"A a, bên kia trúng cá rồi! Khi vảy cá dưới ánh mặt trời lóe lên những đốm sáng lấp lánh, hấp dẫn không ít sự chú ý của người câu cá. Trong lúc nhất thời những người đó đều có chút hâm mộ nhìn về phía Cổ Dục ở bên kia.

"Là một con cá chép Nhã la không tệ, không tệ!” Mà có một số người ở gần chỗ Cổ Dục thấy rõ con cá này là gì, thế là càng thêm hâm mộ.

Cá chép nhã la ở tỉnh Hắc Long Giang này cũng xem là một trong những loài cá ngon.

Tên khoa học của cá chép Nhã la này là Leuciscus waleckii, cá này ở một số vùng khác gọi là Hoạt Tử Ngư hoặc Hoa Tử Ngư. Muốn câu được cũng không dễ dàng, bởi vì loài này thích ăn thịt.

Nó ở dưới nước chủ yếu là ăn côn trùng, đương nhiên nếu gặp phải cá con thì nó cũng không khách khí.

Loại cá này không lớn, trưởng thành cũng chỉ khoảng ba mươi centimet, con cá mà Cổ Dục câu lên này cũng khoảng hai mươi centimet. Không tính là nhỏ, hơn nữa còn rất có sức sống.

Đem con cá đến trước phòng livestream của Phùng Thư Nhân lắc lư một vòng, tiếp đó Cổ Dục gỡ con cá xuống rồi ném vào trong lưới bảo vệ cá của bọn họ.

Tiếp theo là cần thứ hai được thả xuống nước, thế nhưng mới vừa mới vào nước thì không đến mười giây, phao lại bị kéo xuống. Cổ Dục trực tiếp kéo cần, mà sợi dây kia cũng trong nháy mắt lập tức thẳng tắp.

Cổ Dục câu cá luôn thích câu cá lớn, cho nên hắn dùng dây tương đối thô.

Dây câu này là dùng dây số 5, dây phụ thì dùng số 2, cho nên dù cần câu bị kéo rất công thế nhưng Cổ Dục cũng không quá lo lắng. Trước tiên là kéo con cá này ra khỏi khu vực tổ cá, phòng ngừa sẽ dọa sợ những con cá khác chạy đi, tiếp đó hắn bắt đầu đứng lên.

Nhưng mà cũng không mất bao lâu, hắn đã kéo được con cá đến bờ.

Nhìn động tĩnh nơi này, bên cạnh có không ít người câu cả một buổi trưa cũng không câu được gì, lập tức đều tới để xem náo nhiệt.

“Ôi chao! Là cá pháp la!”

"Lớn như vậy, chắc là cỡ 5kg đó nha!”

"Ồ, thứ này tốt đó!”

Mà khi con cá này bị được kéo ra khỏi mặt nước, thanh âm của người xem náo nhiệt bên cạnh lại càng lớn hơn.

Cá pháp la cũng là một trong những loài cá ngon nhất ở tỉnh Hắc Long, tên khoa học còn gọi là cá tam giác mập (Megalobrama Terminalis), là một loại cá duy nhất ở Trung Quốc, các vùng Đông Bắc và phía Nam đều có.

(Cá này là một loài thuộc cá chép, nhìn nó khá giống cá Ét mọi của Việt Nam, nhưng nó có vảy màu trắng đặc biệt là không có xương chữ Y.)

Phía bắc bắt đầu từ tỉnh Hắc Long kéo dài đến giáp biên đông, có thể nói là khu vực sinh sống rất rộng lớn.

Nhưng dù vậy nó không phải là một loại cá quá phổ biến.

Ít nhất ở tây bắc, tây nam loại cá này cũng không dễ nhìn thấy.

Loại cá này thịt dày, hơn nữa không có xương chữ Y. Trong cá nước ngọt, quả thật là một loại tinh phẩm hiếm có. Nhất là ở bên phía tỉnh Hắc Long, loại cá này trọng lượng cũng không nhỏ, lớn nhất có con nặng tới 6-7 kg. Đương nhiên con cá này của Cổ Dục cũng không tính là nhỏ.

