Việc làm của ông trung tá
Trung tá Klimentiev có những sợi tóc đen nhánh như than đá, như nước sơn đen được sơn lên sắt, những sợi tóc ấy nằm phẳng trên đầu y, chia ra làm hai phần, bộ ria tròn dưới mũi y trông như được bôi mỡ. Bụng y chưa to và tuy đã bốn mươi nhăm tuổi, Klimentiev vẫn đi đứng như một quân nhân trẻ tuổi, thân thể cuộc đời, quắc thước. Trong giờ làm việc không bao giờ y cười hoặc mỉm cười, bộ mặt rầu rầu, u ám của y vì thế lại càng thêm nặng nề.
Tuy hôm nay là ngày Chủ nhật, y đến Viện còn sớm hơn ngày thường. Y đi ngang sang sân vận động trong lúc đám tù nhân đang giờ đi lại trong sân. Chỉ cần liếc mắt nhìn qua một cái, y đã ghi nhận hết tất cả những vi phạm. Nhưng việc can thiệp ngay vào những vi phạm của bọn tù nhân không phải là việc xứng đáng với cấp bậc của y, Klimentiev đi thẳng vào tòa nhà chính và vừa đi y vừa ra lệnh cho Trung úy Nadelashin đi gọi tù nhân Nerzhin đến trình diện y, cả Nadelashin cũng phải đến văn phòng gặp y nữa. Trong lúc đi qua sân, y nhận thấy rằng có nhiều tù nhân đi trước y bước vội hơn và nhiều tù nhân khác ở ngang đường y đi bước chậm lại hơn hoặc là đổi hướng đi. Y biết họ làm thế để khỏi phải chào y, y biết nhưng vẫn lạnh lùng, vẫn không cho đó là một chuyện đáng để y bực bội. Y biết sở dĩ những tù nhân có thái độ đó là vì càng thèm thuồng địa vị của y, phần lớn là vì chúng bối rối, ngượng nghịu trước những người bạn tù của chúng, chúng không muốn tỏ ra hèn hạ, nịnh bợ. Gần như bất cứ tù nhân nào cũng tỏ ra hòa nhã, thân thiện với y khi được gọi riêng tới văn phòng y, nhiều tên còn năn nỉ, xin xỏ đặc ân nữa. Có nhiều hạng người ở trong tù và giá trị của họ khác nhau xa. Klimentiev đã hiểu như thế từ lâu rồi, y tôn trọng quyền tự kiêu của những tù nhân, y giữ vững quyền của y là bắt tất cả phải giữ đúng luật lệ. Là một quân nhân thuần túy, y tin rằng y đem đến cho nhà tù Mavrino một kỷ luật - không phải thứ kỷ luật làm cho con người mất phẩm giá mà là thứ kỷ luật chính đáng của quân đội.
Y mở cửa văn phòng. Trong phòng đầy hơi nóng và máy sưởi điện tỏa ra một thứ mùi sơn cháy khó ngửi. Người Trung tá mở khung thông hơi trên cánh cửa sổ, cởi áo khoác ngoài xuống ghế, thân hình vạm vỡ của y làm chật căng bộ quân phục, và y cúi nhìn mặt bàn bừa bộn giấy tờ. Tờ lịch ngày thứ Bảy trên tập lịch để bàn vẫn chưa được lật qua. Trên trang lịch đó có ghi hàng chữ:
"Cây Mùa Xuân?"
Trong văn phòng trơ trụi này, nơi vật duy nhất có công dụng là cái tủ sắt đựng hồ sơ lý lịch của tù nhân, nửa tá ghế, một máy điện thoại và một ổ máy nhấn chuông gọi. Đó là nơi mà Trung tá Klimentiev - không cần có dụng cụ gì khác - kiểm soát, điều động cuộc sống của 281 người và việc làm của 50 giám thị đề lao.
Mặc dù sự kiện y đến làm việc ngày Chủ nhật - y sẽ được nghỉ trọn một ngày trong tuần - và y đến sớm hơn giờ hành chánh nửa tiếng, Klimentiev vẫn không để lạc tác phong làm việc đúng đắn thường ngày của y.
Trung úy Nadelashin đứng trước mặt y với vẻ bối rối, sợ hãi thấy rõ. Trên hai gò má phính phính của Nadelashin hiện ra hai vết tròn đỏ. Gã sợ bị Trung tá này tuy rằng chưa bao giờ Klimentiev ghi những sơ suất, lỗi lầm quá nhiều của gã vào hồ sơ riêng. Nadelashin mặt tròn lố bịch, quê kệch, không có qua một vẻ quân nhân nào, cố gắng tỏ ra thoải mái mà không được.
Nadelashin báo cáo rằng đêm trực của gã đêm qua đã trôi qua trong trật tự hoàn toàn, không có qua một vi phạm nào nhưng có hai sự kiện lạ đã xảy ra. Một sự kiện đã được gã viết thành báo cáo. Đã đặt tờ báo cáo lên góc bàn và lập tức tờ giấy bay xuống đất, lượn vòng và chui vào gầm ghế. Nadelashin vội vã đuổi theo, chổng mông lên lượm tờ giấy đem trở lại bàn. Sự kiện đáng kể thứ hai là hai tù nhân Bobynin và Pryanchikov được gọi về Tổng Bộ An ninh trong đêm qua.
Ông Trung tá An ninh nhếch lông mày khi hỏi viên Trung úy những chi tiết về việc hai tù nhân được gọi đi và trả về. Tin này là một tin không những là không vui mà lại còn chứa đựng đe dọa nguy hiểm nữa. Người phụ trách vấn đề an ninh trong nhà tù đặc biệt này như lúc nào cũng ngồi trên miệng núi lửa - lúc nào cũng ở ngay dưới lỗ mũi của ông Tổng trưởng. Nơi đây không phải là một nhà tù ở một khu rừng xa xôi nào đó, nơi người sĩ quan chỉ huy có thể có cả một tiểu đội vợ bé và muốn làm gì thì làm như một lãnh chúa. Ở đây người ta phải theo đúng luật lệ và không bao giờ được hành động theo sự giận dữ hay theo lòng thương hại. Nhưng chính Klimentiev lại là loại người không bao giờ để cho việc làm của y bị ảnh hưởng bởi giận dữ hay thương hại, y không sợ rằng hai tù nhân Bobynin và Pryanchikov có thể than phiền với cấp trên về những hành động trái luật của y. Sau một thời gian hành nghề lâu năm kinh nghiệm sống cho Klimentiev thấy rằng y không có gì phải sợ những tù nhân, những người làm hại y đều là những bọn đồng nghiệp của y.
