Theo cách làm quen thuộc, người Pháp muốn lập vua mới để đứng đầu chính quyền tay sai… Dưới con mắt người Pháp, Bảo Đại là con người vô dụng, bạc nhược, hai lần phản bội người Pháp. Hết phục tùng chính phủ Vichy thân Đức, làm bù nhìn cho Nhật, lại ngoan ngoãn quy thuận Việt Minh, dễ dàng thoái vị, rồi cuối cùng ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh. Và chắc chắn là với đồng bào mình, ông ta hoàn toàn mất hết lòng tin.
Chọn ai bây giờ? Chọn Bảo Long có nghĩa là sẽ giao quyền nhiếp chính cho cựu Hoàng hậu Nam Phương. Đã có lúc giải pháp nầy được nghĩ đến. Có nhiều thuận lợi vì lúc nầy bà cựu hoàng sắp sửa kêu gọi người Pháp giúp đỡ để thoát khỏi sự kiềm toả của Việt Minh.
Tuy nhiên, giới hữu trách trong chính phủ lâm thời Pháp không dừng lại ở giải pháp nầy. Họ đi xa hơn, ngược thời gian, nghĩ đến Duy Tân, vị vua trẻ đã thách thức họ trong những năm 1916. Giờ đây ông ta ra sao? Dân chúng thành phố Saint-Denis thuộc bán đảo Réunion biết rõ Duy Tân, đến mức chỉ gọi bằng tước hiệu “hoàng tử” mà không cần gọi đích danh. Ông có một cửa hiệu nhỏ ở trung tâm thành phố. Hoàng tử Vĩnh San tức cựu hoàng Duy Tân, nay kiếm sống bằng nghề sửa chữa, lắp đặt thiết bị vô tuyến điện làm kế sinh nhai. Chẳng phải là thiết bị vô tuyến điện cho tàu ngầm, cho các đơn vị dã chiến hay cho đội quân ngầm mà chỉ là loại máy thu thanh vô tuyến đơn giản hình tròn, có đèn sáng đặt trên quầy rượu nhà quê. Lúc đầu để tăng thêm thu nhập ít ỏi của mình, ông còn làm nghề cưỡi ngựa đua (dô-kê). Thuở nhỏ ở Huế khi học làm vua ông đã được học cưỡi ngựa.
17 tuổi, bị lưu đày xứ người, chẳng biết làm gì khác, dĩ nhiên ông đành chọn nghề cưỡi ngựa đua, đua ngựa vốn đã là một nghề. Tuy nhiên, chính phủ Pháp trước đây đã phế truất ông, thì giờ đây lại hào phóng cấp cho ông một khoản trợ cấp. Một khoản trợ cấp nhỏ, như báo chí Pháp đã vạch rõ, chỉ tương đương với lương của một công nhân làm đường(1). Tài sản của ông ở trong nước lúc đầu bị tịch thu, sau đó được trả về cho Triều đình. Thật sự phá sản, cựu hoàng Duy Tân bỏ nghề đua ngựa vất vả, quay sang đánh cá và chăn nuôi mới đủ sống. Khoản trợ cấp ít ỏi của ông không đủ nuôi cả gia đình.
Về sau, do nhu cầu bắt buộc, ông lao vào lĩnh vực thông tin vô tuyến điện và ít nhiều thành công. Cửa hiệu của ông nhanh chóng nổi tiếng trong lực lượng kháng chiến ở đảo Réunion. Ở đâu có thể nghe được tiếng nói của đài Tiếng Pháp tự do, ở đâu có thể gửi các tin tức ra ngoài dễ dàng hơn là từ cửa hiệu bé nhỏ của người chuyên về vô tuyến điện nầy. Với thời gian, vị cựu hoàng lưu đày trở nên nổi tiếng. Ông tham gia đều đặn các công việc của chi hội Tam Điểm (Tình bạn) ở Saint-Dems, cũng như tham dự các cuộc họp của Hội Nhân quyền. Chi hội trưởng hội Tam Điểm trong thư giới thiệu đã viết về Duy Tân: “Ở đâu cũng vậy, ông được mọi người chú ý về quan điểm rất rõ ràng về công lý và công bằng”.
