Chào ông Gatông thân mến – Macgơrit nói với bạn tôi – Tôi rất vui sướng được tiếp đón ông. Tại sao ông không vào lô của tôi ở Variêtê? - Tôi sợ bị xem là thiếu tế nhị.
- Nhưng bạn thân cả mà – Macgơrit nhấn mạnh, như muốn nói cho những người có mặt ở đó hiểu dù nàng có tiếp Gatông một cách thân mật, anh ta cũng chỉ là bạn thân và luôn luôn chỉ là bạn - Những người bạn thân thiết nhau không bao giờ ngại thiếu tế nhị đối với nhau!
- Xin cô vui lòng cho tôi giới thiệu ông Acmân Đuyvan.
- Tôi đã cho phép Pruđăng được làm điều đó.
- Vả lại, thưa cô – tôi vừa nghiêng mình vừa nói những lời không được rõ ràng lắm – Tôi từng vinh dự được giới thiệu với cô một lần rồi.
Con mắt xinh đẹp của Macgơrit hình như đang cố tìm lại trong ký ức. Nhưng cô ta không nhớ, hay có vẻ như không nhớ tý nào.
- Thưa cô – tôi nói – tôi cảm ơn cô đã quên buổi giới thiệu đầu tiên đó. Bởi vì hôm đó, tôi đã rất buồn cười và có lẽ đã làm phiền cô. Ngày ấy cách đây đã hai năm, ở rạp Ôpêra Cômic, tôi cùng đi với Enec.
- À! Tôi nhớ ra rồi! – Macgơrit nói tiếp và mỉm cười - không phải ông đáng buồn cười, nhưng chính tôi là người ưa trêu chọc. Giờ đây tôi vẫn còn thói quen đó, nhưng ít thôi. Thưa ông, chắc ông đã tha lỗi cho tôi? – Và cô đưa tay ra. Tôi cúi xuống hôn.
- Đúng vậy – cô ta nói – ông hãy tưởng tượng, tôi có cái tật xấu là muốn làm những người tôi gặp lần đầu đều lúng túng. Cái đó thật ngốc. Thầy thuốc bảo tôi, nguyên nhân là vì tôi hay nóng nảy và luôn luôn bệnh hoạn. Ông hãy tin như thế.
- Nhưng trông cô có khoẻ mạnh.
- Ôi! Tôi vừa bị ốm rất nặng.
- Tôi có được biết. Tôi thường đến đây để hỏi thăm tin tức về cô và tôi sung sướng được biết cô đang trong thời kỳ dưỡng bệnh.
- Người ta chưa bao giờ đưa cho tôi một danh thiếp của ông.
- Tôi không bao giờ để danh thiếp lại cả.
- Phải chăng ông là người thanh niên ngày nào cũng đến hỏi thăm sức khỏe của tôi trong lúc tôi bệnh và không bao giờ cho biết tên họ?
- Vâng, chính tôi.
- Thế thì, không phải ông đã tha thứ, mà ông còn rất khoan dung nữa. - Chắc ông bá tước không thể làm được như thế! – Nàng vừa nói vừa quay sang phía ông bá tước N. . . sau khi đã nhìn tôi, với một cái nhìn mà qua đó những người đàn bà bổ túc thêm cho ý niệm của mình đối với một người đàn ông.
- Tôi chỉ mới biết cô có hai tháng thôi – Ông bá tước trả lời.
- Và ông này chỉ biết tôi mới năm phút thôi. Ông luôn trả lời ngớ ngẩn lắm!
Đàn bà thật tàn nhẫn đối với những kẻ họ không yêu.
Ông bá tước đỏ mặt và cắn chặt đôi môi.
Tôi thương hại ông ta, bởi vì ông ta cũng si tình như tôi. Và sự thẳng thắn cứng rắn của Macgơrit chắc làm cho ông khốn khổ lắm, nhất là trước mặt hai người khách lạ.
- Cô đang đánh đàn khi chúng tôi đi vào – tôi nói tiếp để thay đổi câu chuyện - Nếu được cô xem như chỗ quen biết cũ, cô cứ tự nhiên tiếp tục. Tôi rất vui sướng.
- Ồ! – Cô ta vừa nói vừa ném mình lên ghế trường kỷ và ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống – Gatông biết rõ tôi chơi thứ nhạc nào. Thật là tốt, khi chỉ có một mình tôi và ông bá tước. Nhưng tôi không muốn các anh phải chịu một thứ cực hình như thế.
- Cô dành riêng cái ân huệ đó cho tôi? – Ông bá tước N. . . nói với một nụ cười mà ông ta cố gắng làm cho nó có vẻ tế nhị và mỉa mai.
- Ông thật sai lầm khi trách móc tôi. Đó chỉ là cái ân huệ độc nhất.
Nàng đã cố tình ngăn không cho người đàn ông đáng thương này được nói một lời nào nữa cả. Ông ta nhìn người đàn bà trẻ với cái nhìn thật sự van lơn.
- Nói đi, Pruđăng – cô ta tiếp- chị đã làm điều tôi yêu cầu chưa?
- Rồi.
- Tốt lắm. Chị sẽ cho tôi biết sau. Chúng ta phải nói chuyện. Chị sẽ không được bỏ đi khi chưa có ý kiến của tôi.
- Chắc hẳn chúng tôi là những người không tế nhị, - tôi nói – Và giờ đây, chúng tôi xin phép rút lui, Gatông và tôi.
- Không nên chút nào cả. Điều đó không phải để nói với các anh. Trái lại, tôi muốn các anh ở lại đây.
Ông bá tước rút một cái đồng hồ đẹp ra và nhìn giờ: "Đã đến giờ tôi phải đến câu lạc bộ rồi", ông nói. Macgơrit không nói gì cả.
Ông bá tước rời lò sưởi và đến bên nàng;
- Xin chào tạm biệt.
Macgơrit đứng dậy:
- Xin chào bá tước thân mến, ông đã vội đi?
- Vâng, tôi sợ làm phiền cô.
- Hôm nay, ông cũng không làm phiền tôi hơn mấy hôm trước đâu. Bao giờ gặp lại ông?
- Khi nào cô cho phép.
- Thế thì vĩnh biệt.
Thật là tàn nhẫn. May mắn thay, ông bá tước đã nhận được một nền giáo dục tốt và có một tư cách rất tốt. Ông cúi hôn bàn tay Macgơrit đưa ra một cách uể oải và bước ra sau khi đã chào chúng tôi.
Lúc bước ra ngưỡng cửa, ông quay lại nhìn Pruđăng.
Chị này nhún vai với ý nghĩ: "Ông còn muốn gì? Tôi đã làm tất cả những gì có thể" .
- Nanin! – Macgơrit kêu to – Hãy soi đèn cho bá tước.
Chúng tôi nghe tiếng mở cửa và đóng cửa.
Cuối cùng, Macgơrit xuất hiện và nói lớn: "Thế là ông ta đã đi rồi! Ông ta làm tôi nhức cả óc" .
- Cô nàng ơi! Pruđăng nói – Cô quá độc ác với ông ta. Ông ta là người rất tốt, và rất hoà nhã đối với cô. Xem kìa, một cái đồng hồ để lại trên lò sưởi cho cô đó. Cái đồng hồ này ít nhất cũng đánh giá một ngàn đồng vàng, tôi tin chắc thế.
Và bà Đuvecnoa đến bên lò sưởi, mân mê cái đồng hồ vừa nói vừa nhìn một cách thèm muốn.
- Chị bạn thân mến – Macgơrit nói và ngồi lại bên chiếc đàn pianô – khi tôi đem cân một bên là những gì ông đã cho tôi và một bên là những gì ông đã nói với tôi, tôi nghĩ rằng tôi đã bán những buổi tiếp chuyện của mình rất hạ giá.
- Chàng trai đáng thương đó đã say mê cô.
- Nếu tôi phải lắng nghe tất cả những người yêu tôi, tôi sẽ chẳng còn thì giờ để ăn nói nữa.
Nàng cho những ngón tay lướt trên phím đàn pianô và sau đó lại quay sang nói với chúng tôi:
- Các anh có dùng gì không? Tôi muốn một ít rượu dầm trái cây.
- Và tôi, tôi sẽ ăn chút thịt gà giò – Pruđăng tiếp - nếu chúng tôi ăn tối.
- Được lắm, chúng ta hãy đi ăn tối – Gatông nói.
- Không chúng ta hãy ăn tại đây.
Cô ta gọi chuông. Ninna chạy ra.
- Hãy dọn bữa tối!
- Thưa, cần những gì ạ?
- Tuỳ ý chị. Nhưng nhanh lên, nhanh lên!
Ninna bước ra.
- Chính thế đấy. – Macgơrit vừa nói vừa nhảy như một đứa bé – Chúng ta sẽ ăn tối. Nhớ lại cái ông bá tước ngốc ấy, phiền quá!
Càng nhìn người đàn bà ấy, tôi càng cảm thấy say mê ngây ngất. Cô ta xinh đẹp đến mê hồn. Ngay cả sự gầy yếu nơi cô cũng là một nét duyên dáng.
Tôi đăm chiêu ngắm nàng.
Cái gì đã xảy ra trong tôi vào lúc ấy? Thật khó mà giải thích. Tôi tràn ngập lòng tha thứ đối với cuộc đời nàng, sự thán phục đối với nhan sắc nàng. Cái bằng chứng không vụ lợi mà nàng đã bộc lộ qua sự từ chối một chàng trai sang trọng, giàu có, sẵn sàng phá sản vì nàng diễn ra trước mắt tôi, đã xoá hết những lỗi lầm của nàng trong quá khứ.
Trong người đàn bà đó, có một cái gì như sự trong trắng ngây thơ.
Người ta thấy nàng vẫn còn trinh trắng giữa cuộc sống tội lỗi. Dáng đi vững chãi, thân hình mềm mại, lỗ mũi màu hồng nở nang, đôi mắt lớn với quầng thâm xanh, biểu lộ một trong những bản chất nồng cháy, đang toả rộng một mùi hương đầy khoái cảm không khác nào những lọ hương phương Đông, dù đậy kín thế nào cũng cho thoát ra ít nhiều hương thơm của chất nước bên trong.
Cuối cùng, hoặc do bản chất, hoặc do hậu quả của tình trạng đau yếu, thỉnh thoảng trong đôi mắt người đàn bà ấy, những tia chớp của dục vọng loé lên, có thể xem như ân huệ của Chúa đối với kẻ vào được nàng yêu thương. Nhưng, những kẻ đã yêu thương Macgơrit thì không thể đếm hết được, và những kẻ được nàng yêu thương thì chưa được bắt đầu tính.
