Người Pháp tỏ vẻ sốt ruột còn Bảo Đại vẫn tỏ ra vẻ bí hiểm. Ông không vội đáp lại năn nỉ của người Pháp. Biết mình chẳng có hậu thuẫn gì của dân chúng nhưng ông biết lợi dụng sự khó khăn của Pháp trong việc đối phó với phong trào kháng chiến của Việt Minh. Hơn nữa trong các phe phái đang ve vãn, lợi dụng vị trí ông vua cuối cùng triều Nguyễn của ông cũng chưa nhất trí với nhau trong việc tranh giành chỗ đứng – kèm theo là quyền lợi trong chính phủ bù nhìn tương lai, có phái bảo hoàng miền Trung, có phái Nam Kỳ muốn có nhiều quyền và lợi hơn trong chính phủ Việt Nam thống nhất, nói rộng hơn có ý đồ của người Mỹ muốn lợi dụng Pháp suy yếu để dần dần thay thế Pháp biến Đông Dương sớm trở thành mắt xích trọng yếu trong vành đai chống cộng của Đông Nam Á, một khi bị Trung Cộng đánh bật khỏi lục địa Trung Hoa. Là một người không kém thông minh, Bảo Đại không phải là không biết mọi sự toan tính đó. Ông bình thản chờ xem tình hình phát triển ra sao rồi mới tỏ thái độ dứt khoát.
Còn thái độ của người Pháp? Bollaert tỏ ra rất sốt ruột. Lập trường đàm phán của ông đã bị Hồ Chí Minh cự tuyệt sau chuyến công cán của đặc phái viên Paul Mus đến khu kháng chiến. Tiếp đó là thất bại quân sự trong trận tấn công quy mô Thu Đông năm 1947 vào chiến khu Việt Bắc để chụp bắt cơ quan lãnh đạo kháng chiến.
Các đoàn đại biểu các phe nhóm, các đảng phái lũ lượt sang Hongkong ngày càng nhiều. Có người sang thăm dò, mặc cả rồi trở về. Số người ở lại cũng không ít. Ngô Đình Diệm, sau một thời gian dài ở Mỹ cũng không chịu vắng mặt ở Hongkong với đề nghị lập một chính phủ gồm các nhà chuyên môn hơn là đại diện các đảng phái.
Tháng 11 năm 1947, Robert Schuman thay thế Paul Ramadier đứng đầu chính phủ. Là người của Mặt trận tập hợp bình dân (MRP do De Gaulle sáng lập) chính phủ Pháp ngày càng ngả sang hữu. Emile Bollaert là người của đảng cấp tiến. Dù nội các thay đổi, ông vẫn tiếp tục các cuộc mặc cả ở Hongkong. Ông sẽ ở lại chức vụ hiện nay, dù cho có thay đổi nội các thế nào đi nữa, trong 18 tháng nữa, đến 15 tháng 9 năm 1948, để nhường chỗ cho Léon Pignon.
Hồ Chí Minh cũng thay đổi tuyên bố trước các nhà báo về tình trạng của Bảo Đại.
Ngày 8 tháng 12 năm 1947, một ngày sau cuộc gặp Bollaert – Bảo Đại (ngày 6, 7 tháng 12 năm 1947), trả lời các nhà báo Hồ Chí Minh tuyên bố trước các nhà báo có tính răn đe: “… Cố vấn Vĩnh Thuỵ ở xa không khỏi bị những thám tử Pháp như bọn Cousseau bưng bít và những người vô sỉ như Nguyễn Hải Thần, Lê Văn Hoạch v.v… bao vây cho nên cố vấn có thể nghe những lời hứa hẹn suông của bọn thực dân Pháp mà đi gặp chúng. Nếu cố vấn Vĩnh Thuỵ biết rõ tình hình trong nước thì chắc cố vấn không bị chúng lừa bịp… Chính phủ và nhân dân ta rất mong cố vấn Vĩnh Thuỵ không có những hành động trái ngược với những lời thề trước Tổ quốc và trước đồng bào trái với nguyện vọng của dân tộc“(7).
