Rồi một buổi hoàng hôn nọ đi ngang qua Cổ Lâu, anh xuống xe bước vào quán cơm bên đường, bỗng nghe ai đó gọi tên mình, quay lại và thấy một người phụ nữ đang đứng đấy nhìn anh. Chị muốn cười, nhưng đôi môi mím chặt.

- Tiêu Tiêu phải không? - Anh ướm hỏi. Tiêu Tiêu nhoẻn miệng cười, không tự nhiên cho lắm.

- Anh xin lỗi, thật không ngờ...

- Không còn nhận ra nữa chứ gì? - Khỏe mạnh, chắc nịch... Anh nhớ hồi ấy Tiêu Tiêu thon thả và có đôi bầu vú nho nhỏ nhưng bây giờ...

- Đã trở thành một phụ nữ nông thôn rồi phải không?

- Không, không, khỏe hơn trước rất nhiều!

- May mà không trở thành xã viên công xã, vẫn là một đóa hướng dương, nhưng đã tàn! Tiêu Tiêu tỏ ra rất chanh chua, mượn lời ca năm nào ví xã viên công xã như hoa hướng dương. Anh chuyển sang đề tài khác:

- Về thành phố rồi chứ?

- Đang còn chạy hộ khẩu, lấy cớ mẹ bệnh nặng cần người chăm nom, nhà chỉ mỗi mình em là con gái, để làm thủ tục xin về thành phố, nhưng cho đến bây giờ chưa nhập xong hộ khẩu.

- Nhà em vẫn ở chỗ cũ?

- Nhà ấy làm sao thay đổi được, cha đã qua đời, mẹ thì ở Trường cán bộ 5.7 mới về. Anh không hay biết tình hình gia đình của Tiêu Tiêu nên đành nói:

- Anh đã đến con hẻm nhà em, tìm em... Chuyện anh nói cũng đã mười năm rồi, giờ nhắc lại cho ra vẻ quan tâm, thương nhớ.

- Sao không vào nhà em ngồi một lát?

Anh thuận mồm “ừ” đại một tiếng, nhưng hoàn toàn không có ý đó. Thực tình thì anh đã đạp xe qua con hẻm ấy nhiều lần, và rất muốn tình cờ gặp được Tiêu Tiêu, nhưng không dám nói ra, mà chỉ bảo “anh không biết số nhà...”

Anh và Tiêu Tiêu im lặng cùng đẩy xe đi bên nhau, cô đưa anh vào nhà, anh hỏi:

- Mẹ em đâu?

- Nằm viện.

- Bệnh gì?

- Ung thư vú, đã di căn vào đến xương, chẳng biết có sống nổi nửa năm sáu tháng không... Anh uống trà nhé!

- Cảm ơn, hãy kể về em đi, Tiêu Tiêu!

- Anh cũng đã ở nông thôn mà không biết hay sao?

Anh có vẻ hối hận vì đã theo nàng đến đây, một căn nhà chật chội, bừa bãi và có phần bẩn thỉu. Thực trạng này cùng với nỗi lòng bại hoại khiến anh tiếc nuối cái ấn tượng đẹp đẽ về Tiêu Tiêu thuở trước. Bây giờ cô đang ngồi bên mép giường chăm chú nhìn anh, và cũng như anh nhớ lại những giây phút hiếm hoi ấy...

- Anh là người đàn ông thứ nhất của đời em - Tiêu Tiêu mơ màng. Thôi đúng rồi, anh chợt nhớ, bầu vú bên trái của nàng, không, bên phải, vì khi sờ lên nắn bóp, anh đã dùng đến bàn tay trái, có một vết sẹo đỏ hồng, thịt non nổi cộm...

- Nhưng anh quá ngu - anh bị Tiêu Tiêu xỉ vả. Đang định hỏi về vết sẹo đó, thì cảm thấy nhói đau, bèn nói bâng quơ:

- Vì sao?

- Vì lúc ấy anh không cần em - Tiêu Tiêu bình tĩnh, cúi đầu.

- Vì lúc ấy em đang là một nữ sinh trung học - anh biện bạch.

- Em sớm đã trở thành đàn bà nhà quê từ lâu rồi mà anh không biết đó thôi, về nông thôn không bao lâu, nông thôn chẳng quan tâm đến chuyện trung học hay đại học, miễn là nữ là có thể xài tất!

- Sao không đi kiện?

- Kiện ai? Anh thật là ngốc!

- Đúng, anh là một thằng ngốc, anh cứ tưởng...

- Tưởng cái gì?

- Tưởng lúc ấy em đang là cô gái đồng trinh... và không dám làm hỏng đời em.

- Anh là đồ bỏ đi, anh sợ cái gì kia chứ, sợ em ư? Em biết thành phần gia đình mình không tốt, không có tiền đồ, nên đêm hôm khuya khoắt mang tấm thân này dâng hiến cho anh mà anh chối từ, mà anh không dám, anh quá hèn!

- Anh sợ gánh nặng.

- Nhưng em chưa kể chuyện mẹ mình cho anh nghe kia mà?

- Tuy vậy vẫn đoán được - anh lắc đầu - và bây giờ thì muộn rồi, biết nói sao đây Tiêu Tiêu? Anh đã kết hôn.

- Tất nhiên là đã muộn, em giờ đây cũng như chiếc giày rách, hai lần phá thai, hai tạp chủng mà em không muốn.

- Sao không dùng biện pháp tránh thai?

