Bác sĩ Lord chăm chú nhìn viên thám tử Poirot, rồi anh lấy khăn tay ra lau mồ hôi trán, ngồi phịch xuống ghế bành. Anh ta kêu lên:
- Chà! Ông vừa làm tôi nổi điên. Tôi không còn hiểu ông muốn đi đến đâu nữa? - Tôi chỉ nghiên cứu vụ án trên quan điểm bên buộc tội. Bây giờ thì tôi đã thấy được phải gỡ theo hướng nào rồi. Ta thử điểm lại các sự kiện. Có kẻ nào đã đầu độc cô Mary Gerrard bằng moóc-phin, theo tôi biết thì bằng cách cho chất độc ấy vào bánh mì kẹp thức ăn. Không có ai đụng đến số bánh mì ấy ngoài cô Elinor. Elinor lại có động cơ để có thể giết Mary Gerrard. Chính anh cũng cho rằng có thể cô Elinor đã làm việc ấy. Và xét theo mọi khả năng thì chính Elinor là thủ phạm vụ giết người. Chưa cho chứng cứ nào buộc tôi phải không tin vào điều đó.
Thám tử Poirot nói tiếp:
- Trên đây là nhìn theo một góc độ. Bây giờ ta thử nhìn theo góc độ ngược lại. Tạm thời quên đi các chứng cứ kia, ta thấy nếu thủ phạm không phải Elinor thì là ai? Hay là Mary Gerrard tự tử?
Viên bác sĩ trẻ ngồi thẳng dậy, nhăn trán:
- Ông còn thiếu chính xác.
- Tôi? Thiếu chính xác? - Nhà thám tử nổi cáu.
Không một chút bối rối, bác sĩ Lord trình bày:
- Ông vừa bảo chỉ mỗi cô Elinor đụng đến số bánh mì. Căn cứ vào đâu?
- Lúc ấy, trong lâu đài chỉ có một mình cô ấy.
- Đấy là theo như chúng ta biết. Nhưng ông quên mất rằng có một lúc cô Elinor rời khỏi tòa nhà lâu đài để ra trạm bảo vệ ngoài cổng. Trong quãng thời gian ấy, bánh mì kẹp thức ăn được để trên cái khay trong lâu đài. Rất có thể có người lẻn vào lúc ấy.
Thám tử Poirot thở một hơi rất dài, nói:
- Anh nói có lý, anh bạn thân mến. Tôi chịu. Vậy là có khả năng trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, một kẻ đã lọt vào bên trong lâu đài. Ta thử xét xem có thể là kẻ nào?
Viên thám tử ngừng lại một lát rồi nói:
- Ta thử xét một giả thuyết khác. Một kẻ nào đó, không phải Elinor, muốn giết Mary. Để làm gì? Kẻ nào có lợi sau khi Mary chết? Liệu Mary có để lại khoản tiền nào không?
- Không. Hiện nay cô ta chưa có tiền. Nhưng sau đó một tháng Elinor sẽ trao cho cô ta hai ngàn bảng Elinor đã hứa điều này, căn cứ vào ý nguyện của phu nhân Welman trước khi nhắm mắt, và do bà cụ chưa kịp làm di chúc.
- Nếu vậy, ta tạm gác lại động cơ tiền bạc. Cô Mary rất đẹp, anh nói thế chứ gì? Sắc đẹp dễ gây ra tội lỗi lắm. Cô ta có những cậu trai mê không?
- Chắc là có, nhưng tôi chưa dám khẳng định gì về chuyện ấy.
- Ai có thể cho tôi thông tin ấy?
- Ông nên hỏi bà y tá Hopkins. Bà ta là cái loa truyền thanh của thị trấn Maindensford tin tức gì bà ta cũng biết.
- Tôi muốn anh bạn trẻ cho tôi thông tin về hai nữ y tá kia.
- Một là O’Brien, gốc Ai-len, chị này là một y tá tận tụy, tuy hơn đần, thỉnh thoảng có nói dối nhưng là do óc tưởng tượng quá mạnh hơn là do chị ta định đánh lừa ai. Nói cách khác, chị ta có thói phóng đại mọi chuyện.