Ông là một người ham học hỏi giàu tình cảm, để lại nhiều ấn tượng khó quên. Tính tình khô khan, căng thẳng như võ sĩ samurai hay như Đôngkisốt. Một người bạn Pháp yêu cầu ông tự khắc hoạ chân dung, ông viết: “Tôi là một con người thể tạng yếu, có vẻ như tính khí tế nhị. Miệt thị gần như tuyệt đối thể chất mình. Gần như không có bản năng bảo tồn”.
Tất cả đều ngược lại với người em họ Bảo Đại của ông mà tất nhiên ông coi như một kẻ cướp ngôi hạng xoàng.
Chẳng những không thù ghét nước Pháp, Duy Tân còn muốn chiến đấu vì nước Pháp.
Ngay từ tháng 9 năm 1939 ông đã muốn chiến đấu chống Đức nên ông đã đề nghị với nhà đương cục Pháp ở đảo Réunion được nhập ngũ. Thật là một cử chỉ nghĩa hiệp và đôi chút gây ngạc nhiên đối với một kẻ đi đày biệt xứ, đã từng trải qua từ đỉnh vinh quang đến cùng quẫn thật sự do chính các giới cầm quyền trên đảo gây nên. Một vị Hoàng đế bị Pháp phế truất nay lại xin sẵn sàng hy sinh cho nước Pháp.
Thế nào cũng được. Điều đó chẳng quan trọng gì. Thời thế bây giờ dành cho chủ nghĩa anh hùng và chính ông Bộ trưởng thuộc địa phải quyết định nên xử trí như thế nào đối với yêu cầu nhập ngũ lạ lùng kia.
Nhưng việc hoàng tử Vĩnh San tham gia phát thanh bí mật một năm trước đây là một cách phê phán chủ nghĩa thực dân Pháp. Do đó, ông không được gia nhập quân ngũ(2).
Không oán hận, Vĩnh San quyết định gia nhập lực lượng nước Pháp tự do và từ năm 1940 ông tích cực tuyên truyền cho phái De Gaulle. Hoạt động kháng chiến nầy đã làm ông bị cảnh sát của chính phủ Vichy bắt giam một tháng. Sau đó, ông tham gia nhiều cuộc giao chiến trên đảo, tham dự vào cuộc đổ bộ của lực lượng nước Pháp tự do vào đảo Réunion năm 1942.
Nhưng không an phận dừng lại, ông lên tiếng đòi được ra trận tiếp tục chiến đấu. Tất nhiên là vì nước Pháp.
Cuối cùng thì ông cũng được nhận vào làm chân thông tin vô tuyến điện trên một khu trục hạm với cấp bậc chuẩn uý. Một cấp bậc quá khiêm tốn đối với một người ở tuổi 40. Một địa vị thấp kém trong quân ngũ đối với một phế đế khiến ông rầu lòng đến nỗi ông tránh mặt không muốn gặp đồng bào người Việt của mình. Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, nghĩa là sau khi Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, Vĩnh San tạm gác ý muốn tham gia chiến đấu ở châu Á, đề nghị gửi những thông điệp qua vô tuyến điện kêu gọi người dân Việt Nam, đứng lên đấu tranh chống Nhật, không chấp nhận nền độc lập dưới ách chiếm đóng của Nhật.
Các nhà cầm quyền trên đảo Réunion hoan nghênh những biểu hiện yêu nước của ông ủng hộ sáng kiến về cửa hàng vô tuyến điện của ông, trao tặng ông cả Huân chương giải phóng, nhưng họ không thể để ông trở về Đông Dương. Ông đành chấp nhận ra mặt trận chống Đức ở châu Âu. Ông vui vẻ bay đi Paris nhưng khi dừng lại ở Tananarive (thủ đô Madagascar), ông được tin Đức Quốc xã đã đầu hàng…
Tháng 3 năm 1945, chính phủ De Gaulle bắt đầu tự hỏi tương lai của bán đảo Đông Dương sẽ ra sao. Hoàng đế Bảo Đại, con đẻ của chủ nghĩa thực dân Pháp, được nuôi nấng dạy dỗ từ bé tại Cộng hoà Pháp nay hình như ăn ý với kẻ thù Nhật Bản. Có lẽ giống như thời Hàm Nghi, Thành Thái hay cả thời Duy Tân, có nên nghĩ đến việc nhanh chóng thay đổi người chiếm giữ ngai vàng ở Việt Nam. Có vẻ như người Anh cũng có ý kiến như vậy. Cũng trong tháng 3 năm 1945, bộ Ngoại giao Anh yêu cầu tìm hiểu những nguồn tin liên quan đến việc hậu duệ trực tiếp của vua Gia Long, bị đày biệt xứ 29 năm trước đây, sẽ trở thành vị Hoàng đế trẻ tuổi Việt Nam(3).
