Bà Galudina đã mấy lần đi tới khu chợ của thành phố. Từ đây, muốn về nhà bà, phải quẹo trái. Nhưng lần nào bà cũng đổi ý, quay ngược trở lại và đi sâu mãi vào mấy con hẻm gần tu viện.
Khu chợ, nơi các xe chở hàng đến đâu, rộng như một cánh đồng lớn. Thuở xưa, những buổi chợ phiên, bà con nông dân đánh xe đến đỗ chật kín. Một đầu kia tạo thành hình cánh cung bởi các ngôi nhà nhỉ một, hai tầng, toàn là các kho hàng, các văn phòng giao dịch, cửa tiệm và xưởng thủ công.
Chỗ này, thời còn yên hàn, thường thấy lão Briukhanov ngồi chễm trệ trên một chiếc ghế, chúi mũi vào tờ báo rẻ tiền, trước một chiếc cửa sắt bốn cánh rộng thênh thang. Cái lão thô lỗ như gấu ấy, kỵ đàn bà ấy, đeo kiếng, mặc áo đuôi tôm vạt dài, buôn bán đồ da, hắc ín, bánh xe, cương ngựa, kiều mạch và cỏ khô
Chỗ kia, trong chiếc tủ kính nhỏ tối mờ, bao năm qua vẫn thấy bày mấy hộp nến cưới, vỏ hộp bằng các-tông, quấn các băng vải và tràng hoa, đã nhuốm đầy bụi. Đằng sau cái cửa sổ nhỏ kê tử kính ấy là một căn phòng hẹp trống trơn, chả có lấy một thứ đồ gỗ hay hàng hoá gì ngoài mấy cái bánh sáp lèo tèo, cái nọ chồng lên cái kia nhưng chính đây là nơi những người tâm phúc ít ai biết của một nhà triệu phú chuyên chế tạo nến, chả biết sống ở đâu, đang thực hiện các hợp đồng về mát-tít và nến trị giá hàng ngàn rúp.
Còn đây, ở giữa dãy hẽm, là cửa hàng lớn, có ba cửa sổ của gia đình Galudin. Ba lần một ngày, người ta cọ cái sàn gỗ mộc cọt kẹt bằng thứ nước trà dư mà ông Galudin và mấy người phụ việc cứ uống luôn miệng cả ngày. Cô chủ Galudina, dạo ấy còn trẻ, thích ngồi sau quầy thu tiền. Màu cô ưa thích là màu hoa cà, màu tím, màu áo lễ, đặc biệt vào những dịp lễ trọng, màu hoa tử đinh hương lúc mới hé nở, màu chiếc áo váy bằng nhung đẹp nhất của cô, màu của bộ ly uống rượu của cô.
Cô cảm thấy màu của hạnh phúc, màu của các hồi ức, màu của tử đinh hương phơn phớt sáng. Và sở dĩ cô thích ngồi bên quầy thu tiền, là vì cái bóng tối tím nhạt của gian hàng thơm mùi bột lọc, mùi đường và mùi kẹo phúc bồn tử tím sẫm để trong chiếc lọ thuỷ tinh, rất phù hợp với cái màu cô ưa thích.
Chỗ kia, ở cái góc bên cạnh kho gỗ, có một ngôi nhà hai tầng bằng ván ghép màu xám, quá cũ, bốn phía đều sụm xuống như một chiếc xe ngựa hư nát. Nhà có bốn căn, hai lối ra vào ở hai góc mặt tiền. Tầng trệt, nửa bên trái là tiệm thuốc tây là nơi ở của Smulevich, thợ may y phục phụ nữ, cùng với cái gia đình đông đúc của lão. Căn kế bên, phía trên văn phòng chưởng khế, chen chúc một lô người ở trọ mà nghề nghiệp của họ được ghi trên những tấm biển hiệu nho nhỏ che kín cả lối ra vào nào sửa đồng hồ, nào nhận dóng giày. Hai tay thợ ảnh, Giuc và Strodak, canh ty mở hiệu ảnh ở đây, xưởng khắc của Kaminski cũng ở đây…
Viện lẽ căn hộ quá chật chội vì đông người ở, hai cậu thanh niên tập sự phụ việc làm ảnh, là thợ sửa ảnh Senia Maghitson và sinh viên Blagiein, đã dựng một cái phòng tối ở dưới sân, trong một văn phòng nhỏ của kho củi. Lúc này, hai cậu hẳn đang làm việc ở đó, căn cứ vào con mắt dữ dằn của chiếc đèn hiện hình màu đỏ đang nhấp nháy yếu ớt ở cửa sổ phòng tối. Chính dưới cái cửa sổ ấy, chú chó con Tomich bị xích đã sủa ăng ẳng vang suốt cả dãy phố Eleninskaia.
