Bảo Đại có vẻ như tự tin, ông đánh giá quá cao về vị thế “ông vua cuối cùng triều Nguyễn” của mình. Trong Hồi ký Con rồng An Nam ông viết:
“Riêng tôi, tôi cảm thấy rất thoải mái, thời đó người ta hay nói: trong tay tôi chẳng có gì nhiều, ngay cả tính đại diện của tôi cũng còn phải bàn cãi. Nói như thế là coi nhẹ một yếu tố chủ yếu, ở chỗ tôi là đại diện chính thông cho một triều đại, tôi là đấng Thiên tử, là Con Trời, được Trời giao sứ mệnh trị vì thần dân. Có lẽ chỉ có mình tôi nhận thấy tính đại diện chính thông nầy. Nó không thể được xem như một luận cứ trong một cuộc đàm phán ngoại giao, cũng không thể viện ra ngay từ đầu. Tuy nhiên nó vẫn hiện hữu, mạnh mẽ hơn mọi luận cứ chông lại tôi. Chắc chắn là những ai không phải là dân Việt Nam thì không cảm nhận được điều đó mà tôi cũng không thể thuyết phục được họ. Khi tôi phản ứng hay tỏ thái độ, những người đôl thoại với tôi không thể hiểu được, họ chỉ đưa lý lẽ giữa con người với nhau, ngang tầm với họ, hợp với trình độ của họ...”.
Một điều chắc chắn là phải thương lượng, chấm dứt mọi mưu mô. Từ tháng 12 năm 1946, chiến tranh lan rộng khắp cả nước với mức độ ngày càng khốc liệt. Việt Minh vẫn thi hành chính sách vườn không nhà trống ở những vùng họ tạm rút đi. Thời gian ngày càng thôi thúc. Quân Pháp chỉ chiếm được các thành phố, thị trấn, còn vùng nông thôn mênh mông vùng rừng núi hiểm trở vẫn nằm trong tay Việt Minh. Người Mỹ gia tăng áp lực. William Bullit, cựu Đại sứ Mỹ tại Pháp ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Nhân danh chính phủ Mỹ, ông ta vừa khuyên Pháp nhượng bộ thêm nữa trước đòi hỏi của Bảo Đại, vừa khẩn khoản yêu cầu Bảo Đại phải đương đẩu với Pháp, tóm lại là đòi cho được độc lập(9).
Tại Hongkong, Bảo Đại hình như đã thoát khỏi cảnh cùng quẫn. Ông trở lại cuộc sống xa hoa giàu có. Nơi ông ở là một toà nhà rất đẹp theo phong cách kiến trúc Anh, gần bờ biển cách Hongkong độ hai mươi cây số ông có một ban thư ký riêng giúp việc. Ông sống ở Stanley Beach nhưng thường hay tiếp các đoàn trong nước ra ở Causeway Bay, cho họ nghỉ tại Hongkong Hotel hoặc ở Paramount hay Saint-Francis. Sau khi bán tài sản riêng ở Hongkong cộng với đồ đạc và ôtô, ông được một khoản tiền tươi đến một triệu đồng Đông Dương.
Ông đi châu Âu, sau sáu năm xa cách. Đầu tiên ông đến Anh để chữa mắt rồi về Cannes nơi Nam Phương và các con đang đợi ông.
Gián tiếp và trực tiếp người Pháp đã giúp ông trở lại cuộc sống sung túc. Các phe nhóm đảng phái “quốc gia” tâng bốc ông, tạo vốn chính trị hào nhoáng bên ngoài cho ông trước hết vì quyền lợi của chính họ. Có lẽ ông cũng biết ông chẳng có hậu thuẫn gì đáng kể ở trong nước, càng không đủ sức chống lại kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo nhưng đã ngập sâu trong cuộc sống phù phiếm hưởng lạc, ông không thể lùi được nữa. Phải ký kết. Tháng 1 năm 1948, ông đi gặp cao uỷ Pháp ở Genève. Tại sao ông lại chọn Thuỵ Sĩ, một nước trung lập truyền thống, mà Genève là một địa điểm lý tưởng cho các cuộc mặc cả ngoại giao, giúp ông có được có một khoảng cách với những người đối thoại. Lần nầy ông chọn đường đến Cannes trên một chiếc xe hơi đặc biệt, đó là chiếc Gordini, từ khi trở lại giàu có, ông tài trợ cho nhãn xe nầy. Chiếc xe có tốc độ nhanh, xài xăng pha octane với tỷ lệ cao, không bán ngoài thị trường tự do, nên phải lập riêng một hệ thống kho xăng dọc đường từ Cannes đến Genève.