Sau đó Klimentiev nhìn xuống bản báo cáo của Nadelashin và thấy ngay cả bản viết này chỉ là một cái gì ngớ ngẩn, ngu ngốc. Y bắt đầu khiển trách Nadelashin. Y nhớ lại tất cả những lỗi lầm mà Nadelashin đã phạm trong thời gian vừa qua, như chuyện buổi sáng để cho bọn tù đi chậm mất hai phút để cho rất nhiều chiếc giường của bọn tù trong tình trạng bê bối không ngăn nắp, Nadelashin không bao giờ tỏ ra đủ cứng rắn cần thiết để có thể gọi những tên tù làm giường không cẩn thận trở lại, bắt chúng làm lại giường của chúng cho thật ngay ngắn. Y từng nhiều lần nói với Nadelashin về vấn đề này nhưng y chỉ mất công vô ích. Và có những chuyện gì đã xảy ra trong buổi tập thể dục sáng nay? Gã Doronin đứng ngay trên ranh cấm của sân tập, nhìn vào khu đất cấm, nơi gã nhìn là một vùng đất hoang rất tiện cho một cuộc vượt ngục. Và án tù của Doronin là hai mươi lăm năm, hồ sơ của hắn có ghi tội giả mạo giấy tờ và từng bị tầm nã trên khắp Liên bang trong hai năm trời. Vậy mà không một ai bắt hắn phải đi vào hàng. Lại còn tên Rerasimovich nữa. Tên này không đi trong hàng như mọi người mà lại một mình đi lững thững về phía nhà máy điện sau hàng cây sồi. Và Gerasimovich phạm tội gì? Hắn đang sống hạn tù thứ hai - hắn bị bắt vì vi phạm điều 58, khoản IA, liên can đến điều 19. Nói cách khác, hắn bị tù vì tội phản nghịch của hắn cũng không sao chứng minh được rằng hắn tới Leningrad trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh không phải là để chờ đợi bọn Đức Quốc Xã. Phải chăng Nadelashin đã quên rằng bổn phận của một sĩ quan an ninh là phải luôn luôn xem hồ sơ của tù nhân và luôn luôn kiểm soát những hành động của tù nhân? Và sau cùng, đồng chí bận quân phục bê bối như vầy mà đồng chí được coi ư? Áo đồng chí sộc sệch - Nadelashin vội kéo lại vạt áo. Ngôi sao trên mũ đồng chí lệch - Nadelashin vội sửa lại. Đồng chí chào yếu xìu như một bà già. Vì đồng chí bê bối như vậy nên bọn tù coi thường đồng chí, chúng không chịu làm giường mền ngay ngắn khi chúng thấy đồng chí trực nhật. Để giường mền không ngay ngắn là một đe dọa nguy hiểm cho kỷ luật chung của nhà tù. Hôm nay chúng không chịu làm giường, ngày mai chúng sẽ từ chối làm việc.
Sau đó Trung tá Klimentiev cho lệnh tập hợp những viên giám thị sắp đưa tù nhân đi gặp thân nhân vào phòng họp để nhận chỉ thị. Nerzhin được để đứng chờ ngoài hành lang. Nadelashin được phép ra khỏi phòng.
Trung úy Nadelashin cảm thấy tinh thần gã xuống thấp. Gã rầu rĩ và hối hận nhiều mỗi lần hắn bị khiển trách, gã nhận rằng những gì cấp trên nhận xét về gã đều đúng và gã tự hứa nhất định sẽ không vi phạm những lỗi lầm ấy nữa. Nhưng rồi công việc bắt buộc gã phải tiếp xúc với những tù nhân kéo gã đi theo ý muốn của họ, tù nhân nào cũng thèm khát được hưởng một chút tự do, và Nadelashin không sao từ chối được. Gã chỉ còn hy vọng rằng những nhượng bộ của gã cho tù nhân không bị cấp trên phát giác.
Klimentiev rút cây bút ra gạch bỏ hàng chữ "Cây Mùa Xuân" trên tờ lịch đi. Hôm qua y đã quyết định về vấn đề này.
Trong những nhà tù đặc biệt này chưa từng bao giờ có Cây Mùa Xuân. Klimentiev nhớ rằng chưa từng bao giờ có một phép lạ như thế xảy ra. Nhưng năm nay, ở đây, một số đông tù nhân - những tù nhân có giá, được trọng nể - nhất định đòi họ phải có Cây Mùa Xuân. Và thoạt đầu, Klimentiev nghĩ: tại sao lại không cho phép họ có một Cây Mùa Xuân? Tù nhân có Cây Mùa Xuân thì đã sao? Hại gì? Không thể có chuyện xảy ra hỏa hoạn vì chạm điện rồi, ở đây toàn là những kỹ sư điện và giáo sư điện khí. Trong đêm cuối năm, một Cây Mùa Xuân sẽ quan trọng và cần thiết cho các tù nhân, nhất là khi tất cả những nhân viên tự do đều về vui chơi ở Mạc Tư Khoa, cuộc kiểm soát ở đây sẽ lỏng lẻo vì thiếu nhân viên. Klimentiev biết rằng đêm cuối năm là đêm khổ sở nhất cho những kẻ bị tù, trong đêm ấy rất có thể có những tù nhân làm những hành động cuồng dại và vô vọng. Vì vậy đêm qua y đã gọi điện thoại về Bộ để hỏi ý kiến thượng cấp của y về việc cho những nhà tù có điều cấm tù nhân không được dùng nhạc khí, nhưng họ tìm mãi không thấy điều luật nào nói về Cây Mùa Xuân. Vì vậy mặc dù họ không chính thức chấp nhận cho tù nhân làm Cây Mùa Xuân, họ cũng không ra mặt cấm. Kinh nghiệm và sự khôn ngoan sáng suốt cho Trung tá Klimentiev biết y phải làm sao trong trường hợp này. Đêm qua, trong khi ngồi xe điện ngầm để về nhà, y đã quyết định: được rồi, cho họ làm Cây Mùa Xuân.
Trên đường đi vào trạm xe điện ngầm, Klimentiev đã nghĩ ngợi về y với sự hài lòng. Y thấy y là một người thông minh, một người có khả năng quyết định công việc không cần cấp trên phải bảo. Y không phải là một viên chức ngu ngốc không có sáng kiến, y còn là một người tốt nữa, nhưng bọn tù sẽ không bao giờ biết y là một người tốt, chúng sẽ không bao giờ biết rằng vì ai chúng có Cây Mùa Xuân, ai muốn cho chúng có Cây Mùa Xuân, ai không muốn.
Chính vì cảm nghĩ mình là một người tốt nên Klimentiev không len lỏi chen vào toa xe điện như những thị dân Mạc Tư Khoa vội vã về nhà và muốn chiếm chỗ ngồi trong xe, y để cho mọi người vào trước và y là người cuối cùng bước vào toa xe trước khi cánh cửa đóng lại. Không tìm ghế ngồi, y đứng vịn cánh tay vào cột và nhìn khuôn mặt cương nghị, can đảm của y phản chiếu trên làn kiếng cửa sổ toa xe, sau làn kiếng ấy là hầm tối và những ống hơi, những dây điện chạy dài vô tận. Rồi y rời mắt nhìn về một thiếu phụ ngồi gần chỗ y đứng. Thiếu phụ này ăn bận gọn ghẽ, đàng hoàng nhưng không đắt tiền, chiếc áo đen nàng bận thuộc loại hàng nhân tạo, vai nàng choàng chiếc khăn cũng bằng thứ hàng này. Một chiếc cặp da đặt ngay ngắn trên hai đùi nàng, Klimentiev nghĩ rằng khuôn mặt nàng khá xinh, dễ thương nhưng mệt mỏi, và vẻ mặt nàng có một cái gì khác với những thiếu phụ hãy còn trẻ khác, nàng có vẻ như không hề chú ý gì đến những chuyện xảy ra quanh nàng.
Đúng lúc Klimentiev đang nhìn nàng, người thiếu phu ngước mắt lên và mắt nàng bắt gặp mắt y. Hai người nhìn nhau với những đôi mắt vô hồn, vô tình cảm như những kẻ đi tàu, đi xe tình cờ nhìn nhau trong khoảnh khắc thời gian nào đó. Rồi khi đôi mắt người thiếu phụ chớp chớp như để dò hỏi, Klimentiev, nhờ thói quen nghề nghiệp, đã nhớ lại được mặt nàng. Y biết nàng là ai và y không sao dấu nổi vẻ y biết nàng là ai. Về phần người thiếu phụ, nàng nhìn thấy vẻ do dự của Klimentiev và nàng biết rằng nàng đã đoán đúng.
Người thiếu phụ này là vợ của tù nhân Nerzhin. Klimentiev từng nhìn thấy nàng khi nàng đến thăm chồng ở nhà tù Taganka.
Nàng nhíu đôi lông mày, đưa mắt nhìn đi, rồi lại nhìn trở lại mặt Klimentiev. Bây giờ Klimentiev nhìn qua cửa toa ra đường hầm nhưng ở góc mắt y, y cảm biết là người thiếu phụ đang nhìn y. Rồi nàng đứng dậy và với một vẻ quả quyết thấy rõ, nàng đi tới chỗ Klimentiev. Y bắt buộc phải quay lại nhìn nàng.
Nàng đứng lên với sự quả quyết nhưng vừa rời khỏi chỗ ngồi, vẻ quả quyết của nàng tan rã ngay và nàng trở thành bối rối, ngần ngại, do dự, mặc dù có cái cặp da nặng trên tay, nàng có vẻ như người đứng dậy để nhường chỗ ngồi cho ông Trung tá đứng trước mặt nàng. Trên đầu nàng treo nặng cái số phận không may của những người vợ những tù nhân chính trị - vợ của những kẻ bị coi là kẻ thù nhân dân, dù rằng những người đàn bà này làm gì, đi đâu, ở đâu, một khi người ta biết họ là vợ những chính trị phạm đang bị tù họ cũng như kéo theo cái xấu xa ghê gớm của chồng họ. Trước mắt mọi người, họ cùng chịu chung tình trạng khốn nạn của những kẻ bất lương mà họ đã dại dột lỡ trao thân, gửi phận. Và những người đàn bà khốn khổ này cảm thấy họ có tội thực sự, họ đáng bị khinh bỉ thực sự trong khi người chồng họ, những kẻ thù đích thực của nhân dân, vì chỉ sống ở trong tù, không cảm thấy.
Đứng ngay trước mặt Klimentiev để cho y có thể nghe được tiếng mình nói trên tiếng động của con tàu, người thiếu phụ cất tiếng:
"Đồng chí Trung tá… Xin tha lỗi cho tôi… Ông là vị chỉ huy chồng tôi, phải không ạ?"
Trong nhiều năm sống với chức vụ sĩ quan an ninh nhà tù, Klimentiev từng thấy đủ các hạng đàn bà đứng trước mặt y, và y không thấy có gì lạ trong vẻ sợ hãi, do dự, bối rối của họ. Nhưng trong lòng con tàu này, giữa mọi người và trước mắt mọi người, mặc dù người thiếu phụ này tỏ ra thận trọng, vẻ sợ hãi van xin của nàng cũng là một cái gì lạc chỗ.
"Ngồi xuống chứ… Sao lại đứng lên? Ngồi đi".
Klimentiev bối rối nói. Y muốn nắm tay áo người thiếu phụ, đưa nàng trở lại chỗ ngồi, nhưng nàng nói:
"Thưa… không sao…"
Người thiếu phụ lùi xa hơn một chút để Klimentiev khỏi nắm được tay áo nàng, nàng nhìn vào mặt y, đôi mắt nàng biểu lộ một ý van xin mạnh mẽ gần như là cuồng dại:
"Trung tá làm ơn cho tôi biết… tại sao gần một năm nay tôi không được thăm chồng tôi? Tại sao vợ chồng tôi không được gặp nhau? Bao giờ tôi được gặp? Xin cho biết…"
Có một sự ngẫu nhiên vừa xảy ra, lạ lùng như là một hạt cát tình cờ bay trúng một hạt cát khác nằm cách xa cả trăm thước: vừa mới tuần trước đây Cơ quan MGB phụ trách an ninh nhà tù vừa mới cho phép một số tù nhân được quyền gặp vợ con, cha mẹ, trong số tù nhân này có Gleb Nerzhin, chồng của người thiếu phụ này. Gleb Nerzhin sẽ được gặp mặt trong ngày Chủ nhật 25 tháng Chạp ở nhà tù Lefortovo. Nhưng cùng với giấy phép này, những thượng cấp của Klimentiev còn ghi lệnh cuộc thăm viếng không được "niêm yết" và tù nhân không được tự mình báo tin về cho vợ, tù nhân phải cho ban quản đốc biết địa chỉ của vợ và ban quản đốc sẽ gửi thư đến địa chỉ đó báo cho người đàn bà biết.
Nerzhin đã được Klimentiev gọi vào văn phòng để hỏi địa chỉ của vợ hắn, nhưng Nerzhin nói là hắn không biết. Kinh nghiệm cho Klimentiev biết rằng Nerzhin không muốn tiết lộ địa chỉ của vợ vì hắn không muốn làm hại vợ hắn. Bởi vì một khi thư gọi của nhà tù gửi đến, tất cả những người sống quanh vợ tù nhân sẽ biết và tự nhiên, họ sẽ tẩy chay người vợ tù nhân. Không một tù nhân nào muốn cho vợ con còn sống ở ngoài rơi vào cảnh bị tẩy chay, bị nghi ngờ, khinh bỉ ấy.
Khi Nerzhin nói rằng hắn không biết địa chỉ của vợ, Klimentiev nói rằng nếu không biết, hắn sẽ không được gặp vợ hắn. Và Klimentiev đã quyết định gạch tên Gleb Nerzhin khỏi bản danh sách những tù nhân được gặp vợ trong ngày Chủ nhật này.
Và giờ đây, sự tình cờ dàn xếp cho Klimentiev gặp người vợ của Nerzhin trong toa xe điện ngầm đang chạy. Nàng đang đứng bối rối trước mặt y và những kẻ khác đang chú ý nhìn họ.