- Anh này thật nực cười, người nhà quê ai mang cái của nợ đó, chỉ tại phận em bạc, chỉ tại số em hèn, không có ai che chở, ô dù, bảo hộ, suýt nữa thì cả một đời chôn dưới bùn đen.

- Em còn trẻ, đừng nên bi quan như thế!

- Tất nhiên là em phải sống, anh khỏi phải bận lòng dạy bảo, em đã được dạy bảo, giáo dục quá nhiều rồi.

Tiêu Tiêu cười, cười một cách hồn nhiên, hai tay chống xuống giường cho bờ vai tự do rung động. Anh cùng cười với nàng, nhưng đôi mắt đẫm lệ. Tiêu Tiêu ngưng bặt, anh nhìn thấy trên gương mặt nàng vẻ yếu đuối, nhu mì thật sự.

- Anh ăn tí gì nhé, mì được không, như thuở nào anh đã nấu cho em.

Tiêu Tiêu ra bếp, và anh có thời gian ngắm nhìn cái ổ của nàng, quần áo thay ra vắt tứ tung mọi chỗ, kể cả nội y cần giặt giũ. Và tự nhiên anh muốn xua tan bao ấn tượng thương hại nàng và bấy lâu đeo bám như một giấc mơ; anh muốn phóng túng, thoải mái với nàng, dẫu nàng vẫn nói là chiếc giày đã rách, hàng xấu nhặt về, hay con đĩ nhà quê... Tiêu Tiêu bưng hai tô mì đặt lên bàn, và anh từ sau lưng ôm riết lấy nàng, sờ ngay lên ngực. Nàng đánh tay một cái, đánh giả vờ, “ngồi ăn cái đã!”

Tiêu Tiêu không giận dữ mà cũng chẳng động tình, nàng vẫn đến với đàn ông kiểu đó, bình tĩnh ăn hết tô mì và không nói năng gì cả...

- Ăn no rồi cho anh về nhé?

- Tùy anh.

Anh chưa về, anh đứng dậy sang phía Tiêu Tiêu, ôm đầu nàng hôn tha thiết. Tiêu Tiêu hơi cúi, không cho anh hôn môi. Anh thò tay sờ lên đôi bầu vú của người phụ nữ, trông đã phì nộn hơn xưa.

- Ta lên giường anh nhé - Tiêu Tiêu trìu mến và cho anh tận hưởng cảnh tượng tự nguyện thoát y. Anh rất đỗi ngạc nhiên là cái sẹo màu hồng dưới bờ vú nàng đã biến đâu mất. Nàng hỏi:

- Anh đã kết hôn?

Anh không gật mà cũng chẳng lắc đầu, chỉ cảm thấy bị sỉ nhục, quyết báo thù, còn báo thù cái gì thì không cần biết. Anh cởi hết quần áo, chồm lên người Tiêu Tiêu và mường tượng đó là thân hình của một nữ sinh trung học khác, cô đơn, lạnh lẽo trong cái nhà kho bên vệ đường, mé cầu đá, bắc qua sông.

- Anh yên tâm - Tiêu Tiêu căn dặn - nhỡ mà có cũng chẳng cần nạo, em đã quen rồi!

Anh quan sát kỹ thân thể nàng, người đàn bà lạ, nụ hoa đỏ, quầng vú thâm, tất cả đều đẫy đà, che khuất vết sẹo kia, và anh cũng không hỏi lai lịch của nỗi đau đó. Tiêu Tiêu vẫn nằm trên giường và nói, bây giờ nàng chẳng sợ ai, mặc cho láng giềng muốn xầm xì to nhỏ, bỏ ngoài tai. Nhưng anh bảo, anh là trai có vợ, nếu không may ủy ban dân phố ở đây phát giác, báo về đơn vị Hội nhà văn thì vụ ly hôn với Sảnh e khó thông qua. Tiêu Tiêu lại thiết tha, lại trìu mến:

- Anh còn đến nữa?

Nàng lõa lồ ôm anh và nói “buồn lắm anh ơi”. Đó cũng là lần anh chia tay với Tiêu Tiêu, với Cổ Lâu và lên đường đào tẩu, tháo chạy sau khi “tranh luận” với ông cụ không thành!

Chú thích

[1] Nguyên văn: “thao”.

[2] “Anh”, thường xưng hô khi yêu nhau

[3] Theo thuật ngữ của Tưởng Giới Thạch – N.D.

[4] Một giáo phái của Cơ đốc, đề xướng cần kiệm thanh liêm, không hút thuốc, uống rượu, xem kịch, nhảy múa. – ND

[5] Tên chữ Hán mà tác giả sử dụng. – ND

[6] Tương đương như ủy ban nhân dân ta. – ND.

[7] Friedrich Nietzsche (1844-1900) – ND.

[8] Cân Trung Quốc bằng nửa kilô quốc tế. – ND.

[9] Thước Trung Quốc bằng một phần ba mét quốc tế. – ND.

[10] Một địa phương ở miền bắc tỉnh Sơn Tây. – ND.

[11] Tỉnh Hà Bắc. – ND.

[12] Totem: biểu tượng của một thị tộc, thường là một loài vật nào đó.

[13] Utopia: Không tưởng. – ND.

[14] Một đơn vị hành chính ở Trung Quốc, gồm nhiều huyện, nhưng nhỏ hơn tỉnh. – ND.

[15] Tương tự như phổ thông cơ sở bên ta. – ND.

[16] Tức Bắc Kinh – ND.

HẾT.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện