánh cá về đây kéo xuồng lên bãi cát như những thuỷ thủ xưa kia ở vùng quần đảo.
D Artagnan nhận ra Charles II. Ông thấy ngài đưa ánh mắt buồn bã nhìn đăm đăm trên mặt nước bao la và gương mặt tái nhợt của ngài chìm đắm trong ánh chiều tà vốn đỏ rực bã nhợt nhạt nơi chân trời sẩm tối. Sau đó, Charles II trở về căn nhà cô quạnh, vẫn đơn độc vẫn lừ đừ và buồn thảm, chỉ có niềm vui được nghe tiếng cát mềm chuồi dưới bước chân.
Ngay đêm đó, d Artagnan thuê một chiếc thuyền đánh cá với giá mười ngàn louis mặc dù đúng ra giá chỉ khoảng bốn ngàn.
Mười ngàn louis đó ông trả bằng tiền mặt và ông ký gởi ba ngàn louis nữa cho ông xã trường. Xong đâu đấy, ông xuống thuyền trong đêm tối mịt mùng cùng với sáu người của toán quân bộ và vào ba giờ sáng - lúc thủy triều lên, ông đã ra khơi, vững tin vào khả năng của người lái nguyên là tù khổ sai trên chiến thuyền cũng như trước đó đã an tâm với người thuỷ thủ đầu tiên gặp trên bến cảng.
Chú thích:
(1)Lời của thi sĩ Virgile gán cho thần Neptune tức giận nói ra khi bị gió thổi làm khó chịu, có ý nghĩa đe doạ của một số người có quyền lực
- Thế là xong! - ông vừa nói vừa bật dậy ngồi trên giường, bàn tay đỡ cằm, cùi chỏ chống gối, - Thế là xong! Mình sẽ tìm bốn mươi người đàn ông tín cẩn, khỏe mạnh, tuyển mộ trong đám người gây phiền nhiễu chút ít nhưng có kỷ luật. Mình sẽ hứa trả cho họ năm trăm louis một tháng, nếu họ trở về được, còn nếu không, không trả gì hết, hoặc sẽ trả phân nửa cho bà con họ. Về phần nơi ăn chốn ở thì đó là việc của bọn Anh. Họ có bò đầy đồng, thịt muối đầy thùng, gà đầy chuồng và thóc đầy vựa. Mình sẽ đưa đội quân này đến ra mắt đại tướng Monck. Ngài sẽ rất bằng lòng với mình. Mình sẽ được ngài tin cẩn và mình sẽ chụp lấy thời cơ sớm nhất.
Nhưng nghĩ tới đó d Artagnan lắc đầu và ngưng lại.
- Không, - ông lại nói, - mình sẽ không bàn kế này với Athos bởi nó không mấy cao thượng. Phải dùng bạo lực, - ông nói tiếp,- chắc chắn như thế để khỏi dính dấp gì đến lòng trung tín của mình. Với bốn mươi người, mình sẽ tung hoành khắp chốn theo lối du kích. Phải, đúng đấy! Nhưng nếu mình đụng đầu không phải với bốn chục ngàn quân Anh như Planchet đã nói, mà là bốn trăm ngàn thì sao? Mình sẽ bị đánh bại, vì lý do trong bốn mươi chiến sĩ của mình có ít ra là mười tên ăn hại hoặc mười lên khác lập tức bị giết chết chỉ vì ngu ngốc.
Không! Đúng vậy, khó mà có bốn mươi người đàn ông tin cậy được. Thôi, phải bằng lòng với con số ba mươi vậy.
Bớt đi mười người, quân số ít ỏi chắc mình tránh được đụng độ, và cho dù có đụng độ đi nữa, thì ba mươi người được chọn lựa kỹ hẳn bảo đảm hơn bốn mươi. Ngoài ra, mình còn tiết kiệm được năm ngàn louis - nghĩa là một phần tám số vốn của mình, như vậy cũng đáng công đấy chứ? Vậy là đã quyết định mình sẽ chỉ có ba mươi người. Mình sẽ chia họ ra làm ba nhóm, bọn mình sẽ rải ra khắp xứ, và sẽ có lệnh tụ tập lại vào một lúc nào đó. Với cách đó, với từng nhóm mười người, bọn mình sẽ không bị nghi ngờ và đi trót lọt. Phải rồi, phải rồi, ba mươi, con số tuyệt vời. Ba lần mười. Con số ba đúng là con số kỳ diệu.
Đúng vậy, một đội quân ba mươi người tập họp lại sẽ rất khá.
- Nhưng hỡi ôi? Thật khổ cho thân tôi! - D Artagnan lại tiếp tục nói, - còn cần phải có ba chục con ngựa. Thế thì vỡ nợ? Rõ khỉ, cái đầu mình để đâu mà quên bẵng đi mất mấy chục con ngựa? Ai mà có thể tưởng tượng nổi rằng làm một cú như vậy mà không có ngựa? Thôi, thây kệ, đành chịu vậy, khỏi phải dùng ngựa ở xứ đó tuy chúng chẳng tồi lắm đâu. A, còn quên!