"Bọn họ chui rúc ở đây cả", - bà Galudina thầm nghĩ khi đi ngang qua ngôi nhà xám. - "Một cái ổ nghèo khổ và nhớp nhúa". Nhưng lập tức bà nghĩ rằng chồng bà theo quan điểm bài Do Thái là sai. Những người kia là cái thá gì mà bảo họ có ý nghĩa quan trọng đến vận mệnh của một cường quốc. Thì cứ thử hỏi lão già Smulevich, xem tại sao lại xảy ra lắm chuyện lộn xộn, biến loạn, hẳn lão sẽ ngẩng đầu lên, nhăn mặt, như răng ra mà bảo: "Lại cái bọn Do Thái chết tiệt ấy thôi".
"Ô hay, bà nghĩ gì vậy, bà phí thời giờ nghĩ ngợi lung tung làm gì vậy? Vấn đề phải chăng ở đó? Tai hoạ đâu phải ở đó? Tai hoạ là ở các thành thị mà ra. Nước Nga đứng vững đâu phải nhờ dựa vào thành thị. Người ta để cho cái mồi học vấn nó như, đi theo đuôi dân thành thị, nhưng chẳng theo kịp. Người ta rời bờ bến của mình bên này, song lại chưa sang được bờ của người khác bên kia. Mà không chừng ngược lại cũng nên, mọi tội lỗi đều do sự dốt nát đẻ ra. Người có học nhìn thấu mọi sự, đoán trước được hết. Còn bọn mình thì khi mất đầu mới nhớ đến cái nón.
Cứ như chim chích lạc rừng. Nhưng dân có học bây giờ cũng chả sung sướng nỗi gì. Cảnh đói khát đã đẩy họ rời khỏi các thành thị. Đố ai hiểu nổi. Quỷ cũng đến chịu.
Kể ra, chính bà con dân quê như mình mới là những người biết sống. Như bà Selitvin, nhà Selaburin, Pamphin Palyk, hai anh em Nesto và Pancrat Modyk đấy. Họ có đầu óc, biết làm ăn, họ là chủ. Cơ ngơi của họ mới mọc lên bên đường cái quan, trông sướng cả mắt. Mỗi nhà có đến mười lăm mẫu đất gieo trồng, rồi ngựa, cừu bò, heo. Lúa dự trữ đủ ăn ba năm.
Nông cơ của họ thì hết chê. Có máy thu hoạch hẳn hoi. Konchak phải khúm núm, cố lôi kéo họ; các vị chỉ huy du kích cũng dụ dỗ họ vào rừng. Ở mặt trận về, ngực họ lấp lánh huân chương Thánh Gior và lập tức người ta tranh nhau mời họ làm huấn luyện viên. Có lon sĩ quan hay không, chả cần. Nếu anh thạo việc, đâu đâu cũng cần đến anh. Chả chết được.
Nhưng đã đến lúc về nhà thôi. Đàn bà con gái lang thang ngoài đường lâu như thế chả hay gì. Ở vườn nhà mình, mình muốn dạo chơi bao lâu tùy ý. Chỉ tội dạo này trong vườn lầy lội quá. Dầu sao, bà cũng đã thấy trong người dễ chịu đôi chút.
Bà Galudina về tới nhà thì dòng tư tưởng đã bị rối bung lên, chả làm sao lần ra đầu mối. Nhưng trước khi bước vào nhà trong lúc chùi giầy ở bậc thềm, bà còn kịp hình dung ra khối chuyện.