Từ đó, sự nghiệp của người đã từng là Hoàng đế và đã từng đua ngựa nầy thăng tiến rất nhanh. Tháng 8 mới chỉ là chuẩn uý, đến tháng 11, ông đã thăng cấp tiểu đoàn trưởng? Rồi ban tham mưu điều ông đi Paris, đứng trong đội hình sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa.
Nhưng sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa đã xuống tàu đi Sài Gòn. Binh đoàn nổi tiếng nầy, dưới sự chỉ huy của Leclerc, sẽ dần dần tái chiếm Nam Bộ trước khi tiến ra miền Trung và Bắc Bộ. Ngay lúc đó, hoàng tử Vĩnh San được chuyển sang trung đoàn xe tăng đóng tại Đức. Bộ trưởng thuộc địa muốn giữ nguyên nhiệt tình hăng hái của ông nhất là chưa muốn chơi con bài Duy Tân quá vội vã bằng cách đưa ông vào binh chủng xung kích…
Tất nhiên là Vĩnh San tức điên lên, không tự kiềm chế được nữa, rồi cuối cùng ông viết thư cho tướng De Gaulle, người đã tiếp ông ở Madagascar: “Xin ngài hãy làm mọi việc để tôi có thể nhanh chóng đến đó, để có thể tự chuộc lỗi bằng sự hy sinh trong lửa đạn. Tôi muốn được dâng hiến cả thể xác và tâm hồn cho đất nước tôi, xin ngài đừng để cho người ta đem về nước một cái xác không hồn”(4). Khốn khổ thay cựu Hoàng đế Duy Tân, cứ muốn được gặp thần tượng mới của ông và là người thầy của ông là tướng De Gaulle, vì ông ta cũng như vì nước Pháp ông sẵn sàng hy sinh, ông viết: “Bây giờ tôi được biết rằng lãnh đạo tôi có một con người tôi sẽ tiến lên dù phải ngã xuống tôi cũng không cần!”. Con người lạ lùng phát biểu như một lính già, cuồng nhiệt, cục cằn, ở lì trong căn phòng khách sạn Littré, chờ đợi một cuộc tiếp kiến không lấy gì làm chắc chắn – nếu không nói là hão huyền – với vị chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Pháp. Đây là lần đầu tiên ông sống ở Paris, bởi vì đối với ông thế giới bên ngoài chỉ là Huế, với cuộc sống khép kín trong Tử Cấm thành xa lánh dân chúng và hòn đảo Réunion, nơi ông bị lưu đày đã ba chục năm. Vì thế ông tranh thủ cơ hội đi thăm các công trình nghệ thuật, rất ngạc nhiên về giá trị các đồ vật và chú ý đến cả một vài cảnh tượng làm ông xao xuyến, ông không còn thản nhiên khô cứng như trước. Trong thư gửi người bạn đã giúp ông đi khỏi Réunion, ông viết “Ở Paris, tất cả các cô gái đều đi xe đạp suốt cả ngày, nhưng là những chiếc xe đạp thực sự và vì các cô đều mặc váy ngắn và rộng nên người ta không cần phải cá cược xem quần lót của các cô màu gì?”.
Cuối cùng tướng De Gaulle cũng nhớ tới ông. De Gaulle đã viết về ông trong cuốnMémoires de guerre (Hồi ký về chiến tranh) của ông như sau:“Để mọi việc có thể đi đến một kết thúc tốt đẹp, tôi đang nuôi dưỡng một ý định bí mật. Đó là giúp cho cựu hoàng Duy Tân được trở lại ngôi báu, nếu như người kế vị và cũng là người bà con Bảo Đại của ông ta đã bị thời thế vượt qua. Hoàng đế Duy Tân đã bị người Pháp truất ngôi năm 1916, trở thành hoàng tử Vĩnh San và đưa về đảo Réunion, tuy nhiên ông đã tham gia chiến tranh, phục vụ trong quân đội chúng ta với cấp bậc thiếu tá. Đó là một nhân cách lớn. Ba mươi năm lưu đày đã không thể xoá bỏ được hình ảnh vị vua nầy trong tâm hồn người Việt. Ngày 14 tháng chạp tới (năm 1945) tôi sẽ tiếp ông ấy và cùng với ông ấy xem xét từng người một để biết có thể cùng nhau làm được gì. Dù những người cùng chính phủ của tôi sẽ đi đến ký kết các hiệp định như thế nào, tôi dự tính sẽ đến Đông Dương để ký chính thức một cách trọng thể nhất khi thời cơ chín muồi”(5).