Ba nhóm, vậy là cần phải có ba nhóm trưởng. Đó mới là điều ngặt nghèo. Trong ba người, mình có sẵn một rồi, đó chính là mình. Phải. Nhưng còn hai nhóm trưởng kia thì chỉ tốn cho riêng họ thôi cũng mất gần bằng số tiền của cả đội. Không được, dứt khoát là không được. Chỉ cần mỗi một nhóm trưởng thôi.
Vậy thì trong trường hợp này, mình bớt quân số trong đoàn đi còn hai mươi người thôi. Mình biết hai mươi người thì ít thật đấy, nhưng mà bởi vì với ba mươi người mình đã quyết định không kiếm chuyện với ai thì với con số hai mươi, tình hình chác sẽ khác hẳn hơn nữa. Hai mươi, số tính thật tròn. Ta bớt đi được mười con ngựa, chuyện đáng xem xét đấy. Và thế là với một chàng nhóm trưởng giỏi.
Chán quá! Thế mà cũng phải mất bao nhiêu là kiên trì và tính toán! Có phải là mình đổ bộ với quân số bốn mươi và bây giờ đây mình bớt xuống còn hai mươi mà kết quả thì cũng y như nhau không? Tiết kiệm được những mười ngàn louis và lại còn chắc ăn hơn! Tốt lắm? Giờ thì thử tính coi: chỉ còn có mỗi một việc là kiếm cho ra anh chàng nhóm trưởng đó. Phải kiếm cho ra anh ta và rồi tôi, đâu có dễ gì? Mình cần anh ta phải giỏi, phải gan dạ như mình đây. Phải, nhưng mà anh ta lại phải biết điều bí mật của mình và vì cái điều bí mật này đáng giá bạc triệu, và trong khi mình chỉ trả cho anh ta có một ngàn hoặc một ngàn rưởi louis hơn, anh ta sẽ bán cái bí mật này cho tên Monck.
Chán quá, không được, không có nhóm trưởng gì cả? Thêm nữa, dù anh chàng câm như hến, hắn cũng sẽ chọn một tên lính mà hắn ưa thích nhất trong nhóm để làm phụ tá.
Tên phụ tá này sẽ biết được điều bí mật của viên nhóm trưởng, trong trường hợp anh này này ngay thẳng, không muốn bán nó đi. Thế là tên phụ tá, íl liêm khiết, ít tham vọng hơn này sẽ bán tuốt luốt với giá năm chục ngàn louis. Thôi, thôi, không thể được. Nhất định là không có đội trưởng! Nhưng như vậy thì làm sao mình có thể chia đôi quân của mình ra làm hai được, làm sao mình có thể hành động ở hai nơi cùng một lúc? Nhưng có ích gì mà mình phải hành động ở hai ba nơi trong lúc mình chỉ cần tóm cổ có một người? Ích lợi gì mà mình phải làm suy yếu một đội quân bằng cách phân tán một ít đằng này và một ít đằng kia? Một đội quân duy nhất thôi.
Chán quá! Chỉ một đội thôi, và do d Artagnan chỉ huy.
Hay lắm! Nhưng mà một nhóm hai mươi người thì dễ bị mọi người người dòm ngó. Không nên để người ta nhìn thấy một nhóm hai mươi kỵ sĩ đi chung một chỗ, người ta sẽ phái một đại đội lính tới để hỏi mật khẩu, rồi nếu như thấy ta lúng túng, họ sẽ nổ súng bắn ông d Artagnan và đội quân của ông ta như bắn thỏ. Vậy thì mình bớt đi mười người, bằng cách đó mình hành động một cách đơn giản hơn mà lại chặt chẽ hơn. Mình sẽ bị bắt buộc phải thận trọng và đó là một nửa sự thành công trong các loại công việc mà mình đang thi hành đây.
Quân đông thì dễ có hành động rồ dại. Lại khỏi phải đi mua, đi bắt mười con ngựa. Ô! Ý kiến tuyệt diệu! Lòng mình yên ổn biết bao! Hết sợ bị nghi kỵ, hết sợ mật khẩu, hết sợ nguy hiểm nữa. Mười người: đó là bọn dầy tớ hay kẻ thừa hành. Mười người cỡi mười con ngựa chở đầy hàng hoá linh tinh đi đâu cũng sẽ được người ta chấp nhận và tiếp đãi tử tế. Mười người đi cho tổ hợp Planchet và Công ty từ nước Pháp.
Không có gì phải bàn. Mười người đàn ông này được ăn mặc như những công nhân, với một con dao săn bắn sắc bén, một súng ngắn tốt giấu sau đôi ngựa, một súng lục trong bao yên ngựa. Họ không để ai phải lo sợ vì họ không có ý đồ xấu.
