Khi tôi làm bài thi quốc gia thứ hai, ông giáo sư phụ trách lớp trại tập trung qua đời. Gertrud đọc báo thấy tin cáo phó. Lễ mai táng diễn ra ở nghĩa trang trên núi, cô hỏi tôi có muốn đến dự không.
Tôi không muốn. Tang lễ vào chiều thứ Năm, mà sáng thứ Năm và thứ Sáu tôi phải viết bài kiểm tra. Vả lại ông giáo sư và tôi cũng không thật gần gũi. Và tôi không ưa tang lễ. Và tôi không muốn bị nhắc nhở đến vụ án.
Song đã quá muộn. Hồi ức đã đánh thức, và khi tôi viết xong bài kiểm tra hôm thứ Năm thì trong tôi như đã có cuộc hẹn với dĩ vãng không được phép để lỡ.
Tôi đi tàu điện - một chuyện mà bình thường ra tôi không làm. Chính đó đã là một cuộc gặp gỡ với quá khứ, giống như quay lại một điểm mà ta thân quen nhưng đã thay đổi bộ mặt. Hồi Hanna làm việc ở công ty tàu điện, các chuyến tàu có hai hoặc ba toa, có sàn đứng ở đầu và cuối toa, có bậc lên xuống mà khi tàu đã chuyển bánh người ta vẫn có thể nhảy lên được. Dọc toa tàu là một dây cáp để lái tàu giật chuông báo hiệu khởi hành. Vào mùa hè không có mái che sàn, nhân viên kiểm soát có nhiệm vụ bán vé, bấm lỗ và soát vé, gọi tên các bến, báo hiệu tàu rời bến, ngóng chừng lũ trẻ con chen chúc trên sàn đứng, quát tháo những khách nhảy tàu khi tàu đang chạy, ngăn người lên tàu khi đã chặt chỗ. Có nhân viên soát vé vui vẻ, khôi hài, nghiêm trang, bẳn tính và thô lỗ, và không khí trên toa cũng thường giống tính khí hay tâm trạng của người soát vé. Tôi thật ngốc ngếch là sau khi định gây bất ngờ không thành cho Hanna trên chuyến đi Schwetzingen cứ ngần ngại lên tàu và xem Hanna làm soát vé ra sao.
Tôi leo lên tàu điện không có nhân viên soát vé và đi đến nghĩa địa núi. Ngày thu trời lạnh, bầu trời xám quanh mây, mặt trời vàng thiếu hơi ấm có thể nhìn thẳng vào mà không chói mắt. Tôi phải tìm một hồi lâu mới thấy nấm mộ, nơi cử hành lễ mai táng. Tôi đi dưới hàng cây cao trụi lá, giữa những tấm bia cũ kỹ. Đôi lúc một người làm vườn nghĩa trang hay một bà cụ cầm bình tưới và kéo tỉa cành đi ngược lại. Thật im ắng, từ xa tôi đã nghe thấy bài thánh ca ngân lên bên mộ giáo sư.
Tôi đứng tách ra và quan sát nhóm người dự tang lễ. Mấy người trong số họ rõ ràng là người ẩn dật và lập dị. Trong điếu văn về cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư có nói đến chuyện ông đã rút lui khỏi những áp lực của xã hội, do đó mất hết quan hệ với xã hội, ông đã sống tự lập và do đó trở thành ẩn sĩ.
Tôi nhận ra mặt một sinh viên của lớp trại tập trung ngày xưa; anh ta hoàn thành bài thi quốc gia trước tôi, mới đầu làm luật sư, sau mở quán rượu. Anh mặc áo măng tô dài màu đỏ. “Bọn mình ở cùng lớp chuyên đề, cậu không nhớ nữa à?”
“Có chứ”. Chúng tôi bắt tay nhau.
“Tớ đến tòa án vào thứ Tư, và thỉnh thoảng tớ vẫn chở cậu đi cùng ô tô”. Anh cười. “Cậu đến đó hằng ngày, hằng ngày và hằng tuần. Bây giờ cậu cho tớ biết tại sao?” Anh ta nhìn tôi, thân thiện và tọc mạch, và tôi nhớ hồi ở lớp chuyên đề đã để ý đến ánh mắt ấy.
“Tớ rất quan tâm đến vụ án”.
“Vụ án rất làm cậu quan tâm?” Anh ta lại cười. “Vụ án hay cô bị cáo mà cậu vẫn nhìn chòng chọc? Cô nom khá được mắt ấy? Cả lớp hỏi nhau là hai người liệu có gì không, song không ai dám hỏi thẳng cậu. Hồi đó ai cũng mẫn cảm và tế nhị đến phát khiếp. Cậu có nhớ đến…” Anh nhắc đến một sinh viên khác trong lớp, anh này nói lắp và ngọng, nói nhiều và dốt, vậy mà cả lớp chăm chú nghe, tựa như hắn nhả ngọc phun châu. Anh ta còn nêu tên mấy sinh viên khác trong lớp, hồi đó ra sao và bây giờ làm gì, kể tràng ngang đại hải. Nhưng tôi biết là rốt cuộc anh ta sẽ quay lại hỏi tôi: “ Thế nào, chuyện ngày ấy giữa cậu với cô bị cáo ra sao?” Và tôi không biết làm thế nào để trả lời, chối cãi, thú nhận hoặc tảng lờ.
Chúng tôi đã ra đến cổng nghĩa trang, và anh ta hỏi. Tàu điện vừa rời bến, tôi kêu: “Đi nhé” và chạy vút đi, cứ như là có bậc để nhảy lên tàu vậy, tôi chạy bên cạnh tàu và xòe tay đập lên cửa. Rồi chuyện không tin nổi và không mong đợi đã xảy ra: tàu điện dừng lại, cửa mở ra, và tôi trèo lên.