Viên thám tử gật đầu.
Bác sĩ Lord nói tiếp:
- Y tá thứ hai là bà Hopkins. Bà này đã ở tuổi trung niên, khôn ngoan, thậm chí ranh ma, có tài lấy lòng bất cứ ai, trình độ chuyên môn giỏi, nhưng hay nhúng mũi vào việc người khác.
- Nếu có cậu trai nào trong làng thầm yêu cô Mary, bà ta có biết không?
- Chắc chắn biết! Nhưng tôi không tin là có cậu nào. Mary đã theo học hai năm ở một trường bên Đức, và mới về chưa được bao lâu.
- Cô ấy hai mươi hai tuổi?
- Vâng.
- Liệu cô ấy có thể có một chàng người yêu nào bên Đức không?
Viên bác sĩ trẻ lộ vẻ mừng rỡ:
- Nghĩa là ông nghĩ có khả năng một thằng cha nào đó từ Đức sang đây, tìm cơ hội thuận tiện để trả thù cô ta?
- Chúng ta sa vào một vở kịch tình yêu rẻ tiền mất rồi! - Viên thám tử lắc đầu nói.
- Nhưng khả năng ấy có thể có được lắm chứ?
- Không.
- Nếu vậy ta xem các khả năng khác, thưa ông Poirot.
- Anh bạn coi tôi là nhà ảo thuật, bất cứ lúc nào cũng có thể lôi một con thỏ sống ra khỏi chiếc mũ rỗng hay sao?
- Có thể lắm chứ.
- Tôi đã thấy ra một khả năng khác. - Viên thám tử nói.
- Xin ông cho biết.
- Kẻ nào đó đã lấy lọ moóc-phin trong va-li thuốc của bà Hopkins tối hôm đó. Ta giả thiết, Mary Gerrard tình cờ bắt gặp hắn đang ăn cắp thứ đó...
- Nếu vậy cô ta đã nói ra.
- Không nhất thiết đâu, anh bạn trẻ. Ta hãy suy xét tiếp. Nếu Elinor, Roddy, y tá O’Brien hoặc ai đó mở va-li và lấy lọ thuốc, người nào nhìn thấy sẽ nghĩ sao? Hắn chỉ nghĩ rằng bà y tá kia nhờ lấy hộ, và đó là chuyện rất bình thường, chẳng có gì đáng nghi ngờ hết. Tuy nhiên kẻ lấy trộm lại không nghĩ thế, mà y rất lo! Giả sử người nhìn thấy là Mary. Tên lấy trộm ống thuốc kia rất sợ Mary sẽ tố giác việc hắn làm, và hắn tính phải thủ tiêu cô ta bằng bất cứ giá nào để bịt nhân chứng. Tôi xin khẳng định với anh bạn trẻ thân mến, là kẻ nào đã phạm một tội thường dễ dàng phạm một tội thứ hai.
Bác sĩ Lord cau mày:
- Riêng tôi, tôi vẫn tin rằng phu nhân Welman tự tử.
- Nhưng bà cụ bị liệt và vừa bị một trận tai biến thứ hai.
- Tôi biết. Nhưng tôi có cảm giác bà cụ đã có cách kiếm được một lọ moóc-phin và bà cụ để ở vị trí nào để bà có thể lấy được.
- Nếu như vậy, bà cụ phải có được lọ thuốc ấy trước lần tai biến thứ hai khi vẫn còn cử động được phần nào! Nhưng bà y tá Hopkins lại mất lọ moóc-phin kia sau lần tai biến lần thứ hai ấy.
- Rất có thể Hopkins đánh mất từ trước, nhưng đến sáng hôm ấy bà ta mới phát hiện ra. Thật ra bà ta mất cách đấy đã vài ngày.
- Nhưng bằng cách nào phu nhân Welman lấy được lọ moóc-phin trong va-li thuốc?
- Tôi không biết. Rất có thể bà cụ nhờ một người đầy tớ trong lâu đài. Và người này đã giữ kín.
- Anh bạn trẻ có nghĩ là một trong hai y tá đã bị bà cụ mua chuộc không?
- Hoàn toàn không! Bởi cả hai đều rất thận trọng trong nghề nghiệp chuyên môn. Thêm nữa cả hai đều biết nếu làm chuyện đó họ sẽ bị nguy hiểm đến mức nào.
Thám tử Poirot nói:
- Đúng thế. Như vậy là chúng ta vẫn quay lại nghi vấn ban đầu. Người đã lấy lọ moóc-phin chính là cô Elinor. Chúng ta có thể quy cho cô đã làm việc đó để bảo đảm sẽ được hưởng toàn bộ gia tài. Nhưng chúng ta cũng có thể rộng lượng, coi Elinor làm việc đó vì động cơ thương bà cô. Elinor lấy lọ thuốc để giúp bà cụ thỏa nguyện, bởi bà cụ luôn đòi chết. Cả hai trường hợp kể trên, người lấy lọ thuốc đó là Elinor, và người nhìn thấy là Mary Gerrard. Bây giờ chúng ta trở lại chuyện trong phòng khách nhỏ, nơi họ ăn lúc đó chỉ có Elinor và Mary. Và Elinor đã thủ tiêu Mary để bịt nhân chứng.
Bác sĩ Lord kiên quyết phản đối:
- Ông đúng là ngoan cố. Tôi cam đoan Elinor không phải là loại người như thế! Hơn nữa, chuyện tiền bạc không hề quan trọng đối với cô ấy... Và tôi còn nói thêm, không quan trọng đối với cả Roddy Welman. Tôi đã có lần nghe thấy họ trò chuyện với nhau và họ đụng đến vấn đề tiền bạc, nên tôi biết rõ cả hai đều không coi tiền bạc là quá quan trọng.
- Thật thế sao? Thú đấy! Bởi kiểu khẳng định của anh bạn vừa rồi bao giờ cũng làm tôi hoài nghi.
- Ông Poirot! Ông tìm mọi cách để chứng minh Elinor có tội hay sao?
- Tôi chưa khẳng định gì cả. Tôi muốn biết đầy đủ các sự kiện và tôi để chúng khẳng định ai có tội, ai không. Cô Elinor có cha mẹ, anh chị em nào không?
- Không. Cô ấy mồ côi và không có anh chị em nào hết.
- Chà, một con người đáng thương! Tôi đã nhận thấy luật sư Bulmer đề cao chuyện ấy lên để khiến hội đồng xét xử thông cảm. Thế nếu Elinor chết thì ai sẽ hưởng thừa kế của cô ấy?
- Tôi chưa nghĩ đến chuyện đó.
- Đấy là một tình tiết không bao giờ chúng ta được phép bỏ qua. Cô ấy đã làm chúc thư chưa?
Viên bác sĩ trẻ đỏ mặt, ấp úng nói:
- Tôi... tôi không biết.
Thám tử Poirot ngửa mặt nhìn lên trần, chụm cốc ngón tay lại, nói:
- Tốt nhất là anh bạn cho tôi biết...
- Biết gì?
- Tất cả những gì anh bạn biết, kể cả những điều bất lợi cho cô Elinor.
- Sao ông nói thế?
- Bởi tôi biết có một chuyện bất lợi cho Elinor mà anh bạn còn giấu tôi... Anh bạn nên cho tôi biết ngay...
- Thật ra chuyện này không quan trọng.
- Thì cứ cho là không quan trọng. Nhưng là chuyện gì vậy?
Viên bác sĩ trẻ đành miễn cường kể lại chuyện anh ta bắt gặp Elinor đứng lại ngoài cửa sổ nhà bà Hopkins, sau đó đi tiếp và cười ngặt nghẹo.
Thám tử Poirot trầm ngâm nhắc lại:
- Vậy là cô ấy hỏi Mary Gerrard: “Cô viết di chúc thật à, Mary? Đúng là buồn cười... rất buồn cười...” Và lúc đó anh bạn đã đoán ra ý nghĩ thầm kín của cô ấy chứ gì? Anh bạn cho rằng Elinor đang nghĩ rằng Mary Gerrard chẳng còn sống được bao lâu nữa đâu...
- Đấy chỉ là tôi phỏng đoán thế thôi! - Bác sĩ Lord cãi.