Tóm lại, người ta nhận thấy nơi người con gái ấy một nữ đồng trinh mà sự tình cờ không đâu đã làm nên cô ả giang hồ; và cô ả giang hồ mà một tình cờ không đâu có thể làm nên người nữ đồng trinh rất tình tứ và rất thanh khiết. Macgơrit vẫn còn sự kiêu hãnh và tính độc lập. Hai tình cảm này, nếu bị thương tổn, có thể tạo nên những gì mà chỉ sự tinh khiết mới có thể làm được. Tôi không nói gì cả. Nhưng tâm hồn tôi như dồn cả vào trong tim tôi và tim tôi hiện lên trong đôi mắt tôi.
- Thế ra – nàng đột ngột nói tiếp – chính ông đến để biết tin tức về tôi, khi tôi bị bệnh?
- Vâng.
- Ông có biết điều đó rất đáng quý không? Tôi có thể làm gì để cảm ơn ông?
- Cho phép tôi thỉnh thoảng được đến thăm cô.
- Xin tuỳ ý. Từ năm giờ đến sáu giờ, từ mười một giờ đến nửa đêm. Này, anh Gatông, anh hãy đánh cho nghe bản "Khuyên mời vũ điệu" .
- Tại sao?
- Trước hết là để làm tôi vui lòng, và sau đó, là bởi tôi không thể nào đánh hết bản đó một mình được.
- Vậy cái gì đã làm cô lúng túng?
- Phần thứ ba, khúc chuyển sang "đie" .
Gatông đứng dậy, tới ngồi trước pianô, và bắt đầu hoà khúc kỳ diệu của Uêbơ mà bản nhạc đã mở sẵn trên giá.
Macgơrit, một tay tựa vào pianô, đứng nhìn bản nhạc, đôi mắt theo dõi từng âm và nàng hát theo với một giọng rất thấp. Khi Gatông đã đàn đến đoạn nàng chỉ cho anh biết, nàng hát nho nhỏ, đưa những ngón tay nhè nhẹ chạy dài ở mặt chiếc pianô;
- Rê, mi, rê, đô, fa, mi, rê. . . đó chính là đoạn tôi không thể đàn được. Anh hãy lặp lại.
Gatông đàn lại, sau đó Macgơrit nói:
- Bây giờ anh để tôi cố gắng thử xem – nàng ngồi vào chỗ và bắt đầu đánh đàn. Nhưng những ngón tay nàng luôn luôn ngoan cố lầm lẫn trên những âm vừa nói trên.
- Lạ lùng thật! – nàng nói với một giọng thật trẻ con – Tôi chẳng làm thế nào đánh đoạn đó được! Các anh có tin rằng, có lúc tôi ngồi mãi đến hai giờ sáng chỉ vì bấy nhiêu. Và khi tôi nghĩ, cái ông bá tước ngốc ấy lại đánh đoạn đó thành công mà không cần nhìn bản nhạc, thì tôi càng tức ông ta hơn. Có lẽ thế.
Rồi nàng tập lại, nhưng vẫn không thể nào đàn được.
- Quỷ tha ma bắt ông Uêbơ này, và âm nhạc, và cả những chiếc đàn pianô nữa! – Nàng vừa nói vừa ném cuốn sách nhạc đến cuối phòng – Có ai hiểu dùm cho rằng chẳng bao giờ tôi có thể đánh tám "đie" liên tục nhau được?
Nàng vòng tay lại nhìn chúng tôi và dậm chân.
Máu lên đỏ cả đôi má và một tiếng ho nhẹ làm đôi môi hé mở.
- Coi chừng, coi chừng! – Pruđăng nói sau khi đã lấy mũ ra và đang chuốt lại mái tóc rẽ trước một tấm gương lớn – Cô sẽ nổi tức lên và sẽ làm hại cô. Chúng ta ăn thôi.
- Thế thì tốt hơn. Tôi đói đến lả người rồi!
Macgơrit gọi chuông rồi lại ngồi vào pianô, và bắt đầu hát nửa giọng một điệu hát phóng đãng, vừa hát vừa đệm đàn không bối rối chút nào.
Gatông biết bài hát đó và cả hai cùng hát như một tốp song ca.
- Ôi! Đừng hát những thứ quái tởm ấy! – Tôi thân mật nói với Macgơrit bằng một giọng van lơn.
- Ồ! Anh rất trinh trắng! – Nàng nói với tôi, rồi mỉm cười và đưa bàn tay ra cho tôi.
- Tôi không nói cho tôi, mà cho chính cô.
Macgơrit làm một điệu bộ, như để nói"
"Ôi! Đã từ lâu lắm rồi! Tôi đã từ giã sự trinh trắng lâu lắm rồi!"
Vừa lúc đó Nanin bước vào.
- Bữa ăn tối đã sẵn sàng chưa? – Macgơrit hỏi.
- Vâng, thưa bà, khoảng khắc nữa!
- Nhân đây – Pruđăng nói với tôi – anh chưa từng thấy căn nhà này, đến đây tôi sẽ chỉ cho anh xem. Anh phải biết phòng khách đẹp tuyệt. Macgơrit đi với chúng tôi ít bước, rồi nàng gọi Gatông và cùng đi với anh ta vào phòng ăn, để xem bữa ăn tối đã sẵn sàng chưa.
- À – Pruđăng vừa nói lớn vừa nhìn lên một cái bệ, và cầm đưa ra một cái tượng nhỏ - tôi không biết cậu nhỏ này ở đâu ra!
- Cậu nhỏ nào?
- Một chú chăn chiên nhỏ, cầm một cái lồng với một con chim.
- Hãy lấy đi, nếu chị thích.
- À, nhưng tôi sợ làm mất sự thích thú của cô.
- Tôi muốn cho chị hầu phòng của tôi. Tôi thấy không đẹp chút nào cả. Nhưng nếu chị thích chị cứ lấy đi.
Pruđăng nghĩ đến món quà, chứ không phải cách người ta tặng. Chị lấy bức tượng để riêng một bên và dẫn tôi đến phòng trang sức, nơi đó chị chỉ cho tôi hai bức tiểu hoạ và nói
- Đó là bá tước G. . . rất say mê Macgơrit. Chính ông đã đem lại danh vọng cho cô ta. Anh có biết ông ta không?
- Không, và ông này? – tôi vừa hỏi vừa nhìn bức tiểu hoạ thứ hai.
- Đó là công tước L. . . Ông ta buộc phải ra đi.
- Tại sao?
- Bởi vì ông ta đã gần như phá sản. Đó là một người rất yêu Macgơrit.
- Và chắc hẳn nàng cũng yêu ông ra lắm?
- Thật là một cô gái lạ đời. Người ta không bao giờ biết rõ cô ta muốn gì. Buổi chiều khi ông ta đi cô ta vẫn ở rạp hát như thường lệ, tuy nhiên cô đã khóc nhiều, lúc đưa tiễn
Ngay lúc đó, Nanin xuất hiện báo cho biết bữa ăn tối đã dọn rồi.
Khi chúng tôi vào phòng ăn, Macgơrit đang đứng tựa vào vách và Gatông cầm tay nàng thì thầm nói chuyện.
- Anh điên rồi – Macgơrit trả lời- Anh biết rõ tôi không thích anh. Không phải sau hai năm người ta biết một người đàn bà như tôi, rồi người ta đòi hỏi được làm tình nhân. Chúng tôi thì, hoặc nhận lời tức khắc, hoặc chẳng bao giờ. Thôi mời các ông ngồi lại bàn.
Rời tay Gatông, Macgơrit mời anh ta ngồi bên phải và tôi ngồi bên trái, rồi nàng bảo Nanin:
- Trước khi ngồi chị hãy bảo nhà bếp, có ai gọi chuông cũng đừng mở cửa đấy.
Lời căn dặn này đã đưa ra lúc một giờ sáng.
Chúng tôi cười, chúng tôi uống, chúng tôi ăn rất nhiều trong bữa tối nay. Trong chốc lát sự vui nhộn đã xuống đến mức giới hạn thấp nhất của nó. Và những lời nói, vốn được một giới hạn nào đó cho là thích thú nhưng làm hoen ố những cái miệng đã phát ra, thỉnh thoảng lại bị bật ra, trước sự tán thưởng của Nanin, Pruđăng và Macgơrit. Gatông đã vui đùa thẳng thắn. Đó là một thanh niên có tâm hồn, nhưng trí óc đã bị sai lạc ở mức nào đó, do những tập quán buổi đầu.
Có một lúc tôi muốn giải buồn, làm cho tâm hồn tôi và tư tưởng tôi dửng dưng trước cảnh tượng đang diễn ra trước mắt và nhận phần trong niềm vui đùa ấy, giống như nhận một món ăn. Nhưng lần lần, tôi tách khỏi sự ồn ào đó. Ly tôi vẫn cứ đầy, và tôi gần như sầu não nhìn thấy người con gái hai mười tuổi xinh tươi ấy ăn uống nói năng không khác một phu khuân vác, và cười rộ lên càng lớn trước những lời nói càng xằng bậy tục tĩu.
Tuy nhiên, cách nói năng, ăn uống ấy, đối với những người khác là hậu quả của sự sa đoạ, của tập quán, hay của sức mạnh; còn ở Macgơrit, hình như lại là một nhu cầu để quên lãng một cơn sốt, một cơn căng thẳng thần kinh. Mỗi ly rượu sâm banh làm má nàng đỏ lên như sốt và một cơn ho, nhè nhẹ lúc bắt đầu bữa ăn, đã trở thành nặng nề, kéo dài, và khá dữ dội để bắt nàng phải ngả đầu trên ghế và lấy tay ôm ngực mỗi khi phải ho lên.
Tôi đau cái đau đớn đã gây nên cho cơ thể mảnh mai đó, bởi những sự bừa bãi, quá độ hàng ngày.
Cuối cùng một sự việc mà tôi đã tiên đoán và lo lắng đã xảy ra. Vào cuối bữa ăn. Macgơrit bị một cơn ho dữ dội hơn tất cả những cơn từ khi tôi bước vào căn nhà này. Hình như ngực nàng bị xé ở bên trong. Cô gái đáng thương hại đó, mặt đỏ rần, nhắm mắt lại vì đau đớn và đưa khăn lên môi thấm một vết máu hoen đỏ. Thế rồi, nàng đứng dậy và chạy sang phòng trang sức.
- Cái gì thế, Macgơrit? – Gatông hỏi.
- Cô ta cười nhiều quá, và khạc ra máu – Pruđăng nói - Ồ! Không sao cả, điều đó thường xảy ra hàng ngày. Cô ta sẽ trở lại. Hãy để cho cô ta một mình thôi. Cô ta thích như thế đấy.
