Đánh giá của Chu tiên sinh về vị đồng nghiệp cũ này, cũng bảo thủ quá.

Người này không những là không sợ trời sợ đất, mà phải nói là to gan lớn mật. “Luận về sự thật” không chỉ được đăng báo, mà còn rất bắt mắt, như là sợ người ta không đọc được vậy, còn cho thêm “bài phê bình” dài mấy trăm chữ vào, cứ như là nhà phê bình thực sự vậy.

Thế này, sự việc làm to ra rồi, nổi sóng nổi gió trong tỉnh. Ngày hôm sau ngay lập tức có người gọi đến phản bác bài văn, viết một bài cũng cùng vị trí như thế, dài gần 1000 từ, chẳng nề hà nói hai người họ Liễu và học Nghiêm làm xiêu vẹo sự thật, ăn nói hàm hồ. Sau đó những bài văn phản đối liên tiếp xuất hiện, dùng từ càng ngày càng nghiêm khắc, không ngừng đưa lên báo chí, nội dung nói về việc hai người phản đối phương châm lý luận của trung ương, điều đó không thể nào tha thứ được. Những bài văn sau đó, càng chỉ ra rõ ràng hai tác giả của “Luận về sự thật”, do phạm lỗi bị kỷ luật đảng chê trách, nên có ý đồ không tốt.

“Nhật báo tỉnh N” là tờ báo có uy quyền lớn nhất trong toàn tỉnh, nổi tiếng trong toàn quốc. Làm ầm ỹ lên thế này, khu Bảo Châu và huyện Hướng Dương trở nên nổi như cồn. Hai cái tên Nghiêm Ngọc Thành và Liễu Tấn Tài, ai cũng đều biết đến.

Kỳ lạ là ở chỗ, cho dù là người đứng đầu huyện hay là khu, tất thảy đều không tìm cha và Nghiêm Ngọc Thành để nói chuyện, cả công khai hay không công khai đều không thấy, tất cả mọi người, nều cẩn thận lảng trách việc này và hai người bọn họ.

Hai đương sự đứng ngồi không yên rồi.

Phát đạn đã bắn ra, xung quanh lại chẳng có động tĩnh gì, hình như mọi việc diễn ra không đúng quy luật lắm.

Vẫn thế, tìm đến Chu tiên sinh nói chuyện, tìm cách giải quyết.

Lúc gặp mặt, bác Chu đang nói chuyện bằng tiếng Nga với tôi.

Tiếng Nga âm điệu rất nặng, đọc rất khó, nhất là tên người, dài một chuỗi, gì mà “mễ nhĩ”, “nhược phu:, “tứ cơ”, như đọc đồng dao hò vè vậy, làm tôi ong cả đầu. Nói lâu hơn chút nữa, đến lưỡi cũng tê cả rồi.

Nghiêm Ngọc Thành không chịu được, liền nói: “Thầy, nhàn hạ quá”

Chu tiên sinh cười: “Hai người bây giờ mới đến, cũng coi là giỏi rồi.”

Hai người đờ người, liền lắc đầu cười đau khổ.

“Lòng tôi như lửa đốt, đâu có ổn định?”

“Mời ngồi, mời ngồi, lo lắng ít thôi”

Chu tiên sinh dù bận nhưng vẫn rất ung dung, thái độ điềm đạm như một vị đại tướng trời có sập ngay bên cạnh cũng không sợ, lại làm cho Nghiêm Ngọc Thành và cha cảm thấy bất an.

Trong lòng tôi thầm nghĩ, trừ phi Chu tiên sinh được tiết lộ thông tin nội bộ gì, chứ không tại sao lại điềm nhiên như không vậy được? Nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy không ổn, ông vẫn mang danh là “người có vai vế trong giới học thuật phản động”, làm sao lấy được thông tin nội bộ gì chứ? “Tiểu Quân, cháu rót trà cho cha và bác Nghiêm đi”

Sư mẫu bước ra ngoài, Chu tiên sinh liền gọi tôi.

“Vâng”

“Nhà ngói đơn sơ, chỉ có trà nhạt đãi khách, mọi người dùng tạm nhé!”

Chu tiên sinh càng ngày càng thư thái, đeo cái túi nhỏ lên bên mình.