Mặc dù, ở trong nước hắn cũng không phán đoán được rõ ràng trọng lượng của con cá này là bao nhiêu, nhưng khi kéo lên bờ rồi cho vào lưới bảo vệ thì hắn đã có thể ước lượng được, con cá này đại khái khoảng 3,5kg.

Đây cũng không tính là nhỏ.

Sau khi lắc lư con cá này trước phòng livestream, Cổ Dục cũng tháo móc ra, ném vào trong lưới bảo vệ cá. Tiếp theo là thả câu lần ba, cũng chỉ mất hơn mười mấy giây thì phao của hắn lại mất.

Lúc này lại là một con cá chép nhỏ đại khái nửa cân (250g), tiếp tục được ném vào lưới bảo vệ cá.

Sau đó, lần thứ 4, lần thứ 5…

Có thể nói, hồ chứa nước này bây giờ đã trở thành sân khấu của Cổ Dục, người khác một ngày đi câu có thể câu được hai ba con cá. Thế nhưng Cổ Dục chỉ cần nửa giờ, cũng đã câu được hơn ba mươi con, cái này còn phải tính luôn thời gian hắn tháo cá và lên mồi.

Ngay từ đầu còn có một số người tò mò, có phải mồi câu của Cổ Dục có gì khác lạ hay không. Kết quả vừa nhìn thì chính là bột mì, bột ngô kèm bột câu cá. Mà mồi câu của họ so sánh với cái này còn tốt hơn, nhưng vì sao bọn họ lại không câu được cá? Vậy chỉ có thể đưa ra kết luận là người này là một cao thủ...

Đang lúc bọn họ có chút đắn đo, đột nhiên Cổ Dục nhấc cần lên, hắn lại câu lên cá.

Mà khi hắn nhìn thấy loại cá này, hắn bỗng nhíu mày.

"Là dát nha tử (cá trê vàng)?" Mà nhìn con cá được trực tiếp câu lên của Cổ Dục, lúc này phía sau hắn không khỏi có người tò mò hỏi.

"Không đúng, dường như là... Đuôi bò (cá chai)! "

Cá dát nha tử, nói chính xác là Hoàng tảng ngư (cá trê vàng), ở vùng Xuyên Thục còn gọi là Hoàng lạt đỉnh.

Cá này thịt rất mềm, rất dễ ăn, nhưng dùng để nấu canh hoặc hấp ăn không ngon, cần dùng gia vị nặng để khử mùi.

Ví dụ như ở Đông Bắc chính là dùng nước tương ngột ngạt, nếu như ở vùng đất Xuyên Thục chính là làm thành lẩu để ăn, loại cá này đại giang nam bắc đâu cũng có, vấn đề sản lượng cao thấp tuỳ nơi.

Mà con cá này của Cổ Dục câu lên là cá đuôi bò (cá chai) thì có hai loại. Một loại phổ biến là thuộc cá biển, còn loại khác thì sống ở nước ngọt vùng ven biển. Mà bây giờ loại cá nước ngọt thì càng ngày càng ít đi.

Tên khoa học của nó là Cá mập sông Hoàng Hà (Pseudobagrus hwanghoensis), loại cá này ngoại hình không khác gì cá trê vàng. Nhưng mà đâu của nó so với cá trê vàng thì lớn hơn nhiều, ngoài hình thì giống như cá trê vàng, có màu vàng kim chiều dài cũng khá tương đồng.

Số lượng loại cá này hiện tại cực kỳ thưa thớt, thưa thớt đến mức ở trên thị trường cũng không có bán loại cá này. Không phải là không có ai thử nuôi, mà vì muốn nuôi cũng không nuôi được.

Về phần bắt trong tự nhiên để ăn, vậy cũng thì cũng là chuyện không có khả năng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện