Thì ra là thằng Nô và thầy Đồ, một người thò tay bóp cổ còn một người đang lấy rơm rải trong ngục nhét vào miệng cụ Lý. Cụ vừa phun rơm trong miệng ra vừa vùng dậy mắng chửi.
Trời đã tờ mờ sáng, tiếng gậy gộc va vào nhau, tiếng bước chân của đám lính vang lên càng lúc càng gần. Cụ Lý sợ xanh mắt mèo, chúng nó lại đến đánh mình đấy à? Cái thân tàn này chịu thêm trận đòn nữa chắc cụ sẽ chết mất! Đám lính tiến lại gần, hôm qua chỉ đánh gậy, hôm nay còn có thêm roi da, xích sắt, dây thừng, bàn đinh... đủ thứ cực hình đáng sợ. Nhưng điều bất ngờ là hôm nay quan huyện lại đích thân đến đây.
"Quan ơi! Con lạy quan soi xét, con bị oan thật mà!"
Đáp lại lời cầu xin thống thiết của cụ Lý, quan huyện chỉ cười khà khà:
"Nhà ngươi bị oan hay không không quan trọng. Quan trọng là ta vừa mắt con gái nhà ngươi rồi! Chỉ cần ngươi gả con gái cho ta, ta liền thả ngươi ngay lập tức, khà khà khà..."
"Quan ơi, xin quan tha cho, con gái con không làm lẽ được đâu..."
Cụ Lý mếu máo khóc, có lẽ vì vừa mới bị bà Cả hiện hồn về hỏi tội, nên cụ không dám để cô Ngải chịu khổ nữa.
"Mày không nghe à? Vậy tao cho đánh chết mày, mày chết rồi con vợ mày cũng gả nó cho tao thôi!"
"Nhưng... nhưng mà bà huyện không cho quan lấy vợ bé đâu..."
Cụ Lý vẫn cố lấy lý do, nếu gả con Ngải cho quan, bà huyện dữ như hổ cái sẽ đánh chết nó mất.
"Mày khỏi phải lo, tao giấu nó nuôi bên ngoài, mụ vợ không biết được đâu! Thế nào? Vẫn không nghe hả? Chúng bay đâu xích nó lại đánh tiếp cho ông!"
Đám lính nhấc cụ Lý lên như nhấc con nhái, vừa giơ xích lên cụ đã rúm ró lại:
"Gả! Con gả con gái cho quan!"
Nhờ thế mà cụ Lý được thả về. Đêm đó, có một cái kiệu nhỏ màu đỏ rực, không biết từ đâu xuất hiện trước cửa nhà cụ.
Con ơi... con thương thầy, con gả cho quan huyện được không con? Gả cho quan rồi con sướng như bà hoàng bà chúa, cả đời không phải lo ăn lo mặc cái gì! Con ơi, con thương thầy con cứu thầy đi con..."
Cụ Lý nằm ẹp trên giường không đi nổi, trên người cụ chi chít vết máu ai nhìn cũng thấy xót.
Cô Ngải cười chua chát, thầy cũng đồng ý với quan huyện rồi, còn phải hỏi ý cô làm gì nữa? Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cô không có quyền lựa chọn. Cô nghe nói quan huyện là một lão háo sắc, bà huyện cũng dữ như cọp cái, những ngày tháng sau này e rằng cô sẽ không được sống yên.
Cô Ngải ngồi đờ đẫn như một con rối, mặc kệ cho đám người hầu trang điểm, vấn tóc, mặc váy áo đẹp đẽ cho cô. Cô nghĩ trong lòng, cô sẽ gả cho quan làm trọn đạo hiếu với thầy, nhưng cái gả cho quan không phải một người sống, mà... chỉ là một cỗ thi thể thôi!
Cô Ngải giấu một cây kéo vào ống tay áo, mỉm cười điềm nhiên để cụ Lý dắt cô đi lên cái kiệu nhỏ màu đỏ. Mẹ con bà Hai mừng như mở cờ trong bụng, nhìn đi, con Ngải còn chẳng bằng nổi vợ lẽ, ít ra vợ lẽ người ta vẫn còn được vào cửa, còn con này chỉ được giấu bên ngoài nuôi trộm thôi! Bà Hai vạch sẵn trong đầu một loạt kế hoạch, đem chuyện quan huyện lén nuôi cô Ngải bên ngoài truyền đến tai bà huyện.
"Hức... cô ơi, sao cô lại khổ quá vậy cô..."
Con Bé là người hầu của cô Ngải, lần này cô gả đi nó cũng đi theo cô.
Cô Ngải lau lau nước mắt trên mặt nó, đặt vào tay nó mấy nén bạc:
"Khổ thân em, sao cứ phải đi theo cô chịu khổ như vậy? Lát nữa kiệu đi khuất mắt thầy, em hãy cầm số tiền này đi đến nơi khác mà sinh sống!"
"Không, từ bé cô đã cưu mang em, cô đuổi em đi vậy thà cô để em nhảy sông chết luôn cho rồi!"
"Con bé này phủi phui cái mồm!"
Cô Ngải không nói nổi con Bé, đành thở dài để nó đi theo. Con Bé vừa tủi vừa giận nhìn cái kiệu trơ trọi ngoài cửa, đến người khiêng kiệu cũng không có. Cái kiệu bé tí đã vậy còn trông cũ nát không biết từ đời nào.
Mọi người sốt ruột ngóng chờ xem kiệu phu ở đâu, chờ mãi chờ mãi, thẳng đến lúc điểm canh ba, mới có bốn người kiệu phu lầm lì đi từ góc khuất ra. Bốn người ai nấy đều cúi đầu, không ai nhìn rõ mặt.
Cô Ngải ngồi trong kiệu, căng thẳng nắm chặt cây kéo trong tay nên không biết chuyện bên ngoài. Mãi sau mới thấy kiệu nâng lên, còn nghe tiếng con Bé nức nở khóc đi dưới kiệu, cô mới ảm đạm vén màn kiệu lên. Cô sẽ chờ đến lúc kiệu đi khuất mắt mọi người, thì sẽ tự vẫn bằng cây kéo này!
Thế nhưng, giây phút cô vén màn kiệu lên, từng sợi lông tơ trên người cô như dựng đứng, da dầu tê rần. Bên ngoài người ta thấy bốn người kiệu phu khiêng kiệu cho cô, nhưng bằng đôi mắt của cô, cô Ngải chỉ thấy đó là bốn cái hình nhân trắng toát!
"Không... dừng lại! Mau dừng lại! Thả tôi xuống!"
Cô Ngải linh cảm cái kiệu này sao mà quái khí đến vậy, cô la hét phản kháng nhưng bốn cái hình nhân kia không hề có ý định dừng lại. Cô hoảng sợ gọi cái Bé đang đi dưới kiệu:
"Bé! Cái kiệu này không bình thường! Chúng ta phải chạy thôi..."
Trời đã tờ mờ sáng, tiếng gậy gộc va vào nhau, tiếng bước chân của đám lính vang lên càng lúc càng gần. Cụ Lý sợ xanh mắt mèo, chúng nó lại đến đánh mình đấy à? Cái thân tàn này chịu thêm trận đòn nữa chắc cụ sẽ chết mất! Đám lính tiến lại gần, hôm qua chỉ đánh gậy, hôm nay còn có thêm roi da, xích sắt, dây thừng, bàn đinh... đủ thứ cực hình đáng sợ. Nhưng điều bất ngờ là hôm nay quan huyện lại đích thân đến đây.
"Quan ơi! Con lạy quan soi xét, con bị oan thật mà!"
Đáp lại lời cầu xin thống thiết của cụ Lý, quan huyện chỉ cười khà khà:
"Nhà ngươi bị oan hay không không quan trọng. Quan trọng là ta vừa mắt con gái nhà ngươi rồi! Chỉ cần ngươi gả con gái cho ta, ta liền thả ngươi ngay lập tức, khà khà khà..."
"Quan ơi, xin quan tha cho, con gái con không làm lẽ được đâu..."
Cụ Lý mếu máo khóc, có lẽ vì vừa mới bị bà Cả hiện hồn về hỏi tội, nên cụ không dám để cô Ngải chịu khổ nữa.
"Mày không nghe à? Vậy tao cho đánh chết mày, mày chết rồi con vợ mày cũng gả nó cho tao thôi!"
"Nhưng... nhưng mà bà huyện không cho quan lấy vợ bé đâu..."
Cụ Lý vẫn cố lấy lý do, nếu gả con Ngải cho quan, bà huyện dữ như hổ cái sẽ đánh chết nó mất.
"Mày khỏi phải lo, tao giấu nó nuôi bên ngoài, mụ vợ không biết được đâu! Thế nào? Vẫn không nghe hả? Chúng bay đâu xích nó lại đánh tiếp cho ông!"
Đám lính nhấc cụ Lý lên như nhấc con nhái, vừa giơ xích lên cụ đã rúm ró lại:
"Gả! Con gả con gái cho quan!"
Nhờ thế mà cụ Lý được thả về. Đêm đó, có một cái kiệu nhỏ màu đỏ rực, không biết từ đâu xuất hiện trước cửa nhà cụ.
Con ơi... con thương thầy, con gả cho quan huyện được không con? Gả cho quan rồi con sướng như bà hoàng bà chúa, cả đời không phải lo ăn lo mặc cái gì! Con ơi, con thương thầy con cứu thầy đi con..."
Cụ Lý nằm ẹp trên giường không đi nổi, trên người cụ chi chít vết máu ai nhìn cũng thấy xót.
Cô Ngải cười chua chát, thầy cũng đồng ý với quan huyện rồi, còn phải hỏi ý cô làm gì nữa? Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cô không có quyền lựa chọn. Cô nghe nói quan huyện là một lão háo sắc, bà huyện cũng dữ như cọp cái, những ngày tháng sau này e rằng cô sẽ không được sống yên.
Cô Ngải ngồi đờ đẫn như một con rối, mặc kệ cho đám người hầu trang điểm, vấn tóc, mặc váy áo đẹp đẽ cho cô. Cô nghĩ trong lòng, cô sẽ gả cho quan làm trọn đạo hiếu với thầy, nhưng cái gả cho quan không phải một người sống, mà... chỉ là một cỗ thi thể thôi!
Cô Ngải giấu một cây kéo vào ống tay áo, mỉm cười điềm nhiên để cụ Lý dắt cô đi lên cái kiệu nhỏ màu đỏ. Mẹ con bà Hai mừng như mở cờ trong bụng, nhìn đi, con Ngải còn chẳng bằng nổi vợ lẽ, ít ra vợ lẽ người ta vẫn còn được vào cửa, còn con này chỉ được giấu bên ngoài nuôi trộm thôi! Bà Hai vạch sẵn trong đầu một loạt kế hoạch, đem chuyện quan huyện lén nuôi cô Ngải bên ngoài truyền đến tai bà huyện.
"Hức... cô ơi, sao cô lại khổ quá vậy cô..."
Con Bé là người hầu của cô Ngải, lần này cô gả đi nó cũng đi theo cô.
Cô Ngải lau lau nước mắt trên mặt nó, đặt vào tay nó mấy nén bạc:
"Khổ thân em, sao cứ phải đi theo cô chịu khổ như vậy? Lát nữa kiệu đi khuất mắt thầy, em hãy cầm số tiền này đi đến nơi khác mà sinh sống!"
"Không, từ bé cô đã cưu mang em, cô đuổi em đi vậy thà cô để em nhảy sông chết luôn cho rồi!"
"Con bé này phủi phui cái mồm!"
Cô Ngải không nói nổi con Bé, đành thở dài để nó đi theo. Con Bé vừa tủi vừa giận nhìn cái kiệu trơ trọi ngoài cửa, đến người khiêng kiệu cũng không có. Cái kiệu bé tí đã vậy còn trông cũ nát không biết từ đời nào.
Mọi người sốt ruột ngóng chờ xem kiệu phu ở đâu, chờ mãi chờ mãi, thẳng đến lúc điểm canh ba, mới có bốn người kiệu phu lầm lì đi từ góc khuất ra. Bốn người ai nấy đều cúi đầu, không ai nhìn rõ mặt.
Cô Ngải ngồi trong kiệu, căng thẳng nắm chặt cây kéo trong tay nên không biết chuyện bên ngoài. Mãi sau mới thấy kiệu nâng lên, còn nghe tiếng con Bé nức nở khóc đi dưới kiệu, cô mới ảm đạm vén màn kiệu lên. Cô sẽ chờ đến lúc kiệu đi khuất mắt mọi người, thì sẽ tự vẫn bằng cây kéo này!
Thế nhưng, giây phút cô vén màn kiệu lên, từng sợi lông tơ trên người cô như dựng đứng, da dầu tê rần. Bên ngoài người ta thấy bốn người kiệu phu khiêng kiệu cho cô, nhưng bằng đôi mắt của cô, cô Ngải chỉ thấy đó là bốn cái hình nhân trắng toát!
"Không... dừng lại! Mau dừng lại! Thả tôi xuống!"
Cô Ngải linh cảm cái kiệu này sao mà quái khí đến vậy, cô la hét phản kháng nhưng bốn cái hình nhân kia không hề có ý định dừng lại. Cô hoảng sợ gọi cái Bé đang đi dưới kiệu:
"Bé! Cái kiệu này không bình thường! Chúng ta phải chạy thôi..."
Danh sách chương