Ở trong phòng khách, Miyamoto lo lắng đi tới đi lui. Cái phòng khách này ở Phụng Nguyên cũng xem không phải hạng xoàng, nhưng nếu như ở Nhật Bản thì cũng chỉ gọi là đơn sơ mà thôi. Nhưng Miyamoto bây giờ không còn tâm trạng nào để chú ý đến điều đó nữa.
Là một tạp chí mới được thành lập không lâu, tất nhiên địa vị của Thiếu niên nguyệt san ở Nhật Bản vẫn chưa được đánh giá cao. Nhưng ông chủ của công ty Enix ở Nhật lại là một tên tuổi lớn, đó chính là công ty đã sản xuất ra trò chơi Dấu ấn rồng thiêng. Được thành lập vào năm 1975, Enix vốn là một công ty chuyên về bất động sản và máy ảnh, đến năm 1982 mới bắt đầu tham gia sản xuất trò chơi điện tử. Đến cuối năm 1985, dưới sự tác động của kịch gia Yuji Horii công ty Enix đã ký hợp đồng với Nintendo lúc đó vốn là một công ty rất mạnh ở Nhật. Sản phẩm trò chơi Dấu ấn rồng thiêng của Enix đã đạt được thành công rất lớn, hình thức trò chơi mô phỏng theo trò chơi của Âu Mỹ về thể loại đấu súng. Từ đó về sau, khó ai có thể tưởng tượng được, thời gian lên kịch bản và sản xuất một triệu năm trăm bản trò chơi Dấu ấn rồng thiêng chỉ mất có năm tháng; và những người làm ra trò chơi này như Koichi Nakamura hay anh em nhà Takahashi sau này được xem là một trong hai mươi người giàu nhất trong ngành công nghiệp. Ngoài ra Yuji Horii còn mời họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Akira Toiriyama thiết kế hình tượng nhân vật cho Dấu ấn rồng thiêng và đăng trên tạp chí Tuần san thiếu niên. Trên thực tế, Tuần san thiếu niên với bảy mươi nghìn bản in đã có đóng góp rất lớn cho thành công của Dấu ấn rồng thiêng.
Thành tích tiêu thụ một triệu bản đối với công ty vừa bước chân vào ngành trò chơi video game như Enix mà nói thì đúng như là câu chuyện nghìn lẻ một đêm, so với lượng tiêu thụ tám trăm nghìn bản của trò chơi Morita Shogi trước đây thì đây đúng là một thành tích đáng tự hào. Thấy việc kinh doanh làm ăn phát đạt như vậy, giám đốc công ty cùng nhân viên không ngừng cô gắng hoàn thành sản phẩm Dấu ấn rồng thiêng-chư thần chi ác linh để tung ra thị trường ngày 26 tháng một năm sau đó. Lúc đó việc người dân Nhật Bản xếp hàng suốt đêm để chờ mua sản phẩm đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong xã hội. Với lượng tiêu thụ khả quan là hai triệu bốn trăm nghìn bản trò chơi, công ty Nintendo cũng phải thay đổi cách nhìn về Enix. Không đợi đến lúc hết hợp đồng, họ đã tự động nâng mức ưu đãi dành cho Enix trong hợp đồng lên ngang tầm với các công ty lâu đời trong nghành như MCO.
Qua hai thành công ấy, công ty Enix rất có niềm tin với loại hình kinh doanh trò chơi video game của Nitendo, họ liền quyết định đưa loại ngành ngề này vào danh mục những ngành ngề kinh doanh chủ yếu của công ty.
Và việc thành lập Thiếu niên nguyệt san là do lãnh đạo công ty đã thấy được tác dụng to lớn của nguyệt san này đối với việc quảng bá trò chơi Dấu ấn rồng thiêng, họ cũng thấy được nguồn lợi nhuận vô giá của việc chuyển thể những tác phẩm truyện tranh sang hình thức trò chơi video game. Vì vậy việc nắm trong tay một tạp chí của riêng mình sau này sẽ rất có lợi cho việc phát triển công ty. Chính vì thế, cuối năm 1987 Thiếu niên nguyệt san ra đời.
