Hai mươi nhăm năm về trước, khi đang là sinh viên Học viện Kỹ nghệ ở Petersburg, Miculisyn đã bị đưa quản thúc ở Yuratin. Về đây được ít lâu, Miculisyn kiếm được chân quản lý cho cụ Cruyghe và cưới vợ. Thuở đó, ở đây có bốn chị em nhà Tunsev, - đông hơn trong vở kịch của Sekhov một người, - là Agripina, Evdokia, Galia và Seraphima. Dân ở đây dùng thứ tự chị em để gọi họ là cô Hai, cô Ba, cô Tư, cô út. Miculisyn đã kết hôn với cô Hai.
Sau đó ít lâu, vợ chồng Miculisyn đẻ con trai. Vì tôn thờ tư tưởng tự do, người cha ngốc ngếch ấy bèn đặt cho con một cái tên ít gặp là Leveri, nôm na là Lipca. Lipca lớn lên thành một cậu bé hết sức tinh quái, tỏ ra có những năng khiếu khác thường. Chiến tranh bùng nổ. Thằng nhỏ mới mười lăm tuổi đã sửa giấy khai sinh và trốn nhà, tình nguyện ra mặt trận. Cô Hai, mẹ cậu, vốn hay đau yếu, không chịu nổi chuyện buồn phiền ấy, đã ngã bệnh để không bao giờ ngồi dậy nữa, và đã qua đời mùa đông năm kia, ngay trước cuộc cách mạng.
Chiến tranh kết thúc, Lipa trở về. Cậu đã trở thành một người như thế nào? Thưa, một vị thiếu uý anh hùng, được gắn ba tấm huân chương, được giới thiệu rùm beng là một đại biểu bolsevich ngoài mặt trận. Bác sĩ có nghe nói đến "Anh em ở Rờ" bao giờ chưa? - Xin lỗi, chưa được nghe.
- Nếu vậy, có kể cũng chả thấy hay. Có nhìn ra cái xa kia ông cũng chả thú gì. Nó lừng danh ở diểm nào? Hiện nay thì nó nổi tiếng nhờ du kích quân. Du kích quân là gì? Lực lượng nòng cốt của cuộc nội chiến của cuộc chiến, bao gồm hai thành phần. Tổ chức chính trị nắm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng; và số binh lính xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, sau khi nước Nga bại trận, số anh em này không chịu tuân lệnh chính quyền cũ. Đó hai cái đó liên kết lại thành quân du kích. Thành phần của nó rất da dạng. Phần đông là trung nông. Nhưng bên cạnh đó cũng đủ hạng người. Nào cố nông, nào tu sĩ, nào con em kulak cầm súng chống lại cha ông họ. Nào những tên vô chính phủ có lý luận hẳn hoi, nào những gã khố rách áo ôm không có thẻ căn cước. Nào những anh chàng đần độn đã quá tuổi lấy vợ mà vẫn ế, bị đuổi khỏi trường trung học vì dốt nát và quá tuổi . Rồi cả những tù binh vốn là lính Đức, lính áo, được hứa hẹn trả lại tự do và cho về quê hương. Và một trong những đơn vị của cái quân đội nhân dân đông đảo mang tên "Anh em ở Rờ" ấy được đặt dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lennyc, hay Lipca, Liveri, con trai của Miculisyn Stapanovich Aveckia, thì cũng thế.
- Ông bảo sao?
- Bảo cái điều bác sĩ vừa nghe đó. Nhưng để tôi kể tiếp. Sau khi vợ chết, Miculisyn tục huyền. Người vợ kế tên là Elena Proslovna, một cô nữ sinh trung học đúng là vừa rời ghế nhà trường thì được đưa ra xe dâu. Vốn đã ngây thơ một cách tự nhiên, cô nàng còn cố tình làm bộ ngây thơ hơn, vốn đã trẻ, còn giả bộ trẻ hơn. Cô nàng cứ làm bộ uốn a uốn éo, ríu ra ríu rít ngây thơ hồn nhiên, ngớ nga ngớ ngẩn, nhí nha nhí nhảnh như thế. Hễ gặp ai cũng bắt đầu sát hạch người ta: "Tướng Suvorop sinh năm nào?", "Hãy kể các trường hợp đồng dạng của hình tam giác". Và nếu bắt bí hoặc nói móc được người ta, là cô nàng hoan hỉ ra mặt. Nhưng chỉ vài giờ nữa bác sĩ sẽ gặp cô nàng và sẽ biết tôi tả có đúng hay không thôi.
Ông chồng lại có những điểm yếu riêng của lão: cái píp và những câu nói theo kiểu chính thống giáo. Lẽ ra lão phải là một nhà hàng hải, hồi ở trường Kỹ nghệ, lão đã học ngành đóng tàu. Điều này vẫn còn thấy rõ qua vẻ ngoài và các thói quen của lão. Lão cạo mặt rất cẩn thận, suốt ngày cái píp không bao giờ rời miệng, lão nói qua kẽ răng một cách từ tốn, lịch sự. Hàm dưới nhô ra vì luôn luôn ngậm pip, cặp mắt xám lạnh ồ suýt nữa tôi quên mất chi hết này: Lão là đảng viên Đảng Ese, được khu bầu vào Hội nghị Lập hiến.
- Điều đó rất quan trọng. Nghĩa là, hai cha con ông ta là đối thủ chính trị, thù địch với nhau à?
- Trên danh nghĩa, hẳn thế. Còn trên thực tế, thì "Anh em ở Rờ" không đánh nhau với Varykino. Nhưng để tôi kể tiếp cho mà nghe. Ba cô em vợ trước của Miculisyn hiện vẫn ở Yuratin. Cả ba đều là gái già. Thời thế thay đổi, các cô gái cũng đổi thay.
Cô Ba, tức Evdokia, làm thủ thư của thư viện thành phố. Một cô gái xinh xắn, da ngăm ngăm, e thẹn hết chỗ nói. Động một tí, mặt cô đã thẹn đỏ như gấc. Phòng đọc sách cứ yên ắng như trong nhà mồ. Cô Ba mắc chứng sổ mũi kinh niên, khi nổi cơn thì cô hắt hơi có đến hai chục cái liền, cô xấu hổ chỉ muốn độn thổ cho rồi. Nhưng biết làm thế nào? Bệnh thần kinh mà.
Cô Tư, tức Galia, là phúc lành của bốn chị em nàng. Một cô gái cực kỳ sôi nổi, khéo chân khéo tay một cách thần tình. Cô không nề hà bất cứ việc gì. Ai cũng phải công nhận rằng Lipca, hay Lexnyc, vị chỉ huy du kích quân, giống bà dì ấy của mình. Vừa thấy cô Tư làm thợ may trong xưởng may hay xưởng làm bít-tất, thế mà thoáng một cái đã thấy cô làm thợ hớt tóc rồi. Bác sĩ có để ý trên ga xe lửa Razvilie ở chỗ bẻ ghi, có mụ đàn bà cứ dứ dứ nắm đấm và lè lưỡi doạ chúng ta không? Lúc ấy tôi nghĩ thầm: ô kìa, cô Galia lại chuyển sang bẻ ghi đường sắt rồi kìa? Nhưng có lẽ không phải cô Galia, vì Galia phải trẻ hơn nhiều.
Cô út Seraphima, là nỗi khổ tâm của gia đình. Cô này là một trí thức học rộng, uyên bác. Cô học triết, thích thơ ca. Trong mấy năm cách mạng, dưới ảnh hưởng của không khí hào hứng của các cuộc biểu tình trên đường phố và các bài diễn thuyết ở các quảng trường, cô đâm ra ương bướng, mắc cái bệnh điên mê tín ngưỡng. Mấy bà chị đi làm, nhốt cô vào trong phòng, khoá trái cửa lại, nhưng cô mở phắt cửa sổ, vọt ra đường, múa may ngoài phố, khi đám đông tự tập lại xem, thì cô rao giảng rằng Đấng cứu thế đã trở lại và ngày tận thế đã đến. Nhưng thôi, tôi ba hoa mãi, sắp tới ga rồi. Tôi xuống ga này. Bác sĩ sẽ xuống ga sau. Chuẩn bị đi là vừa.
Lúc Samdeviatov đã xuống tàu. Tonia nói:
- Em không biết anh nghĩ sao, chứ theo ý em, thì đúng là số mình rất hên mới gặp được người này. Em cảm thấy ông ta sẽ đóng một vai trò hữu ích trong cuộc sống của gia đình nhà mình.
- Rất có thể, em ạ. Nhưng anh chả vui khi người ta nhận ra em vì em giống ông em, khi người ta vẫn nhớ ông em rõ thế. Ngay như Samdeviatov vừa nghe anh nhắc đến Varykino, đã buông ra những lời cay độc: "Varykino, các nhà máy của Cruyghe. Tình cờ đồng chí có phải là bà con thân thích hay người kế nghiệp của Cruyghe không đấy?". Anh sợ rằng chúng ta chạy đến đây là để sống mai danh ẩn tích, nhưng hoá ra sẽ bị lộ liễu hơn cả ở Moskva mất thôi. Dĩ nhiên, bây giờ đã đâm lao thì phải theo lao. Song tốt nhất là không xuất đầu lộ diện, mà nên náu mình kín đáo hơn. Nhìn chung, anh có những dự cảm chẳng lành. Thôi, ta đánh thức ba và Niusa dậy, sửa soạn hành lý để còn xuống tàu là vừa.
Sau đó ít lâu, vợ chồng Miculisyn đẻ con trai. Vì tôn thờ tư tưởng tự do, người cha ngốc ngếch ấy bèn đặt cho con một cái tên ít gặp là Leveri, nôm na là Lipca. Lipca lớn lên thành một cậu bé hết sức tinh quái, tỏ ra có những năng khiếu khác thường. Chiến tranh bùng nổ. Thằng nhỏ mới mười lăm tuổi đã sửa giấy khai sinh và trốn nhà, tình nguyện ra mặt trận. Cô Hai, mẹ cậu, vốn hay đau yếu, không chịu nổi chuyện buồn phiền ấy, đã ngã bệnh để không bao giờ ngồi dậy nữa, và đã qua đời mùa đông năm kia, ngay trước cuộc cách mạng.
Chiến tranh kết thúc, Lipa trở về. Cậu đã trở thành một người như thế nào? Thưa, một vị thiếu uý anh hùng, được gắn ba tấm huân chương, được giới thiệu rùm beng là một đại biểu bolsevich ngoài mặt trận. Bác sĩ có nghe nói đến "Anh em ở Rờ" bao giờ chưa? - Xin lỗi, chưa được nghe.
- Nếu vậy, có kể cũng chả thấy hay. Có nhìn ra cái xa kia ông cũng chả thú gì. Nó lừng danh ở diểm nào? Hiện nay thì nó nổi tiếng nhờ du kích quân. Du kích quân là gì? Lực lượng nòng cốt của cuộc nội chiến của cuộc chiến, bao gồm hai thành phần. Tổ chức chính trị nắm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng; và số binh lính xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, sau khi nước Nga bại trận, số anh em này không chịu tuân lệnh chính quyền cũ. Đó hai cái đó liên kết lại thành quân du kích. Thành phần của nó rất da dạng. Phần đông là trung nông. Nhưng bên cạnh đó cũng đủ hạng người. Nào cố nông, nào tu sĩ, nào con em kulak cầm súng chống lại cha ông họ. Nào những tên vô chính phủ có lý luận hẳn hoi, nào những gã khố rách áo ôm không có thẻ căn cước. Nào những anh chàng đần độn đã quá tuổi lấy vợ mà vẫn ế, bị đuổi khỏi trường trung học vì dốt nát và quá tuổi . Rồi cả những tù binh vốn là lính Đức, lính áo, được hứa hẹn trả lại tự do và cho về quê hương. Và một trong những đơn vị của cái quân đội nhân dân đông đảo mang tên "Anh em ở Rờ" ấy được đặt dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lennyc, hay Lipca, Liveri, con trai của Miculisyn Stapanovich Aveckia, thì cũng thế.
- Ông bảo sao?
- Bảo cái điều bác sĩ vừa nghe đó. Nhưng để tôi kể tiếp. Sau khi vợ chết, Miculisyn tục huyền. Người vợ kế tên là Elena Proslovna, một cô nữ sinh trung học đúng là vừa rời ghế nhà trường thì được đưa ra xe dâu. Vốn đã ngây thơ một cách tự nhiên, cô nàng còn cố tình làm bộ ngây thơ hơn, vốn đã trẻ, còn giả bộ trẻ hơn. Cô nàng cứ làm bộ uốn a uốn éo, ríu ra ríu rít ngây thơ hồn nhiên, ngớ nga ngớ ngẩn, nhí nha nhí nhảnh như thế. Hễ gặp ai cũng bắt đầu sát hạch người ta: "Tướng Suvorop sinh năm nào?", "Hãy kể các trường hợp đồng dạng của hình tam giác". Và nếu bắt bí hoặc nói móc được người ta, là cô nàng hoan hỉ ra mặt. Nhưng chỉ vài giờ nữa bác sĩ sẽ gặp cô nàng và sẽ biết tôi tả có đúng hay không thôi.
Ông chồng lại có những điểm yếu riêng của lão: cái píp và những câu nói theo kiểu chính thống giáo. Lẽ ra lão phải là một nhà hàng hải, hồi ở trường Kỹ nghệ, lão đã học ngành đóng tàu. Điều này vẫn còn thấy rõ qua vẻ ngoài và các thói quen của lão. Lão cạo mặt rất cẩn thận, suốt ngày cái píp không bao giờ rời miệng, lão nói qua kẽ răng một cách từ tốn, lịch sự. Hàm dưới nhô ra vì luôn luôn ngậm pip, cặp mắt xám lạnh ồ suýt nữa tôi quên mất chi hết này: Lão là đảng viên Đảng Ese, được khu bầu vào Hội nghị Lập hiến.