Thám tử Poirot nói:
- Không. Đấy không phải chỉ là một sự phỏng đoán bình thường.
- Chà! Ông vừa làm tôi nổi điên. Tôi không còn hiểu ông muốn đi đến đâu nữa? - Tôi chỉ nghiên cứu vụ án trên quan điểm bên buộc tội. Bây giờ thì tôi đã thấy được phải gỡ theo hướng nào rồi. Ta thử điểm lại các sự kiện. Có kẻ nào đã đầu độc cô Mary Gerrard bằng moóc-phin, theo tôi biết thì bằng cách cho chất độc ấy vào bánh mì kẹp thức ăn. Không có ai đụng đến số bánh mì ấy ngoài cô Elinor. Elinor lại có động cơ để có thể giết Mary Gerrard. Chính anh cũng cho rằng có thể cô Elinor đã làm việc ấy. Và xét theo mọi khả năng thì chính Elinor là thủ phạm vụ giết người. Chưa cho chứng cứ nào buộc tôi phải không tin vào điều đó.
Thám tử Poirot nói tiếp:
- Trên đây là nhìn theo một góc độ. Bây giờ ta thử nhìn theo góc độ ngược lại. Tạm thời quên đi các chứng cứ kia, ta thấy nếu thủ phạm không phải Elinor thì là ai? Hay là Mary Gerrard tự tử?
Viên bác sĩ trẻ ngồi thẳng dậy, nhăn trán:
- Ông còn thiếu chính xác.
- Tôi? Thiếu chính xác? - Nhà thám tử nổi cáu.
Không một chút bối rối, bác sĩ Lord trình bày:
- Ông vừa bảo chỉ mỗi cô Elinor đụng đến số bánh mì. Căn cứ vào đâu?
- Lúc ấy, trong lâu đài chỉ có một mình cô ấy.
- Đấy là theo như chúng ta biết. Nhưng ông quên mất rằng có một lúc cô Elinor rời khỏi tòa nhà lâu đài để ra trạm bảo vệ ngoài cổng. Trong quãng thời gian ấy, bánh mì kẹp thức ăn được để trên cái khay trong lâu đài. Rất có thể có người lẻn vào lúc ấy.
Thám tử Poirot thở một hơi rất dài, nói:
- Anh nói có lý, anh bạn thân mến. Tôi chịu. Vậy là có khả năng trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, một kẻ đã lọt vào bên trong lâu đài. Ta thử xét xem có thể là kẻ nào?
Viên thám tử ngừng lại một lát rồi nói:
- Ta thử xét một giả thuyết khác. Một kẻ nào đó, không phải Elinor, muốn giết Mary. Để làm gì? Kẻ nào có lợi sau khi Mary chết? Liệu Mary có để lại khoản tiền nào không?
- Không. Hiện nay cô ta chưa có tiền. Nhưng sau đó một tháng Elinor sẽ trao cho cô ta hai ngàn bảng Elinor đã hứa điều này, căn cứ vào ý nguyện của phu nhân Welman trước khi nhắm mắt, và do bà cụ chưa kịp làm di chúc.
- Nếu vậy, ta tạm gác lại động cơ tiền bạc. Cô Mary rất đẹp, anh nói thế chứ gì? Sắc đẹp dễ gây ra tội lỗi lắm. Cô ta có những cậu trai mê không?
- Chắc là có, nhưng tôi chưa dám khẳng định gì về chuyện ấy.
- Ai có thể cho tôi thông tin ấy?
- Ông nên hỏi bà y tá Hopkins. Bà ta là cái loa truyền thanh của thị trấn Maindensford tin tức gì bà ta cũng biết.
- Tôi muốn anh bạn trẻ cho tôi thông tin về hai nữ y tá kia.
- Một là O’Brien, gốc Ai-len, chị này là một y tá tận tụy, tuy hơn đần, thỉnh thoảng có nói dối nhưng là do óc tưởng tượng quá mạnh hơn là do chị ta định đánh lừa ai. Nói cách khác, chị ta có thói phóng đại mọi chuyện.
Viên thám tử gật đầu.