Mặc dù thành lập được tạp chí, nhưng để mua được các tác phẩm của những tác gia truyện tranh xuất sắc không phải là một điều dễ dàng. Những tác giả trẻ thì chỉ thích nhắm đến những tạp chí lâu đời nổi tiếng, cộng với sự chèn ép của các tạp chí nổi tiếng nên thành tích của Thiếu niên nguyệt san mấy tháng gần đây không được tốt cho lắm. Cũng may bọn họ là nguyệt san, nên đến nay cũng chỉ mới xuất bản bốn số, vấn đề mất cân đối giữa thu và chi còn chưa thể hiện rõ. Vấn đề tìm kiếm những tác phẩm ưu tú luôn là vấn đề cấp bách của cả tạp chí.
Ngay hồi cuối tháng hai, khi một nhân viên của tạp chí đến Hoa Hạ tham gia một buổi triển lãm sách, đã báo về một thông tin, ở kinh thành xuất hiện một cuốn truyện tranh rất khá và anh ta đã sao chép lại một số chương gửi về tạp chí. Dù chỉ là một số chương đầu, nhưng tình tiết rất sinh động, hình tượng bốn nhân vật chính rất phong phú, với nhân vật chính là người lai giữa Hoa Hạ và Nhật Bản được sự trợ giúp của Gia Cát và những người bạn tiêu diệt những con yêu quái tác oai tác quái dưới trần gian.
Những sự tích như thế này, ở Nhật Bản tương đối được ưa thích. Miyamoto trầm trồ khen ngợi, chỉ có điều gặp một số rắc rối với mấy người trong tạp chí, họ cho rằng vì tác giả là người Hoa Hạ nên việc xuất bản sẽ có một số ảnh hưởng, khó mà có thể có được sự đón nhận của người Nhật. Vì vậy chuyện này tạm thời bị trì hoãn. Nhưng gần đây, họ lại nghe tin bên Tuần san thiếu niên cũng đang để ý đến cuốn truyện này và cũng có ý phái người đến hoa Hạ để mua bản quyền. Tất cả những ý kiến phản đối trước đó đã không còn, giờ việc mọi người quan tâm nhất chính là làm sao để ký được hợp đồng với tác giả trước Tuần san thiếu niên. Và trọng trách này được giao cho Miyamoto.
Mặc dù đã đến Hoa Hạ và cũng đã liên lạc với tác giả cuốn truyện. Nhưng Myamamoto cũng mới nghe được một tin chẳng tốt lành gì, người của Tuần san thiếu niên cũng đã đến Thủ đô, và trong sáng mai hoặc muộn nhất là ngày kia người đó sẽ đến Phụng Nguyên.
Đối mặt với một tạp chí xuất bản truyện tranh lâu đời, phải dùng cách gì để thuyết phục tác giả lựa chọn tạp chí của mình đây? Cùng lúc đó, Phương Minh Viễn và Phương Bân cũng đã đến nhà chú hai của hắn ở Phụng Nguyên. Có sự ủng hộ của nhà họ Phương, Phương Nhai đã có một chỗ đứng vững chắc ở Phụng Nguyên, còn mua được một ngôi nhà nhỏ nằm cách ủy ban nhân dân Phụng Nguyên chẳng mấy bước chân. Ngôi nhà mặc dù không to lắm chỉ có bảy phòng, có phòng vệ sinh kiểu cũ, đến mùa hè không được thoải mái cho lắm, nhưng Phương Nhai đã cảm thấy rất hài lòng rồi.
Lúc đó Tô Ái Quân đã ở đó đợi Phương Minh Viễn được hai tiếng đồng hồ. Tô Ái Quân bây giờ cũng đã là một chủ nhiệm khoa của đại học giao thông Phụng Nguyên, anh ta mới kết hôn năm ngoái, vợ anh ta cũng là một giáo viên của trường đại học giao thông. Đối với cuộc hôn nhân này ông Tô có vẻ không hài lòng lắm nhưng cuối cùng vẫn gật đầu chấp thuận.
- Tên tiểu tử này, im ỉm vậy mà cũng làm ra được một khoản lớn như vậy!
Tô Ái Quân vỗ vai Phương Minh Viễn vừa cười vừa nói. Tên nhóc này sau bốn năm đã khá lớn rồi, đã có chút ra dáng người lớn.
