Tôi quyết định phải lên đường. Nếu tôi có điều kiện đứng dậy đi ngang ngay đến Auschwitz thì tôi cũng làm. Nhưng cần mấy tuần lễ để xin thị thực nhập cảnh. Vì vậy tôi đến Struthof ở Alsace là trại tạp trung gần nhất. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một trại tập trung. Tôi muốn để thực tại xóa đi những rập khuôn.
Tôi vẫy xe đi nhờ và còn nhớ chuyến đi trên một chiếc xe tải mà người lái xe uống hết chai bia này đến chai bia khác, nhớ đến một người lái chiếc Mercedes đi găng tay trắng. Qua Strasbourg tôi gặp may, chiếc xe ấy đi về Schirmeck, một thành phố gần Struthof.
Khi tôi kể cho người lái xe đích đến cụ thể, ông im lặng. Tôi nhìn sang ông nhưng không nhận ra trên nét mặt ông lý do gì khiến ông đang sôi nổi trò chuyện bỗng dưng im bặt. Ông đã đứng tuổi, khuôn mặt gân guốc, thái dương trái có vết tràm hay vết bỏng đỏ sẫm, tóc đen chải thành vệt và rẽ ngôi nghiêm chỉnh. Ông chăm chú quan sát mặt đường.
Phía trước mặt là những quả đồi của vùng đất trũng sắp chấm dứt. Chúng tôi đi qua những đồi nho, tới một thung lũng rộng, hơi dốc lên. Bên phải và bên trái là cánh rừng pha tạp bao phủ sườn đồi, thỉnh thoảng thấy một bãi khai thác đá, một nhà máy xây bằng gạch mái nhấp nhô, một trại an dưỡng cũ kỹ, một biệt thự lớn với những tháp nhọn nho nhỏ giữa những tán cây cao, đường tàu hỏa lức bên phải, lúc bên trái đường.
Sau đó ông lại nói tiếp. Ông hỏi tại sao tôi đi thăm Struthof, tôi kể về phiên tòa và cách nhìn hụt hẫng của tôi.
“À, thì ra anh muốn hiểu tại sao con người có thể làm những chuyện kinh khủng như thế”. Giọng ông nghe có chút gì mỉa mai. Nhưng có thể đó chỉ là pha âm hưởng của giọng nói và tiếng địa phương. Trước khi tôi kịp trả lời ông đã nói tiếp: “Thật ra anh muốn ngộ ra điều gì? Rằng người ta giết người vì đam mê, vì tình, hay vì căm ghét, hay vì danh dự và phục thù, anh hiểu chứ?”
Tôi gật đầu.
“Anh cũng hiểu rằng người ta giết người vì tiền bạc hay quyền lực? Rằng người ta giết người trong chiến tranh hay trong cách mạng?”
Tôi gật đầu tiếp. “Nhưng…”
“Nhưng những người ở trại tập trung không làm gì phương hại đến kẻ giết họ, anh định nói thế chứ gì? Anh định nói là ở đó chẳng có lý do để căm ghét, và chẳng có chiến tranh?”
Tôi không muốn gật đầu tiếp. Những gì ông ta nói thì đúng, nhưng cách ông nói ra thì không.
“Anh có lý, không có chiến tranh và không có ký do để căm ghét. Nhưng tên đao phủ tuy không ghét kẻ tử tội mà vẫn cứ hành quyết kẻ đó. Vì hắn bị ra lệnh chứ gì? Anh cho là hắn hành động vì bị ra lệnh? Và anh cho rằng tôi đang nói về mệnh lệnh và sự tuân thủ, về nhân viên trong trại bị ra lệnh và họ phải tuân lệnh?” Ông cười khinh miệt. “Không, tôi không nói đến mệnh lệnh và sự tuân thủ. Đao phủ không tuân thủ lệnh nào. Hắn làm công việc của hắn, không ghét những người hắn hành quyết, không trả thù gì họ, không giết họ vì họ cản chân hắn hay đe dọa hoặc công kích hắn. Hắn hoàn toàn dửng dung trước họ, dửng dưng đến mức giết họ hay để họ sống cũng như nhau”.
Ông chăm chú nhìn tôi. “Không nhưng nữa à? Nói đi chứ, anh hãy nói là không người nào được phép dửng dưng như vậy trước người khác. Anh không được học điều đó à? Đoàn kết với tất cẩ những gì có nhân diện? Phẩm giá con người? Sùng kính sự sống?”
Tôi tức tối và bất lực. Tôi lục tìm một chữ, một câu khả dĩ phủi băng những gì ông ta vừa nói và khiến ông ta câm miệng.
“Đã có lần”, ông nói tiếp, “tôi xem một tấm ảnh chụp cảnh xử bắn người Do Thái ở Nga. Những người Do Thái trần truồng đứng thành một hàng dài, có mấy người đứng cạnh mép hố, sau họ là lính dùng súng bắn họ vào gáy. Vụ xảy ra ở một bãi khai thác đá, phía trên đám người Do Thái và lính tráng là một viên sĩ quan ngồi trên bệ vách, thả chân đung đưa và hút thuốc. Trông anh ta có vẻ ngán ngẩm, có thể vì công việc không chóng vánh như anh ta muốn. Nhưng anh ta có gì đó hài lòng trên nét mặt, thậm chí vui thích, có lẽ vì ít nhất thì công việc hôm nay đang tiến hành và sắp hết ngày rồi. Anh ta không ghét người Do Thái. Anh ta không…”
“Đó là ông chứ gì? Ông ngồi trên vách đá đó và…”
Ông ta dừng xe. Mặt xám bệch, và vết chàm trên thái dương ửng đỏ. “Cút!”
Tôi xuống xe. Ông ta quay xe sát sạt làm tôi phải nhảy vội sang bên. Tôi còn nghe tiếng xe ở mấy khúc rẽ. Sau đó là tĩnh mịch.
Tôi đi theo đường lên dốc. Không có xe nào vượt tôi, không xe nào đi ngược lại. Tôi nghe tiếng chim, tiếng gió trong tán cây, đâu đó có tiếng suối chảy. Tôi thở khoan khoái. Mười năm phút sau tôi đến trại tập trung.
Tôi vẫy xe đi nhờ và còn nhớ chuyến đi trên một chiếc xe tải mà người lái xe uống hết chai bia này đến chai bia khác, nhớ đến một người lái chiếc Mercedes đi găng tay trắng. Qua Strasbourg tôi gặp may, chiếc xe ấy đi về Schirmeck, một thành phố gần Struthof.
Khi tôi kể cho người lái xe đích đến cụ thể, ông im lặng. Tôi nhìn sang ông nhưng không nhận ra trên nét mặt ông lý do gì khiến ông đang sôi nổi trò chuyện bỗng dưng im bặt. Ông đã đứng tuổi, khuôn mặt gân guốc, thái dương trái có vết tràm hay vết bỏng đỏ sẫm, tóc đen chải thành vệt và rẽ ngôi nghiêm chỉnh. Ông chăm chú quan sát mặt đường.
Phía trước mặt là những quả đồi của vùng đất trũng sắp chấm dứt. Chúng tôi đi qua những đồi nho, tới một thung lũng rộng, hơi dốc lên. Bên phải và bên trái là cánh rừng pha tạp bao phủ sườn đồi, thỉnh thoảng thấy một bãi khai thác đá, một nhà máy xây bằng gạch mái nhấp nhô, một trại an dưỡng cũ kỹ, một biệt thự lớn với những tháp nhọn nho nhỏ giữa những tán cây cao, đường tàu hỏa lức bên phải, lúc bên trái đường.
Sau đó ông lại nói tiếp. Ông hỏi tại sao tôi đi thăm Struthof, tôi kể về phiên tòa và cách nhìn hụt hẫng của tôi.
“À, thì ra anh muốn hiểu tại sao con người có thể làm những chuyện kinh khủng như thế”. Giọng ông nghe có chút gì mỉa mai. Nhưng có thể đó chỉ là pha âm hưởng của giọng nói và tiếng địa phương. Trước khi tôi kịp trả lời ông đã nói tiếp: “Thật ra anh muốn ngộ ra điều gì? Rằng người ta giết người vì đam mê, vì tình, hay vì căm ghét, hay vì danh dự và phục thù, anh hiểu chứ?”
Tôi gật đầu.
“Anh cũng hiểu rằng người ta giết người vì tiền bạc hay quyền lực? Rằng người ta giết người trong chiến tranh hay trong cách mạng?”
Tôi gật đầu tiếp. “Nhưng…”
“Nhưng những người ở trại tập trung không làm gì phương hại đến kẻ giết họ, anh định nói thế chứ gì? Anh định nói là ở đó chẳng có lý do để căm ghét, và chẳng có chiến tranh?”
Tôi không muốn gật đầu tiếp. Những gì ông ta nói thì đúng, nhưng cách ông nói ra thì không.
“Anh có lý, không có chiến tranh và không có ký do để căm ghét. Nhưng tên đao phủ tuy không ghét kẻ tử tội mà vẫn cứ hành quyết kẻ đó. Vì hắn bị ra lệnh chứ gì? Anh cho là hắn hành động vì bị ra lệnh? Và anh cho rằng tôi đang nói về mệnh lệnh và sự tuân thủ, về nhân viên trong trại bị ra lệnh và họ phải tuân lệnh?” Ông cười khinh miệt. “Không, tôi không nói đến mệnh lệnh và sự tuân thủ. Đao phủ không tuân thủ lệnh nào. Hắn làm công việc của hắn, không ghét những người hắn hành quyết, không trả thù gì họ, không giết họ vì họ cản chân hắn hay đe dọa hoặc công kích hắn. Hắn hoàn toàn dửng dung trước họ, dửng dưng đến mức giết họ hay để họ sống cũng như nhau”.
Ông chăm chú nhìn tôi. “Không nhưng nữa à? Nói đi chứ, anh hãy nói là không người nào được phép dửng dưng như vậy trước người khác. Anh không được học điều đó à? Đoàn kết với tất cẩ những gì có nhân diện? Phẩm giá con người? Sùng kính sự sống?”
Tôi tức tối và bất lực. Tôi lục tìm một chữ, một câu khả dĩ phủi băng những gì ông ta vừa nói và khiến ông ta câm miệng.
“Đã có lần”, ông nói tiếp, “tôi xem một tấm ảnh chụp cảnh xử bắn người Do Thái ở Nga. Những người Do Thái trần truồng đứng thành một hàng dài, có mấy người đứng cạnh mép hố, sau họ là lính dùng súng bắn họ vào gáy. Vụ xảy ra ở một bãi khai thác đá, phía trên đám người Do Thái và lính tráng là một viên sĩ quan ngồi trên bệ vách, thả chân đung đưa và hút thuốc. Trông anh ta có vẻ ngán ngẩm, có thể vì công việc không chóng vánh như anh ta muốn. Nhưng anh ta có gì đó hài lòng trên nét mặt, thậm chí vui thích, có lẽ vì ít nhất thì công việc hôm nay đang tiến hành và sắp hết ngày rồi. Anh ta không ghét người Do Thái. Anh ta không…”
“Đó là ông chứ gì? Ông ngồi trên vách đá đó và…”
Ông ta dừng xe. Mặt xám bệch, và vết chàm trên thái dương ửng đỏ. “Cút!”
Tôi xuống xe. Ông ta quay xe sát sạt làm tôi phải nhảy vội sang bên. Tôi còn nghe tiếng xe ở mấy khúc rẽ. Sau đó là tĩnh mịch.
Tôi đi theo đường lên dốc. Không có xe nào vượt tôi, không xe nào đi ngược lại. Tôi nghe tiếng chim, tiếng gió trong tán cây, đâu đó có tiếng suối chảy. Tôi thở khoan khoái. Mười năm phút sau tôi đến trại tập trung.
Danh sách chương