Sau nhiều cái bắt tay, kèm theo là ý chí và lòng kiên nhẫn, Bollaert cố gắng thuyết phục Bảo Đại chấp nhận trở về nước và đứng đầu chính phủ, nhưng với điều kiện thống nhất và độc lập phải được bảo đảm.
Nhiều cuộc hội đàm tiếp theo đi đến thoả ước Hạ Long, một bản nghị định thư quy định những điều Pháp sẵn sàng dành cho Việt Nam và những điều Bảo Đại có thể chấp nhận. Vịnh Hạ Long, với cảnh quan hùng vĩ và trang nghiêm được tạo thành bởi những đảo nhỏ khắc hoạ trên bầu trời, trở thành địa điểm ưu ái cuộc tái hợp Pháp – Việt.
Độc lập, thống nhất bao giờ cũng là vấn đề gay cấn trong đàm phán. Bảo Đại đòi độc lập hoàn toàn, toàn diện còn Pháp chỉ nhân nhượng cho Việt Nam tự do dưới sự giám sát của Pháp còn vẫn nắm chặt một số lĩnh vực. Phạm vi và số lượng của các lĩnh vực ấy giảm dần trong quá trình thương lượng. Cuối cùng, hai bên đi đến thoả ước Hạ Long dự kiến Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, có hành chính riêng, cảnh sát riêng, nhưng quân đội và ngoại giao vẫn ở dưới quyền Paris. Điểm nổi bật quan trọng là chính phủ trung ương có quyền lực trên toàn bộ đất nước gồm cả Nam Kỳ, có nghĩa là chính thức hoá sự thống nhất của Việt Nam. Như vậy là những biện pháp trên gần phù hợp với chỉ thị của chính phủ Pháp trao cho cao uỷ Bollaert sáu tháng trước đây, rộng rãi hơn những điều dành cho Hồ Chí Minh hồi ký hiệp định sơ bộ tháng 3 năm 1946. Nhưng phạm vi quyền lực của chính phủ trung ương của Bảo Đại phỏng được bao nhiêu ngoài các thành phố thị trấn và dọc đường giao thông do Pháp kiểm soát và bảo vệ còn gần như toàn bộ vùng rừng núi và phần lớn nông thôn mênh mông đều đặt dưới quyền của chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Nhưng lạ lùng thay, vừa ký tắt xong Bảo Đại tuyên bố bác bỏ thoả ước, la lối rằng ông đã bị lừa.
Về phía Pháp cũng vậy. Phe bảo thủ không muốn nghe nói đến thoả ước vừa được ký kết.
Người ta bỗng nhận ra Bảo Đại hoá ra không phải là con người dễ bảo, yếu mềm, hơn nữa không phải là một tên bù nhìn đã bán mình cho quỷ. Người ta thấy ông tỏ ra cứng rắn, độc lập trong suy nghĩ và hành động hơn là những nhà chức trách Pháp đã hình dung về ông.
Các nhà thương thuyết từ Paris sang, không giấu sự bực mình trước tính thiếu thiện chí, và thái độ không khoan nhượng của ông. Ông vua bị hạ bệ nầy là ai mà phải cầu cạnh đến như thế nhỉ. Vừa mới ký thoả thuận xong bước đầu đã phủi tay ngay. Chính phủ Pháp đã nhầm chăng? Ông ta có thực sự độc lập trong hành động không hay do một số cố vấn có ảnh hưởng điều khiển ông trong bóng tối như thời kỳ ở Huế ông dễ dàng tuyên bố thoát ly quan hệ với Pháp, nhận sự bảo hộ của Nhật để rồi lại nhanh chóng thoái vị và làm cố vấn cho chính phủ Hồ Chí Minh. Giờ đây, sau sự kiện Hạ Long, ai mới là người không khoan nhượng và khôn khéo? Phải chăng sau lưng ông ta, chính là người Mỹ đang mưu mô nắm con bài Bảo Đại, muốn ông độc lập với Pháp để vừa làm suy yếu thế lực Pháp ở Đông Nam Á, vừa tiến tới xây dựng một chính quyền tay sai đủ mạnh làm rào cản chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
Sau cuộc gặp ở Vịnh Hạ Long, giới hữu trách chính trị ở Pháp vô cùng thất vọng không tìm được ai có thể thay thế Bảo Đại mặc dù họ không ưa Bảo Đại nữa.
Tháng tám năm đó, đài phát thanh Việt Minh phát từ Huế một cái tin khá lạ lùng, thuật lại một bài đăng trên báo Continental Daily Mail ra ngày 25 tháng 7 năm 1947 tại London:
“Các nhà chức trách Pháp đến thăm cựu Hoàng hậu Nam Phương, đề nghị bà đưa con trai bà mười ba tuổi lên ngôi. Bà không trả lời. Trong lúc các vị khách Pháp giải thích thì bà đến trước đàn dương cầm thản nhiên chơi bài Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam...”.
Một tháng sau, tờ Echo du Vietnam tiết lộ âm mưu: “Một kế hoạch xảo quyệt do Hội thuộc địa trình bày. Họ chủ trương khôi phục chế độ quân chủ ở An Nam. Có thể khởi đầu bằng một cuộc thoái vị trọng thể của Bảo Đại nhường ngôi cho con trai. Cựu hoàng phải thừa nhận sai lầm của bản thân, tự nguyện rút lui khỏi chính trường để mở đường cho sự hoà hợp chân thành với nước Pháp“(8).
Một nhà báo hỏi cựu Hoàng hậu Nam Phương lúc đó đang ở Đà Lạt: “Có phải con bà sắp lên ngai vàng không?”. Bà không trả lời nhưng cũng không cải chính. Còn Bảo Long, mùa hè năm 1947 đang sống dưới sự chăm sóc yêu thương của bà ngoại tại Đà Lạt.
Người ta nhắc đến vua Thành Thái năm 1910 bị buộc phải rời khỏi ngai vàng và xuống tàu đi đày ở đảo Réunion, vì rối loạn tâm thần. Tại đây, ông đã chứng kiến con ông, Duy Tân, rời khỏi đảo, về đất liền phục vụ quân đội nước Pháp tự do. Sống bên ông còn có một công chúa. Chính cô nầy đã thông báo cho cao uỷ biết nguyện vọng của cha cô muốn được sống những ngày cuối đời tại quê nhà. Lời thỉnh cầu ấy và những bàn tán thêu dệt đã khiến người ta cho rằng người Pháp đang nghĩ đến việc tìm kiếm con bài thay thế Bảo Đại.
Lời đồn đại nầy sau đó đã không thành sự thật. Nhưng Vua Thành Thái đã được phép về sống ở giữa Sài Gòn, chờ ngày về Huế, thành phố của ông. Ông già tỏ ra là con người dễ thương, lịch sự, gần gũi với dân Sài Gòn.
Lúc đầu chỉ là sự tò mò, dần dần ông được cảm tình của mọi người. Nhưng vấn đề chỉ dừng lại ở đó.
Ngày 12 tháng 8 tại Huế, bốn mươi ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn yêu cầu Hoàng đế Bảo Đại trở về nước nắm quyền bính. Giải pháp Bảo Long, Thành Thái hay ai khác không còn được mấy ai nhắc đến.
Đó lại là lúc cựu Hoàng hậu Nam Phương quyết định rời khỏi Việt Nam. Cố nhiên bà và các con đáp máy bay Anh để tới Hongkong gặp chồng. Lũ trẻ ôm hôn các anh em họ và sau mấy giờ bay đã phát hiện ra thế giới hiện đại. Ánh đèn nêông choáng lộn, tàu thuỷ và tiền bạc. Cuộc sống dễ dãi, kỳ diệu bên cạnh cái nghèo nàn của Đà Lạt, ngay cả Huế. Lần đầu tiên chúng nhập vào một thành phố như thế và không thể quen được với chiều cao của những nhà chọc trời, với vô vàn ánh sáng, với sự trộn lẫn giữa sức sống và sự hỗn độn, đặc trưng của bán đảo.
Ông cựu hoàng gặp lại vợ con sau hai năm xa cách.