- Hả?
Phương Minh Viễn không thể tin vào mắt mình khi nhìn vào tài liệu mà Tô Ái Quân đưa cho. Khỏi cần nói, ở kiếp trước Phương Minh Viễn đối với Tuần san Thiếu niên, một tạp chí nổi tiếng và lâu đời về truyện tranh đã không còn xa lạ gì. Những tác phẩm họ xuất bản có không ít tác phẩm sau này trở thành kinh điển như Thợ săn thành phố, Lãng khách kiếm tâm, Cao thủ úp rổ… vốn dĩ cuốn U du bạch thư cũng là của nhà xuất bản này. Với địa vị của họ trong giới xuất bản tryện tranh ở Nhật, thì việc bán quyển U du bạch thư sẽ như suôn sẻ như nước sông đổ về biển.
Nhưng nhà xuất bản kia cũng không phải hạng xoàng, công ty với cái tên Enix đã làm ra trò chơi Final Fantasy và sau này xác nhập thành công ty sản xuất trò chơi Square Enix cũng không còn lạ lẫm với Phương Minh Viễn. Hơn nữa, địa vị của thiếu niên nguyệt san ở thời kỳ sau này trong giới truyện tranh Nhật Bản cũng không thể xem thường, chỉ có điều những tác phẩm của công ty này đều nghiêng về trò chơi điện tử. Nhưng theo Phương Minh Viễn còn nhớ thì thiếu niên nguyệt san chỉ mới được thành lập vào khoảng đầu những năm chín mươi. Xem ra lịch sử lại thay đổi chút ít rồi.
- Về hai nhà xuất bản này chú đã giúp cháu hỏi thăm rồi, tất cả tài liệu đều nằm ở đây. Cá nhân chú cảm thấy ảnh hưởng của Tuần san thiếu niên ở Nhật Bản có vẻ lớn hơn.
Tô Ái Quân chỉ vào đống tài liệu và nói:
- Nhưng biên kịch của họ giờ mới tới thủ đô, chắc phải ngày mai mới có thể đến đây được, còn người của Thiếu niên nguyệt san đã đến đây rồi, chú đã sắp xếp nơi ở cho ông ta. Ông ta tên là Miyamoto, có cần chú sắp xếp cho cháu gặp ông ta vào chiều nay không?
Là một tạp chí mới được thành lập không lâu, tất nhiên địa vị của Thiếu niên nguyệt san ở Nhật Bản vẫn chưa được đánh giá cao. Nhưng ông chủ của công ty Enix ở Nhật lại là một tên tuổi lớn, đó chính là công ty đã sản xuất ra trò chơi Dấu ấn rồng thiêng. Được thành lập vào năm 1975, Enix vốn là một công ty chuyên về bất động sản và máy ảnh, đến năm 1982 mới bắt đầu tham gia sản xuất trò chơi điện tử. Đến cuối năm 1985, dưới sự tác động của kịch gia Yuji Horii công ty Enix đã ký hợp đồng với Nintendo lúc đó vốn là một công ty rất mạnh ở Nhật. Sản phẩm trò chơi Dấu ấn rồng thiêng của Enix đã đạt được thành công rất lớn, hình thức trò chơi mô phỏng theo trò chơi của Âu Mỹ về thể loại đấu súng. Từ đó về sau, khó ai có thể tưởng tượng được, thời gian lên kịch bản và sản xuất một triệu năm trăm bản trò chơi Dấu ấn rồng thiêng chỉ mất có năm tháng; và những người làm ra trò chơi này như Koichi Nakamura hay anh em nhà Takahashi sau này được xem là một trong hai mươi người giàu nhất trong ngành công nghiệp. Ngoài ra Yuji Horii còn mời họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Akira Toiriyama thiết kế hình tượng nhân vật cho Dấu ấn rồng thiêng và đăng trên tạp chí Tuần san thiếu niên. Trên thực tế, Tuần san thiếu niên với bảy mươi nghìn bản in đã có đóng góp rất lớn cho thành công của Dấu ấn rồng thiêng.
