CƠ THỂ TRẦN TRUỒNG CỦA CLARA nằm duỗi dài trên tấm ga trắng lóa như lụa tẩy. Những ngón tay của nhà soạn nhạc Neri mơn trớn đôi môi, chiếc cổ và bầu ngực Clara. Đôi mắt trắng dã của Clara ngước lên trần nhà, mí mắt cô mấp máy khi tay thầy dạy nhạc xông tới, xâm nhập thân thể cô qua cặp đùi nhợt nhạt đang run rẩy. Chính đôi bàn tay đã đọc khuôn mặt tôi sáu năm về trước trong bóng tối nhập nhoạng ảm đạm của thư viện Ateneo giờ đây bám lấy cặp mông nhoang nhoáng mồ hôi của nhà soạn nhạc, cắm chặt móng tay vào đó và hướng dẫn gã nhập vào cô bằng nỗi khao khát tuyệt vọng và bản năng. Tôi không thở nỗi. Hẳn là tôi đã đứng ngay ra đó, đờ người quan sát họ đến những nửa phút đồng hồ, tới khi cặp mắt của Neri, thoạt tiên tỏ vẻ ngỡ ngàng, sau đó bùng lên giận dữ, bắt đầu nhận thức được sự hiện diện của tôi. Vẫn đang thở hồng hộc, sững sờ, gã dừng lại. Clara chộp lấy gã, ra vẻ không hiểu, cọ người mình vào người gã, liếm cổ gã.
“Có chuyện gì vậy?” cô rên rỉ. “Sao anh lại dừng?”
Mắt Adrián Neri phừng phừng lửa giận. “Không có gì,” gã làu bàu. “Anh sẽ quay lại ngay.”
Neri đứng dậy ném mình về phía tôi, tay siết chặt nắm đấm. Tôi thậm chí không nhận thấy hắn đang tiến tới. Tôi không thể rời mắt khỏi Clara, mình đẫm mồ hôi, hổn hển lấy hơi, xương sườn hiện rõ dưới lớp da và bầu vú rung rinh. Gã thầy dạy nhạc túm lấy cổ tôi kéo lê tôi khỏi phòng ngủ. Chân tôi hầu như không chạm tới sàn nhà, và dù cố gắng thế nào, tôi cũng không thể thoát khỏi cánh tay siết kẹp chặt của Neri khi gã lôi tôi qua khu nhà kính như kéo một bọc đồ.
“Tao sẽ bẻ gãy cổ mày, thằng khốn,” gã càu nhàu.
Neri hùng hổ kéo tôi về phía cửa trước, mở cửa rồi dùng hết sức quăng tôi xuống chiếu nghỉ. Cuốn sách Carax tuột khỏi tay tôi. Gã nhặt nó lên và điên tiết ném vào mặt tôi.
“Tao mà còn thấy mày lảng vảng quanh đây hay nếu tao biết được mày lò dò tìm gặp Clara ở trên phố thì tao thề sẽ đập mày tới mức phải vô nhà thương – và tao đếch quan tâm mày có vị thành niên hay không,” gã nói giọng lạnh lẽo. “Hiểu không?”
Tôi nhọc nhằn gượng dậy. Trong lúc ẩu đả Neri đã xé toạt cả áo khoác lẫn lòng kiêu hãnh của tôi.
“Làm sao mày vào đây được?”
Tôi không đáp. Neri thở dài, lắc đầu. “Nói đi,” gã gầm gừ chực nổi điên. “Đưa tao chìa khóa.”
“Chìa khóa nào?”
Gã đấm mạnh đến mức tôi gục xuống. Khi đứng dậy, miệng tôi chảy máu và từ tai trái vang tiếng u u xoáy vào trong đầu nghe như tiếng còi cảnh sát. Tôi sờ lên mặt thì thấy vết sứt trên môi, chạm vào xót lên thon thót. Một chiếc nhẫn ấn triện vấy máu lóe lên trên ngón tay gã thầy dạy nhạc.
“Tao bảo đưa chìa khóa đây!”
“Cút đi,” tôi làu bàu.
Tôi chẳng kịp nhìn thấy cú đấm tiếp theo đang tiến đến. Chỉ cảm nhận như thể một chiếc búa khoan vừa xé toạt dạ dày từ trong ra ngoài. Tôi gập người lại như một con rối hỏng, đau không thở nổi, lảo đảo va vào tường. Neri chộp lấy tóc tôi và lục khắp các túi áo cho tới khi tìm được chùm chìa khóa. Tôi tuột xuống sàn nhà, ôm bụng rên rỉ trong đau đớn và giận dữ.
“Nói với Clara rằng...”
Gã sập cửa ngay lập tức, bỏ mặc tôi trong bóng tối mịt mù. Tôi mò mẫm khắp nơi tìm cuốn sách. Thấy được sách tôi lò dò đi xuống thang, tựa lưng vào tường, thở hổn hển. Ra được bên ngoài tôi nhổ ra máu và cố sức lấy hơi. Cái lạnh buốt giá và cơn gió lùa quanh quấn siết lấy bộ quần áo sũng nước của tôi. Vết xước sâu trên mặt tôi đau nhức.
“Cậu không sao chứ?” một giọng nói khuất trong tối cất tiếng hỏi.
Đó là người hành khất âm vừa bị tôi khướt từ giúp đỡ. Thấy xấu hổ, tôi gật gật, lảng tránh ánh nhìn của anh ta. Tôi dợm bước đi.