Một thời gian, Bảo Đại phải bớt đến tiệm nhảy Paramount và những sòng bạc khác. Cuộc sống vợ chồng mới gặp lại nhau được đặt lên hàng đầu. Lý Lệ Hà, Mộng Điệp và các cô gái trẻ khác tạm lánh mặt, ít nhất trong một thời gian. Không bao lâu sau đó bà Nam Phương và các con rời Hongkong sang Pháp. Một chuyến đi vất vả gian nan. Phải tạm dừng lại ở Bangkok chờ khắc phục những trục trặc kỹ thuật của chiếc thuỷ phi cơ. Do không đề phòng trước những hỏng hóc, nên sau nhiều ngày, mọi người đều phải chuyền sang đi tàu thuỷ cùng với hành lý. Tới Pháp, trong thời gian đầu, mẹ con bà Nam Phương về Cannes, nơi có toà lâu đài Thorenc tráng lệ được dành cho cả gia đình. Từ nay trên đất Pháp bà Nam Phương chỉ có thể biết qua loa tình hình trong nước nhờ những lá thư của bà chị ruột là bà bá tước Didelot ở lại Sài Gòn kể những chuyện lặt vặt cho bà.
***
Anh rể bà, bá tước Didelot ở lại Đà Lạt. Trong một bức thư viết cho con gái – lá thư bị Sở kiểm duyệt giữ lại – ông nói về Bảo Đại: “Cha tin vào ông chú của con – chỉ Bảo Đại – ông ta không phải là một vĩ nhân cũng không phải là một thằng ngốc nhưng nếu được biết rõ tình hình, ông ta sẽ có thể nhận định đúng đắn. Ông ta hay bị một số người có đầu óc vụ lợi phỉnh phờ và chịu ảnh hưởng của họ. Trước đây một số người ủng hộ ông thoái vị và hợp tác với Hồ Chí Minh cũng là để cứu vãn vị thế của họ. Bây giờ ở Hà Nội (… Việt Minh đã rút đi, Pháp đã trở lại) có những biểu ngữ, truyền đơn dán trên tường yêu cầu Bảo Đại trở về nước nắm quyền bính…”.
Cựu hoàng khác nào một kẻ đang đánh bạc trong khi những người ngồi chầu rìa và những tay đứng ngoài cá cược với nhau về cơ may được, thua. Mọi người chung quanh từ vợ, anh rể, địch thủ, hay thẩn dân hình như ai cũng biết rõ những chủ bài cũng như những điểm yếu của ông. Ông là con người thông minh có nhận thức nhanh nhưng lại ham thích ăn chơi. Liệu ông có biết chơi canh bạc cuộc đời nầy không hay trái lại để cho người Pháp hay Việt Minh chinh phục.
Còn thái độ của người Pháp? Bollaert tỏ ra rất sốt ruột. Lập trường đàm phán của ông đã bị Hồ Chí Minh cự tuyệt sau chuyến công cán của đặc phái viên Paul Mus đến khu kháng chiến. Tiếp đó là thất bại quân sự trong trận tấn công quy mô Thu Đông năm 1947 vào chiến khu Việt Bắc để chụp bắt cơ quan lãnh đạo kháng chiến.
Các đoàn đại biểu các phe nhóm, các đảng phái lũ lượt sang Hongkong ngày càng nhiều. Có người sang thăm dò, mặc cả rồi trở về. Số người ở lại cũng không ít. Ngô Đình Diệm, sau một thời gian dài ở Mỹ cũng không chịu vắng mặt ở Hongkong với đề nghị lập một chính phủ gồm các nhà chuyên môn hơn là đại diện các đảng phái.
Tháng 11 năm 1947, Robert Schuman thay thế Paul Ramadier đứng đầu chính phủ. Là người của Mặt trận tập hợp bình dân (MRP do De Gaulle sáng lập) chính phủ Pháp ngày càng ngả sang hữu. Emile Bollaert là người của đảng cấp tiến. Dù nội các thay đổi, ông vẫn tiếp tục các cuộc mặc cả ở Hongkong. Ông sẽ ở lại chức vụ hiện nay, dù cho có thay đổi nội các thế nào đi nữa, trong 18 tháng nữa, đến 15 tháng 9 năm 1948, để nhường chỗ cho Léon Pignon.