Còn tôi, tôi không thể ngồi đó. Trước sự ngạc nhiên của Pruđăng và Nanin đang gọi tôi, tôi chạy theo Macgơrit.
- Nhưng bạn thân cả mà – Macgơrit nhấn mạnh, như muốn nói cho những người có mặt ở đó hiểu dù nàng có tiếp Gatông một cách thân mật, anh ta cũng chỉ là bạn thân và luôn luôn chỉ là bạn - Những người bạn thân thiết nhau không bao giờ ngại thiếu tế nhị đối với nhau!
- Xin cô vui lòng cho tôi giới thiệu ông Acmân Đuyvan.
- Tôi đã cho phép Pruđăng được làm điều đó.
- Vả lại, thưa cô – tôi vừa nghiêng mình vừa nói những lời không được rõ ràng lắm – Tôi từng vinh dự được giới thiệu với cô một lần rồi.
Con mắt xinh đẹp của Macgơrit hình như đang cố tìm lại trong ký ức. Nhưng cô ta không nhớ, hay có vẻ như không nhớ tý nào.
- Thưa cô – tôi nói – tôi cảm ơn cô đã quên buổi giới thiệu đầu tiên đó. Bởi vì hôm đó, tôi đã rất buồn cười và có lẽ đã làm phiền cô. Ngày ấy cách đây đã hai năm, ở rạp Ôpêra Cômic, tôi cùng đi với Enec.
- À! Tôi nhớ ra rồi! – Macgơrit nói tiếp và mỉm cười - không phải ông đáng buồn cười, nhưng chính tôi là người ưa trêu chọc. Giờ đây tôi vẫn còn thói quen đó, nhưng ít thôi. Thưa ông, chắc ông đã tha lỗi cho tôi? – Và cô đưa tay ra. Tôi cúi xuống hôn.
- Đúng vậy – cô ta nói – ông hãy tưởng tượng, tôi có cái tật xấu là muốn làm những người tôi gặp lần đầu đều lúng túng. Cái đó thật ngốc. Thầy thuốc bảo tôi, nguyên nhân là vì tôi hay nóng nảy và luôn luôn bệnh hoạn. Ông hãy tin như thế.
- Nhưng trông cô có khoẻ mạnh.
- Ôi! Tôi vừa bị ốm rất nặng.
- Tôi có được biết. Tôi thường đến đây để hỏi thăm tin tức về cô và tôi sung sướng được biết cô đang trong thời kỳ dưỡng bệnh.
- Người ta chưa bao giờ đưa cho tôi một danh thiếp của ông.
- Tôi không bao giờ để danh thiếp lại cả.
- Phải chăng ông là người thanh niên ngày nào cũng đến hỏi thăm sức khỏe của tôi trong lúc tôi bệnh và không bao giờ cho biết tên họ?
- Vâng, chính tôi.
- Thế thì, không phải ông đã tha thứ, mà ông còn rất khoan dung nữa. - Chắc ông bá tước không thể làm được như thế! – Nàng vừa nói vừa quay sang phía ông bá tước N. . . sau khi đã nhìn tôi, với một cái nhìn mà qua đó những người đàn bà bổ túc thêm cho ý niệm của mình đối với một người đàn ông.
- Tôi chỉ mới biết cô có hai tháng thôi – Ông bá tước trả lời.
- Và ông này chỉ biết tôi mới năm phút thôi. Ông luôn trả lời ngớ ngẩn lắm!
Đàn bà thật tàn nhẫn đối với những kẻ họ không yêu.
Ông bá tước đỏ mặt và cắn chặt đôi môi.
Tôi thương hại ông ta, bởi vì ông ta cũng si tình như tôi. Và sự thẳng thắn cứng rắn của Macgơrit chắc làm cho ông khốn khổ lắm, nhất là trước mặt hai người khách lạ.
- Cô đang đánh đàn khi chúng tôi đi vào – tôi nói tiếp để thay đổi câu chuyện - Nếu được cô xem như chỗ quen biết cũ, cô cứ tự nhiên tiếp tục. Tôi rất vui sướng.
- Ồ! – Cô ta vừa nói vừa ném mình lên ghế trường kỷ và ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống – Gatông biết rõ tôi chơi thứ nhạc nào. Thật là tốt, khi chỉ có một mình tôi và ông bá tước. Nhưng tôi không muốn các anh phải chịu một thứ cực hình như thế.
- Cô dành riêng cái ân huệ đó cho tôi? – Ông bá tước N. . . nói với một nụ cười mà ông ta cố gắng làm cho nó có vẻ tế nhị và mỉa mai.
- Ông thật sai lầm khi trách móc tôi. Đó chỉ là cái ân huệ độc nhất.
Nàng đã cố tình ngăn không cho người đàn ông đáng thương này được nói một lời nào nữa cả. Ông ta nhìn người đàn bà trẻ với cái nhìn thật sự van lơn.
- Nói đi, Pruđăng – cô ta tiếp- chị đã làm điều tôi yêu cầu chưa?
- Rồi.
- Tốt lắm. Chị sẽ cho tôi biết sau. Chúng ta phải nói chuyện. Chị sẽ không được bỏ đi khi chưa có ý kiến của tôi.
- Chắc hẳn chúng tôi là những người không tế nhị, - tôi nói – Và giờ đây, chúng tôi xin phép rút lui, Gatông và tôi.
- Không nên chút nào cả. Điều đó không phải để nói với các anh. Trái lại, tôi muốn các anh ở lại đây.
