Đế đô Phong Ca, năm Cảnh Hy thứ ba mươi sáu.
Triệu thừa tướng tạo phản, thích sát đương kim hoàng đế. Thái tử lật đổ âm mưu của hắn ta; đem cửu tộc nhà hắn ra trước cổng thành chém đầu thị chúng.
Năm Cảnh Hy thứ ba mươi bảy, Thái tử Bạch Dạ đăng cơ, đổi niên hiệu thành Triêu Húc. Một trang sử mới được mở ra.
Năm Triêu Húc thứ hai, hoàng đế hạ lệnh tuyển phi; hậu cung ba ngàn giai lệ được ban cho phú quý cao sang bậc nhất thiên hạ, gia tộc của các nàng cũng một bước lên mây. Nhưng tuyệt nhiên, hoàng đế không sủng hạnh lẫn yêu thích vị phi tần nào, các nàng chỉ tựa như những vật trang trí tươi sáng trong hoàng cung mà thôi.
Chỉ người trong cuộc mới rõ, trái tim của hoàng đế, vốn đã chết từ rất lâu rồi.
...
Một khoảnh sen hồng, lò trầm hương đã thành tro bụi.
Ta ngồi trong đình viện, ao sen trước mặt vẫn tươi tốt, chỉ có người xưa giờ đã đi xa.
Ta là trưởng tử của Hoàng hậu, Phụ hoàng trao trọng trách cho ta, tương lai ta sẽ là quân vương thiên hạ, trong lòng ôm lấy lê dân trăm họ, làm gì còn chỗ cho tư tình nhi nữ đây? Thực không may, ta lại gặp nàng.
Dường như mọi dự định trước kia ta đã vạch sẵn đều vì nàng mà đi sai hướng.
Nắm trong tay vận mệnh trăm họ chẳng bằng được cầm tay nàng; ôm cả lê dân vào lòng cũng chẳng bằng có nàng trong vòng tay.
Trước đây ta một lòng tâm niệm có được giang sơn, sau này ta mới biết: giang sơn lúc nào cũng có thể nắm lấy; còn tri âm mất rồi, dù có lật tung cả thiên hạ cũng không tìm lại được.
...
Đương kim hoàng đế vẫn xử lý chính sự đâu ra đấy, chỉ là số lần ngài ghé thăm phủ tướng gia mỗi năm càng nhiều hơn. Khắp kinh thành Phong Ca truyền tai nhau, đương kim thánh thượng đem lòng yêu sâu sắc con gái của tội thần phản quốc. Chỉ là nàng hồng nhan bạc mệnh, cả đời này định sẵn cùng hoàng đế hữu duyên vô phận. Triệu Khuynh Họa còn là người chết thay cho hoàng đế của họ, nên thái độ của bách tính đối với nàng càng thương cảm hơn. Dần dà, câu chuyện của hoàng đế và nữ tử tên Triệu Khuynh Họa lan truyền đến hậu cung, ba ngàn phi tần của hoàng đế đều biết rõ: Cho dù các nàng có làm gì, thì lòng quân thượng cũng đã theo cố nhân đi xa.
Thời gian như bóng câu lướt qua cửa sổ, kinh thành Phong Ca lại đón mùa xuân về. Triêu Húc hoàng đế làm lễ viếng mộ phần tiên đế trên Phượng Hoàng sơn, các quần thần đều thấy rõ, lăng mộ vốn dĩ dành cho Hoàng hậu đương triều đã có chủ. Lễ viếng kết thúc, hoàng đế của họ còn tần ngần trước bia mộ hồi lâu, không biết đang suy nghĩ điều gì. Tả thừa tướng còn nhìn thấy, tóc mai của hoàng đế đã điểm bạc, thân hình gầy héo lung lay như chực đổ gục bất cứ lúc nào.
Đêm mùa hạ buông xuống, tiếng dế kêu rả rích cùng với tiếng mõ phu vang lên: "Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa..." nghe thật não nề. Quân thượng ngồi trên nóc hoàng cung; một vò rượu, đối lập với màn đêm tịch mịch; một người ở lại nơi này, một người bỏ lại tất cả đi đến tận chân trời xa.
Họa nhi, có phải nàng cũng hy vọng rằng chưa từng gặp gỡ?
Mùa thu năm Triêu Húc thứ hai mươi tám, đương kim thánh thượng lâm bệnh nặng. Quần thần lo lắng về người nối ngôi, thánh thượng quả quyết đổi lập nhị đệ Bạch Hoằng đăng cơ Hoàng đế, còn bản thân tự phế hoàng tự, trở thành thường dân.
Lập đông năm Triêu Húc thứ hai mươi chín, Bạch Dạ qua đời tại Thiên Sơn Phổ Đà tự, muôn dân thương tiếc, để tang ba năm.