Hồ Chí Minh cũng thay đổi tuyên bố trước các nhà báo về tình trạng của Bảo Đại.
Ngày 8 tháng 12 năm 1947, một ngày sau cuộc gặp Bollaert – Bảo Đại (ngày 6, 7 tháng 12 năm 1947), trả lời các nhà báo Hồ Chí Minh tuyên bố trước các nhà báo có tính răn đe: “… Cố vấn Vĩnh Thuỵ ở xa không khỏi bị những thám tử Pháp như bọn Cousseau bưng bít và những người vô sỉ như Nguyễn Hải Thần, Lê Văn Hoạch v.v… bao vây cho nên cố vấn có thể nghe những lời hứa hẹn suông của bọn thực dân Pháp mà đi gặp chúng. Nếu cố vấn Vĩnh Thuỵ biết rõ tình hình trong nước thì chắc cố vấn không bị chúng lừa bịp… Chính phủ và nhân dân ta rất mong cố vấn Vĩnh Thuỵ không có những hành động trái ngược với những lời thề trước Tổ quốc và trước đồng bào trái với nguyện vọng của dân tộc“(7).
Sau nhiều cái bắt tay, kèm theo là ý chí và lòng kiên nhẫn, Bollaert cố gắng thuyết phục Bảo Đại chấp nhận trở về nước và đứng đầu chính phủ, nhưng với điều kiện thống nhất và độc lập phải được bảo đảm.
Nhiều cuộc hội đàm tiếp theo đi đến thoả ước Hạ Long, một bản nghị định thư quy định những điều Pháp sẵn sàng dành cho Việt Nam và những điều Bảo Đại có thể chấp nhận. Vịnh Hạ Long, với cảnh quan hùng vĩ và trang nghiêm được tạo thành bởi những đảo nhỏ khắc hoạ trên bầu trời, trở thành địa điểm ưu ái cuộc tái hợp Pháp – Việt.
Độc lập, thống nhất bao giờ cũng là vấn đề gay cấn trong đàm phán. Bảo Đại đòi độc lập hoàn toàn, toàn diện còn Pháp chỉ nhân nhượng cho Việt Nam tự do dưới sự giám sát của Pháp còn vẫn nắm chặt một số lĩnh vực. Phạm vi và số lượng của các lĩnh vực ấy giảm dần trong quá trình thương lượng. Cuối cùng, hai bên đi đến thoả ước Hạ Long dự kiến Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, có hành chính riêng, cảnh sát riêng, nhưng quân đội và ngoại giao vẫn ở dưới quyền Paris. Điểm nổi bật quan trọng là chính phủ trung ương có quyền lực trên toàn bộ đất nước gồm cả Nam Kỳ, có nghĩa là chính thức hoá sự thống nhất của Việt Nam. Như vậy là những biện pháp trên gần phù hợp với chỉ thị của chính phủ Pháp trao cho cao uỷ Bollaert sáu tháng trước đây, rộng rãi hơn những điều dành cho Hồ Chí Minh hồi ký hiệp định sơ bộ tháng 3 năm 1946. Nhưng phạm vi quyền lực của chính phủ trung ương của Bảo Đại phỏng được bao nhiêu ngoài các thành phố thị trấn và dọc đường giao thông do Pháp kiểm soát và bảo vệ còn gần như toàn bộ vùng rừng núi và phần lớn nông thôn mênh mông đều đặt dưới quyền của chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Nhưng lạ lùng thay, vừa ký tắt xong Bảo Đại tuyên bố bác bỏ thoả ước, la lối rằng ông đã bị lừa.
Về phía Pháp cũng vậy. Phe bảo thủ không muốn nghe nói đến thoả ước vừa được ký kết.
Người ta bỗng nhận ra Bảo Đại hoá ra không phải là con người dễ bảo, yếu mềm, hơn nữa không phải là một tên bù nhìn đã bán mình cho quỷ. Người ta thấy ông tỏ ra cứng rắn, độc lập trong suy nghĩ và hành động hơn là những nhà chức trách Pháp đã hình dung về ông.