“Khoan đã nào, ít ra cũng phải đợi đến lúc mưa ngớt chứ,” người hành khất gợi ý.
Anh ta túm lấy tay tôi và dẫn tôi về một góc bên dưới những mái vòm nơi anh ta trữ một mớ đồ lặt vặt và chiếc túi đựng quần áo cũ bẩn.
“Tôi còn chút rượu vang đây. Vị cũng được lắm. Uống vài ngụm nhé. Nó sẽ giúp cậu ấm người lên. Và tẩy trùng cả vết thương kia nữa.”
Tôi nốc một ngụm từ chai rượu anh ta chìa ra. Nó có vị như dầu diesel pha lẫn giấm, nhưng cái nóng nó đem đến giúp làm dịu dạ dày và thần kinh tôi. Vài giọt rượu rỉ xuống vết thương trên miệng, thế là tôi thấy những ngôi sao hiện lên trong cái đêm đen tối nhất của đời mình.
“Được chứ?” anh chàng hành khất mỉm cười. “Tiếp đi, uống ngụm nữa đi. Cái thứ này có thể dựng người chết sống dậy đó.”
“Không cám ơn. Anh cũng uống chút đi,” tôi lầm bầm.
Anh hành khất uống một hơi dài. Tôi quan sát anh ta kĩ hơn. Anh ta trông từa tựa một kế toán viên nhà nước nghèo nàn dễ chừng mười lăm năm nay vẫn mặc mỗi một bộ đồ không thay. Anh ta chìa tay ra, tôi bèn nắm lấy.
“Fermín Romero de Torres, hiện thời thất nghiệp. Rất hân hạnh được làm quen.”
“Daniel Sempere, ngu xuẩn tột độ. Kẻ hân hạnh phải là tôi mới đúng.”
“Đừng coi khinh bản thân như thế. Trong những đêm thế này, cái gì cũng có vẻ tồi tệ hơn trên thực tế. Cậu không biết được đâu, nhưng tôi đây lạc quan bẩm sinh đấy. Tôi không hề nghi ngờ rằng thời cầm quyền của chế độ hiện giờ chẳng còn được mấy nữa đâu. Tất thảy thông tin đều chỉ ra rằng người Mỹ có thể xâm chiếm chúng ta bất kì lúc nào và họ sẽ cho Franco về vườn bán rong đậu phộng ở dưới miệt Melilla. Nếu vậy thì địa vị, danh tiếng và phẩm giá đã mất của tôi sẽ được khôi phục.”
“Anh từng làm việc ở đâu
“Nhiệm vụ bí mật. Gián điệp cấp cao,” Fermín Romero de Torres nói. “Chỉ cần nói rằng tôi từng là tay chân của tổng thống Maciá xứ Catalonia tại Havana.”
Tôi gật. Lại một gã đầu óc có vấn đề. Về đêm Barcelona tụ tập vô khối những kẻ như vậy. Và cả những đứa ngốc, như tôi.
Nghe này, cái vết đó nhìn không ổn chút nào. Ai đó đã đánh cậu rất nặng tay phải không?”
Tôi chạm ngón tay lên môi. Máu vẫn tiếp tục rỉ.
“Chuyện đàn bà phải không?” anh ta hỏi. “Đáng ra cậu không cần phí sức làm gì. Phụ nữ ở đất nước này - mà tôi thì đã thấy khá khá cái thế giới này rồi - là một mớ cao đạo, lạnh lùng. Tin tôi đi. Tôi vẫn còn nhớ cô lai mà tôi đã bỏ lại ở Cuba. Không thể so sánh, nhỉ? Không thể so sánh. Các cô gái vùng Caribê ra sức quyến rũ ta với điệu lắc lư của họ và thì thầm ‘Ôi, hỡi chàng đẹp mã, hãy cho em khoái cảm, cho em khoái cảm.’ Là một người đàn ông thực thụ với máu nóng chảy trong huyết quản... trời, tôi có thể nói gì đây?”
Dường như Fermín Romero de Torres, hoặc tên thật của anh ta có là gì đi nữa, khát khao một cuộc đối thoại vô tư lự không kém gì khát khao một bồn tắm nước nóng, một đĩa thịt hầm và một bộ quần áo mới thay. Tôi để anh ta nói một hồi, trong khi chờ cái đau của mình lắng xuống. Cũng chẳng khó khăn gì, bởi tất cả những gì người ta cần là một cái gật đầu đúng thời điểm và ai đó có vẻ đang lắng nghe. Khi anh chàng hành khất đang nhắm nhe thuật lại đống chi tiết về kế hoạch quái đản là bắt cóc vợ của Franco, tôi nhận thấy mưa đã ngớt và cơn bão dường như đang chầm chậm chuyển dần sang hướng Bắc.
“Muộn lắm rồi,” tôi lầm bầm đứng dậy.
Fermín Romero de Torres gật đầu cùng một ánh nhìn buồn bã và giúp tôi đứng dậy, vờ như phủi bụi cho quần áo tôi đang ướt nhoẹt.
“Để hôm khác vậy,” anh ta nói giọng cam chịu. “E rằng ba hoa là tật tôi không sửa được. Một khi tôi bắt đầu thì... Nghe này, cái phi vụ bắt cóc vừa rồi, nó không được lan truyền đi đâu, hiểu chứ?”
