Đề thi đầy mâu thuẫn khiến khán giả không ngừng bàn tán, thậm chí những người đầy tri thức như giả kim tông sư, thánh sư cũng phải nhíu mày suy nghĩ.
Thành chủ Hồ Đại Quang quay sang hỏi thần sư Đức Cường: "Thần sư nghĩ thế nào về trò mâu thuẫn này?"
Đức Cường thần sư trí tuệ uyên bác, vuốt râu và đáp: "Rõ ràng đây là một câu đố mang tính phân loại, những thí sinh có tâm lý chủ chiến, những thí sinh truy cầu sức mạnh tấn công thường sẽ thiên về chọn mâu, còn những thí sinh muốn an toàn, thích phòng ngự thì sẽ thiên về chọn thuẫn, như vậy tất cả thí sinh sẽ chia thành hai phe đối lập. Và hai phe này có lẽ sẽ phải tranh đấu với nhau để phá vỡ thế mâu - thuẫn, nếu phe mâu thắng cũng tương đương chuyện chiếc thuẫn là giả, còn nếu phe thuẫn thắng thì tương đương chuyện chiếc mâu là giả."
"Nhưng tất nhiên cũng có ngoại lệ, Võ Phi Dương chọn cả hai, giống như ý nói cây mâu và chiếc thuẫn chính là một món duy nhất. Một thứ vừa có chức năng đâm thủng mọi thứ vừa có chức năng phòng ngự trước mọi thứ, tất nhiên nó không thể đâm vào chính nó và thứ đó vẫn có tên là Mâu thuẫn nhưng lại không hề có sự mâu thuẫn."
Hồ Đại Quang hỏi tiếp: "Vậy ngài nghĩ sao về chuyện thanh niên kia không chọn bất cứ phe nào mà trực tiếp tiến thẳng vào khu rừng?"
Thần sư Đức Cường đáp: "Có lẽ hắn nghĩ rằng, nếu chiếc mâu không đâm vào thuẫn thì sẽ không có bên nào thắng cũng không có bên nào thua. Mâu là mâu và thuẫn là thuẫn, hai thứ này sẽ vĩnh viễn tồn tại song song với nhau, và không bao giờ tranh đấu để phải tạo ra sự mâu thuẫn.
Mâu và thuẫn, tưởng chừng chỉ có một trong hai chọn lựa, nhưng lại có đến 4 chọn lựa, ta rất muốn xem mục đích và kết quả của những chọn lựa này là như thế nào."
Thần sư Đức Cường không phải đợi lâu, những nội dung hiển thị trên màn hình theo dõi bắt đầu thay đổi, trong đó có 2 ô màn hình rất lớn chiếu cảnh hai nhóm thí sinh, mỗi nhóm ở một khu vực cách xa nhau.
Đúng như thần sư Đức Cường dự đoán, hai nhóm này được phân loại theo chọn lựa giữa mâu và thuẫn. Nhóm thí sinh ở ô màn hình thứ nhất đều mang huy hiệu hình mâu, nhóm còn lại các thí sinh đều mang huy hiệu hình thuẫn.
Khu vực tập trung các thí sinh chọn mâu, không khí đang âm trầm u ám do các thí sinh phải vừa đề phòng vừa rình rậm các đối thủ xung quanh, chợt một vị trọng tài xuất hiện phá vỡ bầu không khí:
"Chào mừng các vị đến với rừng Cổ Tích, nơi tổ chức vòng hai của cuộc thi Thanh niên anh hùng chiến: Giao Hợp. Nhiệm vụ của tôi là phổ biến luật lệ của vòng hai, à, trước tiên xin lưu ý quý vị không nên đánh nhau với người mang huy hiệu có biểu tượng giống mình."
"Tại sao?"
Gã trọng tài đáp: "Vì đây là vòng hai. Dựa theo chọn lựa trong câu hỏi mâu - thuẫn, các thí sinh sẽ được chia thành hai phe đối lập, quý vị đang đứng đây chính là thành viên phe Mâu."
Một thí sinh hỏi: "Nghĩa là cùng phe không được đánh nhau?"
Trọng tài gật đầu: "Đúng vậy, đây chính là một trong những quy định của vòng hai: Thí sinh không được đánh người cùng phe dưới mọi hình thức, bất kể hành vi dù là vô ý hay ám toán, mưu hại đồng đội đều lập tức bị loại khỏi phe và trở thành Phản Tặc với huy hiệu màu đen và dấu X trên biểu tượng."