Kết thúc cuộc tiếp kiến, hoàng tử Vĩnh San không còn kìm nén nổi sự vui mừng. Khuôn mặt thanh tú, khô cứng, trái ngược với khuôn mặt của Bảo Đại, nở một nụ cười rạng rỡ: “Thế là xong, ông thốt lên, mọi việc đã được quyết định, chính phủ Pháp sẽ đưa tôi trở lại ngai vàng, tướng De Gaulle sẽ tháp tùng khi tôi trở lại đó!”. Khi nào đây? De Gaulle dự tính chuyến đi vào đầu tháng 3.
Ông sẽ làm gì trong lúc chờ đợi? Trở về doanh trại ở Đức hay nằm chờ ở Paris? Jacques Soustelle (tham mưu trưởng quân đội Pháp, phụ trách tình báo) quyết định ông trở về đảo Réunion, đợi ở nhà ông thì sẽ tốt hơn. Pierre Messmer, với tư cách tổng thư ký Uỷ ban liên bộ về Đông Dương đã ký lá thư thông báo cho ông về quyết định nầy.
Mười hai ngày sau, chiếc máy bay chở hoàng tử Vĩnh San về đảo Réunion đã nổ tung trên bầu trời châu Phi, trong vùng phụ cận Bangui. Một tai nạn, đó thực sự là một tai nạn mà ông không tránh khỏi.
Chú thích:
(1) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, tập 1105 NF, hộp 122.
(2) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, số 2337 NF, hộp 267 – Điện của các ông Aubert và Court.
(3) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, tập số 1580 NF.
(4) Général de Gaulle, Mémoires de guerre (Hồi ký chiến tranh), Nhà xuất bản Plon, Paris.
(5) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, tập 1580.
Chọn ai bây giờ? Chọn Bảo Long có nghĩa là sẽ giao quyền nhiếp chính cho cựu Hoàng hậu Nam Phương. Đã có lúc giải pháp nầy được nghĩ đến. Có nhiều thuận lợi vì lúc nầy bà cựu hoàng sắp sửa kêu gọi người Pháp giúp đỡ để thoát khỏi sự kiềm toả của Việt Minh.
Tuy nhiên, giới hữu trách trong chính phủ lâm thời Pháp không dừng lại ở giải pháp nầy. Họ đi xa hơn, ngược thời gian, nghĩ đến Duy Tân, vị vua trẻ đã thách thức họ trong những năm 1916. Giờ đây ông ta ra sao? Dân chúng thành phố Saint-Denis thuộc bán đảo Réunion biết rõ Duy Tân, đến mức chỉ gọi bằng tước hiệu “hoàng tử” mà không cần gọi đích danh. Ông có một cửa hiệu nhỏ ở trung tâm thành phố. Hoàng tử Vĩnh San tức cựu hoàng Duy Tân, nay kiếm sống bằng nghề sửa chữa, lắp đặt thiết bị vô tuyến điện làm kế sinh nhai. Chẳng phải là thiết bị vô tuyến điện cho tàu ngầm, cho các đơn vị dã chiến hay cho đội quân ngầm mà chỉ là loại máy thu thanh vô tuyến đơn giản hình tròn, có đèn sáng đặt trên quầy rượu nhà quê. Lúc đầu để tăng thêm thu nhập ít ỏi của mình, ông còn làm nghề cưỡi ngựa đua (dô-kê). Thuở nhỏ ở Huế khi học làm vua ông đã được học cưỡi ngựa.