Có lẽ họ cũng có chút máu buôn bán, nhưng mà có hại gì đâu, người buôn lậu cũng như kẻ đa thê đâu có phải bị treo cổ. Cái điều tệ có thể xảy ra cho bọn mình là người ta sẽ tịch thu hàng hoá của mình, mà một khi hàng hoá đã bị tịch thu rồi, ôi thôi, đúng là trúng mánh. Ờ! ờ! Đó là diệu kế! Chỉ có mười người thôi, mười người mà mình tuyển chọn làm việc cho mình, mười người sẽ giải quyết công việc như bốn mươi người thế mà mình sẽ chỉ tốn tiền như cho bốn mươi, và để cho thật bảo đảm an toàn, với họ mình sẽ không hé môi về ý định của mình và với họ mình sẽ chỉ nói gọn lỏn: "Này các bạn, chúng ta sắp đi làm một cú". Bằng cách đó, quỷ Satan có ma mãnh mấy đi nữa cũng chẳng giở trò gì được. Tiết kiệm được mười lăm ngàn louis. Thật tuyệt vời!
Thế là d Artagnan được khích lệ bởi sự tính toán khôn khéo của ông, bèn thôi không tiếp tục nghĩ thêm và quyết định không thay đổi gì nữa cả. Ông đã có xong trong trí nhớ minh mẫn một danh sách tên của mười người có tiếng trong giới giang hồ đã từng bị số mệnh bạc đãi hay pháp luật quan tâm. Sau đó, d Artagnan đứng lên và đi tìm họ tức khắc, không quên dặn Planchet đừng chờ cơm trưa và cũng có thể cả cơm chiều. Sau một ngày và một buổi lặn lội trong hang cùng ngõ hẻm của thành phố Paris, d Artagnan thấy kết quả thu được đã tạm đủ.
Ông không cho ai biết được ai hết.
Thế là không đầy ba mươi tiếng đồng hồ ông đã chọn lựa, lấy người này bỏ người kia và tập trung được một bộ sưu tập khả ái những bộ mặt bất hảo nói tiếng Pháp còn dở hơn thứ tiếng Anh mà họ sắp sửa phải dùng đến. Phần lớn trong số họ là những vệ binh mà d Artagnan có thể công nhận tài năng trong những cuộc đụng độ khác nhau hoặc vì say rượu, hoặc do những nhát kiếm rủi ro, những lần được bạc to lớn bất ngờ, những cuộc chỉnh lý kinh tế của ngài Mazarin mà họ buộc lòng phải đi tìm bóng tối và sự cô đơn - hai kẻ an ủi thấu hiểu. Diện mạo của họ đều mang những dấu vết ưu tư sầu muộn mà họ đã lừng trải qua và quần áo của họ đều rách rưới.
D Artagnan cấp bách giải thoát những nỗi khốn cùng này bằng cách phân chia khôn khéo những đồng écus của xã hội cho họ, và sau khi đã trông chừng họ dùng tiền này sắm sửa quần áo để làm đẹp bộ mã bên ngoài của đội quân, d Artagnan mới hẹn gặp đám tân binh này ở phía Bắc nước Pháp, giữa Berghe và Saint-Omer. Thời hạn hẹn là sáu ngày, và d Artagnan vốn biết khá rõ về lòng nhiệt thành, tính khí dễ chịu, sự chân thật tương đối của đám tân binh nổi tiếng này, nên chắc chắn rằng sẽ không có một người nào trong bọn sai hẹn cả.
Xong xuôi rồi, d Artagnan đi gặp Planchet để từ biệt và còn phải trả lời câu hỏi về đám binh sĩ của ông. D Artagnan không nói gì với Planchet về vấn đề cắt giảm bớt quân số mà ông đã giải quyết xong.
Ông ngại làm thương tổn đến lòng tin tưởng của người góp vốn. Planchet thật vui mừng khi được biết rằng đội quân đã được tuyển đủ, và rằng chính lão, Planchet đây, sẽ được kể như một ông vua một nửa ngồi trên ngai vàng - bàn giấy tuyển mộ một đạo quân đặc biệt dành riêng đi gây chiến với cái xứ Anh xảo trá kia.
Planchet giao cho d Artagnan phần của gã hai mươi ngàn louis bằng đồng louis "kép" xinh đẹp, và thêm hai mười ngàn louis trả cho d Artagnan, cũng vẫn những đồng louis "kép" xinh đẹp.
D Artagnan chia đều số tiền bỏ vào túi xách và thử nhấc mỗi túi trong tay nói:
- Mấy cái đồng tiền này, coi bộ rắc rối dữ hả anh bạn Planchet thân mến? Hơn ba chục ký lô đấy chứ?
- Gì! Con ngựa của ngài sẽ mang nó đi như mang một cọng lông gà thôi!
D Artagnan lắc đầu:
- Chớ nói thế, Planchet ạ. Một con ngựa mà chở nặng thêm ba chục kí lô nữa ngoài cái áo khoác và người kĩ sĩ thì không dễ gì qua nổi một con sông, không thể phóng một cách nhẹ nhàng qua một bức tường hay một cái hố, và thế là không còn ngựa, không còn kỵ sĩ gì ráo. Đúng là anh không biết mấy thứ đó, Planchet ạ, vì anh suốt đời chỉ là lính bộ.