Các nhà thương thuyết từ Paris sang, không giấu sự bực mình trước tính thiếu thiện chí, và thái độ không khoan nhượng của ông. Ông vua bị hạ bệ nầy là ai mà phải cầu cạnh đến như thế nhỉ. Vừa mới ký thoả thuận xong bước đầu đã phủi tay ngay. Chính phủ Pháp đã nhầm chăng? Ông ta có thực sự độc lập trong hành động không hay do một số cố vấn có ảnh hưởng điều khiển ông trong bóng tối như thời kỳ ở Huế ông dễ dàng tuyên bố thoát ly quan hệ với Pháp, nhận sự bảo hộ của Nhật để rồi lại nhanh chóng thoái vị và làm cố vấn cho chính phủ Hồ Chí Minh. Giờ đây, sau sự kiện Hạ Long, ai mới là người không khoan nhượng và khôn khéo? Phải chăng sau lưng ông ta, chính là người Mỹ đang mưu mô nắm con bài Bảo Đại, muốn ông độc lập với Pháp để vừa làm suy yếu thế lực Pháp ở Đông Nam Á, vừa tiến tới xây dựng một chính quyền tay sai đủ mạnh làm rào cản chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
Sau cuộc gặp ở Vịnh Hạ Long, giới hữu trách chính trị ở Pháp vô cùng thất vọng không tìm được ai có thể thay thế Bảo Đại mặc dù họ không ưa Bảo Đại nữa.
Tháng tám năm đó, đài phát thanh Việt Minh phát từ Huế một cái tin khá lạ lùng, thuật lại một bài đăng trên báo Continental Daily Mail ra ngày 25 tháng 7 năm 1947 tại London:
“Các nhà chức trách Pháp đến thăm cựu Hoàng hậu Nam Phương, đề nghị bà đưa con trai bà mười ba tuổi lên ngôi. Bà không trả lời. Trong lúc các vị khách Pháp giải thích thì bà đến trước đàn dương cầm thản nhiên chơi bài Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam...”.
Một tháng sau, tờ Echo du Vietnam tiết lộ âm mưu: “Một kế hoạch xảo quyệt do Hội thuộc địa trình bày. Họ chủ trương khôi phục chế độ quân chủ ở An Nam. Có thể khởi đầu bằng một cuộc thoái vị trọng thể của Bảo Đại nhường ngôi cho con trai. Cựu hoàng phải thừa nhận sai lầm của bản thân, tự nguyện rút lui khỏi chính trường để mở đường cho sự hoà hợp chân thành với nước Pháp“(8).
Một nhà báo hỏi cựu Hoàng hậu Nam Phương lúc đó đang ở Đà Lạt: “Có phải con bà sắp lên ngai vàng không?”. Bà không trả lời nhưng cũng không cải chính. Còn Bảo Long, mùa hè năm 1947 đang sống dưới sự chăm sóc yêu thương của bà ngoại tại Đà Lạt.
Người ta nhắc đến vua Thành Thái năm 1910 bị buộc phải rời khỏi ngai vàng và xuống tàu đi đày ở đảo Réunion, vì rối loạn tâm thần. Tại đây, ông đã chứng kiến con ông, Duy Tân, rời khỏi đảo, về đất liền phục vụ quân đội nước Pháp tự do. Sống bên ông còn có một công chúa. Chính cô nầy đã thông báo cho cao uỷ biết nguyện vọng của cha cô muốn được sống những ngày cuối đời tại quê nhà. Lời thỉnh cầu ấy và những bàn tán thêu dệt đã khiến người ta cho rằng người Pháp đang nghĩ đến việc tìm kiếm con bài thay thế Bảo Đại.
Lời đồn đại nầy sau đó đã không thành sự thật. Nhưng Vua Thành Thái đã được phép về sống ở giữa Sài Gòn, chờ ngày về Huế, thành phố của ông. Ông già tỏ ra là con người dễ thương, lịch sự, gần gũi với dân Sài Gòn.