“Đừng lo. Tôi sẽ câm lặng như đang nằm dưới mồ. Và cảm ơn vì chút rượu vang.”
Tôi khởi hành tiến về khu Đại lộ Ramblas. Tôi dừng chân trước lối vào quảng trường và quay lại nhìn căn hộ Barceló. Những cánh cửa sổ vẫn im ỉm trong bóng tối, ướt đẫm nước mưa. Tôi muốn căm ghét Clara nhưng không thể. Thực sự căm ghét ai đó cũng là một nghệ thuật mà ta phải học dần theo năm tháng.
Tôi thề với chính mình rằng sẽ không bao giờ gặp cô ta lần nữa, rằng sẽ không bao giờ nhắc lại tên con người đó hay nhớ lại quãng thời gian đã phung phí bên cô ta. Vì một lý do lạ lùng nào đó, tôi cảm thấy bình yên. Cơn điên giận thôi thúc tôi bỏ chạy khỏi nhà giờ không còn nữa. Tôi đã e sợ rằng ngày hôm sau nó sẽ quay lại, với mức độ còn khủng khiếp hơn. Tôi đã e sợ rằng lòng ghen tức và nỗi tủi thẹn sẽ từ từ nhấn chìm tôi một khi tất thảy những mảnh ký ức của đêm đó rơi vào đúng chỗ của chúng. Nhưng bình minh vẫn còn vài tiếng nữa mới tới, và tôi còn một việc nữa cần làm trước khi có thể quay về nhà với một lương tâm trong sạch.
***
KHU PHỐ NHÀ HÁT CỔNG VÒM đang ở đó đợi tôi. Một dòng nước đen chảy tụ lại ở chính giữa con phố hẹp tạo thành dòng, giống như một đám tang, hướng về trung tâm là quận Raval. Tôi nhận ra cánh cửa gỗ cũ và mặt tiền kiểu baroque mà cha đã dẫn tôi đến vào buổi rạng đông hôm đó, sáu năm về trước. Tôi bước lên các bậc thềm và trú mưa dưới vòm cổng ra vào. Nó sặc mùi nước tiểu và gỗ mọt. Hơn bao giờ hết, Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên dậy mùi cái chết. Tôi không nhớ được rằng nắm treo vòng sắt gõ cửa được tạo hình mặt quỷ. Tôi cầm lấy vòng sắt là sừng con quỷ và gõ ba lần. Tiếng vọng lan truyền khắp bên trong toàn nhà. Một hồi sau tôi gõ thêm đợt nữa, sáu lần gõ cả thảy, lần gõ sau càng mạnh hơn lần gõ trước, cho đến khi nắm tay tôi đau nhừ. Vài phút nữa trôi qua, tôi bắt đầu sợ rằng có lẽ chẳng còn ai tại nơi này nữa. Tôi ngồi thụp xuống tựa lưng vào cánh cửa và lấy cuốn sách của Carax ra khỏi mặt trong áo vét. Tôi mở cuốn sách ra đọc lại câu văn đầu tiên đã mê hoặc tôi nhiều năm về trước.
***
Mùa hè năm đó mưa rả rích không ngừng ngày này qua ngày khác, và mặc dù nhiều người đã nói đó là do Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ trừng phạt dân làng đã dám mở một sòng bạc ngay cạnh nhà thờ, song tôi biết đó là lỗi của tôi, của riêng mình tôi mà thôi, bởi tôi đã học được cách dối trá và miệng tôi đến giờ vẫn còn thuộc lòng những lời cuối mẹ tôi trối trăng trên giường lúc bà hấp hối: “Mẹ chưa bao giờ yêu người đàn ông mẹ lấy làm chồng mà chỉ yêu một người khác, mẹ nghe nói người đó đã bị giết trong chiến tranh; hãy tìm người đó mà nói rằng ý nghĩ cuối cùng của mẹ là dành cho ông ấy, bởi ông ấy mới đúng là cha ruột của con.”
***
Tôi cười, nhớ lại cái đêm đầu tiên háo hức đọc cuốn sách này hồi sáu năm trước. Tôi đóng sách lại và chuẩn bị gõ cửa thêm lần nữa, nhưng trước khi những ngón tay tôi chạm được tới vòng sắt, cánh cửa lớn đột ngột mở ra đủ rộng để lộ khuôn mặt người gác. Tay ông ta cầm một chiếc đèn dầu.
“Chào buổi tối,” tôi lí nhí. “Bác Isaac phải không ạ?”
Người gác quan sát tôi không chớp mắt. Ánh sáng tỏa ra từ chiếc đèn dầu như khắc tạc khuôn mặt góc cạnh gầy guộc của ông bằng hổ phách và những sắc đỏ, trao cho ông một nét hao hao đến rợn người với con quỷ nhỏ trên nắm gõ cửa.
“Cậu là con trai Sempere,” ông ta ngao ngán càu nhàu.
“Trí nhớ của bác thật tuyệt vời.”
“Còn ý thức về giờ giấc của cậu thật tồi tệ. Biết giờ là mấy giờ không?”
Đôi mắt sắc bén của ông ta đã kịp chú ý đến cuốn sách nằm bên dưới áo vét của tôi. Isaac nhìn tôi vẻ dò hỏi. Tôi lấy cuốn sách giương ra trước mặt ông ta.
“Carax,” ông ta nói. “Ta dám cá là có không quá mười người trong thành phố này có biết về ông ta, hoặc từng đọc cuốn sách này.”
“Dạ, một trong số họ có ý định muốn thiêu rụi nó. Cháu không nghĩ ra được nơi cất giữ nào tốt hơn ở đây.”
“Đây là một nghĩa địa, không phải chốn kí gửi an toàn.”
“Chính xác. Điều cuốn sách này cần là được đem chôn ở nơi nào đó không ai có thể tìm thấy.”
Isaac hồ nghi liếc nhìn dọc con hẻm. Ông nhích cửa ra thêm chừng mười phân rồi ra hiệu bảo tôi lẻn nhanh vào. Bóng tối, khoảng không gian kín mít khó dò trong tiền sảnh dậy mùi sáp và ẩm ướt. Duy chỉ nghe thấy tiếng nước nhỏ giọt không đều trong khung cảnh tối tăm ảm đạm này. Isaac đưa tôi giữ chiếc đèn trong lúc thọc tay vào túi áo khoác lấy ra một vòng khóa lớn dễ thường khiến bất kì tên cai ngục nào cũng phải nảy lòng ghen tị. Bằng phương pháp khoa học khôn lường nào đó, Isaac lần ra được đúng chìa cần dùng, liền tra chìa vào chốt cửa nằm dưới một hộp thủy tinh đầy những rơ le và bánh răng trông như một hộp nhạc lớn. Với một cú lắc cổ tay của ông, cơ cấu máy móc kêu cách một cái, đòn bẩy và trục bản lề trượt theo một một điệu vũ ba lê cơ học vô cùng ấn tượng, cho đến khi một vòng những thanh thép dày neo chặt trên bức tường đá nhô ra kẹp giữ lấy cánh cửa lớn.
“Thậm chí Ngân hàng Tây Ban Nha cũng không thể làm tốt hơn,” tôi nhận xét, vô cùng ấn tượng. “Trông cứ như thể cơ cấu nào đó trong sách của Jules Verne vậy.”
“Kafka chứ,” Isaac sửa lời tôi, lấy lại chiếc đèn dầu và dợm bước tiến sâu hơn vào trong tòa nhà. “Ngày nào đó cậu nhận ra rằng ngành buôn sách này chẳng xơ múi được gì sất và cậu quyết định rằng mình muốn học cách cướp nhà băng, hoặc tổ chức cướp nhà băng, đằng nào cũng như nhau cả thôi, hãy đến gặp ta rồi ta sẽ chỉ cậu vài ba mánh về chốt khóa.”
Tôi đi theo ông ta dọc các hành lang mình vẫn còn nhớ rõ, khắp hai bên choán đầy những bức bích họa phai mờ gồm những thiên thần và sinh vật nom như bóng tối. Isaac nâng cao chiếc đèn dầu, hắt ra những bóng sáng đỏ rực rung rinh. Isaac đi hơn tập tễnh, chiếc áo nỉ đã sờn cũ ông ta mặc trông như áo của người phục vụ tang lễ. Chợt tôi nảy ra ý nghĩ rằng người đàn ông này, có chút gì đó hơi như Charon người lái đò dưới địa ngục lại cũng giống thủ thư tại thư viện Alexandria, dường như cũng thuộc về một trong các tiểu thuyết của Julián Carax.
“Bác có biết gì về Carax không?” tôi hỏi.
Isaac dừng chân nơi cuối hành lang mà nhìn tôi với vẻ thờ ơ. “Không nhiều. Chỉ biết những gì được nghe kể thôi.”>“Từ ai ạ?”
“Một người biết tác giả đó khá rõ, hoặc ít nhất là họ nghĩ vậy.”
Tim tôi như lỡ một nhịp đập. “Đó là khi nào vậy?”
“Khi ta vẫn còn cần dùng lược. Lúc ấy cậu chắc vẫn đang quấn tã. Mà cậu cũng chẳng có vẻ tiến bộ nhiều lắm từ thuở ấy, nói cho thẳng thắn. Nhìn chính cậu kìa: run như cầy sấy.”
“Đấy là vì quần áo của cháu bị ướt, với cả ở đây lạnh quá.”
“Lạnh à? Vậy, lần tới mà có qua thì nhớ nhắn trước, ta sẽ bật hệ thống sưởi ấm cao cấp ở khu chính để chào đón cậu, nụ hồng nhỏ ạ. Đi nào, theo ta. Phòng làm việc của ta ở kia. Ở đó có lò sưởi và thứ gì đó để choàng quanh người trong khi chờ hong khô quần áo của cậu. Với cả chút thuốc đỏ với ôxy già chắc cũng không thừa. Trông cậu cứ như vừa được thả ra từ một chiếc xe cảnh sát vậy.”
“Không cần phải vậy đâu, thực đấy ạ”
“Ta không thấy phiền. Ta làm là vì mình, không phải vì cậu. Một khi đi qua cánh cổng này, cậu phải chơi theo luật của ta. Nghĩa trong này là để danh cho sách, không phải cho con người. Cậu có thể bị viêm phổi, mà ta thì không muốn phải gọi tới nhà xác thông báo. Chúng ta sẽ xem xét chuyện cuốn sách sau. Sau ba mươi tám năm, ta chưa từng thấy cuốn sách nào có thể chạy đi được.”
“Cháu không thể diễn tả rằng cháu cảm kích nhường nào...”
“Vậy đừng diễn tả gì. Ta cho cậu vào đây vì lòng kính trọng cha cậu. Bằng không ta đã để mặc cậu ở trên phố rồi. Giờ thì, theo ta. Nếu cậu biết cách cư xử, ta có thể cân nhắc việc kể những điều ta biết về tay bạn Julián Carax của cậu.”
Từ khóe mắt tôi, khi Isaac tưởng rằng tôi không thể nhìn ra, tôi chú ý thấy, mặc dù nói như vậy, ông ta lại đang cười ranh mãnh. Isaac cố nhiên tỏ ra ưa thích cái vai kẻ giám sát độc địa. Tôi cũng tự mỉm cười với mình. Giờ đây tôi không còn nghi ngờ gì về chuyện khuôn mặt trên nắm treo vòng gõ cửa là thuộc về ai.
“Có chuyện gì vậy?” cô rên rỉ. “Sao anh lại dừng?”
Mắt Adrián Neri phừng phừng lửa giận. “Không có gì,” gã làu bàu. “Anh sẽ quay lại ngay.”
Neri đứng dậy ném mình về phía tôi, tay siết chặt nắm đấm. Tôi thậm chí không nhận thấy hắn đang tiến tới. Tôi không thể rời mắt khỏi Clara, mình đẫm mồ hôi, hổn hển lấy hơi, xương sườn hiện rõ dưới lớp da và bầu vú rung rinh. Gã thầy dạy nhạc túm lấy cổ tôi kéo lê tôi khỏi phòng ngủ. Chân tôi hầu như không chạm tới sàn nhà, và dù cố gắng thế nào, tôi cũng không thể thoát khỏi cánh tay siết kẹp chặt của Neri khi gã lôi tôi qua khu nhà kính như kéo một bọc đồ.
“Tao sẽ bẻ gãy cổ mày, thằng khốn,” gã càu nhàu.
Neri hùng hổ kéo tôi về phía cửa trước, mở cửa rồi dùng hết sức quăng tôi xuống chiếu nghỉ. Cuốn sách Carax tuột khỏi tay tôi. Gã nhặt nó lên và điên tiết ném vào mặt tôi.
“Tao mà còn thấy mày lảng vảng quanh đây hay nếu tao biết được mày lò dò tìm gặp Clara ở trên phố thì tao thề sẽ đập mày tới mức phải vô nhà thương – và tao đếch quan tâm mày có vị thành niên hay không,” gã nói giọng lạnh lẽo. “Hiểu không?”
Tôi nhọc nhằn gượng dậy. Trong lúc ẩu đả Neri đã xé toạt cả áo khoác lẫn lòng kiêu hãnh của tôi.
“Làm sao mày vào đây được?”
Tôi không đáp. Neri thở dài, lắc đầu. “Nói đi,” gã gầm gừ chực nổi điên. “Đưa tao chìa khóa.”
“Chìa khóa nào?”
Gã đấm mạnh đến mức tôi gục xuống. Khi đứng dậy, miệng tôi chảy máu và từ tai trái vang tiếng u u xoáy vào trong đầu nghe như tiếng còi cảnh sát. Tôi sờ lên mặt thì thấy vết sứt trên môi, chạm vào xót lên thon thót. Một chiếc nhẫn ấn triện vấy máu lóe lên trên ngón tay gã thầy dạy nhạc.
“Tao bảo đưa chìa khóa đây!”
“Cút đi,” tôi làu bàu.
Tôi chẳng kịp nhìn thấy cú đấm tiếp theo đang tiến đến. Chỉ cảm nhận như thể một chiếc búa khoan vừa xé toạt dạ dày từ trong ra ngoài. Tôi gập người lại như một con rối hỏng, đau không thở nổi, lảo đảo va vào tường. Neri chộp lấy tóc tôi và lục khắp các túi áo cho tới khi tìm được chùm chìa khóa. Tôi tuột xuống sàn nhà, ôm bụng rên rỉ trong đau đớn và giận dữ.
“Nói với Clara rằng...”
Gã sập cửa ngay lập tức, bỏ mặc tôi trong bóng tối mịt mù. Tôi mò mẫm khắp nơi tìm cuốn sách. Thấy được sách tôi lò dò đi xuống thang, tựa lưng vào tường, thở hổn hển. Ra được bên ngoài tôi nhổ ra máu và cố sức lấy hơi. Cái lạnh buốt giá và cơn gió lùa quanh quấn siết lấy bộ quần áo sũng nước của tôi. Vết xước sâu trên mặt tôi đau nhức.
“Cậu không sao chứ?” một giọng nói khuất trong tối cất tiếng hỏi.
Đó là người hành khất âm vừa bị tôi khướt từ giúp đỡ. Thấy xấu hổ, tôi gật gật, lảng tránh ánh nhìn của anh ta. Tôi dợm bước đi.
“Khoan đã nào, ít ra cũng phải đợi đến lúc mưa ngớt chứ,” người hành khất gợi ý.
Anh ta túm lấy tay tôi và dẫn tôi về một góc bên dưới những mái vòm nơi anh ta trữ một mớ đồ lặt vặt và chiếc túi đựng quần áo cũ bẩn.
“Tôi còn chút rượu vang đây. Vị cũng được lắm. Uống vài ngụm nhé. Nó sẽ giúp cậu ấm người lên. Và tẩy trùng cả vết thương kia nữa.”