- Vậy thì, thưa ngài làm sao bây giờ?
D Artagnan nói:
- Nghe đây, ta sẽ trả lương cho đội quân khi họ trở về gia đình. Hãy cất giữ dùm số tiền hai mươi ngàn louis của ta để sinh lợi trong lúc ta đi vắng.
- Còn phân nửa của tôi? - Planchet hỏi.
- Thì ta mang theo.
- Thật vinh dự được lòng tin của ngài, nhưng nếu ngài không trở về thì sao?
- Cũng có thể, mà cũng không đúng hẳn như thế. Vậy thì Planchet ạ, để đề phòng trường hợp ta không quay về, hãy đưa giấy bút đây ta viết chúc thư cho anh.
Nói xong d Artagnan cầm bút viết trên một tờ giấy thường:
"Tôi, d Artagnan, sở hữu của hai mươi ngàn louis, là tiền dành dụm từng đồng xu từ ba mươi năm qua mà tôi đã phụng sự Đức Hoàng thượng vua nước Pháp. Trong số tiền này, tôi biếu Arthos năm ngàn, Porthos năm ngàn, Armis năm ngàn để họ mang biếu cho bạn tôi là Raoul, Tử tước De Bragelonne. Còn năm ngàn còn lại tôi biếu Planchet để anh ta không cảm thấy hối tiếc khi mang mười năm ngàn louis kia cho bạn của tôi.
Tôi chứng ký dưới đây làm bằng
D Artagnan"
Planchet tỏ vẻ rất tò mò muốn biết d Artagnan đã viết những gì. Người lính ngự lâm bảo Planchet:
- Đây, đọc đi!
Đọc xong, Planchet rơi nước mắt.
- Bộ ông tưởng không có mấy chữ đó rồi tôi không đưa tiền ra sao? Nếu vậy thì tôi không nhận năm ngàn louis của ông đâu
D Artagnan mỉm cười:
- Cứ nhận đi Planchet, nhận đi, và như vậy thì anh sẽ chỉ mất có mười năm ngàn louis thôi thay vì mất hai chục ngàn, và anh cũng sẽ phải khỏi mang cái tội cố ý nhục mạ chữ ký của chủ anh mà cũng là bạn anh, khi anh tìm cách không để mất đồng nào hết.
Để khởi sự, d Artagnan bắt đầu lên đường vào một ngày rất đẹp: trời không mây, đầu óc không vẩn đục, vui vẻ khỏe khoắn, tâm trí bình yên và cương quyết. Phần chủ yếu đã giải quyết xong, đương nhiên ông cảm thấy như được uống một nguồn năng lực mạnh gấp mười lần và nguồn sức mạnh đó, qua dây thần kinh toả lan đi khắp cơ thể.
Một lần nữa ông lại lên yên như trong thời xa xưa, cũng trên con đường này, con đường đầy kỷ niệm về những phiêu lưu đã đưa ông đến Boulogne. Lần này là lần thứ tư, đi trên đường, ông ngỡ như có thể nhận ra những dấu chân cũ trên vỉa hè và dấu vết của những cú đấm mà mình đã để lại trên các cửa lữ quán.
Ký ức của ông, luôn luôn sôi động và tỉnh táo, đã làm sống lại cái thời thanh xuân đó mà dù đã ba mươi năm qua, vẫn còn trong tấm lòng hào hiệp và cú đấm thép của ông.
Ôi, bản chất của con người này thuần hậu biết bao! Ông có tất cả mọi đam mê, sôi nổi, cả thói hư tật xấu lẫn mọi sự yếu mềm, và cái tính khí tương phản quen thuộc trong đầu óc đã đổi tất cả những khuyết điểm đó thành những ưu điểm tương xứng.
D Artagnan, nhờ trí tưởng tượng không ngừng lang thang đó đây của ông, như cảm thấy lo sợ nên bước tới chỗ bóng đen đó và thế là ông trở nên hết sức gan dạ nếu sự nguy hiểm trở thành thực tế. Lại nữa, tất cả trong ông đều là do xúc động và từ đó là lạc thú nảy sinh. Ông yên mọi người nhưng không bao giờ chán nản về mình, và đôi lần, nếu có ai quan sát lúc ông một mình, người ta sẽ thấy ông kể lể, giễu cợt mình hoặc là cười với những trò hề tưởng tượng chừng năm phút trước lúc gặp sự phiền nhiễu.
Lần này, d Artagnan có lẽ không cảm thấy vui vẻ như trước kia, như với viễn ảnh sẽ gặp được vài người bạn tốt ở Calais, mà thay vào đó lại là mười tên vô lại khoác lác. Những lúc này nỗi buồn không đến viếng ông quá một lần mỗi ngày, và hình như có năm lần thăm viếng ngắn ngủi của vị thần ảm đạm này trước khi ông nhận ra bờ biển dẫn đến Boulogne.
