Hôm sau cô biến mất. Tôi đến đúng giờ mọi hôm và nhấn chuông. Tôi nhìn qua cửa, tất cả nom vẫn như mọi khi, và tôi nghe tiếng đồng hồ tích tắc.
Tôi lại ngồi lên bậc thang. Mấy tháng đầu tôi luôn biết rõ cô làm mọi việc trên tuyến nào, cho dù tôi không bao giờ định tiến hay chỉ định đón cô nữa. Đến lúc nào đó tôi không hỏi cô nữa, cũng chẳng quan tâm làm gì. Bây giờ tôi mới thực sự nhớ ra điều đó.
Từ trạm điện thoại ở quãng trường Wilhelm tôi gọi tới công ty tàu điện, người ta nối máy mấy lần và cho biết là Hanna Schmitz không đến chỗ làm việc. Tôi trở lại phố Ga, hỏi thăm trong xưởng mộc tên của chủ nhà, nhận được tên và số điện thoại ở Kirchheim. Tôi đi đến đó.
“Bà Schmitz? Sáng sớm nay bà ấy ra khỏi nhà rồi.”
“Thế còn đồ gỗ của bà ấy?”
“Đồ gỗ không phải của bà ấy.”
“Thế bà Schmitz ở căn hộ ấy từ bao giờ ạ?”
“Liên quan gì đến anh?” Người phụ nữ vừa nói chuyện với tôi qua khung cửa sổ liền đóng lại.
Ở tòa nhà văn phòng của công ty tàu điện, tôi hỏi đến tận phòng nhân sự. Ông phụ trách tỏ vẻ thân thiện và lo lắng.
“Cô ấy có gọi điện lúc sáng sớm, kịp để chúng tôi kiếm người làm thay, và nói là sẽ không đến. Không bao giờ đến nữa.” Ông lắc đầu. “Cách đây hai tuần tôi mời cô ấy đi học nghề lái tàu, vậy mà cô ấy vứt bỏ tất cả.”
Mãi mấy hôm sau tôi mới nghĩ ra là phải đến phòng đăng kí hộ tịch. Cô đã chuyển hộ khẩu đến Hamburg, nhưng không cho biết địa chỉ.
Tôi mệt mỏi mấy ngày liền. Tôi cẩn thận để bố mẹ và anh chị không nhận ra chuyện gì. Ngồi ở bàn, tôi góp vài câu, cùng ăn một ít, và nếu bị nôn thì vẫn kịp ra đến phòng vệ sinh. Tôi đến trường và ra bể bơi. Các buổi chiều ở đấy tôi lánh vào một chỗ khuất để không ai nhìn thấy. Cơ thể tôi khao khát Hanna. Nhưng tồi tệ hơn cả niềm khao khát thể chất là mặc cảm tội lỗi. Tại sao khi tôi đứng đó tôi lại không ngay lập tức vùng dậy chạy ra với cô! Một giây phút ngắn ngủi đã thâu tóm sự hồi hộp của mấy tháng cuối, sự hời hợt khiến tôi phủ nhận cô, phản bội cô. Sự ra đi của cô là đòn trừng phạt dành cho tôi.
Thỉnh thoảng tôi cố tự huyễn hoặc mình rằng người mà tôi nhìn thấy không phải là cô. Làm sao tôi có thể chắc chắn đó là cô khi tôi không nhận rõ khuôn mặt. Nếu đó đúng là Hanna thì tôi phải nhận ra mặt cô chứ? Vậy thì tôi không thể chắc chắn đó là cô? Nhưng tôi biết đó là Hanna. Cô đã đứng đấy, nhìn tôi – quá muộn.
Tôi lại ngồi lên bậc thang. Mấy tháng đầu tôi luôn biết rõ cô làm mọi việc trên tuyến nào, cho dù tôi không bao giờ định tiến hay chỉ định đón cô nữa. Đến lúc nào đó tôi không hỏi cô nữa, cũng chẳng quan tâm làm gì. Bây giờ tôi mới thực sự nhớ ra điều đó.
Từ trạm điện thoại ở quãng trường Wilhelm tôi gọi tới công ty tàu điện, người ta nối máy mấy lần và cho biết là Hanna Schmitz không đến chỗ làm việc. Tôi trở lại phố Ga, hỏi thăm trong xưởng mộc tên của chủ nhà, nhận được tên và số điện thoại ở Kirchheim. Tôi đi đến đó.
“Bà Schmitz? Sáng sớm nay bà ấy ra khỏi nhà rồi.”
“Thế còn đồ gỗ của bà ấy?”
“Đồ gỗ không phải của bà ấy.”
“Thế bà Schmitz ở căn hộ ấy từ bao giờ ạ?”
“Liên quan gì đến anh?” Người phụ nữ vừa nói chuyện với tôi qua khung cửa sổ liền đóng lại.
Ở tòa nhà văn phòng của công ty tàu điện, tôi hỏi đến tận phòng nhân sự. Ông phụ trách tỏ vẻ thân thiện và lo lắng.
“Cô ấy có gọi điện lúc sáng sớm, kịp để chúng tôi kiếm người làm thay, và nói là sẽ không đến. Không bao giờ đến nữa.” Ông lắc đầu. “Cách đây hai tuần tôi mời cô ấy đi học nghề lái tàu, vậy mà cô ấy vứt bỏ tất cả.”
Mãi mấy hôm sau tôi mới nghĩ ra là phải đến phòng đăng kí hộ tịch. Cô đã chuyển hộ khẩu đến Hamburg, nhưng không cho biết địa chỉ.
Tôi mệt mỏi mấy ngày liền. Tôi cẩn thận để bố mẹ và anh chị không nhận ra chuyện gì. Ngồi ở bàn, tôi góp vài câu, cùng ăn một ít, và nếu bị nôn thì vẫn kịp ra đến phòng vệ sinh. Tôi đến trường và ra bể bơi. Các buổi chiều ở đấy tôi lánh vào một chỗ khuất để không ai nhìn thấy. Cơ thể tôi khao khát Hanna. Nhưng tồi tệ hơn cả niềm khao khát thể chất là mặc cảm tội lỗi. Tại sao khi tôi đứng đó tôi lại không ngay lập tức vùng dậy chạy ra với cô! Một giây phút ngắn ngủi đã thâu tóm sự hồi hộp của mấy tháng cuối, sự hời hợt khiến tôi phủ nhận cô, phản bội cô. Sự ra đi của cô là đòn trừng phạt dành cho tôi.
Thỉnh thoảng tôi cố tự huyễn hoặc mình rằng người mà tôi nhìn thấy không phải là cô. Làm sao tôi có thể chắc chắn đó là cô khi tôi không nhận rõ khuôn mặt. Nếu đó đúng là Hanna thì tôi phải nhận ra mặt cô chứ? Vậy thì tôi không thể chắc chắn đó là cô? Nhưng tôi biết đó là Hanna. Cô đã đứng đấy, nhìn tôi – quá muộn.
Danh sách chương