Bác sĩ Lord nói tiếp:
- Y tá thứ hai là bà Hopkins. Bà này đã ở tuổi trung niên, khôn ngoan, thậm chí ranh ma, có tài lấy lòng bất cứ ai, trình độ chuyên môn giỏi, nhưng hay nhúng mũi vào việc người khác.
- Nếu có cậu trai nào trong làng thầm yêu cô Mary, bà ta có biết không?
- Chắc chắn biết! Nhưng tôi không tin là có cậu nào. Mary đã theo học hai năm ở một trường bên Đức, và mới về chưa được bao lâu.
- Cô ấy hai mươi hai tuổi?
- Vâng.
- Liệu cô ấy có thể có một chàng người yêu nào bên Đức không?
Viên bác sĩ trẻ lộ vẻ mừng rỡ:
- Nghĩa là ông nghĩ có khả năng một thằng cha nào đó từ Đức sang đây, tìm cơ hội thuận tiện để trả thù cô ta?
- Chúng ta sa vào một vở kịch tình yêu rẻ tiền mất rồi! - Viên thám tử lắc đầu nói.
- Nhưng khả năng ấy có thể có được lắm chứ?
- Không.
- Nếu vậy ta xem các khả năng khác, thưa ông Poirot.
- Anh bạn coi tôi là nhà ảo thuật, bất cứ lúc nào cũng có thể lôi một con thỏ sống ra khỏi chiếc mũ rỗng hay sao?
- Có thể lắm chứ.
- Tôi đã thấy ra một khả năng khác. - Viên thám tử nói.
- Xin ông cho biết.
- Kẻ nào đó đã lấy lọ moóc-phin trong va-li thuốc của bà Hopkins tối hôm đó. Ta giả thiết, Mary Gerrard tình cờ bắt gặp hắn đang ăn cắp thứ đó...
- Nếu vậy cô ta đã nói ra.
- Không nhất thiết đâu, anh bạn trẻ. Ta hãy suy xét tiếp. Nếu Elinor, Roddy, y tá O’Brien hoặc ai đó mở va-li và lấy lọ thuốc, người nào nhìn thấy sẽ nghĩ sao? Hắn chỉ nghĩ rằng bà y tá kia nhờ lấy hộ, và đó là chuyện rất bình thường, chẳng có gì đáng nghi ngờ hết. Tuy nhiên kẻ lấy trộm lại không nghĩ thế, mà y rất lo! Giả sử người nhìn thấy là Mary. Tên lấy trộm ống thuốc kia rất sợ Mary sẽ tố giác việc hắn làm, và hắn tính phải thủ tiêu cô ta bằng bất cứ giá nào để bịt nhân chứng. Tôi xin khẳng định với anh bạn trẻ thân mến, là kẻ nào đã phạm một tội thường dễ dàng phạm một tội thứ hai.
Bác sĩ Lord cau mày:
- Riêng tôi, tôi vẫn tin rằng phu nhân Welman tự tử.
- Nhưng bà cụ bị liệt và vừa bị một trận tai biến thứ hai.
- Tôi biết. Nhưng tôi có cảm giác bà cụ đã có cách kiếm được một lọ moóc-phin và bà cụ để ở vị trí nào để bà có thể lấy được.
- Nếu như vậy, bà cụ phải có được lọ thuốc ấy trước lần tai biến thứ hai khi vẫn còn cử động được phần nào! Nhưng bà y tá Hopkins lại mất lọ moóc-phin kia sau lần tai biến lần thứ hai ấy.
- Rất có thể Hopkins đánh mất từ trước, nhưng đến sáng hôm ấy bà ta mới phát hiện ra. Thật ra bà ta mất cách đấy đã vài ngày.
- Nhưng bằng cách nào phu nhân Welman lấy được lọ moóc-phin trong va-li thuốc?
- Tôi không biết. Rất có thể bà cụ nhờ một người đầy tớ trong lâu đài. Và người này đã giữ kín.
- Anh bạn trẻ có nghĩ là một trong hai y tá đã bị bà cụ mua chuộc không?
- Hoàn toàn không! Bởi cả hai đều rất thận trọng trong nghề nghiệp chuyên môn. Thêm nữa cả hai đều biết nếu làm chuyện đó họ sẽ bị nguy hiểm đến mức nào.
