Khi động cơ máy bay bị hỏng, chuyến bay chưa phải chấm dứt ngay. Máy bay không rơi như hòn đá từ trên trời xuống. Nó tiếp tục lượn, những chiếc máy bay chở khách khổng lồ nhiều động cơ còn lượn hàng nửa tiếng đến bốn lăm phút trước khi nổ tung lúc cố gắng hạ cánh. Hành khách không cảm thấy gì. Cảm giác bay khi tắt động cơ không khác gì lúc động cơ còn làm việc. Tiếng ồn ít đi nhưng không đáng kể, vì tiếng gió mài vào thân và cánh máy bay còn to hơn tiếng động cơ. Một lúc nào đó nhìn qua cửa thấy mặt đất hay biển gần sát đến phát sợ. Hay đang lúc chiếu phim và các tiếp viên đã hạ tấm che cửa sổ xuống. Thậm chí có khi hành khách còn thấy dễ chịu khi tiếng ồn của máy bay giảm đi chút ít.
Mùa hè ấy là chuyến bay mất động cơ đối với mối tình của chúng tôi. Hay đúng hơn là đối với tình yêu của tôi cho Hanna; cô yêu tôi đến mức nào thì tôi hoàn toàn không rõ.
Chúng tôi giữ nguyên nghi lễ đọc truyện, tắm, làm tình và nằm bên nhau. Tôi đọc cuốn Chiến tranh và hòa bình, với tất cả các giải trình của Tolstoy về lịch sử, vĩ nhân, nước Nga, tình yêu và hôn nhân, phải đến bốn mươi hay năm mươi tiếng đồng hồ. Hanna lại hồi hộp theo dõi diễn biến trong sách. Nhưng khác với từ trước đến nay, cô không bày tỏ nhận xét của mình nữa, không biến Natasha, Andery và Pierre thành một phần trong thế giới của mình như cô đã làm với Luise và Emilia, mà bước vào thế giới của họ, như ai đó ngơ ngác trên một chuyến viễn du hay được phép bước vào một lâu đài, nhưng không thể rũ hết được vẻ rụt rè. Cho đến giờ, tôi đã biết trước tất cả các truyện mà tôi đọc cho cô nghe. Chiến tranh và hòa bình thì tôi chưa đọc. Chúng tôi cùng bước vào chuyến viễn du ấy.
Chúng tôi đặt ra những cái tên để nựng nhau. Cô không những bắt đầu bỏ chữ “cậu bé” để gọi tôi, mà còn thay vào đó những từ chỉ đặc tính và âu yếm, cóc và nhái, chó con, viên sỏi và bông hồng. Tôi để nguyên tên Hanna cho đến khi cô hỏi: “Anh nghĩ đến con vật nào khi anh ôm em rồi nhắm mắt lại và nghĩ đến các con vật?” Tôi nhắm mắt và nghĩ đến các con vật. Chúng tôi nằm áp sát vào nhau, đầu tôi cạnh cổ cô, cổ tôi áp vào ngực cô, tay phải đỡ dưới cô còn tay trái đặt lên mông. Tôi xoa tay lên tấm lưng nở nang, cặp đùi khỏe mạnh, bờ mông rắn chắc và cảm thấy vú và bụng cô ép vào cổ và ngực tôi. Da cô trơn và mềm, thân thể cô mạnh mẽ và che chở. Khi để tay lên bắp chân cô, tôi cảm thấy các cơ động đậy liên hồi. Nó làm tôi nghĩ đến con ngựa giật giật lớp da để đuổi ruồi. “Con ngựa.”
“Ngựa à?” Cô buông tôi ra, ngồi lên và nhìn tôi. Ánh mắt kinh hoàng.
“Em không thích à?” Anh nghĩ đến ngựa vì da em rất đẹp, trơn và mềm, phủ lên sự cứng rắn và mạnh mẽ. Và vì bắp chân em giật giật.” Tôi giải thích cho cô nghe mối liên tưởng của mình.
Cô nhìn xuống bắp chân mình. “Ngựa,” cô lắc đầu, “em không biết nữa…”
Đó không phải kiểu của cô. Mọi khi cô hoàn toàn rạch ròi, đồng ý hay từ chối. Nhìn ánh mắt kinh hoàng của cô, tôi sẵn lòng rút lại mọi câu nói của mình nếu buộc phải làm thế, sẵn sàng nhận tội và xin thứ lỗi. Nhưng bây giờ thì tôi muốn xin cô dàn hòa với con ngựa. “ Anh cũng có thể gọi em là Cheval, hay Hottehueh, hay Equin yêu dấu, hay Bukeffel bé nhỏ. Nói đến ngựa, anh không nghĩ tới hàm răng hay sọ dừa hay thứ gì mà em không ưa, mà một cái gì đó tốt đẹp, ấm áp, mềm mại, mạnh mẽ. Em không phải là con thỏ con hay con mèo con, và con hổ thì có vẻ độc ác, không phải là em.”