Ông bá tước rút một cái đồng hồ đẹp ra và nhìn giờ: "Đã đến giờ tôi phải đến câu lạc bộ rồi", ông nói. Macgơrit không nói gì cả.
Ông bá tước rời lò sưởi và đến bên nàng;
- Xin chào tạm biệt.
Macgơrit đứng dậy:
- Xin chào bá tước thân mến, ông đã vội đi?
- Vâng, tôi sợ làm phiền cô.
- Hôm nay, ông cũng không làm phiền tôi hơn mấy hôm trước đâu. Bao giờ gặp lại ông?
- Khi nào cô cho phép.
- Thế thì vĩnh biệt.
Thật là tàn nhẫn. May mắn thay, ông bá tước đã nhận được một nền giáo dục tốt và có một tư cách rất tốt. Ông cúi hôn bàn tay Macgơrit đưa ra một cách uể oải và bước ra sau khi đã chào chúng tôi.
Lúc bước ra ngưỡng cửa, ông quay lại nhìn Pruđăng.
Chị này nhún vai với ý nghĩ: "Ông còn muốn gì? Tôi đã làm tất cả những gì có thể" .
- Nanin! – Macgơrit kêu to – Hãy soi đèn cho bá tước.
Chúng tôi nghe tiếng mở cửa và đóng cửa.
Cuối cùng, Macgơrit xuất hiện và nói lớn: "Thế là ông ta đã đi rồi! Ông ta làm tôi nhức cả óc" .
- Cô nàng ơi! Pruđăng nói – Cô quá độc ác với ông ta. Ông ta là người rất tốt, và rất hoà nhã đối với cô. Xem kìa, một cái đồng hồ để lại trên lò sưởi cho cô đó. Cái đồng hồ này ít nhất cũng đánh giá một ngàn đồng vàng, tôi tin chắc thế.
Và bà Đuvecnoa đến bên lò sưởi, mân mê cái đồng hồ vừa nói vừa nhìn một cách thèm muốn.
- Chị bạn thân mến – Macgơrit nói và ngồi lại bên chiếc đàn pianô – khi tôi đem cân một bên là những gì ông đã cho tôi và một bên là những gì ông đã nói với tôi, tôi nghĩ rằng tôi đã bán những buổi tiếp chuyện của mình rất hạ giá.
- Chàng trai đáng thương đó đã say mê cô.
- Nếu tôi phải lắng nghe tất cả những người yêu tôi, tôi sẽ chẳng còn thì giờ để ăn nói nữa.
Nàng cho những ngón tay lướt trên phím đàn pianô và sau đó lại quay sang nói với chúng tôi:
- Các anh có dùng gì không? Tôi muốn một ít rượu dầm trái cây.
- Và tôi, tôi sẽ ăn chút thịt gà giò – Pruđăng tiếp - nếu chúng tôi ăn tối.
- Được lắm, chúng ta hãy đi ăn tối – Gatông nói.
- Không chúng ta hãy ăn tại đây.
Cô ta gọi chuông. Ninna chạy ra.
- Hãy dọn bữa tối!
- Thưa, cần những gì ạ?
- Tuỳ ý chị. Nhưng nhanh lên, nhanh lên!
Ninna bước ra.
- Chính thế đấy. – Macgơrit vừa nói vừa nhảy như một đứa bé – Chúng ta sẽ ăn tối. Nhớ lại cái ông bá tước ngốc ấy, phiền quá!
Càng nhìn người đàn bà ấy, tôi càng cảm thấy say mê ngây ngất. Cô ta xinh đẹp đến mê hồn. Ngay cả sự gầy yếu nơi cô cũng là một nét duyên dáng.
Tôi đăm chiêu ngắm nàng.
Cái gì đã xảy ra trong tôi vào lúc ấy? Thật khó mà giải thích. Tôi tràn ngập lòng tha thứ đối với cuộc đời nàng, sự thán phục đối với nhan sắc nàng. Cái bằng chứng không vụ lợi mà nàng đã bộc lộ qua sự từ chối một chàng trai sang trọng, giàu có, sẵn sàng phá sản vì nàng diễn ra trước mắt tôi, đã xoá hết những lỗi lầm của nàng trong quá khứ.
Trong người đàn bà đó, có một cái gì như sự trong trắng ngây thơ.
Người ta thấy nàng vẫn còn trinh trắng giữa cuộc sống tội lỗi. Dáng đi vững chãi, thân hình mềm mại, lỗ mũi màu hồng nở nang, đôi mắt lớn với quầng thâm xanh, biểu lộ một trong những bản chất nồng cháy, đang toả rộng một mùi hương đầy khoái cảm không khác nào những lọ hương phương Đông, dù đậy kín thế nào cũng cho thoát ra ít nhiều hương thơm của chất nước bên trong.
Cuối cùng, hoặc do bản chất, hoặc do hậu quả của tình trạng đau yếu, thỉnh thoảng trong đôi mắt người đàn bà ấy, những tia chớp của dục vọng loé lên, có thể xem như ân huệ của Chúa đối với kẻ vào được nàng yêu thương. Nhưng, những kẻ đã yêu thương Macgơrit thì không thể đếm hết được, và những kẻ được nàng yêu thương thì chưa được bắt đầu tính.
Tóm lại, người ta nhận thấy nơi người con gái ấy một nữ đồng trinh mà sự tình cờ không đâu đã làm nên cô ả giang hồ; và cô ả giang hồ mà một tình cờ không đâu có thể làm nên người nữ đồng trinh rất tình tứ và rất thanh khiết. Macgơrit vẫn còn sự kiêu hãnh và tính độc lập. Hai tình cảm này, nếu bị thương tổn, có thể tạo nên những gì mà chỉ sự tinh khiết mới có thể làm được. Tôi không nói gì cả. Nhưng tâm hồn tôi như dồn cả vào trong tim tôi và tim tôi hiện lên trong đôi mắt tôi.
- Thế ra – nàng đột ngột nói tiếp – chính ông đến để biết tin tức về tôi, khi tôi bị bệnh?
- Vâng.
- Ông có biết điều đó rất đáng quý không? Tôi có thể làm gì để cảm ơn ông?
- Cho phép tôi thỉnh thoảng được đến thăm cô.
- Xin tuỳ ý. Từ năm giờ đến sáu giờ, từ mười một giờ đến nửa đêm. Này, anh Gatông, anh hãy đánh cho nghe bản "Khuyên mời vũ điệu" .
- Tại sao?
- Trước hết là để làm tôi vui lòng, và sau đó, là bởi tôi không thể nào đánh hết bản đó một mình được.
- Vậy cái gì đã làm cô lúng túng?
- Phần thứ ba, khúc chuyển sang "đie" .
Gatông đứng dậy, tới ngồi trước pianô, và bắt đầu hoà khúc kỳ diệu của Uêbơ mà bản nhạc đã mở sẵn trên giá.
Macgơrit, một tay tựa vào pianô, đứng nhìn bản nhạc, đôi mắt theo dõi từng âm và nàng hát theo với một giọng rất thấp. Khi Gatông đã đàn đến đoạn nàng chỉ cho anh biết, nàng hát nho nhỏ, đưa những ngón tay nhè nhẹ chạy dài ở mặt chiếc pianô;
- Rê, mi, rê, đô, fa, mi, rê. . . đó chính là đoạn tôi không thể đàn được. Anh hãy lặp lại.
Gatông đàn lại, sau đó Macgơrit nói:
- Bây giờ anh để tôi cố gắng thử xem – nàng ngồi vào chỗ và bắt đầu đánh đàn. Nhưng những ngón tay nàng luôn luôn ngoan cố lầm lẫn trên những âm vừa nói trên.
- Lạ lùng thật! – nàng nói với một giọng thật trẻ con – Tôi chẳng làm thế nào đánh đoạn đó được! Các anh có tin rằng, có lúc tôi ngồi mãi đến hai giờ sáng chỉ vì bấy nhiêu. Và khi tôi nghĩ, cái ông bá tước ngốc ấy lại đánh đoạn đó thành công mà không cần nhìn bản nhạc, thì tôi càng tức ông ta hơn. Có lẽ thế.
Rồi nàng tập lại, nhưng vẫn không thể nào đàn được.
- Quỷ tha ma bắt ông Uêbơ này, và âm nhạc, và cả những chiếc đàn pianô nữa! – Nàng vừa nói vừa ném cuốn sách nhạc đến cuối phòng – Có ai hiểu dùm cho rằng chẳng bao giờ tôi có thể đánh tám "đie" liên tục nhau được?
Nàng vòng tay lại nhìn chúng tôi và dậm chân.
Máu lên đỏ cả đôi má và một tiếng ho nhẹ làm đôi môi hé mở.
- Coi chừng, coi chừng! – Pruđăng nói sau khi đã lấy mũ ra và đang chuốt lại mái tóc rẽ trước một tấm gương lớn – Cô sẽ nổi tức lên và sẽ làm hại cô. Chúng ta ăn thôi.
- Thế thì tốt hơn. Tôi đói đến lả người rồi!
Macgơrit gọi chuông rồi lại ngồi vào pianô, và bắt đầu hát nửa giọng một điệu hát phóng đãng, vừa hát vừa đệm đàn không bối rối chút nào.
Gatông biết bài hát đó và cả hai cùng hát như một tốp song ca.
- Ôi! Đừng hát những thứ quái tởm ấy! – Tôi thân mật nói với Macgơrit bằng một giọng van lơn.
- Ồ! Anh rất trinh trắng! – Nàng nói với tôi, rồi mỉm cười và đưa bàn tay ra cho tôi.
- Tôi không nói cho tôi, mà cho chính cô.
Macgơrit làm một điệu bộ, như để nói"
"Ôi! Đã từ lâu lắm rồi! Tôi đã từ giã sự trinh trắng lâu lắm rồi!"
Vừa lúc đó Nanin bước vào.
- Bữa ăn tối đã sẵn sàng chưa? – Macgơrit hỏi.
- Vâng, thưa bà, khoảng khắc nữa!
- Nhân đây – Pruđăng nói với tôi – anh chưa từng thấy căn nhà này, đến đây tôi sẽ chỉ cho anh xem. Anh phải biết phòng khách đẹp tuyệt. Macgơrit đi với chúng tôi ít bước, rồi nàng gọi Gatông và cùng đi với anh ta vào phòng ăn, để xem bữa ăn tối đã sẵn sàng chưa.
- À – Pruđăng vừa nói lớn vừa nhìn lên một cái bệ, và cầm đưa ra một cái tượng nhỏ - tôi không biết cậu nhỏ này ở đâu ra!
- Cậu nhỏ nào?
- Một chú chăn chiên nhỏ, cầm một cái lồng với một con chim.