Mặc dù tình hình lúc nầy nghiêm trọng, nhưng trong lúc chiến tranh đang tiếp diễn ác liệt mà lại đi đàm phán để chấm dứt chiến cuộc thì đâu phải là một việc tầm thường. Ông cũng biết phải đi những nước cờ cao.
Báo chí cánh tả một lần nữa đưa ra hình ảnh về ông như một kẻ trác táng ích kỷ. Đặc phái viên của tờ Combat (Chiến đấu) viết: Những cuộc thương thuyết với ông Bollaert chẳng đi đến đâu, nhưng ông Bảo Đại cũng không bỏ lỡ dịp ở Genève để sắm thêm nhiều bộ cánh mới. Tôi đã dự một bữa điểm tâm rất sang của ông. Tóc uốn, tay đút vào túi chiếc áo choàng màu nâu nhạt, ông sải bước bên cạnh bà hoàng rất trẻ đẹp, có phong thái rất “Paris”.
Những cuộc thương thuyết kéo dài bất tận, mỗi lẩn lại đánh dấu bằng những tuyên bố lạc quan nhưng không có hiệu quả gì. Bảo Đại ra vẻ một con người kỳ cục chưa từng thấy bao giờ. Phải cầu khẩn van nài, phải lấy lòng bằng những cái cười nụ, cười nhoẻn dỗ dành. Phải trải thảm đỏ để ông lên máy bay về Sài Gòn. Mỗi lần tưởng như ông chắc chắn nhận lời, thì ông lại lần khân, tránh né, im lặng. Báo chí phẫn nộ, các nhà chức trách điên đầu. Bên kia đại dương chiến tranh ngày càng dữ dội. Còn ông Hoàng đế nầy cứ làm cao, nâng giá lên mãi, mà không quyết định vào cuộc.
Thời gian thúc bách lắm rồi. Bằng mọi giá phải dựng lên một chính phủ để chiêu hồi tất cả những phần tử “quốc gia” chống cộng sản. Nhưng không. Con Trời Bảo Đại luôn muốn đứng trên mọi cuộc xung đột đảng phái, không muốn dấn thân vào thực địa. Có lẽ ông chả thèm muốn gì hơn vị thế hiện nay của ông, với ngôi biệt thự đẹp đẽ ở Hongkong, toà lâu đài xinh xắn ở Cannes. Tuy nhiên cuộc đấu tranh của ông không vô ích. Mỗi lần thương lượng lại được thêm một chút nới rộng quyền tự trị cho Việt Nam ngay cả từ “độc lập” cũng không còn là điều cấm kỵ nữa.
Đầu năm 1949, dường như Bảo Đại nghe theo lập luận của những người thân cận đang bu quanh ông, công bố một “tạm ước” (modus vivendi) theo cách của ông. Chưa giải quyết được gì cả, nhưng cả hai bên Pháp và Việt phải cố cùng sống chung với nhau, trong khi chờ đợi tình hình được cải thiện. Và thế là ra đời một chính phủ tàm tạm có quyền lực cả nước dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, một sĩ quan do Pháp đào tạo, leo lên cấp thiếu tướng, người của Bảo Đại.
Như một trò phù phép. Báo chí không tiếc lời ca ngợi thoả thuận đạt được công nhận Việt Nam độc lập trên giấy trắng mực đen. Nhưng là độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Đó là quy chế cuối cùng dành cho Việt Nam. Một lần nữa, cảnh quan hùng vĩ của vịnh Hạ Long được chọn làm địa điểm lễ ký kết. Nhưng lần nầy, thủ tướng Xuân là một bên ký kết dù chỉ là ký tắt hiệp ước, có sự chứng kiến của Bảo Đại. Lần nầy ông chỉ làm công việc giám sát từ xa những hành động đầu tiên của cái chính phủ do ông vừa dựng nên.
Nhưng lại một lần nữa, thoả ước mới chẳng thay đổi được bao nhiêu tình hình đang diễn ra. Việt Minh vẫn trụ vững ở các vùng nông thôn. Mặt khác quân Pháp không có ý định giữ trọn quyền lực của mình. Tại Nam Kỳ, nghị viện cũ của thuộc địa tẩy chay chính phủ Nguyễn Văn Xuân. Tóm lại là chính phủ trung ương của tướng Xuân chẳng cai trị gì hết. Người ta nhanh chóng thấy rang duy chỉ có cựu hoàng Bảo Đại là có thể khẳng định quyền lực của mình và chỉ có ông mới là lực đối trọng của Hồ Chí Minh.
Bảo Đại còn muốn người Pháp phải van nài hơn nữa. Ông đòi thêm các điều bảo đảm mới nhất là thu hồi được Nam Kỳ (10) (Nam Kỳ phải trở vè lãnh thổ Việt Nam). Bên Trung Hoa, quân cộng sản của Mao Trạch Đông đang thắng như chẻ tre, tạo một sức cổ vũ mạnh mẽ cho kháng chiến Việt Nam. Tình hình nhanh chóng chứng tỏ rằng chỉ có cựu hoàng Bảo Đại mới có thể khẳng định được quyền lực của mình và chỉ có ông mới có thể đối chọi được với Hồ Chí Minh. Người Mỹ càng sốt ruột. Cuối cùng Tổng thống Cộng hoà Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại ký thoả ước 8 tháng 3 năm 1949, Cựu hoàng sẽ trở về nước, bổ nhiệm các thủ hiến cai trị ba “kỳ”. Các dân tộc miền núi được hưởng tự trị nhưng đặt dưới quyền trực tiếp của Bảo Đại, gọi là “Hoàng triều cương thổ”. Nhưng không lập lại nền quân chủ. Bảo Đại sẽ không trở lại làm Vua mà là Quốc trưởng Việt Nam. Sau nầy khi hoà bình được lập lại, nhân dân sẽ bỏ phiếu lựa chọn chế độ chính trị cho mình. Nhưng trong khi chờ dợi, Bảo Đại vẫn cho phép và còn mong muốn được mọi người “tâu Hoàng thượng” hoặc “tâu Bệ Hạ”. Sau nầy khi về nước, Văn phòng Quốc trưởng vẫn đóng ở Đà Lạt vì người Pháp dùng dằng không chịu giao dinh Norodom, tượng trưng cho quyền lực của Toàn quyền Đông Dương cũ cho Quốc trưởng Việt Nam.
Còn thái độ của chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh? Ngày 25 tháng 1 năm 1949, trả lời các nhà báo, Hồ Chí Minh nói: “Ông Vĩnh Thuỵ đã thề trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân và Chính phủ. Nếu ông ấy cam tâm buôn dân, bán nước thì ông ấy sẽ bị tội phản quốc như những kẻ phản quốc khác“(11).
Ngày 2 tháng 2 năm 1949, trả lời phóng viên hãng thông tấn Anh Reuter hỏi về ông Vĩnh Thuỵ có còn được coi là cố vấn tối cao trong chính phủ nữa không, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ông ta đã tự cách chức ấy rồi”(12). Hai tháng sau, bình luận về bản ký kết 8 tháng 3 giữa Bảo Đại và Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố. “Bản ký kết 8 tháng 3 đối với nhân dân ViệtNam chỉ là tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai… Vĩnh Thuỵ trở về với 10.000 viễn binh Pháp để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thuỵ cam tâm bán nước. Đó là sự thật… Vĩnh Thuỵ làm tay sai cho thực dân là một tên phản quốc… Chính phủ Việt Nam sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân…” (13). Đầu tháng 10 năm 1949, trả lời nhà báo Mỹ A. Steele, báo New Herald Tribune, Hồ Chí Minh tuyên bố dứt khoát: “Chúng tôi không cần gì đến bọn bù nhìn… Chỉ có bù nhìn và phản quốc mới ủng hộ Bảo Đại“(14). Cũng vào thời gian nầy, tại căn cứ kháng chiến của Liên Khu III, hữu ngạn sông Hồng, một phiên toà đặc biệt của Toà án quân sự đã tuyên án tử hình vắng mặt Vĩnh Thuỵ về tội phản quốc. Chủ trương xử công khai tội bán nước của Bảo Đại phản ánh thái độ của chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo thể hiện qua một loạt các bài báo và tuyên bố chính thức của Hồ Chí Minh lên án Bảo Đại bán nước, hại dân và làm tay sai cho Pháp, chống lại kháng chiến.
Chú thích:
(1) Hồ sơ lưu trữ bộ Ngoại giao Pháp – Vụ Á – Đông Dương, tập 15.
(2) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại – Sở Mật thám. SPCE 376.
(3) Paris Presse, 2/4/1947.
(4) Bảo Đại, Le Dragon dAnnam (Con Rồng Annam) Nhà xuất bản Plon, Paris.
(5) Philippe Franchini: Les Guerres d’Indochine (Các cuộc chiến tranh Đông Dương), Nhà xuất bản Pygmalion,1988.
(6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, trang 220.
(7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, trang 310.
(8) CAOM, Hồ sơ lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại – Tập Cố vấn chính trị số 2, Nhà nước – 285.
(9) CAOM, Hồ sơ lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, SPCE (Service Presse Corps Expéditionnaire – Phòng báo chí quân đội viễn chinh) – Hồ sơ 376.
(10) Ông đòi họp Hội đồng quản hạt Nam Kỳ biểu quyết đòi trở về với Việt Nam, sau đó Nghị viện Pháp sẽ hợp pháp hoá yêu cầu đó
(11), (12) (13) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, tập 5, tr. 562.
(14) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, tr. 581, 694.
“Riêng tôi, tôi cảm thấy rất thoải mái, thời đó người ta hay nói: trong tay tôi chẳng có gì nhiều, ngay cả tính đại diện của tôi cũng còn phải bàn cãi. Nói như thế là coi nhẹ một yếu tố chủ yếu, ở chỗ tôi là đại diện chính thông cho một triều đại, tôi là đấng Thiên tử, là Con Trời, được Trời giao sứ mệnh trị vì thần dân. Có lẽ chỉ có mình tôi nhận thấy tính đại diện chính thông nầy. Nó không thể được xem như một luận cứ trong một cuộc đàm phán ngoại giao, cũng không thể viện ra ngay từ đầu. Tuy nhiên nó vẫn hiện hữu, mạnh mẽ hơn mọi luận cứ chông lại tôi. Chắc chắn là những ai không phải là dân Việt Nam thì không cảm nhận được điều đó mà tôi cũng không thể thuyết phục được họ. Khi tôi phản ứng hay tỏ thái độ, những người đôl thoại với tôi không thể hiểu được, họ chỉ đưa lý lẽ giữa con người với nhau, ngang tầm với họ, hợp với trình độ của họ...”.
Một điều chắc chắn là phải thương lượng, chấm dứt mọi mưu mô. Từ tháng 12 năm 1946, chiến tranh lan rộng khắp cả nước với mức độ ngày càng khốc liệt. Việt Minh vẫn thi hành chính sách vườn không nhà trống ở những vùng họ tạm rút đi. Thời gian ngày càng thôi thúc. Quân Pháp chỉ chiếm được các thành phố, thị trấn, còn vùng nông thôn mênh mông vùng rừng núi hiểm trở vẫn nằm trong tay Việt Minh. Người Mỹ gia tăng áp lực. William Bullit, cựu Đại sứ Mỹ tại Pháp ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Nhân danh chính phủ Mỹ, ông ta vừa khuyên Pháp nhượng bộ thêm nữa trước đòi hỏi của Bảo Đại, vừa khẩn khoản yêu cầu Bảo Đại phải đương đẩu với Pháp, tóm lại là đòi cho được độc lập(9).