Triệu thừa tướng tạo phản, thích sát đương kim hoàng đế. Thái tử lật đổ âm mưu của hắn ta; đem cửu tộc nhà hắn ra trước cổng thành chém đầu thị chúng.
Năm Cảnh Hy thứ ba mươi bảy, Thái tử Bạch Dạ đăng cơ, đổi niên hiệu thành Triêu Húc. Một trang sử mới được mở ra.
Năm Triêu Húc thứ hai, hoàng đế hạ lệnh tuyển phi; hậu cung ba ngàn giai lệ được ban cho phú quý cao sang bậc nhất thiên hạ, gia tộc của các nàng cũng một bước lên mây. Nhưng tuyệt nhiên, hoàng đế không sủng hạnh lẫn yêu thích vị phi tần nào, các nàng chỉ tựa như những vật trang trí tươi sáng trong hoàng cung mà thôi.
Chỉ người trong cuộc mới rõ, trái tim của hoàng đế, vốn đã chết từ rất lâu rồi.
...
Một khoảnh sen hồng, lò trầm hương đã thành tro bụi.
Ta ngồi trong đình viện, ao sen trước mặt vẫn tươi tốt, chỉ có người xưa giờ đã đi xa.
Ta là trưởng tử của Hoàng hậu, Phụ hoàng trao trọng trách cho ta, tương lai ta sẽ là quân vương thiên hạ, trong lòng ôm lấy lê dân trăm họ, làm gì còn chỗ cho tư tình nhi nữ đây? Thực không may, ta lại gặp nàng.
Dường như mọi dự định trước kia ta đã vạch sẵn đều vì nàng mà đi sai hướng.
Nắm trong tay vận mệnh trăm họ chẳng bằng được cầm tay nàng; ôm cả lê dân vào lòng cũng chẳng bằng có nàng trong vòng tay.
Trước đây ta một lòng tâm niệm có được giang sơn, sau này ta mới biết: giang sơn lúc nào cũng có thể nắm lấy; còn tri âm mất rồi, dù có lật tung cả thiên hạ cũng không tìm lại được.
...
Đương kim hoàng đế vẫn xử lý chính sự đâu ra đấy, chỉ là số lần ngài ghé thăm phủ tướng gia mỗi năm càng nhiều hơn. Khắp kinh thành Phong Ca truyền tai nhau, đương kim thánh thượng đem lòng yêu sâu sắc con gái của tội thần phản quốc. Chỉ là nàng hồng nhan bạc mệnh, cả đời này định sẵn cùng hoàng đế hữu duyên vô phận. Triệu Khuynh Họa còn là người chết thay cho hoàng đế của họ, nên thái độ của bách tính đối với nàng càng thương cảm hơn. Dần dà, câu chuyện của hoàng đế và nữ tử tên Triệu Khuynh Họa lan truyền đến hậu cung, ba ngàn phi tần của hoàng đế đều biết rõ: Cho dù các nàng có làm gì, thì lòng quân thượng cũng đã theo cố nhân đi xa.
Thời gian như bóng câu lướt qua cửa sổ, kinh thành Phong Ca lại đón mùa xuân về. Triêu Húc hoàng đế làm lễ viếng mộ phần tiên đế trên Phượng Hoàng sơn, các quần thần đều thấy rõ, lăng mộ vốn dĩ dành cho Hoàng hậu đương triều đã có chủ. Lễ viếng kết thúc, hoàng đế của họ còn tần ngần trước bia mộ hồi lâu, không biết đang suy nghĩ điều gì. Tả thừa tướng còn nhìn thấy, tóc mai của hoàng đế đã điểm bạc, thân hình gầy héo lung lay như chực đổ gục bất cứ lúc nào.
Đêm mùa hạ buông xuống, tiếng dế kêu rả rích cùng với tiếng mõ phu vang lên: "Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa..." nghe thật não nề. Quân thượng ngồi trên nóc hoàng cung; một vò rượu, đối lập với màn đêm tịch mịch; một người ở lại nơi này, một người bỏ lại tất cả đi đến tận chân trời xa.
Họa nhi, có phải nàng cũng hy vọng rằng chưa từng gặp gỡ?
Mùa thu năm Triêu Húc thứ hai mươi tám, đương kim thánh thượng lâm bệnh nặng. Quần thần lo lắng về người nối ngôi, thánh thượng quả quyết đổi lập nhị đệ Bạch Hoằng đăng cơ Hoàng đế, còn bản thân tự phế hoàng tự, trở thành thường dân.
Lập đông năm Triêu Húc thứ hai mươi chín, Bạch Dạ qua đời tại Thiên Sơn Phổ Đà tự, muôn dân thương tiếc, để tang ba năm.
Danh sách chương