Tôi nốc một ngụm từ chai rượu anh ta chìa ra. Nó có vị như dầu diesel pha lẫn giấm, nhưng cái nóng nó đem đến giúp làm dịu dạ dày và thần kinh tôi. Vài giọt rượu rỉ xuống vết thương trên miệng, thế là tôi thấy những ngôi sao hiện lên trong cái đêm đen tối nhất của đời mình.
“Được chứ?” anh chàng hành khất mỉm cười. “Tiếp đi, uống ngụm nữa đi. Cái thứ này có thể dựng người chết sống dậy đó.”
“Không cám ơn. Anh cũng uống chút đi,” tôi lầm bầm.
Anh hành khất uống một hơi dài. Tôi quan sát anh ta kĩ hơn. Anh ta trông từa tựa một kế toán viên nhà nước nghèo nàn dễ chừng mười lăm năm nay vẫn mặc mỗi một bộ đồ không thay. Anh ta chìa tay ra, tôi bèn nắm lấy.
“Fermín Romero de Torres, hiện thời thất nghiệp. Rất hân hạnh được làm quen.”
“Daniel Sempere, ngu xuẩn tột độ. Kẻ hân hạnh phải là tôi mới đúng.”
“Đừng coi khinh bản thân như thế. Trong những đêm thế này, cái gì cũng có vẻ tồi tệ hơn trên thực tế. Cậu không biết được đâu, nhưng tôi đây lạc quan bẩm sinh đấy. Tôi không hề nghi ngờ rằng thời cầm quyền của chế độ hiện giờ chẳng còn được mấy nữa đâu. Tất thảy thông tin đều chỉ ra rằng người Mỹ có thể xâm chiếm chúng ta bất kì lúc nào và họ sẽ cho Franco về vườn bán rong đậu phộng ở dưới miệt Melilla. Nếu vậy thì địa vị, danh tiếng và phẩm giá đã mất của tôi sẽ được khôi phục.”
“Anh từng làm việc ở đâu
“Nhiệm vụ bí mật. Gián điệp cấp cao,” Fermín Romero de Torres nói. “Chỉ cần nói rằng tôi từng là tay chân của tổng thống Maciá xứ Catalonia tại Havana.”
Tôi gật. Lại một gã đầu óc có vấn đề. Về đêm Barcelona tụ tập vô khối những kẻ như vậy. Và cả những đứa ngốc, như tôi.
Nghe này, cái vết đó nhìn không ổn chút nào. Ai đó đã đánh cậu rất nặng tay phải không?”
Tôi chạm ngón tay lên môi. Máu vẫn tiếp tục rỉ.
“Chuyện đàn bà phải không?” anh ta hỏi. “Đáng ra cậu không cần phí sức làm gì. Phụ nữ ở đất nước này - mà tôi thì đã thấy khá khá cái thế giới này rồi - là một mớ cao đạo, lạnh lùng. Tin tôi đi. Tôi vẫn còn nhớ cô lai mà tôi đã bỏ lại ở Cuba. Không thể so sánh, nhỉ? Không thể so sánh. Các cô gái vùng Caribê ra sức quyến rũ ta với điệu lắc lư của họ và thì thầm ‘Ôi, hỡi chàng đẹp mã, hãy cho em khoái cảm, cho em khoái cảm.’ Là một người đàn ông thực thụ với máu nóng chảy trong huyết quản... trời, tôi có thể nói gì đây?”
Dường như Fermín Romero de Torres, hoặc tên thật của anh ta có là gì đi nữa, khát khao một cuộc đối thoại vô tư lự không kém gì khát khao một bồn tắm nước nóng, một đĩa thịt hầm và một bộ quần áo mới thay. Tôi để anh ta nói một hồi, trong khi chờ cái đau của mình lắng xuống. Cũng chẳng khó khăn gì, bởi tất cả những gì người ta cần là một cái gật đầu đúng thời điểm và ai đó có vẻ đang lắng nghe. Khi anh chàng hành khất đang nhắm nhe thuật lại đống chi tiết về kế hoạch quái đản là bắt cóc vợ của Franco, tôi nhận thấy mưa đã ngớt và cơn bão dường như đang chầm chậm chuyển dần sang hướng Bắc.
“Muộn lắm rồi,” tôi lầm bầm đứng dậy.
Fermín Romero de Torres gật đầu cùng một ánh nhìn buồn bã và giúp tôi đứng dậy, vờ như phủi bụi cho quần áo tôi đang ướt nhoẹt.
“Để hôm khác vậy,” anh ta nói giọng cam chịu. “E rằng ba hoa là tật tôi không sửa được. Một khi tôi bắt đầu thì... Nghe này, cái phi vụ bắt cóc vừa rồi, nó không được lan truyền đi đâu, hiểu chứ?”
“Đừng lo. Tôi sẽ câm lặng như đang nằm dưới mồ. Và cảm ơn vì chút rượu vang.”
Tôi khởi hành tiến về khu Đại lộ Ramblas. Tôi dừng chân trước lối vào quảng trường và quay lại nhìn căn hộ Barceló. Những cánh cửa sổ vẫn im ỉm trong bóng tối, ướt đẫm nước mưa. Tôi muốn căm ghét Clara nhưng không thể. Thực sự căm ghét ai đó cũng là một nghệ thuật mà ta phải học dần theo năm tháng.