- Hãy lấy đi, nếu chị thích.
- À, nhưng tôi sợ làm mất sự thích thú của cô.
- Tôi muốn cho chị hầu phòng của tôi. Tôi thấy không đẹp chút nào cả. Nhưng nếu chị thích chị cứ lấy đi.
Pruđăng nghĩ đến món quà, chứ không phải cách người ta tặng. Chị lấy bức tượng để riêng một bên và dẫn tôi đến phòng trang sức, nơi đó chị chỉ cho tôi hai bức tiểu hoạ và nói
- Đó là bá tước G. . . rất say mê Macgơrit. Chính ông đã đem lại danh vọng cho cô ta. Anh có biết ông ta không?
- Không, và ông này? – tôi vừa hỏi vừa nhìn bức tiểu hoạ thứ hai.
- Đó là công tước L. . . Ông ta buộc phải ra đi.
- Tại sao?
- Bởi vì ông ta đã gần như phá sản. Đó là một người rất yêu Macgơrit.
- Và chắc hẳn nàng cũng yêu ông ra lắm?
- Thật là một cô gái lạ đời. Người ta không bao giờ biết rõ cô ta muốn gì. Buổi chiều khi ông ta đi cô ta vẫn ở rạp hát như thường lệ, tuy nhiên cô đã khóc nhiều, lúc đưa tiễn
Ngay lúc đó, Nanin xuất hiện báo cho biết bữa ăn tối đã dọn rồi.
Khi chúng tôi vào phòng ăn, Macgơrit đang đứng tựa vào vách và Gatông cầm tay nàng thì thầm nói chuyện.
- Anh điên rồi – Macgơrit trả lời- Anh biết rõ tôi không thích anh. Không phải sau hai năm người ta biết một người đàn bà như tôi, rồi người ta đòi hỏi được làm tình nhân. Chúng tôi thì, hoặc nhận lời tức khắc, hoặc chẳng bao giờ. Thôi mời các ông ngồi lại bàn.
Rời tay Gatông, Macgơrit mời anh ta ngồi bên phải và tôi ngồi bên trái, rồi nàng bảo Nanin:
- Trước khi ngồi chị hãy bảo nhà bếp, có ai gọi chuông cũng đừng mở cửa đấy.
Lời căn dặn này đã đưa ra lúc một giờ sáng.
Chúng tôi cười, chúng tôi uống, chúng tôi ăn rất nhiều trong bữa tối nay. Trong chốc lát sự vui nhộn đã xuống đến mức giới hạn thấp nhất của nó. Và những lời nói, vốn được một giới hạn nào đó cho là thích thú nhưng làm hoen ố những cái miệng đã phát ra, thỉnh thoảng lại bị bật ra, trước sự tán thưởng của Nanin, Pruđăng và Macgơrit. Gatông đã vui đùa thẳng thắn. Đó là một thanh niên có tâm hồn, nhưng trí óc đã bị sai lạc ở mức nào đó, do những tập quán buổi đầu.
Có một lúc tôi muốn giải buồn, làm cho tâm hồn tôi và tư tưởng tôi dửng dưng trước cảnh tượng đang diễn ra trước mắt và nhận phần trong niềm vui đùa ấy, giống như nhận một món ăn. Nhưng lần lần, tôi tách khỏi sự ồn ào đó. Ly tôi vẫn cứ đầy, và tôi gần như sầu não nhìn thấy người con gái hai mười tuổi xinh tươi ấy ăn uống nói năng không khác một phu khuân vác, và cười rộ lên càng lớn trước những lời nói càng xằng bậy tục tĩu.
Tuy nhiên, cách nói năng, ăn uống ấy, đối với những người khác là hậu quả của sự sa đoạ, của tập quán, hay của sức mạnh; còn ở Macgơrit, hình như lại là một nhu cầu để quên lãng một cơn sốt, một cơn căng thẳng thần kinh. Mỗi ly rượu sâm banh làm má nàng đỏ lên như sốt và một cơn ho, nhè nhẹ lúc bắt đầu bữa ăn, đã trở thành nặng nề, kéo dài, và khá dữ dội để bắt nàng phải ngả đầu trên ghế và lấy tay ôm ngực mỗi khi phải ho lên.
Tôi đau cái đau đớn đã gây nên cho cơ thể mảnh mai đó, bởi những sự bừa bãi, quá độ hàng ngày.
Cuối cùng một sự việc mà tôi đã tiên đoán và lo lắng đã xảy ra. Vào cuối bữa ăn. Macgơrit bị một cơn ho dữ dội hơn tất cả những cơn từ khi tôi bước vào căn nhà này. Hình như ngực nàng bị xé ở bên trong. Cô gái đáng thương hại đó, mặt đỏ rần, nhắm mắt lại vì đau đớn và đưa khăn lên môi thấm một vết máu hoen đỏ. Thế rồi, nàng đứng dậy và chạy sang phòng trang sức.
- Cái gì thế, Macgơrit? – Gatông hỏi.
- Cô ta cười nhiều quá, và khạc ra máu – Pruđăng nói - Ồ! Không sao cả, điều đó thường xảy ra hàng ngày. Cô ta sẽ trở lại. Hãy để cho cô ta một mình thôi. Cô ta thích như thế đấy.
Còn tôi, tôi không thể ngồi đó. Trước sự ngạc nhiên của Pruđăng và Nanin đang gọi tôi, tôi chạy theo Macgơrit.
Danh sách chương