Gã trọng tài vừa nói vừa lấy ra một huy hiệu với hình dạng y hệt huy hiệu của mỗi thí sinh nhưng có màu đen và một vết khắc hình chữ X màu đỏ trên biểu tượng cây mâu, có nghĩa kẻ mang huy hiệu này là phản tặc phe Mâu, còn phản tặc phe Thuẫn sẽ có huy hiệu đen với chữ X trên biểu tượng cái Thuẫn.
Thí sinh tò mò: "Trở thành phản tặc thì có vấn đề gì?"
Trọng tài nói: "Trước tiên cần nói về cơ chế Chiến Tích. Mỗi một thành viên phe Mâu khi phá vỡ huy hiệu của một thành viên phe Thuẫn sẽ nhận được điểm chiến tích, và ngược lại khi một thành viên phe Thuẫn phá hủy huy hiệu của một thành viên phe Mâu cũng nhận được điểm chiến tích. Lượng điểm kẻ chiến thắng nhận được chính là lượng điểm mà kẻ bị đánh bại đang có."
"Làm sao để biết đối phương đang có bao nhiêu điểm chiến tích?"
"Dựa vào màu sắc của huy hiệu! Hiện tại huy hiệu của tất cả thí sinh đều trong suốt nghĩa là chỉ có 1 điểm, khi đạt 2 điểm, huy hiệu sẽ chuyển sang màu Trắng, 4 điểm là màu Lam, 6 điểm là màu Lục, 8 điểm là màu Vàng, 11 điểm là màu Đỏ. 11 là điểm tối đa và những thí sinh có huy hiệu màu Đỏ sẽ được gọi là Thống Lĩnh. Cuộc chiến sẽ kết thúc khi tất cả thí sinh còn trụ lại đều là Thống Lĩnh. Và những Thống Lĩnh này chính là những thí sinh có tư cách bước vào vòng cuối cùng của cuộc thi."
"Phản Tặc là trường hợp đặc biệt từ việc phá hủy huy hiệu của đồng đội. Kẻ trở thành Phản Tặc sẽ không thể tăng chiến tích bằng cách thông thường mà chỉ có thể tăng chiến tích bằng cách tiêu diệt một Thống Lĩnh của phe đối địch để soán ngôi. Bất cứ ai phá hủy được huy hiệu Phản Tặc sẽ nhận được lượng chiến tích mà đối phương đạt được lúc trước khi trở thành Phản Tặc cùng với 2 điểm thưởng."
"Ngoài ra còn có những trường hợp đặc biệt, một kẻ có huy hiệu không mang biểu tượng và một kẻ có huy hiệu mang biểu tượng của cả hai phe. Kẻ có huy hiệu không mang biểu tượng được gọi là Vô Diện. Khi huy hiệu của Vô Diện không có biểu tượng, kẻ phá hủy huy hiệu của hắn sẽ không nhận được chiến tích. Còn khi Vô Diện phá hủy huy hiệu của một người trong bất kỳ phe nào, huy hiệu của Vô Diện sẽ hiện ra biểu tượng của phe còn lại. Nghĩa là khi hắn loại một người phe Thuẫn, hắn sẽ trở thành người phe Mâu, và sau đó hắn vẫn có thể phá hủy huy hiệu của người phe Mâu để trở thành người phe Thuẫn. Vô Diện có thể loại người cùng phe để đổi phe mà không bị đổi màu thành Phản Tặc, nhưng nếu có kẻ loại Vô Diện khi Vô Diện đang cùng phe thì kẻ đó sẽ trở thành Phản Tặc."
Có thể chuyển đổi giữa hai phe và loại bỏ người của bất kỳ phe nào là một lợi thế không hề nhỏ, khiến các thí sinh tò mò nhìn xuống huy hiệu dưới ngực với hy vọng rằng bản thân mình chính là Vô Diện. Nhưng tất nhiên là tất cả đều thất vọng, một người lên tiếng hỏi:
"Vậy kẻ đó là ai? Tại sao hắn lại có thể trở thành Vô Diện?"
Trọng tài đáp: "Thông tin về kẻ này là bí mật, còn tại sao hắn trở thành Vô Diện ư? Là vì hắn không chạm vào Mâu, cũng không chạm vào Thuẫn mà chọn cách đi thẳng vào rừng."