Thành tích tiêu thụ một triệu bản đối với công ty vừa bước chân vào ngành trò chơi video game như Enix mà nói thì đúng như là câu chuyện nghìn lẻ một đêm, so với lượng tiêu thụ tám trăm nghìn bản của trò chơi Morita Shogi trước đây thì đây đúng là một thành tích đáng tự hào. Thấy việc kinh doanh làm ăn phát đạt như vậy, giám đốc công ty cùng nhân viên không ngừng cô gắng hoàn thành sản phẩm Dấu ấn rồng thiêng-chư thần chi ác linh để tung ra thị trường ngày 26 tháng một năm sau đó. Lúc đó việc người dân Nhật Bản xếp hàng suốt đêm để chờ mua sản phẩm đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong xã hội. Với lượng tiêu thụ khả quan là hai triệu bốn trăm nghìn bản trò chơi, công ty Nintendo cũng phải thay đổi cách nhìn về Enix. Không đợi đến lúc hết hợp đồng, họ đã tự động nâng mức ưu đãi dành cho Enix trong hợp đồng lên ngang tầm với các công ty lâu đời trong nghành như MCO.
Qua hai thành công ấy, công ty Enix rất có niềm tin với loại hình kinh doanh trò chơi video game của Nitendo, họ liền quyết định đưa loại ngành ngề này vào danh mục những ngành ngề kinh doanh chủ yếu của công ty.
Và việc thành lập Thiếu niên nguyệt san là do lãnh đạo công ty đã thấy được tác dụng to lớn của nguyệt san này đối với việc quảng bá trò chơi Dấu ấn rồng thiêng, họ cũng thấy được nguồn lợi nhuận vô giá của việc chuyển thể những tác phẩm truyện tranh sang hình thức trò chơi video game. Vì vậy việc nắm trong tay một tạp chí của riêng mình sau này sẽ rất có lợi cho việc phát triển công ty. Chính vì thế, cuối năm 1987 Thiếu niên nguyệt san ra đời.
Mặc dù thành lập được tạp chí, nhưng để mua được các tác phẩm của những tác gia truyện tranh xuất sắc không phải là một điều dễ dàng. Những tác giả trẻ thì chỉ thích nhắm đến những tạp chí lâu đời nổi tiếng, cộng với sự chèn ép của các tạp chí nổi tiếng nên thành tích của Thiếu niên nguyệt san mấy tháng gần đây không được tốt cho lắm. Cũng may bọn họ là nguyệt san, nên đến nay cũng chỉ mới xuất bản bốn số, vấn đề mất cân đối giữa thu và chi còn chưa thể hiện rõ. Vấn đề tìm kiếm những tác phẩm ưu tú luôn là vấn đề cấp bách của cả tạp chí.
Ngay hồi cuối tháng hai, khi một nhân viên của tạp chí đến Hoa Hạ tham gia một buổi triển lãm sách, đã báo về một thông tin, ở kinh thành xuất hiện một cuốn truyện tranh rất khá và anh ta đã sao chép lại một số chương gửi về tạp chí. Dù chỉ là một số chương đầu, nhưng tình tiết rất sinh động, hình tượng bốn nhân vật chính rất phong phú, với nhân vật chính là người lai giữa Hoa Hạ và Nhật Bản được sự trợ giúp của Gia Cát và những người bạn tiêu diệt những con yêu quái tác oai tác quái dưới trần gian.
Những sự tích như thế này, ở Nhật Bản tương đối được ưa thích. Miyamoto trầm trồ khen ngợi, chỉ có điều gặp một số rắc rối với mấy người trong tạp chí, họ cho rằng vì tác giả là người Hoa Hạ nên việc xuất bản sẽ có một số ảnh hưởng, khó mà có thể có được sự đón nhận của người Nhật. Vì vậy chuyện này tạm thời bị trì hoãn. Nhưng gần đây, họ lại nghe tin bên Tuần san thiếu niên cũng đang để ý đến cuốn truyện này và cũng có ý phái người đến hoa Hạ để mua bản quyền. Tất cả những ý kiến phản đối trước đó đã không còn, giờ việc mọi người quan tâm nhất chính là làm sao để ký được hợp đồng với tác giả trước Tuần san thiếu niên. Và trọng trách này được giao cho Miyamoto.
