Tôi chưa bao giờ phải sống cực khổ, mặc dù không tính là gia đình đại phú đại quý gì, nhưng từ bé đến lớn ăn mặc vô tư, dù là đến bây giờ, cả ngày tôi chỉ rong chơi lười nhác trông coi một hiệu sách không kiếm được tiền, nhưng vẫn còn đủ sống.
Vậy nên, nhiều khi cái “chân thực” và “khổ cực” mà tôi biết đều là đến từ những quyển sách hoặc mỏng hoặc dày, từ những câu chuyện xa xôi được người kể chuyện thuật lại trong những cuốn sách ấy.
Viên Xuân Thiên đã khiến tôi biết được trên thế giới này có quá nhiều điều u ám mà tôi không hiểu.
Tôi hình dung nó là “u ám”, mà không phải là hắc ám.
Viên Xuân Thiên ngắm ánh nến tù mù lấp lánh, nhìn tôi mà không dám tin.
Tôi nói: “Nhớ chưa? Sau này ngày 18 tháng 3 chính là sinh nhật em.”
Tôi ngồi đối diện em, nhìn khuôn mặt ánh hồng của em, giống như một quả táo vậy.
Em gật đầu: “Nhớ rồi.”
“Ước rồi thổi tắt nến.” Tôi bảo, “Có điều em không được ăn nhiều bánh ngọt, ăn nhiều là em lại thượng thổ hạ tả.”
Em thành thật gật đầu, sau đó hỏi tôi: “Ước gì ạ?”
“Ước điều mà em muốn ước.” Đúng là hơi đần, cái này mà cũng phải hỏi tôi.
Điều khiến tôi không ngờ là, em nói: “Em muốn ở lại.”
Chẳng đợi tôi ngăn cản, em đã thổi tắt nến rồi.
Tôi giơ tay cốc đầu em: “Điều ước nói ra sẽ mất linh!”
Bất ngờ là, em rất chi là đắc ý nói với tôi: “Nếu anh đồng ý thì sẽ linh.”
Ai bảo em đần nào? Em chẳng đần chút nào cả.
Đây là lần đầu tôi nhận ra, thằng nhóc Viên Xuân Thiên này thực ra có không ít “tâm nhãn”.
Cũng đúng, nếu đần thật, làm sao sống được đến ngày hôm nay?
Tôi bật đèn, mặt mày xụ ra, nhưng em nhìn tôi với vẻ mong đợi ra mặt.
“Đồng ý không?”
“Ăn bánh ngọt của em đi.”
Tôi không trả lời em, bởi vì tôi cũng không biết phải làm sao.
Dường như em hơi mất mát, nhưng khi ăn miếng bánh ngọt đầu tiên, mất mát bị ngọt ngào xua đi.
Em cười nhìn tôi, bảo: “Ngọt thật.”
“Ăn vừa thôi.” Tôi nói, “Cái thứ bơ chẳng có dinh dưỡng gì đâu.”
Em cầm dĩa nhựa, xiên miếng bánh ngọt đưa đến bên miệng tôi.
“Em tự ăn đi.”
“Anh ăn cơ.” Em bảo, “Đồ ngon, cho anh.”
Từ trước đến giờ tôi không thiếu đồ ngon, nhưng lời nói của Viên Xuân Thiên đột nhiên khiến tôi suýt thì không kìm được oà khóc.
Một cậu ngốc chưa thấy cảnh đời, lẽ nào đồ ngon không nên dành cho bản thân sao?
Đây là buổi tối đầu tiên Viên Xuân Thiên ở lại một cách danh chính ngôn thuận, tôi tìm được một tấm đệm lò xo từ trong kho ra, để em ngủ ở phòng ngoài của tiệm.
Tôi không dám để em vào phòng ngủ của tôi lần nữa, đối với một người thỉnh thoảng lại tỏ tình với tôi mà nói, tôi coi em như lang như sói.
Về chuyện này, tôi cảm thấy thận trọng là tốt, đàn ông chúng ta cũng cần phải học cách bảo vệ bản thân.
Buổi tối tắt đèn, em ở bên ngoài, tôi ở bên trong, mọi khi nằm xuống cái là ngủ ngay được, vậy mà tôi lại mất ngủ.
Vô thức nghĩ em ở bên ngoài một mình có sợ hay không?
Sau đó tôi phủ nhận, bởi bao năm nay, đáng ra em toàn ngủ bên ngoài một mình, cái “bên ngoài” đó với “bên ngoài” trong nhà tôi không cùng một khái niệm.
Tôi thốt nhiên tưởng tượng ra dáng vẻ co ro nơi đầu phố của em, mặc quần áo rách rưới gầy gò, màn trời chiếu đất, chăn bị gió lùa, giường thì cứng cộm phát sợ. Ban ngày em chậm rãi bước đi không có đích đến, ban đêm lại ngây người nhìn vũ trụ rộng lớn. Em không có khát vọng với tương lai, cũng không nhớ lại quá khứ, chẳng có gì cả, chỉ có chiếc bụng không biết khi nào mới có thể lấp đầy và một bộ quần áo ấm áp.
Nghĩ đến đó, tôi càng không ngủ được.
Đêm hôm khuya khoắt bò dậy, cầm tấm thảm lông ra ngoài, tôi đắp thêm một lớp cho thằng nhóc đã ngáy khò khò kia, chỉ sợ em bị lạnh.
Vậy nên, nhiều khi cái “chân thực” và “khổ cực” mà tôi biết đều là đến từ những quyển sách hoặc mỏng hoặc dày, từ những câu chuyện xa xôi được người kể chuyện thuật lại trong những cuốn sách ấy.
Viên Xuân Thiên đã khiến tôi biết được trên thế giới này có quá nhiều điều u ám mà tôi không hiểu.
Tôi hình dung nó là “u ám”, mà không phải là hắc ám.
Viên Xuân Thiên ngắm ánh nến tù mù lấp lánh, nhìn tôi mà không dám tin.
Tôi nói: “Nhớ chưa? Sau này ngày 18 tháng 3 chính là sinh nhật em.”
Tôi ngồi đối diện em, nhìn khuôn mặt ánh hồng của em, giống như một quả táo vậy.
Em gật đầu: “Nhớ rồi.”
“Ước rồi thổi tắt nến.” Tôi bảo, “Có điều em không được ăn nhiều bánh ngọt, ăn nhiều là em lại thượng thổ hạ tả.”
Em thành thật gật đầu, sau đó hỏi tôi: “Ước gì ạ?”
“Ước điều mà em muốn ước.” Đúng là hơi đần, cái này mà cũng phải hỏi tôi.
Điều khiến tôi không ngờ là, em nói: “Em muốn ở lại.”
Chẳng đợi tôi ngăn cản, em đã thổi tắt nến rồi.
Tôi giơ tay cốc đầu em: “Điều ước nói ra sẽ mất linh!”
Bất ngờ là, em rất chi là đắc ý nói với tôi: “Nếu anh đồng ý thì sẽ linh.”
Ai bảo em đần nào? Em chẳng đần chút nào cả.
Đây là lần đầu tôi nhận ra, thằng nhóc Viên Xuân Thiên này thực ra có không ít “tâm nhãn”.
Cũng đúng, nếu đần thật, làm sao sống được đến ngày hôm nay?
Tôi bật đèn, mặt mày xụ ra, nhưng em nhìn tôi với vẻ mong đợi ra mặt.
“Đồng ý không?”
“Ăn bánh ngọt của em đi.”
Tôi không trả lời em, bởi vì tôi cũng không biết phải làm sao.
Dường như em hơi mất mát, nhưng khi ăn miếng bánh ngọt đầu tiên, mất mát bị ngọt ngào xua đi.
Em cười nhìn tôi, bảo: “Ngọt thật.”
“Ăn vừa thôi.” Tôi nói, “Cái thứ bơ chẳng có dinh dưỡng gì đâu.”
Em cầm dĩa nhựa, xiên miếng bánh ngọt đưa đến bên miệng tôi.
“Em tự ăn đi.”
“Anh ăn cơ.” Em bảo, “Đồ ngon, cho anh.”
Từ trước đến giờ tôi không thiếu đồ ngon, nhưng lời nói của Viên Xuân Thiên đột nhiên khiến tôi suýt thì không kìm được oà khóc.
Một cậu ngốc chưa thấy cảnh đời, lẽ nào đồ ngon không nên dành cho bản thân sao?
Đây là buổi tối đầu tiên Viên Xuân Thiên ở lại một cách danh chính ngôn thuận, tôi tìm được một tấm đệm lò xo từ trong kho ra, để em ngủ ở phòng ngoài của tiệm.
Tôi không dám để em vào phòng ngủ của tôi lần nữa, đối với một người thỉnh thoảng lại tỏ tình với tôi mà nói, tôi coi em như lang như sói.
Về chuyện này, tôi cảm thấy thận trọng là tốt, đàn ông chúng ta cũng cần phải học cách bảo vệ bản thân.
Buổi tối tắt đèn, em ở bên ngoài, tôi ở bên trong, mọi khi nằm xuống cái là ngủ ngay được, vậy mà tôi lại mất ngủ.
Vô thức nghĩ em ở bên ngoài một mình có sợ hay không?
Sau đó tôi phủ nhận, bởi bao năm nay, đáng ra em toàn ngủ bên ngoài một mình, cái “bên ngoài” đó với “bên ngoài” trong nhà tôi không cùng một khái niệm.
Tôi thốt nhiên tưởng tượng ra dáng vẻ co ro nơi đầu phố của em, mặc quần áo rách rưới gầy gò, màn trời chiếu đất, chăn bị gió lùa, giường thì cứng cộm phát sợ. Ban ngày em chậm rãi bước đi không có đích đến, ban đêm lại ngây người nhìn vũ trụ rộng lớn. Em không có khát vọng với tương lai, cũng không nhớ lại quá khứ, chẳng có gì cả, chỉ có chiếc bụng không biết khi nào mới có thể lấp đầy và một bộ quần áo ấm áp.
Nghĩ đến đó, tôi càng không ngủ được.
Đêm hôm khuya khoắt bò dậy, cầm tấm thảm lông ra ngoài, tôi đắp thêm một lớp cho thằng nhóc đã ngáy khò khò kia, chỉ sợ em bị lạnh.
Danh sách chương