Tại Hongkong, Bảo Đại hình như đã thoát khỏi cảnh cùng quẫn. Ông trở lại cuộc sống xa hoa giàu có. Nơi ông ở là một toà nhà rất đẹp theo phong cách kiến trúc Anh, gần bờ biển cách Hongkong độ hai mươi cây số ông có một ban thư ký riêng giúp việc. Ông sống ở Stanley Beach nhưng thường hay tiếp các đoàn trong nước ra ở Causeway Bay, cho họ nghỉ tại Hongkong Hotel hoặc ở Paramount hay Saint-Francis. Sau khi bán tài sản riêng ở Hongkong cộng với đồ đạc và ôtô, ông được một khoản tiền tươi đến một triệu đồng Đông Dương.
Ông đi châu Âu, sau sáu năm xa cách. Đầu tiên ông đến Anh để chữa mắt rồi về Cannes nơi Nam Phương và các con đang đợi ông.
Gián tiếp và trực tiếp người Pháp đã giúp ông trở lại cuộc sống sung túc. Các phe nhóm đảng phái “quốc gia” tâng bốc ông, tạo vốn chính trị hào nhoáng bên ngoài cho ông trước hết vì quyền lợi của chính họ. Có lẽ ông cũng biết ông chẳng có hậu thuẫn gì đáng kể ở trong nước, càng không đủ sức chống lại kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo nhưng đã ngập sâu trong cuộc sống phù phiếm hưởng lạc, ông không thể lùi được nữa. Phải ký kết. Tháng 1 năm 1948, ông đi gặp cao uỷ Pháp ở Genève. Tại sao ông lại chọn Thuỵ Sĩ, một nước trung lập truyền thống, mà Genève là một địa điểm lý tưởng cho các cuộc mặc cả ngoại giao, giúp ông có được có một khoảng cách với những người đối thoại. Lần nầy ông chọn đường đến Cannes trên một chiếc xe hơi đặc biệt, đó là chiếc Gordini, từ khi trở lại giàu có, ông tài trợ cho nhãn xe nầy. Chiếc xe có tốc độ nhanh, xài xăng pha octane với tỷ lệ cao, không bán ngoài thị trường tự do, nên phải lập riêng một hệ thống kho xăng dọc đường từ Cannes đến Genève.
Mặc dù tình hình lúc nầy nghiêm trọng, nhưng trong lúc chiến tranh đang tiếp diễn ác liệt mà lại đi đàm phán để chấm dứt chiến cuộc thì đâu phải là một việc tầm thường. Ông cũng biết phải đi những nước cờ cao.
Báo chí cánh tả một lần nữa đưa ra hình ảnh về ông như một kẻ trác táng ích kỷ. Đặc phái viên của tờ Combat (Chiến đấu) viết: Những cuộc thương thuyết với ông Bollaert chẳng đi đến đâu, nhưng ông Bảo Đại cũng không bỏ lỡ dịp ở Genève để sắm thêm nhiều bộ cánh mới. Tôi đã dự một bữa điểm tâm rất sang của ông. Tóc uốn, tay đút vào túi chiếc áo choàng màu nâu nhạt, ông sải bước bên cạnh bà hoàng rất trẻ đẹp, có phong thái rất “Paris”.
Những cuộc thương thuyết kéo dài bất tận, mỗi lẩn lại đánh dấu bằng những tuyên bố lạc quan nhưng không có hiệu quả gì. Bảo Đại ra vẻ một con người kỳ cục chưa từng thấy bao giờ. Phải cầu khẩn van nài, phải lấy lòng bằng những cái cười nụ, cười nhoẻn dỗ dành. Phải trải thảm đỏ để ông lên máy bay về Sài Gòn. Mỗi lần tưởng như ông chắc chắn nhận lời, thì ông lại lần khân, tránh né, im lặng. Báo chí phẫn nộ, các nhà chức trách điên đầu. Bên kia đại dương chiến tranh ngày càng dữ dội. Còn ông Hoàng đế nầy cứ làm cao, nâng giá lên mãi, mà không quyết định vào cuộc.
Thời gian thúc bách lắm rồi. Bằng mọi giá phải dựng lên một chính phủ để chiêu hồi tất cả những phần tử “quốc gia” chống cộng sản. Nhưng không. Con Trời Bảo Đại luôn muốn đứng trên mọi cuộc xung đột đảng phái, không muốn dấn thân vào thực địa. Có lẽ ông chả thèm muốn gì hơn vị thế hiện nay của ông, với ngôi biệt thự đẹp đẽ ở Hongkong, toà lâu đài xinh xắn ở Cannes. Tuy nhiên cuộc đấu tranh của ông không vô ích. Mỗi lần thương lượng lại được thêm một chút nới rộng quyền tự trị cho Việt Nam ngay cả từ “độc lập” cũng không còn là điều cấm kỵ nữa.
Đầu năm 1949, dường như Bảo Đại nghe theo lập luận của những người thân cận đang bu quanh ông, công bố một “tạm ước” (modus vivendi) theo cách của ông. Chưa giải quyết được gì cả, nhưng cả hai bên Pháp và Việt phải cố cùng sống chung với nhau, trong khi chờ đợi tình hình được cải thiện. Và thế là ra đời một chính phủ tàm tạm có quyền lực cả nước dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, một sĩ quan do Pháp đào tạo, leo lên cấp thiếu tướng, người của Bảo Đại.
Như một trò phù phép. Báo chí không tiếc lời ca ngợi thoả thuận đạt được công nhận Việt Nam độc lập trên giấy trắng mực đen. Nhưng là độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Đó là quy chế cuối cùng dành cho Việt Nam. Một lần nữa, cảnh quan hùng vĩ của vịnh Hạ Long được chọn làm địa điểm lễ ký kết. Nhưng lần nầy, thủ tướng Xuân là một bên ký kết dù chỉ là ký tắt hiệp ước, có sự chứng kiến của Bảo Đại. Lần nầy ông chỉ làm công việc giám sát từ xa những hành động đầu tiên của cái chính phủ do ông vừa dựng nên.
Nhưng lại một lần nữa, thoả ước mới chẳng thay đổi được bao nhiêu tình hình đang diễn ra. Việt Minh vẫn trụ vững ở các vùng nông thôn. Mặt khác quân Pháp không có ý định giữ trọn quyền lực của mình. Tại Nam Kỳ, nghị viện cũ của thuộc địa tẩy chay chính phủ Nguyễn Văn Xuân. Tóm lại là chính phủ trung ương của tướng Xuân chẳng cai trị gì hết. Người ta nhanh chóng thấy rang duy chỉ có cựu hoàng Bảo Đại là có thể khẳng định quyền lực của mình và chỉ có ông mới là lực đối trọng của Hồ Chí Minh.
Bảo Đại còn muốn người Pháp phải van nài hơn nữa. Ông đòi thêm các điều bảo đảm mới nhất là thu hồi được Nam Kỳ (10) (Nam Kỳ phải trở vè lãnh thổ Việt Nam). Bên Trung Hoa, quân cộng sản của Mao Trạch Đông đang thắng như chẻ tre, tạo một sức cổ vũ mạnh mẽ cho kháng chiến Việt Nam. Tình hình nhanh chóng chứng tỏ rằng chỉ có cựu hoàng Bảo Đại mới có thể khẳng định được quyền lực của mình và chỉ có ông mới có thể đối chọi được với Hồ Chí Minh. Người Mỹ càng sốt ruột. Cuối cùng Tổng thống Cộng hoà Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại ký thoả ước 8 tháng 3 năm 1949, Cựu hoàng sẽ trở về nước, bổ nhiệm các thủ hiến cai trị ba “kỳ”. Các dân tộc miền núi được hưởng tự trị nhưng đặt dưới quyền trực tiếp của Bảo Đại, gọi là “Hoàng triều cương thổ”. Nhưng không lập lại nền quân chủ. Bảo Đại sẽ không trở lại làm Vua mà là Quốc trưởng Việt Nam. Sau nầy khi hoà bình được lập lại, nhân dân sẽ bỏ phiếu lựa chọn chế độ chính trị cho mình. Nhưng trong khi chờ dợi, Bảo Đại vẫn cho phép và còn mong muốn được mọi người “tâu Hoàng thượng” hoặc “tâu Bệ Hạ”. Sau nầy khi về nước, Văn phòng Quốc trưởng vẫn đóng ở Đà Lạt vì người Pháp dùng dằng không chịu giao dinh Norodom, tượng trưng cho quyền lực của Toàn quyền Đông Dương cũ cho Quốc trưởng Việt Nam.
Còn thái độ của chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh? Ngày 25 tháng 1 năm 1949, trả lời các nhà báo, Hồ Chí Minh nói: “Ông Vĩnh Thuỵ đã thề trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân và Chính phủ. Nếu ông ấy cam tâm buôn dân, bán nước thì ông ấy sẽ bị tội phản quốc như những kẻ phản quốc khác“(11).
Ngày 2 tháng 2 năm 1949, trả lời phóng viên hãng thông tấn Anh Reuter hỏi về ông Vĩnh Thuỵ có còn được coi là cố vấn tối cao trong chính phủ nữa không, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ông ta đã tự cách chức ấy rồi”(12). Hai tháng sau, bình luận về bản ký kết 8 tháng 3 giữa Bảo Đại và Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố. “Bản ký kết 8 tháng 3 đối với nhân dân ViệtNam chỉ là tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai… Vĩnh Thuỵ trở về với 10.000 viễn binh Pháp để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thuỵ cam tâm bán nước. Đó là sự thật… Vĩnh Thuỵ làm tay sai cho thực dân là một tên phản quốc… Chính phủ Việt Nam sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân…” (13). Đầu tháng 10 năm 1949, trả lời nhà báo Mỹ A. Steele, báo New Herald Tribune, Hồ Chí Minh tuyên bố dứt khoát: “Chúng tôi không cần gì đến bọn bù nhìn… Chỉ có bù nhìn và phản quốc mới ủng hộ Bảo Đại“(14). Cũng vào thời gian nầy, tại căn cứ kháng chiến của Liên Khu III, hữu ngạn sông Hồng, một phiên toà đặc biệt của Toà án quân sự đã tuyên án tử hình vắng mặt Vĩnh Thuỵ về tội phản quốc. Chủ trương xử công khai tội bán nước của Bảo Đại phản ánh thái độ của chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo thể hiện qua một loạt các bài báo và tuyên bố chính thức của Hồ Chí Minh lên án Bảo Đại bán nước, hại dân và làm tay sai cho Pháp, chống lại kháng chiến.
Chú thích:
(1) Hồ sơ lưu trữ bộ Ngoại giao Pháp – Vụ Á – Đông Dương, tập 15.
(2) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại – Sở Mật thám. SPCE 376.
(3) Paris Presse, 2/4/1947.
(4) Bảo Đại, Le Dragon dAnnam (Con Rồng Annam) Nhà xuất bản Plon, Paris.
(5) Philippe Franchini: Les Guerres d’Indochine (Các cuộc chiến tranh Đông Dương), Nhà xuất bản Pygmalion,1988.
(6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, trang 220.
(7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, trang 310.
(8) CAOM, Hồ sơ lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại – Tập Cố vấn chính trị số 2, Nhà nước – 285.
(9) CAOM, Hồ sơ lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, SPCE (Service Presse Corps Expéditionnaire – Phòng báo chí quân đội viễn chinh) – Hồ sơ 376.
(10) Ông đòi họp Hội đồng quản hạt Nam Kỳ biểu quyết đòi trở về với Việt Nam, sau đó Nghị viện Pháp sẽ hợp pháp hoá yêu cầu đó
(11), (12) (13) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, tập 5, tr. 562.
(14) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, tr. 581, 694.
Danh sách chương