Cô đặt lưng xuống, lót tay sau gáy. Bây giờ tôi ngồi dậy và nhìn cô. Ánh mắt cô dõi vào hư vô. Một lát sau cô quay sang nhìn tôi. Vẻ mặt cô biểu hiện nội tâm rất lạ. “Có chứ, em thích anh goi em là ngựa hay các tên khác của ngựa. Anh giải thích cho em đi.”
Có lần chúng tôi đến nhà hát ở thành phố bên cạnh xem vở âm mưu và tình yêu. Đó là lần đầu Hanna đến nhà hát. Cô tận hưởng mọi thứ, từ vở diễn cho đến ly sâm banh trong giờ giải lao. Tôi quàng tay qua eo cô, và không bận tâm xem người khác nghĩ gì về đôi chúng tôi. Tôi tự hào là đã không phải bận tâm. Đồng thời cũng biết là nếu ở nhà hát thành phố thì mình tôi sẽ không như thế. Liệu tôi có biết điều đó? Cô biết là cuộc sống của tôi trong mùa hè không chỉ xoay quanh một mình cô nữa. Mỗi ngày một thường xuyên hơn, lúc chiều muộn tôi đi từ bể bơi về chỗ cô. Ở đó bọn con trai và con gái trong lớp gặp nhau, cùng làm bài tập, chơi bóng đá, bóng chuyền và bài tay ba. Đó là nơi diễn ra sinh hoạt xã hội của lớp mà tôi muốn được góp mặt. Tuy vào giờ làm việc của Hanna mà tôi đến muộn hay về sớm hơn các bạn, chuyện đó không làm giảm thể diện mà còn khiến tôi được chú ý. Tôi biết chứ,. Tôi cũng biết là không bị bỏ lỡ gì cả, tuy nhiên tôi thường có cảm giác rằng khi tôi vắng mặt thì có trời mới biết có chuyện gì xảy ra. Một quảng thời gian dài tôi không dám hỏi tự mình thích ra bể bơi hay ở bên Hanna hơn. Nhưng hồi tháng Bảy, khi sinh nhật tôi được tổ chức ở bể bơi thì mọi người luyến tiếc chia tay tôi ra về, và Hanna mệt mỏi bẳn tính khi đón tôi. Cô không biết là tôi có sinh nhật. Đã có lần tôi hỏi sinh nhật cô và được biết là ngày 21 tháng Mười, cô không hỏi lại xem sinh nhật tôi là bao giờ. Hôm nay cô cũng không bẳn tính hơn mỗi lần mệt mỏi khác, nhưng tôi bực mình, và tôi chỉ muốn biến khỏi đây, ra bể bơi, đến với các bạn cùng lớp, đến với sự thanh thản khi chuyện trò, đùa cợt, vui chơi và tán tỉnh. Khi tôi cũng phản ứng một cách cáu bẳn, chúng tôi cãi nhau và Hanna lạnh nhạt với tôi thì nỗi sợ mất Hanna lại trở lại. Tôi nhịn nhục và xin lỗi, cho đến khi cô chấp nhận tôi. Nhưng trong lòng tôi đầy căm hận.
Mùa hè ấy là chuyến bay mất động cơ đối với mối tình của chúng tôi. Hay đúng hơn là đối với tình yêu của tôi cho Hanna; cô yêu tôi đến mức nào thì tôi hoàn toàn không rõ.
Chúng tôi giữ nguyên nghi lễ đọc truyện, tắm, làm tình và nằm bên nhau. Tôi đọc cuốn Chiến tranh và hòa bình, với tất cả các giải trình của Tolstoy về lịch sử, vĩ nhân, nước Nga, tình yêu và hôn nhân, phải đến bốn mươi hay năm mươi tiếng đồng hồ. Hanna lại hồi hộp theo dõi diễn biến trong sách. Nhưng khác với từ trước đến nay, cô không bày tỏ nhận xét của mình nữa, không biến Natasha, Andery và Pierre thành một phần trong thế giới của mình như cô đã làm với Luise và Emilia, mà bước vào thế giới của họ, như ai đó ngơ ngác trên một chuyến viễn du hay được phép bước vào một lâu đài, nhưng không thể rũ hết được vẻ rụt rè. Cho đến giờ, tôi đã biết trước tất cả các truyện mà tôi đọc cho cô nghe. Chiến tranh và hòa bình thì tôi chưa đọc. Chúng tôi cùng bước vào chuyến viễn du ấy.
Chúng tôi đặt ra những cái tên để nựng nhau. Cô không những bắt đầu bỏ chữ “cậu bé” để gọi tôi, mà còn thay vào đó những từ chỉ đặc tính và âu yếm, cóc và nhái, chó con, viên sỏi và bông hồng. Tôi để nguyên tên Hanna cho đến khi cô hỏi: “Anh nghĩ đến con vật nào khi anh ôm em rồi nhắm mắt lại và nghĩ đến các con vật?” Tôi nhắm mắt và nghĩ đến các con vật. Chúng tôi nằm áp sát vào nhau, đầu tôi cạnh cổ cô, cổ tôi áp vào ngực cô, tay phải đỡ dưới cô còn tay trái đặt lên mông. Tôi xoa tay lên tấm lưng nở nang, cặp đùi khỏe mạnh, bờ mông rắn chắc và cảm thấy vú và bụng cô ép vào cổ và ngực tôi. Da cô trơn và mềm, thân thể cô mạnh mẽ và che chở. Khi để tay lên bắp chân cô, tôi cảm thấy các cơ động đậy liên hồi. Nó làm tôi nghĩ đến con ngựa giật giật lớp da để đuổi ruồi. “Con ngựa.”
