Đêm đem lại nhiều điều bất ngờ. Khi trời trở nên ấm áp một cách bất thường đối với mùa này. Mưa rơi lất phất, nhỏ nhẹ đến nỗi có cảm tưởng nó lan thành bụi nước trước khi chạm tới đất. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài. Mưa đã tạo thành các rạch nước ấm, đủ để rửa sạch tuyết khỏi cái mặt đất hiện đã trở nên đen ngòm và bóng nhẫy mồ hôi.
Những cây táo cằn cỗi đang ra nụ, như nhờ phép lạ, vắt các cành từ trong vườn qua hàng rào ra đường phố. Nước từ các cành đó rơi lộp bộp, tí tách xuống vỉa hè bằng gỗ. Cái tiếng gõ trống không hợp nhịp ấy vang lên khắp thành phố.
Chú chó con Tomich bị xích trong sân hiệu ảnh cứ sủa ăng ẳng và rên ư ử suốt đêm. Trong vườn nhà Galiudin, một con quạ có lẽ khó chịu vì tiếng chó sủa ấy, bèn kêu quàng quạc làm náo động cả thành phố.
Ở phần đất thấp của thành phố, người ta chở ba chiếc xe hàng đến cho nhà buôn Liubeznyi. Ông này không nhận, nói rằng đấy là sự nhầm lẫn, ông chẳng bao giờ đặt loại hàng này.
Mấy tay đánh xe toàn là thanh niên vạm vỡ viện cớ đã khuya, xin chủ nhà cho vào ngủ qua đêm, Liubeznyi cãi lộn với họ, đuổi họ đi, nhất quyết không chịu mở cổng. Tiếng cãi lộn của họ cũng vang khắp thành phố.
Vào giờ thứ bảy của nhà thờ, nghĩa là vào lúc một giờ sáng, từ quả chuông nặng nhất, hơi đung đưa, của tháp chuông Vozdvigien, một luồng sóng ngân dài, êm dịu, trầm lắng, tách ra và bơi đi, hoà lẫn với khí ẩm của cơn mưa. Nó bứt ra khỏi chiếc chuông, như một tảng đất bị nước lụt mùa xuân dâng lên làm lở khỏi bờ, chìm xuống sông và tan ra trong nước.
Đấy là đêm Vọng lễ Thứ năm tuần Thánh, ngày của mười hai Phúc âm. Giữa màn mưa giăng mắc như lưới, có những ánh lửa nhỏ chập chờn di động, soi mờ mờ những vầng trán, những cái mũi, những khuôn mặt đang bơi. Ấy là các giáo hữu đang đến dự buổi đọc kinh ban mai.
Mười lăm phút sau, có tiếng bước chân xa dần tư viện, gõ lộp cộp xuống lớp ván lát vỉa hè. Đó là bà Galudina, chủ tiệm tạp hoá, bỏ giờ kinh vừa mới bắt đầu, đi về nhà. Bà bước không đều, lúc như chạy, lúc dừng chân. Bà choàng chiếc khăn vuông trên đầu, mặc chiếc áo lông không cài cúc. Trong nhà thờ bí hơi, bà cảm thấy khó chịu trong người, bèn bỏ ra về, và bây giờ bà cảm thấy xấu hổ, Tiếc rằng đã không ở lại cho hết buổi lễ và đã không chịu lễ hơn một năm nay. Nhưng cái lý do chính khiến bà phiền muộn không phải chuyện đó, mà là cái lệnh động viên dán la liệt khắp nơi ngày hôm qua, theo đó, thằng con trai Teresa ngờ nghệch tội nghiệp của bà sẽ phải đăng lính. Bà đã cố gạt cái ý nghĩ khó chịu ấy ra khỏi đầu, nhưng những tờ cáo thị la liệt cứ trắng lên trong bóng tối buộc bà phải nhớ đến nó.
Chỉ còn ít bước nữa, qua góc phố, là tới nhà bà, nhưng bà cảm thấy ở ngoài trời dễ thở hơn. Bà chưa muốn trở về nhà, vào cái chốn ngột ngạt ấy làm gì vội.
Tâm trí bà rặt những ý nghĩ buồn phiền. Giả dụ bà lần lượt nói lên thành tiếng các ý nghĩ ấy, thì bà sẽ chẳng đủ chữ nghĩa và có đến sáng cũng không đủ thời gian. Còn ở đây, ở ngoài đường, các ý nghĩ phiền muộn ấy được dồn cục lại và có thể xua tan chúng đi trong vài phút, trong vài lượt đi từ cổng tư viện đến góc quảng trường và ngược lại.
Sắp tới lễ Phục sinh mà chả có mống nào ở nhà, mọi người đều tứ tán, bỏ bà ở lại một mình. Một mình thật à? Một mình hẳn thế rồi. Con bé Acxinhia thì kể làm gì. Vả lại, nó là ai? Ai biết lòng dạ nó thế nào? Có thể nó là bạn, có thể là kẻ thù, có thể là một đối thủ ngấm ngầm: Nó là di sản cuộc hôn nhân thứ nhất của chồng bà - Chồng bà bảo đó là con nuôi của ông. Con nuôi hay con ngoài giá thú? Có khi cũng chẳng phải là con nuôi con đẻ gì cũng nên. Khéo lại là bồ bịch gì không chừng! Đố ai thấu được lòng dạ bọn đàn ông? Dù sao, cũng phải nhận xét công bằng về Acxinhia. Con bé thông minh, xinh xắn, đoan trang. Nó khôn bằng mấy cái thằng ngốc Teresa và cả lão bố nuôi nó.
Vậy là sắp đến ngày lễ Thánh mà chỉ có một mình bà, những người khác đã bỏ nhà chạy nháo mỗi kẻ một nơi cả rồi.
Chồng bà, ông Galudin Vlasia, thì ngược xuôi dọc đường cái quan để diễn thuyết với đám tân binh quân dịch, hô hào bọn chúng lên đường lập chiến công. Lẽ ra, cái lão ngốc ấy ở nhà mà lo liệu cho thằng con trai thoát nỗi nguy hiểm đến tính mạng có phải hơn không!
Thằng Teresa cũng chả chịu ngồi yên ở nhà, đã bỏ trốn ngay trước dịp lễ Thánh. Nó chuồn đến nhà người bà con ở Kuteinyi để giải khuây sau khi bị đuổi khỏi trường trung học.
Suốt những năm đi học, nó đã bị ở lại lớp mấy lần chẳng sao cả, nay đang học lớp tám thì người ta không thương nó nữa, người ta đuổi thẳng cánh.
Trời ơi, sao tôi khổ thế này! Lạy Chúa! Chán đến nỗi rời rã cả chân tay. Chẳng thiết làm ăn gì nữa, chẳng thiết sống nữa! Vì sao nên nông nỗi này! Có phải tại cách mạng chăng? Không! Ôi không! Mọi cái đều do chiến tranh mà ra. Ngoài mặt trận người ta đã giết hết các trang anh tài, chỉ còn độc một bọn ăn hại thối nát thôi.
Thật khác biết bao cái thời ông cụ thân sinh ra bà còn làm thầu khoán! Ông cụ là người có học, không ham mê rượu chè, trong nhà chả thiếu thứ gì. Và rồi hai chị em bà, Polia và Olia!
Tên gọi nghe êm tai, mà nhan sắc cũng khá lắm. Bao nhiêu đốc công thợ mộc vẫn đến gặp ông cụ thân sinh của bà, anh nào cũng điển trai, mạnh khỏe, đầy hứa hẹn… Rồi cái dạo, chị em bà nảy ra sáng kiến đan loại khăn quàng bằng len sáu màu khác nhau, gọi là cho vui, chứ nhà họ có thiếu thốn gì đâu.
Không ngờ họ đan khéo đến nỗi khăn của họ nổi tiếng khắp vùng. Và hết thảy mọi chuyện thời ấy đều vui vẻ, đậm đà, ăn ý với nhau làm sao, nào các buổi lễ nhà thờ, nào các cuộc khiêu vũ nào mọi người quen biết và cung cách cư xử của họ, dù họ là những người dân chất phác, những người tiểu thị dân, gốc gác nông dân và thợ thuyền. Nước Nga bấy giờ cũng là một cô gái chưa chồng, được những người đàn ông chân chính, những người bênh vực thực sự, theo đuổi, chứ đâu có như cái đám bây giờ. Bây giờ tất cả mọi thứ đều nhạt nhẽo, buồn tẻ, chỉ thấy đám luật sư và bọn dị giáo khua môi múa mép lải nhải suốt ngày đêm. Cái lão Galudin với bạn bè lão tưởng có thể làm cho thời vàng son kia trở lại bằng rượu sâm-banh và những lời chúc mừng tốt đẹp. Nhưng làm cách nào đó mà đòi lấy lại cái tình yêu đã mất ư? Muốn được như thế, phải làm những việc long trời lở đất kia!
