Harvath nhắm mắt, dựa lưng vào chiếc ghế làm việc của Morgan. Có gì đó anh không nhìn thấy được giống như một sợi chỉ đang treo ngay bên dưới bề mặt của mọi thứ. Tại thời điểm này, anh biết chỉ có một người duy nhất mới có thể trả lời các câu hỏi của anh. Mặc dù đã từng bị cự tuyệt nhưng Harvath vẫn quyết định có một lần nữa. Nhấc điện thoại lên anh quay số Nhà Trắng.
Anh thừa khôn ngoan để không hỏi trực tiếp tổng thống. Cho dù Rutledge rất thích anh nhưng vẫn có rất nhiều lớp vách ngăn không cho anh trực tiếp tiếp cận với ông. Hi vọng lớn nhất của Harvath là gặp được tham mưu trưởng của tổng thống dù chẳng biết khi nào và liệu Charlies Anderson có chuyển lời tới tổng thống giúp anh hay không.
Anh cần người anh có thể tin tưởng và một người có thể giúp anh nối máy với tổng thống. Người đó chính là Carolyn Leonard, người đứng đầu phòng Mật vụ của Jack Ruthledge.
Khi Carolyn nhấc máy lên, cô không lấy gì làm vui vẻ cho lắm. “Anh có năm giây, Scot”.
“Carolyn, tôi cần gặp tổng thống”.
“Ông ấy không rảnh”.
“Ông ấy đang ở đâu?”.
“Ông ấy đang ở chỗ mấy cái máy trộn xi măng”, Leonard trả lời. Cô gọi phòng mật vụ bằng cái tên đó.
“Carolyn, làm ơn đi. Việc này rất quan trọng. Tôi muốn biết kẻ đã tấn công vào Vườn Olympic Mỹ ở Park City ngày hôm nay”.
“Chuyển cho tôi và tôi sẽ phân tích tỉ mỉ cho anh”.
Harvath thở dài, “Tôi không thể làm thế. Nghe này, tôi cần cô nói với tổng thống rằng tôi đang chờ ông ấy ở đầu dây và tôi có những thông tin quan trọng cho ông ấy liên quan tới vụ tấn công ngày hôm nay. Ông ấy sẽ muốn nghe tôi nói gì. Cứ tin tôi đi”.
“Lần trước, tôi để một người đàn ông lướt qua tôi, thế mà tôi có thai đôi đấy”.
“Tôi nói nghiêm túc đấy. Mạng sống của mọi người ở đây đang bị đe dọa”.
Carolyn thoáng nghĩ. Rõ ràng là Harvath đang vi phạm quy định. Anh đã tìm đến cô như một lối tắt, điều đó có nghĩa là hoặc là có chuyện rất quan trọng hoặc là không thể nhờ những chỗ khác. Anh từng là một huyền thoại ở Sở Mật vụ và tính anh hùng và lòng yêu nước của anh thì không thể chê vào đâu được nhưng Harvath cũng nổi tiếng là tay súng cừ khôi nhưng không chịu theo quy tắc của tổ chức người thường phạm luật khi thấy phù hợp. Cách làm việc theo kiểu “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của anh đã trở thành một huyền thoại ở Sở Mật vụ và luôn được đưa ra làm điển hình về những gì không được làm.
Thường thì Harvath bị coi là người theo kiểu cơ bắp nhiều hơn trí não và các điệp vụ khác thường được khuyên bảo là đừng có noi gương anh ta. Thật dễ hiểu là vì sao thành công của Harvath ở Sở Mật vụ Mỹ với tư cách là một điệp viên lại bị cho là do may mắn chứ không phải bất kì yếu tố nào khác.
Leonard đang ở đầu dây bên kia. Nhiệm vụ của cô là bảo vệ tổng thống chứ không phải quyết định xem cuộc gọi nào nên cho nối máy với tổng thống. Nối máy với tổng thống thế này sẽ rõ ràng là vượt quá quyền hạn của cô và có thể dẫn tới bị giáng chức, chuyển việc, hoặc tệ hại hơn.
“Scot, tôi có thể bị sa thải vì việc này”, cô nói.
“Carolyn, tổng thống sẽ không đuổi việc cô. Ông ấy yêu cô”.
“Giả sử, chồng cũ của tôi, người đã để lại cho tôi hai đứa con sinh đôi, một tài sản thế chấp và trên hai mươi lăm nghìn trong tài khoản tín dụng, cũng yêu tôi”.
“Vì theo những gì tôi biết, Jack Rutledge cũng có thể nằm trong danh sách bị xử lý. Carolyn, làm ơn, hắn là một tên sát nhân và cần phải ngăn hắn lại. Tôi cần cô giúp đỡ”.
Leonard luôn thích và ngưỡng mộ Harvath. Dù có nói gì về anh đi chăng nữa, anh vẫn là một người được việc và động cơ đằng sau những gì anh đã làm không bao giờ bị tra hỏi. Mọi người ở Sở Mật vụ đều biết rằng anh luôn đặt đất nước mình lên trên hết. Nếu có ai đó xứng đáng được giúp đỡ hơn, Leonard cũng chẳng bao giờ thèm gặp. “Giữ máy, để xem tôi có thể làm gì”.
Anh thừa khôn ngoan để không hỏi trực tiếp tổng thống. Cho dù Rutledge rất thích anh nhưng vẫn có rất nhiều lớp vách ngăn không cho anh trực tiếp tiếp cận với ông. Hi vọng lớn nhất của Harvath là gặp được tham mưu trưởng của tổng thống dù chẳng biết khi nào và liệu Charlies Anderson có chuyển lời tới tổng thống giúp anh hay không.
Anh cần người anh có thể tin tưởng và một người có thể giúp anh nối máy với tổng thống. Người đó chính là Carolyn Leonard, người đứng đầu phòng Mật vụ của Jack Ruthledge.
Khi Carolyn nhấc máy lên, cô không lấy gì làm vui vẻ cho lắm. “Anh có năm giây, Scot”.
“Carolyn, tôi cần gặp tổng thống”.
“Ông ấy không rảnh”.
“Ông ấy đang ở đâu?”.
“Ông ấy đang ở chỗ mấy cái máy trộn xi măng”, Leonard trả lời. Cô gọi phòng mật vụ bằng cái tên đó.
“Carolyn, làm ơn đi. Việc này rất quan trọng. Tôi muốn biết kẻ đã tấn công vào Vườn Olympic Mỹ ở Park City ngày hôm nay”.
“Chuyển cho tôi và tôi sẽ phân tích tỉ mỉ cho anh”.
Harvath thở dài, “Tôi không thể làm thế. Nghe này, tôi cần cô nói với tổng thống rằng tôi đang chờ ông ấy ở đầu dây và tôi có những thông tin quan trọng cho ông ấy liên quan tới vụ tấn công ngày hôm nay. Ông ấy sẽ muốn nghe tôi nói gì. Cứ tin tôi đi”.
“Lần trước, tôi để một người đàn ông lướt qua tôi, thế mà tôi có thai đôi đấy”.
“Tôi nói nghiêm túc đấy. Mạng sống của mọi người ở đây đang bị đe dọa”.
Carolyn thoáng nghĩ. Rõ ràng là Harvath đang vi phạm quy định. Anh đã tìm đến cô như một lối tắt, điều đó có nghĩa là hoặc là có chuyện rất quan trọng hoặc là không thể nhờ những chỗ khác. Anh từng là một huyền thoại ở Sở Mật vụ và tính anh hùng và lòng yêu nước của anh thì không thể chê vào đâu được nhưng Harvath cũng nổi tiếng là tay súng cừ khôi nhưng không chịu theo quy tắc của tổ chức người thường phạm luật khi thấy phù hợp. Cách làm việc theo kiểu “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của anh đã trở thành một huyền thoại ở Sở Mật vụ và luôn được đưa ra làm điển hình về những gì không được làm.
Thường thì Harvath bị coi là người theo kiểu cơ bắp nhiều hơn trí não và các điệp vụ khác thường được khuyên bảo là đừng có noi gương anh ta. Thật dễ hiểu là vì sao thành công của Harvath ở Sở Mật vụ Mỹ với tư cách là một điệp viên lại bị cho là do may mắn chứ không phải bất kì yếu tố nào khác.
Leonard đang ở đầu dây bên kia. Nhiệm vụ của cô là bảo vệ tổng thống chứ không phải quyết định xem cuộc gọi nào nên cho nối máy với tổng thống. Nối máy với tổng thống thế này sẽ rõ ràng là vượt quá quyền hạn của cô và có thể dẫn tới bị giáng chức, chuyển việc, hoặc tệ hại hơn.
“Scot, tôi có thể bị sa thải vì việc này”, cô nói.
“Carolyn, tổng thống sẽ không đuổi việc cô. Ông ấy yêu cô”.
“Giả sử, chồng cũ của tôi, người đã để lại cho tôi hai đứa con sinh đôi, một tài sản thế chấp và trên hai mươi lăm nghìn trong tài khoản tín dụng, cũng yêu tôi”.
“Vì theo những gì tôi biết, Jack Rutledge cũng có thể nằm trong danh sách bị xử lý. Carolyn, làm ơn, hắn là một tên sát nhân và cần phải ngăn hắn lại. Tôi cần cô giúp đỡ”.
Leonard luôn thích và ngưỡng mộ Harvath. Dù có nói gì về anh đi chăng nữa, anh vẫn là một người được việc và động cơ đằng sau những gì anh đã làm không bao giờ bị tra hỏi. Mọi người ở Sở Mật vụ đều biết rằng anh luôn đặt đất nước mình lên trên hết. Nếu có ai đó xứng đáng được giúp đỡ hơn, Leonard cũng chẳng bao giờ thèm gặp. “Giữ máy, để xem tôi có thể làm gì”.
Danh sách chương