"Chị được phép thăm nhưng chị phải cho chúng tôi biết địa chỉ" - Klimentiev nói lớn để người thiếu phụ có thể nghe rõ được tiếng y trên tiếng động của con tàu đang di chuyển - "Lệnh thăm không được niêm yết".
"Nhưng tôi sắp phải đi xa" - nét mặt người thiếu phụ trở nên linh động, tràn đầy hy vọng bất ngờ, nàng nói lớn - "Tôi sắp phải đi xa. Tôi không có địa chỉ nhất định".
Klimentiev nghĩ rằng nàng nói dối. Y tính đến trạm tới y sẽ tới toa tàu và nếu người thiếu phụ này theo y, trong khung cảnh tương đối vắng vẻ của trạm xe buổi tối y sẽ giải thích cho nàng hiểu rằng y không thể tiếp chuyện nàng ở ngoài đường như thế này, muốn hỏi gì về chồng nàng, nàng phải làm đơn gửi về Bộ An ninh.
Trong khi đó người vợ của tù nhân Gleb Nerzhin, kẻ thù của nhân dân, như quên tư cách đáng khinh của mình, nàng nhìn thẳng vào mặt viên Trung tá và đôi mắt nàng lúc đó là đôi mắt sôi nổi nồng nàn, đòi hỏi, đó là đôi mắt của một người bất mãn khi thấy quyền lợi của mình không được tôn trọng. Klimentiev ngạc nhiên vì ánh mắt ấy. Y tự hỏi không biết có một sức mạnh gì đã buộc chặt người đàn bà này vào gã đàn ông tù nhân kia, có sức mạnh nào đã làm cho nàng mù quáng hy vọng chờ đợi được đoàn tụ với người chồng mà nàng đã phải sống xa không biết bao nhiêu năm, với những chồng chỉ đem đến cho đời nàng những bi thảm, những chồng có thể tàn phá cả đời nàng.
"Tôi cần được gặp chồng tôi. Tôi cần lắm…"
Nàng nói, đôi mắt mở lớn, như nàng cần làm cho Klimentiev tin rằng nàng cần gặp chồng nàng.
Klimentiev nhớ lại tờ chỉ thị về luật mới quy định việc tù nhân được thăm viếng nằm trên bàn giấy y, theo chỉ thị này, những người vợ nào không chịu khai địa chỉ sẽ không bao giờ được phép thăm chồng. Nhưng nếu sáng mai đây người thiếu phụ này đến nhà tù Lefortovo, nàng có thể tình cờ được gặp chồng nàng ở đấy, sẽ không ai biết rằng Trung tá An ninh Klimentiev là người báo tin ấy cho nàng.
Con tàu điện bắt đầu chạy chậm lại.
Nhiều ý nghĩ mâu thuẫn theo đuổi nhau đến trong óc Trung tá Klimentiev. Y nhớ lại lỗi lầm y đã mắc phải trong thời gian chỉ vì sự tốt bụng, chỉ vì lòng thương người, y biết rõ hơn bất cứ ai và y thường khuyên những thuộc viên của y không bao giờ được hành động theo tình cảm, một sĩ quan an ninh chỉ biết có luật lệ, sĩ quan an ninh không có tình cảm. Nhưng khi con tàu dừng lại trước trạm xe bằng đá trắng, Klimentiev nói với người thiếu phụ:
"Chị được phép gặp vào ngày mai. 10 giờ sáng mai".
Y không nói ra những tiếng "nhà tù Lefortovo" vì đám hành khách đã đứng vây quanh y chờ đi ra cửa xe, y chỉ hỏi mơ hồ nhưng y tin rằng người thiếu phụ hiểu:
"Chị biết Lefortovo chứ?"
Người thiếu phụ cuống quít gật đầu:
"Tôi biết… Tôi biết…"
Và đôi mắt nàng đang ráo hoảnh bỗng tự nhiên tràn đầy nước mắt.
Tránh nhìn nước mắt, tránh sự cám ơn làm y trở thành khả nghi trước mắt mọi người, Klimentiev bước vội ra khỏi toa xe. Y đứng trên sân ga lạnh chờ chuyến xe tới. Y ngạc nhiên không hiểu tại sao y lại hành động trái luật đến như thế và y bực dọc với chính y.
° ° °
Trung tá An ninh Klimentiev cố tình để cho tù nhân Nerzhin đứng chờ thật lâu ngoài hành lang vì Nerzhin là một tên tù hỗn hào, một tên tù luôn luôn đòi áp dụng đúng luật.
Klimentiev tính đúng tâm trạng của Nerzhin: bị đứng chờ lâu như thế, Nerzhin sẽ tiêu tan hy vọng được gặp mặt vợ trong chuyến viếng thăm hôm nay, và càng chờ lâu chừng nào, hắn càng nghĩ rằng sắp có sự không may xảy đến cho hắn. Khi được biết rằng trong vòng một tiếng đồng hồ nữa hắn sẽ được gặp vợ, Nerzhin sẽ mừng đến không còn tự chủ được. Và đúng như Klimentiev nghĩ, Nerzhin tươi hẳn nét mặt, hắn còn nồng nhiệt cám ơn, một việc mà Klimentiev chưa từng thấy hắn làm bao giờ.
Trước sự vui mừng của tên tù, Trung tá Klimentiev lập tức ra chỉ thị cho tiểu đội giám thị có nhiệm vụ đưa bọn tù đến nhà tù Lefortovo hôm nay.
Y nhắc lại với tiểu đội giám thị nhiều điều quan trọng, trong đó điều đáng kể nhất là nhấn mạnh cho họ nhớ lại tinh thần ngoan cố của bọn tội phạm: chúng sẽ lợi dụng cuộc thăm viếng này để truyền những tin tức mật ra ngoài, vợ chúng sẽ đem những tin tức có hại cho quốc gia đó đi bán cho bọn Hoa Kỳ - đa số giám thị không biết có những công tác gì đang được thực hiện trong Viện Mavrino và dễ dàng làm cho họ tin rằng chỉ một mảnh giấy nhỏ cũng đủ làm tan nát cả Liên bang Xô Viết - rồi y đọc lại cho bọn họ nhớ bản danh sách liệt kê những nơi mà bọn tù có thể giấu giếm tài liệu và họ phải khám kỹ - thực ra, những tù nhân được đi thăm đều được phát một bộ quần áo riêng, chúng chỉ được bận quần áo lành lặn này trước khi lên xe đi và khi về tới phải cởi trả lại ngay, nhưng giám thị cũng vẫn phải đề phòng. Sau đó Klimentiev chất vấn các giám thị để kiểm soát xem họ hiểu nhiệm vụ của họ đến chừng nào. Cuối cùng, y nói với họ một số tỷ dụ về các lời trao đổi giữa các tù nhân với vợ chúng để các giám thị có thể can thiệp kịp thời, cắt đứt những lời có hại. Tù nhân và vợ chỉ được phép nói toàn chuyện riêng và chuyện gia đình chúng.
Trung tá An ninh Klimentiev là một sĩ quan biết rành luật lệ và thích trật tự.
Trung tá Klimentiev có những sợi tóc đen nhánh như than đá, như nước sơn đen được sơn lên sắt, những sợi tóc ấy nằm phẳng trên đầu y, chia ra làm hai phần, bộ ria tròn dưới mũi y trông như được bôi mỡ. Bụng y chưa to và tuy đã bốn mươi nhăm tuổi, Klimentiev vẫn đi đứng như một quân nhân trẻ tuổi, thân thể cuộc đời, quắc thước. Trong giờ làm việc không bao giờ y cười hoặc mỉm cười, bộ mặt rầu rầu, u ám của y vì thế lại càng thêm nặng nề.
Tuy hôm nay là ngày Chủ nhật, y đến Viện còn sớm hơn ngày thường. Y đi ngang sang sân vận động trong lúc đám tù nhân đang giờ đi lại trong sân. Chỉ cần liếc mắt nhìn qua một cái, y đã ghi nhận hết tất cả những vi phạm. Nhưng việc can thiệp ngay vào những vi phạm của bọn tù nhân không phải là việc xứng đáng với cấp bậc của y, Klimentiev đi thẳng vào tòa nhà chính và vừa đi y vừa ra lệnh cho Trung úy Nadelashin đi gọi tù nhân Nerzhin đến trình diện y, cả Nadelashin cũng phải đến văn phòng gặp y nữa. Trong lúc đi qua sân, y nhận thấy rằng có nhiều tù nhân đi trước y bước vội hơn và nhiều tù nhân khác ở ngang đường y đi bước chậm lại hơn hoặc là đổi hướng đi. Y biết họ làm thế để khỏi phải chào y, y biết nhưng vẫn lạnh lùng, vẫn không cho đó là một chuyện đáng để y bực bội. Y biết sở dĩ những tù nhân có thái độ đó là vì càng thèm thuồng địa vị của y, phần lớn là vì chúng bối rối, ngượng nghịu trước những người bạn tù của chúng, chúng không muốn tỏ ra hèn hạ, nịnh bợ. Gần như bất cứ tù nhân nào cũng tỏ ra hòa nhã, thân thiện với y khi được gọi riêng tới văn phòng y, nhiều tên còn năn nỉ, xin xỏ đặc ân nữa. Có nhiều hạng người ở trong tù và giá trị của họ khác nhau xa. Klimentiev đã hiểu như thế từ lâu rồi, y tôn trọng quyền tự kiêu của những tù nhân, y giữ vững quyền của y là bắt tất cả phải giữ đúng luật lệ. Là một quân nhân thuần túy, y tin rằng y đem đến cho nhà tù Mavrino một kỷ luật - không phải thứ kỷ luật làm cho con người mất phẩm giá mà là thứ kỷ luật chính đáng của quân đội.
Y mở cửa văn phòng. Trong phòng đầy hơi nóng và máy sưởi điện tỏa ra một thứ mùi sơn cháy khó ngửi. Người Trung tá mở khung thông hơi trên cánh cửa sổ, cởi áo khoác ngoài xuống ghế, thân hình vạm vỡ của y làm chật căng bộ quân phục, và y cúi nhìn mặt bàn bừa bộn giấy tờ. Tờ lịch ngày thứ Bảy trên tập lịch để bàn vẫn chưa được lật qua. Trên trang lịch đó có ghi hàng chữ:
"Cây Mùa Xuân?"
Trong văn phòng trơ trụi này, nơi vật duy nhất có công dụng là cái tủ sắt đựng hồ sơ lý lịch của tù nhân, nửa tá ghế, một máy điện thoại và một ổ máy nhấn chuông gọi. Đó là nơi mà Trung tá Klimentiev - không cần có dụng cụ gì khác - kiểm soát, điều động cuộc sống của 281 người và việc làm của 50 giám thị đề lao.
Mặc dù sự kiện y đến làm việc ngày Chủ nhật - y sẽ được nghỉ trọn một ngày trong tuần - và y đến sớm hơn giờ hành chánh nửa tiếng, Klimentiev vẫn không để lạc tác phong làm việc đúng đắn thường ngày của y.
Trung úy Nadelashin đứng trước mặt y với vẻ bối rối, sợ hãi thấy rõ. Trên hai gò má phính phính của Nadelashin hiện ra hai vết tròn đỏ. Gã sợ bị Trung tá này tuy rằng chưa bao giờ Klimentiev ghi những sơ suất, lỗi lầm quá nhiều của gã vào hồ sơ riêng. Nadelashin mặt tròn lố bịch, quê kệch, không có qua một vẻ quân nhân nào, cố gắng tỏ ra thoải mái mà không được.
Nadelashin báo cáo rằng đêm trực của gã đêm qua đã trôi qua trong trật tự hoàn toàn, không có qua một vi phạm nào nhưng có hai sự kiện lạ đã xảy ra. Một sự kiện đã được gã viết thành báo cáo. Đã đặt tờ báo cáo lên góc bàn và lập tức tờ giấy bay xuống đất, lượn vòng và chui vào gầm ghế. Nadelashin vội vã đuổi theo, chổng mông lên lượm tờ giấy đem trở lại bàn. Sự kiện đáng kể thứ hai là hai tù nhân Bobynin và Pryanchikov được gọi về Tổng Bộ An ninh trong đêm qua.
Ông Trung tá An ninh nhếch lông mày khi hỏi viên Trung úy những chi tiết về việc hai tù nhân được gọi đi và trả về. Tin này là một tin không những là không vui mà lại còn chứa đựng đe dọa nguy hiểm nữa. Người phụ trách vấn đề an ninh trong nhà tù đặc biệt này như lúc nào cũng ngồi trên miệng núi lửa - lúc nào cũng ở ngay dưới lỗ mũi của ông Tổng trưởng. Nơi đây không phải là một nhà tù ở một khu rừng xa xôi nào đó, nơi người sĩ quan chỉ huy có thể có cả một tiểu đội vợ bé và muốn làm gì thì làm như một lãnh chúa. Ở đây người ta phải theo đúng luật lệ và không bao giờ được hành động theo sự giận dữ hay theo lòng thương hại. Nhưng chính Klimentiev lại là loại người không bao giờ để cho việc làm của y bị ảnh hưởng bởi giận dữ hay thương hại, y không sợ rằng hai tù nhân Bobynin và Pryanchikov có thể than phiền với cấp trên về những hành động trái luật của y. Sau một thời gian hành nghề lâu năm kinh nghiệm sống cho Klimentiev thấy rằng y không có gì phải sợ những tù nhân, những người làm hại y đều là những bọn đồng nghiệp của y.
Sau đó Klimentiev nhìn xuống bản báo cáo của Nadelashin và thấy ngay cả bản viết này chỉ là một cái gì ngớ ngẩn, ngu ngốc. Y bắt đầu khiển trách Nadelashin. Y nhớ lại tất cả những lỗi lầm mà Nadelashin đã phạm trong thời gian vừa qua, như chuyện buổi sáng để cho bọn tù đi chậm mất hai phút để cho rất nhiều chiếc giường của bọn tù trong tình trạng bê bối không ngăn nắp, Nadelashin không bao giờ tỏ ra đủ cứng rắn cần thiết để có thể gọi những tên tù làm giường không cẩn thận trở lại, bắt chúng làm lại giường của chúng cho thật ngay ngắn. Y từng nhiều lần nói với Nadelashin về vấn đề này nhưng y chỉ mất công vô ích. Và có những chuyện gì đã xảy ra trong buổi tập thể dục sáng nay? Gã Doronin đứng ngay trên ranh cấm của sân tập, nhìn vào khu đất cấm, nơi gã nhìn là một vùng đất hoang rất tiện cho một cuộc vượt ngục. Và án tù của Doronin là hai mươi lăm năm, hồ sơ của hắn có ghi tội giả mạo giấy tờ và từng bị tầm nã trên khắp Liên bang trong hai năm trời. Vậy mà không một ai bắt hắn phải đi vào hàng. Lại còn tên Rerasimovich nữa. Tên này không đi trong hàng như mọi người mà lại một mình đi lững thững về phía nhà máy điện sau hàng cây sồi. Và Gerasimovich phạm tội gì? Hắn đang sống hạn tù thứ hai - hắn bị bắt vì vi phạm điều 58, khoản IA, liên can đến điều 19. Nói cách khác, hắn bị tù vì tội phản nghịch của hắn cũng không sao chứng minh được rằng hắn tới Leningrad trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh không phải là để chờ đợi bọn Đức Quốc Xã. Phải chăng Nadelashin đã quên rằng bổn phận của một sĩ quan an ninh là phải luôn luôn xem hồ sơ của tù nhân và luôn luôn kiểm soát những hành động của tù nhân? Và sau cùng, đồng chí bận quân phục bê bối như vầy mà đồng chí được coi ư? Áo đồng chí sộc sệch - Nadelashin vội kéo lại vạt áo. Ngôi sao trên mũ đồng chí lệch - Nadelashin vội sửa lại. Đồng chí chào yếu xìu như một bà già. Vì đồng chí bê bối như vậy nên bọn tù coi thường đồng chí, chúng không chịu làm giường mền ngay ngắn khi chúng thấy đồng chí trực nhật. Để giường mền không ngay ngắn là một đe dọa nguy hiểm cho kỷ luật chung của nhà tù. Hôm nay chúng không chịu làm giường, ngày mai chúng sẽ từ chối làm việc.
Sau đó Trung tá Klimentiev cho lệnh tập hợp những viên giám thị sắp đưa tù nhân đi gặp thân nhân vào phòng họp để nhận chỉ thị. Nerzhin được để đứng chờ ngoài hành lang. Nadelashin được phép ra khỏi phòng.
Trung úy Nadelashin cảm thấy tinh thần gã xuống thấp. Gã rầu rĩ và hối hận nhiều mỗi lần hắn bị khiển trách, gã nhận rằng những gì cấp trên nhận xét về gã đều đúng và gã tự hứa nhất định sẽ không vi phạm những lỗi lầm ấy nữa. Nhưng rồi công việc bắt buộc gã phải tiếp xúc với những tù nhân kéo gã đi theo ý muốn của họ, tù nhân nào cũng thèm khát được hưởng một chút tự do, và Nadelashin không sao từ chối được. Gã chỉ còn hy vọng rằng những nhượng bộ của gã cho tù nhân không bị cấp trên phát giác.
Klimentiev rút cây bút ra gạch bỏ hàng chữ "Cây Mùa Xuân" trên tờ lịch đi. Hôm qua y đã quyết định về vấn đề này.
Trong những nhà tù đặc biệt này chưa từng bao giờ có Cây Mùa Xuân. Klimentiev nhớ rằng chưa từng bao giờ có một phép lạ như thế xảy ra. Nhưng năm nay, ở đây, một số đông tù nhân - những tù nhân có giá, được trọng nể - nhất định đòi họ phải có Cây Mùa Xuân. Và thoạt đầu, Klimentiev nghĩ: tại sao lại không cho phép họ có một Cây Mùa Xuân? Tù nhân có Cây Mùa Xuân thì đã sao? Hại gì? Không thể có chuyện xảy ra hỏa hoạn vì chạm điện rồi, ở đây toàn là những kỹ sư điện và giáo sư điện khí. Trong đêm cuối năm, một Cây Mùa Xuân sẽ quan trọng và cần thiết cho các tù nhân, nhất là khi tất cả những nhân viên tự do đều về vui chơi ở Mạc Tư Khoa, cuộc kiểm soát ở đây sẽ lỏng lẻo vì thiếu nhân viên. Klimentiev biết rằng đêm cuối năm là đêm khổ sở nhất cho những kẻ bị tù, trong đêm ấy rất có thể có những tù nhân làm những hành động cuồng dại và vô vọng. Vì vậy đêm qua y đã gọi điện thoại về Bộ để hỏi ý kiến thượng cấp của y về việc cho những nhà tù có điều cấm tù nhân không được dùng nhạc khí, nhưng họ tìm mãi không thấy điều luật nào nói về Cây Mùa Xuân. Vì vậy mặc dù họ không chính thức chấp nhận cho tù nhân làm Cây Mùa Xuân, họ cũng không ra mặt cấm. Kinh nghiệm và sự khôn ngoan sáng suốt cho Trung tá Klimentiev biết y phải làm sao trong trường hợp này. Đêm qua, trong khi ngồi xe điện ngầm để về nhà, y đã quyết định: được rồi, cho họ làm Cây Mùa Xuân.
Trên đường đi vào trạm xe điện ngầm, Klimentiev đã nghĩ ngợi về y với sự hài lòng. Y thấy y là một người thông minh, một người có khả năng quyết định công việc không cần cấp trên phải bảo. Y không phải là một viên chức ngu ngốc không có sáng kiến, y còn là một người tốt nữa, nhưng bọn tù sẽ không bao giờ biết y là một người tốt, chúng sẽ không bao giờ biết rằng vì ai chúng có Cây Mùa Xuân, ai muốn cho chúng có Cây Mùa Xuân, ai không muốn.
Chính vì cảm nghĩ mình là một người tốt nên Klimentiev không len lỏi chen vào toa xe điện như những thị dân Mạc Tư Khoa vội vã về nhà và muốn chiếm chỗ ngồi trong xe, y để cho mọi người vào trước và y là người cuối cùng bước vào toa xe trước khi cánh cửa đóng lại. Không tìm ghế ngồi, y đứng vịn cánh tay vào cột và nhìn khuôn mặt cương nghị, can đảm của y phản chiếu trên làn kiếng cửa sổ toa xe, sau làn kiếng ấy là hầm tối và những ống hơi, những dây điện chạy dài vô tận. Rồi y rời mắt nhìn về một thiếu phụ ngồi gần chỗ y đứng. Thiếu phụ này ăn bận gọn ghẽ, đàng hoàng nhưng không đắt tiền, chiếc áo đen nàng bận thuộc loại hàng nhân tạo, vai nàng choàng chiếc khăn cũng bằng thứ hàng này. Một chiếc cặp da đặt ngay ngắn trên hai đùi nàng, Klimentiev nghĩ rằng khuôn mặt nàng khá xinh, dễ thương nhưng mệt mỏi, và vẻ mặt nàng có một cái gì khác với những thiếu phụ hãy còn trẻ khác, nàng có vẻ như không hề chú ý gì đến những chuyện xảy ra quanh nàng.
Đúng lúc Klimentiev đang nhìn nàng, người thiếu phu ngước mắt lên và mắt nàng bắt gặp mắt y. Hai người nhìn nhau với những đôi mắt vô hồn, vô tình cảm như những kẻ đi tàu, đi xe tình cờ nhìn nhau trong khoảnh khắc thời gian nào đó. Rồi khi đôi mắt người thiếu phụ chớp chớp như để dò hỏi, Klimentiev, nhờ thói quen nghề nghiệp, đã nhớ lại được mặt nàng. Y biết nàng là ai và y không sao dấu nổi vẻ y biết nàng là ai. Về phần người thiếu phụ, nàng nhìn thấy vẻ do dự của Klimentiev và nàng biết rằng nàng đã đoán đúng.
Người thiếu phụ này là vợ của tù nhân Nerzhin. Klimentiev từng nhìn thấy nàng khi nàng đến thăm chồng ở nhà tù Taganka.
Nàng nhíu đôi lông mày, đưa mắt nhìn đi, rồi lại nhìn trở lại mặt Klimentiev. Bây giờ Klimentiev nhìn qua cửa toa ra đường hầm nhưng ở góc mắt y, y cảm biết là người thiếu phụ đang nhìn y. Rồi nàng đứng dậy và với một vẻ quả quyết thấy rõ, nàng đi tới chỗ Klimentiev. Y bắt buộc phải quay lại nhìn nàng.
Nàng đứng lên với sự quả quyết nhưng vừa rời khỏi chỗ ngồi, vẻ quả quyết của nàng tan rã ngay và nàng trở thành bối rối, ngần ngại, do dự, mặc dù có cái cặp da nặng trên tay, nàng có vẻ như người đứng dậy để nhường chỗ ngồi cho ông Trung tá đứng trước mặt nàng. Trên đầu nàng treo nặng cái số phận không may của những người vợ những tù nhân chính trị - vợ của những kẻ bị coi là kẻ thù nhân dân, dù rằng những người đàn bà này làm gì, đi đâu, ở đâu, một khi người ta biết họ là vợ những chính trị phạm đang bị tù họ cũng như kéo theo cái xấu xa ghê gớm của chồng họ. Trước mắt mọi người, họ cùng chịu chung tình trạng khốn nạn của những kẻ bất lương mà họ đã dại dột lỡ trao thân, gửi phận. Và những người đàn bà khốn khổ này cảm thấy họ có tội thực sự, họ đáng bị khinh bỉ thực sự trong khi người chồng họ, những kẻ thù đích thực của nhân dân, vì chỉ sống ở trong tù, không cảm thấy.
Đứng ngay trước mặt Klimentiev để cho y có thể nghe được tiếng mình nói trên tiếng động của con tàu, người thiếu phụ cất tiếng:
"Đồng chí Trung tá… Xin tha lỗi cho tôi… Ông là vị chỉ huy chồng tôi, phải không ạ?"
Trong nhiều năm sống với chức vụ sĩ quan an ninh nhà tù, Klimentiev từng thấy đủ các hạng đàn bà đứng trước mặt y, và y không thấy có gì lạ trong vẻ sợ hãi, do dự, bối rối của họ. Nhưng trong lòng con tàu này, giữa mọi người và trước mắt mọi người, mặc dù người thiếu phụ này tỏ ra thận trọng, vẻ sợ hãi van xin của nàng cũng là một cái gì lạc chỗ.
"Ngồi xuống chứ… Sao lại đứng lên? Ngồi đi".
Klimentiev bối rối nói. Y muốn nắm tay áo người thiếu phụ, đưa nàng trở lại chỗ ngồi, nhưng nàng nói:
"Thưa… không sao…"
Người thiếu phụ lùi xa hơn một chút để Klimentiev khỏi nắm được tay áo nàng, nàng nhìn vào mặt y, đôi mắt nàng biểu lộ một ý van xin mạnh mẽ gần như là cuồng dại:
"Trung tá làm ơn cho tôi biết… tại sao gần một năm nay tôi không được thăm chồng tôi? Tại sao vợ chồng tôi không được gặp nhau? Bao giờ tôi được gặp? Xin cho biết…"
Có một sự ngẫu nhiên vừa xảy ra, lạ lùng như là một hạt cát tình cờ bay trúng một hạt cát khác nằm cách xa cả trăm thước: vừa mới tuần trước đây Cơ quan MGB phụ trách an ninh nhà tù vừa mới cho phép một số tù nhân được quyền gặp vợ con, cha mẹ, trong số tù nhân này có Gleb Nerzhin, chồng của người thiếu phụ này. Gleb Nerzhin sẽ được gặp mặt trong ngày Chủ nhật 25 tháng Chạp ở nhà tù Lefortovo. Nhưng cùng với giấy phép này, những thượng cấp của Klimentiev còn ghi lệnh cuộc thăm viếng không được "niêm yết" và tù nhân không được tự mình báo tin về cho vợ, tù nhân phải cho ban quản đốc biết địa chỉ của vợ và ban quản đốc sẽ gửi thư đến địa chỉ đó báo cho người đàn bà biết.
Nerzhin đã được Klimentiev gọi vào văn phòng để hỏi địa chỉ của vợ hắn, nhưng Nerzhin nói là hắn không biết. Kinh nghiệm cho Klimentiev biết rằng Nerzhin không muốn tiết lộ địa chỉ của vợ vì hắn không muốn làm hại vợ hắn. Bởi vì một khi thư gọi của nhà tù gửi đến, tất cả những người sống quanh vợ tù nhân sẽ biết và tự nhiên, họ sẽ tẩy chay người vợ tù nhân. Không một tù nhân nào muốn cho vợ con còn sống ở ngoài rơi vào cảnh bị tẩy chay, bị nghi ngờ, khinh bỉ ấy.
Khi Nerzhin nói rằng hắn không biết địa chỉ của vợ, Klimentiev nói rằng nếu không biết, hắn sẽ không được gặp vợ hắn. Và Klimentiev đã quyết định gạch tên Gleb Nerzhin khỏi bản danh sách những tù nhân được gặp vợ trong ngày Chủ nhật này.
Và giờ đây, sự tình cờ dàn xếp cho Klimentiev gặp người vợ của Nerzhin trong toa xe điện ngầm đang chạy. Nàng đang đứng bối rối trước mặt y và những kẻ khác đang chú ý nhìn họ.