“Ngựa à?” Cô buông tôi ra, ngồi lên và nhìn tôi. Ánh mắt kinh hoàng.
“Em không thích à?” Anh nghĩ đến ngựa vì da em rất đẹp, trơn và mềm, phủ lên sự cứng rắn và mạnh mẽ. Và vì bắp chân em giật giật.” Tôi giải thích cho cô nghe mối liên tưởng của mình.
Cô nhìn xuống bắp chân mình. “Ngựa,” cô lắc đầu, “em không biết nữa…”
Đó không phải kiểu của cô. Mọi khi cô hoàn toàn rạch ròi, đồng ý hay từ chối. Nhìn ánh mắt kinh hoàng của cô, tôi sẵn lòng rút lại mọi câu nói của mình nếu buộc phải làm thế, sẵn sàng nhận tội và xin thứ lỗi. Nhưng bây giờ thì tôi muốn xin cô dàn hòa với con ngựa. “ Anh cũng có thể gọi em là Cheval, hay Hottehueh, hay Equin yêu dấu, hay Bukeffel bé nhỏ. Nói đến ngựa, anh không nghĩ tới hàm răng hay sọ dừa hay thứ gì mà em không ưa, mà một cái gì đó tốt đẹp, ấm áp, mềm mại, mạnh mẽ. Em không phải là con thỏ con hay con mèo con, và con hổ thì có vẻ độc ác, không phải là em.”
Cô đặt lưng xuống, lót tay sau gáy. Bây giờ tôi ngồi dậy và nhìn cô. Ánh mắt cô dõi vào hư vô. Một lát sau cô quay sang nhìn tôi. Vẻ mặt cô biểu hiện nội tâm rất lạ. “Có chứ, em thích anh goi em là ngựa hay các tên khác của ngựa. Anh giải thích cho em đi.”
Có lần chúng tôi đến nhà hát ở thành phố bên cạnh xem vở âm mưu và tình yêu. Đó là lần đầu Hanna đến nhà hát. Cô tận hưởng mọi thứ, từ vở diễn cho đến ly sâm banh trong giờ giải lao. Tôi quàng tay qua eo cô, và không bận tâm xem người khác nghĩ gì về đôi chúng tôi. Tôi tự hào là đã không phải bận tâm. Đồng thời cũng biết là nếu ở nhà hát thành phố thì mình tôi sẽ không như thế. Liệu tôi có biết điều đó? Cô biết là cuộc sống của tôi trong mùa hè không chỉ xoay quanh một mình cô nữa. Mỗi ngày một thường xuyên hơn, lúc chiều muộn tôi đi từ bể bơi về chỗ cô. Ở đó bọn con trai và con gái trong lớp gặp nhau, cùng làm bài tập, chơi bóng đá, bóng chuyền và bài tay ba. Đó là nơi diễn ra sinh hoạt xã hội của lớp mà tôi muốn được góp mặt. Tuy vào giờ làm việc của Hanna mà tôi đến muộn hay về sớm hơn các bạn, chuyện đó không làm giảm thể diện mà còn khiến tôi được chú ý. Tôi biết chứ,. Tôi cũng biết là không bị bỏ lỡ gì cả, tuy nhiên tôi thường có cảm giác rằng khi tôi vắng mặt thì có trời mới biết có chuyện gì xảy ra. Một quảng thời gian dài tôi không dám hỏi tự mình thích ra bể bơi hay ở bên Hanna hơn. Nhưng hồi tháng Bảy, khi sinh nhật tôi được tổ chức ở bể bơi thì mọi người luyến tiếc chia tay tôi ra về, và Hanna mệt mỏi bẳn tính khi đón tôi. Cô không biết là tôi có sinh nhật. Đã có lần tôi hỏi sinh nhật cô và được biết là ngày 21 tháng Mười, cô không hỏi lại xem sinh nhật tôi là bao giờ. Hôm nay cô cũng không bẳn tính hơn mỗi lần mệt mỏi khác, nhưng tôi bực mình, và tôi chỉ muốn biến khỏi đây, ra bể bơi, đến với các bạn cùng lớp, đến với sự thanh thản khi chuyện trò, đùa cợt, vui chơi và tán tỉnh. Khi tôi cũng phản ứng một cách cáu bẳn, chúng tôi cãi nhau và Hanna lạnh nhạt với tôi thì nỗi sợ mất Hanna lại trở lại. Tôi nhịn nhục và xin lỗi, cho đến khi cô chấp nhận tôi. Nhưng trong lòng tôi đầy căm hận.
Danh sách chương