"Lại còn chọn lựa như vậy sao?" Đám thí sinh phe Mâu tò mò bàn tán nhưng không có chút manh mối nào.
Trọng tài nói tiếp: "Còn trường hợp đặc biệt khác nữa là có một thí sinh chọn cả hai phe, hắn mang huy hiệu có biểu tượng cả hình Mâu và Thuẫn, kẻ này được gọi là Hai Mặt." (Vãi ngôn ngữ, Lưỡng Diện - Vô Diện thì khó hiểu, mà Hai Mặt - Không Mặt thì khó đỡ)
Các thí sinh lại thêm một lần kinh ngạc: "Kẻ này có lợi thế gì?"
Trọng tài đáp: "Cũng như Vô Diện, Hai Mặt có thể loại trừ bất cứ người nào của cả hai phe, kể cả Vô Diện. Hơn nữa..."
Có thể loại trừ cả Vô Diện, vậy mà còn "hơn nữa", chắc hẳn phải là một lợi thế khủng khiếp, các thí sinh lẫn khán giả đồng loạt nín thở chờ trọng tài nói tiếp.
"Hơn nữa, bất cứ ai cũng có thể đánh kẻ này và nhận được lượng chiến tích nhân đôi nếu phá hủy được huy hiệu của hắn."
Từ một ô màn hình nhỏ phát ra một tiếng "Đệt" rõ to.
Mặt mày Dương xanh lét sau khi nghe xong những thông tin từ trọng tài ở khu vực của hắn, trong đầu lầm bầm: "Lại chơi ta hả Google, chọn Vô Diện có phải ngon ăn không! À, hay là còn có lợi thế nào khác?"
Google đáp: "Không có."
"Không có? Vậy bảo ta chọn cả hai để làm gì?"
"Để tăng độ khó cho game."
"Đệt! Rồi giờ làm gì?"
"Trốn."
"Đệt..."
Sau khi phổ biến thêm một vài quy định lặt vặt, các trọng tài đồng loạt tuyên bố khởi tranh vòng thứ hai của cuộc thi Thanh niên anh hùng chiến, thành viên của hai phe nhanh chóng di chuyển theo nhiều hướng khác nhau để săn lùng mục tiêu trong khu rừng Cổ Tích khổng lồ.
Thành chủ Hồ Đại Quang quay sang hỏi thần sư Đức Cường: "Thần sư nghĩ thế nào về trò mâu thuẫn này?"
Đức Cường thần sư trí tuệ uyên bác, vuốt râu và đáp: "Rõ ràng đây là một câu đố mang tính phân loại, những thí sinh có tâm lý chủ chiến, những thí sinh truy cầu sức mạnh tấn công thường sẽ thiên về chọn mâu, còn những thí sinh muốn an toàn, thích phòng ngự thì sẽ thiên về chọn thuẫn, như vậy tất cả thí sinh sẽ chia thành hai phe đối lập. Và hai phe này có lẽ sẽ phải tranh đấu với nhau để phá vỡ thế mâu - thuẫn, nếu phe mâu thắng cũng tương đương chuyện chiếc thuẫn là giả, còn nếu phe thuẫn thắng thì tương đương chuyện chiếc mâu là giả."
"Nhưng tất nhiên cũng có ngoại lệ, Võ Phi Dương chọn cả hai, giống như ý nói cây mâu và chiếc thuẫn chính là một món duy nhất. Một thứ vừa có chức năng đâm thủng mọi thứ vừa có chức năng phòng ngự trước mọi thứ, tất nhiên nó không thể đâm vào chính nó và thứ đó vẫn có tên là Mâu thuẫn nhưng lại không hề có sự mâu thuẫn."
Hồ Đại Quang hỏi tiếp: "Vậy ngài nghĩ sao về chuyện thanh niên kia không chọn bất cứ phe nào mà trực tiếp tiến thẳng vào khu rừng?"
Thần sư Đức Cường đáp: "Có lẽ hắn nghĩ rằng, nếu chiếc mâu không đâm vào thuẫn thì sẽ không có bên nào thắng cũng không có bên nào thua. Mâu là mâu và thuẫn là thuẫn, hai thứ này sẽ vĩnh viễn tồn tại song song với nhau, và không bao giờ tranh đấu để phải tạo ra sự mâu thuẫn.
Mâu và thuẫn, tưởng chừng chỉ có một trong hai chọn lựa, nhưng lại có đến 4 chọn lựa, ta rất muốn xem mục đích và kết quả của những chọn lựa này là như thế nào."
Thần sư Đức Cường không phải đợi lâu, những nội dung hiển thị trên màn hình theo dõi bắt đầu thay đổi, trong đó có 2 ô màn hình rất lớn chiếu cảnh hai nhóm thí sinh, mỗi nhóm ở một khu vực cách xa nhau.
Đúng như thần sư Đức Cường dự đoán, hai nhóm này được phân loại theo chọn lựa giữa mâu và thuẫn. Nhóm thí sinh ở ô màn hình thứ nhất đều mang huy hiệu hình mâu, nhóm còn lại các thí sinh đều mang huy hiệu hình thuẫn.
Khu vực tập trung các thí sinh chọn mâu, không khí đang âm trầm u ám do các thí sinh phải vừa đề phòng vừa rình rậm các đối thủ xung quanh, chợt một vị trọng tài xuất hiện phá vỡ bầu không khí:
"Chào mừng các vị đến với rừng Cổ Tích, nơi tổ chức vòng hai của cuộc thi Thanh niên anh hùng chiến: Giao Hợp. Nhiệm vụ của tôi là phổ biến luật lệ của vòng hai, à, trước tiên xin lưu ý quý vị không nên đánh nhau với người mang huy hiệu có biểu tượng giống mình."
"Tại sao?"
Gã trọng tài đáp: "Vì đây là vòng hai. Dựa theo chọn lựa trong câu hỏi mâu - thuẫn, các thí sinh sẽ được chia thành hai phe đối lập, quý vị đang đứng đây chính là thành viên phe Mâu."
Một thí sinh hỏi: "Nghĩa là cùng phe không được đánh nhau?"
Trọng tài gật đầu: "Đúng vậy, đây chính là một trong những quy định của vòng hai: Thí sinh không được đánh người cùng phe dưới mọi hình thức, bất kể hành vi dù là vô ý hay ám toán, mưu hại đồng đội đều lập tức bị loại khỏi phe và trở thành Phản Tặc với huy hiệu màu đen và dấu X trên biểu tượng."
Gã trọng tài vừa nói vừa lấy ra một huy hiệu với hình dạng y hệt huy hiệu của mỗi thí sinh nhưng có màu đen và một vết khắc hình chữ X màu đỏ trên biểu tượng cây mâu, có nghĩa kẻ mang huy hiệu này là phản tặc phe Mâu, còn phản tặc phe Thuẫn sẽ có huy hiệu đen với chữ X trên biểu tượng cái Thuẫn.
Thí sinh tò mò: "Trở thành phản tặc thì có vấn đề gì?"
Trọng tài nói: "Trước tiên cần nói về cơ chế Chiến Tích. Mỗi một thành viên phe Mâu khi phá vỡ huy hiệu của một thành viên phe Thuẫn sẽ nhận được điểm chiến tích, và ngược lại khi một thành viên phe Thuẫn phá hủy huy hiệu của một thành viên phe Mâu cũng nhận được điểm chiến tích. Lượng điểm kẻ chiến thắng nhận được chính là lượng điểm mà kẻ bị đánh bại đang có."
"Làm sao để biết đối phương đang có bao nhiêu điểm chiến tích?"
"Dựa vào màu sắc của huy hiệu! Hiện tại huy hiệu của tất cả thí sinh đều trong suốt nghĩa là chỉ có 1 điểm, khi đạt 2 điểm, huy hiệu sẽ chuyển sang màu Trắng, 4 điểm là màu Lam, 6 điểm là màu Lục, 8 điểm là màu Vàng, 11 điểm là màu Đỏ. 11 là điểm tối đa và những thí sinh có huy hiệu màu Đỏ sẽ được gọi là Thống Lĩnh. Cuộc chiến sẽ kết thúc khi tất cả thí sinh còn trụ lại đều là Thống Lĩnh. Và những Thống Lĩnh này chính là những thí sinh có tư cách bước vào vòng cuối cùng của cuộc thi."
"Phản Tặc là trường hợp đặc biệt từ việc phá hủy huy hiệu của đồng đội. Kẻ trở thành Phản Tặc sẽ không thể tăng chiến tích bằng cách thông thường mà chỉ có thể tăng chiến tích bằng cách tiêu diệt một Thống Lĩnh của phe đối địch để soán ngôi. Bất cứ ai phá hủy được huy hiệu Phản Tặc sẽ nhận được lượng chiến tích mà đối phương đạt được lúc trước khi trở thành Phản Tặc cùng với 2 điểm thưởng."