17 tuổi, bị lưu đày xứ người, chẳng biết làm gì khác, dĩ nhiên ông đành chọn nghề cưỡi ngựa đua, đua ngựa vốn đã là một nghề. Tuy nhiên, chính phủ Pháp trước đây đã phế truất ông, thì giờ đây lại hào phóng cấp cho ông một khoản trợ cấp. Một khoản trợ cấp nhỏ, như báo chí Pháp đã vạch rõ, chỉ tương đương với lương của một công nhân làm đường(1). Tài sản của ông ở trong nước lúc đầu bị tịch thu, sau đó được trả về cho Triều đình. Thật sự phá sản, cựu hoàng Duy Tân bỏ nghề đua ngựa vất vả, quay sang đánh cá và chăn nuôi mới đủ sống. Khoản trợ cấp ít ỏi của ông không đủ nuôi cả gia đình.
Về sau, do nhu cầu bắt buộc, ông lao vào lĩnh vực thông tin vô tuyến điện và ít nhiều thành công. Cửa hiệu của ông nhanh chóng nổi tiếng trong lực lượng kháng chiến ở đảo Réunion. Ở đâu có thể nghe được tiếng nói của đài Tiếng Pháp tự do, ở đâu có thể gửi các tin tức ra ngoài dễ dàng hơn là từ cửa hiệu bé nhỏ của người chuyên về vô tuyến điện nầy. Với thời gian, vị cựu hoàng lưu đày trở nên nổi tiếng. Ông tham gia đều đặn các công việc của chi hội Tam Điểm (Tình bạn) ở Saint-Dems, cũng như tham dự các cuộc họp của Hội Nhân quyền. Chi hội trưởng hội Tam Điểm trong thư giới thiệu đã viết về Duy Tân: “Ở đâu cũng vậy, ông được mọi người chú ý về quan điểm rất rõ ràng về công lý và công bằng”.
Ông là một người ham học hỏi giàu tình cảm, để lại nhiều ấn tượng khó quên. Tính tình khô khan, căng thẳng như võ sĩ samurai hay như Đôngkisốt. Một người bạn Pháp yêu cầu ông tự khắc hoạ chân dung, ông viết: “Tôi là một con người thể tạng yếu, có vẻ như tính khí tế nhị. Miệt thị gần như tuyệt đối thể chất mình. Gần như không có bản năng bảo tồn”.
Tất cả đều ngược lại với người em họ Bảo Đại của ông mà tất nhiên ông coi như một kẻ cướp ngôi hạng xoàng.
Chẳng những không thù ghét nước Pháp, Duy Tân còn muốn chiến đấu vì nước Pháp.
Ngay từ tháng 9 năm 1939 ông đã muốn chiến đấu chống Đức nên ông đã đề nghị với nhà đương cục Pháp ở đảo Réunion được nhập ngũ. Thật là một cử chỉ nghĩa hiệp và đôi chút gây ngạc nhiên đối với một kẻ đi đày biệt xứ, đã từng trải qua từ đỉnh vinh quang đến cùng quẫn thật sự do chính các giới cầm quyền trên đảo gây nên. Một vị Hoàng đế bị Pháp phế truất nay lại xin sẵn sàng hy sinh cho nước Pháp.
Thế nào cũng được. Điều đó chẳng quan trọng gì. Thời thế bây giờ dành cho chủ nghĩa anh hùng và chính ông Bộ trưởng thuộc địa phải quyết định nên xử trí như thế nào đối với yêu cầu nhập ngũ lạ lùng kia.
Nhưng việc hoàng tử Vĩnh San tham gia phát thanh bí mật một năm trước đây là một cách phê phán chủ nghĩa thực dân Pháp. Do đó, ông không được gia nhập quân ngũ(2).
Không oán hận, Vĩnh San quyết định gia nhập lực lượng nước Pháp tự do và từ năm 1940 ông tích cực tuyên truyền cho phái De Gaulle. Hoạt động kháng chiến nầy đã làm ông bị cảnh sát của chính phủ Vichy bắt giam một tháng. Sau đó, ông tham gia nhiều cuộc giao chiến trên đảo, tham dự vào cuộc đổ bộ của lực lượng nước Pháp tự do vào đảo Réunion năm 1942.
Nhưng không an phận dừng lại, ông lên tiếng đòi được ra trận tiếp tục chiến đấu. Tất nhiên là vì nước Pháp.