- Điều đó rất quan trọng. Nghĩa là, hai cha con ông ta là đối thủ chính trị, thù địch với nhau à?
- Trên danh nghĩa, hẳn thế. Còn trên thực tế, thì "Anh em ở Rờ" không đánh nhau với Varykino. Nhưng để tôi kể tiếp cho mà nghe. Ba cô em vợ trước của Miculisyn hiện vẫn ở Yuratin. Cả ba đều là gái già. Thời thế thay đổi, các cô gái cũng đổi thay.
Cô Ba, tức Evdokia, làm thủ thư của thư viện thành phố. Một cô gái xinh xắn, da ngăm ngăm, e thẹn hết chỗ nói. Động một tí, mặt cô đã thẹn đỏ như gấc. Phòng đọc sách cứ yên ắng như trong nhà mồ. Cô Ba mắc chứng sổ mũi kinh niên, khi nổi cơn thì cô hắt hơi có đến hai chục cái liền, cô xấu hổ chỉ muốn độn thổ cho rồi. Nhưng biết làm thế nào? Bệnh thần kinh mà.
Cô Tư, tức Galia, là phúc lành của bốn chị em nàng. Một cô gái cực kỳ sôi nổi, khéo chân khéo tay một cách thần tình. Cô không nề hà bất cứ việc gì. Ai cũng phải công nhận rằng Lipca, hay Lexnyc, vị chỉ huy du kích quân, giống bà dì ấy của mình. Vừa thấy cô Tư làm thợ may trong xưởng may hay xưởng làm bít-tất, thế mà thoáng một cái đã thấy cô làm thợ hớt tóc rồi. Bác sĩ có để ý trên ga xe lửa Razvilie ở chỗ bẻ ghi, có mụ đàn bà cứ dứ dứ nắm đấm và lè lưỡi doạ chúng ta không? Lúc ấy tôi nghĩ thầm: ô kìa, cô Galia lại chuyển sang bẻ ghi đường sắt rồi kìa? Nhưng có lẽ không phải cô Galia, vì Galia phải trẻ hơn nhiều.
Cô út Seraphima, là nỗi khổ tâm của gia đình. Cô này là một trí thức học rộng, uyên bác. Cô học triết, thích thơ ca. Trong mấy năm cách mạng, dưới ảnh hưởng của không khí hào hứng của các cuộc biểu tình trên đường phố và các bài diễn thuyết ở các quảng trường, cô đâm ra ương bướng, mắc cái bệnh điên mê tín ngưỡng. Mấy bà chị đi làm, nhốt cô vào trong phòng, khoá trái cửa lại, nhưng cô mở phắt cửa sổ, vọt ra đường, múa may ngoài phố, khi đám đông tự tập lại xem, thì cô rao giảng rằng Đấng cứu thế đã trở lại và ngày tận thế đã đến. Nhưng thôi, tôi ba hoa mãi, sắp tới ga rồi. Tôi xuống ga này. Bác sĩ sẽ xuống ga sau. Chuẩn bị đi là vừa.
Lúc Samdeviatov đã xuống tàu. Tonia nói:
- Em không biết anh nghĩ sao, chứ theo ý em, thì đúng là số mình rất hên mới gặp được người này. Em cảm thấy ông ta sẽ đóng một vai trò hữu ích trong cuộc sống của gia đình nhà mình.
- Rất có thể, em ạ. Nhưng anh chả vui khi người ta nhận ra em vì em giống ông em, khi người ta vẫn nhớ ông em rõ thế. Ngay như Samdeviatov vừa nghe anh nhắc đến Varykino, đã buông ra những lời cay độc: "Varykino, các nhà máy của Cruyghe. Tình cờ đồng chí có phải là bà con thân thích hay người kế nghiệp của Cruyghe không đấy?". Anh sợ rằng chúng ta chạy đến đây là để sống mai danh ẩn tích, nhưng hoá ra sẽ bị lộ liễu hơn cả ở Moskva mất thôi. Dĩ nhiên, bây giờ đã đâm lao thì phải theo lao. Song tốt nhất là không xuất đầu lộ diện, mà nên náu mình kín đáo hơn. Nhìn chung, anh có những dự cảm chẳng lành. Thôi, ta đánh thức ba và Niusa dậy, sửa soạn hành lý để còn xuống tàu là vừa.
Danh sách chương