Những cây táo cằn cỗi đang ra nụ, như nhờ phép lạ, vắt các cành từ trong vườn qua hàng rào ra đường phố. Nước từ các cành đó rơi lộp bộp, tí tách xuống vỉa hè bằng gỗ. Cái tiếng gõ trống không hợp nhịp ấy vang lên khắp thành phố.
Chú chó con Tomich bị xích trong sân hiệu ảnh cứ sủa ăng ẳng và rên ư ử suốt đêm. Trong vườn nhà Galiudin, một con quạ có lẽ khó chịu vì tiếng chó sủa ấy, bèn kêu quàng quạc làm náo động cả thành phố.
Ở phần đất thấp của thành phố, người ta chở ba chiếc xe hàng đến cho nhà buôn Liubeznyi. Ông này không nhận, nói rằng đấy là sự nhầm lẫn, ông chẳng bao giờ đặt loại hàng này.
Mấy tay đánh xe toàn là thanh niên vạm vỡ viện cớ đã khuya, xin chủ nhà cho vào ngủ qua đêm, Liubeznyi cãi lộn với họ, đuổi họ đi, nhất quyết không chịu mở cổng. Tiếng cãi lộn của họ cũng vang khắp thành phố.
Vào giờ thứ bảy của nhà thờ, nghĩa là vào lúc một giờ sáng, từ quả chuông nặng nhất, hơi đung đưa, của tháp chuông Vozdvigien, một luồng sóng ngân dài, êm dịu, trầm lắng, tách ra và bơi đi, hoà lẫn với khí ẩm của cơn mưa. Nó bứt ra khỏi chiếc chuông, như một tảng đất bị nước lụt mùa xuân dâng lên làm lở khỏi bờ, chìm xuống sông và tan ra trong nước.
Đấy là đêm Vọng lễ Thứ năm tuần Thánh, ngày của mười hai Phúc âm. Giữa màn mưa giăng mắc như lưới, có những ánh lửa nhỏ chập chờn di động, soi mờ mờ những vầng trán, những cái mũi, những khuôn mặt đang bơi. Ấy là các giáo hữu đang đến dự buổi đọc kinh ban mai.
Mười lăm phút sau, có tiếng bước chân xa dần tư viện, gõ lộp cộp xuống lớp ván lát vỉa hè. Đó là bà Galudina, chủ tiệm tạp hoá, bỏ giờ kinh vừa mới bắt đầu, đi về nhà. Bà bước không đều, lúc như chạy, lúc dừng chân. Bà choàng chiếc khăn vuông trên đầu, mặc chiếc áo lông không cài cúc. Trong nhà thờ bí hơi, bà cảm thấy khó chịu trong người, bèn bỏ ra về, và bây giờ bà cảm thấy xấu hổ, Tiếc rằng đã không ở lại cho hết buổi lễ và đã không chịu lễ hơn một năm nay. Nhưng cái lý do chính khiến bà phiền muộn không phải chuyện đó, mà là cái lệnh động viên dán la liệt khắp nơi ngày hôm qua, theo đó, thằng con trai Teresa ngờ nghệch tội nghiệp của bà sẽ phải đăng lính. Bà đã cố gạt cái ý nghĩ khó chịu ấy ra khỏi đầu, nhưng những tờ cáo thị la liệt cứ trắng lên trong bóng tối buộc bà phải nhớ đến nó.
Chỉ còn ít bước nữa, qua góc phố, là tới nhà bà, nhưng bà cảm thấy ở ngoài trời dễ thở hơn. Bà chưa muốn trở về nhà, vào cái chốn ngột ngạt ấy làm gì vội.
Tâm trí bà rặt những ý nghĩ buồn phiền. Giả dụ bà lần lượt nói lên thành tiếng các ý nghĩ ấy, thì bà sẽ chẳng đủ chữ nghĩa và có đến sáng cũng không đủ thời gian. Còn ở đây, ở ngoài đường, các ý nghĩ phiền muộn ấy được dồn cục lại và có thể xua tan chúng đi trong vài phút, trong vài lượt đi từ cổng tư viện đến góc quảng trường và ngược lại.