Cuối cùng thì ông cũng được nhận vào làm chân thông tin vô tuyến điện trên một khu trục hạm với cấp bậc chuẩn uý. Một cấp bậc quá khiêm tốn đối với một người ở tuổi 40. Một địa vị thấp kém trong quân ngũ đối với một phế đế khiến ông rầu lòng đến nỗi ông tránh mặt không muốn gặp đồng bào người Việt của mình. Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, nghĩa là sau khi Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, Vĩnh San tạm gác ý muốn tham gia chiến đấu ở châu Á, đề nghị gửi những thông điệp qua vô tuyến điện kêu gọi người dân Việt Nam, đứng lên đấu tranh chống Nhật, không chấp nhận nền độc lập dưới ách chiếm đóng của Nhật.
Các nhà cầm quyền trên đảo Réunion hoan nghênh những biểu hiện yêu nước của ông ủng hộ sáng kiến về cửa hàng vô tuyến điện của ông, trao tặng ông cả Huân chương giải phóng, nhưng họ không thể để ông trở về Đông Dương. Ông đành chấp nhận ra mặt trận chống Đức ở châu Âu. Ông vui vẻ bay đi Paris nhưng khi dừng lại ở Tananarive (thủ đô Madagascar), ông được tin Đức Quốc xã đã đầu hàng…
Tháng 3 năm 1945, chính phủ De Gaulle bắt đầu tự hỏi tương lai của bán đảo Đông Dương sẽ ra sao. Hoàng đế Bảo Đại, con đẻ của chủ nghĩa thực dân Pháp, được nuôi nấng dạy dỗ từ bé tại Cộng hoà Pháp nay hình như ăn ý với kẻ thù Nhật Bản. Có lẽ giống như thời Hàm Nghi, Thành Thái hay cả thời Duy Tân, có nên nghĩ đến việc nhanh chóng thay đổi người chiếm giữ ngai vàng ở Việt Nam. Có vẻ như người Anh cũng có ý kiến như vậy. Cũng trong tháng 3 năm 1945, bộ Ngoại giao Anh yêu cầu tìm hiểu những nguồn tin liên quan đến việc hậu duệ trực tiếp của vua Gia Long, bị đày biệt xứ 29 năm trước đây, sẽ trở thành vị Hoàng đế trẻ tuổi Việt Nam(3).
Từ đó, sự nghiệp của người đã từng là Hoàng đế và đã từng đua ngựa nầy thăng tiến rất nhanh. Tháng 8 mới chỉ là chuẩn uý, đến tháng 11, ông đã thăng cấp tiểu đoàn trưởng? Rồi ban tham mưu điều ông đi Paris, đứng trong đội hình sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa.
Nhưng sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa đã xuống tàu đi Sài Gòn. Binh đoàn nổi tiếng nầy, dưới sự chỉ huy của Leclerc, sẽ dần dần tái chiếm Nam Bộ trước khi tiến ra miền Trung và Bắc Bộ. Ngay lúc đó, hoàng tử Vĩnh San được chuyển sang trung đoàn xe tăng đóng tại Đức. Bộ trưởng thuộc địa muốn giữ nguyên nhiệt tình hăng hái của ông nhất là chưa muốn chơi con bài Duy Tân quá vội vã bằng cách đưa ông vào binh chủng xung kích…
Tất nhiên là Vĩnh San tức điên lên, không tự kiềm chế được nữa, rồi cuối cùng ông viết thư cho tướng De Gaulle, người đã tiếp ông ở Madagascar: “Xin ngài hãy làm mọi việc để tôi có thể nhanh chóng đến đó, để có thể tự chuộc lỗi bằng sự hy sinh trong lửa đạn. Tôi muốn được dâng hiến cả thể xác và tâm hồn cho đất nước tôi, xin ngài đừng để cho người ta đem về nước một cái xác không hồn”(4). Khốn khổ thay cựu Hoàng đế Duy Tân, cứ muốn được gặp thần tượng mới của ông và là người thầy của ông là tướng De Gaulle, vì ông ta cũng như vì nước Pháp ông sẵn sàng hy sinh, ông viết: “Bây giờ tôi được biết rằng lãnh đạo tôi có một con người tôi sẽ tiến lên dù phải ngã xuống tôi cũng không cần!”. Con người lạ lùng phát biểu như một lính già, cuồng nhiệt, cục cằn, ở lì trong căn phòng khách sạn Littré, chờ đợi một cuộc tiếp kiến không lấy gì làm chắc chắn – nếu không nói là hão huyền – với vị chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Pháp. Đây là lần đầu tiên ông sống ở Paris, bởi vì đối với ông thế giới bên ngoài chỉ là Huế, với cuộc sống khép kín trong Tử Cấm thành xa lánh dân chúng và hòn đảo Réunion, nơi ông bị lưu đày đã ba chục năm. Vì thế ông tranh thủ cơ hội đi thăm các công trình nghệ thuật, rất ngạc nhiên về giá trị các đồ vật và chú ý đến cả một vài cảnh tượng làm ông xao xuyến, ông không còn thản nhiên khô cứng như trước. Trong thư gửi người bạn đã giúp ông đi khỏi Réunion, ông viết “Ở Paris, tất cả các cô gái đều đi xe đạp suốt cả ngày, nhưng là những chiếc xe đạp thực sự và vì các cô đều mặc váy ngắn và rộng nên người ta không cần phải cá cược xem quần lót của các cô màu gì?”.