Mặc dù đã đến Hoa Hạ và cũng đã liên lạc với tác giả cuốn truyện. Nhưng Myamamoto cũng mới nghe được một tin chẳng tốt lành gì, người của Tuần san thiếu niên cũng đã đến Thủ đô, và trong sáng mai hoặc muộn nhất là ngày kia người đó sẽ đến Phụng Nguyên.
Đối mặt với một tạp chí xuất bản truyện tranh lâu đời, phải dùng cách gì để thuyết phục tác giả lựa chọn tạp chí của mình đây? Cùng lúc đó, Phương Minh Viễn và Phương Bân cũng đã đến nhà chú hai của hắn ở Phụng Nguyên. Có sự ủng hộ của nhà họ Phương, Phương Nhai đã có một chỗ đứng vững chắc ở Phụng Nguyên, còn mua được một ngôi nhà nhỏ nằm cách ủy ban nhân dân Phụng Nguyên chẳng mấy bước chân. Ngôi nhà mặc dù không to lắm chỉ có bảy phòng, có phòng vệ sinh kiểu cũ, đến mùa hè không được thoải mái cho lắm, nhưng Phương Nhai đã cảm thấy rất hài lòng rồi.
Lúc đó Tô Ái Quân đã ở đó đợi Phương Minh Viễn được hai tiếng đồng hồ. Tô Ái Quân bây giờ cũng đã là một chủ nhiệm khoa của đại học giao thông Phụng Nguyên, anh ta mới kết hôn năm ngoái, vợ anh ta cũng là một giáo viên của trường đại học giao thông. Đối với cuộc hôn nhân này ông Tô có vẻ không hài lòng lắm nhưng cuối cùng vẫn gật đầu chấp thuận.
- Tên tiểu tử này, im ỉm vậy mà cũng làm ra được một khoản lớn như vậy!
Tô Ái Quân vỗ vai Phương Minh Viễn vừa cười vừa nói. Tên nhóc này sau bốn năm đã khá lớn rồi, đã có chút ra dáng người lớn.
- Hả?
Phương Minh Viễn không thể tin vào mắt mình khi nhìn vào tài liệu mà Tô Ái Quân đưa cho. Khỏi cần nói, ở kiếp trước Phương Minh Viễn đối với Tuần san Thiếu niên, một tạp chí nổi tiếng và lâu đời về truyện tranh đã không còn xa lạ gì. Những tác phẩm họ xuất bản có không ít tác phẩm sau này trở thành kinh điển như Thợ săn thành phố, Lãng khách kiếm tâm, Cao thủ úp rổ… vốn dĩ cuốn U du bạch thư cũng là của nhà xuất bản này. Với địa vị của họ trong giới xuất bản tryện tranh ở Nhật, thì việc bán quyển U du bạch thư sẽ như suôn sẻ như nước sông đổ về biển.
Nhưng nhà xuất bản kia cũng không phải hạng xoàng, công ty với cái tên Enix đã làm ra trò chơi Final Fantasy và sau này xác nhập thành công ty sản xuất trò chơi Square Enix cũng không còn lạ lẫm với Phương Minh Viễn. Hơn nữa, địa vị của thiếu niên nguyệt san ở thời kỳ sau này trong giới truyện tranh Nhật Bản cũng không thể xem thường, chỉ có điều những tác phẩm của công ty này đều nghiêng về trò chơi điện tử. Nhưng theo Phương Minh Viễn còn nhớ thì thiếu niên nguyệt san chỉ mới được thành lập vào khoảng đầu những năm chín mươi. Xem ra lịch sử lại thay đổi chút ít rồi.
- Về hai nhà xuất bản này chú đã giúp cháu hỏi thăm rồi, tất cả tài liệu đều nằm ở đây. Cá nhân chú cảm thấy ảnh hưởng của Tuần san thiếu niên ở Nhật Bản có vẻ lớn hơn.
Tô Ái Quân chỉ vào đống tài liệu và nói:
- Nhưng biên kịch của họ giờ mới tới thủ đô, chắc phải ngày mai mới có thể đến đây được, còn người của Thiếu niên nguyệt san đã đến đây rồi, chú đã sắp xếp nơi ở cho ông ta. Ông ta tên là Miyamoto, có cần chú sắp xếp cho cháu gặp ông ta vào chiều nay không?
Danh sách chương