Sắp tới lễ Phục sinh mà chả có mống nào ở nhà, mọi người đều tứ tán, bỏ bà ở lại một mình. Một mình thật à? Một mình hẳn thế rồi. Con bé Acxinhia thì kể làm gì. Vả lại, nó là ai? Ai biết lòng dạ nó thế nào? Có thể nó là bạn, có thể là kẻ thù, có thể là một đối thủ ngấm ngầm: Nó là di sản cuộc hôn nhân thứ nhất của chồng bà - Chồng bà bảo đó là con nuôi của ông. Con nuôi hay con ngoài giá thú? Có khi cũng chẳng phải là con nuôi con đẻ gì cũng nên. Khéo lại là bồ bịch gì không chừng! Đố ai thấu được lòng dạ bọn đàn ông? Dù sao, cũng phải nhận xét công bằng về Acxinhia. Con bé thông minh, xinh xắn, đoan trang. Nó khôn bằng mấy cái thằng ngốc Teresa và cả lão bố nuôi nó.
Vậy là sắp đến ngày lễ Thánh mà chỉ có một mình bà, những người khác đã bỏ nhà chạy nháo mỗi kẻ một nơi cả rồi.
Chồng bà, ông Galudin Vlasia, thì ngược xuôi dọc đường cái quan để diễn thuyết với đám tân binh quân dịch, hô hào bọn chúng lên đường lập chiến công. Lẽ ra, cái lão ngốc ấy ở nhà mà lo liệu cho thằng con trai thoát nỗi nguy hiểm đến tính mạng có phải hơn không!
Thằng Teresa cũng chả chịu ngồi yên ở nhà, đã bỏ trốn ngay trước dịp lễ Thánh. Nó chuồn đến nhà người bà con ở Kuteinyi để giải khuây sau khi bị đuổi khỏi trường trung học.
Suốt những năm đi học, nó đã bị ở lại lớp mấy lần chẳng sao cả, nay đang học lớp tám thì người ta không thương nó nữa, người ta đuổi thẳng cánh.
Trời ơi, sao tôi khổ thế này! Lạy Chúa! Chán đến nỗi rời rã cả chân tay. Chẳng thiết làm ăn gì nữa, chẳng thiết sống nữa! Vì sao nên nông nỗi này! Có phải tại cách mạng chăng? Không! Ôi không! Mọi cái đều do chiến tranh mà ra. Ngoài mặt trận người ta đã giết hết các trang anh tài, chỉ còn độc một bọn ăn hại thối nát thôi.
Thật khác biết bao cái thời ông cụ thân sinh ra bà còn làm thầu khoán! Ông cụ là người có học, không ham mê rượu chè, trong nhà chả thiếu thứ gì. Và rồi hai chị em bà, Polia và Olia!
Tên gọi nghe êm tai, mà nhan sắc cũng khá lắm. Bao nhiêu đốc công thợ mộc vẫn đến gặp ông cụ thân sinh của bà, anh nào cũng điển trai, mạnh khỏe, đầy hứa hẹn… Rồi cái dạo, chị em bà nảy ra sáng kiến đan loại khăn quàng bằng len sáu màu khác nhau, gọi là cho vui, chứ nhà họ có thiếu thốn gì đâu.
Không ngờ họ đan khéo đến nỗi khăn của họ nổi tiếng khắp vùng. Và hết thảy mọi chuyện thời ấy đều vui vẻ, đậm đà, ăn ý với nhau làm sao, nào các buổi lễ nhà thờ, nào các cuộc khiêu vũ nào mọi người quen biết và cung cách cư xử của họ, dù họ là những người dân chất phác, những người tiểu thị dân, gốc gác nông dân và thợ thuyền. Nước Nga bấy giờ cũng là một cô gái chưa chồng, được những người đàn ông chân chính, những người bênh vực thực sự, theo đuổi, chứ đâu có như cái đám bây giờ. Bây giờ tất cả mọi thứ đều nhạt nhẽo, buồn tẻ, chỉ thấy đám luật sư và bọn dị giáo khua môi múa mép lải nhải suốt ngày đêm. Cái lão Galudin với bạn bè lão tưởng có thể làm cho thời vàng son kia trở lại bằng rượu sâm-banh và những lời chúc mừng tốt đẹp. Nhưng làm cách nào đó mà đòi lấy lại cái tình yêu đã mất ư? Muốn được như thế, phải làm những việc long trời lở đất kia!
Danh sách chương