Tôi thề với chính mình rằng sẽ không bao giờ gặp cô ta lần nữa, rằng sẽ không bao giờ nhắc lại tên con người đó hay nhớ lại quãng thời gian đã phung phí bên cô ta. Vì một lý do lạ lùng nào đó, tôi cảm thấy bình yên. Cơn điên giận thôi thúc tôi bỏ chạy khỏi nhà giờ không còn nữa. Tôi đã e sợ rằng ngày hôm sau nó sẽ quay lại, với mức độ còn khủng khiếp hơn. Tôi đã e sợ rằng lòng ghen tức và nỗi tủi thẹn sẽ từ từ nhấn chìm tôi một khi tất thảy những mảnh ký ức của đêm đó rơi vào đúng chỗ của chúng. Nhưng bình minh vẫn còn vài tiếng nữa mới tới, và tôi còn một việc nữa cần làm trước khi có thể quay về nhà với một lương tâm trong sạch.
***
KHU PHỐ NHÀ HÁT CỔNG VÒM đang ở đó đợi tôi. Một dòng nước đen chảy tụ lại ở chính giữa con phố hẹp tạo thành dòng, giống như một đám tang, hướng về trung tâm là quận Raval. Tôi nhận ra cánh cửa gỗ cũ và mặt tiền kiểu baroque mà cha đã dẫn tôi đến vào buổi rạng đông hôm đó, sáu năm về trước. Tôi bước lên các bậc thềm và trú mưa dưới vòm cổng ra vào. Nó sặc mùi nước tiểu và gỗ mọt. Hơn bao giờ hết, Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên dậy mùi cái chết. Tôi không nhớ được rằng nắm treo vòng sắt gõ cửa được tạo hình mặt quỷ. Tôi cầm lấy vòng sắt là sừng con quỷ và gõ ba lần. Tiếng vọng lan truyền khắp bên trong toàn nhà. Một hồi sau tôi gõ thêm đợt nữa, sáu lần gõ cả thảy, lần gõ sau càng mạnh hơn lần gõ trước, cho đến khi nắm tay tôi đau nhừ. Vài phút nữa trôi qua, tôi bắt đầu sợ rằng có lẽ chẳng còn ai tại nơi này nữa. Tôi ngồi thụp xuống tựa lưng vào cánh cửa và lấy cuốn sách của Carax ra khỏi mặt trong áo vét. Tôi mở cuốn sách ra đọc lại câu văn đầu tiên đã mê hoặc tôi nhiều năm về trước.
***
Mùa hè năm đó mưa rả rích không ngừng ngày này qua ngày khác, và mặc dù nhiều người đã nói đó là do Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ trừng phạt dân làng đã dám mở một sòng bạc ngay cạnh nhà thờ, song tôi biết đó là lỗi của tôi, của riêng mình tôi mà thôi, bởi tôi đã học được cách dối trá và miệng tôi đến giờ vẫn còn thuộc lòng những lời cuối mẹ tôi trối trăng trên giường lúc bà hấp hối: “Mẹ chưa bao giờ yêu người đàn ông mẹ lấy làm chồng mà chỉ yêu một người khác, mẹ nghe nói người đó đã bị giết trong chiến tranh; hãy tìm người đó mà nói rằng ý nghĩ cuối cùng của mẹ là dành cho ông ấy, bởi ông ấy mới đúng là cha ruột của con.”
***
Tôi cười, nhớ lại cái đêm đầu tiên háo hức đọc cuốn sách này hồi sáu năm trước. Tôi đóng sách lại và chuẩn bị gõ cửa thêm lần nữa, nhưng trước khi những ngón tay tôi chạm được tới vòng sắt, cánh cửa lớn đột ngột mở ra đủ rộng để lộ khuôn mặt người gác. Tay ông ta cầm một chiếc đèn dầu.
“Chào buổi tối,” tôi lí nhí. “Bác Isaac phải không ạ?”
Người gác quan sát tôi không chớp mắt. Ánh sáng tỏa ra từ chiếc đèn dầu như khắc tạc khuôn mặt góc cạnh gầy guộc của ông bằng hổ phách và những sắc đỏ, trao cho ông một nét hao hao đến rợn người với con quỷ nhỏ trên nắm gõ cửa.
“Cậu là con trai Sempere,” ông ta ngao ngán càu nhàu.
“Trí nhớ của bác thật tuyệt vời.”
“Còn ý thức về giờ giấc của cậu thật tồi tệ. Biết giờ là mấy giờ không?”
Đôi mắt sắc bén của ông ta đã kịp chú ý đến cuốn sách nằm bên dưới áo vét của tôi. Isaac nhìn tôi vẻ dò hỏi. Tôi lấy cuốn sách giương ra trước mặt ông ta.
“Carax,” ông ta nói. “Ta dám cá là có không quá mười người trong thành phố này có biết về ông ta, hoặc từng đọc cuốn sách này.”
“Dạ, một trong số họ có ý định muốn thiêu rụi nó. Cháu không nghĩ ra được nơi cất giữ nào tốt hơn ở đây.”
“Đây là một nghĩa địa, không phải chốn kí gửi an toàn.”
“Chính xác. Điều cuốn sách này cần là được đem chôn ở nơi nào đó không ai có thể tìm thấy.”