"Chị được phép thăm nhưng chị phải cho chúng tôi biết địa chỉ" - Klimentiev nói lớn để người thiếu phụ có thể nghe rõ được tiếng y trên tiếng động của con tàu đang di chuyển - "Lệnh thăm không được niêm yết".
"Nhưng tôi sắp phải đi xa" - nét mặt người thiếu phụ trở nên linh động, tràn đầy hy vọng bất ngờ, nàng nói lớn - "Tôi sắp phải đi xa. Tôi không có địa chỉ nhất định".
Klimentiev nghĩ rằng nàng nói dối. Y tính đến trạm tới y sẽ tới toa tàu và nếu người thiếu phụ này theo y, trong khung cảnh tương đối vắng vẻ của trạm xe buổi tối y sẽ giải thích cho nàng hiểu rằng y không thể tiếp chuyện nàng ở ngoài đường như thế này, muốn hỏi gì về chồng nàng, nàng phải làm đơn gửi về Bộ An ninh.
Trong khi đó người vợ của tù nhân Gleb Nerzhin, kẻ thù của nhân dân, như quên tư cách đáng khinh của mình, nàng nhìn thẳng vào mặt viên Trung tá và đôi mắt nàng lúc đó là đôi mắt sôi nổi nồng nàn, đòi hỏi, đó là đôi mắt của một người bất mãn khi thấy quyền lợi của mình không được tôn trọng. Klimentiev ngạc nhiên vì ánh mắt ấy. Y tự hỏi không biết có một sức mạnh gì đã buộc chặt người đàn bà này vào gã đàn ông tù nhân kia, có sức mạnh nào đã làm cho nàng mù quáng hy vọng chờ đợi được đoàn tụ với người chồng mà nàng đã phải sống xa không biết bao nhiêu năm, với những chồng chỉ đem đến cho đời nàng những bi thảm, những chồng có thể tàn phá cả đời nàng.
"Tôi cần được gặp chồng tôi. Tôi cần lắm…"
Nàng nói, đôi mắt mở lớn, như nàng cần làm cho Klimentiev tin rằng nàng cần gặp chồng nàng.
Klimentiev nhớ lại tờ chỉ thị về luật mới quy định việc tù nhân được thăm viếng nằm trên bàn giấy y, theo chỉ thị này, những người vợ nào không chịu khai địa chỉ sẽ không bao giờ được phép thăm chồng. Nhưng nếu sáng mai đây người thiếu phụ này đến nhà tù Lefortovo, nàng có thể tình cờ được gặp chồng nàng ở đấy, sẽ không ai biết rằng Trung tá An ninh Klimentiev là người báo tin ấy cho nàng.
Con tàu điện bắt đầu chạy chậm lại.
Nhiều ý nghĩ mâu thuẫn theo đuổi nhau đến trong óc Trung tá Klimentiev. Y nhớ lại lỗi lầm y đã mắc phải trong thời gian chỉ vì sự tốt bụng, chỉ vì lòng thương người, y biết rõ hơn bất cứ ai và y thường khuyên những thuộc viên của y không bao giờ được hành động theo tình cảm, một sĩ quan an ninh chỉ biết có luật lệ, sĩ quan an ninh không có tình cảm. Nhưng khi con tàu dừng lại trước trạm xe bằng đá trắng, Klimentiev nói với người thiếu phụ:
"Chị được phép gặp vào ngày mai. 10 giờ sáng mai".
Y không nói ra những tiếng "nhà tù Lefortovo" vì đám hành khách đã đứng vây quanh y chờ đi ra cửa xe, y chỉ hỏi mơ hồ nhưng y tin rằng người thiếu phụ hiểu:
"Chị biết Lefortovo chứ?"
Người thiếu phụ cuống quít gật đầu:
"Tôi biết… Tôi biết…"
Và đôi mắt nàng đang ráo hoảnh bỗng tự nhiên tràn đầy nước mắt.
Tránh nhìn nước mắt, tránh sự cám ơn làm y trở thành khả nghi trước mắt mọi người, Klimentiev bước vội ra khỏi toa xe. Y đứng trên sân ga lạnh chờ chuyến xe tới. Y ngạc nhiên không hiểu tại sao y lại hành động trái luật đến như thế và y bực dọc với chính y.
° ° °
Trung tá An ninh Klimentiev cố tình để cho tù nhân Nerzhin đứng chờ thật lâu ngoài hành lang vì Nerzhin là một tên tù hỗn hào, một tên tù luôn luôn đòi áp dụng đúng luật.
Klimentiev tính đúng tâm trạng của Nerzhin: bị đứng chờ lâu như thế, Nerzhin sẽ tiêu tan hy vọng được gặp mặt vợ trong chuyến viếng thăm hôm nay, và càng chờ lâu chừng nào, hắn càng nghĩ rằng sắp có sự không may xảy đến cho hắn. Khi được biết rằng trong vòng một tiếng đồng hồ nữa hắn sẽ được gặp vợ, Nerzhin sẽ mừng đến không còn tự chủ được. Và đúng như Klimentiev nghĩ, Nerzhin tươi hẳn nét mặt, hắn còn nồng nhiệt cám ơn, một việc mà Klimentiev chưa từng thấy hắn làm bao giờ.
Trước sự vui mừng của tên tù, Trung tá Klimentiev lập tức ra chỉ thị cho tiểu đội giám thị có nhiệm vụ đưa bọn tù đến nhà tù Lefortovo hôm nay.
Y nhắc lại với tiểu đội giám thị nhiều điều quan trọng, trong đó điều đáng kể nhất là nhấn mạnh cho họ nhớ lại tinh thần ngoan cố của bọn tội phạm: chúng sẽ lợi dụng cuộc thăm viếng này để truyền những tin tức mật ra ngoài, vợ chúng sẽ đem những tin tức có hại cho quốc gia đó đi bán cho bọn Hoa Kỳ - đa số giám thị không biết có những công tác gì đang được thực hiện trong Viện Mavrino và dễ dàng làm cho họ tin rằng chỉ một mảnh giấy nhỏ cũng đủ làm tan nát cả Liên bang Xô Viết - rồi y đọc lại cho bọn họ nhớ bản danh sách liệt kê những nơi mà bọn tù có thể giấu giếm tài liệu và họ phải khám kỹ - thực ra, những tù nhân được đi thăm đều được phát một bộ quần áo riêng, chúng chỉ được bận quần áo lành lặn này trước khi lên xe đi và khi về tới phải cởi trả lại ngay, nhưng giám thị cũng vẫn phải đề phòng. Sau đó Klimentiev chất vấn các giám thị để kiểm soát xem họ hiểu nhiệm vụ của họ đến chừng nào. Cuối cùng, y nói với họ một số tỷ dụ về các lời trao đổi giữa các tù nhân với vợ chúng để các giám thị có thể can thiệp kịp thời, cắt đứt những lời có hại. Tù nhân và vợ chỉ được phép nói toàn chuyện riêng và chuyện gia đình chúng.
Trung tá An ninh Klimentiev là một sĩ quan biết rành luật lệ và thích trật tự.
Danh sách chương