Lúc đầu chỉ là sự tò mò, dần dần ông được cảm tình của mọi người. Nhưng vấn đề chỉ dừng lại ở đó.
Ngày 12 tháng 8 tại Huế, bốn mươi ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn yêu cầu Hoàng đế Bảo Đại trở về nước nắm quyền bính. Giải pháp Bảo Long, Thành Thái hay ai khác không còn được mấy ai nhắc đến.
Đó lại là lúc cựu Hoàng hậu Nam Phương quyết định rời khỏi Việt Nam. Cố nhiên bà và các con đáp máy bay Anh để tới Hongkong gặp chồng. Lũ trẻ ôm hôn các anh em họ và sau mấy giờ bay đã phát hiện ra thế giới hiện đại. Ánh đèn nêông choáng lộn, tàu thuỷ và tiền bạc. Cuộc sống dễ dãi, kỳ diệu bên cạnh cái nghèo nàn của Đà Lạt, ngay cả Huế. Lần đầu tiên chúng nhập vào một thành phố như thế và không thể quen được với chiều cao của những nhà chọc trời, với vô vàn ánh sáng, với sự trộn lẫn giữa sức sống và sự hỗn độn, đặc trưng của bán đảo.
Ông cựu hoàng gặp lại vợ con sau hai năm xa cách.
Một thời gian, Bảo Đại phải bớt đến tiệm nhảy Paramount và những sòng bạc khác. Cuộc sống vợ chồng mới gặp lại nhau được đặt lên hàng đầu. Lý Lệ Hà, Mộng Điệp và các cô gái trẻ khác tạm lánh mặt, ít nhất trong một thời gian. Không bao lâu sau đó bà Nam Phương và các con rời Hongkong sang Pháp. Một chuyến đi vất vả gian nan. Phải tạm dừng lại ở Bangkok chờ khắc phục những trục trặc kỹ thuật của chiếc thuỷ phi cơ. Do không đề phòng trước những hỏng hóc, nên sau nhiều ngày, mọi người đều phải chuyền sang đi tàu thuỷ cùng với hành lý. Tới Pháp, trong thời gian đầu, mẹ con bà Nam Phương về Cannes, nơi có toà lâu đài Thorenc tráng lệ được dành cho cả gia đình. Từ nay trên đất Pháp bà Nam Phương chỉ có thể biết qua loa tình hình trong nước nhờ những lá thư của bà chị ruột là bà bá tước Didelot ở lại Sài Gòn kể những chuyện lặt vặt cho bà.
***
Anh rể bà, bá tước Didelot ở lại Đà Lạt. Trong một bức thư viết cho con gái – lá thư bị Sở kiểm duyệt giữ lại – ông nói về Bảo Đại: “Cha tin vào ông chú của con – chỉ Bảo Đại – ông ta không phải là một vĩ nhân cũng không phải là một thằng ngốc nhưng nếu được biết rõ tình hình, ông ta sẽ có thể nhận định đúng đắn. Ông ta hay bị một số người có đầu óc vụ lợi phỉnh phờ và chịu ảnh hưởng của họ. Trước đây một số người ủng hộ ông thoái vị và hợp tác với Hồ Chí Minh cũng là để cứu vãn vị thế của họ. Bây giờ ở Hà Nội (… Việt Minh đã rút đi, Pháp đã trở lại) có những biểu ngữ, truyền đơn dán trên tường yêu cầu Bảo Đại trở về nước nắm quyền bính…”.
Cựu hoàng khác nào một kẻ đang đánh bạc trong khi những người ngồi chầu rìa và những tay đứng ngoài cá cược với nhau về cơ may được, thua. Mọi người chung quanh từ vợ, anh rể, địch thủ, hay thẩn dân hình như ai cũng biết rõ những chủ bài cũng như những điểm yếu của ông. Ông là con người thông minh có nhận thức nhanh nhưng lại ham thích ăn chơi. Liệu ông có biết chơi canh bạc cuộc đời nầy không hay trái lại để cho người Pháp hay Việt Minh chinh phục.
Danh sách chương