Bà nhớ đến những người cầm cân nảy mực hiện nay ở Kho datscoie. Bà biết họ khá rõ. Họ vốn là các chính trị phạm ở kinh đô bị đày tới đây: Tiverzin, Antipop, anh chàng "Cờ đen" Vdovichenko vô chính phủ, bác thợ nguội Corsenhia Besenyi người vùng này. Họ đều là những người tinh khôn. Trong đời họ, họ đã gây ra đủ chuyện rắc rối, hiện giờ họ cũng đang mưu tính chuyện gì đây, hẳn thế. Họ không thể sống yên bình. Họ đã sống suốt đời bên các cỗ máy, nên chính họ cũng trở nên tàn nhẫn, lạnh lùng như máy móc. Họ mặc áo vét cộc ngoài áo săng-đay, họ hút thuốc bằng tẩu xương, họ uống nước đun sôi để khỏi bị lây bệnh. Lão Galudin chồng bà chỉ tốn công vô ích, bọn người kia sắp khuynh đảo tất cả theo ý muốn của họ, bao giờ họ cũng hành động theo sở thích của họ.
Rồi bà nghĩ đến đời bà. Bà biết mình là một phụ nữ tuyệt diệu và độc đáo, giữ được nhan sắc, thông minh và không phải là một kẻ xấu. Song chẳng đức tính nào trong số đó được thừa nhận ở cái xó hẻo lánh này, và có lẽ ở bất cứ nơi nào khác. Và cái đoạn chủ ca của bài hát nói về mụ đàn bà Senteturikha ngớ ngẩn mà khắp miền Ngoại Ural này đều thuộc bà ngờ rằng người ta muốn ám chỉ bà. Đoạn chủ ca ấy rất khiếm nhã, bà không tiện nhắc ra đây, chỉ có thể dẫn ra mấy câu đầu mà dân thành phố này hay hát:
Mụ Senteturikha bán phéng cái xe
Cái xe telega.
Để sắm cây đàn
Cây đàn balalaica.
Bà cay đắng thở dài, bước vào nhà.
Khu chợ, nơi các xe chở hàng đến đâu, rộng như một cánh đồng lớn. Thuở xưa, những buổi chợ phiên, bà con nông dân đánh xe đến đỗ chật kín. Một đầu kia tạo thành hình cánh cung bởi các ngôi nhà nhỉ một, hai tầng, toàn là các kho hàng, các văn phòng giao dịch, cửa tiệm và xưởng thủ công.
Chỗ này, thời còn yên hàn, thường thấy lão Briukhanov ngồi chễm trệ trên một chiếc ghế, chúi mũi vào tờ báo rẻ tiền, trước một chiếc cửa sắt bốn cánh rộng thênh thang. Cái lão thô lỗ như gấu ấy, kỵ đàn bà ấy, đeo kiếng, mặc áo đuôi tôm vạt dài, buôn bán đồ da, hắc ín, bánh xe, cương ngựa, kiều mạch và cỏ khô
Chỗ kia, trong chiếc tủ kính nhỏ tối mờ, bao năm qua vẫn thấy bày mấy hộp nến cưới, vỏ hộp bằng các-tông, quấn các băng vải và tràng hoa, đã nhuốm đầy bụi. Đằng sau cái cửa sổ nhỏ kê tử kính ấy là một căn phòng hẹp trống trơn, chả có lấy một thứ đồ gỗ hay hàng hoá gì ngoài mấy cái bánh sáp lèo tèo, cái nọ chồng lên cái kia nhưng chính đây là nơi những người tâm phúc ít ai biết của một nhà triệu phú chuyên chế tạo nến, chả biết sống ở đâu, đang thực hiện các hợp đồng về mát-tít và nến trị giá hàng ngàn rúp.
Còn đây, ở giữa dãy hẽm, là cửa hàng lớn, có ba cửa sổ của gia đình Galudin. Ba lần một ngày, người ta cọ cái sàn gỗ mộc cọt kẹt bằng thứ nước trà dư mà ông Galudin và mấy người phụ việc cứ uống luôn miệng cả ngày. Cô chủ Galudina, dạo ấy còn trẻ, thích ngồi sau quầy thu tiền. Màu cô ưa thích là màu hoa cà, màu tím, màu áo lễ, đặc biệt vào những dịp lễ trọng, màu hoa tử đinh hương lúc mới hé nở, màu chiếc áo váy bằng nhung đẹp nhất của cô, màu của bộ ly uống rượu của cô.
Cô cảm thấy màu của hạnh phúc, màu của các hồi ức, màu của tử đinh hương phơn phớt sáng. Và sở dĩ cô thích ngồi bên quầy thu tiền, là vì cái bóng tối tím nhạt của gian hàng thơm mùi bột lọc, mùi đường và mùi kẹo phúc bồn tử tím sẫm để trong chiếc lọ thuỷ tinh, rất phù hợp với cái màu cô ưa thích.
Chỗ kia, ở cái góc bên cạnh kho gỗ, có một ngôi nhà hai tầng bằng ván ghép màu xám, quá cũ, bốn phía đều sụm xuống như một chiếc xe ngựa hư nát. Nhà có bốn căn, hai lối ra vào ở hai góc mặt tiền. Tầng trệt, nửa bên trái là tiệm thuốc tây là nơi ở của Smulevich, thợ may y phục phụ nữ, cùng với cái gia đình đông đúc của lão. Căn kế bên, phía trên văn phòng chưởng khế, chen chúc một lô người ở trọ mà nghề nghiệp của họ được ghi trên những tấm biển hiệu nho nhỏ che kín cả lối ra vào nào sửa đồng hồ, nào nhận dóng giày. Hai tay thợ ảnh, Giuc và Strodak, canh ty mở hiệu ảnh ở đây, xưởng khắc của Kaminski cũng ở đây…
Viện lẽ căn hộ quá chật chội vì đông người ở, hai cậu thanh niên tập sự phụ việc làm ảnh, là thợ sửa ảnh Senia Maghitson và sinh viên Blagiein, đã dựng một cái phòng tối ở dưới sân, trong một văn phòng nhỏ của kho củi. Lúc này, hai cậu hẳn đang làm việc ở đó, căn cứ vào con mắt dữ dằn của chiếc đèn hiện hình màu đỏ đang nhấp nháy yếu ớt ở cửa sổ phòng tối. Chính dưới cái cửa sổ ấy, chú chó con Tomich bị xích đã sủa ăng ẳng vang suốt cả dãy phố Eleninskaia.
"Bọn họ chui rúc ở đây cả", - bà Galudina thầm nghĩ khi đi ngang qua ngôi nhà xám. - "Một cái ổ nghèo khổ và nhớp nhúa". Nhưng lập tức bà nghĩ rằng chồng bà theo quan điểm bài Do Thái là sai. Những người kia là cái thá gì mà bảo họ có ý nghĩa quan trọng đến vận mệnh của một cường quốc. Thì cứ thử hỏi lão già Smulevich, xem tại sao lại xảy ra lắm chuyện lộn xộn, biến loạn, hẳn lão sẽ ngẩng đầu lên, nhăn mặt, như răng ra mà bảo: "Lại cái bọn Do Thái chết tiệt ấy thôi".
"Ô hay, bà nghĩ gì vậy, bà phí thời giờ nghĩ ngợi lung tung làm gì vậy? Vấn đề phải chăng ở đó? Tai hoạ đâu phải ở đó? Tai hoạ là ở các thành thị mà ra. Nước Nga đứng vững đâu phải nhờ dựa vào thành thị. Người ta để cho cái mồi học vấn nó như, đi theo đuôi dân thành thị, nhưng chẳng theo kịp. Người ta rời bờ bến của mình bên này, song lại chưa sang được bờ của người khác bên kia. Mà không chừng ngược lại cũng nên, mọi tội lỗi đều do sự dốt nát đẻ ra. Người có học nhìn thấu mọi sự, đoán trước được hết. Còn bọn mình thì khi mất đầu mới nhớ đến cái nón.