Tôi không muốn. Tang lễ vào chiều thứ Năm, mà sáng thứ Năm và thứ Sáu tôi phải viết bài kiểm tra. Vả lại ông giáo sư và tôi cũng không thật gần gũi. Và tôi không ưa tang lễ. Và tôi không muốn bị nhắc nhở đến vụ án.
Song đã quá muộn. Hồi ức đã đánh thức, và khi tôi viết xong bài kiểm tra hôm thứ Năm thì trong tôi như đã có cuộc hẹn với dĩ vãng không được phép để lỡ.
Tôi đi tàu điện - một chuyện mà bình thường ra tôi không làm. Chính đó đã là một cuộc gặp gỡ với quá khứ, giống như quay lại một điểm mà ta thân quen nhưng đã thay đổi bộ mặt. Hồi Hanna làm việc ở công ty tàu điện, các chuyến tàu có hai hoặc ba toa, có sàn đứng ở đầu và cuối toa, có bậc lên xuống mà khi tàu đã chuyển bánh người ta vẫn có thể nhảy lên được. Dọc toa tàu là một dây cáp để lái tàu giật chuông báo hiệu khởi hành. Vào mùa hè không có mái che sàn, nhân viên kiểm soát có nhiệm vụ bán vé, bấm lỗ và soát vé, gọi tên các bến, báo hiệu tàu rời bến, ngóng chừng lũ trẻ con chen chúc trên sàn đứng, quát tháo những khách nhảy tàu khi tàu đang chạy, ngăn người lên tàu khi đã chặt chỗ. Có nhân viên soát vé vui vẻ, khôi hài, nghiêm trang, bẳn tính và thô lỗ, và không khí trên toa cũng thường giống tính khí hay tâm trạng của người soát vé. Tôi thật ngốc ngếch là sau khi định gây bất ngờ không thành cho Hanna trên chuyến đi Schwetzingen cứ ngần ngại lên tàu và xem Hanna làm soát vé ra sao.
Tôi leo lên tàu điện không có nhân viên soát vé và đi đến nghĩa địa núi. Ngày thu trời lạnh, bầu trời xám quanh mây, mặt trời vàng thiếu hơi ấm có thể nhìn thẳng vào mà không chói mắt. Tôi phải tìm một hồi lâu mới thấy nấm mộ, nơi cử hành lễ mai táng. Tôi đi dưới hàng cây cao trụi lá, giữa những tấm bia cũ kỹ. Đôi lúc một người làm vườn nghĩa trang hay một bà cụ cầm bình tưới và kéo tỉa cành đi ngược lại. Thật im ắng, từ xa tôi đã nghe thấy bài thánh ca ngân lên bên mộ giáo sư.
Tôi đứng tách ra và quan sát nhóm người dự tang lễ. Mấy người trong số họ rõ ràng là người ẩn dật và lập dị. Trong điếu văn về cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư có nói đến chuyện ông đã rút lui khỏi những áp lực của xã hội, do đó mất hết quan hệ với xã hội, ông đã sống tự lập và do đó trở thành ẩn sĩ.
Tôi nhận ra mặt một sinh viên của lớp trại tập trung ngày xưa; anh ta hoàn thành bài thi quốc gia trước tôi, mới đầu làm luật sư, sau mở quán rượu. Anh mặc áo măng tô dài màu đỏ. “Bọn mình ở cùng lớp chuyên đề, cậu không nhớ nữa à?”
“Có chứ”. Chúng tôi bắt tay nhau.
“Tớ đến tòa án vào thứ Tư, và thỉnh thoảng tớ vẫn chở cậu đi cùng ô tô”. Anh cười. “Cậu đến đó hằng ngày, hằng ngày và hằng tuần. Bây giờ cậu cho tớ biết tại sao?” Anh ta nhìn tôi, thân thiện và tọc mạch, và tôi nhớ hồi ở lớp chuyên đề đã để ý đến ánh mắt ấy.
“Tớ rất quan tâm đến vụ án”.
“Vụ án rất làm cậu quan tâm?” Anh ta lại cười. “Vụ án hay cô bị cáo mà cậu vẫn nhìn chòng chọc? Cô nom khá được mắt ấy? Cả lớp hỏi nhau là hai người liệu có gì không, song không ai dám hỏi thẳng cậu. Hồi đó ai cũng mẫn cảm và tế nhị đến phát khiếp. Cậu có nhớ đến…” Anh nhắc đến một sinh viên khác trong lớp, anh này nói lắp và ngọng, nói nhiều và dốt, vậy mà cả lớp chăm chú nghe, tựa như hắn nhả ngọc phun châu. Anh ta còn nêu tên mấy sinh viên khác trong lớp, hồi đó ra sao và bây giờ làm gì, kể tràng ngang đại hải. Nhưng tôi biết là rốt cuộc anh ta sẽ quay lại hỏi tôi: “ Thế nào, chuyện ngày ấy giữa cậu với cô bị cáo ra sao?” Và tôi không biết làm thế nào để trả lời, chối cãi, thú nhận hoặc tảng lờ.
Chúng tôi đã ra đến cổng nghĩa trang, và anh ta hỏi. Tàu điện vừa rời bến, tôi kêu: “Đi nhé” và chạy vút đi, cứ như là có bậc để nhảy lên tàu vậy, tôi chạy bên cạnh tàu và xòe tay đập lên cửa. Rồi chuyện không tin nổi và không mong đợi đã xảy ra: tàu điện dừng lại, cửa mở ra, và tôi trèo lên.
Danh sách chương