Nghiêm Ngọc Thành và cha hai mắt nhìn nhau, không biết trong cái hồ lô ấy là thuốc gì.

“Thưa thầy, vị đồng nghiệp cũ của thầy ở báo tỉnh, gần đây có thông tin gì không?”

“Không”

Chu tiên sinh lắc lắc đầu.

Nghiêm Ngọc Thành kinh ngạc, vội vàng nói: “Có phải có chuyện gì không hay rồi không?”

Chu tiên sinh cười nói: “có chuyện gì xảy ra không, tôi cũng chẳng biết. Tôi chỉ biết rằng, vị đồng nghiệp cũ của tôi vẫn làm biên tập trên báo tỉnh, không thấy ai làm gì ông ta.”

Hai người, không, ba người, bao gồm cả tôi, đều thở phào nhẹ nhõm.

Sự việc đã rõ ràng rồi, người xuất bản bài văn đó, và cả người biên tập nó nữa, đều không có động tĩnh gì, thì có lẽ hai vị tác giả cũng không có vấn đề gì lớn lắm.

“Các anh đến đúng lúc lắm, tôi lại viết bài văn nữa rồi, các anh xem.”

“A?”

Cha kinh ngạc nói.

Chu tiên sinh liếc mắt nhìn cha, lộ ý không vui.

Nghiêm Ngọc Thành ngượng ngùng cười nói: “Văn thầy viết, chắc chắn rất hay rồi.”

“Rất hay thì tôi không dám. Người khác đến đánh ta, ta không thể cứ mãi như con rùa rụt cổ, trốn tránh mà không ra nghênh chiến.”

Nghiêm Ngọc Thành vỗ tay, nói: “Nói đúng lắm. Đã bắn tên ra thì làm sao rút lại được nữa. Đã làm bước thứ nhất, thì sao còn phải sợ các bước sau.”

“Tốt lắm.”

Chu tiên sinh tán thưởng, lại quay sang nói với cha: “Tấn Tài, anh vừa bước vào con đường làm quan này, đã gặp phải nhiều sóng gió thế, thật là khó cho anh. Nhưng anh phải nhớ rằng, đã bước vào cái vòng này, mà lại muốn vất bỏ nó để ra ngoài, là một điều không dễ dàng. Người làm công tác chính trị, không những phải hiểu biết và nắm vững đại cục, còn phải biết tiến thoái cho phù hợp, lúc quan trọng, còn phải có cái dũng khí một mình vươn ra đảm đương, có vậy mới làm nên chuyện lớn được.”

Mặt cha thoáng có chút đỏ, ngại ngùng nói: “Tôi hiểu rồi, đúng là nói một lời với thầy, hơn đọc sách mười năm.”

“Ha ha, nịnh nọt ít thôi, xem bài văn đi đã.”

Bài văn thứ hai Chu tiên sinh viết, có tựa đề là “Lại luận về sự thật”. Độ dài giống như bài văn trước, cũng gồm 7,8 trang giấy, khoảng 2000 chữ. Bài văn dựa vào những dư liệu chứng cứ thực tế, phản bác lại những bài văn phản đối gần đây trên báo, từng bài từng bài một. Luận cứ đầy đủ, hành văn thận trọng, đúng là một tay bút lão luyện.

“Thưa thầy, văn hay.”

Đã quyết tâm tranh đấu đến cùng, Nghiêm Ngọc Thành cũng không trốn tránh nữa.

“Đúng là văn hay.”

Cha cũng gật đầu phụ họa.

Chu tiên sinh có chút đắc ý, người này, từ trước đến giờ đều có thói quen không che đậy cả mặt tốt và mặt xấu của mình. Không biết rằng sau khi ông làm đến phó hiệu trưởng thường vụ trong trường Đảng của tỉnh ủy, có còn như thế này hay không. Cũng có thể chỉ trước mặt người ông tin tưởng ông mới tỏ ra như thế, còn khi đặt mình vào một vị thế cao hơn, ông tự mình biết kiềm chế.

“Lại luận về sự thật”phát hành đúng thời hạn, nhưng không có thêm bài bình luận của người biên tập. Có lẽ “Luận về sự thật” đã thu hút được quá nhiều sự chú ý rồi, giờ đây Nghiêm Ngọc Thành và Liễu Tuấn Tài đã trở thành hai người nổi tiếng trong tỉnh N, cũng chẳng cần phải giới thiệu ầm ỹ làm gì nữa.

Nỗi thấp thỏm của cha và Nghiêm Ngọc Thành mới vơi đi một nửa.

Tạm thời chưa nói sự chấn dộng do bài văn thứ hai mang lại như thế nào, báo tỉnh có thể xuất bản ra, đã chứng minh được sự đồng tình của người đọc với bài văn.

Thấy hai cán bộ cơ sở đang chịu phạt này vẫn còn chưa chịu dừng lại, giới lý luận tỉnh N càng náo nhiệt hơn. Một loạt các bài văn phản bác xuất hiện, không chen chân được lên mặt báo tỉnh, đành phải đăng lên báo Đảng của khu, có một số tờ nguyệt san còn cho ra số đặc biệt nữa chứ.

Huyện Hướng Dương cuối cùng cũng có sự can thiệp, dù phản ứng này rất thận trọng dè dặt.

Người trực tiếp bị chỉ thị ra mặt là chủ nhiệm ủy ban Cách mạng Đảng xã Hồng Kỳ, Trương Mộc Lâm.

Chủ nhiệm Trương tìm đến gặp cha, không nói gì mà chỉ nhoẻn miệng cười.

“Tấn Tài, anh đang bận à?”

Cha lúc ấy đang cắm cúi tìm sổ sách kế toán ở phòng làm việc, tôi thì trên một chiếc ghế ở góc phòng đọc “chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử”.

Đã muốn bước chân vào cửa quan thì phải làm cho cha thành quan trước đã. Trong một quãng thời gian sau này, lý luận cán bộ có vững chắc hay không, cũng không thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tiến bộ trong con đường hoạn lộ của cha. Cho dù cha không chắc đã cần tôi giúp, nhưng phận làm con, cố gắng giúp cha cũng không phải là chuyện xấu, trong lúc nào ấy có khi lại có ích.

“Chủ nhiệm Trương, mời ngồi mời ngồi.”

Cha vội vàng đứng dậy, nhường chỗ cho Trương Mộc Lâm rồi đi rót trà.

Đây cũng là vấn đề thể diện, một lẽ là Trương Mộc Lâm là người cao hơn, hơn nữa tính cha hiếu khách. Hơn nữa Trương Mộc Lâm lại là người thực thà, hai người cũng chẳng có gì phải nề hà hả.

Trương Mộc Lâm liếc nhìn tôi, rồi cũng chẳng thèm để ý nữa.

Tôi mới mấy tuổi, vì thế người khác không phải đề phòng.

Tôi đoán ông ta tìm cha để nói về chuyện bài văn trên báo tỉnh, nhưng tôi không biết một người thực thà như ông ta sẽ mở miệng bằng cách nào.

“Chủ nhiệm Trương, ông có gì chỉ giáo?”

Cha cười tít mắt, ngồi trước mặt Trương Mộc Lâm, đưa cho ông ta một điếu “Chim bồ câu”

“Ối chà, Tấn Tài, anh đừng đùa tôi chứ, tôi…tôi có gì dám chỉ giáo anh?”

Trương Mộc Lâm tỏ vẻ ngại ngùng.

Ôi, người thật thà đúng là người thật thà, rõ ràng chức cao hơn cha, nhưng trước mặt cha, vẫn kính trọng thế. Có lẽ do trong lòng ông ta, cha đã là nhân vật quan trọng trong toàn huyện, không thể lấy cấp bậc mà chèn ép được.

Cha hiểu tâm tư chả Trương Mộc Lâm, bỗng cảm thấy có phần xấu hổ. Dù sao đây cũng là công lao của bác Chu.

“Chủ nhiệm Trương, tính tôi anh cũng biết rồi đấy, có chuyện gì anh cứ nói thẳng ra.”

“A, không…Không có gì, tôi chỉ là muốn đến tìm anh nói chuyện phiếm thôi…. Ừ, Tấn Tài à, bài văn mà anh….và chủ nhiệm Nghiêm đăng trên báo tỉnh ấy,ừ….cái này, sao lại làm như thế?”

Tôi cố gắng nhịn cười, thầm lắc đầu.

Ông chủ nhiệm Trương này, đúng là mở miệng chẳng ra sao cả.

“Cũng chẳng có ý gì đâu, tôi chỉ nói những điều tôi nghĩ thôi. Nghĩ đến chuyện gì liền viết ra. Chủ nhiệm Trương, anh thấy thế nào?”

Ôi, cha à, đừng có ức hiếp người thực thà như vậy chứ. Cha không để cho người ta đường thoát thân hay sao?

Tôi thầm khinh thường cha một chút!

“A, không tồi đâu, viết hay lắm….không phải không phải, tôi không phải ý đấy….ý tôi là, phong cách viết rất hay…”

Trương Mộc Lâm quả nhiên trúng kế, vừa mở miệng tán dương một câu, liền thấy không đúng lắm, thế này chẳng phải bản thân minh khen ngợi ý kiến của Liễu Tấn Tài hay sao? Đây không phải chuyện đùa, vì thế liền phủ nhận ngay, nhất thời luống cuống cả lên.

Cha nhịn cười, an ủi nói: “Chủ nhiệm Trương, anh không phải căng thẳng, chỉ là tán gẫu bình thường thôi, dù sao cũng chẳng có người ngoài. Anh yên tâm đi, tôi tôi sẽ không nói với ai, người khác không biết được đâu..”

“Đúng vậy đúng vậy, chỉ là tán gẫu thôi, tán gẫu thôi…”

Trương Mộc Lâm toát mồ hôi trán, giơ tay ra lau.

Tôi thầm buồn cho ông ta. Người ta đã dám đưa cả bài lên báo, bản thân ông có nói vài câu thì đã sao? Có đáng phải căng thẳng thế này không? Làm quan thế này, thật là…..chán chết đi được!”

Cha lại cảnh giác hơn tôi, liền hỏi: “Chủ nhiệm Trương, có phải cấp trên có ý kiến gì về bài văn của tôi không?”

Trương Mộc Lâm cũng cảm thấy mình thất thế, liền hít một hơi thuốc thật dài, trấn tĩnh lại, nói: “Tấn Tài, chúng ta cũng được coi là đồng nghiệp cũ, tôi có gì nói nấy nhé, nếu tôi có nói gì sai,mong anh đừng trách.”

“Trương chủ nhiệm, anh yên tâm”

Cha trịnh trọng gật đầu.

“Tấn Tài, cấp trên có người muốn tôi hỏi anh, vì sao lại viết bài văn này, lại còn đăng lên báo tỉnh nữa?”

Tôi bất giác cũng trở nên đề phòng.

Có thể là Trương Mộc Lâm thành thực, cũng có thể là không dám làm mình dính dáng vào chuyện này, vì thế mượn cớ cấp trên. Chủ nhiệm xã dù không lớn lắm, nhưng với tính cách thận trọng của Trương Mộc Lâm, người đứng đằng sau giật dây, cái gọi là “cấp trên” ấy, có lẽ không đơn giản. Không chừng là Thôi Tú Hòa hoặc Vương Bổn Thanh cũng nên.

Cha không vội trả lời, mà hút thuốc, ngẫm nghĩ, rồi mới nói: “Chủ nhiệm Trương, tôi không biết ai bảo anh đến, và tôi cũng không muốn biết. Nhờ anh chuyển lời với người ấy, tôi là Đảng viên, có quyền phát biểu ý kiến của mình.”

Cha à, đáng lẽ phải là công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến chứ. Trong hiến pháp cũng đã nói rõ ràng rồi, trình độ lý luận của cha còn phải tôi rèn nhiều lắm.

Tôi thầm sửa lỗi sai cho cha.

Trương Mộc Lâm gật đầu, đứng dậy.

Có lẽ cấp trên cũng chẳng sai ông làm việc gì hơn, chỉ bảo ông đến thám thính xem sao, Trương Mộc Lâm chỉ cần câu nói ấy của cha là đủ rồi. Bước vài bước, ông lại thấy hình như mình đi thế này không đúng lắm, liền quay đầu lại, muốn nói điều gì.

Cha cười vẫy vẫy tay, Trương Mộc Lâm cũng cười, cuối cùng chẳng ai nói nên lời.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện