Sắc xuân tô điểm lên cố đô Huế những màu êm dịu. Sau những cơn mưa đông liên miên rả rích không dứt, những tán cây được tô sắc hồng êm ả như được giải phóng, như một lời hứa hẹn hạnh phúc. Đặc biệt là trong năm 1946 nầy, dân chúng cố đô, và cả gia đình hoàng gia đều đặc biệt cảm nhận được điều nầy.
Ông Hà Phú Hương vừa ở Trung Quốc về, đến Hà Nội sau khi báo cáo với Hồ Chí Minh đã về Huế báo tin cho bà Nam Phương biết.
Bà Nam Phương không tỏ vẻ ngạc nhiên khi nghe ông Hương kể chuyện nhưng cũng không giấu nổi nỗi buồn sâu lắng vì từ nay bà thực sự phải sống lẻ loi đơn chiếc. Bà vẫn nói là không hề biết chồng mình có ý định chu du ở ngoại quốc. Nhưng dẫu sao, ông đã đột ngột quyết định không trở về. Mắt bà rớm lệ. Năm mươi năm sau, ông Hương vẫn còn xúc động khi nhớ lại chiều hôm đó. Lẽ nào chồng bà lại không báo trước cho bà? Vậy là từ nay, không còn ai đứng ra che chở bà từ cấp cao của nhà nước. Nếu chiến tranh chống Pháp nổ ra, chắc chắn bà sẽ bị cô lập. Điều xấu hơn nữa, dù không được nói ra, rằng tuy bà không bị ai đe doạ nhưng vị trí của bà sẽ thực sự như một con tin cũng như cả gia đình bà và đặc biệt là hoàng tử kế vị.
Tin đồn sẽ có chiến tranh Việt-Pháp lan rộng, bà cựu Hoàng hậu không che giấu ý định của mình là rời cung An Định đến nơi an toàn hơn cho các con bà đặc biệt là Bảo Long. Cả nhà, bọn gia nhân và tất nhiên những người giám sát bà biết rõ ý định nầy.
Năm 1946 trôi qua và khả năng thi hành bản hiệp định mồng 6 tháng 3 rất mong manh. Cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Pháp là điều không tránh khỏi.
Những vụ rắc rối mặc dù ít hơn và không đẫm máu bằng ở Hà Nội nhưng nay đã xảy ra thường xuyên hơn. Chúng diễn ra theo cùng một kịch bản. Một phát súng nổ, nhiều người Pháp bị thương hoặc chết thế là cả khu phố nổi dậy. Tình hình chỉ tạm lắng khi có sự can thiệp của tổ liên kiểm Việt-Pháp. Những tay súng bắn tỉa giấu mình trong bóng tối của các ngôi nhà và đường phố trở lại yên tĩnh để chờ đợi một vụ rắc rối mới. Phần lớn các vụ lộn xộn đều do các đảng phái đội lốt “quốc gia” gây ra đến mức xuất hiện sự mở đầu cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và các nhóm thân Tưởng. Tình trạng vô chính phủ một lần nữa đe doạ thế cân bằng mong manh hồi tháng 3 và đã cứu vãn hoà bình.
Trong không khí nặng nề như vậy, bà cựu Hoàng hậu trẻ tuổi quyết định cần phải “làm cái gì đó”. Bản tin tháng 8 năm 1946 của Phòng Nhì Pháp (SEHAN) đã tiết lộ âm mưu nầy, có nghĩa là gần một năm sau khi ông Hòe nghe được tin đồn.
Phe bảo hoàng, chủ yếu gồm những người công giáo, đã nhất trí hành động để trong những ngày tới cho ra đời một chính đảng thực sự đối lập với phe Việt Minh. Đảng nầy chủ trương thống nhất “ba kỳ” Trung, Nam, Bắc dưới sự chỉ đạo của Bảo Đại, mặc dù vẫn còn nhiều bất tiện nhưng còn hơn là chế độ nhiếp chính. Một hội nghị công giáo đã nhóm họp ngày 15 tháng 8 năm 1945 tại Huế, mỗi “kỳ” đều cử đại biểu đến dự họp, dưới quyền chủ toạ của bà cựu Hoàng hậu Nam Phương. Điều nầy đánh dấu một giai đoạn hoặc bước khởi động cho chính đảng công giáo đã tồn tại bí mật.
Như vậy bà Nam Phương đã bắt tay hành động thật sự. Chính đảng công giáo mà bà là linh hồn, do một cựu thượng thư, ông Trần Văn Lý, được đức khâm mạng toà thánh Vatican ủng hộ. Vậy đảng nầy muốn gì? Họ muốn Pháp trang bị vũ khí cho 30 hoặc 40 nghìn đảng viên là tín đồ công giáo. Thậm chí họ còn khuyến khích Paris hành động bạo lực ở Trung và Nam kỳ. Sau đó người của phái bảo hoàng công giáo sẽ giúp đỡ quân đội Pháp.
“Nếu chính đảng nầy còn chần chừ thì sẽ thất bại và khi đó Việt Minh sẽ nắm trọn quyền bính. Vậy là có thể đảng nầy sẽ đại diện cho một phe đối lập cần được bộ chỉ huy Pháp theo dõi và kiểm soát nếu cần”(1).
Nhưng Paris không động tĩnh gì. Âm mưu đó không thành. Nhưng dù sao, không phải chỉ lần nầy.
Chú thích:
(1) CAOM. Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại tại Aix-en-Provence, Sở mật thám.
Ông Hà Phú Hương vừa ở Trung Quốc về, đến Hà Nội sau khi báo cáo với Hồ Chí Minh đã về Huế báo tin cho bà Nam Phương biết.
Bà Nam Phương không tỏ vẻ ngạc nhiên khi nghe ông Hương kể chuyện nhưng cũng không giấu nổi nỗi buồn sâu lắng vì từ nay bà thực sự phải sống lẻ loi đơn chiếc. Bà vẫn nói là không hề biết chồng mình có ý định chu du ở ngoại quốc. Nhưng dẫu sao, ông đã đột ngột quyết định không trở về. Mắt bà rớm lệ. Năm mươi năm sau, ông Hương vẫn còn xúc động khi nhớ lại chiều hôm đó. Lẽ nào chồng bà lại không báo trước cho bà? Vậy là từ nay, không còn ai đứng ra che chở bà từ cấp cao của nhà nước. Nếu chiến tranh chống Pháp nổ ra, chắc chắn bà sẽ bị cô lập. Điều xấu hơn nữa, dù không được nói ra, rằng tuy bà không bị ai đe doạ nhưng vị trí của bà sẽ thực sự như một con tin cũng như cả gia đình bà và đặc biệt là hoàng tử kế vị.
Tin đồn sẽ có chiến tranh Việt-Pháp lan rộng, bà cựu Hoàng hậu không che giấu ý định của mình là rời cung An Định đến nơi an toàn hơn cho các con bà đặc biệt là Bảo Long. Cả nhà, bọn gia nhân và tất nhiên những người giám sát bà biết rõ ý định nầy.
Năm 1946 trôi qua và khả năng thi hành bản hiệp định mồng 6 tháng 3 rất mong manh. Cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Pháp là điều không tránh khỏi.
Những vụ rắc rối mặc dù ít hơn và không đẫm máu bằng ở Hà Nội nhưng nay đã xảy ra thường xuyên hơn. Chúng diễn ra theo cùng một kịch bản. Một phát súng nổ, nhiều người Pháp bị thương hoặc chết thế là cả khu phố nổi dậy. Tình hình chỉ tạm lắng khi có sự can thiệp của tổ liên kiểm Việt-Pháp. Những tay súng bắn tỉa giấu mình trong bóng tối của các ngôi nhà và đường phố trở lại yên tĩnh để chờ đợi một vụ rắc rối mới. Phần lớn các vụ lộn xộn đều do các đảng phái đội lốt “quốc gia” gây ra đến mức xuất hiện sự mở đầu cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và các nhóm thân Tưởng. Tình trạng vô chính phủ một lần nữa đe doạ thế cân bằng mong manh hồi tháng 3 và đã cứu vãn hoà bình.
Trong không khí nặng nề như vậy, bà cựu Hoàng hậu trẻ tuổi quyết định cần phải “làm cái gì đó”. Bản tin tháng 8 năm 1946 của Phòng Nhì Pháp (SEHAN) đã tiết lộ âm mưu nầy, có nghĩa là gần một năm sau khi ông Hòe nghe được tin đồn.
Phe bảo hoàng, chủ yếu gồm những người công giáo, đã nhất trí hành động để trong những ngày tới cho ra đời một chính đảng thực sự đối lập với phe Việt Minh. Đảng nầy chủ trương thống nhất “ba kỳ” Trung, Nam, Bắc dưới sự chỉ đạo của Bảo Đại, mặc dù vẫn còn nhiều bất tiện nhưng còn hơn là chế độ nhiếp chính. Một hội nghị công giáo đã nhóm họp ngày 15 tháng 8 năm 1945 tại Huế, mỗi “kỳ” đều cử đại biểu đến dự họp, dưới quyền chủ toạ của bà cựu Hoàng hậu Nam Phương. Điều nầy đánh dấu một giai đoạn hoặc bước khởi động cho chính đảng công giáo đã tồn tại bí mật.
Như vậy bà Nam Phương đã bắt tay hành động thật sự. Chính đảng công giáo mà bà là linh hồn, do một cựu thượng thư, ông Trần Văn Lý, được đức khâm mạng toà thánh Vatican ủng hộ. Vậy đảng nầy muốn gì? Họ muốn Pháp trang bị vũ khí cho 30 hoặc 40 nghìn đảng viên là tín đồ công giáo. Thậm chí họ còn khuyến khích Paris hành động bạo lực ở Trung và Nam kỳ. Sau đó người của phái bảo hoàng công giáo sẽ giúp đỡ quân đội Pháp.
“Nếu chính đảng nầy còn chần chừ thì sẽ thất bại và khi đó Việt Minh sẽ nắm trọn quyền bính. Vậy là có thể đảng nầy sẽ đại diện cho một phe đối lập cần được bộ chỉ huy Pháp theo dõi và kiểm soát nếu cần”(1).
Nhưng Paris không động tĩnh gì. Âm mưu đó không thành. Nhưng dù sao, không phải chỉ lần nầy.
Chú thích:
(1) CAOM. Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại tại Aix-en-Provence, Sở mật thám.
Danh sách chương