"Ngoài ra còn có những trường hợp đặc biệt, một kẻ có huy hiệu không mang biểu tượng và một kẻ có huy hiệu mang biểu tượng của cả hai phe. Kẻ có huy hiệu không mang biểu tượng được gọi là Vô Diện. Khi huy hiệu của Vô Diện không có biểu tượng, kẻ phá hủy huy hiệu của hắn sẽ không nhận được chiến tích. Còn khi Vô Diện phá hủy huy hiệu của một người trong bất kỳ phe nào, huy hiệu của Vô Diện sẽ hiện ra biểu tượng của phe còn lại. Nghĩa là khi hắn loại một người phe Thuẫn, hắn sẽ trở thành người phe Mâu, và sau đó hắn vẫn có thể phá hủy huy hiệu của người phe Mâu để trở thành người phe Thuẫn. Vô Diện có thể loại người cùng phe để đổi phe mà không bị đổi màu thành Phản Tặc, nhưng nếu có kẻ loại Vô Diện khi Vô Diện đang cùng phe thì kẻ đó sẽ trở thành Phản Tặc."
Có thể chuyển đổi giữa hai phe và loại bỏ người của bất kỳ phe nào là một lợi thế không hề nhỏ, khiến các thí sinh tò mò nhìn xuống huy hiệu dưới ngực với hy vọng rằng bản thân mình chính là Vô Diện. Nhưng tất nhiên là tất cả đều thất vọng, một người lên tiếng hỏi:
"Vậy kẻ đó là ai? Tại sao hắn lại có thể trở thành Vô Diện?"
Trọng tài đáp: "Thông tin về kẻ này là bí mật, còn tại sao hắn trở thành Vô Diện ư? Là vì hắn không chạm vào Mâu, cũng không chạm vào Thuẫn mà chọn cách đi thẳng vào rừng."
"Lại còn chọn lựa như vậy sao?" Đám thí sinh phe Mâu tò mò bàn tán nhưng không có chút manh mối nào.
Trọng tài nói tiếp: "Còn trường hợp đặc biệt khác nữa là có một thí sinh chọn cả hai phe, hắn mang huy hiệu có biểu tượng cả hình Mâu và Thuẫn, kẻ này được gọi là Hai Mặt." (Vãi ngôn ngữ, Lưỡng Diện - Vô Diện thì khó hiểu, mà Hai Mặt - Không Mặt thì khó đỡ)
Các thí sinh lại thêm một lần kinh ngạc: "Kẻ này có lợi thế gì?"
Trọng tài đáp: "Cũng như Vô Diện, Hai Mặt có thể loại trừ bất cứ người nào của cả hai phe, kể cả Vô Diện. Hơn nữa..."
Có thể loại trừ cả Vô Diện, vậy mà còn "hơn nữa", chắc hẳn phải là một lợi thế khủng khiếp, các thí sinh lẫn khán giả đồng loạt nín thở chờ trọng tài nói tiếp.
"Hơn nữa, bất cứ ai cũng có thể đánh kẻ này và nhận được lượng chiến tích nhân đôi nếu phá hủy được huy hiệu của hắn."
Từ một ô màn hình nhỏ phát ra một tiếng "Đệt" rõ to.
Mặt mày Dương xanh lét sau khi nghe xong những thông tin từ trọng tài ở khu vực của hắn, trong đầu lầm bầm: "Lại chơi ta hả Google, chọn Vô Diện có phải ngon ăn không! À, hay là còn có lợi thế nào khác?"
Google đáp: "Không có."
"Không có? Vậy bảo ta chọn cả hai để làm gì?"
"Để tăng độ khó cho game."
"Đệt! Rồi giờ làm gì?"
"Trốn."
"Đệt..."
Sau khi phổ biến thêm một vài quy định lặt vặt, các trọng tài đồng loạt tuyên bố khởi tranh vòng thứ hai của cuộc thi Thanh niên anh hùng chiến, thành viên của hai phe nhanh chóng di chuyển theo nhiều hướng khác nhau để săn lùng mục tiêu trong khu rừng Cổ Tích khổng lồ.
Danh sách chương