Lúc này d Artagnan có linh cảm đã gần kề trận chiến; mọi tình cảm nào khác ngoài lòng tự tin đều tan biến hết.
Từ Boulogne ông đi dọc theo bờ biển Calais, Calais là điểm hẹn chung, ông đã ra lệnh cho mỗi tên lính của ông đến quán trọ Grand Monarque là nơi giá sinh hoạt không quá đắt đỏ, nơi bọn thuỷ thủ cũng như những gã trai tráng mang kiếm trong bao da ùn ùn lui tới. Tất nhiên họ sẽ tạm dừng bước ăn uống và sau cùng là hưởng thú vui êm ái của cuộc đời chỉ có ba mươi xu một ngày.
D Artagnan dự định sẽ bất chợt bắt gặp họ trong cảnh sống phiêu bạt để xét đoán họ từ dáng vẻ bên ngoài xem họ có thể là những người bạn đồng hành tốt hay không.
Quán trọ Grand Monarque nằm trên một con đường nhỏ song song với bến cảng mà không trông thẳng ra đó. Vài ngõ hẻm chạy băng qua như những bậc ngang của chiếc thang mà hai đường song song là đường cái và con lộ lớn trước bến cảng.
Theo các ngỏ hẻm, người ta đổ xô ra bến cảng và ngược lại, vào đường cái.
D Artagnan đến bến cảng, đi vào một con đường hẻm đó và bất thình lình xuất hiện trước cửa quán trọ Grand Monarque.
D Artagnan đến thật đúng lúc và điều đó làm ông nhớ lại thuở trước tại quán trọ Franc-Maunier ở Meung. Bọn thuỷ thủ đang cãi nhau và hầm hè nhau một cách kịch liệt. Ông chủ quán, bà chủ quán và hai chú hầu bàn đang lo ngại trông chừng cái đám cờ bạc xấu máu có vẻ như sẵn sàng dao búa xông vào nhau trong trận sống mái.
Tuy nhiên sòng bài vẫn tiếp tục.
Hai người đàn ông ngồi trên băng đá có vẻ như trông chừng cửa ra vào, tám gã khác thì chiếm bốn cái bàn đặt ở cuối phòng. Cả người ngồi trên băng đá lẫn người ngồi ở bàn không ai tham gia vào trận gây gổ lẫn cuộc đỏ đen cả. D Artagnan nhận ra ngay đám thuộc hạ của ông dưới lớp vỏ khán giả lạnh lùng và thờ ơ đó.
Trận gây gổ sắp bùng lên. Mọi đam mê đều như biển cả, có thủy triều lúc lên lúc xuống. Một thủy thủ hăng tiết hất cái bàn mà trên đó có cả tiền. Bàn đổ, tiền lăn tung tóe. Lập tức nhiều ông khách trong quán đổ xô ra lượm tiền, "thủ" một số lớn những đồng bạc trắng rồi chuồn đi mất trong khi bọn thuỷ thủ mắc lo xâu xé nhau.
Hai người ở băng đá và tám người ở trong phòng, mặc dù tỏ vẻ xa lạ với nhau, nhưng hình như đã ra hiệu giữ thái độ thản nhiên giữa những tiếng kêu la inh ỏi đầy thịnh nộ cùng với tiếng các đồng tiền va nhau leng xẻng. Riêng có hai người chợt dùng chân đẩy mấy tên ẩu đả bị té lăn dưới gầm bàn của họ ra.
Sau đó hai người nữa đành rút tay ra khỏi túi còn hơn là nhào vô tham gia với đám huyên náo. Rồi thêm hai người nữa leo lên bàn họ đang ngồi như những người sợ bị tạt nước bất ngờ nên phải tránh.
D Artagnan tự nhủ, mắt không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào mà chúng ta vừa kể qua:
- Ồ, khá lắm: họ kín đáo trầm tĩnh, quá quen thuộc với cảnh ồn ào, đánh đá. Khỉ gió! Mình được tay bài đỏ thật.
Thình lình, ông chú ý đến một góc trong căn phòng.
Bọn thủy thủ vừa giảng hoà với nhau xong liền quay sang chửi mắng hai người đã dùng chân đẩy mấy người bạn họ.
Một gã nửa say vì giận nhưng say khướt vì bia, bằng một giọng hăm doạ, đến hỏi người nhỏ con trong hai người đó rằng anh ta lấy quyển gì mà dám dùng chân đụng vào đám môn hạ của Chúa Trời như đạp chó vậy. Vừa chất vấn, gã vừa cố ý đưa thẳng quả đấm gân guốc của gã đến ngay trước mũi chàng lính mộ của ngài d Artagnan.
Anh chàng này tái mặt đi không rõ là vì sợ hay vì giận.