Cuối cùng tướng De Gaulle cũng nhớ tới ông. De Gaulle đã viết về ông trong cuốnMémoires de guerre (Hồi ký về chiến tranh) của ông như sau:“Để mọi việc có thể đi đến một kết thúc tốt đẹp, tôi đang nuôi dưỡng một ý định bí mật. Đó là giúp cho cựu hoàng Duy Tân được trở lại ngôi báu, nếu như người kế vị và cũng là người bà con Bảo Đại của ông ta đã bị thời thế vượt qua. Hoàng đế Duy Tân đã bị người Pháp truất ngôi năm 1916, trở thành hoàng tử Vĩnh San và đưa về đảo Réunion, tuy nhiên ông đã tham gia chiến tranh, phục vụ trong quân đội chúng ta với cấp bậc thiếu tá. Đó là một nhân cách lớn. Ba mươi năm lưu đày đã không thể xoá bỏ được hình ảnh vị vua nầy trong tâm hồn người Việt. Ngày 14 tháng chạp tới (năm 1945) tôi sẽ tiếp ông ấy và cùng với ông ấy xem xét từng người một để biết có thể cùng nhau làm được gì. Dù những người cùng chính phủ của tôi sẽ đi đến ký kết các hiệp định như thế nào, tôi dự tính sẽ đến Đông Dương để ký chính thức một cách trọng thể nhất khi thời cơ chín muồi”(5).
Kết thúc cuộc tiếp kiến, hoàng tử Vĩnh San không còn kìm nén nổi sự vui mừng. Khuôn mặt thanh tú, khô cứng, trái ngược với khuôn mặt của Bảo Đại, nở một nụ cười rạng rỡ: “Thế là xong, ông thốt lên, mọi việc đã được quyết định, chính phủ Pháp sẽ đưa tôi trở lại ngai vàng, tướng De Gaulle sẽ tháp tùng khi tôi trở lại đó!”. Khi nào đây? De Gaulle dự tính chuyến đi vào đầu tháng 3.
Ông sẽ làm gì trong lúc chờ đợi? Trở về doanh trại ở Đức hay nằm chờ ở Paris? Jacques Soustelle (tham mưu trưởng quân đội Pháp, phụ trách tình báo) quyết định ông trở về đảo Réunion, đợi ở nhà ông thì sẽ tốt hơn. Pierre Messmer, với tư cách tổng thư ký Uỷ ban liên bộ về Đông Dương đã ký lá thư thông báo cho ông về quyết định nầy.
Mười hai ngày sau, chiếc máy bay chở hoàng tử Vĩnh San về đảo Réunion đã nổ tung trên bầu trời châu Phi, trong vùng phụ cận Bangui. Một tai nạn, đó thực sự là một tai nạn mà ông không tránh khỏi.
Chú thích:
(1) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, tập 1105 NF, hộp 122.
(2) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, số 2337 NF, hộp 267 – Điện của các ông Aubert và Court.
(3) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, tập số 1580 NF.
(4) Général de Gaulle, Mémoires de guerre (Hồi ký chiến tranh), Nhà xuất bản Plon, Paris.
(5) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, tập 1580.
Danh sách chương