Isaac hồ nghi liếc nhìn dọc con hẻm. Ông nhích cửa ra thêm chừng mười phân rồi ra hiệu bảo tôi lẻn nhanh vào. Bóng tối, khoảng không gian kín mít khó dò trong tiền sảnh dậy mùi sáp và ẩm ướt. Duy chỉ nghe thấy tiếng nước nhỏ giọt không đều trong khung cảnh tối tăm ảm đạm này. Isaac đưa tôi giữ chiếc đèn trong lúc thọc tay vào túi áo khoác lấy ra một vòng khóa lớn dễ thường khiến bất kì tên cai ngục nào cũng phải nảy lòng ghen tị. Bằng phương pháp khoa học khôn lường nào đó, Isaac lần ra được đúng chìa cần dùng, liền tra chìa vào chốt cửa nằm dưới một hộp thủy tinh đầy những rơ le và bánh răng trông như một hộp nhạc lớn. Với một cú lắc cổ tay của ông, cơ cấu máy móc kêu cách một cái, đòn bẩy và trục bản lề trượt theo một một điệu vũ ba lê cơ học vô cùng ấn tượng, cho đến khi một vòng những thanh thép dày neo chặt trên bức tường đá nhô ra kẹp giữ lấy cánh cửa lớn.
“Thậm chí Ngân hàng Tây Ban Nha cũng không thể làm tốt hơn,” tôi nhận xét, vô cùng ấn tượng. “Trông cứ như thể cơ cấu nào đó trong sách của Jules Verne vậy.”
“Kafka chứ,” Isaac sửa lời tôi, lấy lại chiếc đèn dầu và dợm bước tiến sâu hơn vào trong tòa nhà. “Ngày nào đó cậu nhận ra rằng ngành buôn sách này chẳng xơ múi được gì sất và cậu quyết định rằng mình muốn học cách cướp nhà băng, hoặc tổ chức cướp nhà băng, đằng nào cũng như nhau cả thôi, hãy đến gặp ta rồi ta sẽ chỉ cậu vài ba mánh về chốt khóa.”
Tôi đi theo ông ta dọc các hành lang mình vẫn còn nhớ rõ, khắp hai bên choán đầy những bức bích họa phai mờ gồm những thiên thần và sinh vật nom như bóng tối. Isaac nâng cao chiếc đèn dầu, hắt ra những bóng sáng đỏ rực rung rinh. Isaac đi hơn tập tễnh, chiếc áo nỉ đã sờn cũ ông ta mặc trông như áo của người phục vụ tang lễ. Chợt tôi nảy ra ý nghĩ rằng người đàn ông này, có chút gì đó hơi như Charon người lái đò dưới địa ngục lại cũng giống thủ thư tại thư viện Alexandria, dường như cũng thuộc về một trong các tiểu thuyết của Julián Carax.
“Bác có biết gì về Carax không?” tôi hỏi.
Isaac dừng chân nơi cuối hành lang mà nhìn tôi với vẻ thờ ơ. “Không nhiều. Chỉ biết những gì được nghe kể thôi.”>“Từ ai ạ?”
“Một người biết tác giả đó khá rõ, hoặc ít nhất là họ nghĩ vậy.”
Tim tôi như lỡ một nhịp đập. “Đó là khi nào vậy?”
“Khi ta vẫn còn cần dùng lược. Lúc ấy cậu chắc vẫn đang quấn tã. Mà cậu cũng chẳng có vẻ tiến bộ nhiều lắm từ thuở ấy, nói cho thẳng thắn. Nhìn chính cậu kìa: run như cầy sấy.”
“Đấy là vì quần áo của cháu bị ướt, với cả ở đây lạnh quá.”
“Lạnh à? Vậy, lần tới mà có qua thì nhớ nhắn trước, ta sẽ bật hệ thống sưởi ấm cao cấp ở khu chính để chào đón cậu, nụ hồng nhỏ ạ. Đi nào, theo ta. Phòng làm việc của ta ở kia. Ở đó có lò sưởi và thứ gì đó để choàng quanh người trong khi chờ hong khô quần áo của cậu. Với cả chút thuốc đỏ với ôxy già chắc cũng không thừa. Trông cậu cứ như vừa được thả ra từ một chiếc xe cảnh sát vậy.”
“Không cần phải vậy đâu, thực đấy ạ”
“Ta không thấy phiền. Ta làm là vì mình, không phải vì cậu. Một khi đi qua cánh cổng này, cậu phải chơi theo luật của ta. Nghĩa trong này là để danh cho sách, không phải cho con người. Cậu có thể bị viêm phổi, mà ta thì không muốn phải gọi tới nhà xác thông báo. Chúng ta sẽ xem xét chuyện cuốn sách sau. Sau ba mươi tám năm, ta chưa từng thấy cuốn sách nào có thể chạy đi được.”
“Cháu không thể diễn tả rằng cháu cảm kích nhường nào...”
“Vậy đừng diễn tả gì. Ta cho cậu vào đây vì lòng kính trọng cha cậu. Bằng không ta đã để mặc cậu ở trên phố rồi. Giờ thì, theo ta. Nếu cậu biết cách cư xử, ta có thể cân nhắc việc kể những điều ta biết về tay bạn Julián Carax của cậu.”
Từ khóe mắt tôi, khi Isaac tưởng rằng tôi không thể nhìn ra, tôi chú ý thấy, mặc dù nói như vậy, ông ta lại đang cười ranh mãnh. Isaac cố nhiên tỏ ra ưa thích cái vai kẻ giám sát độc địa. Tôi cũng tự mỉm cười với mình. Giờ đây tôi không còn nghi ngờ gì về chuyện khuôn mặt trên nắm treo vòng gõ cửa là thuộc về ai.
Danh sách chương