Thấy vậy gã thủy thủ kết luận là vì sợ, nên gã giơ quả đấm lên với ý định rõ rệt là sẽ cho rớt xuống đầu người lạ mặt. Nhưng mặc dầu không ai thấy người bị hăm doạ nhúc nhích gì cả, bất thình lình anh ta phóng một quả đấm dữ dội vào bụng gã thủy thủ làm gã lăn cù đến tận cuối phòng và kêu la thảm thiết. Lúc ấy, những bạn bè của kẻ chiến bại theo tinh thán đồng đội liền đổ xô vào người chiến thắng.
Anh này, cũng phớt tỉnh, thản nhiên như trước đó, không dại dột dùng đến khí giới mà lại tóm lấy một bình bia có nắp thiếc rồi đập gục hai hay ba kẻ đang xông vào. Thế rồi, thấy anh ta có vẻ sắp bị đè bẹp vì số đông bảy người ở trong phòng vẫn lặng thinh kia giờ hiểu ra rằng chính nghĩa của họ đang bị đe doạ nên lập tức xông vào cứu bạn.
Đồng thời hai con người thờ ơ với thế sự ngồi ngoài cửa kia cũng quay vào, nhíu mày chứng tỏ có ý định rõ ràng là sẽ đánh úp đối phương nếu chúng không chịu ngưng chiến.
Ông chủ quán, mấy chú hầu bàn và hai cảnh sát trực đêm đi ngang qua vì tò mò đã bước sâu vào quán và tất cả cũng bị bao vây trong trận chiến, và bị ăn đòn nhừ tử.
Đám người Paris đánh nhau thật dữ dội theo những lối đánh rất đẹp mắt. Sau đó, khi bắt buộc phải tháo lui trước số người quá đông, họ đứng thủ thế phía sau cái bàn lớn mà bốn người hất dựng lên, trong khi đó hai người còn lại mỗi người cầm một con ngựa gỗ và sử dụng chúng như thứ dụng cụ của một lò sát sinh khổng lổ. Chỉ một lần đập cái máy bắn đá gớm ghiếc đó, họ đã làm tám gã thủy thủ cùng lúc té sóng ngoài.
Trên bàn, người bị thương nằm la liệt và trong căn phòng thì đầy bụi, đầy tiếng la ó. D Artagnan thấy thoả mãn với bằng chứng trước mắt bèn bước tới khẽ đập đốc kiếm vào những ai còn ngẩng đầu lên và ông quát lên một tiếng, làm trận chiến ngưng tức khắc.
Ông dồn hết mọi người lại để mình đứng tách riêng ra, làm chủ tình hình.
- Cái gì thế? Ông cất giọng hỏi đám người bu quanh, oai nghiêm như Thần Biển khi truyền Quos cgo(1).
Sau đó, như kiểu ẩn dụ của Virgile đã viết, ngay từ lúc nghe tiếng quát mỗi người lính mộ đều biết ông chủ tối cao của họ, liền thu lại cả cơn nóng giận lẫn con ngựa gỗ.
Về phía bọn thủy thủ, khi thấy thanh gươm tuốt trần cùng khí phách hùng dũng và cánh tay lanh lẹ qua vóc dáng một người có vẻ quen chỉ huy đến tiếp cứu kẻ thù, họ liền thu nhặt đám bị thương cùng mớ nồi niêu song chảo của họ và mang đi.
Đám người Paris lau mồ hôi trán và kính cẩn cúi thủ lãnh.
D Artagnan được chủ quán trầm trồ khen ngợi. Ông đón nhận theo cách thức của người biết rằng "chuyện ấy cũng thường thôi", xong ông tuyên bố rằng ông đi dạo một vòng trên bến để chờ bữa ăn tối.
Mỗi người trong đám lính mộ hiểu ngay hiệu lệnh, liền phủi bụi trên áo quần, đi theo d Artagnan.
D Artagnan trong khi lững thững đi dạo tuy để ý đến mọi chuyện xung quanh nhưng vẫn không dừng bước. Ông tiến về phía đồi cát, còn mười người kia hoang mang nhận thấy cùng đi chung một đường, bên trái, bên phải sau lưng đều có người đồng hành không ngờ đang nối gót nhau và cùng hằm hè nhìn nhau đầy giận dữ.
Chỉ khi đến chỗ trũng nhất của đụn cát thấp nhất, khi đã bỏ xa họ, d Artagnan mới mỉm cười quay lại vẫy tay ra hiệu hoà giải.
- Ô kìa, các ông! Đừng cấu xé nhau. Các ông được sinh ra để sống với nhau, để thông cảm nhau về mọi phương diện chứ không phải để ăn tươi nuốt sống lẫn nhau.