Thám tử Poirot nói:
- Đúng thế. Như vậy là chúng ta vẫn quay lại nghi vấn ban đầu. Người đã lấy lọ moóc-phin chính là cô Elinor. Chúng ta có thể quy cho cô đã làm việc đó để bảo đảm sẽ được hưởng toàn bộ gia tài. Nhưng chúng ta cũng có thể rộng lượng, coi Elinor làm việc đó vì động cơ thương bà cô. Elinor lấy lọ thuốc để giúp bà cụ thỏa nguyện, bởi bà cụ luôn đòi chết. Cả hai trường hợp kể trên, người lấy lọ thuốc đó là Elinor, và người nhìn thấy là Mary Gerrard. Bây giờ chúng ta trở lại chuyện trong phòng khách nhỏ, nơi họ ăn lúc đó chỉ có Elinor và Mary. Và Elinor đã thủ tiêu Mary để bịt nhân chứng.
Bác sĩ Lord kiên quyết phản đối:
- Ông đúng là ngoan cố. Tôi cam đoan Elinor không phải là loại người như thế! Hơn nữa, chuyện tiền bạc không hề quan trọng đối với cô ấy... Và tôi còn nói thêm, không quan trọng đối với cả Roddy Welman. Tôi đã có lần nghe thấy họ trò chuyện với nhau và họ đụng đến vấn đề tiền bạc, nên tôi biết rõ cả hai đều không coi tiền bạc là quá quan trọng.
- Thật thế sao? Thú đấy! Bởi kiểu khẳng định của anh bạn vừa rồi bao giờ cũng làm tôi hoài nghi.
- Ông Poirot! Ông tìm mọi cách để chứng minh Elinor có tội hay sao?
- Tôi chưa khẳng định gì cả. Tôi muốn biết đầy đủ các sự kiện và tôi để chúng khẳng định ai có tội, ai không. Cô Elinor có cha mẹ, anh chị em nào không?
- Không. Cô ấy mồ côi và không có anh chị em nào hết.
- Chà, một con người đáng thương! Tôi đã nhận thấy luật sư Bulmer đề cao chuyện ấy lên để khiến hội đồng xét xử thông cảm. Thế nếu Elinor chết thì ai sẽ hưởng thừa kế của cô ấy?
- Tôi chưa nghĩ đến chuyện đó.
- Đấy là một tình tiết không bao giờ chúng ta được phép bỏ qua. Cô ấy đã làm chúc thư chưa?
Viên bác sĩ trẻ đỏ mặt, ấp úng nói:
- Tôi... tôi không biết.
Thám tử Poirot ngửa mặt nhìn lên trần, chụm cốc ngón tay lại, nói:
- Tốt nhất là anh bạn cho tôi biết...
- Biết gì?
- Tất cả những gì anh bạn biết, kể cả những điều bất lợi cho cô Elinor.
- Sao ông nói thế?
- Bởi tôi biết có một chuyện bất lợi cho Elinor mà anh bạn còn giấu tôi... Anh bạn nên cho tôi biết ngay...
- Thật ra chuyện này không quan trọng.
- Thì cứ cho là không quan trọng. Nhưng là chuyện gì vậy?
Viên bác sĩ trẻ đành miễn cường kể lại chuyện anh ta bắt gặp Elinor đứng lại ngoài cửa sổ nhà bà Hopkins, sau đó đi tiếp và cười ngặt nghẹo.
Thám tử Poirot trầm ngâm nhắc lại:
- Vậy là cô ấy hỏi Mary Gerrard: “Cô viết di chúc thật à, Mary? Đúng là buồn cười... rất buồn cười...” Và lúc đó anh bạn đã đoán ra ý nghĩ thầm kín của cô ấy chứ gì? Anh bạn cho rằng Elinor đang nghĩ rằng Mary Gerrard chẳng còn sống được bao lâu nữa đâu...
- Đấy chỉ là tôi phỏng đoán thế thôi! - Bác sĩ Lord cãi.
Thám tử Poirot nói:
- Không. Đấy không phải chỉ là một sự phỏng đoán bình thường.
Danh sách chương