Cứ như chim chích lạc rừng. Nhưng dân có học bây giờ cũng chả sung sướng nỗi gì. Cảnh đói khát đã đẩy họ rời khỏi các thành thị. Đố ai hiểu nổi. Quỷ cũng đến chịu.
Kể ra, chính bà con dân quê như mình mới là những người biết sống. Như bà Selitvin, nhà Selaburin, Pamphin Palyk, hai anh em Nesto và Pancrat Modyk đấy. Họ có đầu óc, biết làm ăn, họ là chủ. Cơ ngơi của họ mới mọc lên bên đường cái quan, trông sướng cả mắt. Mỗi nhà có đến mười lăm mẫu đất gieo trồng, rồi ngựa, cừu bò, heo. Lúa dự trữ đủ ăn ba năm.
Nông cơ của họ thì hết chê. Có máy thu hoạch hẳn hoi. Konchak phải khúm núm, cố lôi kéo họ; các vị chỉ huy du kích cũng dụ dỗ họ vào rừng. Ở mặt trận về, ngực họ lấp lánh huân chương Thánh Gior và lập tức người ta tranh nhau mời họ làm huấn luyện viên. Có lon sĩ quan hay không, chả cần. Nếu anh thạo việc, đâu đâu cũng cần đến anh. Chả chết được.
Nhưng đã đến lúc về nhà thôi. Đàn bà con gái lang thang ngoài đường lâu như thế chả hay gì. Ở vườn nhà mình, mình muốn dạo chơi bao lâu tùy ý. Chỉ tội dạo này trong vườn lầy lội quá. Dầu sao, bà cũng đã thấy trong người dễ chịu đôi chút.
Bà Galudina về tới nhà thì dòng tư tưởng đã bị rối bung lên, chả làm sao lần ra đầu mối. Nhưng trước khi bước vào nhà trong lúc chùi giầy ở bậc thềm, bà còn kịp hình dung ra khối chuyện.
Bà nhớ đến những người cầm cân nảy mực hiện nay ở Kho datscoie. Bà biết họ khá rõ. Họ vốn là các chính trị phạm ở kinh đô bị đày tới đây: Tiverzin, Antipop, anh chàng "Cờ đen" Vdovichenko vô chính phủ, bác thợ nguội Corsenhia Besenyi người vùng này. Họ đều là những người tinh khôn. Trong đời họ, họ đã gây ra đủ chuyện rắc rối, hiện giờ họ cũng đang mưu tính chuyện gì đây, hẳn thế. Họ không thể sống yên bình. Họ đã sống suốt đời bên các cỗ máy, nên chính họ cũng trở nên tàn nhẫn, lạnh lùng như máy móc. Họ mặc áo vét cộc ngoài áo săng-đay, họ hút thuốc bằng tẩu xương, họ uống nước đun sôi để khỏi bị lây bệnh. Lão Galudin chồng bà chỉ tốn công vô ích, bọn người kia sắp khuynh đảo tất cả theo ý muốn của họ, bao giờ họ cũng hành động theo sở thích của họ.
Rồi bà nghĩ đến đời bà. Bà biết mình là một phụ nữ tuyệt diệu và độc đáo, giữ được nhan sắc, thông minh và không phải là một kẻ xấu. Song chẳng đức tính nào trong số đó được thừa nhận ở cái xó hẻo lánh này, và có lẽ ở bất cứ nơi nào khác. Và cái đoạn chủ ca của bài hát nói về mụ đàn bà Senteturikha ngớ ngẩn mà khắp miền Ngoại Ural này đều thuộc bà ngờ rằng người ta muốn ám chỉ bà. Đoạn chủ ca ấy rất khiếm nhã, bà không tiện nhắc ra đây, chỉ có thể dẫn ra mấy câu đầu mà dân thành phố này hay hát:
Mụ Senteturikha bán phéng cái xe
Cái xe telega.
Để sắm cây đàn
Cây đàn balalaica.
Bà cay đắng thở dài, bước vào nhà.
Danh sách chương