Thế là chấm dứt mọi ngại ngùng. Họ thở phào như vừa được tôi ra khỏi quan tài và họ thích thú nhìn ngắm nhau. Xong họ đưa mắt nhìn sang chủ tướng của họ. Người mà từ lâu đã biết rõ cái nghệ thuật vĩ đại về cách ăn nói với những người đàn ông được tôi luyện đến mức này, liền ứng khẩu một bài diễn văn ngắn như sau, giọng đầy nhiệt tình đặc biệt của xứ Gascon:
- Này, tất cả các ông đều biết tôi là ai rồi. Tôi đã thu nhận các ông, biết rõ các ông là những con người dũng cảm và mong muốn các ông hợp tác với tôi trong một cuộc viễn hành đầy vinh quang. Hãy nghĩ rằng các ông làm việc với tôi tức là các ông phụng sự cho Đức vua. Tôi chỉ báo cho các ông biết rằng nếu các ông để lộ ra chút gì về điều đó thì tôi sẽ tức khắc đập vỡ đầu các ông ra bằng cách nào tôi thấy thích hợp nhất. Các ông ạ, các ông thừa hiểu rằng bí mật quốc gia thì cũng như thuốc độc vậy, chừng nào thuốc độc này còn nằm trong hộp và hộp được đậy kín thì nó không hại gì cả. Còn ra khỏi hộp nó làm chết người ngay. Bây giờ xin các ông hãy lại gần đây và các ông sẽ được biết điều bí mật mà tôi có thể nói ra được.
Tất cả tò mò tiến gại gần d Artagnan. Ông nói tiếp:
- Các ông lại gần dây. Chúng ta cần phải biết và báo cáo về cho ngài Tổng giám tài chánh rõ bọn buôn lậu Anh đang làm hại các nhà buôn Pháp như thế nào. Ta sẽ đột nhập nhiều nơi và nhìn thấy mọi thứ.
Chúng ta là những người dân nghèo xứ Picard bị bão tố thảy lên bờ. Khỏi phải nói rằng chúng ta sẽ bán cá rành rẽ không thua gì ngư dân thật sự. Chỉ một điều là khi mà người ta đoán ra chúng ta là ai và làm chúng ta lo ngại, thì lúc đó chúng ta lập tức sẵn sàng ứng chiến để tự vệ. Đó là lý do tại sao tôi đã chọn các ông, những người nhạy bén và can đảm, chúng ta sẽ sống bình thường và không lo nguy hiểm gì lắm, vì rằng đằng sau chúng ta là một vị đỡ đầu có thế lực nhờ đó mà chúng ta không sợ bị rắc rối. Tôi chỉ không bằng lòng có một điều, nhưng tôi mong rằng sau một lời giải thích ngắn ngủi, các ông sẽ gỡ rối cho tôi. Cái điều làm tôi phật lòng đó là đã mang theo một đoàn ngư dân ngu ngốc. Một đoàn người như vậy sẽ gây khó khăn khá lớn cho chúng ta. Trừ phi, ngẫu nhiên ở đây có ai đã từng thấy mặt biển ra sao.
- Ồ! Cái đó không hề chi! - Một tay lính mộ la lên. - Tôi đây đã từng là tù binh của bọn hải tặc ở Tunis trong ba năm và tôi biết cách lái tàu như một đô đốc vậy.
- Đấy, thấy chưa? - D Artagnan nói, - sự ngẫu nhiên thật là tuyệt diệu?
D Artagnan thốt lên với một giọng hiền khô vì ông thừa biết rằng cái tên nạn nhân của hải tặc này là một tên cướp biển cũ và ông đã thuê hắn ta chỉ vì biết rõ gốc gác đó. Nhưng d Artagnan chẳng nói gì hơn điều cần phải nói để người ta khỏi nghi ngờ. Ông không cần giải thích và tiếp nhận kết quả mà không tỏ vẻ bận tâm gì về lý do. Một người thứ hai nói:
- Còn tôi, tôi may mắn có một người chú điều hành quảng trường ở bến cảng La Rocchelle. Từ thuở nhỏ tôi dã đùa bỡn với thuyền bè rồi. Chèo và căng buồm thì tôi dám cá ăn thua với bất cứ tay thủy thủ lành nghề nào.
Tên này nói dóc cũng chẳng kém gì tên trước, hắn đã sống kiếp tù khổ sai trên chiến thuyền của Đức vua trong sáu năm ở La Ciolat.
Hai người kế tiếp thì thành thật hơn. Họ thú nhận ngay rằng họ đã phục vụ trên một chiến thuyền như những tù khổ sai, họ không thấy phải xấu hổ về điều đó, d Artagnan thấy rằng mình giờ đây là chủ tướng của mười chiến binh và bốn thuỷ thủ, cả bộ lẫn thuỷ, đó là điều chắc sẽ đưa Planchet lên tận mây xanh nếu như Planchet biết được chi tiết này.
Bây giờ thì không còn là lệnh chung nữa mà rành rẽ, cụ thể hơn. Ông bảo họ chuẩn bị sẵn sàng lên đường đi La Have, một số theo đường biển đến Breskens, còn số kia đi bằng đường bộ tới Anvers.
Tính theo đường bộ thì ngày giờ hẹn là mười lăm ngày sau đó, nơi quảng trường chính của La Haye.
D Artagnan dặn họ phải thi hành từng cặp, từng cặp hai người. Riêng ông, ông chọn từ những gương mặt ít gớm ghiếc nhất lấy ra hai người ông đã quen biết trước kia, hai người này chỉ có cái tội cờ bạc và nhậu. Họ tuy vậy cũng không đến nỗi mất cả tư cách, và dưới lớp áo sạch sẽ, trái tim của họ sẽ bắt đầu đập đều lại d Artagnan cho đám người kia đi trước để tránh gây đố kị.
D Artagnan tỏ vẻ tuyệt đối tôn trọng lòng tin cẩn đối với hai người này, nên tiết lộ một sự bí mật giả để bảo đảm cho sự thành công của chuyến viễn hành. Ông thú nhận với họ rằng thực ra không phải là để tìm hiểu xem bọn buôn bán lậu Anh làm thiệt hại như thế nào cho giới thương mại Pháp mà trái lại xem bọn buôn lậu Pháp làm thiệt hại thế nào cho giới thương mại Anh. Hai người này có vẻ bị thuyết phục thật sự.
D Artagnan tin chắc rằng khi gặp độ ăn nhậu đầu tiên và lúc họ đã say bí tỉ rồi thì một trong hai người sẽ tiết lộ điều bí mật cốt yếu này ra cho cả bọn tiết. Trò đùa này có vẻ rất hiệu nghiệm.
Mười lăm ngày sau những gì chúng ta đã thấy diễn ra ở Calais cả đội quân đều tập trung lại La Haye.
D Artagnan nhận ngay ra rằng cả đám thuộc hạ khá thông minh của ông đã cải trang thành những thuỷ thủ ít nhiều cũng có dáng xơ xác vì biển cả.
D Artagnan để họ nghỉ ngơi trong một căn phòng tồi tàn ở Newkerkestret còn ông thì trú nơi sạch sẽ đứng đắn hơn ở mạn kênh lớn.
D Artagnan hay tin ông hoàng nước Anh đã trở về Hòa Lan với đồng minh Guillaume. Ông cũng biết thêm rằng việc Louis XIV từ chối giúp đỡ khiến Charles II cũng không được bảo trợ đúng mức nữa nên phải ru rú trong một ngôi nhà nhỏ trong làng Scheveningen, giữa vùng đụn cát bên bờ biển, cách La Haye khoảng một dặm.
Con người bị lưu đày khốn khổ kia tự an ủi bằng cách nhìn về biển Bắc mênh mông, nơi đã chia cách ông với nước Anh của ông, cũng như xưa kia nó đã từng chia cách Marie Stuart với nước Pháp khiến cho nỗi buồn của ông đã trở thành truyền thống đặc biệt trong dòng họ ông. Ở đó, đằng sau các thân cây trong cánh rừng Scheveningen xinh đẹp, trên mặt các đụn cát mịn màng có những cây thạch thảo chói vàng ánh nắng, Charles II cũng sống vật vờ như chúng, vì ông luôn luôn hy vọng rồi lại bị thất vọng. Có một lần d Artagnan đến tận Scheveningen để biết chắc chắn những gì người ta nói về ông hoàng đó. Ông thấy đúng là Charles II trở nên trầm mặc và thường đi ra ngoài một mình qua cánh cửa nhỏ thông ra rừng rồi đi bách bộ dọc theo bờ biển dưới ánh nắng chiều mà không gây nên sự chú ý nào của đám ngư dân vừa đánh cá về đây kéo xuồng lên bãi cát như những thuỷ thủ xưa kia ở vùng quần đảo.
D Artagnan nhận ra Charles II. Ông thấy ngài đưa ánh mắt buồn bã nhìn đăm đăm trên mặt nước bao la và gương mặt tái nhợt của ngài chìm đắm trong ánh chiều tà vốn đỏ rực bã nhợt nhạt nơi chân trời sẩm tối. Sau đó, Charles II trở về căn nhà cô quạnh, vẫn đơn độc vẫn lừ đừ và buồn thảm, chỉ có niềm vui được nghe tiếng cát mềm chuồi dưới bước chân.
Ngay đêm đó, d Artagnan thuê một chiếc thuyền đánh cá với giá mười ngàn louis mặc dù đúng ra giá chỉ khoảng bốn ngàn.
Mười ngàn louis đó ông trả bằng tiền mặt và ông ký gởi ba ngàn louis nữa cho ông xã trường. Xong đâu đấy, ông xuống thuyền trong đêm tối mịt mùng cùng với sáu người của toán quân bộ và vào ba giờ sáng - lúc thủy triều lên, ông đã ra khơi, vững tin vào khả năng của người lái nguyên là tù khổ sai trên chiến thuyền cũng như trước đó đã an tâm với người thuỷ thủ đầu tiên gặp trên bến cảng.
Chú thích:
(1)Lời của thi sĩ Virgile gán cho thần Neptune tức giận nói ra khi bị gió thổi làm khó chịu, có ý nghĩa đe doạ của một số người có quyền lực
Danh sách chương